02 February 2025

Phụ nữ tài tình hơn phái mạnh

Ông William Golding, nhà văn, nhà thơ người Anh (1911-1993) đã viết về phụ nữ thế này:
Tôi nghĩ Phụ nữ thật ngốc khi họ cho rằng họ bình đẳng với đàn ông.

Thực ra họ luôn luôn là người vĩ đại hơn đàn ông. Bất cứ cái gì đưa cho phụ nữ, họ cũng sẽ tạo ra những giá trị cao hơn.

– Khi đàn ông đưa cho họ tinh trùng họ sẽ tạo ra một em bé.
– Khi bạn đưa cho họ một căn nhà, họ sẽ tạo ra một tổ ấm.
– Nếu bạn đưa cho họ những thực phẩm họ sẽ tạo cho bạn một bữa ăn ngon.
– Nếu bạn tặng họ những nụ cười, họ sẽ tặng bạn trái tim yêu.
– Phụ nữ luôn nhân lên, tạo ra những giá trị lớn hơn bất cứ thứ gì bạn trao cho họ.
– Nhưng nếu bạn trao cho họ một thứ gì bẩn thỉu thì hãy coi chừng, bạn sẽ nhận lại ... lot of shit đấy.
(internet)

30 January 2025

Để suy gẫm: Vì đó không phải tiền của họ

"I discovered that, for the first time but not last, 

that the politicians don't care too much about what things cost. 

It’s not their money." 

(D. Trump)

(Tôi phát hiện ra rằng, lần đầu tiên nhưng không phải là lần cuối cùng, các chính trị gia không quan tâm nhiều đến những thứ tốn kém. Đó không phải là tiền của họ).

27 January 2025

TT Trump: Thời Đại Hoàng Kim?

Nguyễn Trần Quý

Mục tiêu làm cho “nước Mỹ mạnh trở lại” (MAGA) đã có từ 8 năm qua, nhưng chưa thấy TT Trump làm được bao nhiêu, mà còn gặp rất nhiều khó khăn suýt làm cho thân bại danh liệt. Vậy liệu nhiệm kỳ 4 năm sắp tới, TT Trump có thể thực hiện được lời hứa MAGA hoặc hơn nữa “thời đại hoàng kim” cho nước Mỹ như ông vừa tuyên bố trong buổi tuyên thệ nhận chức mới đây? Nếu căn cứ vào những sự việc đang xảy ra và vào những bài học lịch sử quá khứ để lại, người ta có thể tin rằng TT Trump đang có rất nhiều điều kiện cần và đủ để làm nước Mỹ huy hoàng và thay đổi cả tình hình thế giới.

1- CON NGƯỜI CỦA TT TRUMP

Xưa nay những người làm cách mạng, làm thay đổi thời cuộc, phải là những người có mục tiêu/lý tưởng rõ ràng, có kế hoạch khả thi, có niềm tin, kiên trì theo đuổi và có bản lãnh. Ông Trump có được những điều kiện này không? Có lẽ có!

-  Lý tưởng/ kế hoạch: Làm cho nước Mỹ mạnh trở lại MAGA

-  Niềm tin: Người có niềm tin vào lý tưởng của mình hoặc tin vào mệnh Trời, vào Thượng Đế, sẽ không còn ngại khó, sợ khổ, sẵn sàng hy sinh ngay cả tính mạng mình, người đó dễ dàng thành công. Những năm tháng dấn thân vào chính trường, ông Trump luôn tâm niệm “God bless America”, luôn ôm lấy Bible làm chỉ đạo, và ngay cả trước lúc đến Quốc Hội tuyên thệ nhận chức nhiệm kỳ 2, ông Trump cũng đến nhà thờ dự lễ, và ngay trước và sau lời tuyên thệ, ông Trump cũng mời các vị tu sĩ của nhiều tôn giáo dâng lời nguyện cầu và tạ ơn. Niềm tin của ông chắc chắn vang tận trời cao và chạm đến lòng người trong cả nước.

