30 April 2017

Những ngày ấy, mỗi người


Tuấn Khanh

30/4/1975 là biến cố của một đất nước, nhưng ngày đó cũng là biến cố riêng của nhiều con người.

Trong dòng chảy tán loạn từ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang vào Sài Gòn… có vô vàn những câu chuyện chưa kể. Nguyễn Thị Xuân Phương, cựu phóng viên truyền hình Bắc Việt kể lại rằng bà kinh hoàng nhìn thấy xác thường dân nằm ngập và kéo dài suốt từ đèo Hải Vân xuống Đà Nẵng cũng với dòng người đi bộ, chạy… để tránh Việt Cộng. Còn phóng viên Trần Mai Hạnh của Thông Tấn Xã Việt Nam, người có mặt tại buổi trưa 30/4 với chiếc xe tăng tiến vào dinh Độc Lập, vừa ra một cuốn sách về 4 tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh, đã nói rằng cuối cũng thì điều ông tâm nguyện để lại, là sự thật.

Thỉnh thoảng, tôi vẫn tự hỏi vậy thì vào những thời khắc ấy – kể cả sau đó, những người tôi biết – hay không quen – đang như thế nào, làm gì?

Việt Nam Cộng Hòa và những định mệnh xui xẻo

Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng
Nhìn lại lịch sử, chúng tôi thấy câu ngạn ngữ "hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai" sao nó đúng quá: tai bay vạ gió thì luôn theo nhau mà đến với Việt Nam Cộng Hòa, còn những cái may mắn thì ít khi nó trở lại.

Thời Tổng thống Ngô Đình Diệm: sau bao nhiêu gian lao với Pháp, ông đã khai sinh ra nền Cộng Hòa.

Sau đó xây dựng được những thành tích vẻ vang của "Năm Năm Vàng Son 1955-1960," (độc giả xem Khi Đồng Minh Nhảy Vào, Chương 13). Nhưng vừa tới năm 1961 thì ông phải đối đầu ngay với những giao động khôn lường: nửa năm đầu thì Tổng thống John F. Kennedy hết sức ủng hộ, tới nửa năm sau, bang giao Việt - Mỹ rơi vào khủng hoảng.

Sau cùng thì trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng vào dịp Lễ Phật Đản thứ 2507 (ngày 8/5/1963), TT Kennedy gửi ông Henry Cabot Lodge sang làm Đại sứ thay thế ĐS Frederick Nolting về hưu.

"Năm năm vàng son" của Việt Nam Cộng Hòa

Nolting là người ủng hộ ông Diệm. Ông Lodge là người mưu mô, nham hiểm, có nhiều thành kiến về ông Diệm. Vì tham vọng muốn lập thành tích để ra ứng cứ tổng thống vào năm 1964 cho nên ông đã dùng đủ mọi mưu lược triệt tiêu Tổng thống Diệm với hậu quả là phá nát nền Đệ Nhất Cộng Hòa mùa Thu 1963. Tôi gọi ông này là Đao phủ HENRY I.

Tới Đệ Nhị Cộng Hòa, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lại gặp ngay một tay HENRY nữa - Henry A. Kissinger. Về ông này, ta có thể đặt câu hỏi: ở một cường quốc vĩ đại như Hoa Kỳ, biết bao nhiêu người vừa tài, vừa đức, vừa có tâm, vừa có tầm mà lại không lên được tới địa vị quyền hành như ông Kissinger?

Ông này còn mưu lược, gian dối hơn Cabot Lodge gấp mấy lần. Kissinger đã đạo diễn chính sách của Hoa Kỳ về Việt Nam trong gần sáu năm rưỡi, tức là trên hai phần ba thời gian của Đệ Nhị Cộng Hòa.

Cái nguy hiểm cho cả Mỹ lẫn Miền Nam là ông này thích hành động bí mật và một mình.

Trong một cuộc phỏng vấn với nữ ký giả người Ý, bà Oriana Fallaci, ông giải thích rằng sở dĩ ông có sức mạnh là nhờ ở lối hành động một mình:

"Điểm chính là lúc nào tôi cũng hành động một mình. Người Mỹ thích cái đó vô cùng. Người Mỹ thích hình ảnh một gã chăn bò dẫn đầu một toán di dân, một mình trên lưng ngựa, đi đầu, thủng thẳng tiến vào một tỉnh lỵ, một thị xã; chỉ mình với ngựa thôi, không có gì khác. Có thể là không có cả súng nữa, là vì gã ta không cần bắn. Gã chỉ hành động bằng cách là ở đúng chỗ, vào đúng lúc, thế thôi. Nói gọn hơn, gã là một cao bồi miền Tây."

Tôi gọi ông này là Đao phủ HENRY II.

Nhân dịp 30 tháng Tư, chúng tôi xin chia sẻ với đồng hương một vài cảm nghĩ về số phận long đong của cả hai nền Cộng Hòa vào lúc hoàng hôn thê lương ảm đạm.

Khi Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ

Lê Duẩn 'thắng Mỹ nhưng cái giá quá cao'

BBC phỏng vấn Zachary Shore

Việt Nam vừa kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (7/4/1907-7/4/2017).

Với 26 năm liên tục đảm nhận cương vị Bí thư thứ Nhất và Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Lê Duẩn được Đảng Cộng sản gọi là "chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng".

