It was Trump Derangement Syndrome*, not Trump, that posed the greatest threat to the country.
Chính cái hội chứng bấn loạn vì Trump, chứ không phải Trump, đã gây ra mối đe dọa to lớn cho đất nước này...
George Neumayr**
Ba Sàm lược dịch
It was Trump Derangement Syndrome*, not Trump, that posed the greatest threat to the country.
Chính cái hội chứng bấn loạn vì Trump, chứ không phải Trump, đã gây ra mối đe dọa to lớn cho đất nước này...
George Neumayr**
Ba Sàm lược dịch
Hơn hai ngàn năm trước có cuộc gặp kỳ lạ giữa Khổng và Lão.
– Tên trẻ trâu kia vô lễ, đường lớn không đi lại cắt ngang mặt người ta?
Con trâu dừng lại ngoái cổ nhìn. Tên trẻ trâu cười nói:
– Ngươi biết ta đã bao nhiêu tuổi rồi không mà cao giọng bảo ta trẻ trâu vô lễ? Chẳng qua ngươi đi trên con đường người ta đã dọn sẵn. Sự thực không có đường nào là lớn cả. Nơi không có đường mới thực sự là lớn!
Khổng mở to mắt nhìn. Bây giờ mới thấy người kia dù mặt mũi trẻ con nhưng râu tóc bạc phơ, chừng như đã sống mấy trăm năm, bèn ra lệnh cho phu hạ kiệu và bước xuống vòng tay thi lễ:
– Tại hạ có mắt như mù. Chẳng hay lão trượng chính là Lão Tử, người nước Sở?
Lão vẫn ngồi vắt vẻo trên lưng trâu nheo mắt cười:
– Đích thị là mỗ, bốn phương là nhà, không cần biết sinh ra ở đâu! Thái độ trịch thượng như ngươi ta đoán không nhầm là người họ Khổng nước Lỗ? Chào Khổng Phu Tử!
Khổng lại vái chào lần nữa:
– Tại hạ là Khổng Khâu đây, Đạo của tại hạ vốn khiêm cung, lão trượng đã quá lời…
Lão nhìn bọn phu kiệu lưng ướt đẫm mồ hôi rồi nhìn Khổng khăn áo lượt là mà cười, con trâu cũng cười theo. Lão nói:
– Đạo của ngươi là gì?
Khổng trịnh trọng:
– Tóm gọn trong mấy chữ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Lão cười vang:
– Có đến năm thứ, thứ nào cũng khó, cũng cao, sao gọi là khiêm cung? Những người dân chân lấm tay bùn làm sao học được cái Đạo ấy?
Khổng thanh minh:
– Đạo của tại hạ chỉ dành cho người quân tử, không dành cho kẻ tiểu nhân. Với người dân chân lấm tay bùn chỉ cần Lễ là đủ. Nhất nhật khắc kỉ phục lễ, thiên hạ quy nhân yên!
Lão hỏi:
– Tự nhiên sinh ra vốn bình đẳng, làm gì có phân biệt quân tử hay tiểu nhân? Lễ là phép tắc, trật tự, ngày nào cũng bắt dân phục lễ khác nào ngươi bắt dân phải đeo gông đi trên con đường hẹp. Còn Nhân, Nghĩa, Trí, Tín ngươi dành cho quan quyền khác nào mở đường cho chúng tự do nói dối, giả nhân giả nghĩa, lưu manh, lừa lọc? Vậy còn phụ nữ thì sao?
Khổng lúng túng không trả lời hết các câu hỏi, chỉ trả lời câu cuối cùng như cái máy:
– Phận nữ nhi thường tình!
Lão lại cười ha ha:
– Vậy mẹ của ngươi cũng là tiểu nhân? Vậy thì Lễ của ngươi nói kính cha thờ mẹ để làm gì? Bây giờ thì ngươi đi đâu?
Khổng tự hào thưa:
– Đi chu du thiên hạ để truyền Đạo. Nhà Chu suy, chư hầu nổi loạn, rất cần đạo trị – bình để thu thiên hạ về một mối, yên ổn vì đại cục…
Lão cắt lời:
– Nguy tai! Nguy tai! Nhà Chu suy đồi mà ngươi lại dùng phép tắc nhà Chu làm mẫu mực để gọi là Lễ? Nói thật, Đạo của ngươi cũng chỉ là con đường cụt. Lễ mà ngươi dạy đời ấy chỉ tạo thêm ra loại người đối với bề trên thì nịnh nọt uốn gối khom lưng, đối với kẻ dưới thì trịch thượng khinh người. Đạo trị – bình của ngươi chỉ có thể giữ thế ổn định tạm thời để bọn quan quyền tham nhũng. Dân vì hèn, vì sợ mà tạm bình, chứ quan đang nắm quyền thống trị thì sẽ tranh chấp hỗn loạn, cắn nhau như chó tranh cứt. Sao không để chư hầu nổi loạn mà làm lại từ đầu? Cái cây già mục ruỗng đã sắp chết thì dọn đi để trống đất cho cây con mọc lên, khư khư giữ lấy làm gì?
