04 January 2025

Một Góc Nhìn Rất Tôn Tử Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)


John Andressen

(Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi)

Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoàng Nicholas II, Putin đã không xác định được kẻ thù nguy hiểm nhất của mình, cụ thể là Trung Quốc. Trung Quốc đang phát triển và muốn ngấu nghiến nước Nga. Putin đã không phát hiện ra con rắn này sao?

Từ năm 1858 đến năm 1860, Đế quốc Nga đã sáp nhập các vùng lãnh thổ giáp Sông Amur thuộc về triều đại nhà Thanh của Trung Quốc thông qua việc áp đặt các hiệp ước bất bình đẳng. Trung Quốc đã mất khu vực được gọi là Ngoại Mãn Châu hoặc Mãn Châu của Nga (diện tích 350.000 dặm vuông (910.000 km2)) và quyền tiếp cận Biển Nhật Bản. Và người Trung Quốc KHÔNG BAO GIỜ quên!

Bằng cách tiến hành một cuộc chiến do chính mình lựa chọn, Putin đang giúp mối đe dọa thực sự của đất nước thêm thời gian để mạnh lên. Trung Quốc, chứ không phải Ukraine, là mối đe dọa hiện hữu của Nga. Trong Chiến tranh Nga-Nhật (1904–05), Nicholas đã chiến đấu với Nhật Bản ở Mãn Châu để giành những nhượng bộ mà Nga không thực sự có thể hưởng lợi, thay vì đầu tư vào đường sắt và đạn dược cần thiết để đánh bại kẻ thù thực sự của mình là Đức, một thập kỷ sau đó.

Thất bại trong Thế chiến thứ nhất đã khiến Nicholas và gia đình ông mất mạng sau khi những người Bolshevik nắm quyền. Những quý tộc không phải chịu chung số phận bạo lực như Sa hoàng đã chạy trốn ra nước ngoài và thường chết trong cảnh nghèo đói.

Cả phương Tây lẫn Ukraine đều không bao giờ có kế hoạch xâm lược Nga, nói chi đến việc họ chiếm lãnh thổ của nước này. Ai ở phương Tây lại muốn điều đó? Ngược lại, Trung Quốc có thể muốn. Danh sách dài những bất bình của Trung Quốc đã có từ nhiều thế kỷ trước, từ thời Sa hoàng chiếm những vùng đất rộng lớn tách khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc—những khu vực kết hợp lại lớn hơn cả vùng phía đông Sông Mississippi của Hoa Kỳ.

Cuộc xâm lược Ukraine của Putin là một sai lầm lịch sử—một sai lầm khiến mọi thứ không thể quay trở lại như trước chiến tranh.

Ngay cả khi tổng thống Hoa Kỳ sắp nhậm chức, Donald Trump, bằng cách nào đó chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, Putin cũng không thể đảo ngược những tổn thất này. Rồi chiến tranh càng kéo dài, nước Nga sẽ càng yếu đi, khiến nhiều người tự hỏi khi nào đất nước sẽ quyết định chấm dứt những tổn thất này. 

Người Nga đã phế truất Nicholas II vì ông là một nhà lãnh đạo tồi trong Thế chiến thứ nhất, vì ông đã phá hủy nền kinh tế và vì ông đã lãng phí mạng sống của thần dân. Giống như vòng cận thần của Nicholas, những người ủng hộ Putin đang giúp ông tiếp tục đi con đường tương tự và đẩy mạnh nỗ lực của mình ở Ukraine thay vì rút lui khi còn có thể. Điều này tiếp diễn bất chấp  thực tế là việc xâm lược Ukraine ngay từ đầu đã là một quyết định tồi tệ. Nhưng họ càng ủng hộ Putin lâu hơn, thì nước Nga sẽ càng trở nên mỏng manh trước Trung Quốc.

Thay vào đó, những sai lầm như vậy dẫn đến những lựa chọn thay thế kém mong muốn hơn nhiều. Câu hỏi không phải là liệu Nga có thua cuộc chiến ở Ukraine hay không (về mặt chiến lược, họ đã thua), mà là tổn thất sẽ lớn đến mức nào.

Cuộc chiến đã khiến Nga mất hơn 700.000 binh lính tử trận và bị thương. Nó đã buộc Nga phải chuyển hoạt động thương mại năng lượng béo bở của mình với châu Âu sang các thị trường ít sinh lời hơn. Nó đã làm giảm năng suất thông qua các lệnh trừng phạt. Nó đã dẫn đến việc tịch thu dự trữ ngoại hối của đất nước, với lãi suất tích lũy được chuyển đến Ukraine.

Nó đã dẫn đến việc hàng trăm nghìn công dân trong độ tuổi lao động rời khỏi đất nước. (Nhiều người đã rời đi có trình độ học vấn cao và đã làm việc trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, chẳng hạn như lĩnh vực công nghệ.) Nó đã dẫn đến việc ném bom các nhà máy, căn cứ quân sự và cơ sở hạ tầng của Nga, cũng như cuộc xâm lược lãnh thổ Nga đầu tiên kể từ Thế chiến II. (Điều này đã xảy ra ở khu vực Kursk). Và nó đã dẫn đến việc mở rộng và hồi sinh NATO, với tư cách thành viên của Thụy Điển và Phần Lan đã biến Biển Baltic thành biển NATO.