Tuy vậy, đến vài năm gần đây, giới nghiên cứu nước ngoài mới bắt đầu có những bài viết chi tiết hơn về chính khách này.

Trong bài về ông Lê Duẩn trên tạp chí Journal of Cold War Studies năm 2015, sử gia Zachary Shore, nhận xét:

"Người ta đã viết nhiều về con người và chính sách của Hồ Chí Minh, nhưng ảnh hưởng mạnh mẽ của Lê Duẩn lên chiến lược thì ít được quan tâm."

Nhân dịp kỷ niệm ngày 30/4 năm nay, sử gia Zachary Shore, từ Trường hải quân hệ sau cao học của Mỹ (Naval Postgraduate School), cho BBC biết nhận định của ông về tầm nhìn chiến lược của ông Lê Duẩn trong chiến tranh:

Zachary Shore: Dường như Lê Duẩn là người quyết định rất nhiều trong chiến lược chống Mỹ của Hà Nội. Theo sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ 1954, và thậm chí có thể là sớm hơn, Lê Duẩn đã ghi dấu Mỹ là kẻ thù chính của Hà Nội.

Một thập niên sau, đến thời điểm Tổng thống Johnson leo thang, Lê Duẩn đã mài sắc các nhận định chiến lược. Đến giữa thập niên 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã già, yếu và dần chuyển thành nhân vật lãnh đạo tượng trưng. Trong suốt Chiến tranh Việt Nam, chủ yếu quyết định nằm trong tay Lê Duẩn và cánh tay phải của ông, Lê Đức Thọ.

BBC: Trong bài nghiên cứu của mình (2015), ông nói Lê Duẩn hiểu rõ kẻ thù, đánh giá đúng ý định của đối phương. Ông có thể nói rõ hơn?

Chìa khóa để hiểu kẻ thù là nắm bắt động cơ và những hạn chế của đối thủ. Lê Duẩn hiểu rõ những hạn chế của Mỹ trong suốt cuộc chiến. Tuy vậy, cái nhìn của ông ấy về những động cơ của Mỹ thì mù mờ hơn.

Lê Duẩn nhận ra Mỹ bị lúng túng vì những cam kết khắp thế giới. Khác với Bắc Việt, có thể tập trung toàn lực chống Mỹ, Mỹ thì bận rộn kiềm chế chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu, chống các phong trào cánh tả ở châu Phi, Trung và Nam Mỹ, kiềm chế chiến tranh và hòa bình ở Trung Đông.

Hồ sơ cho thấy Lê Duẩn nhận ra Mỹ lo lắng về thương vong. Vì thế ông ta ra hẳn yêu cầu: phải giết được 40 đến 50.000 lính Mỹ trong vài năm sau khi Mỹ leo thang. Nhờ nhận ra những hạn chế chủ yếu của Mỹ, Lê Duẩn soạn nên các chiến lược đánh vào những điểm yếu nhất của kẻ thù.

BBC: Ông có cho rằng nếu ông Lê Duẩn không làm lãnh đạo trong đảng, mục tiêu thống nhất đất nước của Hà Nội có thể không thành vào năm 1975?

Dĩ nhiên không thể nói chắc được. Một số nhận định của Lê Duẩn không có tính tiên tri. Ông đánh giá nhầm mức ủng hộ cho chủ nghĩa cộng sản ở Nam Việt Nam. Ông hy vọng tổng nổi dậy ở miền Nam nhưng nó không xảy ra.

Tuy vậy, ông là xung lực, có lẽ là quan trọng nhất, đằng sau nỗ lực thống nhất đất nước bằng mọi giá. Đáng buồn là cái giá mà ông áp đặt lên nhân dân Việt Nam thật quá to lớn.

BBC: Theo ông, quyết định tổng tiến công Mậu Thân 1968 có phải là sai lầm lớn nhất của ông Lê Duẩn trong chiến tranh?

Nếu xét số thương vong, được ước đoán khoảng hàng chục ngàn người, đợt tấn công Mậu Thân phải được xem là sai lầm chiến thuật.

Tuy vậy, nó lại trở thành chiến thắng chiến lược do nó đã làm đảo ngược sự ủng hộ chiến tranh trong dân chúng Mỹ.

Chúng ta vẫn không biết chắc liệu Lê Duẩn có nhìn ra trước kết quả bước ngoặt này không. Chúng ta đành phải đồn đoán, tranh cãi chừng nào nhiều kho tư liệu còn đóng cửa. Một ngày nào đó, khi giới sử gia được tiếp cận đủ hồ sơ, chúng ta mới biết được khả năng đánh giá của Lê Duẩn đến đâu, và tư duy chiến lược của ông đã tác động đến cuộc chiến như thế nào.

Tư liệu:

Lê Duẩn và 'chiến tranh vì hòa bình' - BBC Tiếng Việt

Bài tiếng Anh trên BBC

BBC Tiếng Việt phỏng vấn vợ của cố TBT Lê Duẩn

Ông Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng 1979

29 April 2017

Cảm Nghĩ 30 Tháng Tư

Hồ Chí Phèo

Sài Gòn đã mất tên mình sau ngày 30/4/1975. Cùng với cả nước, tất cả đã nhuộm màu đỏ của máu, của người cộng sản. Người Việt sẽ không bao giờ quên đi được ngày ấy, một biến cố thay đổi hẳn cuộc đời hàng triệu triệu người. Có hàng ngàn bức ảnh, hàng triệu câu chuyện về ngày ấy được xem, được viết, được nhớ lại...