Nghe đến đấy, Khổng không khỏi nổi giận, mặt đỏ phừng phừng:
– Lão trượng không nên xúc phạm Thiên tử và kích động làm loạn. Tội phản nghịch đáng bị tru di ba họ. Nhưng thôi, coi như tại hạ chưa nghe gì. Vậy mạo muội hỏi, Đạo của lão trượng là gì?
Lão Tử vẫn khoan thai, tay đưa lên vuốt chòm râu trắng:
– Ta chỉ có một cái đầu trong muôn vạn cái đầu của thiên hạ. Ba họ nhà ta là ai ta còn chưa biết thì sợ gì họa tru di. Ngươi hỏi Đạo của ta ư? Đạo của ta là vô đạo, đường của ta đi là không có con đường. Đó mới là Đại Đạo.
Khổng ngơ ngác không hiểu gì. Nhìn vẻ mặt ngơ ngác ấy, Lão lại ngửa mặt cười vang, đưa ngón tay vẽ một vòng thái cực vào không khí và nói:
– Ngươi cứ nhìn vào trời đất mà hiểu Đạo của ta. Kìa, có trời thì có đất, có núi thì có sông, có cao thì có thấp, có dài thì có ngắn, có cương thì có nhu, có rỗng thì có đặc, có sáng thì có tối, có thẳng thì có cong… Mọi thứ đang dịch chuyển trong sự biến hóa vô cùng. Tự nhiên tự do nhưng có trật tự và cái lý của nó. Cao thì xa, thấp thì gần, dài thì yếu, ngắn thì mạnh, cương thì gãy, nhu thì dẻo, rỗng thì âm to, đặc thì câm… Mọi thứ trong trời đất gắn kết được nhờ khác biệt, không có chuyện giống nhau mà hợp lại được với nhau. Đạo của ngươi áp đặt mọi thứ theo trật tự như ngươi muốn và bắt buộc mọi thứ giống như nhau mà được à?
Bây giờ thì Khổng nghe như nuốt từng lời. Khổng hỏi:
– Đạo của lão trượng từ đâu ra vậy?
Lão nói:
– Từ trời đất, từ nhân gian mà ra. Ta học được từ đám dân đen mà Đạo của ngươi gọi là bọn tiểu nhân đáng khinh bỉ đấy!
Lão lại nhìn Khổng đang trố mắt mà tiếp:
– Ta nghe ngươi đi đến đâu, các vua chư hầu đuổi đến đó như đuổi tà. Có người bảo ngươi chỉ là kẻ cơ hội. Nhưng ngươi yên tâm, vài trăm năm sau Đạo của ngươi sẽ được trọng dụng vì nó sẽ là vũ khí bịp bợm tốt nhất. Người ta sẽ leo lẻo nói điều Nhân, điều Nghĩa, người ta luận về điều Trí, điều Tín, nhưng nói một đằng làm một nẻo. Và hiển nhiên, người ta sẽ tôn ngươi là Thánh để mê hoặc lòng người!
Đến đây, Khổng cúi sát người xuống chân Lão mà lạy ba lạy:
– Tại hạ lĩnh giáo và xin bổ sung vào Đạo của mình. Đời vẫn có quân tử và tiểu nhân, nhưng Đạo lớn nhất vẫn là lấy dân làm gốc ạ!
Lão lại bật cười đến văng nước bọt:
– Câu đó sẽ là câu mị dân lớn nhất! Dân nghe vậy sẽ vui vẻ làm trâu cày cho sự nghiệp của các quan chứ gì?
