27 February 2023
19 February 2023
Tại Sao Không Tự Hào là Người Việt Nam ?
Một bài viết dài về một đề tài gây nhiều tranh cãi của GS Nguyễn Văn Tuấn trên trang FB - FYI
Tại Sao Không Tự Hào là Người Việt Nam ?
Tác giả bài được trích sau đây mang ra những nhận xét chân thực về nét sinh hoạt của người Việt hiện nay, mà phần chính là những nhận xét về nguòi Việt trong nước, nhưng thiếu một điều. Đó là nguyên nhân nào mà người Việt lại có những cách cư xử không đáng tự hào như vậy. Ai là người chịu trách nhiệm cho sự suy đồi về đạo đức, nhân phẩm, cách sống, phong thái sống, và sự lãnh cảm của đa số dân chúng đối với chính họ, với người khác, dân tộc khác?
Chúng ta vẫn còn cảm phục đối với những bà mẹ Việt hy sinh mạng sống để cho con ăn học, vẫn còn cảm phục những người tranh đấu cho tự do dân chủ của người dân, và khi người dân có phương tiện để phát triển về tri thức, thì từ từ, nền tự hào về dân tộc Việt sẽ trở lại. (trong khi CSVN đã và đang thực hiện nền giáo dục và chính sách ngu dân)
Một dân tộc không có nền giáo dục hướng thượng và nhân bản thì không có phương tiện cần thiết để nâng cao "nhân phẩm của dân tộc ấy". Còn là người Việt, chúng ta không thể không tiếp tay đóng góp vào sự phát triển tri thức của dân tộc, dù chỉ là sự đóng góp nhỏ nhoi, dù chỉ giúp một người hiểu được chính sách ngu dân của CSVN, và tìm cách thoát khỏi sự kìm kẹp trí não đó. (Lời dẫn của người chuyển bài)
Tại Sao Không Tự Hào là Người Việt Nam ?
Tác giả bài được trích sau đây mang ra những nhận xét chân thực về nét sinh hoạt của người Việt hiện nay, mà phần chính là những nhận xét về nguòi Việt trong nước, nhưng thiếu một điều. Đó là nguyên nhân nào mà người Việt lại có những cách cư xử không đáng tự hào như vậy. Ai là người chịu trách nhiệm cho sự suy đồi về đạo đức, nhân phẩm, cách sống, phong thái sống, và sự lãnh cảm của đa số dân chúng đối với chính họ, với người khác, dân tộc khác?
Chúng ta vẫn còn cảm phục đối với những bà mẹ Việt hy sinh mạng sống để cho con ăn học, vẫn còn cảm phục những người tranh đấu cho tự do dân chủ của người dân, và khi người dân có phương tiện để phát triển về tri thức, thì từ từ, nền tự hào về dân tộc Việt sẽ trở lại. (trong khi CSVN đã và đang thực hiện nền giáo dục và chính sách ngu dân)
Một dân tộc không có nền giáo dục hướng thượng và nhân bản thì không có phương tiện cần thiết để nâng cao "nhân phẩm của dân tộc ấy". Còn là người Việt, chúng ta không thể không tiếp tay đóng góp vào sự phát triển tri thức của dân tộc, dù chỉ là sự đóng góp nhỏ nhoi, dù chỉ giúp một người hiểu được chính sách ngu dân của CSVN, và tìm cách thoát khỏi sự kìm kẹp trí não đó. (Lời dẫn của người chuyển bài)
**
Nếu là người Việt mà nói "tôi không tự hào là người Việt" thì chắc chắn sẽ bị "ném đá" như Hồi giáo ném đá những người ngoại tình. Một cuốn sách có tựa đề "Tôi tự hào là người Việt Nam" mới xuất bản và đã bán hết 10000 cuốn đủ để nói đề tài này làm ấm lòng rất nhiều người như thế nào. Tôi chưa đọc quyển sách đó, nhưng đọc phần nhận xét của báo chí thì thấy hình như hàm lượng tri thức không cao.
Đọc qua bài tường thuật cuộc hội thảo cùng chủ đề cũng chỉ thấy những phát biểu mơ hồ. Vậy chúng ta có lý do gì để tự hào là người Việt Nam?
Tôi nghĩ thành thật mà nói, chúng ta không có nhiều lý do. Khi tôi hỏi về câu này, nhiều người có học và suy nghĩ nói thẳng rằng họ không tự hào là người Việt Nam. Ở đây, tôi thử đóng vai một "devil advocate" về đề tài này. Điều gì làm cho người ta tự hào là thành viên của một cộng đồng dân tộc? Nói đến tự hào dân tộc, có lẽ người Nhật có lòng tự hào cao nhất nhì thế giới. Năm 2008, kết quả điều tra xã hội ở Nhật cho thấy 93% người Nhật tự hào là người Nhật và tỉ lệ này cao hơn Mỹ (85%). Con số này ở Nhật năm 1986 là 91%. Khi được hỏi điều gì làm cho họ tự hào là người Nhật thì 72% trả lời là yếu tố lịch sử, truyền thống và văn hoá, 43% trả lời là phong cảnh thiên nhiên. Ngoài ra, 28% chọn sự ổn định xã hội và an toàn, và 28% khác chọn đặc tính dân tộc làm cho họ tự hào.
Người Nhật quá tự hào đến nỗi họ không nhận trợ giúp trong cơn bão Fukushima. Riêng tôi muốn bổ sung những yếu tố trên và nghĩ đến 6 yếu tố sau đây:
Truyền thống và văn hoá, kinh tế, giáo dục & khoa học, xã hội ổn định, phong cảnh thiên nhiên, và trách nhiệm với cộng đồng thế giới. Phải nói ngay rằng xét đến 6 yếu tố này thì chúng ta rất khó mà tự hào là người Việt.
Truyền thống và văn hoá nghèo nàn & thiếu bản sắc tích cực
Thật khó chỉ ra một nét văn hoá đặc thù nào mang tính Việt Nam. Hỏi một người Việt Nam bình thường chỉ ra một nét văn hoá định hình Việt Nam, chắc chắn người đó sẽ lúng túng. Điều này dễ hiểu vì chúng ta khởi đầu từ một nền văn minh nông nghiệp (lúa nước) nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Tàu cả ngàn năm. Hệ quả của sự ảnh hưởng đó để lại cho VN những đặc điểm mà chúng ta đều có thể nhận ra như tính vọng ngoại, chuộng bạo lực, tính vị kỉ, tính khoe trương bề ngoài và thiếu thực chất bên trong, v.v.
Một nhà văn hoá xuất sắc là Đào Duy Anh từng nhận xét về người Việt (trong "Việt Nam văn hoá sử cương") như sau:
"Về trí tuệ thì người Việt đại khái thông minh, nhưng xưa nay ít thấy có người trí tuệ lỗi lạc phi thường; sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, thích văn chương phù hoa hơn là thực học; Não tưởng tượng thường bị não thực tế a hoãn bớt cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm; Sức làm việc khó nhọc, nhất là người ở miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp; Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục; Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng; Hay khoe trang hoàng bề ngoài, ưa thích hư danh; Thích chơi bời cờ bạc; Não ít sáng tác, nhưng bắt chước, thích ứng và dung hòa thì rất tài; Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo".
Nói tóm lại những đặc tính về người Việt trên đây chẳng làm cho chúng ta tự hào. Những nét văn hoá đó càng lộ ra khi người Việt bắt đầu hội nhập quốc tế hay định cư ở nước ngoài. Chúng ta đã từng đọc và nghe những câu chuyện người Việt ăn cắp trong các siêu thị ở Nhật, Singapore, Úc, v.v. Chúng ta cũng từng nghe biết người Việt hám ăn và phung phí ra sao. Nhiều người biện minh rằng đó chỉ là số ít và chỉ tập trung vào một nhóm người ít học. Nhưng biện minh đó không thuyết phục, khi chúng ta biết rằng những người Việt ăn cắp ở nước ngoài là những người có học, là các quan chức đang làm việc trong cơ quan đảng, thậm chí đang hành nghề giảng dạy về đạo đức sống! Chúng ta cũng biết rằng sự hám ăn của người Việt nổi tiếng đến nỗi nhà hàng Thái Lan và Nhật phải để những tấm biển viết bằng tiếng Việt cảnh cáo. Phải nhìn nhận những thực tế đó và không nên trốn tránh. Ngay cả người Việt định cư ở nước ngoài cả vài chục năm vẫn giữ những bản sắc chẳng có gì đáng tự hào.
Ở Úc, người Việt là một sắc dân có nhiều thanh thiếu niên ngồi tù. Cộng đồng người Việt ở Mỹ được xem là khá thành công, nhưng thực tế vẫn cho thấy đó là một cộng đồng nghèo và họ thường sống co cụm với nhau và thiếu khả năng hội nhập như cộng đồng người Nhật, Phi Luật Tân hay Hàn Quốc. Vì sống co cụm với nhau nên chúng ta dễ thấy bản sắc văn hoá của người Việt được duy trì như thế nào. Hãy đến những khu thương mại của người Việt ở Sydney, chúng ta dễ dàng thấy đó là những khu tấp nập buôn bán, nhưng nhìn kỹ thì sẽ thấy sự dơ bẩn, ồn ào, mất trật tự, và chen chúc chật hẹp. Nhìn kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy hàng quán người Việt chỉ là ăn uống chứ không có những sinh hoạt mang tính văn hoá nào cả. Về chính trị, cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước bị ảnh hưởng) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô.
VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo CN Mao-Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu CNXH!