Một trong nhiều người lính trong quân đội VNCH ở lại đến ngày cuối cùng...

“Cấp bậc cuối cùng của tôi là Trung tá quân đội Việt Nam Cộng Hoà.

Ngày 28/4/1975 đơn vị tôi được đưa về đóng ở cầu Sài Gòn.

Trước đó một tuần, cố vấn người Mỹ, cũng là người bạn thân, đề nghị đưa tôi và gia đình lên máy bay di tản sang Mỹ. Tôi đã nghĩ đến những người lính đã từng gắn bó bao nhiêu năm, đã sống chết bên nhau. Cấp bậc có khác nhưng cùng là con người, cũng có niềm vui, nỗi khổ cực giống nhau, tôi không thể dứt bỏ ra đi một mình để họ ở lại chiến đấu đơn độc. Mặc dù tôi biết rõ khi cộng sản chiếm hoàn toàn miền Nam, bọn chúng sẽ đối xử tôi và những người sỹ quan chỉ huy của quân đội miền Nam tự do, rất “đặc biệt”.

Khoảng trưa sau khi cùng nghe diễn văn của ông Dương Văn Minh, tôi bắt tay từ giã các chiến hữu cùng đơn vị trong nước mắt, chúc nhau gặp may mắn. Đời lính như chúng tôi, bao nhiêu năm tháng vào sinh ra tử cho tổ quốc quyết sinh có khi nào được khóc? Về đến nhà nhìn lên bàn thờ, tôi nghẹn ngào: "Cuối cùng mình cũng hoàn thành nhiệm vụ của một người lính trong danh dự và trách nhiệm". Tôi và gia đình đều hiễu mình sẽ đối diện với tương lai đen tối trước mặt.

Tôi trình diện đi học tập theo diện sỹ quan. Tôi gặp lại nhiều bạn bè cũ, họ đã cùng một ý nghĩ như tôi, có điều kiện ra đi nhưng vẫn chọn ở lại đến phút cuối cùng. Chúng tôi bị đưa ra trại tập trung phía Bắc lao động khổ sai, làm quen với đói rét, ốm yếu, bệnh hoạn... Nhiều người không vượt qua, đã nằm lại trong những nấm mồ đơn sơ ở một nơi hoang vắng. Qua hơn 10 năm khổ cực trong tù, tôi may mắn còn sống sót để có ngày đoàn tụ lại với vợ con.

Gia đình tôi qua Mỹ theo diện HO năm 1996. Hiện tại các con tôi đều có việc làm, cuộc sống ổn định. Tôi và vợ sống chung với gia đình đứa con trai út.

Mỗi năm, vào ngày 30/4 tôi nhìn lại những bức ảnh ngày tháng tư đen đó để hồi tưởng thảm cảnh những người chạy loạn tránh cộng sản từ miền Trung vào Nam. Những chiếc tàu động nghẹt người, những chuyến máy bay người ta chen nhau, xác người chết trên đường... Bàn tay tôi đã run, trí óc tôi vẫn minh mẫn, vẫn nhớ, vẫn vẽ đầy đủ cảnh bi ai nhưng hùng tráng của những người dân, người lính miền Nam đến những ngày cuối cùng 30/4/1975.

Sau tháng tư đen ấy, người cộng sản quá huyênh hoang với chiến thắng, không có đủ trí khôn để học hỏi cách thức xây dựng đất nước sau chiến tranh. Họ đã bỏ qua rất nhiều cơ hội đưa đất nước trở nên phồn vinh. Đức, Nhật hai quốc gia bại trận, đất nước tan nát do bom đạn nhưng chỉ sau khoảng 20 năm, đất nước họ trở thành những cường quốc.

Nhiều đêm tôi thao thức, trí óc miên man quay về dĩ vãng. Nghĩ đến bao nhiêu anh em đồng đội đã ngã xuống. Nghĩ đến đất nước, biển đảo đã và đang bị kẻ thù phương Bắc xâm lấn. Rồi để ứa nước mắt với câu hỏi quay quẩn trong đầu “Khi nào dân ta thực sự hạnh phúc?”

*

Một du kích từ một mật khu trong rừng...

42 năm sau biến cố 30 tháng 4, một nhà báo Nhật tại Hà Nội vẫn không muốn viết ‘giải phóng miền Nam’

Nhà báo Kenichi Yoshida, trưởng văn phòng tại Hà Nội của tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun, thú nhận rằng suốt nhiều thập niên qua, không lúc nào ông không phân vân khi đặt bút viết về biến cố 30 tháng Tư năm 1975. Nguyên do là ông không bao giờ cảm thấy ổn thỏa khi viết: “ngày giải phóng miền Nam”.

Trên tờ The Japan News hôm 22 tháng 4, nhà báo Yoshida kể lại câu chuyện vào năm 1989, khi ông còn là một sinh viên và phải viết bài về chiến tranh Việt Nam. Ông đã quyết định gọi sự kiện đó là “Sài Gòn thất thủ”, và chấp nhận bị người hướng dẫn tại trường đại học chỉ trích vì không chịu dùng quan điểm chính thức của chính quyền khi có bang giao với Việt Nam.

