22 December 2024

Tùy bút

Hình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc-mến-lá-sân-trường" với một cô bé làng bên cũng đang xa nhà trọ học ở Mỹ Tho như chàng. Vào một đêm Noel, quá bơ vơ buồn tủi, chàng thao thức lang thang trên khắp các nẻo đường phố vô tình, cuối cùng lạc bước vào một ngôi giáo đường khiêm nhường, ấm áp ở góc đại lộ Hùng Vương và Ngô Quyền. Chàng bỗng như chơi vơi chết đuối sững sờ bắt gặp một vùng trời ngát hương hiền dịu mộng mơ "gầy như vóc liễu, buồn như mùa thu" quá quen thuộc trong chiếc áo dài lụa trắng cao sang nửa nữ sinh nửa tiên đang quỳ cầu Kinh. Chàng rón rén khép nép lặng lẽ cố tìm một chỗ nhỏ bé nhưng cũng thoáng đủ để có thể "nuốt" được trọn vẹn tất cả bóng dáng yêu kiều thân thương kia rồi từ từ quỳ xuống thành tâm khấn nguyện cầu xin Chúa...

cho dù ngoại đạo cũng anh
cho dù áo vá sao đành sầu riêng
ngơ ngơ ngẩn ngẩn cũng duyên
nửa mê nửa tỉnh nửa ghiền nửa đeo
em như cám anh như bèo
trộn chung nước mặn cho heo chết thèm
chuông chùa sớm tối thân quen
cua đồng hoa dại gót phèn mộng mơ
xa nhà gác trọ bơ vơ
chưa quen phố nhỏ tình cờ hình như
người giấu thẹn kẻ tương tư
tóc thơm thánh lễ tình ru nắng vườn
thương mặt đường yêu giáo đường
trải hồn nâng gót mười thương vô tình
nghẹn ngào xin chúa hiển linh
cho dù không đạo con tin chúa rồi
thuyền sầu vượt sóng nổi trôi
bụi hồng chung bóng hoa cười trường thi
nơi nào người đứng người đi
con xin gửi tấm tình si đời đời
người như mộng mộng như môi
mênh mông trăng nhớ bồi hồi gió quên
lòng run đêm lạnh noel
lang thang thao thức lạ quen mơ hồ
hồn đau lạc bước rừng mơ
chưa hò hẹn bỗng thơ thơ giáo đường
chuông lành cao vút thiên hương
trắng dài áo xoá dấu buồn trắng tay
như cánh vạc vương cành mai
anh sương khói em mây bay nhiệm mầu
đời như đạo đạo như sao
mình ngoan biển điệu ta ao dâng tình…

LuânTâm

18 December 2024

Người Bỏ Lễ Đêm Đông, thơ

Dạo:
       Đêm nay Thiên Chúa giáng trần,
Xin thương cứu giúp người dân khốn cùng.


Người Bỏ Lễ Đêm Đông

Đêm đất Bắc, gió mài da tím ngắt,
Người giáo dân già mở mắt trân trân.
Đêm nay Con Chúa xuống trần,
Xin thương xót toàn dân đang khốn khổ.

Chuông nhà thờ dồn đổ,
Người xoay trở cố ngồi lên.
Thân bệnh hoạn liên miên,
Đã mấy tuần liền không thuốc.

Bạn bè quyến thuộc,
Cùng gầy guộc như nhau,
Ngày qua ngày, bữa cháo bữa rau,
Ăn không đủ, lấy đâu mà cứu nạn.
                                              
                        ** 
Xứ đạo lớn, giáo dân nghèo vô hạn,
Chốn phụng thờ lại hào nháng xa hoa.
Mới khánh thành trong ít tháng vừa qua,
Một đền thánh thật nguy nga hùng vĩ.

Riêng vật liệu phải tính bằng bạc tỷ,
Trong khi dân ngày sống chỉ ít ngàn.
Nếu chẳng may thân mắc bệnh nguy nan,
Tiền không có, thuốc thang nào với tới.

Ngày đại lễ cắt băng nhà thờ mới,
Cả làng trên xóm dưới đổ về xem.
Nhưng trót mang lấy thân phận nghèo hèn,
Người chẳng dám mon men vào nơi thánh.

Co ro ngoài gió lạnh,
Thầm cám cảnh thương mình,
Khi nhìn rừng màu đỏ tím lung linh,
Nổi bật giữa đám cùng đinh rách rưới.

Mặt buồn rười rượi,
Lòng hỏi thầm: - Chúa hỡi vì đâu,
Cùng đều là xóm đạo như nhau,
Chỗ may mắn, chỗ sầu đau vất vả?

Kìa Thái Hà, con chiên tơi tả,
Nọ Đồng Chiêm, Thánh Giá vỡ tan,
Nghĩa địa Cồn Dầu, một bãi đất hoang,
Đức Mẹ Đồng Đinh, mình mang thương tích.

Tôn giáo bị giặc xem như thù địch,
Chúng ngang nhiên chiếm đất tịch thu nhà.
Nhưng sao riêng đền thánh xứ đạo ta,
Được lộng lẫy mấy ai mà sánh kịp?

Phải chăng đó chỉ là trò lừa bịp
Của bạo quyền để được dịp gào to,
Rằng dân mình đang sung túc ấm no,
Rằng nước Việt có tự do tôn giáo!
                                                     
                            **
Lòng son sắt vững tin vào phép đạo,
Người giáo dân già lảo đảo đứng lên,
Thầm dặn lòng dù bệnh hoạn còn nguyên,
Quyết không bỏ lễ trong đêm cực thánh.

Gió từng cơn buốt lạnh,
Xuyên qua manh áo cánh vá sai màu,
Người cố nén cơn đau,
Chân khập khiễng lần sâu vào bóng tối.

Tiếng đàn ca dẫn lối,
Từng bước nhọc nhằn, nhức nhối toàn thân.
Nhà thờ xa, lết mãi cũng đến gần,
Người thở dốc, dừng chân nhìn ngoảnh lại.

Chợt mừng như điên dại,
Khi từ xa thấy những mái nhà tranh
Của xóm nghèo đang rực rỡ long lanh,
Dưới tia sáng từ trời xanh chiếu rọi.

Giơ tay làm dấu vội,
Quỳ gối xuống nhìn trời,
Đôi mắt thau như cất tiếng reo cười:
- Chúa đã xuống chính ngay nơi nghèo khổ!

Rồi quay ngắm ngôi giáo đường đồ sộ,
Muôn sắc màu sặc sỡ rộn tung bay,
Buồn thở dài: - Chúa nào có ở đây!
Con kiệt sức, đêm nay đành bỏ lễ.
                           