Người Úc tự hào vì họ có nền chính trị dân chủ, mà trong đó người dân có tự do thực hiện hoài bảo của mình, và chính phủ không lên lớp dạy bảo người dân phải làm gì hay làm ra sao. Người Mỹ tự hào vì họ có một nền dân chủ ổn định và hào hiệp giúp đỡ nhiều nước khác trên thế giới. Người Việt chúng ta khó mà tự hào như người Úc hay người Mỹ về tiêu chí chính trị.
Nhiều người Việt Nam rất tự hào rằng VN đã đánh thắng các đế quốc sừng sỏ nhất như Tàu, Pháp, và Mỹ. Chiến tranh là giải pháp của người thích vũ lực chứ đâu phải là biện pháp của người thông minh. Vả lại, chiến tranh nhân danh chủ nghĩa và đánh thuê hay đánh dùm cho kẻ khác thì càng chẳng có gì để tự hào. Nhưng để thắng Pháp, thắng Mỹ, thì hàng triệu người Việt phải hy sinh, và đất nước nghèo mạt cho đến ngày hôm nay.
Đằng sau những cái vinh quang chiến thắng là biết bao sai lầm và tội các đã bị che dấu. Người Thái Lan tự hào vì họ tránh được chiến tranh và giữ được hoà bình. Người Nhật chấp nhận đầu hàng trong cuộc chiến quân sự nhưng lại thắng trên trận chiến kinh tế, và họ tự hào điều đó. Tôi nghĩ nếu VN tránh được chiến tranh mới là điều đáng tự hào, chứ chiến tranh – bất kể thắng hay thua – thì chẳng có gì đáng tự hào. Làm người hùng vài phút để sau này mang tật suốt đời và rách nát thì rất khó xem đó là niềm tự hào.
Thất bại về kinh tế
Cho đến nay, dù chiến tranh đã kết thúc hơn 45 năm, VN vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. VN không có bất cứ một tập đoàn kinh tế nào làm ăn thành công; tất cả những "VINA" hoặc là đã thất bại thê thảm, hoặc đang trong tình trạng thoi thóp. Nói đến Hàn Quốc người ta nghĩ đến Samsung, Kia, Hyundai; nói đến Nhật người ta nghĩ đến Toyota, Honda, Mazda, Sony, Panasonic, Toshiba và vô số các thương hiệu khác; còn nói đến VN chúng ta không có bất cứ một thương hiệu nào trên thế giới. Đến một cây kim, vít ốc, VN vẫn chưa sản xuất được cho tốt.
Trước 1975 ở miền Bắc cuộc CCRĐ đã để lại nhiều "di sản" tiêu cực cho nền kinh tế nông nghiệp. Trước 1975, có thể nói kinh tế miền Bắc không đáng kể, trong khi kinh tế miền Nam phát triển khá, tương đương hay xấp xỉ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng sau 1975, với chính sách cải tạo công thương và hợp tác xã nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng suy sụp kinh tế, sản lượng nông nghiệp suy giảm thê thảm, và đời sống người dân vô cùng khốn khó một thời gian dài. Gần đây, một loạt tạp đoàn kinh tế bị sụp đỗ đã gây thiệt hại đáng kể cho kinh tế nước nhà.
Ngay cả hiện nay, mỗi năm có gần 50 ngàn doanh nghiệp đóng cửa. Có thể nói không ngoa rằng trong suốt hơn 70 năm qua, kinh tế VN đi từ thất bại này đến thất bại khác. Bất cứ so sánh nào cũng khập khiễng, nhưng cần phải nhắc lại yếu tố thời gian rằng nước Nhật chỉ cần 20 năm là đạt được trình độ phát triển của các nước Âu Mỹ, Hàn Quốc cũng chỉ mất 20 năm để vươn mình thành một quốc gia tiên tiến, và gần nhất là Singapore cũng chỉ mất khoảng thời gian đó để đưa thu nhập bình quân đầu người lên con số 55182 USD. Còn ở VN, thu nhập đầu người đến nay vẫn chưa đạt con số 2000 USD. VN trên căn bản vẫn là một nước nghèo. Theo World Bank, tỷ lệ nghèo ở VN tuy có cải tiến, nhưng vẫn ở mức ~21%. Ấy thế mà chính quyền VN thì tuyên bố rằng tỉ lệ nghèo chỉ 7%! Cái nghèo ở VN phải nói thật là thê thảm.
Báo chí hôm qua mới đưa tin một em bé học sinh vì quá đói nên đã chết trên đường từ trường về nhà. Trước đó, một bà mẹ và 3 con đã vào rừng treo cổ tự tử vì nghèo đói. Ở miền Tây Nam bộ, một bà mẹ tự tử chết để người đi phúng điếu và lấy tiền đó nuôi con ăn học. Chưa bao giờ trong lịch sử VN có những trường hợp thương tâm như thế. Trong khi đó, có những đại gia bỏ ra hàng tỉ đồng để xây nhà cho chó mèo ở, có những người "đày tớ của nhân dân" sẵn tay vung tiền xây lâu đài, biệt thự cá nhân. Người Việt nào có thể nào tự hào khi đất nước có quá nhiều người nghèo như thế?
Giáo dục và khoa học làng nhàng
Những con số thống kê cho thấy người Việt Nam thiếu tính sáng tạo. Số bằng sáng chế đăng kí mỗi năm chỉ đếm đầu ngón tay và cũng chủ yếu do các công ty nước ngoài làm. Có năm VN chẳng có bằng sáng chế nào được đăng kí với nước ngoài. Số bài báo khoa học của VN trên các tập san ISI hiện nay chỉ khoảng 2000, chưa bằng số bài báo của một đại học lớn ở Singapore, Mã Lai, Thái Lan. Phần lớn (~80%) những bài báo khoa học của VN là do các nhà khoa học nước ngoài chủ trì hay giúp đỡ.
Người VN thường hay tự hào rằng VN có những người thợ khéo tay. Nhưng trong thực tế thì không phải vậy. Sự tinh xảo của người Việt chúng ta rất kém. Một người Pháp tên là Henri Oger từng nhận xét về người Việt vào đầu thế kỉỷ 20 như sau: "Thợ thủ công An Nam cũng bị nhận xét là kỹ thuật sơ sài, không được giảng dạy đầy đủ về nghề nghiệp, thiếu sáng tạo, không có những phẩm chất đã khiến cho người thợ ở châu Âu trở thành nghệ sĩ."
Làm ẩu. Kỹ thuật sơ sài. Thiếu huấn luyện. Thiếu sáng tạo. Tất cả những nhận xét đó đều đúng. Không khó khăn gì để có thể đi tìm những bằng chứng thực tế làm cơ sở cho những nhận xét đó. Gần đây khi công ty thời trang Hermes muốn làm một cái cổng cho cửa hàng ở Hà Nội mà hết 5 đợt thợ VN làm đều không đạt, và cuối cùng họ phải nhờ đến một nhóm thợ từ Pháp sang để làm. Tôi đi qua cây cầu Nhơn Hội nhìn từ xa rất hoành tráng ở Qui Nhơn, nhưng đi trên cầu mới thấy họ làm rất ẩu, thô, và có khi nguy hiểm. Ngay cả cây cầu Rạch Miễu mới rầm rộ khánh thành cũng có nhiều vấn đề kỹ thuật, và cũng rất thô. Nhìn gần những tấm hình kí giả chụp trên cầu Rạch Miễu mới thấy cách làm của ta rất ... hỡi ôi. Hình như người mình không có thói quen xem xét đến chi tiết, mà chỉ làm chung chung hay làm cho có mà thôi. Nhiều công trình của Việt Nam chỉ làm hình như nhằm mục tiêu khoe là “ta làm được”, rồi dừng ở đó, chứ không đi xa hơn. Thật ra, ngay cả “ta làm được” cũng không hẳn là làm được. Điều này rất tương phản với người Tây phương, những người mà khi làm cái gì họ cũng tính toán cẩn thận, xem xét từng chi tiết nhỏ, đánh giá lợi và hại một cách khách quan, v.v., cho nên khi công trình hoàn tất nó thường có chất lượng cao và lâu bền.
Việt Nam ta nổi tiếng làm gia công quần áo cho các công ty Tây phương. Quần áo họ gia công đẹp, và khi ra ngoài này, thường bán với giá rất cao. Nhưng còn hàng trong nước cũng do những công ty gia công đó làm với nhãn hiệu “chất lượng cao” thì sao? Nói ngắn gọn là chất lượng thấp thì đúng hơn. Họ cũng bắt chước may những cái cáo sơ mi hiệu Polo, Nautica, Tommy Hilfiger... v.v., nhưng nhìn kỹ thì họ bắt chước rất kém. Chỉ nhìn qua đường chỉ là thấy họ làm ẩu. Nhìn qua cách họ làm logo cũng dễ dàng thấy đây là đồ dỏm, bắt chước. Người Tàu cũng làm hàng nhái, nhưng họ nhái giỏi hơn người Việt. Hàng nhái của Tàu lợi hại đến nổi chúng ta khó nhận ra thật và giả. Còn hàng nhái của Việt Nam thì còn quá kém. Làm hàng giả mà còn làm không xong thì chúng ta khó mà nói đến chuyện lớn được.
Do đó, có thể nói rằng người Việt thiếu tính sáng tạo, không tinh xảo và không khéo tay. Chẳng có gì đáng tự hào về giáo dục và khoa học. Có người lấy những tấm huy chương Olympic ra để tự hào rằng người Việt cũng thông minh chẳng kém ai, nhưng họ quên rằng đó chỉ là những con "gà chọi" chứ không hề đại diện cho đám đông dân số VN. Lại có người thấy người Việt thành công ở nước ngoài và nhận bừa đó là minh chứng cho sự thông minh của người Việt, nhưng họ quên rằng những người đó do nước ngoài đào tạo, chứ chẳng dính dáng gì đến VN. Kiểu "thấy người sang bắt quàng làm họ" như thế và kiểu lấy những tấm huy chương đó để tự hào là một sự ấu trĩ.