Ông Yoshida cho biết ông đã nêu ra một loạt câu hỏi cho chính mình, bao gồm: Đó có thật sự là một cuộc “giải phóng” hay không? Phải chăng nhiều người đã rời khỏi nước vì không muốn bị miền Bắc cai trị? Phải chăng các cựu giới chức của miền Nam không thể tìm được việc làm dưới chế độ mới? Và, phải chăng nhiều người đã bị đưa vào các trại tù cải tạo?

Nhà báo Nhật Bản xác định trong bài viết mới đây rằng, mặc dù 28 năm đã trôi qua kể từ lần đầu phân vân đó, đến bây giờ cảm giác của ông vẫn không đổi, và ông vẫn phải dùng ngoặc kép mỗi khi viết “giải phóng miền Nam”.

Nhà báo Nhật lúc này đã đủ lão luyện để đưa ra những nhận định về xã hội Việt Nam hiện nay. Theo ông, Việt Nam đang có tình trạng bất bình đẳng và tham nhũng tràn lan do tác động tai hại của chế độ độc đảng. Truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ. Việc bắt giữ các nhà hoạt động vì chỉ trích chính quyền là “một thực tại không bao giờ chấm dứt”.

Mới đây, nhà báo Yoshida đi thăm Dinh Thống Nhất, tức Dinh Độc Lập cũ ở Sài Gòn lần đầu tiên sau nhiều năm. Và chuyến thăm này làm ông nhớ ngày 30 tháng Tư sắp đến, và ngày đó sẽ là dịp để ông nghĩ về ý nghĩa của từ “giải phóng”.

Huy Lam / SBTN

25 April 2017

Hai Lần Trốn Chạy

Tạo Trần

 
'Giông Tố và Em', tranh A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
1951

Hình như có ai gọi tôi? Dạy… dạy đi con…. Tiếng Mẹ tôi gọi hằng ngày là đi lễ vào khoàng gần 5 giờ sáng. Thường là tôi ngủ nướng vài phút nữa rồi mới dạy hẳn. Từ nhà Bà ngoại ra nhà thờ chưa đầy một trăm bước mà lo gì? Linh tính báo cho tôi biết lần này không phải đi lễ vì còn quá sớm; đâu khoảng 4 giờ.

Đêm qua Ba Mẹ tôi nói chuyện gì mà lúc to lúc nhỏ có vẻ quan trọng lắm. Ba tôi thì đang đánh thức thằng em khỏang 12 tuổi. Nó tưởng đâu được đi chơi nên ăn mặc sẵn sàng rồi. Cà Ba mẹ nhìn hai thằng con mà ái ngại. Mẹ tôi như muốn khóc: “Mẹ thương các con lắm mà…” Tôi chỉ biết im lặng mà không hiểu chuyện gì xảy ra. Tôi ôm lấy cổ Mẹ thì mẹ tôi chỉ nấc lên và cố giữ cho không thành tiếng. Tội nghiệp, Mẹ về với Ba khi mới mười lăm tuổi đầu. Ông ngoại và ông Nội là hai bạn đồng song, cùng học một thầy. Thấy hai đứa trẻ kháu khỉnh thi hai Ông và hai bà đồng ý làm xui gia với nhau. Đến khi gả con xong ông Ngọại nhớ thương con còn non dại, bèn ngồi khóc hu hu, bắt đền Bà Ngoại. Ông Ngoại đâu ngờ con gái đi lấy chồng thì cũng ở gần đây đó chớ có ngờ đâu đi xa dữ vậy…

Ba và hai anh em tôi ra khỏi nhà trước giờ đánh chuông lễ. Ba tôi còn nhắc Mẹ cừ để cái đèn dầu sáng, đừng có tắt, cứ coi như Ba tôi đang ở nhà vậy… Vừa ra khỏi làng Ba tôi đứng lại chờ hai anh em tôi và dặn: “Từ bây giờ Ba đi trước, con cứ nhắm cái mũ của Ba mà đi theo”.  Em tôi thì bước sau tôi một khoảng cách khá xa, cũng nhìn đầu tôi mà đi… Ba cha con coi như người xa lạ. Cứ đi khoàng hai tiếng và vắng người thì Ba tôi mới dừng lại đợi chúng tôi đến nghỉ mệt.

42 NĂM BÀNG HOÀNG, thơ


23 April 2017

Đã đến lúc, dù không đúng lúc, ông tôi chết! - Truyện ngắn

Ông tôi đã chết!

Chết ở tuổi 99 nên sự tiếc thương được mọi người dành cho ông chỉ là: Uổng quá há, còn năm nữa thôi, sao không ráng sống cho đủ trăm? Làm như thể “đủ trăm” thì ông mọc được cánh mà bay lên giời! Dĩ nhiên, vì chưa đủ trăm nên đến tận cuối đời, ông vẫn cứ phải nằm trên chiếc giường mà dù có thay chăn chiếu từng ngày, thì cái mùi của người già, một cái mùi ngai ngái, khăm khẳm vẫn khiến cho những cái mũi trẻ trung của khách đến thăm phải khó chịu. Họ kính cẩn (hay giả vờ kính cẩn) đặt quà lên bàn, run rẩy đưa cả hai bàn tay úm lấy tay ông. Bàn tay ông thì xương xẩu lạnh lẽo. Bàn tay họ thì mum múp ấm áp. Chưa khi nào mà sự tương phản của tuổi trẻ và tuổi già lại rõ rệt đến thế.