                           **
Đêm quá nửa, vài giáo dân đến trễ,
Đứng chôn chân, mắt ứa lệ sững sờ,
Khi nhìn ra, trước tam cấp nhà thờ,
Một cái xác cứng đờ nằm úp mặt.

       Trần Văn Lương
Cali, mùa Giáng Sinh 2013

The Waterfall, tranh A.C.La







Thác Nước
(The Waterfall)

Oil on canvas, 22x28 in (56x71 cm)
by
A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

Chiều Đông..., thơ


Chúc giầu sang cũng mệt, vì biết bao nhiêu mới là giầu sang?

Thử hình dung ra một trillion đô-la xem sao ($1.000.000.000.000,00):

  

Đây là tấm giấy một trăm đô-la:










Và đây là 10 nghìn đô-la:
Coi bộ cũng không bao nhiêu!
(Một trăm tờ 100 đô ... chứ mấy!) 







Dưới chân  anh chàng này là gói tiền 

Một triệu đô-la
(100 gói $10.000)


Trông cũng chẳng to tát gì! 







Một trăm triệu

Một khối đứng gần vừa vặn trên một
 chiếc pa-lét dùng kê kiện hàng.

Trông "khá hơn", phải không? 

  



Và một tỷ

Một tỉ đô-la! Trông có vẻ hơi khớp rồi nhe! 





***

Một ngàn tỉ (Trillion)

Bước vô cái sân bóng đá chất đầy tiền thế này
chắc muốn xỉu quá!!
Chú ý: những khối bạc chồng hai tầng trên các pa-lét! 

**
*


Từ nay trở đi khi nghe ai nói đến 1 trillion, bạn hiểu là họ đang nói đến
cái quảng trường chứa đầy tiền như thế đó.

(Hình ảnh: TTR sưu tầm)

11 December 2024

Để Suy Gẫm

Hỏi:

Tôi là một cô gái Hồi giáo và tôi muốn cải đạo sang Ấn Độ giáo. Làm sao để tôi thuyết phục gia đình về quyết định của mình?

Đáp:

Bạn đã tự đặt cho mình một nhiệm vụ bất khả thi. Bố mẹ bạn sẽ không bao giờ đồng ý cho bạn cải đạo khỏi tôn giáo của mình, trừ khi chính họ cũng bị thuyết phục và sẵn sàng cải đạo. Điều này đúng với bất kỳ tôn giáo nào.

**

07 December 2024

Ly Hương, Sự Chọn Lựa Nghiệt Ngã

"Xã hội càng bất ổn, lòng người càng bất an"

Cuối cùng cũng đến ngày em gái út cùng chồng và con sang Mỹ định cư. Thế là lại thêm một gia đình người thân nữa của tôi rời bỏ đất nước này.

43 tuổi, em đang có việc làm ổn định ở một doanh nghiệp nhà nước với mức thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng. Hai vợ chồng có biệt thự, xe hơi và chồng còn sở hữu một cơ ngơi làm ăn riêng, tuy nhỏ nhưng cũng đáng để cho nhiều người phải mơ ước. Vậy mà điều gì đã khiến các em bỏ hết mọi thứ và dắt díu ba đứa con nhỏ dại từ giã quê hương để bắt đầu làm lại cuộc sống nơi xứ người cách đây nửa vòng trái đất? Câu trả lời nghe vẫn quen thuộc như nhiều lần tôi đã từng nghe: “Vì tương lai con cái!”.

Vâng! Đó là lý do mà rất nhiều người Việt trong dòng chảy nhập cư nước ngoài những năm gần đây thường nêu lên để giải thích cho việc ra đi của mình. Thật chua chát khi hơn 40 năm sau ngày 30-4-1975, ký ức “thuyền nhân” lại trở về dưới một dạng thức khác. Lần này, các “thuyền nhân” ra đi không phải trong tâm thế trốn chạy hoảng loạn, vội vã mà là được cân nhắc, chuẩn bị cẩn thận. Không phải trên những chiếc thuyền lênh đênh đầy bất trắc mà là trên những chuyến bay tiện nghi, an toàn. Không phải lén lút, vô định mà là công khai và được chuẩn bị sẵn mọi thứ cho đến khi cầm visa trong tay mới lên đường. Các công ty tư vấn nhập cư dạo này nhan nhản khắp nơi với những chương trình mời gọi đi định cư châu Âu, Mỹ, Canada, Úc…

Giờ gặp nhau, người ta hỏi thăm đã có PR (permanent resident) của nước nọ nước kia chưa, như một điều bình thường! Người có tài tìm đường đi theo dạng skill worker hoặc doanh nhân khởi nghiệp. Người có tiền thì bỏ tiền ra mua quốc tịch hoặc “thẻ xanh” cho nhanh. Người ít cả tiền và tài thì hy vọng kiếm được một suất đi lao động nước ngoài rồi tìm đường ở lại bằng đủ cách. Lớp trẻ đi du học hầu hết cũng không muốn trở về. Năm 2014, báo chí thông tin có 12/13 quán quân của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” không trở về nước sau khi kết thúc thời gian du học ở Úc với học bổng toàn phần cho người chiến thắng chung cuộc. Con số đó đến nay chắc đã tăng thêm sau bốn năm.

Tháng 7-2017, Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ công bố báo cáo hằng năm cho thấy Việt Nam đứng trong top 10 nước hàng đầu mua nhà tại Mỹ. Trả lời BBC, tổ chức này cho biết chỉ trong thời gian từ tháng 4-2016 đến tháng 3-2017, công dân Việt Nam đã mua bất động sản tại Mỹ trị giá lên tới 3,06 tỷ USD. Đó là mới tính số tiền chuyển đi để mua nhà tại Mỹ chứ chưa tính ở các nước khác và tất nhiên, đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng! Đất nước như một bao gạo bị thủng để trí lực, tài lực cứ chảy dần ra nước ngoài cho đến khi rỗng ruột. Quê hương chôn rau cắt rốn ở đây mà dường như chỉ là chốn dừng chân tạm bợ với rất nhiều người Việt bây giờ…