Xã hội bất an
Sẽ không quá đáng nếu nói rằng VN ngày nay là một xã hội bất an. Ở trên, tôi có nói người Việt chuộng bạo lực, và sự "ưa chuộng" đó thể hiện rất rõ trong thời bình. Tôi không rõ thống kê về tội phạm ở VN so với các nước khác ra sao (vì VN không công bố tỉ lệ này), nhưng vài số liệu gần đây cho thấy tình hình tội phạm càng ngày càng gia tăng. Trong thời gian 1992-1994, mỗi năm trung bình có 26344 vụ án hình sự được đưa ra xét xử ở toà; đến năm 2006-2008 thì con số này là 65761 vụ (4), một tỉ lệ tăng gần 2.5 lần!
Đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm giết người. Mỗi năm số vụ tội phạm giết người là hơn 1000 vụ và đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Chưa nơi nào có những vụ giết người vô cớ như ở VN: chỉ một cái nhìn cũng có thể dẫn đến cái chết! Vẫn theo thống kê, trong các vụ án giết người, giết người do nguyên nhân xã hội chiếm 90%, phần còn lại là chiếm đoạt tài sản (10%).
Một trong những tội phạm đang kinh tởm nhất là buôn bán phụ nữ và trẻ em, và VN đứng khá cao trong loại tội phạm này. Số liệu thống kê từ năm 1998 đến 2006 cho thấy lực lượng chức năng đã phát hiện khoảng 5000 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán! Chưa hết, tội phạm cưỡng hiếp phụ nữ ở Việt Nam cũng có hạng trên thế giới. Theo một thống kê gần đây, VN ở hạng thứ 9 về tỉ lệ tội phạm và nạn nhân bị cưỡng hiếp thấp. Singapore đứng đầu bảng về an toàn cho phụ nữ. Việt Nam là nước tìm kiếm "sex" trên Google nhiều nhất thế giới. Thử hỏi, chúng ta có thể tự hào với thứ hạng như thế?
Đó là chưa kể một loại buôn bán phụ nữ khác được quảng cáo ở các nước như Tàu, Đài Loan, Singapore và Đại Hàn. Chưa bao giờ người Việt Nam chịu nhục khi con gái VN được cho đứng trong lồng kiếng như là những món hàng để người ta qua lại ngắm nghía và trả giá! Thử hỏi, có người Việt Nam nào tự hào được khi đồng hương mình bị đem ra rao bán như thế. Xin đừng nói đó là những trường hợp cá biệt; đó là tín hiệu cho thấy một đất nước đang bị suy đồi về đạo đức xã hội.
Ở VN, bước ra đường là chấp nhận rủi ro tai nạn, thậm chí chết vì sự hỗn loạn của hệ thống giao thông. Thật vậy, tai nạn giao thông ở VN đã và đang trở thành nỗi kinh hoàng của không chỉ người dân địa phương mà còn ở du khách. Năm 2013 cả nước xảy ra 31,266 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9805 người và bị thương 32,266 người. Con số này tăng hàng năm. Số tử vong vì tai nạn giao thông thậm chí còn cao hơn số tử vong trong thời chiến!
Phong cảnh thiên nhiên và môi trường xuống cấp trầm trọng
Một trong những yếu tố làm cho người Nhật tự hào và người Úc cảm thấy may mắn là đất nước của họ có môi trường sạch sẽ và cảnh quang thiên nhiên xinh đẹp. Còn Việt Nam, khách quan mà nói không có những cảnh quang thiên nhiên hùng vĩ như Mỹ hay Úc, không có một môi trường xanh tươi và vệ sinh như Nhật. Ngoài ra, điều kiện khí hậu nhiệt đới rất khắc nghiệt, làm cho con người dễ bị mệt và đển buổi trưa thì uể oải, và ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Với sức ép của sự tăng trưởng dân số, môi sinh đang bị đe doạ nghiêm trọng. Nếu chỉ tính những con sông dài hơn 10 km, VN có gần 2400 con sông, và đó là một tài sản quốc gia, một nguồn tài nguyên rất lớn. Nhưng hiện nay, phần lớn những con sông đó đang chết. Hầu hết những con sông chảy qua thành thị đều bị ô nhiễm nặng nề. Còn những con sông nhỏ ở vùng quê đang trở thành những thùng rác khổng lồ. Tất cả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sinh hoạt của người dân. Tình trạng ô nhiễm này đã tồn tại hơn 20 năm, thậm chí lâu hơn nữa, nhưng cho đến nay chính quyền vẫn chưa thấy có biện pháp gì để giải quyết.
Còn ở thành phố lớn (như Sài Gòn và Hà Nội) thì cũng chẳng có gì đáng tự hào. Môi trường sống và sinh hoạt ở thành phố có thể nói là rất xấu. Vi khuẩn, vi trùng, mầm móng bệnh tật gần như ở mọi ngóc ngách. Chỉ cần một trận mưa là thành phố bị ngập nước kinh hoàng. Kiến trúc nhà cửa thì lố nhố, trồi ra, thụt ào, chẳng ra cái thể thống gì. Những con hẻm ngóc ngách và ngoằn ngoèo, nhỏ xíu và dơ bẩn thấy phát ghê. Những con hẻm ở phố cổ Hà Nội phải nói là một nỗi ám ảnh kinh hoàng, giống như địa ngục trần gian. Hẻm ở Sài Gòn thì khá hơn Hà Nội một chút, nhờ thông thoáng hơn, nhưng vẫn thể hiện cái nét hỗn độn, vô trật tự của cái gọi là "thành phố". Đường xá thì xe gắn máy và xe bốn bánh chạy loạn xạ như chẳng có luật lệ gì, cực kì nguy hiểm cho người đi bộ. Còn đường dành cho người đi bộ thì bị chiếm dụng hết. Chẳng có thành phố nào, mới hay cũ, ở VN có thể nói là đáng tự hào cả.
Việt Nam cũng không có những đền đài lịch sử “hoành tráng” hay tinh tế như China, Ấn Độ, Nhật Bản, Kampuchea. Nhiều đền đài, chùa chiền, bia miếu ở ngoài Bắc đã bị tiêu huỷ trong thời "Cải cách ruộng đất", và sau này là chiến tranh. Ngay cả những đền đài còn "sống sót" cũng không được trùng tu và bảo trì nên càng ngày càng xuống cấp thê thảm. Người Kampuchea qua bao năm chiến tranh vẫn còn đền Angkor Thom, Angkor Wat để lấy đó làm niềm tự hào. Nhưng Việt Nam nói chung không có những công trình kiến trúc tinh tế và càng không có công trình hoành tráng để người dân có thể lấy đó làm tự hào.
Bủn xỉn với cộng đồng thế quốc tế
Một nhóm nghiên cứu ở Âu châu gần đây công bố bảng xếp hạng gọi là "Good Country Index" (GCI) đã cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quỹ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót! VN không tham gia kí vào các công ước của Liên Hiệp Quốc; tuy nhiên kiểm soát được sự tăng trưởng của dân số. Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước “đầu trâu mặt ngựa” như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen. Làm sao người Việt Nam có thể tự hào khi đứng chung với những nước đó?
Sự bủn xỉn của VN thể hiện rõ nhất qua đóng góp vào quỹ dành cho nạn nhân sóng thần ở Nhật vào năm 2011. Trong đợt đó, Chính phủ VN đóng góp 200,000 USD. Chỉ hai trăm ngàn USD! Chúng ta có thể lý giải rằng VN còn nghèo nên đóng góp như thế là hợp lý. Nhưng lý giải đó có lẽ không thuyết phục. Thái Lan đã giúp nạn nhân sóng thần Nhật 65 triệu USD và 15 ngàn tấn gạo. So với tỉ trọng GDP, đóng góp của Thái Lan hơn VN 100 lần. Chúng ta có thể nào tự hào với mức độ đóng góp chỉ có thể mô tả bằng hai chữ "bủn xỉn" đó?
Nói tóm lại, đánh giá trên 6 tiêu chí (truyền thống và văn hoá, kinh tế, khoa học-giáo dục, xã hội, phong cảnh thiên nhiên, và sống tử tế với cộng đồng thế giới), VN đều không có gì để lấy làm tự hào. Truyền thống không có gì nổi bật, văn hoá không có nét gì nổi trội và đáng chú ý, kinh tế thất bại và người dân sống trong nghèo nàn và lạc hậu, không có thành tích gì đáng kể trong khoa học và công nghệ, xã hội bất an, môi trường bị xuống cấp trầm trọng, và cư xử không đẹp với cộng đồng quốc tế.
Ngược lại, VN đã và đang là một gánh nặng cho thế giới. Sau 1975, hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi và các nước phương Tây đã cung cấp nơi định cư (nhưng VN thì chẳng nhận người tị nạn từ Duy Ngô Nhĩ). VN cũng là nước chuyên xin xỏ: suốt năm này sang năm khác, quan chức VN ngửa tay xin viện trợ từ rất nhiều nước trên thế giới. Xin nhiều đến nỗi có quan chức nước ngoài phàn nàn nói "Sao chúng mày nói là chúng mày rất thông minh và cần cù mà cứ đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng vất vã mới có tiền cho chúng mày". Thật là nhục. Xin người ta thì nhiều mà khi người ta gặp nạn thì VN chẳng đóng góp bao nhiêu.