Ông chết ngày 15 tháng 8. Lại tiếc!

Phải chi ráng thêm bốn ngày nữa thì trọn vẹn làm sao, vì đó là ngày cách mạng thành công! Một ngày mà ông sung sướng, hãnh diện, luôn nhắc tới, luôn nhớ tới. Ông thường nói, mẹ cha chỉ sinh ra mỗi cái xác, chính cách mạng mới sinh ra ông cái phần hồn. Không có cái ngày ấy thì ông cũng u mê tăm tối như bao thế hệ trước mà thôi.

Ngày ấy ông hai mươi sáu tuổi. Từ một anh chân quê, quanh năm bận bịu với cái cày cây cuốc, ỗng bỗng dưng được mặc đồ đại cán, đi dép cho dù là dép râu, đội mũ nan bọc vải, mang xắc cốt bằng da bò và cứ thế đi xuống xã chạy lên huyện vun vút như con thoi. Có trời mới biết được ông làm đến chức gì. Ngay như bà tôi, là người có một thời tâm phúc ruột rà với ông, mà cũng chỉ biết ông có mỗi một việc là hết đi lại về. Chuyện nhà cửa ruộng vườn, chuyện con cái ốm đau, chuyện tết nhứt giỗ chạp… ông mặc nhiên trút cái gánh hết sức nặng nề đó lên đôi vai mỏng mảnh của bà. “Công tác, lúc nào cũng công tác”, bà nói. “Mà có đưa về được đồng xu cắc bạc nào đâu. Toàn là lấy của nhà. Nhưng nhà đâu có của nả gì. Cũng chỉ toàn là mồ hôi, nước mắt của vợ con thôi. Hỏi thì bảo cấm hỏi, làm cách mạng là phải hy sinh. Đến xương máu còn chưa tiếc, huống hồ là bạc tiền”.

22 April 2017

Đừng Hỏi Tao Muốn Gì, thơ

Dạo:
        Xưng danh tỵ nạn với đời,
Mà ngày Quốc Hận sao người muốn quên?

Đừng Hỏi Tao Muốn Gì              
           (Thay lời một người công dân VNCH
          còn bị kẹt lại trong địa ngục trần gian)

Hỡi thằng bạn xưa cùng tao chung lối,
Sớm vượt biên, giờ trôi nổi phương nao,
Cám ơn mày vẫn còn nhớ đến tao,
Và gửi tới cho nhau lời thăm hỏi.

Trong thư mày có nói,
Mày biết tao nghèo đói bấy lâu nay,
Nên muốn gì thì cứ bảo mày hay,
Chuyến về tới, mày "ra tay tế độ".

Nhưng tao đã quen sống đời gian khổ,
Như những người cùng cảnh ngộ quanh tao.
Đừng hỏi tao chuyện mong muốn ước ao,
Tao lết được bữa nào hay bữa nấy.

Tuy nhiên nếu mày chí tình muốn vậy,
Tao đành xin tạm quấy quá đôi lời,
Dẫu biết rằng chỉ nói để mà chơi,
Còn triển vọng, có chăng Trời mới biết.

Điều tao muốn cũng là điều dân Việt
Bấy lâu nay vẫn tha thiết mong cầu,
Kể từ khi tai ách giáng lên đầu,
Cả đất nước chìm sâu trong khổ hạn.

                        **

Tao muốn thấy lũ cầm quyền khốn nạn
Cùng tập đoàn Cộng sản chóng tiêu tan.
Chỉ thế này thì dân tộc Việt Nam
Mới cứu được giang san từ tay Chệt.

Tao không muốn người mang dòng máu Việt,
Khi đi xa bị khinh miệt coi thường,
Cũng chỉ vì thói trộm cắp bất lương,
Sau mấy chục năm trường quen gian dối.

Tao không muốn phải đau lòng mà nói,
Dân mình không còn biết tới lương tri,
Sống tham lam, xảo trá với bất nghì,
Nhác thấy lợi, hè thi nhau giành giật.

Tao không muốn thấy người dân chân chất,
Bị bạo quyền cướp mất chỗ dung thân,
Từ quê xa lê lết đến mòn chân,
Lầm hy vọng nhờ ác nhân phân xử.

Tao không muốn thấy hàng ngàn thiếu nữ,
Tuổi thanh xuân vừa nở nụ đơm hoa,
Phải bán thân làm nô lệ phương xa,
Để cứu vớt cả nhà đang đói rách.

Tao không muốn trẻ thơ còn cắp sách,
Phải ranh ma luồn lách tựa yêu tinh,
Xoay từng trăm từng chục giúp gia đình,
Mũi chưa sạch đà linh đinh khó nhọc.

Tao không muốn nơi Trung và Đại học,
Chỉ thấy toàn lừa lọc với hư danh,
Bằng cấp ma, chẳng mấy kẻ học hành,
Thầy bà cũng gian manh đồng một hạng.

