31 December 2023
Vợ Xấu
Đến đáy chưa hả cụ?
30-12-2023
24 December 2023
21 December 2023
Liệu hầu hết người Nga có nhận ra họ đang bị Putin lừa không?
Araz Agalarov and his family.
None of the so called Russia’s “elites", who imposed Putin's rule on the country, praised Putin, financed Putin, supported Putin — none of them want life in Russia for themselves.
They all dream of the “evil West”.
Thành phố Krasnoyarsk, Nga.
Dân số: 1 triệu. Đây là nơi đặt nhà máy nhôm "RUSAL" và nhà máy chế tạo cơ khí, nơi chế tạo hoả tiễn của Nga. Những hoả tiễn này không đáp xuống Mặt trăng được nhưng lại tấn công thành công các tòa nhà dân sự ở Ukraine.
Ba mươi triệu người Nga sống không có nước sinh hoạt; 38 triệu không có cống thoát nước; 23 triệu không có sưởi; 49 triệu không có nước nóng; 46 triệu không có xăng; và 146 triệu người không có hy vọng có một cuộc sống đàng hoàng. Vậy thì ai muốn sống trong cái hố nhầy nhụa này? Bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền ở đó, vâng. Rủi ro lớn nhưng cũng mang lại lợi nhuận khổng lồ.
Nhưng gia đình lại là chuyện khác; gia đình cần sống giữa mọi người. Nền kinh tế Nga là nền kinh tế của một thuộc địa, từ đó tài nguyên thiên nhiên được xuất khẩu, trong khi đất nước này thiếu những kỹ năng căn bản để sản xuất hàng tiêu dùng căn bản. Đối với toàn bộ giới “tinh hoa” của Putin, nước Nga là máng ăn, họ sống trong một thế giới văn minh, nơi họ có các quyền, nơi họ được hưởng luật pháp như mọi công dân khác. Và tất cả những gì họ cần làm là ca ngợi Putin và chúc ông cai trị mãi mãi.
Muốn sống khoẻ khoắn ở Nga, người ta cần phải gia nhập đảng cầm quyền "Nước Nga Thống Nhất" và là một người đầy tớ trung thành. Nếu bạn chuẩn bị làm một số điều khủng khiếp cho đảng phái và sa hoàng (ý nói đảng cầm quyền và Putin) - vi phạm luật pháp và từ bỏ đạo đức, thì bạn có thể tiến xa. Mọi người đều hiểu các quy tắc và ý nghĩa. Nhát gan không dám trở thành một tên cướp? Vậy thì hãy "đứng ngoài chính trị" và chỉ cần lặp lại những lời lẽ trên TV. Hãy làm hòa với những bất công và dối trá xẩy ra hằng ngày, đồng thời tìm ra điều gì đó mang lại cho bạn niềm vui. Đối với hầu hết người Nga, đó là rượu rẻ tiền.
(Điền Thảo biên dịch từ Quora Digest)
Người Tình Chu Văn An
Lê Thị Nhị
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có những người tình để nhớ, để thương, để sầu, để hận!
May mắn cho tôi, tôi chỉ có một người tình để nhớ: Người Tình Chu Văn An. Hay nói cho đúng hơn, người tình của tôi là học sinh trường Chu Văn An ở Saigon, hồi tôi mười lăm, mười tám.
Mối tình của chúng tôi không nồng cháy, ngang trái, lâm ly bi đát, tràn đầy nước mắt như một số những cuộc tình khác. Tình của chúng tôi nhẹ nhàng như cánh bướm non, tươi vui như buổi sáng mùa Xuân với nắng vàng, gió nhẹ, chim hót líu lo trên cành.
Năm mươi năm qua đi… Chưa bao giờ chúng tôi nói với nhau tiếng “Yêu”! Nhưng bằng những sự săn sóc, cảm thông, chia sẻ buồn vui trong cuộc sống, chúng tôi biết, chúng tôi luôn luôn có nhau trong trong tâm hồn, mặc cho vật đổi sao dời và cả khi hai chúng tôi đều có “nửa kia” lù lù bên cạnh.