Nếu không xin thì cũng đi vay. VN bây giờ là một con nợ quốc tế. Nợ ngân hàng thế giới, nợ ngân hàng ADP, nợ đủ thứ ngân hàng và nợ đủ các nước. Chính phủ thì nói nợ công của VN là 54%, nhưng các chuyên gia độc lập thì nói con số cao hơn nhiều và ở mức báo động đỏ (tức là sắp vỡ nợ?). Con số có lẽ quá lớn để cảm nhận, các nhà kinh tế học ước tính dùm cho chúng ta: mỗi một đứa trẻ mới ra đời ở VN hiện nay phải gánh một món nợ công 1000 USD. Có người biện minh rằng nợ như thế vẫn kém Mỹ, nước được xem là mắc nợ nhiều. Nhưng xin thưa rằng người giàu sản xuất ra máy bay (như Mỹ) mắc nợ rất khác với người nghèo không làm nổi cây kim và con ốc (như VN) mắc nợ.
Đã ăn xin và đi vay mà lại còn tham nhũng và hối lộ. Tham nhũng đã đến mức độ mà những người đứng đầu đảng và Nhà nước xem là "quốc nạn", là đe doạ đến sự tồn vong của chế độ. Tham nhũng hiện diện ở mọi cấp trong chính quyền. Hầu như đụng đến các cơ quan công quyền, không hối lộ là không làm được việc. Ngay cả quan chức cao cấp (bộ trưởng, thứ trưởng) khi cần làm việc nhà vẫn phải hối lộ. Bổ nhiệm vào các vị trí trong trường học, bệnh viện, cơ quan Nhà nước, v.v. tất cả đều phải hối lộ, phải "chạy". Nói trắng ra là mua chức quyền. Hối lộ trở thành một văn hoá sống và làm việc ở VN. Tham nhũng đã trở thành một nguồn sống của quan chức và những kẻ có quyền. Không ngạc nhiên khi VN bị Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng tham nhũng hàng 116 trên 177 nước trên thế giới.
Còn trong quan hệ quốc tế thì nhiều quan chức nước ngoài nhận xét rằng các quan chức VN nói một đường làm một nẻo và có tính lươn lẹo. Điển hình gần đây nhất là vụ đặc phái viên Liên hiệp quốc về tôn giáo đã nói thẳng VN thiếu thành thật. Do đó, không ngạc nhiên khi người VN cầm hộ chiếu VN ra nước ngoài không được chào đón thân thiện như người Nhật, Singapore, Hàn, Thái, Mã Lai, v.v. Một bản tin mới đây cho biết VN đứng hạng 81 về hộ chiếu được chấp nhận trên thế giới, tức miễn visa và thứ hạng này còn thấp hơn cả Lào (80) và Campuchea (79). Tất cả những yếu tố đó cho thấy VN đang ở thế bất lợi trên trường quốc tế và không được cộng đồng quốc tế kính trọng.
Nhìn chung, Việt Nam như là một ông già nông dân nghèo khó nhưng thích trang hoàng bề ngoài, đầy sỉ diện nên thích làm anh hùng rơm, thiếu tính sáng tạo và tinh xảo nhưng lại hay khoa trương, và cư xử bủn xỉn hay quen nói láo với hàng xóm. Nếu phải tự hào là người Việt thì có lẽ đó là chuyện của tương lai.
GS Nguyễn Văn Tuấn
Để suy gẫm
Không có giao tiếp thi không có tương giao
Không có tôn trọng thì không có yêu thương
Không có tin cậy thì không có lý do để tiếp tục
- Đức Phật
18 February 2023
Em Đừng Đợi Nữa,
Dạo:
Anh như cánh nhạn trúng tên,
Làm sao dám ước sánh duyên cùng người.
Em Đừng Đợi Nữa
(Lại thêm một cảnh đời,
Bên góc trời dâu bể.
Nắng tà nuôi bóng xế,
Người kể lể thay người
Em yêu dấu, anh biết em vẫn đợi
Anh ngỏ lời tiến tới chuyện chung thân,
Để chúng mình không uổng phí ngày xuân,
Nhưng anh phải đành giậm chân tại chỗ.
Em đừng trách anh cố tình giả bộ
Đóng vai trò kẻ đau khổ ngày đêm,
Nên không thèm chịu ghé mắt nhìn xem
Để thấy được tấm lòng em rộng mở.
Em biết đó, qua hai lần đổ vỡ,
Anh bây giờ rất sợ chuyện hôn nhân.
Lửa tình yêu dù mãnh liệt vô ngần,
Khi chung sống sẽ dần dần tắt ngấm.
Hạnh phúc cũ đã mịt mù xa thẳm,
Anh một mình ngồi gặm nhấm cơn đau,
Thầm biết dù đi hết nửa đời sau,
Cũng sẽ chẳng tìm đâu ra lối thoát.
Cánh nhạn suýt vì cung tên bỏ xác,
Nên bây giờ vừa nhác thấy cây cong,
Đã khiếp hãi trong lòng,
Thân tê cóng như dầm trong giá lạnh.
Trong hai cuộc ly hôn đầy bất hạnh,
Trách nhiệm anh phải gánh cũng hơi nhiều,
Bởi thay vì lo vun xới tình yêu,
Lại theo đuổi rặt những điều phù phiếm.
Anh vốn biết thân anh đầy khuyết điểm,
Sống chung rồi, khó giấu giếm được lâu,
Mũi kim dù có gói kín đến đâu,
Sớm muộn cũng ló đầu ra khỏi bọc.
Thực tế đã dạy cho anh bài học
Rằng dẫu anh có khổ nhọc tìm cầu,
Kiếm được người cùng "sớm tối có nhau",
Tổ ấm cũng trước sau thành địa ngục.
Sông có khúc, và con người có lúc,
Nhưng đời anh lại vô phúc triền miên,
Nên dù cho gặp được kẻ ngoan hiền,
E cũng chỉ có duyên mà không nợ.
Anh chỉ sợ thêm một lần dang dở,
Cuộc đời mình sẽ day trở về đâu,
Hay đôi vai luôn trĩu nặng gánh sầu,
Lê lết giữa đáy vực sâu phiền lụy.
Anh như cánh nhạn trúng tên,
Làm sao dám ước sánh duyên cùng người.
Em Đừng Đợi Nữa
(Lại thêm một cảnh đời,
Bên góc trời dâu bể.
Nắng tà nuôi bóng xế,
Người kể lể thay người
Em yêu dấu, anh biết em vẫn đợi
Anh ngỏ lời tiến tới chuyện chung thân,
Để chúng mình không uổng phí ngày xuân,
Nhưng anh phải đành giậm chân tại chỗ.
Em đừng trách anh cố tình giả bộ
Đóng vai trò kẻ đau khổ ngày đêm,
Nên không thèm chịu ghé mắt nhìn xem
Để thấy được tấm lòng em rộng mở.
Em biết đó, qua hai lần đổ vỡ,
Anh bây giờ rất sợ chuyện hôn nhân.
Lửa tình yêu dù mãnh liệt vô ngần,
Khi chung sống sẽ dần dần tắt ngấm.
Hạnh phúc cũ đã mịt mù xa thẳm,
Anh một mình ngồi gặm nhấm cơn đau,
Thầm biết dù đi hết nửa đời sau,
Cũng sẽ chẳng tìm đâu ra lối thoát.
Cánh nhạn suýt vì cung tên bỏ xác,
Nên bây giờ vừa nhác thấy cây cong,
Đã khiếp hãi trong lòng,
Thân tê cóng như dầm trong giá lạnh.
Trong hai cuộc ly hôn đầy bất hạnh,
Trách nhiệm anh phải gánh cũng hơi nhiều,
Bởi thay vì lo vun xới tình yêu,
Lại theo đuổi rặt những điều phù phiếm.
Anh vốn biết thân anh đầy khuyết điểm,
Sống chung rồi, khó giấu giếm được lâu,
Mũi kim dù có gói kín đến đâu,
Sớm muộn cũng ló đầu ra khỏi bọc.
Thực tế đã dạy cho anh bài học
Rằng dẫu anh có khổ nhọc tìm cầu,
Kiếm được người cùng "sớm tối có nhau",
Tổ ấm cũng trước sau thành địa ngục.
Sông có khúc, và con người có lúc,
Nhưng đời anh lại vô phúc triền miên,
Nên dù cho gặp được kẻ ngoan hiền,
E cũng chỉ có duyên mà không nợ.
Anh chỉ sợ thêm một lần dang dở,
Cuộc đời mình sẽ day trở về đâu,
Hay đôi vai luôn trĩu nặng gánh sầu,
Lê lết giữa đáy vực sâu phiền lụy.
**
Em cho biết, em có người ngỏ ý,
Nhưng em bèn bí xị, quyết làm thinh.
Em bảo anh, em chỉ muốn chúng mình
Kiếp này phải tròn ba sinh duyên nợ.
Anh tần ngần lo sợ,
Nếu chẳng may mình nên vợ, thành chồng,
Cuối cùng chỉ luống công,
Lại sẽ phải chất chồng thêm oan trái.
Em yêu dấu, đừng đợi chờ anh mãi,
May mắn này không trở lại hoài đâu,
Em hãy lo đến hạnh phúc ngày sau,
Đừng xua đuổi những con tàu muốn cặp.
Anh tin chắc rồi đây em sẽ gặp
Người hơn anh, hơn gấp cả trăm lần,
Để cùng nhau bền chặt mối hôn nhân,
Và chung hưởng một mùa xuân bất diệt.