Tao không muốn nhìn thanh niên trai tráng,
Chốn trà đình tửu quán rúc triền miên,
Chẳng biết gì đến công sức tổ tiên,
Hoặc lo lắng cho tiền đồ đất mẹ.

Tao không muốn thấy người già rơi lệ,
Trên vỉa hè ngồi kể lể kiếm ăn.
Xiết bao nỗi nhọc nhằn
Đang chồng chất lên tấm thân hành khất.

Tao không muốn dân mình mang ác tật,
Vì quanh năm nhiễm độc chất của Tàu,
Để rồi chẳng trước thì sau,
Đường thiên cổ dìu nhau đi lũ lượt.

Tao không muốn nhìn những người yêu nước,
Bị bắt giam, bị tước đoạt nhân quyền,
Bị đồng bào cùng thế giới bỏ quên,
Trong ngục tối ngày đêm ôm uất hận.

Tao mong ước thấy toàn dân nổi giận,
Trẻ dẫn đầu, già chầm chậm theo chân,
Cờ Vàng bay khắp các nẻo xa gần,
Quét sạch hết bầy sát nhân vô loại.

                     **

Mày chắc nghĩ ước mơ tao rồ dại,
E rằng Trời nghe cũng phải bó tay,
Nên tao xin mày chỉ một điều này,
Dù biết nó sẽ làm mày khóc dở.

Ngày Quốc Hận, tao muốn mày phải nhớ,
Đừng bày trò, viện cớ để ăn chơi,
Ngày đau buồn của dân Việt nơi nơi,
Không phải dịp để vui cười, buôn bán.

Mày vượt biển, trốn bạo quyền Cộng sản,
Thì đừng quên gốc tỵ nạn của mày,
Đừng quay về hưởng thụ với múa may,
Khi đất nước còn trong tay giặc Đỏ.

Quốc Hận luôn còn đó,
Dù lòng người theo gió đổi thay.

              Trần Văn Lương
       Cali, mùa Quốc Hận 2017

21 April 2017

Lá thư Canada: Giặc Tàu

Tác Giả: Trà Lũ

    Snowdrop flowers

Snowdrop flowers
Canada đang vào xuân. Chúa xuân đã sai sứ giả đến. Các cụ có biết sứ giả này là ai không ? Thưa đó là khóm hoa bé nhỏ mang tên Snowdrop / Hoa Giọt Tuyết. Tôi yêu nhóm hoa này qúa. Ngày xưa khi vừa mua nhà, mùa đông thứ nhất tôi đã nhìn thấy nó. Nó mọc ngay lối vào. Khi lớp tuyết cuối cùng của mùa đông vừa tan là nó từ lòng đất chui lên ngay, rụt rè nhưng mạnh mẽ. Ngày hôm trước mới mấy lá nhỏ, ngày hôm sau đã mọc lên cả cụm, và ngày hôm sau nữa đã trổ bông. Ôi những cánh hoa từ tuyết vươn lên sao mà nó trắng và thơm tho tinh khiết đến thế. Cả cụm hoa rất nhỏ bé, rất e ấp. Quanh nó mặt đất vẫn còn gía lạnh và trơ trụi. Xin kính chào đặc sứ mùa xuân.

Như để mở đầu mùa xuân, Chính quyền Canada vừa loan báo một tin rất nóng, đó là Canada sắp ban hành luật cho phép trồng và bán cần sa. Canada sẽ là quốc gia đầu tiên trong khối Thất Hùng G7 làm việc này. Anh John kể tin này cho cả làng An Lạc nghe rồi cười ha ha. Canada có chất cần sa trong người, các bạn ạ. Này nha, cây cần sa tên tiếng Anh là ‘cannabis’, rõ ràng tên của nó mang ba chữ đầu của Canada, phải không nào. Để thi hành luật mới này thì chính quyền cần một năm để chi tiết hóa và địa phương hóa. Báo chí cho biết là Canada sẽ chính thức ban hành luật này vào lễ quốc khánh sang năm. Việc này chắc không làm đẹp lòng Vua Trump bên xứ Cờ Hoa. Xưa nay việc buôn bán cần sa bên Hoa Kỳ đều qua ngả Canada. Nay Canada công khai cho trồng, mỗi nhà được trồng 4 chậu, và bán tại các cửa hiệu như nơi bán rượu bia. Chắc là khách bên Mỹ sẽ sang đây đông lắm.

Đó là tin cần sa. Tiếp theo là tin nhà cửa leo thang. Không biết có phải các quan Tầu Cộng và Việt Cộng tham nhũng đang mang tiền sang cất ở Canada hay không mà giá nhà ở Vancouver và Toronto leo thang khủng khiếp, vượt quá tầm tay của các bạn trẻ đang đi làm hiện nay. Xưa kia thì các bạn trẻ học xong đại học là kiếm được việc làm, là có tiền mua nhà, nay con số các bạn trẻ ở lỳ với cha mẹ vì không có khả năng mua nhà riêng, theo Sở Thống kê Canada thì con số này lên gần tới 50%. Chính quyền Canada biết việc TC và VC rửa tiền, mua nhà rồi để đấy, cho nên từ nay những căn nhà nào để trống thì sẽ bị đánh thuế nặng.