Làm sao có thể trách em tôi cũng như hàng triệu người dân khác đã và đang tính bỏ nước ra đi? Bởi cái lý do “vì tương lai con cái” nghe nhẹ bâng vậy mà trĩu nặng quá chừng! Sự lo toan và hy sinh vô bờ cho con cái vốn là nét văn hoá đặc trưng của người Việt. Những bậc cha mẹ thuộc nhiều thế hệ đã trải qua các cuộc chiến tranh trên đất nước nhỏ bé này, càng khổ cực nhiều ở đời mình lại càng thấm thía sâu sắc ước mơ về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho đời con cháu. Nhưng nỗi lo bây giờ không còn là chuyện cơm ăn áo mặc hàng ngày cho phần “con”, như trong thời kỳ phải thắt lưng buộc bụng vì chiến tranh và sự mông muội. Nỗi lo bây giờ là về chất lượng cuộc sống cho nhu cầu của phần “người”. Có thể nào sống an yên khi môi trường bị phá hoại tàn khốc, tài nguyên đất nước bị khai thác tới cạn kiệt, thực phẩm bẩn tràn lan khắp nơi và tham nhũng thì như ổ dịch bệnh hoành hành từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài? Có thể nào sống hạnh phúc khi nền giáo dục và y tế ngày càng xuống cấp, các phúc lợi xã hội không chỉ kém chất lượng mà còn tiếp tục giảm sút, các giá trị văn hoá – đạo đức bị tha hoá và đảo lộn?…

Bây giờ, bước ra đường là thấy lo: Lo nạn cướp giật, móc túi; lo tai nạn giao thông; lo ăn uống bị ngộ độc thực phẩm; lo hít khói bụi bị ung thư; lo bọn trẻ bị dụ dỗ sa vào ma túy hoặc bị xâm hại, bắt cóc… Cứ thế mà ngút ngàn triền miên lo. Thà chỉ phải lo cơm áo như ngày xưa còn dễ hơn bội phần! Xã hội càng bất ổn, lòng người càng bất an. Làm sao có thể yên tâm để con cái lớn lên trong một môi trường sống như vậy? Chưa kể, những lời đồn đoán về một tương lai xám xịt của đất nước gắn với những thỏa thuận của Việt Nam và Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng là một trong những nguyên nhân gây hoang mang khiến cho nhiều người phải tính đường tháo chạy trước. 28 năm qua, Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam vẫn giữ bí mật, nhất quyết không công khai những nội dung đã ký kết với Đảng cộng sản và Nhà nước Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô. Vì thế, những đồn đãi càng ngày càng lan rộng, bất chấp mọi nỗ lực trấn an dân chúng của chính quyền. Và dù đã bước sang thế kỷ 21, thế nhưng nhà nước Việt Nam vẫn chủ trương quản lý, định hướng về tư tưởng và bưng bít thông tin không khác gì ở trong thế kỷ trước.

Hôm biết tin Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng, một người quen của tôi là tiến sĩ trong lĩnh vực tài chính từng hăm hở từ Mỹ trở về nước cách đây 10 năm ngậm ngùi chia sẻ: “Em đã hoàn tất thủ tục cho cả gia đình trở lại Mỹ cách đây mấy tháng, nhưng vẫn còn cố nấn ná… Giờ thì phải ra đi thôi chị ạ, không thể để bọn trẻ lớn lên trong bầu không khí ngày càng ngột ngạt thế này…”. Bao nhiêu người trẻ có tri thức và nặng tình với quê hương đã “vội vã trở về, vội vã ra đi” như thế?

***

Hồi đi thăm Israel, tôi thường đứng lặng thật lâu trước hình ảnh những con tàu hồi hương hiện diện khắp mọi nơi, như một niềm kiêu hãnh trong lịch sử lập quốc của đất nước này. Đó là những chuyến tàu từ châu Âu, châu Mỹ… đưa hàng triệu người Do Thái ở khắp nơi trên thế giới trở về xây dựng quê hương sau khi Israel chính thức được thành lập vào năm 1948. Những gương mặt người Do Thái hồi hương khi ấy còn vương nét nhọc nhằn sau Thế chiến, nhưng vẫn bừng sáng niềm hy vọng vào tương lai và ý chí quyết tâm kiến thiết quốc gia. 70 năm sau khi lập quốc, ngày nay Israel đã trở thành một trong số các quốc gia phát triển hàng đầu và là nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới (tính theo GDP danh nghĩa năm 2016). Những chuyến tàu hồi hương ngày đó đã mang về cho quốc gia này vốn liếng quý nhất là những con người tinh hoa để xây dựng thành công một đất nước đã từng không có tên trên bản đồ thế giới.

Còn chúng ta? Sau 73 năm thành lập và thống nhất đất nước (dài hơn thời gian lập quốc của Israel), những chuyến tàu (cả tàu thuỷ và tàu bay) sao lại chỉ mang dân ta ra đi mà không có trở về? Lịch sử dân tộc Việt Nam dường như gắn liền với các cuộc di dân, nhưng chua xót hơn là cho tới tận bây giờ, những cuộc di dân ra nước ngoài vẫn chưa biết bao giờ mới dừng lại? Bao câu hỏi cứ quay quắt trong tôi khi nghĩ đến em gái. Ngoài kia, trời Sài Gòn vẫn vần vũ mưa. Tiếng hát Thái Thanh vọng từ nhà ai đó nghe nức nở: “Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi…”.

Và trong tôi, không hiểu sao cứ thấp thoáng khôn nguôi hình ảnh những con tàu hồi hương về Israel cùng những con tàu ly hương rời Việt Nam

(Nguyễn Thị Oanh
Share Lại Hoài Niệm T.TT)

29 November 2024

THOẢNG, thơ

thoảng mùi cay trên môi em
tựa như sữa tựa như kem
không em trời xanh thiếu thốn
không em rượu không lên men

thoảng mùi nồng trên tóc ai
tựa như bồ kết hoa mai
có em hoa xuân sớm nở
có em gió lụa miệt mài

thoảng đó áo em đổi màu
khi tím khi màu lá cau
thoảng đó má em mát rượi
khi nói ta đừng xa nhau

thoảng mây thoảng gió em mơ
chẳng còn ai nữa bơ vơ
chẳng còn ai nữa lo sợ
chẳng còn ai nữa đợi chờ

thoảng nhìn có thương có yêu
thương rồi cô ấy yêu kiều
yêu rồi cô ấy làm dáng
bên thềm, hoa soan mỹ miều

thoảng thấy gió chơi trong rừng
thoảng thấy tay bắt mặt mừng
thoảng trông cá hoa đẻ trứng
thoảng đó yêu ai quá chừng

thoảng cái mà làm ai say
khi gió về lùa chim bay
khi sương mai không lưu lạc
khi đôi lứa tay cầm tay

thoảng, gió đừng buồn hôm nay

btb 11/29/04
(AFAR)
**

Comment

Cảm ơn đại ca Bất Tiếu (Thi sĩ)

Bài thơ quá hay nhưng vì kinh nghiệm bản thân quá giới hạn nên có thể hiểu mà không cảm nhận hết được. Nên thử tìm Gemini để hỏi nó thêm:

“Một người 87 tuổi mà vẫn còn làm thơ tình rất hay về những người yêu xưa như thế chứng tỏ gì về libido, mức  testosterone  và bộ phận Hippocampus của cụ ấy?” 