Riêng anh vẫn là con thuyền đơn chiếc,
Không bến về nên mải miết ngược xuôi,
Chuyện thề nguyền cùng hạnh phúc lứa đôi,
Từ lâu đã vuột trôi xa tầm với.
**
Nhưng em bèn bí xị, quyết làm thinh.
Em bảo anh, em chỉ muốn chúng mình
Kiếp này phải tròn ba sinh duyên nợ.
Anh tần ngần lo sợ,
Nếu chẳng may mình nên vợ, thành chồng,
Cuối cùng chỉ luống công,
Lại sẽ phải chất chồng thêm oan trái.
Em yêu dấu, đừng đợi chờ anh mãi,
May mắn này không trở lại hoài đâu,
Em hãy lo đến hạnh phúc ngày sau,
Đừng xua đuổi những con tàu muốn cặp.
Anh tin chắc rồi đây em sẽ gặp
Người hơn anh, hơn gấp cả trăm lần,
Để cùng nhau bền chặt mối hôn nhân,
Và chung hưởng một mùa xuân bất diệt.
Riêng anh vẫn là con thuyền đơn chiếc,
Không bến về nên mải miết ngược xuôi,
Chuyện thề nguyền cùng hạnh phúc lứa đôi,
Từ lâu đã vuột trôi xa tầm với.
**
Trăng mỏi mòn giăng lưới,
Lối chân khuya, vời vợi bóng mây sầu.
Trần Văn Lương
Cali, 2/2023
13 February 2023
Vừa phát hiện 4 ngôi mộ cựu sĩ quan QLVNCH chết tại trại tù Yên Bái
Bốn ngôi mộ của SQ/QLVNCH bị chết trong trại tù "cải tạo" vừa được phát hiện trong núi rừng Yên Bái, Bắc Việt.
Các chi tiết lý lịch ghi trên các mộ bia như sau:
1/- Trần Đại Vĩnh
sinh năm 1941 - chết năm 1977
địa chỉ: Thành Nội Huế
2/-Nguyễn Ngô Thanh
sinh năm 1933 - chết 1977
địa chỉ: Cư Xá Bắc Hải - Quận 1 Sài gòn.
3/- Trần Liễu (Đại úy)
sinh năm 1943 - chết năm 1976
4/- Lê Kỳ Sơn
sinh năm 1932 - chết năm 1977
địa chỉ: Đường Phan Kế Bính - Quận 1-
Sài gòn.
Xin theo dõi youtube phía dưới để thấy vị trí và tình trạng các ngôi mộ:
Cầu mong thân nhân nhận được tin
PTAN
(cựu tù Yên Bái)
07 February 2023
Tình yêu & Thi Ca
Tác giả: TXT
“Đây sông Gianh, đây biên cương thống khổ
Đây sa trường, đây nấm mộ trời Nam
Nơi dòng sông, dòng máu Việt còn loang,
Nơi cổ độ xương tàn xưa chất đống “
thì
Tương giang thể hiện yêu thương và ly biệt
“Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Đồng ẩm Tương giang thuỷ
Tương cố bất tương kiến”
Mượn cảnh để tả tình, Nguyễn Du tiên sinh đã đã diễn tả tâm sự của đôi giai nhân, tài tử Kiều và Kim Trọng:
“Từ phen đá biết tuổi vàng
Tình càng thấm thía, dạ càng ngẩn ngơ
Sông Tương một giải nông sờ
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia”
Tình yêu và ly biệt như bóng với hình ”Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia”. Thế rôi không biết “Chờ nhau, chờ đến bao giờ ! Mấy thu thuyền đã sang bờ”!.
Cao Bá Quát cũng từng khắc khoải nhớ thương:
“Giai nhân nan tái đắc
Trót yêu hoa, nên dan díu với tình
Mái Tây hiên, nguyệt gác chênh chênh
Rầu rĩ lắm, xuân về, oanh nhớ
Phong lưu công tử đa xuân tứ
Trường đoạn tiên nương nhất chỉ thư
Nước sông Tương, một dải nông sờ
Cho kẻ đấy, người đây mong mỏi!
Bứt rứt mãi trăm sầu nghìn nỗi!
Chữ chung tình biết nói cùng ai ?
Thời gian vô bờ, đời người không bến, trôi dài với nhau làm tăng thêm “Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa”. Nhưng khi đã yêu thì “Tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, thập ngũ đèo cũng qua”.
Sống trong mong chờ ”Từ khi xa anh, em vẫn mong và nhớ. Mà sao anh đi, đi mãi không về nữa” hay “Có những người đi không về… Xa xôi rồi quên ước thề!”
“Thuở đăng đồ, mai chưa dạn gió
Hỏi ngày về, chỉ độ đào bông
Nay đào đã cuốn gió đông
Tuyết mai trắng bãi, phù dung đỏ bờ”
hay
Thư thường lại người không thấy lại
Hoa dương tàn đã trải rêu xanh”
Ngọc Hân Công Chúa đã khóc thương Quang Trung suốt cuộc đời còn lại
“Buồn thay nhẽ, xuân về hoa nở
Mối sầu nầy, ai gỡ cho xong”
Đông Hồ Lâm Tấn Phác cũng nhớ đến ý trung nhân với nỗi lòng cô quạnh
“Cảnh năm trước, vẫn là năm trước
Tình hôm nay đã khác năm xưa
Nào sông, nào núi, nào hồ
Mà người cùng ngắm bây giờ là đâu?”
Vua Tự Đức đã khóc Thị Bằng, một thiên giai nhân tri kỷ
“Ới Thị Bằng ơi đã mất rồi
Ới tình, ới nghĩa, với duyên ơi
Mưa hè, nắng cháy, oanh ăn nói
Sớm ngỏ, trưa sân, liễu đứng ngồi
Đập vỡ gương ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi
Mối tình muốn dứt mà không đặng
Đeo mãi, đeo hoài thế mãi thôi”
Thi nhân là người cảm nghiệm và diễn tả được tình yêu
“Ngán cho nỗi xoay vần thế cục
Sum hiệp nầy cho bỏ lúc phân ly
Hỡi ông tơ độc địa làm chi
Bắt kẻ ở người đi mà nở được
Thôi, đã trót cùng nhau nguyện ước
Duyên đôi ta chẳng trước thì sau
Yêu nhau, nhớ lấy lời nhau”
Phải chăng gặp gỡ để rồi chia ly, vui vầy để rồi đau khổ là định mệnh. “Khoái lạc và đau khổ là hai kẻ thù nghịch mà thần quyền không hòa giải nổi, nên đã trói lại với nhau và bắt làm bạn với nhau suốt đời”. Ở đời, khó mà thoát khỏi nhân duyên hệ lụy. Cuộc đời đã được xếp nếp như vết hằn trên lưng ngựa hoang, biết bao giờ gỡ nổi mối tơ mành!
“Cho hay là giống đa tình
Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong”
Mối tơ mành đó như sợi xích thằng vương vấn suốt cuộc đời
“Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm”
Vì là giống đa tình nên thường lao đao trong trường tình bể ái
“Từ thuở xa em, phòng anh lạnh
Bút rỉ, hồn ta, rách bụi ngầu
Mực đã khô và tim cũng héo
Can trường bổng chịu vết thương đau”
Thương đau cũng vì
“Cùng một kiếp bên trời lận đận
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau
Từ xa kinh khuyết bấy lâu
Tầm Dương đất trích, gối sầu hôm mai”
Tuy vậy, dẫu lâm vào hoàn cảnh nào chăng nữa, tâm hồn vẫn phải sống trong hy vọng
“Còn non, còn nước, còn dài
Còn về, còn nhớ đến người hôm nay”
Yêu, đúng là cái “nghiệp của khách tình si. Ham vẻ đẹp muôn hình, muôn thể “ . Dù khổ, con người vẫn nuôi hy vọng đạt thành nguyện ước
“Câu thần, chú thánh, người tiên
Hay đâu, rồi chẳng phỉ nguyền trăm năm”
Nhưng tình là gì mà phải sầu thương, khóc nhớ
“Tình là cái chi chi?
Dẫu chi chi cũng chi chi với tình
Đa tình là dở, đã mắc vào đố gỡ cho ra!
Dẫu là cái chi chi đi nữa, ái tình thật có mãnh lực thúc đẩy con người “Tam tứ núi cũng trèo. Thất bát sông cũng lội. Thập ngũ đèo cũng qua”.
“Đã gọi người nằm thiên cổ dậy
Lại đưa hồn trong lúc ngủ canh đi
Nực cười thay, lúc phân kỳ
Tuy chẳng nói, biết bao nhiêu biệt lệ”
Biêt lệ và thương cảm như Huyền Kiêu trong “ Tương Biệt Dạ “
“Đã tắt lò hương, lạnh phiến đàn
Thư phòng sắp sẵn để cô đơn
Trời cao mây nhạt ngàn sao rụng
Một giải vương theo mấy dặm buồn”.
Với Xuân Diệu thì
“Đố ai cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu “
Đặc tính của tình yêu
“Tình yêu lấp lánh tựa trăng sao
Bởi vậy thi nhân mới tự trào”
Và
“Tình yêu trân trọng như châu ngọc
Mà mở ra xem có chuyện sầu “
Cái sầu của mối tình Đồng Khánh là trái sầu thơ mộng
“Răng mà cứ theo tui hoài rứa?
Cái anh ni, mới dị chưa tề
Sáng, chiều, trưa ba buổi đi về
Đưa với đón làm chi không biết
Ôi đôi mắt tình si tha thiết
Đừng nhìn theo, gượng bước tui đi
Cánh thư hồng, anh gởi làm chi
Thầy, me biết rầy la tui chết!