Tin buồn

Đồng môn Cựu Sinh viên QGHC-VNCH 

Ông Lê Văn Trang
Pháp danh Minh Nghiêm
Cao Học 9 Ngoại Giao Học Viện QGHC/VNCH
Sinh ngày 9 tháng 5 năm 1937, Ðinh Sửu
tại Long Ðiền, Phươc Tuy, Việt Nam

Ðã tạ thế vào ngày 19 tháng 4 năm 2017
tại West Hartford, Connecticut
Nhằm ngày 23 tháng Ba, năm Ðinh Dậu
Hưởng thọ 80 tuổi

Tin CSV-QGHC thế giới: Hội Ngộ Liên Khóa, 2017 - Nam California

HỘI CSV QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA (VNIAAA)
8051 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683 Phone: (714) 891-9996
Email: hoiqghcnamcali@gmail.com - FEIN: 46-2800548 - CAID: C3544990

HỘI NGỘ LIÊN KHÓA CSV/QGHC 2017
TẠI LITTLE SAIGON – NAM CALIFORNIA

THÔNG BÁO SỐ 2

Ngày 20 tháng 3 năm 2017

Kính gửi Hội CSV/QGHC các nơi,
Kính gửi các anh chị CSV/QGHC các Ban, các Khóa,
Tiếp theo Thông Báo Số 1.

Nay Hội Nam Cali xin chính thức thông báo chương trình Họp mặt Liên khóa tổng quát như sau:

1- Ngày Tiền Hội Ngộ: Thứ Sáu 20/10/17: từng khóa họp mặt riêng hoặc hai ba khóa kế cận nhau tổ chức chung một ngày trước ngày Hội Ngộ Liên Khóa, do các anh chị đại diện khóa liên lạc với nhau quyết định. Ban Tổ Chức Hội Ngộ Liên Khóa (BTC/HNLK) sẵn sàng giúp đỡ trong khả năng.

2- Ngày Hội Ngộ Liên Khóa: Thứ Bẩy 21/10/2017: Xin các anh chị vui lòng gửi thư, email, điện thoại cho BTC/HNLK biết muốn tham dự. Cách hay nhất là điền thẳng vào Phiếu Ghi Danh (PGD) đính kèm theo dưới đây để chuyển thẳng về địa chỉ của Hội. Để giúp việc tổ chức được dễ dàng, xin quý anh chị ghi danh càng sớm càng tốt và nhớ xác định ngay trên PGD: Tên, khóa, số người tham dự. Đi Cruise. Du lịch một ngày tại địa phương. Có ở khách sạn hay tự túc... (Xem PGD đính kèm tiếp theo dưới đây).

3- Địa điểm nhà hàng nơi họp mặt liên khóa sẽ thông báo vào cuối tháng 8/2017, sau khi nắm được con số người tham dự tương đối chính xác.

4- Chi phí tham dự ngày HNLK: Mỗi hội viên tham dự góp $100.00 gồm chi phí cho buổi tiệc; một hình chụp cá nhân/cặp đôi trước bảng hội ngộ; nhận một kỷ vật hội ngộ như mũ/ ly cà-phê; bình hoa, bút viết. Người tham dự ưu tiên nhận các kỷ vật khi ghi danh có đóng deposit $50. Số tiền này được trừ lại khi đóng đủ số lúc tới nhà hàng dự tiệc.

5- Khách Sạn. Để tiện việc tập trung và di chuyển, BTC/HNLK đề nghị một khách sạn thuận tiện nhứt cho sinh hoạt chung là khách sạn Ramada số 10022 Garden Grove Blvd. (góc Garden Grove và Brookhurst). City Garden Grove, CA 92844. Điện thoại là 714-534-1818. Chi tiết như sau:
a/- KS có 2 loại Phòng: Phòng 2 giường full size hoặc 1 king size. Tất cả các phòng đều không hút thuốc. Giá $89.00 + tax/ phòng/đêm.

b/- KS giữ 50 phòng cho hội QGHC chúng ta vào các ngày Oct 20, 21&22/2017. Khi quý anh chị gọi vào nói thuộc nhóm Quốc Gia Hành Chánh (QGHC) thì KS sẽ lấy tên, số điện thoại và credit card của mỗi khách để giữ phòng. Khi khách tới thì khách sẽ tự thanh toán với KS.

c/- Phải gọi đặt phòng trước 30 ngày (tức hạn chót là Sept 19/ 2017) để được bảo đảm có phòng và giá hội-đoàn. Nếu gọi cancel trước 24 giờ thì KS không tính gì cả. Quý anh quen biết nhau nên liên lạc với nhau giữ chung phòng cho đỡ tốn kém. Các anh đi một mình xin liên lạc BTC/HNLK để có thể cố gắng sắp xếp cho tiện.

DU LỊCH SAU NGÀY HỘI NGỘ

1- Du lịch trong ngày Chủ Nhật Oct 22/2017 (sáng đi, chiều về): Đây là ngày chúng ta tự chọn nên cần ghi tên tham dự càng đông càng đủ số cho một chuyến bus là 50 người. Giá hiện tại là $150-$155 + tip. Khi ghi tên thì xin đóng tiền deposit $50 trước ngày Sept 1/2017. Chi tiết các chuyến du lịch một ngày như sau:

a/- Đi San Diego thăm vịnh Cabrillo đẹp nổi tiếng bằng du thuyền, rồi lên mẫu hạm USS Midway lịch sử đã đưa hàng ngàn người Việt đến bến bờ Tự Do. Có ăn trưa tại nhà hàng hải sản all you can eat.