Anh là anh của bạn tôi, hơn tôi hai tuổi. Anh đẹp trai, học giỏi, con nhà giầu. Anh có lối nói chuyện và tán gái ấm ớ như bao nhiêu chàng trai Chu Văn An khác.
Một mẫu người lý tưởng như thế mà tôi lại để vuột mất khỏi tầm tay kể cũng là một điều lạ! Bạn bè bảo tôi ngu! Nhưng tôi cho rằng tôi và anh có duyên mà không có nợ! Hoặc là trong tận đáy lòng, tôi bị ảnh hưởng bởi hai câu thơ của Hồ Dzếnh:“ Đời mất vui khi đã vẹn câu thề. Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở”, nên tôi đã giận hờn anh vì một lý do rất mơ hồ, rồi…hai người hai ngả xe bông!
Đám cưới anh, tôi không đi dự. Ở nhà, tôi ngồi trước bàn học, viết nghuệc ngoạc trên tờ giấy trắng bốn câu thơ của một thi sĩ nào đó (hình như là Lệ Khánh?):
“Đám cưới nhà ai chắc phải vui?
Xe hoa đáng nhẽ để tôi ngồi
Và bao nhiêu rượu cho tôi uống
Say ngã bên thềm xác pháo rơi.”
Đám cưới của tôi, anh đưa tôi đi mua sắm đủ mọi thứ, cứ như là một ông anh thứ thiệt! Có một lúc, anh ghé tai tôi thì thầm: “ Cô ngu lắm! Cô làm hỏng hết mọi chuyện!’’
Chúng tôi ít đi chơi riêng với nhau mà thường đi chung với các bạn. Đi đến đâu, chúng tôi cũng ồn ào, cười nói như vỡ chợ!
Những buổi chiều thứ Bẩy, chúng tôi cùng các bạn đi dạo phố Lê Lợi, Tự Do, Nguyễn Huệ… La cà vào các hiệu sách: Khai Trí, Việt Bằng, Tự Lực và lượn qua nhà hàng La Pagode, Givral để nhìn vào xem có nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng nào (Phạm Đình Chương, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền…) đang ngồi khật khù ở đấy. Đây là một yêu cầu của những cô em gái, các anh bất đắc dĩ phải chiều mà thôi vì các anh cũng biết ganh tị chứ!
Tất nhiên, chúng tôi không dám bước chân vào các nhà hàng ấy. Nơi đó không phải là thế giới của chúng tôi. Chúng tôi kéo nhau vào hiệu kem Mai Hương, ngồi chuyện trò và ngắm kẻ qua, người lại trên hè phố.
Lâu lâu, có tiền, chúng tôi học làm sang, rủ nhau phóng xe Velo Solex ra xa lộ, đi Thủ Đức ăn nem hoặc đi Biên Hòa ăn đầu cá hấp- Hình ảnh nữ sinh Saigon thời thập niên 60, mặc áo dài trắng, đội nón bài thơ với quai nón màu đỏ hoặc tím ngồi trên chiêc Velo solex mảnh mai, đen bóng, chạy trên đường phố, chắc quý vị còn nhớ?
Những lần đi xa như thế, các ông anh Chu Văn An của chúng tôi mặt mày tươi rói, nói cười huyên thuyên, tưởng như không bao giờ hết chuyện!
Các anh vui, vì một lý do rất dễ hiểu, bọn con gái chúng tôi không dám lái xe xa, phải ngồi đằng sau, ôm eo các anh.
Thế là các anh có dịp trổ tài làm… anh hùng xa lộ! Thỉnh thoảng, bất ngờ, các anh cho xe chạy thật nhanh khiến chúng tôi phải hét ầm lên và ôm chặt các anh hơn! Chúng tôi hét lên vì sợ thì ít, vì vui thì nhiều! Chúng tôi nào có phàn nàn gì về trò chơi nghịch ngợm, dễ thương như thế.