Nhưng sự kiên nhẫn sẽ cảm hoá được tâm hồn
“Thư anh viết, ui chao tha thiết
Đọc xong rồi, đầu óc bâng khuâng
Anh với tui, chưa nói một lời
Răng anh lại thương tui dữ rứa!”
Vào trong lớp đọc thư anh nữa
Tim tui, anh đã chiếm trọn rồi
Tuổi học trò, tình đẹp quá đi thôi
Thương với nhớ, chừ tui mới biết”
Khi đã yêu thì cả bầu trời lấp đầy tính ái.
“Sầu ai lấp cả vòm trờiBiết chăng, chăng biết hỡi người tình chungXuân sầu mang mang tắc thiên địaGiống ở đâu vô ảnh, vô hình.Cứ lò mò quanh quẩn bên mìnhKhiến ngẫn ngẫn, ngơ ngơ đủ chứng”.
Hay “Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc một thời tươi
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi “.
Tình yêu là hương sắc làm cho mộng đời thêm thi vị, hướng thượng tâm hồn, khiến cho thân không tật bệnh, tâm không phiền não, nhất là tình yêu chân, thiện mỹ (ultimate good).
Thiếu tình yêu sẽ làm cho cuộc đời mất ý vị, vì người không tình yêu như cây không nhựa vậy.
TXT
_______________
Tranh phụ hoạ: "Miền Quá Khứ", sơn dầu, A.C.La
06 February 2023
TÂM SỰ ĐẦU NĂM, thơ
Lại một lần năm mới nữa đây
Bày chi cũ, mới chỉ thêm rầy
Tình nhà đã lỡ phai thề ước
Nợ nước chưa đền thẹn chí trai
Đếm bước lưu vong chừng mệt mỏi
Nếm mùi nhân thế lắm chua cay
Tri âm, tri kỷ...còn ai nữa
Nhắm mắt là xong một kiếp này.
Dương Quân
04 February 2023
Nếu Có Thể Đi Về Quá Khứ:
TÔI SẼ ĐI THĂM ĐẤT NƯỚC TÔI.
Khi phỏng vấn vào chương trình Tuyển Sinh Y Khoa, có một câu hỏi từ giáo sư tuyển sinh làm tôi nhớ mãi:
- Nếu em có thể đi về quá khứ để thăm một người hay đến một nơi nào đó, em sẽ đi đâu?
- Thưa thầy, em sẽ đi thăm đất nước của em: VIỆT NAM CỘNG HOÀ.
**
Khi tôi sinh ra, VIỆT NAM CỘNG HÒA đã không còn nữa.
Từ nhỏ, tôi nghe nói về VNCH từ ba tôi và những người bạn. Tôi chỉ hiểu rõ hơn về VNCH khi tôi lớn lên và qua Mỹ sau này. Càng tìm hiểu, tôi càng nhìn rõ hơn một thời bi thương oanh liệt của người miền Nam Việt Nam trong cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, sự bất lực của những nước bé trong cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa những cường quốc.
Tôi sẽ về lại Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, nhảy lên một chiếc xích lô máy dạo phố. Tôi muốn nghe tiếng máy nổ phịt phịt giòn tan trộn mùi xăng pha nhớt trong buổi sáng tinh sương Đô Thành. Tôi sẽ ghé chợ Bến Thành ăn một tô phở gà, ngắm nhìn các cô thiếu nữ Sài Gòn mặc áo dài bó eo, đeo kính mắt to tròn đèo nhau trên chiếc xe Honda Dame ở bùng binh trước chợ.
Ăn xong, tôi sẽ thả bộ dọc đường Duy Tân, ghé qua toà Đô Chánh và toà nhà Hạ Nghị Viện, phác lại vài nét kiến trúc bằng bút chì trước khi tản bộ ra sông Sài Gòn ngắm tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo. Sau đó, tôi sẽ nhảy xe lên lambro về Nhà Bè nước chảy chia hai, ghé qua vườn trái cây Lái Thiêu bẻ măng cụt, bóp nát vỏ xám đen lòi múi thịt trăng trắng ngọt lịm bỏ vào miệng.
Buổi tối, tôi sẽ ghé thăm phòng trà Tự Do nghe Khánh Ly hát. Có thể nói nhạc vàng** (bolero) từ thời VNCH là dòng nhạc đẹp nhất của âm nhạc hiện đại Việt Nam. Đến nay, dòng Bolero tại Viêt Nam tuy ngày càng nở rộ nhưng những ca khúc hay nhất đều sáng tác thời VNCH.
Nhưng cái tôi muốn cảm nhận rõ nhất ở VNCH là tính nhân văn và tình người Việt Nam, có được do nền giáo dục đậm chất nhân bản. Thời VNCH, các trường ĐH tuy mới bắt đầu chập chững nhưng đã để lại những nền tảng vững chắc cho các trường đại học lớn ở Việt Nam sau này. Ở đó, học trò được dạy về trên 3 nguyên tắc: nhân bản, dân tộc, và khai phóng.
Tôi sẽ ghé qua bộ giáo dục VNCH để thăm hỏi vì sao chỉ trong một vài năm đã thành lập một hệ thống giáo dục đại học tiến bộ gồm đại học quốc gia và đại học cộng đồng địa phương. Đại học thời VNCH hoàn toàn tự chủ về chuỵên môn, không chịu sự quản lý của bộ giáo dục. Ngân sách của trường ĐH do quốc hội chuẩn duyệt hàng năm, nhân viên và giáo sư thuộc tổng uỷ công vụ.
Tôi sẽ ghé thăm Viện Đại Học Sài Gòn (có 8 phân khoa Y, Dược, Nha, Sư Phạm, Khoa Học, Văn Khoa, Luật, và Kiến Trúc). Dĩ nhiên tôi chỉ thăm được đại học xá (ký túc xá) Minh Mạng dành cho nam vì đại học xá Trần Quý Cáp dành cho nữ. Nếu có thời gian, tôi sẽ ghé thăm Viện Đại Học Cần Thơ, nơi tôi đặc biệt thích chất miền Tây phóng khoáng trong từng sinh viên.
Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, nền giáo dục nhân bản đã để lại cho bao thanh thiếu niên Việt Nam lòng yêu nước mãnh liệt, muốn góp tay xây dựng đất nước phú cường bằng trau dồi kiến thức học hành để mang đất nước ra tầm thế giới. Tôi vẫn còn cảm nhận được đều này khi gặp lại những thanh niên ngày ấy là những ông bà lão tại Mỹ sau này. Ba tôi, một sĩ quan VNCH, cùng là một trong những thanh niên ngày ấy.
Và dĩ nhiên, tôi sẽ gặp Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu để hiểu rõ về những gì xảy ra với đất nước vì những gì tôi đọc được và nghiên cứu từ nhiều phía vẫn chưa đủ để tôi trả lời câu hỏi vì sao một đất nước nhân văn, đề cao tính dân tộc, và phồn vinh như VNCH lại bị bức tử.
Ngày 30/4 hằng năm, tôi vẫn nhớ về 200,000 người Việt Nam đã bỏ mạng trên biển trên đường tìm tự do, hàng triệu người Việt đã chết trong cuộc chiến, vẫn nghĩ về sự ngạo mạn của kẻ chiến thắng, sự khốc liệt và dơ bẩn của chính trị.
Tôi vẫn nhớ về VNCH phồn vinh, thịnh vượng, và nhìn lại đất nước Việt Nam ngày hôm nay mà không khỏi đắng lòng.
Huynh Wynn Tran, MD
_____________
** "Nhạc Vàng": Cụm từ theo ngôn ngữ của VC là khối lượng nhạc sáng tác và lưu hành dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, có hàm ý xấu là thứ nhạc ủy mị cần loại bỏ. Thực chất đó là những sáng tác ca tụng tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc gồm đủ thể loại thường có tên chung và dùng như nhạc thính phòng trong đó Bolero là một phần bộ. Ngày nay cụm từ "Nhạc Vàng" lại được ngay cả người Miền Nam sử dụng rất thân thương vi nó gắn liền với cuộc sống của họ từ lâu và chính người Miền Bắc cũng yêu chuộng "nhạc vàng" nghĩa là, theo ngôn ngữ cộng sản, họ đã bị "tiêm nhiễm" một cách không cưỡng lại được. Rõ ràng ngôn ngữ đi theo thực tế không phải lúc nào cũng dễ bẻ cong. (TTR)
03 February 2023
Câu chuyện Paris: Đi Xa Về Nhà... Ngẫm Nghĩ
Tôi vốn không thích đi đến những nơi xa lạ. Ngại những cái phiền toái.
- Bắc Kinh không ham. Cu Ba không thèm. Na Uy cũng lắc đầu. Cứ ru rú ở Pháp.
Thế mà khi được tin NNT phải ra vào nhà thương bên Nhật, tôi đã nhanh chóng đồng ý với vợ là phải đi thăm ông bạn. Đông du một chuyến.
Nghe đâu bên ấy sắp đến mùa hoa anh đào nở. Đi xem một lần cho biết. Thú thật là tôi chưa đủ phong cách, trình độ để chiêm ngưỡng trăm hoa đua nở. Có hoa hay không có hoa, "với tôi tất cả đều vô nghĩa". Nhưng, đi thăm bạn đúng mùa anh đào nở thì cũng... chả mất mát gì. Đôi khi lại có thêm chuyện vớ vẩn để mang về Pháp... tán gẫu với bạn bè.