-  Kiên trì: Xa lạ với chính trị, nhưng ông Trump đã kiên trì vượt qua mọi trở ngại để đắc cử nhiệm kỳ 1. Tuy vậy, vừa nhận chức, chưa bắt tay vào việc thì đã bị Quốc Hội đa số theo DC đã cản trở đủ thứ, điều tra, đàn hạch,và ngay cả nhiều nhân vật nổi tiếng trong cùng đảng CH cũng bất hợp tác (Never Trump). Bất chấp, Trump có lý tưởng, có niềm tin mạnh mẽ, vẫn kiên trì thực hiện kế hoạch đã định.

- Bản lãnh: Sau 4 năm vất vả tại Bạch Ốc, ông Trump bị thêm 4 năm dài khổ nhục với hàng chục vụ kiện từ toà tiểu bang tới toà liên bang, bị tra vấn hạch hỏi từ việc công cho tới việc riêng tư, làm ăn buôn bán, chuyện tình ái... và án phạt có thể lên tới cả tỉ dollars với tù tội. Chỉ cần ông chấp nhận đã thua trong cuộc bầu cử năm 2020 và bỏ ý định tái tranh cử chức vụ TT lần nữa, thì những vụ kiện này sẽ kết thúc ngay, nhưng ông Trump không chịu khuất phục, không lùi bước. Trong cuộc vận động tranh cử lần 2, ông Trump đã 2 lần bị mưu sát: một người chết, 2 bị thương, ông Trump bị 1 viên đạn gây thương tích ngay ở vành tai, cận vệ xô ông ngã xuống, mặt đẫm máu, nhưng ngay sau đó ông vẫn đứng dậy hô vang “Fight! Fight! Fight!”. Phải có bản lãnh lắm, một người mới dám “coi cái chết tựa lông hồng”! 

Nếu không có lý tưởng, không có niềm tin làm chỗ dựa, không kiên trì và nhất là không có bản lãnh đối phó với “thù trong giặc ngoài”, thử hỏi mấy ai có thể làm được như ông Trump? Những người có bản lãnh như vậy,”không thành công cũng thành nhân”!

2- NGOẠI CẢNH: THỜI VÀ THẾ

Dù ủng hộ CH hay DC hoặc Độc Lập, người dân Mỹ trong nhiều năm qua vẫn thấy cần có một thay đổi nào đó về những vấn đề đối nội như lạm phát, giá sinh hoạt tăng cao, di dân bất hợp pháp vào Mỹ ồ ạt, an ninh nhiễu nhương, việc phá thai, chuyển giới...hoặc những vấn đề đối ngoại như chiến tranh Nga/Ukraine, Hamas/Israel hoặc sự yếu thế của Mỹ trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đấn TC, Trung Đông hoặc xuất nhập cảng bị thâm hụt mà chính quyền Biden hình như lúng túng không có cách giải quyết. Nước Mỹ đang chờ mong một lãnh đạo mới , chính sách mới, mạnh mẽ hơn.

Tình hình thế giới cũng vậy: Hàng chục năm qua vai trò “cảnh sát thế giới” của Mỹ cũng bị lu mờ. Nga, TC muốn lấn át Mỹ, ngay cả những nước nhỏ hơn như Iran, Bắc Hàn, Thổ cũng muốn thách thức thế giới. Thế giới đang bước vào một thời kỳ nhiễu nhương. Hầu hết các nước nhỏ hơn vẫn mong ước thế giới có một trật tự mới với những qui ước rõ ràng, để quyền lợi mỗi nước được bảo vệ hơn, nhưng lực bất tòng tâm. Điều mong ước đó trước đây đặt vào nước Mỹ, nhưng trong nhìêu năm qua nuớc Mỹ không thể hoặc không muốn nhận lãnh vai trò này. Các nước đành chờ mong.

Giờ đây ông Trump xuất hiện trở lại, với những chủ trương rõ ràng: mạnh về kinh tế, tài chánh, mạnh về quân sự và không ngại dùng sức mạnh đó để giải quyết nhanh chóng và mạnh mẽ những mong đợi của người dân Mỹ. Ông Trump cũng không ngại xung trận dành vai trò đàn anh của thế giới, đưa thế giới trở lại một trật tự an toàn bằng những lới hứa chấm dứt chiến Nga/Ukraine, Trung Đông và dùng sức mạnh tài chánh đè bẹp những toan tính kinh doanh trục lợi một chiều cuả những nước như Trung Cộng. Việc ông Trump tuyên bố đòi lại kênh đào Panama hay mua lại Greenland có vẻ nửa đùa nửa thật, nhưng là viễn tựơng của một trật tự thế giới đang mở ra.