Chúng tôi cũng thích đi chèo thuyền ở Phú Lâm, Tân Thuận. Dưới ánh nắng gay gắt của buổi trưa hè, con thuyền nhỏ lướt nhẹ trên sông với những đám lục bình hoa tím, với những lùm cây thấp lòa xòa soi bóng nước. Những bài hát, có những câu hợp tình, hợp ý, được các anh tranh nhau hát để ngầm…tán chúng tôi: “ Ngày đó, có em đi nhẹ vào đời…”, “ Khi nào em đến với anh, xin đừng quên chiếc áo xanh…” Yêu ai, yêu cả một đời…”, “ Ta ước mơ một chiều thêu nắng. Em đến chơi quên niềm cay đắng và quên đường về”
Anh của tôi thì không thèm hát, anh đọc thơ: “ Yêu hết một mùa Đông. Không một lần đã nói. Có nói cũng không cùng. “ ( Lưu Trọng Lư), “ Gió thổi mùa Thu hương cốm mới. Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em.” (NguyễnĐình Thi)
Hôm nào tôi bằng lòng đi riêng với anh thì anh vui lắm! anh bảo: “ Hôm nay anh trúng số!”. Tôi nói : “ Em với anh đi riêng như vậy, em sợ người ta hiểu lầm!” Anh nheo mũi cười: “Người ta hiểu đúng chứ hiểu lầm cái gi?”
Rồi được dịp, anh dậy dỗ tôi đủ thứ chuyện, ra dáng bậc đàn anh lắm: “Lần sau, đi chơi buổi tối như thế này, cô phải mang theo áo len nhé. Cô ốm, không ai lo cho cô được đâu!” “ Anh chàng H. nham nhở lắm! Cô nên tránh nói chuyện với nó.” “ Sắp đến kỳ thi rồi, cô phải học hành chăm chỉ, anh muốn cô phải đỗ kỳ này! Cô không thi đỗ thì… ( Anh bỏ lửng câu nói ở đây)
Những lần ra miền Trung cứu trợ bão lụt cũng để lại trong tôi những điều đáng nhớ. Vào những ngày ấy, chúng tôi quên hẳn mối tình con! Chúng tôi “ôm” mối tình lớn! Chúng tôi cùng nhau say sưa nói về quê hương, dân tộc. Tình hình đất nước…
Anh chưa bao giờ khen tôi đẹp. Nhưng lần nào gặp nhau, anh cũng ngắm tôi, gật gù bảo: “ Cô mặc màu áo này đẹp lắm!” hoặc: “ Màu tím làm nổi bật nước da trắng của cô” Hoặc: “Mắt cô giống mắt của Audrey Hupburn.”
Mỗi lần đi với anh, anh cứ tỉnh tỉnh nắm tay tôi suốt buổi, lâu lâu lại siết nhẹ một cái. Đôi khi anh choàng tay, ôm ngang lưng tôi, kéo sát vào anh. Anh hôn lên mái tóc tôi, thì thầm: “Cô mới gội đầu bằng bồ kết phải không?”
Những lần đi dự những buổi dạ vũ gia đình, tôi chỉ thích ngồi ngắm mọi người dập dìu trong tiếng nhạc, dưới ánh đèn mờ ảo. Tôi thường nhắc anh mời các bạn tôi nhẩy. Lâu lâu, có bản Slow, anh kéo tôi ra cho bằng được, anh bảo: “ Cô không thích nhẩy thì chỉ cần tập cho anh một điệu Slow này thôi cũng được.”
Quà cáp anh cho tôi, thật đặc biệt! Không phải là nước hoa, son phấn đắt tiền mà là những thứ hằng ngày tôi thích. Khi thì gói ô mai, khi thì vài quả ổi, quả cốc, ly thạch, chè Hiển Khánh Đa Kao.