Được vợ sốt sắng sửa soạn cho chuyến đi. Nào mở máy giữ vé máy bay. Nào nhờ vợ NNT giữ phòng khách sạn vài ngày. Rồi gọi điện thoại lên Paris hỏi thủ tục, xin bản đồ, hướng dẫn du lịch. Tôi nghĩ bụng gọi điện thoại, có người trả lời là khá rồi. Mình hỏi, người ta trả lời cho xong. Chờ người ta gửi cho cái nọ cái kia thì... còn lâu. Ăn mày đòi xôi gấc !
Không ngờ vài ngày sau chúng tôi nhận được một xấp bản đồ, các địa điểm du lịch và phương tiện di chuyển của Tokyo.
Lạ nhỉ ? Bọn Nhật "làm đầy tớ" cả người lạ !
***
Chuyến bay Air France đáp xuống Narita. Chúng tôi được một ông mặc thường phục, khá lớn tuổi, xét hộ chiếu, lấy dấu tay. Ông khoe biết nói vài câu tiếng Pháp. Bonjour. Au revoir. Chúng tôi bập bẹ a-li-ga-tô. Ông cười, chúc bonnes vacances.
Vợ chồng NNT chờ sẵn ngoài cửa. Bốn đứa ôm nhau. Mừng mừng tủi tủi. Ra chờ xe ca chở về nhà NNT ở Chiba, gần Tokyo.
Đầu tháng tư... Hoa anh đào lốm đốm nở hai bên đường từ sân bay về nhà.
- Anh đào có nhiều giống, nhiều màu. Nhan nhản khắp nơi. Muốn xem rừng anh đào thì phải đến công viên. Mùa này du khách đi ngắm hoa đông lắm. Thủng thẳng sẽ đưa ông bà đi xem. Bên Nhật, từ trẻ con đến ông già bà cả, không ai ngắt hoa, bẻ cành. Không ai biết trò "hái lộc, lấy hên" là cái gì!
Hoa nở, hoa tàn, rồi hoa rụng.
Dân Nhật ngược đời. Lẩm cẩm đi ưu đãi thiên nhiên, không chờ để được... thiên nhiên ưu đãi!
***
NNT rủ chúng tôi cùng đến Bệnh viện của tỉnh Chiba.
Bệnh viện thuộc trường đại học (giống CHU của Pháp), cao 4 tầng, chia thành 4 khu đông, tây, nam, bắc...
Trong bệnh viện có tiệm cắt tóc, giặt ủi, tạp hoá, phòng đọc sách, bưu điện. Có chỗ ăn dành cho nhân viên, quán ăn phục vụ người thường. Có tiệm café, bánh ngọt...
- Nhật lái xe bên tay trái. Đi bộ cũng thường đi bên tay trái. Nhưng, trong bệnh viện lại đi bên tay mặt. Chẳng hiểu tại sao?
Các hành lang của bệnh viện được chia ra bên phải bên trái, có mũi tên chỉ chiều đi. Cẩn thận như vậy để tránh lộn xộn, giữ yên lặng cho bệnh viện chăng?
- Có hẹn đến bệnh viện, mỗi người bắt đầu bằng bấm máy để lấy bản hướng dẫn phải gặp ai, ở đâu, phải sửa soạn gì trước khi gặp.
Các việc vặt như cân, đo, bắt mạch, bệnh nhân tự làm lấy. Đưa kết quả cho y tá. Bác sĩ khám bệnh xong thì đến lượt kế toán tính tiền. Khi nào xong thì bấm số gọi khách hàng trả tiền. Phần đông trả tiền bằng máy.
Nước Pháp tự hào có tổ chức bảo hiểm xã hội tốt nhất thế giới. Săn sóc sức khoẻ cho tất cả mọi người. Chỉ có một điều đáng phàn nàn là quỹ bảo hiểm xã hội của Pháp bị thâm thủng triền miên từ mấy chục năm nay. Chính phủ nào cũng hứa cương quyết chống... thâm thủng. Nhưng lỗ thủng mỗi năm mỗi to hơn. Sâu mọt đục khoét ngày một tinh vi hơn.
- Nhật tổ chức khác Pháp. Đại khái, bác sĩ, dược sĩ, người bệnh đều có trách nhiệm. Ai cần mới phải đi bác sĩ. Bác sĩ không "chiều" bệnh nhân, không "liên kết" với dược sĩ.
***
Tại Chiba, cũng như tại Tokyo, nhà riêng hay chung cư không hề bị viết chữ hay bôi vẽ trên tường. Trạm xe buýt, điện thoại công cộng không bị phá.
Pháp luật nghiêm minh hay "công dân giáo dục" đã thành nề nếp ?
- Nếu để ý ông sẽ thấy hầu hết các vỉa hè đều được lát một hàng gạch màu vàng, có hoa văn nhô lên độ hai, ba li. Ông có biết để làm gì không?
Tôi nhanh nhảu trả lời là để chia ra bên phải bên trái cho người đi bộ.
- Không phải vậy. Cái lằn nổi để người mù khua gậy, nghe tiếng kêu lách cách mà đi. Tới ngã tư có đèn xanh đèn đỏ thì cái lằn ngừng lại cách lòng đường độ nửa mét. Đèn xanh thì có tiếng chim hót báo hiệu. Người mù được bảo đảm an toàn. Không cần nhờ người khác.
Tất cả các công trình xây dựng đều được tính toán cho người mù, người ngồi ghế lăn.
- Bao giờ nước Pháp mới được như thế này ?
Trung tâm thương mại (khổng lồ) của Chiba có Pet mall, siêu thị của chó, mèo.
Bán đủ thứ. Từ đồ chơi đến đồ dùng. Áo len xịn, áo khoác mốt. Giường ngủ êm, bồn tắm đẹp. Đồ ăn chất lượng cao, chống phì của... mèo chân dài, chó thượng lưu, siêu sao bốn cẳng. Hắt hơi, xổ mũi có phòng khám bệnh. Từ giã cõi đời có nhà đòn tổ chức tống táng theo hợp đồng.
Thấy Pet mall mà tủi cho thân phận... Việt kiều!
***
Công viên Ueno, có từ năm 1873, rộng mênh mông. Trong công viên có sở thú, mấy viện bảo tàng, viện nghiên cứu văn hoá, đại học âm nhạc và mĩ thuật v.v... Có nhiều thùng rác, nhiều nhà vệ sinh.
- Có lần thằng con mình ngồi lên thành ghế, bị một cô bé độ 14, 15 tuổi đi ngang, ghé lại lễ phép cúi đầu chào :
- Mời "anh" ngồi xuống ghế.
Nói xong, cô bé cúi đầu cám ơn, thản nhiên đi. Thằng con parisien ngượng đỏ mặt. Nhớ bài học đến già.
- Ông thử nhìn xung quanh khắp công viên này xem có chỗ nào có rác vứt dưới đất không ? Có ai to tiếng không ? Không biết bọn Nhật phải mất bao nhiêu thế hệ để "trồng người"?
Nhà ga Tokyo (và nhiều nhà ga khác) rất lớn. Nơi hội tụ của xe lửa, métro, xe buýt, xe ca. Bên trong là cả một khu thương mại. Tầng một, tầng hai trên lầu, " 36 phố phường " dưới lòng đất. Phố dọc, phố ngang. Ăn uống, mua sắm, giải trí. Có điều lạ là... ngay cả giờ cao điểm, người đông như kiến, vẫn không hề xảy ra chen lấn như métro Paris.
Nhật làm xe hơi bán tràn ngập thế giới. Nhưng đường phố Tokyo tương đối thoáng, không bị kẹt xe. Có lẽ vì người Nhật ưa " độn thổ ", ưa dùng các phương tiện chuyên chở công cộng. Phải công nhận là chuyên chở công cộng của Nhật rất an toàn, sạch sẽ.
Métro Tokyo khá đắt so với métro Paris. Giá vé được (hay bị) tính theo độ dài đoạn đường đi. Đắt nhưng ai cũng mua vé. Lạ thật ! Bọn Nhật sợ nhảy rào té gẫy chân à ?
Khu ẩm thực bình dân cạnh ga Ueno đông vui, nhộn nhịp. Cám ơn NNT. Du khách bình thường chưa chắc đã biết khu này. Mấy con đường nhỏ, cấm xe cộ. Nhiều cửa hàng thuê " hoạt náo " chào mời khách bằng... tiếng Nhật. Họ cười nói như cái máy. Nhưng chỉ đứng trước cửa tiệm, không chèo kéo ai.
- Nhà cửa, đất đai Tokyo rất đắt. Vì thế mà nhiều tiệm ăn nhỏ không có chỗ kê bàn ghế. Khách đứng sát nhau ăn uống thoải mái. Cười nói như phá.
Tuy vậy, nơi làm việc của Hội đồng thành phố Tokyo rất oai, rất bề thế. Đường đường chiếm hai toà tháp cao 45 tầng. Một toà dành tầng chót làm chỗ bán đồ lưu niệm, ăn uống, để cho dân chúng leo lên ngắm thành phố. Ngắm không mất tiền !
Hầu như tất cả các " tai to mặt lớn " của thời trang thế giới đều có mặt ở khu phố Ginza. Rất sang trọng nhưng không có vẻ " nhìn đời bằng nửa con mắt ". Không khí " bình đẳng " hơn Champs-Élysées của Paris. Cửa hàng nào cũng sẵn sàng cho khách bộ hành vào... trú mưa, đi đái.
Chanel, Louis Vuitton, Armani, H&M... chưa lớn bằng Uniqlo. Cửa hàng quần áo này cao 12 tầng. Tầng nào cũng có chỗ cho khách hàng thư giãn, ngồi ngắm phố xá bên ngoài.