Và Gemini trả lời:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp, chúng ta có thể suy đoán một số điều về trường hợp người 87 tuổi vẫn còn viết thơ tình hay:

1. Libido và Testosterone:

 * Libido: Khả năng viết thơ tình sâu sắc cho thấy người này vẫn còn ham muốn tình dục (libido) ở mức độ nhất định. Libido không chỉ liên quan đến hoạt động tình dục thể chất mà còn bao gồm cả khát khao tình cảm, sự lãng mạn.

 * Testosterone: Mặc dù testosterone thường được liên kết với ham muốn tình dục ở nam giới, nhưng việc duy trì libido ở tuổi cao tuổi không hoàn toàn phụ thuộc vào hormone này. Có thể người này vẫn sản xuất đủ testosterone để duy trì ham muốn ở mức độ nhất định, hoặc các yếu tố khác như tâm lý, kinh nghiệm sống cũng đóng vai trò quan trọng.

2. Bộ phận Hippocampus:

 * Hippcampus: Bộ phận này của não có vai trò quan trọng trong việc hình thành và lưu trữ ký ức, đặc biệt là các ký ức mang tính cảm xúc. Việc người này có thể viết những bài thơ tình sâu sắc, thể hiện sự nhớ nhung về người yêu xưa, cho thấy khả năng của hippocampus vẫn hoạt động tốt. Điều này giúp họ truy xuất và tái hiện những kỷ niệm tình cảm một cách sống động.
Tuy nhiên, cần lưu ý:

* Tính cá nhân: Mỗi người là một cá thể độc lập, có những đặc điểm sinh lý và tâm lý khác nhau. Việc suy đoán về tình trạng sức khỏe của một người chỉ dựa trên một thông tin duy nhất là không đủ.

 * Yếu tố khác: Ngoài libido, testosterone và hippocampus, còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo và biểu cảm của một người, như:

* Gen di truyền: Một số người có khả năng sáng tạo bẩm sinh.

* Môi trường sống: Môi trường văn hóa, giáo dục và các mối quan hệ xã hội cũng có thể tác động đến sự phát triển của khả năng sáng tạo.

* Sức khỏe tổng thể: Các bệnh lý khác như tim mạch, thần kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo.

Để có cái nhìn toàn diện hơn về trường hợp này, cần phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác như:
* Sức khỏe tổng thể của người này: Họ có mắc các bệnh lý mãn tính nào không?
* Thói quen sinh hoạt: Họ có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý không?
* Sử dụng thuốc: Họ có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có thể ảnh hưởng đến chức năng não không? 
* Môi trường sống: Họ sống trong một môi trường văn hóa, xã hội như thế nào?
Lời khuyên:
Nếu bạn quan tâm đến trường hợp này, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế, đặc biệt là các bác sĩ thần kinh, để được tư vấn cụ thể hơn.
Disclaimer: Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ.
Bạn có muốn biết thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ ở người cao tuổi không?

Cụ Bất Tiếu thấy AI trả lời đạt chưa?

HvH 
(AFAR)

27 November 2024

Cần Bằng Chứng, cười tí tỉnh

Một người phụ nữ vào cửa hàng để mua thức ăn cho mèo. Nhân viên thu ngân nói:

- "Vâng, nhưng xin bà cảm phiền, chúng tôi cần bằng chứng bà thực sự có một con mèo. Một số người ngày nay hay mua thức ăn cho mèo để ăn."  

Người phụ nữ thấy điều này kỳ cục, nhưng vẫn về nhà, mang mèo lại và mua được thức ăn cho mèo. Ngày hôm sau, người phụ nữ đó đến cửa hàng để mua thức ăn cho chó. Nhân viên thu ngân nói:

"Vâng, nhưng xin bà cảm phiền, chúng tôi cần bằng chứng bà thực sự có một con chó. Một số người ngày nay hay mua thức ăn cho chó để ăn."

Người phụ nữ cảm thấy hơi khó chịu, nhưng vẫn về nhà, mang chó lại và mua được thức ăn cho chó.

Ngày hôm sau, người phụ nữ đó đến cửa hàng để mua thức ăn cho trẻ em. Nhân viên thu ngân nói:
"Tôi rất xin lỗi, thưa bà, nhưng chúng tôi cần bằng chứng chứng minh rằng bà thực sự có một đứa con. Một số người ngày nay sẽ mua thức ăn cho trẻ em để ăn."

Lúc này, người phụ nữ cảm thấy thực sự khó chịu, nhưng vẫn về nhà, mang con lại và đã mua được thức ăn cho con.

Ngày hôm sau, người phụ nữ đến cửa hàng và tiến đến quầy thu ngân, tay cầm một chiếc hộp nhỏ có lỗ ở mặt trước và yêu cầu: "Xin hãy nhét ngón tay của bạn vào đây." Người thu ngân nhìn người khách hàng với vẻ kỳ lạ, nói:

"Không được đâu, có thể bạn đang giấu một con nhện trong đó." 

Người phụ nữ trả lời: "Xin đừng lo lắng, tôi không làm vậy đâu."

Người thu ngân vẫn còn nghi ngờ. "Bạn giấu một con chuột à?"

"Không."

"Một con rắn?"

"Không."

"Thôi... Được rồi."

Người thu ngân nhét ngón tay vào hộp và chạm vào thứ gì đó mềm và nhão; cô ấy rút ngón tay ra, ngửi và nói, "Mùi này giống như phân!"

"Đúng vậy. Bây giờ tôi có thể mua giấy vệ sinh được chứ?"

(Theo Quora Digest)
***

Con Người Thực Anthony Fauci

Bs Ngô Trọng Vĩnh

Bài này Tôi viết đăng trên tập san YNDS FFlorida Nov,2023: Con người thực Anthony Fauci

Thế giới đảo điên!! Chiến tranh đang bùng nổ. Biểu tình lung tung khắp nơi Ai đúng, Ai sai  ???

Y khoa cũng vậy, giờ cũng lung tung!!

Chúng ta đều đã quá 70 tuổi thất thập cổ lai hy, đã hành nghề trên dưới 50 năm hẳn có nhiều nhận xét về Y Khoa trong 50 năm qua.