Anh mua cho tôi hầu hết những bản nhạc mà tôi ưa thích. Thơ tình của các tác giả nổi tiếng, anh chép cho tôi nguyên cả một tập giấy pelure màu xanh lơ nhạt, đóng gáy da, chữ mạ vàng cẩn thận. Thỉnh thoảng lại có những trang anh vẽ hình ảnh rất đẹp: Một cô gái tóc dài xõa ngang vai, ôm cặp sách đi dưới hàng phượng vỹ đỏ thắm. Một con thuyền nhỏ thấp thoáng trên sông. Một cành mai vàng rực rỡ…
Di tản sang Mỹ, Anh ở miền Tây, tôi ở miền Đông. Chúng tôi vẫn liên lạc thường xuyên qua điện thoại. Nói chuyện với nhau, lâu dần trở thành một nhu cầu của chúng tôi. Nhất là những khi chúng tôi có chuyện vui buồn, cần có người để chia sẻ.
Có một lần, tôi buồn lắm! Anh bảo: “ Anh sẽ sang thăm cô. Anh cho cô năm ngày, muốn hành hạ anh sao cũng được!”
Đến tiểu bang tôi ở, anh thuê xe từ phi trường, lái thẳng về khách sạn rồi mới gọi cho tôi, vẫn cách nói như ra lệnh:
Anh đang ở khách sạn, gần nhà cô. Một tiếng nữa, cô đến anh, mình đi ăn trưa. Anh đã lên Net, tìm được nhà hàng rất lý tưởng! Anh sẽ không đưa cô đi ăn tiệm Việt Nam đâu! Lý do rất dễ hiểu, anh không muốn chúng mình gặp bạn bè bà con. Anh chỉ dành thời giờ cho cô thôi!
Anh đón tôi dưới phòng khách của khách sạn với nụ cười và giọng nói ấm áp:
Cô vẫn thế! Không thay đổi nhiều.
Tôi đùa:
Anh có cần mượn kính lão của em không? Có đến mười mấy năm rồi mình mới gặp nhau mà anh bảo em vẫn thế! Không thay đổi nhiều.
Anh nheo mắt:
Thì anh nói cho cô vui mà! Chứ thật ra, chúng mình là lão ông, lão bà cả rồi! Cô xem này, tóc anh …đi chơi hết rồi!
Tôi cũng cười:
Anh thấy da em nhăn giống quả táo tàu không?
Anh và tôi cười xòa, cùng bước vào thang máy để lên phòng anh ở.
Ra khỏi thang máy, chúng tôi nắm tay nhau đi trên lối hành lang nhỏ, có trải thảm màu đỏ thẫm. Anh nhìn tôi mỉm cười hóm hỉnh:
Cô muốn anh đưa cô đi ăn hay muốn gì khác?
Tôi cũng cười:
Ghé phòng anh một chút thôi, rồi mình đi ăn ngay. Phòng anh…có chuột đấy! Em sợ lắm!
Anh nheo mắt nhìn tôi cười:
Anh nhớ là cô sợ chuột và sợ cả anh nữa, đúng không? Nhưng anh hứa với cô, anh sẽ không lộn xộn, lôi thôi gì hết. Anh biết cô vẫn thích anh ăn mặc vét tông, cà vạt đàng hoàng mà!
Trong năm ngày anh đến thăm tôi, ngày nào chúng tôi cũng đi thăm các thắng cảnh, đi ăn trưa, ăn tối ở những nhà hàng rất sang, rất đặc biệt hoặc lái xe vòng vòng trên khắp các con đường rợp bóng cây cao. Anh bảo: “ Anh mê cây xanh ở tiểu bang này! Nơi anh ở, ít cây cối lắm! Khi đi làm, nhiều khi anh phải đi qua những vùng sa mạc, nắng chang chang và nóng như lửa!
Những lúc chúng tôi ngồi bên nhau trên xe, anh hát nho nhỏ những câu hát mà ngày xưa anh và các bạn anh vẫn hát để ngầm tán nhóm bạn gái chúng tôi. Anh cũng không quên đọc những câu thơ mà gày nào anh đã đọc cho tôi nghe: “ Yêu hết một mùa Đông. Không một lần đã nói. Có nói cũng không cùng”, “ Gió thổi mùa Thu hương cốm mới.Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em”. Rồi anh hỏi tôi có nhớ tên tác giả những bài hát, bài thơ đó không?