Nói đoạn, Lão vỗ mông trâu bỏ đi, không một lời chào. Con trâu họ lên một tiếng và ỉa một bãi to tướng trước mặt Khổng rồi đưa Lão băng qua cánh đồng. Khổng nhìn theo không chớp mắt. Kỳ lạ là con trâu đi đến đâu cỏ cây dạt ra đến đấy. Lão Tử nhẹ nhàng như bay giữa không gian vô tận rồi mất hút ở chân trời. Khổng lầm bầm, rằng Lão thật sự tự do, con đường của Lão thật sự là con đường lớn, không như ta cả đời tự đeo gông vào cổ và đi vào ngõ cụt mà không biết…
Tối hôm đó về nhà trọ, Khổng trằn trọc suốt ba canh rồi thiếp đi. Trong giấc mơ, Khổng thấy mình sống lừng lững đến 2000 năm, bao nhiêu người đến sụp lạy tôn Khổng thành Thánh. Khổng cứ ngồi bất động mà làm Thánh. Không biết là mộng ác hay mộng lành. Chỉ biết rằng khi tỉnh dậy, Khổng thấy cứt đầy quần. Bèn thay quần áo và gói ghém mọi thứ ô uế vào chiếc tay nải bằng nhung rồi một mình lặng lẽ bước đi trong đêm tối. Khổng ném tất cả xuống cầu và đứng nhìn dòng sông đen ngòm đang chảy xiết…
Sử sách chỉ viết có cuộc gặp gỡ Khổng – Lão mà tuyệt nhiên không kể lại đầu đuôi chuyện này.
(Nguồn: NCCTV)
Nguyễn Kim
Nhằm che đậy thảm trạng di dân trú ẩn dưới gầm cầu Del Rio, ngày 17/9 cơ quan Quản Trị Hàng Không Liên Bang (FAA) đã ra lệnh cấm phóng viên xử dụng máy bay không người lái để chụp hình di dân Haiti tại khu vực cầu Del Rio. Trên nguyên tắc, lệnh cấm này có hiệu lực trong 2 tuần nhưng ngày hôm sau FAA đã thu hồi lệnh cấm, rất may là đất nước này chưa thể bị áp đặt theo đường lối của cộng sản. Những cơ quan truyền thông lớn như ABC, NBC, CBS, CNN, New York Times, Washington Post, . . . . thường ca tụng Joe Biden, giờ đây tất cả phải nhìn nhận thảm họa di dân thực sự đã xảy ra và uy tín của Joe Biden đang đi xuống. CNN cho rằng “Uy tín của Joe Biden bị giảm không phải chỉ vì vụ rút quân khỏi Afghanistan mà còn do những vấn đề chống coronavirus, kinh tế và di dân nữa.”
Thảm họa di dân Haiti tại biên giới
Trong một cuộc phỏng vấn Thống đốc Texas Greg Abbott nói: “Việc Joe Biden không quan tâm tới vấn đề bảo vệ biên giới đã tạo ra những hậu quả kinh khủng. Thảm trạng hỗn loạn tại biên giới đã vượt ngoài tầm kiểm soát của Cơ Quan Hải Quan và Bảo Vệ Biên Giới (CBP). Không như chính quyền Biden, tiểu bang Texas vẫn cam kết bảo vệ an toàn cho người dân. Texas đã đóng cửa sáu địa điểm kiểm soát dọc theo biên giới để ngăn chặn đoàn người di dân bất hợp pháp tràn vào Texas.”
Đời sống của người dân tại Del Rio đã bị xáo trộn từ khi xảy ra vụ 15,000 ngàn người Haiti cư ngụ bất hợp pháp dưới gầm cầu Del Rio, một cây cầu dài 2,035 feet nằm qua sông Rio Grande, phân chia ranh giới US và Mexico. Del Rio là một thành phố rất nhỏ của Texas, có hơn 35,000 cư dân và diện tích khoảng 20.2 dặm vuông (52.3 cây số vuông.)
Tin tức của Breitbart Texas cho hay “Người dân sống dọc theo sông Rio Grande gần cầu Del Rio đang rất lo lắng về vấn đề an ninh vì hơn 200 dặm biên giới bị bỏ ngỏ, nhiều vụ vượt biên vẫn tiếp tục xảy ra. Lực Lượng Kiểm Soát Biên Giới đã không thực hiện những cuộc tuần tra nữa vì nhiều cơ quan thực thi pháp luật phải đổ dồn vào việc viện trợ nhân đạo cho di dân Haiti.” Sau khi bị báo chí và nhiều nhà lập pháp Cộng Hòa chỉ trích, Bộ Nội An đã bắt đầu trục xuất người Haiti. Paul Ortiz, Chỉ Huy Lực Lượng Kiểm Soát Biên Giới cho hay “Bộ Nội An đã trục xuất khoảng 3,000 dân Haiti, còn hơn 12,000 người nữa đang chờ làm thủ tục.”