Y Khoa là một khoa học thực nghiệm, dựa vào quan sát, thử nghiệm, chữa trị và biến đổi theo thời gian…

Chích ngừa cũng vậy, có cái rất hay, tốt và ít phản ứng thì phải dùng. Có cái không hiệu quả, và nhiều phản ứng phụ không tốt thì phải vứt đi, không nên ngụy biện là phải chích nhiều lần thêm. Nói vứt thứ thuốc không hiệu nghiệm Không có nghĩa là chống lại Chích ngừa  !!!

Cụ thể hóa Vụ Covid 19.

Chúng ta may mắn sống sót Đại dịch Covid-19, sau khi hơn 7 triệu người trên thế giới đã chết?Và riêng tại Mỹ khai báo hơn một triệu người chết ??? Từ Tổng thống đến Ông Anthony Fauci trưởng ban chống dịch, toàn thể nội các, giám đốc CDC.. đều bị dính Covid dù đã chích ngừa đến 5 mũi !!!

Nay CDC đang khuyến cáo chích thêm mũi thứ 6 Covid up date vaccine)  kể cả cho con nít!! Vậy chúng ta nên chích không? Cho tới nay chưa tới 3 % dân Mỹ chịu chích thêm nữa  !!

Ông Robert Kennedy Jr đã viết một cuốn sách hơn 1000 trang về chuyện này và về con người thực Anthony Fauci.

Các bạn ngại đọc. Tôi đã đọc và tóm tắt cho các bạn. Xin mời đọc và tự mình suy nghĩ

Trước Đại dịch Covid 19 có lẽ chúng ta không biết đến tên ông Anthony Fauci.

Khi cơn Đại dịch Covid-19 xuất hiện và nổ bùng cuối năm 2019 và đầu năm 2020, thì cả nước Mỹ và thế giới đều biết hay nghe nói đến Giáo sư, bác sĩ Anthony Fauci. Ông đã giúp 2 Tổng thống Mỹ chống lại con siêu vi Covid 19 này. Kết quả ra sao thì tùy nhận định của mỗi người.

Tuy nhiên ta có thể khẳng định. Nước Mỹ đã khai báo có nhiều người chết vì Đại dịch Covid 19 nhất thế giới, trên 1 triệu 139000 người ở 1 nước có hơn 300 triệu dân và là một nước có nền Y Khoa tiên tiến nhất!!!

Tại sao lại như vậy?

22 November 2024

Cái Đêm Hôm Ấy . . . Đêm Gì?

TTR: Chắc chắn không ai đọc được những bài ký sự như thế này mà còn có thể hình dung ra cảnh người dân bị bóc lột tàn bạo, phi nhân hơn nữa được.

*** 


Cái đêm hôm ấy... đêm gì?
Phùng Gia Lộc

Cuối năm 1983, tôi được ở nhà chờ quyết định về nghỉ chế độ. Chiều chủ nhật, thằng Học con tôi rủ rỉ nói:

- Con bắt được bác Quang ăn bánh cuốn ở hàng anh Minh. Bác đi thồ sắn ở chợ Phúc Địa về. Bác cho mấy bó nhưng con không lấy. Bác dặn con về đừng nói với bố mẹ là đã gặp bác. Nói, hôm nào sang bác đánh chết.

- Hừ! Lại thế nữa...

Tôi buột miệng bảo với con thế, rồi thừ ra. Bạn bè anh em cùng một phòng với nhau mà đi qua không vào. Có điều gì nhỉ?

Sáng thứ hai tôi sang cơ quan ứng mấy cân gạo và định bụng sẽ gặp, trút sấm sét lên đầu anh ấy. Nghe tôi trách, Lê Trung Quang, trưởng phòng tổ chức Ủy ban huyện Thọ Xuân, cười hà hà làm lành thật đôn hậu, dễ yêu:

- Giá có một mình thì tôi vào. Đằng này những bốn binh, khao được, anh cũng liệt. Vả lại, bốn cái xe nặng è, sợ tối.

Là trưởng phòng tổ chức ủy ban huyện, anh cũng để gia đình vợ con đói thiếu. Ra anh còn kém cỏi hơn cả tôi, một kẻ chân chim trần trụi, một tay sắp trở thành "phó thường dân". "Nhà mình cũng bí. Nộp sản đi rồi, lúa đã cạn. Khó mà ăn thấu tết được". Quang lắc đầu bảo thế.

Anh gạn tôi:

- Ông ở đây với tôi đêm nay cho vui. Tôi buồn quá.

Tôi chỉ vào mấy cân gạo đã bó buộc sau xe, bảo anh Quang:

- Phải mang "hàng chiến lược" này về chứ.

Nếu nghe lời Lê Quang Trung nằm lại với anh một đêm, thì tôi đã không thể nào hình dung nổi ở Phú Yên xã tôi Cái đêm hôm ấy là đêm gì...

Có cái "các" quá giang của Lê Trung Quang cho mượn, tôi không phải mất ba đồng tiền đò. Qua sông Chu gió vù vù bên tai, tôi phải kéo vành mũ len, trùm thấp cho đỡ run. Tôi về đến nhà, trời đã sẩm tối, con mực xông ra í a í ẳng vờn chân lên hông. Vợ tôi bế thằng Văn ngủ khì trong lòng, ngồi bên bếp than vỏ cao su um khói. Bên cạnh, thằng cu Thức bốn tuổi đang liến láu. Còn Học - thằng con nhớn đang học bài ở nhà trên.

Thấy tôi về thằng Thức reo lên:

- A bố! Bố về là bố về! Có chi không bố?

- Có cái rét cóng đây này!

Tôi nói rồi dắt xe vào nhà, mở túi gạo, vác xuống bếp khoe:

- Ứng được năm cân gạo.

Bà cụ thân sinh ra tôi mệt đã lâu, thấy tôi về, cũng gượng chống gậy xuống bếp sưởi. Cụ bảo:

- Mẹ Học đi nấu cơm cho bố va ăn!

Tôi hỏi:

Lái Xe Bằng Mồm, thơ xả xú-bắp

LÁI XE BẰNG MỒM
(Chuyện có thiệt, ai tin thì tin)

Ông kẹ nọ bắt cóc con nít,
Bán lấy tiền mua chiếc Tét La.
Một hôm đi hành sự Bolsa,
Chộp trúng ngay thằng cu ranh mãnh.

Hắn trói nó vào ghế bên cạnh
Xe soundproof khỏi sợ nó la
Nhảy vô ngồi, há mồm to ra,
Hô một tiếng thật to : "Dọt lẹ!".

Xe lao đi, theo lệnh ông kẹ:
“Quẹo phải, trái, đi thẳng, ngừng ngay!”
Thằng cu nghe, thông hiểu thật hay,
Nó hét to: “Táp lề, thắng gấp!”