Ngoài những bản nhạc, bài thơ mang nhiều kỷ niệm, anh còn hỏi tôi: “ Cô có thích bài hát You Are My Sun Shine không nhỉ? Anh thường hát bài ấy cho mấy đứa con của anh, khi chúng còn bé, anh hát cho cô nghe nhé!
Hỏi, nhưng anh không cần tôi trả lời. Anh thì thầm hát bên tai tôi. Tôi nhắm mắt lại như thiu thiu ngủ. quá khứ mộng mơ, hiện tại êm đềm khiến tôi biết tôi là một người hạnh phúc.
Tôi hạnh phúc, bởi vì trong cuộc đời, tôi đã may mắn có một Người Tình Chu Văn An để nhớ, để thương, để an ủi tôi trong những cơn sóng gió đời.
Tôi nghĩ rằng, ở một nơi nào đó, những người bạn gái năm xưa của tôi, cũng có được niềm hạnh phúc như tôi, và có khi, hơn cả tôi, vì họ thực sự có nhau trong cuộc sống. Còn tôi, suốt đời: “ Tôi chỉ là người em gái thôi…” của một chàng Chu Văn An có lối nói chuyện và tán gái…ấm ớ như bao nhiêu chàng trai Chu Văn An khác.
Lê Thị Nhị
12 December 2023
Hiện tượng Thái Bá Tân
“Mày láo, dám khuyên bốMai không đi biểu tình.Chuyện ấy có nhà nước,Không liên quan đến mình.Mày nói y như đảng.Không liên quan thế nào?Nước là của tất cả,Của mày và của tao.Mày bảo có nhà nước.Nhà nước hèn thì sao?Mà ai cho nhà nướcQuyết việc này thay tao?Chính vì khôn, “biết sống”Tức ngậm miệng, giả ngây,Mà thế hệ của bốĐể đất nước thế này.Ừ, bố già, lẩn thẩn,Nhưng vẫn còn là người.Mà người thì biết nhục,Biết xấu hổ với đời.Mai biểu tình, thế đấy.Bố không bắt con đi,Nhưng cũng đừng cản bố.Cản cũng chẳng ích gì.”
“Chứ nói chung là nhụcNhục phải làm thằng dânMột nước giỏi nói phétLãnh đạo thì ngu đầnRiêng hai chữ Cộng sảnĐã đú nói phần nàoLàm thằng dân Cộng sảnCó gì mà tự hào?”
“Vứt mẹ cái khẩu hiệuCòn đảng là còn mình.Thế mai kia đảng chết,Không lẽ mày quyên sinh?”
“Các bác thử tưởng tượng,Nếu đảng ta trước đâyKhông mở cửa, đổi mới,Sẽ thế nào hôm nay?Hôm nay ta chắc chắnNhư dân Bắc Triều Tiên.Không được nói, được chửi,Không cơm ăn, không tiền.Không có internet,Không được đi nước ngoài,Không có chiếc xe đạp,Không có cả chiếc đài.Không được mặc quần xoọc,Cắt tóc theo ý mình.Không khách sạn, nhà nghĩ,Không có cả ngoại tình…Chắc chắn là như thế.Các bác cứ tin đi.Nếu đảng không đổi mới,Hỏi ta biết làm gì?Định vùng lên lật đổRồi thoát khỏi thằng Tàu?Đừng đùa với cộng sản.Không có chuyện ấy đâu.Cho nên chửi cứ chửi,Nhưng cũng phải phân minh.Biết lượng sức mà tiến,Biết người và biết mình.Đảng có gì không đúngThì nói, ta, người dânViệc mình làm thật tốtĐể mọi cái tốt dần.Tôi không ưa cộng sản,Cả xưa và cả nay.Nhưng đảng đã đổi mớiThì ghi nhận việc này”