Ginza có một cửa hàng bán vải may kimono. Nhìn hoa cả mắt. Hai, ba trăm nghìn yen một mét. (1USD= khoảng 120 yen)
Rạp kịch Kabuki cổ truyền thản nhiên đứng giữa khu phố thời trang Âu Mĩ này.
***
Sực nhớ thời sinh viên. Những lúc đói cồn cào chỉ cần một gói mì Nhật là xong. Sang Nhật nhất định phải " làm " một bát mì đặc sản chính gốc! Được thổ công dẫn đường chỉ lối, khỏi lo. Nhưng mì truyền thống của Nhật không phải là mì ăn liền mà là mì " u-đông ". Gần giống bánh canh của ta. Sợi mì u-đông vuông, to hơn sợi spaghetti, gần bằng chiếc đũa. Bát mì chỉ có mì và nước dùng.
Bác bán hàng luôn tay bỏ mì sống vào nước sôi, vớt từ nước sôi bò vào nước lạnh, vớt mì lạnh bỏ lên cân rồi đổ vào bát, chan nước dùng.
- Bát mì được làm đúng như mẫu trưng bày ngoài cửa tiệm, như ảnh trong thực đơn. Mì được cân đúng lượng.
Một lần khác tôi gọi món thịt bò băm, khoai tây rán (steak haché, frites). Thèm mấy miếng khoai tây. Nhưng khi đĩa đồ ăn được bày trước mặt thì tôi hơi thất vọng. Bên cạnh miếng thịt chỉ có 4 miếng khoai.
Thì ra lúc chọn món ăn tôi không để ý là tấm ảnh trong thực đơn chỉ có 4 miếng khoai. Lỗi tại tôi. Lần sau nhớ gọi thêm khoai. Trả thêm tiền.
Chợ Nhật nhiều, bán đủ thứ. Mấy thứ đồ ăn tươi sống như thịt, cá, hay bánh ngọt có trứng, có kem được theo dõi, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Gần đến giờ giới hạn được phép bán thì nhà hàng sẽ " khuyến mãi ", giảm giá. Thí dụ còn khoảng 2 giờ thì giảm 30%, còn nửa giờ, giảm 50%. Nháy mắt là bán hết.
Giờ giới hạn của luật thương mại đủ cho phép người tiêu dùng thủng thẳng mang về nhà nấu nướng, ăn nhậu. Thường thì hàng hạ giá không nhiều. Phải chờ, phải rình đúng lúc mới mua được. Hàng phải vứt bỏ coi như không có.
Nói chung, người Nhật không phí phạm đồ ăn.
***
Gần ngày về mới sực tỉnh. Quái lạ ! Trong suốt 2 tuần lễ, không thấy bóng dáng... cảnh sát ! Siêu thị mặc kệ khách hàng mang cả va-li vào bên trong. Đến giờ đóng cửa chỉ kéo cái lưới như lưới tennis lên che quầy hàng là xong. Cửa hàng bên cạnh chưa đóng. Khách hàng còn qua lại.
Ngoài đường, xe đạp đậu đúng chỗ, chẳng cần khoá.
- Nhà cửa bên Nhật đắt. Có điều độc đáo là chỗ tôi thuê, ở lâu thì tiền thuê giảm. Bên Pháp tiền nhà chỉ có tăng, chẳng bao giờ giảm. Đố các nhà kinh tế Pháp giải thích được chuyện lạ bốn phương của Nhật.
Có lẽ người Nhật đã tính toán bằng... phương pháp tâm lí chăng?
- Ai cũng thích được giảm tiền nhà. Nhưng phải ở lâu. Muốn được ở lâu thì phải tôn trọng các cam kết của hợp đồng. Nghĩa là phải giữ gìn chung cư. Trả tiền đúng thời hạn. Chủ nhà đỡ tốn tiền tu bổ thì mới giảm tiền thuê được chứ. Rốt cuộc hai bên cùng được lợi.
Không biết có phải vì ai cũng tôn trọng chung cư không mà chung cư nào cũng sạch sẽ ? Thang máy, đèn điện không bị hư hỏng. Chẳng bao giờ thấy trẻ con tụ tập, phá phách, bôi vẽ lem nhem.
***
- Thời gian sắp tới, ông có chương trình gì không ?
- Dự tính cuối năm nay sẽ cùng đi với một đồng nghiệp Nhật, về Việt Nam tham dự một hội thảo văn học. Hi vọng lần này sẽ " vui vẻ cả làng "...
- Có chuyện gì vậy ?
- Lần trước mình nói về lịch sử văn học Nhật. Đang nói về thời kì cận đại thì một vị ngồi hàng đầu giơ tay yêu cầu mình nói về... hoạt động của Phan Bội Châu tại Nhật ! Mình xin lỗi không chuẩn bị đề tài Phan Bội Châu. " Hết chỗ nói ", mình xin ngừng.
- Ông làm tôi nhớ lại hồi xưa ở Thị Nghè, có lần mắt nhắm mắt mở, vào một tiệm bún gọi... phở tái. Bị mắng : muốn ăn phở thì... cút sang tiệm bên cạnh. Quê một cục ! Mình xin lỗi, gọi tô bún bò Huế. Ngon ra phết.
***
- Người Nhật lịch sự nhưng luôn giữ một khoảng cách đối với người ngoại quốc. Hầu như chẳng có cha mẹ nào hớn hở hãnh diện có con gái lấy chồng người nước ngoài.
Một lối " tự hào dân tộc " của người Nhật chăng ?
Đi chơi hai tuần lễ thì chắc chắn chẳng hiểu biết gì về người Nhật, chẳng thấy được những cái xấu của xã hội Nhật.
Nhưng mục đích của vợ chồng tôi là sang Nhật thăm bạn. Gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng. Thăm hỏi nhau. Thế là đạt được chỉ tiêu rồi.
Trước khi đi, nghe thiên hạ đồn rằng đến Nhật du khách khỏi lo chuyện an ninh, trật tự. Chưa đi, chưa dám tin. Đi rồi mới thấy quả thật là đúng như vậy. Không thấy cảnh sát ngoài đường. Không thấy mấy ông vai u thịt bắp bảo vệ siêu thị. Không thấy kẹt xe. Chỉ có một lần nghe tiếng còi xe ngoài đường. Còi của xe chữa lửa báo cho tất cả các xe khác phải ngừng lại.
Đi chơi đầu óc nhẹ nhàng, khoan khoái. Được thổ công NNT giảng giải nhiều điều thú vị. Đáng " đồng tiền, bát gạo ". Xin lỗi. Đáng " đồng yen, bát mì ".
***
Máy bay đáp xuống phi trường Charles de Gaulle. Cảnh tượng bình thường, quen thuộc. Lấy vé xe lửa về Lyon. May mắn mấy ông xe lửa không đình công.
Đã lâu rồi tôi không dạo chơi, thăm viếng Paris.
Lần cuối, nhân dịp có thằng em từ Cali sang thăm, tôi đưa nó lên " kinh đô ánh sáng ". Dành trọn hai ngày để la cà. Thăm khu La Tinh. Đi hết đại lộ Champs-Élysées " đẹp nhất thế giới ", từ quảng trường Concorde lên đến Khải Hoàn Môn. Chui xuống métro. Leo lên Sacré Cœur, xem " chợ trời hội hoạ ". Thằng em khoái chí được sờ tận tay cái tháp Eiffel...
Nhưng, nó có vẻ thờ ơ với danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Paris. Thỉnh thoảng lại hỏi... mấy giờ thì đi ăn ? Phố Tàu có cháo lòng không ?
Uống bia, ăn cháo xong, nó thổ lộ :
- Paris đẹp. Nhiều trò. Nhưng... ghê quá. Métro Paris gây cảm giác " ở đây âm khí nặng nề ". Những chỗ đông người thì lộn xộn, nhốn nháo.
Tôi đồng ý với thằng em. Chính tôi cũng hơi sợ cái " muôn màu, muôn vẻ " của Paris. Ngại đám hàng rong buôn bán bất hợp pháp chèo kéo du khách. Ngại tụi trẻ con móc túi bu quanh du khách. Thấy bóng cảnh sát là như ong vỡ tổ. Cảnh sát đi qua, đâu lại vào đấy.
Thằng em ngạc nhiên, không tin là luật của Pháp không phạt trẻ con dưới 13 tuổi. Tụi móc túi không có đứa nào " già " tới 13 tuổi. Bị cảnh sát tóm, chỉ việc khai 12 tuổi là xong. Có đứa bị bắt 2, 3 lần trong cùng một ngày. Đưa về bót để lập biên bản, nó cười khẩy: các ông không còn chuyện gì khác để làm à ?
Dạo chơi Paris thằng em rút ra được bài học mót đái thì... uống cà phê. Vào tiệm cà phê, " ném tiền vào cầu tiêu " mà đái.
- Tóm lại, đi chơi Paris chỉ ngại mắc tè. Đi chơi Los Angeles ngại bị trúng đạn. Đi chơi Sài Gòn ngại bị ngộ độc, xe tông. Rốt cuộc, nằm nhà uống bia là khoái nhất.
Paris còn " nhiều vấn đề phức tạp ". Nhưng du khách vẫn nườm nượp đến Paris ăn uống, mua sắm, thăm viếng. Paris vẫn tiếp tục " Vừa chửi vừa rao vẫn đắt hàng ".
***
Đi xa về nhà ngẫm nghĩ...
Chẳng có chuyện gì quan trọng, to lớn để... nói phét. Đành tán gẫu bằng mấy chuyện lặt vặt. Tầm phào.
Nguyễn Dư
(Lyon, 2022)
Subscribe to:
Posts (Atom)
Tùy bút
H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...