Sáng Thứ Hai ngày 20/9, Bộ Trưởng Bộ Nội An Alejandro Mayorkas nói trong một cuộc họp báo: “Người Haiti hiểu sai rằng biên giới được mở rộng, và dân Haiti đã cố gắng xâm nhập vào Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp. Hành động này rất nguy hiểm cho bản thân họ, và những bi kịch không đáng bị xảy ra. Chúng tôi đang trục xuất dân Haiti theo Title 42.” Title 42 là tiết mục nằm trong luật chống đại dịch Covid của Bộ Y Tế Liên Bang được ban hành dưới thời TT Trump vào tháng Ba năm 2020. Tuy nhiên, Joe Biden đã không áp dụng luật này, và khi khủng hoảng xảy ra thì ông ta lại ra lệnh áp dụng. Bản chất của Joe Biden là tiền hậu bất nhất, chỉ thị không rõ ràng, khi thì cấm, khi thì cho thực hiện nên đã gây ra nhiều thảm họa.
Joe Biden đã giao trách nhiệm giải quyết vấn đề di dân cho Kamala Harris. Bà ta cho rằng cần phải giải quyết tận gốc là thương thuyết ngoại giao với các nhà lãnh đạo của những quốc gia Guatemala, Honduras, El Salvador và Mexico. Kamala Harris đã có một chuyến công du tới Guatemala nhưng đã bị thất bại, đã bị dân Guatemala đón tiếp với biểu ngữ “Go home” và Tổng Thống Guatemala Alejandro Giammattei tuyên bố “Khủng hoảng biên giới là do chính sách di dân của Joe Biden, ông ta đã mở biên giới, đã mời di dân tới Hoa Kỳ.” Tổng Thống Guatemala nói thêm “Hoa Kỳ nên đưa ra những hình phạt nghiêm khắc hơn về nạn buôn người.”
Chính sách “Remain in Mexico” bắt buộc di dân muốn được vào Hoa Kỳ phải chờ làm thủ tục tại Mexico đã giúp TT Trump thành công trong việc kiểm soát biên giới. Tuy nhiên Joe Biden đã hủy bỏ chính sách này ngay trong những ngày đầu mới nhậm chức. Quyết định sai lầm của Joe Biden đã khuyến khích di dân tìm cách đi vào Hoa Kỳ và khủng hoảng tại biên giới đã xảy ra. Cuối tháng 8 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện đã chỉ thị cho chính quyền Biden phải thi hành chính sách “Remain in Mexico”. Bộ Trưởng Bộ Nội An Mayorkas hứa sẽ nghiêm chỉnh thực hiện. Lời hứa của ông Bộ Trưởng này đáng tin không?
Tham vọng thay đổi chính trị Hoa Kỳ của đảng Dân Chủ
Di dân lậu là vấn nạn của Hoa Kỳ từ nhiều thập niên nhưng dưới thời Joe Biden là tồi tệ nhất. Theo tài liệu của Cơ Quan Hải Quan và Bảo Vệ Biên Giới, tính tới cuối tháng 7 vừa qua, đã có hơn 1 triệu di dân vượt biên vào Hoa Kỳ, đây là vấn đề tệ hại nhất chưa từng xảy ra. Trong thời gian tranh cử, Joe Biden đã hứa sẽ ân xá cho hơn 11 triệu di dân bất hợp pháp đang sống tại Hoa Kỳ. Đảng Dân Chủ biết rõ lời hứa của Joe Biden sẽ không dễ thực hiện nên họ đã tìm cách đưa vào dự luật ngân sách. Trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News, TNS Tom Cotton cảnh báo “Đảng Dân Chủ biết rằng đảng Cộng Hòa sẽ không bao giờ ủng hộ một lệnh ân xá lớn như vậy nên phía Dân Chủ đang cố gắng luồn lách, đưa điều khoản ân xá cho di dân bất hợp pháp vào một dự luật chi tiêu khổng lồ lên tới 6 ngàn tỷ dollars.” Ủy Ban Ngân Sách Thượng Viện đã đưa điều khoản ân xá cho di dân vào dự luật ngân sách. Hiện nay, với tỷ số 50/50, cộng thêm phiếu của Phó Tổng Thống, rất có thể đảng Dân Chủ sẽ thông qua được dự luật ngân sách, bất chấp sự phản đối của đảng Cộng Hòa.
