30 November 2017

Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị y án 10 năm tù.

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (áo đen) trong phiên xử phúc thẩm tại Nha Trang ngày 30/11/2017. Ảnh : TTXV /Tiến Minh via REUTERS
Cái gọi là tòa án nhân dân Nha Trang, bộ máy kềm kẹp của đảng CS, trong phiên phúc thẩm ngày hôm nay 30/11/2017, đã giữ nguyên bản án 10 năm tù áp đặt lên bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 38 tuổi, bị giam từ tháng 10/2016 cho đến tháng 6 /2017, bị kết án 10 năm tù trong phiên xử sơ thẩm, một vụ án bị giới nhân quyền gọi là hành động đàn áp tiếng nói phản biện chính quyền Việt Nam.

Theo AFP, phiên xử phúc thẩm ngày hôm nay diễn ra trong sự kiểm soát chặt chẽ của an ninh. Báo chí nước ngoài bị cấm dự khán.

Qua mạng xã hội, blogger « Mẹ Nấm » - « Nấm » là tên gọi ở nhà của một trong hai con của Như Quỳnh- tố cáo tình trạng ô nhiễm môi trường nhất là qua vụ Formosa xả thải ở miền trung và nạn «người bị câu lưu chết trong đồn công an».

Trả lời AFP, luật sư biện hộ Hà Huy Sơn thẩm định bán án 10 năm tù là «bất công, thiếu vô tư và không phù hợp với pháp luật».  (TTR tóm lược)

**

Tuyên bố của Đại biện lâm thời Hoa Kỳ tại Việt Nam Caryn McClelland về bản án phúc thẩm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Hà Nội, 30/11/2017 – Tôi quan ngại sâu sắc trước việc Toà án Việt Nam giữ nguyên bản án 10 năm tù đối với nhà hoạt động ôn hoà, được trao giải thưởng Phụ nữ can đảm quốc tế, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn gọi là Mẹ Nấm) với cáo buộc mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước”.
Tất cả mọi người đều có các quyền tự do cơ bản như bày tỏ chính kiến, hội họp và lập hội một cách ôn hoà.
Bà Quỳnh là một trong sáu cá nhân, trong đó có bà Trần Thị Nga, đã bị kết án trong năm nay vì thực hiện các quyền này. Xu hướng gia tăng các vụ bắt bớ và xét xử với những bản án nặng dành cho những nhà hoạt động ôn hoà và sinh viên từ đầu năm 2016 rất đáng lo ngại.
Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả bà Quỳnh cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức, và cho phép tất cả cá nhân ở Việt Nam bày tỏ quan điểm của họ và hội họp một cách tự do mà không lo sợ bị trả thù.
Chúng tôi cũng hối thúc chính phủ Việt Nam đảm bảo những hành động và luật pháp của mình nhất quán với những điều khoản về nhân quyền trong hiến pháp Việt Nam và những cam kết và nghĩa vụ quốc tế của mình.
(Hết thông cáo)

No comments:

Post a Comment