Dù còn nhiều nút thắt phải mở, nhưng một điều rõ ràng là những việc làm của ông Trump đáp ứng đúng thời cơ nên “thiên thời” đang đến với ông.

Đã có thời cơ thuận lợi, ông Trump cũng có cái THẾ để hoàn thành công việc. Trong nước, ông có cái THẾ của người đắc cử áp đảo, đã có hơn 75 triệu phiếu phổ thông, và hơn đối thủ 312/226 phiếu đại biểu, thắng tất cả 7 bang hy vọng của đảng DC. Cái THẾ của ông càng mạnh thêm khi nhiều cơ quan truyền thông lớn nhất quay về ủng hộ, nhiều cơ quan BigTech bắt đầu hợp tác, hàng chục nhà tỉ phú Mỹ xếp hàng sau lưng ông và nhất là những thế lực ngầm DEI của cánh tả hoặc “Never Trump” của cánh hữu gần như thúc thủ, không còn sức để cản đường ông Trump nữa. Ông Trump có cái THẾ 4 năm kinh nghiệm chủ nhân Nhà Trắng, nhưng cũng có cái THẾ của người mới, đường lối mới. Nội các của ông Trump toàn người mới, trẻ trung, đầy bản lãnh và hăng hái vào việc, nhưng không ai e ngại họ thiếu khả năng điều hành đất nước.

Ngoài nước, các chính phủ khác đều biết ông Trump dám nói, dám làm, không ngại đụng chạm và thường có những quyết định táo bạo không lường trước. Chính điều này tạo cho ông Trump có cái UY và kèm thêm sức mạnh kinh tế, quân sự áp đảo của nước Mỹ, tạo cho ông cái THẾ trên trường quốc tế .

Một vị TT vừa có UY, có THẾ, có lý tưởng, xuất hiện đúng lúc có “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” thì những điều ông hứa lúc tranh cử chắc sẽ được thực hiện và thực hiện thành công. Có lẽ ông Trump tự biết mình, biết người và xác tín điều đó, nên trong diễn văn nhận chức, ông đã nhấn mạnh “không bao giờ quên tổ quốc, không bao giờ quên Hiến Pháp, không bao giờ quên Thuợng Đế” và đứng trước các đại diện của nước Mỹ từ các cựu TT, và cả TT Biden, ông Trump đã khẳng định “thời kỳ lụn bại đã qua, nước Mỹ bước vào thời đại hoàng kim”.

3- MỘT VÀI DÈ DẶT:

Tuy nhiên lịch sử cổ kim cũng cho nhiều bài học: nhiều triều đại suy vong, nhiều chính phủ bị lật đổ chỉ vì: tự mãn, bị chuyên quyền, bị nịnh thần vây quanh. Trong hoàn cảnh hiện nay của ông Trump, cầu mong cho ông không tự mãn, “ngủ quên trên chiến thắng” rồi khinh địch, hoặc quên hàng chục triệu người đã ủng hộ mình. Cũng cầu mong ông Trump không bị những kẻ nhiều quyền thế rỉ tai, dùng uy thế của ông Trump để cho thi hành những chính sách không thực sự ích lợi cho đất nước. Cũng cầu mong cho ông Trump không để cho những nịnh thần vây quanh, điều gì cũng “Yes, Sir” tâng bốc làm ông vừa lòng, nhưng hại đất nước./.

Nguyễn Trần Quý, CH4

**

22 January 2025

"Tôi ngồi ở đây", cười tí tỉnh

Trong chiếc máy bay trên đường đến Toronto, một cô gái tóc vàng ở hạng phổ thông đứng dậy, chuyển sang khoang hạng nhất và ngồi xuống.