Câu hỏi không phải là liệu Trung Quốc có quay mặt đối đầu với Nga hay không, mà là khi nào. Cuối cùng thì Nga sẽ là bữa điểm tâm của Trung Quốc. Điều duy nhất còn phải xem là "bữa ăn" sẽ lớn đến mức nào. Nga đã sử dụng phần lớn kho vũ khí sau Chiến tranh Lạnh của mình cho cuộc chiến ở Ukraine, khiến Siberia trở nên rộng mở trước tham vọng của Trung Quốc. Siberia có những nguồn tài nguyên mà Trung Quốc thèm muốn—không chỉ năng lượng và khoáng sản, mà quan trọng hơn là nước. Hồ Baikal lớn hơn Bỉ và chứa 20% lượng nước ngọt có sẵn trên thế giới, thứ mà miền bắc Trung Quốc đang rất cần.

Putin dường như đang đeo đuổi chiến thắng cuộc chiến qua việc liên tục leo thang. Cuộc chiến của Putin bắt  đầu bằng cuộc tiến quân thất bại và mưu đồ thay đổi chế độ ở Kyiv không đạt. Tiếp theo là những nỗ lực buộc người Ukraine phải khuất phục – bằng các vụ thảm sát dân thường ở các thành phố như Buchha, phá hủy nhà cửa và thị trấn một cách bừa bãi, và bắt cóc hàng nghìn trẻ em (qua biên giới vào Nga). Sau đó là các cuộc không kích vào hầm trú ẩn , bệnh viện, trường học, bảo tàng và nhà máy điện, cũng như các vụ hành quyết chớp nhoáng và tra tấn tù nhân chiến tranh. Sau đó là sự phá hủy đập Kakhovka khổng lồ trên sông Dnipro, các mối đe dọa đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia (mặc dù Nga, chứ không phải Ukraine, nằm ở phía sau nhà máy), và việc sử dụng mìn, máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ, tên lửa đạn đạo, bom chùm, hoả tiễn hành trình và bây giờ là lính Bắc Triều Tiên.

Nếu Putin sử dụng vũ khí hạt nhân, điều mà ông ta đã đe dọa sẽ làm theo định kỳ, người Nga sẽ trở thành kẻ bị ruồng bỏ của thế kỷ này, giống như Đức Quốc xã trong thế kỷ trước.

Giống như người Đức trước đây, người Nga cũng ủng hộ các cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ của họ. Sau khi Liên Xô làm cho phần lớn thế giới (kể cả đất nước của họ) trở nên nghèo đói thông qua việc xuất khẩu mô hình kinh tế của mình, việc ném bom một quốc gia láng giềng bằng vũ khí hạt nhân sẽ củng cố vị thế của Nga là quốc gia lạc hậu nhất thế giới và người dân của họ là tàn bạo nhất thế giới. Hậu quả chiến lược tiêu cực đối với Nga và người Nga sẽ kéo dài trong nhiều thế hệ—hãy hỏi người Đức.

trong hành trình hủy diệt này. Cuối cùng, họ sẽ phải chịu sự thương xót của Trung Quốc chứ không phải của Putin. Nếu họ tiếp tục cuộc hành trình này, họ có thể sẽ phải chịu số phận kinh tế tương tự như những gì đã xảy ra với Triều Tiên. Và họ có thể mong đợi sự trả đũa của Trung Quốc đối với những gì Nga đã làm với Trung Quốc kể từ giữa thế kỷ 19.

Giới tinh hoa quyền lực của Nga nên tự hỏi ai đang hưởng lợi từ cuộc chiến ở Ukraine. Ở giai đoạn này, câu trả lời đã rõ ràng: chỉ có Putin. Phần còn lại của thế giới chỉ có thể theo dõi thảm họa quốc gia đang diễn ra tại Nga xem họ quyết định vớt vát những gì còn lại hay cùng chìm  theo con tàu.

Để tránh số phận của giới quý tộc Nga trước kia—hoặc để tránh lao xuống từ cửa sổ nhà cao tầng—giới tinh hoa Nga có thể phải ép Putin từ chức để hạn chế tổn thất của đất nước bằng cách trả lại lãnh thổ để đổi lấy việc giữ lại tài sản cá nhân của họ. Thật không may, có vẻ như người Nga cần một thảm họa quốc gia để suy nghĩ lại về chiến lược của mình./.

(Via Quora Digest)

(*) Bài dịch và Đề bài của TTR

01 January 2025

Đầu Năm Dương Lịch 2025: Khai Bút

Tết Tây Cảm Khái 
*
Vẫn ho hen khụt khịt
Giữa phố phường đông nghịt.
Họ ríu rít ồn ào,
Mình xanh xao sụt sịt.
Óc mờ mịt tối đen,
Đời rối ren chằng chịt.
Theo bạn tít cung thang,
Tưởng còn đang nhỏ nhít!
*
Trần Văn Lương
Cali, 1/1/2025

Một Góc Nhìn Rất Tôn Tử Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...