Và la : “9 -1- 1, nguy cấp.”
Giọng trầm buồn, từ chiếc loa xe
“Hãy bình tĩnh, ngồi yên đó nghe!
Cảnh sát tới trong vòng vài phút.”

Thằng bắt cóc tung cửa chạy gấp
Vào nhà kia, nấp tại góc sân.
Chủ nhà thấy bắn nó què chân.
Hắn kiện, thắng Tesla hai triệu!!!

TNT (AFAR)

18 November 2024

SƠN TINH & THUỶ TINH, tranh A.C.La





Sơn Tinh và Thủy Tinh
(The Mountain Lord vs The Water Lord)

Oil on canvas
24x24 inch (61x61 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh 
**




MỴ NƯƠNG TÌNH

Núi cao, cao ngất vì tình
Trùng dương ôm ấp bóng hình Mỵ Nương 
Thuỷ - Sơn lễ vật dặm trường
Yêu người con gái, sắc hương tuyệt trần
Má hồng ẩn dáng ngọc trân
Như trong nét vẽ có phần ghen tuông
Pha màu ngực dậy sóng cuồng
Dấu trong núi thẳm tóc buông ngọt ngào
Đâu hay em vạt yếm đào
Chuyện xưa nhan sắc lạc vào đắm say
Biển tình vần vũ màu mây
Chốn mênh mông chợt bủa vây luỵ tình
Nàng về, theo gót Sơn Tinh
Thuỷ Tinh ôm hận dặm nghìn sóng dâng

Như Thương

**

Đôi điều về bức tranh

Lưng tựa vách núi, ngực phơi sóng gào, Mỵ Nương sa vào giữa cơn thịnh nộ của hai vị thần. Nàng lo âu hay hãnh diện? Hay  lo âu pha hãnh diện?  Phụ nữ mà! Ai mà chẳng thích được phái mạnh chiêm ngưỡng! Sơn Tinh kiên cường ngạo nghễ thách đố. Thủy Tinh gầm thét không ngơi, trong cơn giận dữ ghen tuông muốn dâng nước nhận chìm tất cả.

Hàng năm dân Việt nghĩ lại tích xưa khi mùa lũ lụt kéo tới. Tích xưa là một huyền thoại nhưng trong ý cổ có điều thực. Đâu đó trong tâm lý xã hội học thì cứu cánh cho những hoạt động và tham vọng của một người đàn ông thông thường là thực phẩm, quyền lực, và đàn bà.

Không biết bao nhiêu sách sử viết về đàn bà và dường như vẫn không khám phá hết cái tác phẩm kỳ diệu này của tạo hóa. Đàn bà không phải chỉ là những khóe mắt tình tứ, những đường cong tuyệt mỹ, những vành môi gợi cảm, mà đàn bà còn là một trung tâm quyền lực. Nhan sắc kết hợp mưu kế tạo ra một Võ Tắc Thiên  khuynh đảo cả một đế chế.

Nhan sắc nhiều khi mạnh hơn cả một đạo quân. Nhan sắc mở toang cửa thành vững chắc mà hàng triệu mũi tên, hàng nghìn lưỡi kiếm, hàng chục thớt voi  không phá nổi. 

Ôi nữ sắc! Gây chiến tranh để đoạt nó. Thị uy để lân bang dâng cống nó. Thành Troie đã nát tan vì một bóng hồng. Và rồi tương kế tựu kế, nó đã được sử dụng như một đòn phép, một trong những đòn phép hiệu nghiệm nhất trong binh thư. Tây Thi khi cống Ngô đã mang theo cả một sứ mạng Phạm Lãi giao. Mỹ nhân nước Việt và đám nữ nhi hầu cận đã góp phần làm tàn lụi quyền lực vang dội một thời của thành Cô Tô. Ngô Vương Phù Sai trong cảnh lưu vong lúc cận kề cái chết vẫn còn hướng về Cô Tô Đài thương tiếc Tây Thi. 

Phụ nữ trong huyền thoại và sử sách nổi bật và quyến rũ như vậy thì làm sao lại bỏ qua cho được khi nghệ nhân tìm kiếm nguồn hứng. Bởi vậy mà sách sử nghệ thuật nói rằng nếu bỏ con người đi, công trình nghệ thuật chỉ còn phân nửa. Người ta có thể nói thêm mà không sợ ngoa: Nếu gạt phụ nữ ra khỏi đích điểm nghệ thuật, thì công trình nghệ thuật từ xưa tới nay mô tả con người chưa chắc còn lại một phần ba.

Thế nên, ngoài cảnh rừng núi và biển cả, tôi cũng thích đưa nữ nhân vào trong các bức họa vẽ theo cảm xúc trong loại tranh mà một số người gọi là visionary, một lối vẽ đi từ hiện thực có đường có nét rồi thoát ra cảnh trừu tượng vô hình tượng, giống như nhìn thấy trong giấc mơ.

Mời quý anh chị nhìn lại "Sơn Tinh và Tủy Tinh" để mơ mộng trong giây lát sau những đa đoan của một ngày mệt nhọc.

A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

Chuyện Vãn Hậu Bầu Cử 2024 Ở Hoa Kỳ

Chương Trình "Những Điều Trông Thấy"
với cựu Đại Úy Nguyễn Thị Bé Bảy
Anh Huy phụ trách
trên Đài Phát Thanh Sài Gòn- Dallas, làn sóng 1160 AM
lúc 3:30pm - 4:00 pm (Giờ Miền Đông)
Friday Nov 15, 2024

Nội dung: 

- Nội các trong nhiệm kỳ Trump & Vance
- Thay đổi trong Ngũ Giác Đài?
- Bà Harris mang nợ 20 triệu

1- Nội các trong nhiệm kỳ Trump & Vance

Trong vài ngày qua, Tổng Thống đắc cử Donald Trump đã công bố các thành viên mới cho chính quyền tương lai. Một số lựa chọn của ông Trump đã đưa ra những tuyên bố gây tranh cãi về cuộc chiến ở Ukraine và phản đối việc cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Kiev. Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump nhiều lần cam kết sẽ chấm dứt xung đột Ukraine "trong vòng 24 giờ" nếu đắc cử. Ông không giải thích cách ông sẽ thực hiện cam kết này, mặc dù ông tuyên bố rằng sẽ sử dụng "mối quan hệ tuyệt vời" với Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky để làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình. Mời cô nhận định.