Tiếp viên hàng không nhìn cô và yêu cầu xem vé của cô. Sau đó, anh nói với cô ấy rằng cô ấy đã trả tiền vé hạng phổ thông và cần về lại chỗ ngồi của mình. Cô gái tóc vàng trả lời: "Tôi tóc vàng, tôi xinh đẹp, tôi sẽ đến Toronto và tôi ngồi ở đây."

Tiếp viên đi vào phòng lái và nói với phi công trưởng và phi công phụ rằng có một cô gái tóc vàng ngồi ở khoang hạng nhất, lẽ ra phải ngồi ở hạng phổ thông và cô ấy không muốn quay lại ghế của mình. Người phi công phụ đi lại chỗ cô gái tóc vàng và cố gắng giải thích rằng vì cô ấy chỉ trả tiền vé hạng phổ thông nên cô ấy cần phải về lại chỗ ngồi của mình. Cô gái tóc vàng trả lời: "Tôi tóc vàng, tôi xinh đẹp, tôi sẽ đến Toronto và tôi ngồi ở đây."

Phi công phụ nói với phi công trưởng rằng có lẽ nên nhờ cảnh sát đến khi hạ cánh để bắt người phụ nữ gàn dở này. Phi công trưởng nói, "Anh nói cô ấy là một cô gái tóc vàng? Tôi sẽ lo việc đó, vợ tôi cũng là một cô gái tóc vàng". Chàng phi công trưởng ra khỏi phòng lái, tiến đến chỗ cô gái tóc vàng và thì thầm điều gì đó vào tai cô ấy, cô ấy nói, "Ồ, tôi xin lỗi", rồi đứng dậy và quay trở về ghế hạng phổ thông của mình.

Tiếp viên và phi công phụ ngẩn người ra, hỏi phi công trưởng rằng anh đã nói gì mà khiến cô ấy về đúng chỗ mà không gặp phiền hà gì. “Tôi đã nói với cô ấy rằng vé hạng nhất sẽ không đến Toronto.” !!

(Theo Qura Digest)
**

04 January 2025

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)


John Andressen

(Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi)

Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoàng Nicholas II, Putin đã không xác định được kẻ thù nguy hiểm nhất của mình, cụ thể là Trung Quốc. Trung Quốc đang phát triển và muốn ngấu nghiến nước Nga. Putin đã không phát hiện ra con rắn này sao?

Từ năm 1858 đến năm 1860, Đế quốc Nga đã sáp nhập các vùng lãnh thổ giáp Sông Amur thuộc về triều đại nhà Thanh của Trung Quốc thông qua việc áp đặt các hiệp ước bất bình đẳng. Trung Quốc đã mất khu vực được gọi là Ngoại Mãn Châu hoặc Mãn Châu của Nga (diện tích 350.000 dặm vuông (910.000 km2)) và quyền tiếp cận Biển Nhật Bản. Và người Trung Quốc KHÔNG BAO GIỜ quên!

Bằng cách tiến hành một cuộc chiến do chính mình lựa chọn, Putin đang giúp mối đe dọa thực sự của đất nước thêm thời gian để mạnh lên. Trung Quốc, chứ không phải Ukraine, là mối đe dọa hiện hữu của Nga. Trong Chiến tranh Nga-Nhật (1904–05), Nicholas đã chiến đấu với Nhật Bản ở Mãn Châu để giành những nhượng bộ mà Nga không thực sự có thể hưởng lợi, thay vì đầu tư vào đường sắt và đạn dược cần thiết để đánh bại kẻ thù thực sự của mình là Đức, một thập kỷ sau đó.

Thất bại trong Thế chiến thứ nhất đã khiến Nicholas và gia đình ông mất mạng sau khi những người Bolshevik nắm quyền. Những quý tộc không phải chịu chung số phận bạo lực như Sa hoàng đã chạy trốn ra nước ngoài và thường chết trong cảnh nghèo đói.

Cả phương Tây lẫn Ukraine đều không bao giờ có kế hoạch xâm lược Nga, nói chi đến việc họ chiếm lãnh thổ của nước này. Ai ở phương Tây lại muốn điều đó? Ngược lại, Trung Quốc có thể muốn. Danh sách dài những bất bình của Trung Quốc đã có từ nhiều thế kỷ trước, từ thời Sa hoàng chiếm những vùng đất rộng lớn tách khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc—những khu vực kết hợp lại lớn hơn cả vùng phía đông Sông Mississippi của Hoa Kỳ.