Dự luật ân xá sẽ giúp cho hơn 11 triệu di dân bất hợp pháp có quốc tịch. Sau khi có quốc tịch, họ có thể bảo lãnh cho cha mẹ, anh chị em trong gia đình và quan trọng hơn, họ có quyền bỏ phiếu trong các kỳ bầu cử. Đảng Dân Chủ muốn hợp thức hóa di dân lậu vì đa số sẽ bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ. Nhiều tiểu bang, thành phố theo Dân Chủ vẫn thường cổ động cho di dân bất hợp pháp được quyền bỏ phiếu. Viện Nghiên Cứu PEW cho hay: “Đa số cử tri gốc di dân bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ, chỉ có 4% ghi danh với đảng Cộng Hòa.” Viện Nghiên Cứu này cho biết thêm “Chính quyền địa phương tại nhiều thành phố của tiểu bang California, Illinois, Maryland, New York, Vermont và khu vực Washington, DC đang xem xét luật cho phép những người không phải là công dân được bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử địa phương như Hội Đồng Thành Phố, Hội Đồng Giáo Dục của các khu học chánh, . . .”
Đảng Dân Chủ không cần thuyết phục cử tri mà chỉ cần thêm nhiều di dân. Lệnh ân xá cho di dân năm 2014 của Obama đã giúp đảng Dân Chủ có thêm nhiều triệu phiếu. Di dân là cứu tinh của đảng Dân Chủ.
Sau một thời gian dài bênh vực cho Joe Biden, truyền thông thiên tả đã nhìn ra sự thật về khả năng lãnh đạo của Joe Biden. Điển hình là Chủ Nhật vừa qua, trong chương trình “Meet the Press” trên NBC News, Chuck Todd nói “TT Joe Biden đang gặp khủng hoảng rất lớn về vấn đề tín nhiệm. Bởi vì hầu hết mọi sự việc xảy ra đều hoàn toàn trái ngược với những gì Joe Biden nói. Như việc rút quân tại Afghanistan, Joe Biden nói không có lộn xộn, không giống như Sài Gòn, thực tế ra sao? Joe Biden nói có thể hoàn tất việc chích ngừa coronavirus mũi thứ 3 từ 6 tới 8 tháng nhưng hiện tại tôi không chắc tất cả mọi người dưới 65 tuổi đã được chích ngừa. Vấn đề biên giới thì hàng ngàn người phải sống dưới gầm cầu trong điều kiện tồi tệ tại tiểu bang Texas. Những lý do này làm mất uy tín của một Tổng Thống.”
Người dân Hoa Kỳ đã thấy rõ bản chất và con người thật của Joe Biden sau 9 tháng làm việc của ông ta. Nếu cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020 không bị gian lận thì người dân Hoa Kỳ đã không phải lo lắng cho một tương lai bất ổn, đối mặt với nhiều thử thách về kinh tế và an ninh quốc gia như hiện tại.
Người chồng hấp hối trên giường bệnh dặn dò vợ.
- Bây giờ anh đang gần đất xa trời, em có thể thú nhận về mối quan hệ với tay hàng xóm được không? Lúc này mọi thứ chẳng còn ý nghĩa gì song anh vẫn muốn biết sự thật trước khi nhắm mắt xuôi tay.
Cô vợ ngần ngừ một lúc rồi hỏi lại:
- Thế nhỡ anh không chết thì sao?
Lời giới thiệu của GS TS Nguyễn Văn Canh:Thân gửi quý anh chị:Tôi forward bài viết của Tiến sỹ Nguyễn ngọc Tấn để quý anh chị đọc.TS Tấn có Luận án Tiến sỹ về Sử Học tại Ðại Học Monash, Melbourne, ÚcThân,Nguyễn văn Canh
“Tôi nhận ra rằng vị anh-hùng thời còn đi học của tôi có rất nhiều bí mật xấu xa mà chế-độ đã dùng mọi thủ-đoạn để biến họ thành thần-thánh, giúp cho họ gĩư vững địa vị và quyền hành. Ðọc kỹ tiểu sử của Hồ Chí Minh sẽ tìm thấy một chính-trị-gia qủy-quyệt, nhiều mờ ám, dù nhìn ở bất cứ góc độ nào . . . Ông tự viết tiểu-sử để ca-tụng mình (Trần Dân Tiên), không nhìn nhận cha-mẹ, cũng như 12 đứa con rơi rớt từ các cuộc tình khắp thế-giới, viết đơn cầu xin thực dân Pháp với những lời tâng bốc trơ trẽn (lá thơ gởi Quan Toàn Quyền Pháp năm 1912), làm mật-vụ cho Nga, khoe là trọn đời độc-thân để phục-vụ tổ-quốc trong khi có ít nhất 3 người vợ. . . Chuyện Ông thủ-tiêu không biết bao nhiêu là đối-thủ chính-trị có thể hiểu được vì Ông làm chính-trị kiểu Cộng-sản, chỉ biết theo gương bậc thầy như Stalin hay Mao. Nhưng tôi thật khó chịu khi phải đi khắp Việt-nam và nhìn những biểu-ngữ ca tụng “tấm gương đạo-đức của Bác Hồ”.