Đáp:

Câu hỏi này chúng ta đã bàn trong tuần qua rồi, nói chung là các cơ quan truyền thông và những nhà phân tích thời sự có những ý kiến khác nhau về TT Trump sẽ làm thế nào để chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine trong vòng 24 tiếng đồng hồ như ông đã hứa. Mới đây, TT Ukraine Zelensky nói rằng với TT Trump, chiến tranh sẽ sớm kết thúc.

Bây giờ chúng ta hãy bàn đến những nhân sự mà TT Trump đã đề cử vào nội các của ông.

- Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống: bà Susie Wiles 67 tuổi, người điều hành cuộc vận động tranh cử cho ông Trump trong các cuộc bầu cử 2016, 2020 và 2024.

- Phụ Tá Chánh Văn Phòng đặc trách chính sách, ông Stephen Miller 39 tuổi. Ông cũng là Cố Vấn TT Trump về an ninh nội địa.

- Giám Đốc Truyền Thông tại Bạch Ốc, ông Steven Cheung 42 tuổi.

- Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, Dân Biểu Florida Mike Waltz 50 tuổi

- Ngoại Trưởng,TNS Florida Marco Rubio 53 tuổi, một người có chủ trương cứng rắn với Trung Cộng.

 - Phụ Tá Ngoại Trưởng, một phụ nữ người Mỹ lai Việt, cô Michell Giuda, 39 tuổi.

- Tổng Trưởng Nội Vụ, Thống Đốc North Dakota Doug Burgum, 68 tuổi.

- Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Dân Biểu New York Elise Stefanik, 40 tuổi, nhân vật cao cấp thứ ba của đảng Cộng Hòa.

- Tổng Trưởng Nội An, Thống Đốc South Dakota Kristi Noem 52 tuổi.

- Giám Đốc cơ quan ICE, (Di Trú và Hải Quan) ông Tom Homan 62 tuổi, đặc trách biên giới, thực thi kế hoạch trục xuất các di dân bất hợp pháp. Dưới nhiệm kỳ I của TT Trump, ông Homan là Quyền Giám Đốc cơ quan ICE.

- Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia, bà Tulsi Gabbard, 43 tuổi, dân biểu tại Hawaii, là đảng viên cao cấp thứ 2 của đảng Dân Chủ từ năm 2013- 2016,  UCV TT trong cuộc bầu cử 2020. Bà đã rời đảng Dân Chủ và gia nhập đảng Cộng Hòa trong năm nay.

-  Giám Đốc CIA, ông John Ratcliffe 59 tuổi, từng giữ chức vụ Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia từ năm 2020-2021.

- Tổng Trưởng Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh, ông Robert Kennedy Jr. 70 tuổi

- Giám Đốc cơ quan Bảo Vệ Môi Trường, ông Lee Zeldin, 44 tuổi, cựu Dân Biểu Long Island, New York

- Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Dân Biểu Georgia Doug Collins 58 tuổi

- Đại Sứ Hoa Kỳ tại Do Thái, ông Mike Huckabee, Cựu Thống Đốc Arkansas, 69 tuổi.

- Tổng Trưởng Quốc Phòng: Pete Hegseth 44 tuổi

- Tổng Trưởng Tư Pháp (còn gọi là Tổng Chưởng Lý): Dân Biểu  Matt Gaetz 42 tuổi.

- Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp (còn gọi là Phó Tổng Chưởng Lý): Luật Sư cá nhân của TT Trump, Todd Blance 50 tuổi.

- Ngoài ra, còn có một cơ quan đặc biệt gọi là "Giám Sát Hiệu Suất của Chính Phủ" do tỷ phú Elon Musk và doanh nhân Vivek Ramaswamy phụ trách. Chưa biết cơ quan này sẽ là một Bộ mới trong chính phủ Trump & Vance hay là một Văn Phòng trực thuộc Phủ Tổng Thống.

Những người được đề cử nói chung không có gì trở ngại, riêng 2 nhân vật được đề cử vào 2 Bộ quan trọng là Bộ Quốc Phòng và Bộ Tư Pháp, lập tức bị trỉ trích rất gắt gao.

*) Dân Biểu Matt Gaetz hiện đang bị điều tra về liên hệ tình dục với một thiếu nữ 17 tuổi, đã từ nhiệm Dân Biểu.

*) Pete Hegseth,  là một quân nhân Vệ Binh Quốc Gia từng phục vụ tại Iraq, A Phú Hãn và nhà tù giam khủng bố tại Guantanamo, Cuba. Cấp bậc Thiếu Tá khi giải ngũ và hiện  đang là một phóng viên của đài Fox News trong chương trình Fox & Friends Weekend!

Đảng Dân Chủ nói rằng, Pete Hegseth không đủ tư cách và không đủ điều kiện để đảm đương chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng, thường là do công chức cấp cao, các chính trị gia kinh nghiệm và các giám đốc điều hành cao cấp trong các cơ quan chính phủ. Nên biết Ngũ Giác Đài còn có 1 bộ máy hành chánh lớn nhất thế giới với ngân sách 900 tỷ đô la/ 1 năm.

Trong 8 năm qua, với chương trình Fox & Friends Cuối Tuần, Pete Gegseth đã bênh vực ông Trump và ủng hộ sự thay đổi trong quân đội Hoa Kỳ theo chiều hướng bảo thủ, đối đầu với hiện trạng của Ngũ Giác Đài đang áp dụng chính sách DEI và WOKE của chính quyền Biden & Harris, mà theo nhận xét của nhiều người, đang làm suy yếu Quân Lực Hoa Kỳ.

Tuần trước, Hegseth đã phát biểu trên một chương trình podcast rằng Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân nên bị sa thải, cùng với bất kỳ "tướng lãnh, đô đốc, có liên quan đến chính sách DEI và WOKE.

Pete Hegseth cũng  cho rằng phụ nữ không nên có mặt trong các đơn vị tác chiến, chỉ phù hợp với thể trạng của nam quân nhân.

Pete Hegseth cũng có ý kiến là cấm các tướng lãnh đã giải ngũ không được làm nhà thầu quốc phòng trong 10 năm. 

Với thành phần nhân sự vừa kể được đề cử vào nội các, có thể nói TT Trump đang lật qua một trang mới trong lịch sử nước Mỹ.

Kết quả cuộc bầu cử với Thượng Viện do Cộng Hòa chiếm đa số 52/48, có thể là 53/47, việc chuẩn nhận các vị trí trong nội các của của TT Trump hy vọng sẽ diễn tiến nhanh chóng, như cam kết của Trưởng Khối Đa Số tại Thượng Viện mới được bầu lên là TNS John Thune của tiểu bang South Dakota. Dĩ nhiên, sẽ không tránh khỏi sự tranh luận gay gắt trong các cuộc điều trần để chuẩn nhận những đề cử của TT Trump, đặc biệt là Tổng Trưởng Quốc Phòng và Tổng Trưởng Tư Pháp.