Cuộc xâm lược Ukraine của Putin là một sai lầm lịch sử—một sai lầm khiến mọi thứ không thể quay trở lại như trước chiến tranh.

Ngay cả khi tổng thống Hoa Kỳ sắp nhậm chức, Donald Trump, bằng cách nào đó chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, Putin cũng không thể đảo ngược những tổn thất này. Rồi chiến tranh càng kéo dài, nước Nga sẽ càng yếu đi, khiến nhiều người tự hỏi khi nào đất nước sẽ quyết định chấm dứt những tổn thất này. 

Người Nga đã phế truất Nicholas II vì ông là một nhà lãnh đạo tồi trong Thế chiến thứ nhất, vì ông đã phá hủy nền kinh tế và vì ông đã lãng phí mạng sống của thần dân. Giống như vòng cận thần của Nicholas, những người ủng hộ Putin đang giúp ông tiếp tục đi con đường tương tự và đẩy mạnh nỗ lực của mình ở Ukraine thay vì rút lui khi còn có thể. Điều này tiếp diễn bất chấp  thực tế là việc xâm lược Ukraine ngay từ đầu đã là một quyết định tồi tệ. Nhưng họ càng ủng hộ Putin lâu hơn, thì nước Nga sẽ càng trở nên mỏng manh trước Trung Quốc.

Thay vào đó, những sai lầm như vậy dẫn đến những lựa chọn thay thế kém mong muốn hơn nhiều. Câu hỏi không phải là liệu Nga có thua cuộc chiến ở Ukraine hay không (về mặt chiến lược, họ đã thua), mà là tổn thất sẽ lớn đến mức nào.

Cuộc chiến đã khiến Nga mất hơn 700.000 binh lính tử trận và bị thương. Nó đã buộc Nga phải chuyển hoạt động thương mại năng lượng béo bở của mình với châu Âu sang các thị trường ít sinh lời hơn. Nó đã làm giảm năng suất thông qua các lệnh trừng phạt. Nó đã dẫn đến việc tịch thu dự trữ ngoại hối của đất nước, với lãi suất tích lũy được chuyển đến Ukraine.

Nó đã dẫn đến việc hàng trăm nghìn công dân trong độ tuổi lao động rời khỏi đất nước. (Nhiều người đã rời đi có trình độ học vấn cao và đã làm việc trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, chẳng hạn như lĩnh vực công nghệ.) Nó đã dẫn đến việc ném bom các nhà máy, căn cứ quân sự và cơ sở hạ tầng của Nga, cũng như cuộc xâm lược lãnh thổ Nga đầu tiên kể từ Thế chiến II. (Điều này đã xảy ra ở khu vực Kursk). Và nó đã dẫn đến việc mở rộng và hồi sinh NATO, với tư cách thành viên của Thụy Điển và Phần Lan đã biến Biển Baltic thành biển NATO.

Câu hỏi không phải là liệu Trung Quốc có quay mặt đối đầu với Nga hay không, mà là khi nào. Cuối cùng thì Nga sẽ là bữa điểm tâm của Trung Quốc. Điều duy nhất còn phải xem là "bữa ăn" sẽ lớn đến mức nào. Nga đã sử dụng phần lớn kho vũ khí sau Chiến tranh Lạnh của mình cho cuộc chiến ở Ukraine, khiến Siberia trở nên rộng mở trước tham vọng của Trung Quốc. Siberia có những nguồn tài nguyên mà Trung Quốc thèm muốn—không chỉ năng lượng và khoáng sản, mà quan trọng hơn là nước. Hồ Baikal lớn hơn Bỉ và chứa 20% lượng nước ngọt có sẵn trên thế giới, thứ mà miền bắc Trung Quốc đang rất cần.