Gởi thầy Thái Bá Tân“Nghe thầy Thái Bá Tân.Phân trần về chính trị.Mà cảm thấy phân vân.Bởi quá nhiều vô lý.Mới hôm nào thầy nói.Chính trị là thực tế,Là cuộc sống, là đời.Nói thật tôi rất nể.Không có nước nào nhỏ.Chỉ có những công dânCam chịu sống bé nhỏ,Gục mặt vào miếng ăn.Nghĩ thầy thật can trường.Chẳng kém phần dũng cảm.Dành tất cả tình thương.Cho dân đầy can đảm.Nhưng hôm nay thầy bảo.Trọng là người liêm khiết.Không bán nước cho Tàu.Nghe mà buồn khôn xiết.Chắc thầy hẳn đã quên.Chỉ cách đây mấy tháng.Trọng là một tên hèn.Khi đi vào Vũng Áng.Mặc cá chết ,dân đói.Biết bao nỗi đoạn trường.Nước mắt hòa với máu.Trong những lần xuống đường.Bao cảnh đời tang thương.Trọng chẳng thèm hay biết.Một vùng biển miền Trung.Đã biến thành biển chết.Thủ tướng quyết cho liệt.Mọi đường lối chủ trương.Lừa dân năm trăm triệu.Dối trá đủ mọi đường.Môi trường không còn nữa.Chúng chẳng thèm quan tâm.Cả một bầy lợn sữa.Rủ nhau xuống biển ngâm.Ôi đất nước như thế.Rặt một lũ chuyên lừa.Ăn của dân bất kể.Chẳng biết mấy cho vừa.Xã hội đang sôi sục .Như nồi cơm sắp trào.Chúng vẫn không biết nhục.Gắp lửa bỏ thêm vào.Cuộc đời phức tạp lắm,Vàng ròng lẫn đồng thau.Đã cùng dân một nướcThì phải yêu thương nhau.Thế mà nay thầy khác.Nói chẳng ra làm sao.Phủ nhận và bài bác.Không như cái thuở nào.Tôi mong thầy bị hack.Viết những lời mất trí.Để xác tín trên đời.Rằng vẫn còn chân lý.Bá Tân ơi Bá TânChẳng lẻ tôi đã lầm?Thì ra cái hai mặt .Không của riêng người nào.Nhẫn nhục mưu việc lớnLà việc rất đáng khen.Nhẫn nhục để khỏi chếtLà thứ nhẫn nhục hèn.”
“Có ông Thái Bá TânThích làm thơ chính trịQuần chúng nghe thành quenNghĩ ông làm chính trịÔng chỉ là nhà thơKhông phải nhà chính trịXin đừng đòi hỏi ôngGiống như nhà chính trịNếu hâm mộ thơ ôngThì cứ đọc cho đủChuyện chính trị quốc giaNói bằng thơ - không đủHãy tìm những thông tinBổ ích mà học hỏiNhà chính trị quốc giaÍt ai làm thơ nổiNhà thơ là nhà thơchính trị là chính trịĐừng đòi hỏi nhà thơPhải như nhà chính trịĐừng mong nhà chính trịCũng biết làm thơ hayTập trung làm thơ giỏiChính trị sẽ...trên mâyChúng ta cần lãnh đạoChứ không cần thơ hayTự chính mình học hỏiĐể phát triển ngày ngàyThế nên đừng ném đáVào ông Thái Bá TânMà tập trung sức khỏeVào chuyện quốc gia cần”
01 December 2023
80 Tự Thán, thơ xả xú-bắp
80 TỰ THÁNSống tới hôm nay được kể giàĐón mừng thượng thọ, tiễn thu qua.Lão niên lực cạn, đông rơi lá,Trai trẻ trí đầy, xuân nở hoa.You-tube loan truyền tin thật giả,E-mail chuyển tải chuyện tà ma.Bạn bè đay đó lai rai biếnCòn thở, thơ vui tớ vẫn ra.TNT**THỌ CHƯA, CHƯA THỌSống đến tuổi này chưa hẳn giàChặng đời bão tố mới đi quaChớ nên chúc thọ e còn sớmHãy để ước vọng tiếp nở hoaSáng tách cà phê tìm hương vịChiều cân kinh dịch hoãn ra maNào ai dám nói ta thượng thọSinh khí văn thơ vẫn phọt ra !A.C.La
Tùy bút
H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...