“Ý thức dân-tộc bị coi nhẹ đến đau lòng còn biểu hiện ra trong việc làm trong hành-xử của nhà nước với dân. Thanh -niên sinh-viên học-sinh tập họp trước sứ-quán Trung-Hoa, ôn-hòa phản đối Trung-Hoa sát nhập quần-đảo Hoàng-sa, quần-đảo Truờng-Sa vào lãnh thổ Trung-Hoa. Ðó là nền văn-minh Lạc-Việt lên tiếng, là ý-thức dân tộc Việt-nam lên tiếng! Nhà nước dùng công-cụ bạo-lực trấn-áp tiếng nói chính đáng của nền văn-minh Lạc-Việt, trấn-áp ý-thức dân-tộc chính-đáng của nhân-dân . . .”[10]
“Nếu Tây-Nguyên đã là phần của người Trung-quốc làm ăn, thì việc tranh cãi về Hoàng sa - Trường sa có thể đoán kết-qủa là vô-nghĩa. Không phải ngẫu nhiên mà khi các nhà sử-học Bắc-kinh được tài-trợ quy-mô, bài bản để sưu-tập tài-liệu hay chế-biến lịch-sử để chứng minh chủ-quyền các hải-đảo đó là thuộc về họ. Chính-phủ Việt-nam vẫn bình chân như vại, một số nhà tâm-huyết do điều kiện hạn-chế chỉ sưu-tầm tìm hiểu trong khả năng của mình, kinh phí tự-túc do bản thân bỏ ra. Thậm chí việc Hoàng sa-Trường sa không được báo chí nhắc đến là khó khăn cho những trí-thức và học-gỉa trong qúa-trình tìm tòi tài-liệu, vô hình chung biến hai quần-đảo này thành đề tài bí-mật không được bàn tán công khai.”[15]
1.
Nhà tôi, mẹ góa con côi, nếu tôi cũng quỵ, sẽ chẳng còn ai làm chỗ dựa cho mẹ. Hết một tuần, tất cả kết quả xét nghiệm đều đi đến chung một kết luận: Khối u của mẹ lành tính nhưng bắt buộc phải phẫu thuật. Nỗi vui mừng chưa kịp nhen nhóm thì số tiền dự tính phải chi trả đã tàn bạo bóp nghẹt trái tim tôi lần nữa.
Tôi có bán răng, bán tóc, bán máu, bán cả nhà cũng không thể đủ một nửa con số trăm triệu đồng. Huy động tất cả người thân, bạn bè quen biết được vỏn vẹn hai chục triệu. Cây vàng mẹ định để dành làm của hồi môn cho tôi phải bán đúng lúc giá chạm đáy cũng chỉ gom thêm được bốn chục triệu nữa. Con số sáu mươi triệu đồng còn lại cứ như cái thòng lọng treo lơ lửng trên đầu tôi. Không có nó, mẹ không thể phẫu thuật được. Thời gian càng kéo dài, xác suất an toàn sẽ càng giảm.
Chưa bao giờ tôi lâm vào tình trạng quẫn trí như lúc này. Sao các đại gia không vào hành lang bệnh viện mà tìm tình một đêm? Năm trăm đô, hai trăm đô cũng được. Tôi cao 1m68, ba vòng đủ chuẩn, mặt xinh, da trắng. Tôi sẽ bán tôi ngay để đủ tiền phẫu thuật cho mẹ.
**
Mỗi buổi sáng, bác sĩ điều trị cho mẹ đi qua thăm khám đều hỏi han về tình hình chuẩn bị của chúng tôi. Tôi chưa bao giờ khóc trước mặt bác sĩ, nhưng sắc mặt tôi trông còn thảm hơn cả khóc, nên bao giờ anh cũng ái ngại quay đi. Phòng bệnh của mẹ có mười hai người, chen chúc trong sáu cái giường cá nhân.
Buổi sáng hôm thứ sáu, bác sĩ điều trị của mẹ đi vào, mang theo mười hai cái phong bì, bảo là của các nhà hảo tâm gửi tặng. Mười một cái đều chỉ có một triệu đồng, riêng cái của mẹ tôi là năm triệu đồng, kèm theo tín hiệu "bí mật". Có nhiều tiếng khóc cùng lúc sụt sùi. Bác sĩ thấy ngại sau đó mà đi ra ngay, còn bảo tôi cuối giờ lên khoa gặp.