Putin dường như đang đeo đuổi chiến thắng cuộc chiến qua việc liên tục leo thang. Cuộc chiến của Putin bắt  đầu bằng cuộc tiến quân thất bại và mưu đồ thay đổi chế độ ở Kyiv không đạt. Tiếp theo là những nỗ lực buộc người Ukraine phải khuất phục – bằng các vụ thảm sát dân thường ở các thành phố như Buchha, phá hủy nhà cửa và thị trấn một cách bừa bãi, và bắt cóc hàng nghìn trẻ em (qua biên giới vào Nga). Sau đó là các cuộc không kích vào hầm trú ẩn , bệnh viện, trường học, bảo tàng và nhà máy điện, cũng như các vụ hành quyết chớp nhoáng và tra tấn tù nhân chiến tranh. Sau đó là sự phá hủy đập Kakhovka khổng lồ trên sông Dnipro, các mối đe dọa đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia (mặc dù Nga, chứ không phải Ukraine, nằm ở phía sau nhà máy), và việc sử dụng mìn, máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ, hoả tiễn đạn đạo, bom chùm, hoả tiễn hành trình và bây giờ là lính Bắc Triều Tiên.

Nếu Putin sử dụng vũ khí hạt nhân, điều mà ông ta đã đe dọa sẽ làm theo định kỳ, người Nga sẽ trở thành kẻ bị ruồng bỏ của thế kỷ này, giống như Đức Quốc xã trong thế kỷ trước.

Giống như người Đức trước đây, người Nga cũng ủng hộ các cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ của họ. Sau khi Liên Xô làm cho phần lớn thế giới (kể cả đất nước của họ) trở nên nghèo đói thông qua việc xuất khẩu mô hình kinh tế của mình, việc ném bom một quốc gia láng giềng bằng vũ khí hạt nhân sẽ củng cố vị thế của Nga là quốc gia lạc hậu nhất thế giới và người dân của họ là tàn bạo nhất thế giới. Hậu quả chiến lược tiêu cực đối với Nga và người Nga sẽ kéo dài trong nhiều thế hệ—hãy hỏi người Đức.

Trong hành trình hủy diệt này. Cuối cùng, họ sẽ phải chịu sự thương xót của Trung Quốc chứ không phải của Putin. Nếu họ tiếp tục cuộc hành trình này, họ có thể sẽ phải chịu số phận kinh tế tương tự như những gì đã xảy ra với Triều Tiên. Và họ có thể mong đợi sự trả đũa của Trung Quốc đối với những gì Nga đã làm với Trung Quốc kể từ giữa thế kỷ 19.

Giới tinh hoa quyền lực của Nga nên tự hỏi ai đang hưởng lợi từ cuộc chiến ở Ukraine. Ở giai đoạn này, câu trả lời đã rõ ràng: chỉ có Putin. Phần còn lại của thế giới chỉ có thể theo dõi thảm họa quốc gia đang diễn ra tại Nga xem họ quyết định vớt vát những gì còn lại hay cùng chìm  theo con tàu.

Để tránh số phận của giới quý tộc Nga trước kia—hoặc để tránh lao xuống từ cửa sổ nhà cao tầng—giới tinh hoa Nga có thể phải ép Putin từ chức để hạn chế tổn thất của đất nước bằng cách trả lại lãnh thổ để đổi lấy việc giữ lại tài sản cá nhân của họ. Thật không may, có vẻ như người Nga cần một thảm họa quốc gia để suy nghĩ lại về chiến lược của mình./.

(Via Quora Digest)

(*) Bài dịch và Đề bài của TTR

01 January 2025

Đầu Năm Dương Lịch 2025: Khai Bút

Tết Tây Cảm Khái 
*
Vẫn ho hen khụt khịt
Giữa phố phường đông nghịt.
Họ ríu rít ồn ào,
Mình xanh xao sụt sịt.
Óc mờ mịt tối đen,
Đời rối ren chằng chịt.
Theo bạn tít cung thang,
Tưởng còn đang nhỏ nhít!
*
Trần Văn Lương
Cali, 1/1/2025

Phụ nữ tài tình hơn phái mạnh

Ông William Golding, nhà văn, nhà thơ người Anh (1911-1993) đã viết về phụ nữ thế này: Tôi nghĩ Phụ nữ thật ngốc khi họ cho rằng họ bình đẳn...