Tuy nhiên, những nhân sự được TT đề cử có thể thông qua thủ tục chuẩn nhận của Thượng Viện khi Quốc Hội nghỉ không nhóm họp.

* * *

2- Thay đổi trong Ngũ Giác Đài?

13 November 2024

Thất Bại Nhục Nhã Của Truyền Thông Định Hướng

TTR: Cho đến năm 2015 khi Donald Trump ra tranh cử tổng thống Mỹ thì chưa có một ứng viên tranh chức tổng thống nào, hay rộng hơn, một chức vụ dân cử nào, (dám) chỉ mặt gọi đám truyền thông như CNN, CBS, NEWYORK TIMES… là đám làm tin tức giả (Fake news). Truy nguyên đến tận gốc, đám truyền thông gọi là dòng chính này đích thực là những cái vòi của một con bạch tuộc khổng lồ mà uy lực của nó bao trùm mọi sinh hoạt chính trị tài chánh của Hoa Kỳ. Theo họ thì yên thân, chống họ thì đời tàn. 
 
May thay trong hai thập niên qua mạng lưới truyền thông quần chúng phát triển, đã trở thành vùng đất tự do cho những người muốn truy tầm sự thật, một vùng đất tỵ nạn cho những người bị đàn áp.

Biến giả dối thành sự thật tương đối dễ; biến sự thật thành giả dối rất khó. Biến một kẻ gian manh thành siêu nhân, có thể nhiều người tin. Nhưng xăng từ $2/gal bò lên $4/gal và ở đó sờ sờ trước mắt, rồi bảo rằng lạm phát đã được đảo ngược, nghe rất chói tai. Hèn chi “giờ vàng” của CNN trước kia có tới trên 12 triệu người theo dõi, nay con số này tụt xuống còn chưa tới một triệu. Thê thảm quá đến nỗi sau khi Ông Trump trỏ thành Tổng Thống đắc cử, đài này phải viết một bài tự nhận đã sai lầm vì… đủ chuyện. 

Bài viết trên internet dưới đây có lối văn rất thẳng thừng, có lẽ tác giả muốn bày tỏ sự bực bội đối với đám truyền thông đã bị cột chặt vào những chiến dịch tuyên truyền của chủ nhân, những người đang trả lương cho họ.

** 

 

Sự thất bại của bà Harris đang được truyền thông từ nhiều phía phân tích theo những cách nhìn khác nhau, nhưng thực chất thất bại của bà Harris có nguyên nhân chính từ sự tuyên truyền đổi trắng thay đen của truyền thông cánh tả và bà Harris chính là nạn nhân của nó.

Mấy thập kỷ qua, đảng Dân Chủ đã nuôi dưỡng và lũng đoạn truyền thông Mỹ: CNN, VOA, CBS, FACEBOOK, TWITTER… biến chất trở thành công cụ cho các mục đích chính trị xấu xa, nhằm dành quyền lực thống trị nước Mỹ của đảng Dân Chủ.

Đối tượng lớn nhất của truyền thông cánh tả chính là ông Trump - Người đã chỉ trích không khoan nhượng về thế giới ngầm do những quái vật đầm lầy trong đảng Dân Chủ đại diện là Obama, Pelosi, Biden, Hillary Clinton… đứng đằng sau đang phá hoại nước Mỹ, bằng những chính sách tồi tệ.

Họ đã vẽ ra Trump như một kẻ đồi trụy, ăn cắp, bạo loạn, dối trá, bất tài, một kẻ phá hoại sự gắn kết của nước Mỹ với đồng minh phương Tây, yếu hèn trước Putin, điên cuồng chống lại các cam kết về Biến đổi khí hậu…

… và không ít những kẻ ở nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới trong đó có dân xứ Annamite tin vào điều này một cách ngu muội.

Biden - Harris ngồi vào Nhà Trắng bộc lộ sự yếu kém mọi mặt từ kinh tế, đối ngoại, lạm dụng vấn đề người nhập cư, và bế tắc giải quyết các xung đột trên thế giới, đặc biệt là âm mưu hãm hại bằng vô số các cáo buộc để tống cổ Trump vào tù thất bại, dẫn đến đỉnh điểm Biden bị sức ép của nội bộ sau màn tranh luận tệ hại với Trump phải rời võ đài chính trị.

Đảng Dân Chủ thay ngựa giữa dòng, Harris được đề cử thành ứng viên tổng thống.

Truyền thông cánh tả lại định hướng công luận, tô hình vẽ bóng cho Harris, biến một con quạ thành con công.

Harris không có gì nổi bật, một phụ nữ da màu được đặt vào ghế phó tổng thống chỉ là một con bài để đảng Dân Chủ quảng cáo cho cái gọi là sự bình đẳng chủng tộc và giai cấp …

Một chiến dịch tuyên truyền về một cuộc bầu cử sít sao giả tưởng được tung ra, các cuộc thăm dò với những con số tưởng tượng tạo ra một Harris có sức mạnh cạnh tranh chẳng kém gì Trump, để cử tri đặt niềm tin vào Harris.

Những cuộc vận động tranh cử của Harris được xây dựng kịch bản, và truyền thông cánh tả thổi phồng đã biến Harris thành một đối trọng trên phương diện truyền thông, định hướng cho cử tri về một Harris độc lập, mạnh mẽ, có tầm nhìn về kinh tế, đối ngoại, giải quyết các vấn đề tồn tại ”Một Harris đại diện cho một thế hệ mới tương lai, một Harris không phải bản sao của Biden”.

Không ít người bị mất lý trí, nhưng đa số vẫn nhìn rõ chân tướng của Dân chủ - Harris, và sự xảo trá của truyền thông cánh tả.

Họ chẳng nói gì, lẳng lặng bỏ phiếu cho ông Trump, cho Cộng Hoà.

Trong khi nhiều kẻ mù quáng ngỡ ngàng, thất vọng về thất bại của bà Harris, số đông hơn vẫn tự tin vào lá phiếu để thay đổi đất nước- một đất nước đã bị lừa dối bởi lũ quái vật đầm lầy, một đất nước bị truyền thông dắt mũi cần phải đứng dậy.

Chiến thắng của Trump báo hiệu ngày tàn của truyền thông định hướng, kết thúc sự thống trị của một hệ thống truyền thông dối trá lộng hành tại một quốc gia có quyền tự do ngôn luận nhất thế giới là một điều tất yếu, là chiến thắng của nền dân chủ.

Anh Quốc
(Internet)

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...