Ai đã từng vào chăm bệnh nhân trong viện mới cảm nhận được hết cái thấp thỏm trong câu hẹn gặp với bác sĩ. Thường là vì tình trạng bệnh tiến triển không tốt bác sĩ điều trị mới phải gặp riêng người nhà. Cũng có khi vì phí điều trị tự nhiên lại đội lên quá cao. Với người giàu mà nói, đây không phải là khó khăn gì ghê gớm. Nhưng với dân nghèo như chúng tôi, mức độ sát thương của nó như các cư dân mạng hay nói, đúng là "vô đối".
Cho nên, suốt cả ngày hôm ấy tôi hết đi ra lại đi vào, giơ tay xem đồng hồ liên tục, đến mức chính mẹ cũng bị lây cảm giác căng thẳng. Khi kim giờ chỉ đúng số năm, tôi lao như tên bắn qua hành lang bệnh viện. Ngồi trong phòng của anh rồi, hơi thở vẫn chưa điều hòa nổi, lòng bàn tay tôi túa mồ hôi lạnh toát.
Không có tiên liệu xấu nào cả. Anh chỉ cho tôi thêm một con đường sống. Tôi phải cấp tốc mua bảo hiểm cho mẹ, trước thời gian phẫu thuật. Anh thậm chí còn giới thiệu người có thể giúp tôi đẩy nhanh và hợp thức hóa các thủ tục. Tôi trào nước mắt cám ơn. Anh lại lúng túng: Cũng không giúp được gì nhiều đâu, vì ca mổ của mẹ em là tự nguyện, nên bảo hiểm chỉ trả giúp một phần viện phí. Giảm được khoảng 20% tổng chi phí là cùng! Tôi lẩm nhẩm trong óc, 20% của 120 triệu nghĩa là hơn hai chục triệu. Nghĩa là nỗi lo của tôi giảm xuống chỉ còn hơn ba chục triệu nữa thôi. Một triệu đồng lúc này cũng quý, nói gì đến hơn hai chục triệu.
Nhưng một tuần sau đó tôi vẫn không biết làm cách nào để xoay ra hơn ba chục triệu đồng. Túng quá hóa liều. Tôi một lần nữa gõ cửa phòng bác sĩ điều trị chính. Trong tay là một hợp đồng đã soạn sẵn, ký sẵn. Tôi mạo muội đề nghị anh bảo lãnh cho ca mổ của mẹ tôi. Tôi biết điều này là bất khả thi. Trong bệnh viện lúc nào cũng có người nghèo. Mạng ai cũng quý. Ai cũng muốn nhờ bác sĩ bảo lãnh. Mà bác sĩ thì không là thánh.
Nhưng tôi có một niềm tin mơ hồ: Hình như anh để ý đến tôi. Có để ý mới đưa phong bị dày hơn những người khác. Có để ý mới nói giúp việc làm bảo hiểm, không bác sĩ nào rỗi hơi lại đi mách bệnh nhân cách lách luật rắc rối và có phần trái quy tắc như vậy?
Trong hợp đồng thảo sẵn, tôi đề nghị làm giúp việc không công cho gia đình bác sĩ trong 3 năm, bảy ngày trên tuần, ba giờ mỗi ngày. Không ngờ, anh nhìn tờ giấy rồi cười, đẩy lại phía tôi không nói gì. Cuống quá, tôi nói thẳng tưng mà không hề đỏ mặt: Hay là anh mua em đi, toàn quyền sử dụng trong một năm. Em cam tâm tình nguyện!
Lần này, anh đơ ra một lúc, mặt đỏ bừng. Tôi gần như tuyệt vọng, thiếu chút nữa thì nằm lăn ra phòng anh ăn vạ. Một lúc sau anh bảo tôi chuẩn bị, thứ ba sẽ mổ cho mẹ. Tôi gần như bay ra khỏi phòng anh, bất chấp nỗi ê chề bán thân vô tiền khoáng hậu kia. Trước mắt tôi chỉ còn viễn cảnh mẹ sẽ được phẫu thuật, sẽ khỏi bệnh, khỏe mạnh trở lại. Tôi làm gì còn người thân nào khác trên đời này!
Ca phẫu thuật của mẹ rất thành công. Lúc này tâm trí tôi mới trở lại trạng thái bình thường. Nghĩ đến cái hợp đồng vẫn bỏ lại trong phòng anh, không khỏi ngượng ngùng. Nhưng mãi vẫn không thấy khổ chủ đòi nợ. Gần ngày mẹ ra viện, tôi lần nữa vác mặt mo đi đề nghị người ta "nghiệm thu" mình.
2.
Tôi ngoài ba mươi tuổi. Bác sĩ của một bệnh viện lớn. Độc thân nhưng hình như không có duyên lắm với phụ nữ. Lần đầu nhìn thấy em đã rung rinh. Em rất đẹp, lại hiếu thuận. Chăm chút mẹ từng li từng tí. Làm việc trong bệnh viện lâu rồi, tôi đã chứng kiến không ít cảnh các ông bố bà mẹ cô đơn vò võ điều trị nội trú, toàn bộ việc chăm sóc phó mặc cả cho điều dưỡng viên, con cái một tuần tới điểm danh một lần đã là nhiều.
Thế nên, hình ảnh của em ngày ngày chăm chút mẹ tận tâm tận lực lại khiến tôi để tâm. Mẹ em phải phẫu thuật, lần lữa mãi mà không thu xếp đủ tiền, tôi cũng có chút động lòng. Mẹ tôi năm nay ngoài bảy mươi tuổi. Bố tôi mất đã năm năm, sở thích còn lại duy nhất của bà là chăm tôi và làm từ thiện. Lương hưu của bà không đáng là bao, ngày ngày bà may áo, đan len, rồi cứ gom lại từng tí một, thành một chục là hớn hở mang cho trẻ con nghèo.
Trước đây, mẹ cũng hay mang vào viện tôi nhưng từ khi tôi bảo: Bệnh nhân thường họ không thiếu mấy thứ mẹ cho, cái họ thiếu nhất là tiền, thế là mẹ chuyển mục tiêu sang mấy xã ngoại thành và các xã vùng núi theo chường trình của Hội Chữ thập đỏ... Gần đây, mẹ vận động được cả các cô chú và bạn bè ở nước ngoài gửi tiền về làm từ thiện, thỉnh thoảng được một cục, mẹ lại tất tả đem cho.
Tháng trước, mẹ đi đường bị xe tông gãy chân, thế là phải nằm một chỗ, không đi lại được. Cục tiền của mẹ, tôi phải làm nhiệm vụ mang vào viện phân phát. Thực lòng, tôi không quen làm việc này nhưng trước sức ép của mẹ, đành chia ra các phần bằng nhau, đem chia cho phòng điều trị của mình, năm phút là xong. Riêng phong bì của mẹ em, tôi cố tình nhét thêm bốn triệu đồng. Cũng như muối bỏ bể mà thôi!
Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được em lại đề nghị "bán mình" cho tôi với cái giá như vậy. Nhất thời không biết phản ứng thế nào nên cứ ngồi ngậm hột thị. Nhìn gương mặt tuyệt vọng của em, tôi biết mình chẳng còn lựa chọn nào khác. Thế là rút tiền túi ra giúp bệnh nhân. Cũng chẳng phải vì lòng tốt như mẹ tôi, mà là vào cái thế không thể rút chân ra được nữa.
Ngày mẹ em ra viện, em lần nữa nhắc lại chuyện phải "thanh toán" hợp đồng. Tôi lại lần nữa bị ép phải nói rằng: "Cứ coi như nợ anh, khi nào có tiền thì trả!". Không ngờ em "chốt hạ" ngay: Thế này vậy, nếu anh đã chê em thì làm theo phương án thứ nhất đi! Em biết mẹ anh đang ốm, cũng cần người giúp đỡ. Từ tuần sau, sau giờ làm em sẽ đến nhà anh giúp việc nhà. Em biết địa chỉ rồi, anh đừng ngại!
Em làm Ôsin cho nhà tôi được đúng sáu tháng thì mẹ tôi một hai đòi nâng cấp em làm con dâu. Đến nước này tôi mà còn vờ vịt lập topic "có nên siết nợ bằng cách cưới con nợ hay không?" thì thật nhảm!!!
(internet)
(Near Death Experience, NDE)....who would fardels bear,To grunt and sweat under a weary life,But that the dread of something after death,The undiscovered country, from whose bournNo traveller returns, puzzles the will,And makes us rather bear those ills we have,Than fly to others that we know not of...”
(...có mấy ai cam chịu mang gánh nặng,Rên rỉ đổ mồ hôi trong cuộc sống nhọc nhằnChẳng qua chúng ta sợ cái gì đó sau khi chết,Vùng đất chưa khám phá, biên cương chốn ấyChưa khách lữ hành nào trở về, làm ý chí ta rối ren,Và làm ta thà gánh những đau khổ đang mangHơn là tìm đến những nổi khổ ta không biết...)Shakespeare
...For in that sleep of death, what dreams may come,When we have shuffled off this mortal coil?
“ Ngày sau dầu có ra sao nữa
Mà có ra sao…cũng chẳng sao “
H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...