- Giá hiện tại là $150.00/ một người bao gồm: ăn sáng trên xe bus- ăn trưa all you can eat-vé du thuyền-USS Midway. Tiền tip $10.00 một người (sẽ tip vào ngày đi)

b/- Đi thăm Santa Barbara. Đi bằng xe bus từ Westminster đến Ventura, ăn trưa all you can eat. Lên trạm xe lửa đi biển Santa Barbara tuyệt đẹp, rồi khám phá Đại lộ Danh Vọng Hollywood. Trở về Westminster trước 7:30 PM cùng ngày.

- Giá hiện tại $155.00/ một người bao gồm ăn sáng trên xe bus-ăn trưa all you can eat - vé du thuyền - vé xe lửa Amtrak. Tiền tip $15.00 một người (sẽ tip vào ngày đi)

2- Đi Cruise 5 ngày từ chiều Oct 23 đến 27/2017 bằng Cruise Ship. Carnival Inspiration. Khởi hành từ Long Beach đi đảo Catalina và Ensenada, Mexico. Chương trình như sau:

*Ngày 1- Mon 23: lên tàu tại Long Beach trước 5:00 PM: Ghi danh, nhận phòng, ăn chiều, ăn tối.

*Ngày 2- Tues 24: tới đảo Catalina lúc 7:30 AM, chơi trên tàu hoặc xuống phố tham quan. 4:30 PM tàu rời bến.

*Ngày 3- Wed 25: 8:00 AM tới vịnh Ensenada Island/ Baja, chơi trên tàu hay xuống đảo tham quan. 6:00 PM tàu rời đảo.

*Ngày 4- Thu 26: Một ngày vui chơi, sinh hoạt, giải trí ăn uống hội ngộ trên tàu.

*Ngày 5- Fri 27: Tàu trở về cảng Long Beach lúc 8:00 AM, chia tay ra về.

Các anh chị ghi danh đi cruise Carnival Inspiration 5 ngày chuẩn bị passport còn hiệu lực. BTC/HNLK đề cử đồng môn Tạ Chương Thạnh (ĐS17) làm Trưởng đoàn của group QGHC kỳ này. Xin quý anh chị liên lạc với anh Thạnh để biết thể thức đặt vé, ghi danh theo group với giá discount và đóng tiền deposit.

Để giúp Ban Tổ Chức Hội Nam Cali sắp xếp chương trình được thành công tốt đẹp, ngay từ bây giờ xin quý anh chị nào có ý định tham dự, có thể tham dự hoặc muốn tham dự xin thông báo cho biết càng sớm càng tốt theo lịch trình sau đây:

* 1/4//2017: Bắt đầu ghi danh đi cruise. Xin liên lạc với Trưởng đoàn để biết các thủ tục

cần thiết và đóng tiền deposit (xin chuẩn bị passport còn hiệu lực tối thiểu 6 tháng; khi liên lạc, Trưởng đoàn sẽ cho biết số tiền deposit).

* 1/9/2017: Hạn chót ghi danh tham dự và đóng tiền deposit cho ngày HNLK và các

chuyến du lịch trong ngày (tiền deposit cho mỗi mục là $50.00).

* 19/9/2017: Hạn chót ghi danh khách sạn. Xin liên lạc KS Ramada để biết chi tiết.

Tiền deposit đóng cho Hội, trên chi phiếu xin ghi trả cho: V.N.I.A.A.A. và gởi về địa chỉ:

8051 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683

Để thuận tiện cho việc liên lạc và thông báo các tin tức liên quan đến ngày họp mặt này, Hội Nam Cali đã mở một Blog riêng là http://www.quocgiahanhchanh.blogspot.com. Xin quý anh chị thường xuyên mở Blog này để theo dõi.

Mong tất cả quý anh chị hăng hái tham dự, vì quỹ thời gian của chúng ta không còn nhiều nữa!

Trân trọng kính chào và kính thông báo cùng quý anh chị.

TM. Ban Tổ Chức
Trần Bạch Thu
CT/BCH Hội Nam Cali.

Địa chỉ liên lạc ghi danh:

- Khách sạn Ramada: 714-534-1818
- Trưởng đoàn đi cruise Tạ Chương Thạnh (ĐS17): 909-908-0481 / tafamily9@yahoo.com
- Từ khóa 10 trở về trước, anh Trần Ngọc Thiệu (ĐS11): 714-943-2445 / hanoi54.75@gmail.com
- Các khóa Cao Học anh Ngô Ngọc Trác (CH8): 714-588-6789 / tracngo@yahoo.com
- Khóa 11&12 Đinh Bá Tâm (ĐS12): 714-553-8164 / tamdinh41@hotmai.com
- Khóa 13 Cao Xuân Thức (ĐS13): 714-675-1379 / tcaomls@gmail.com
- Khóa 14 Nguyễn Đức Tín (ĐS14): 310-227-5504 / tinnucla@gmail.com
- Khóa 15 Đinh Viết Cư (ĐS15): 714-598-5273 / bocudad724@aol.com
- Khóa 16 Lê Phước Ninh (ĐS16): 626-675-6525 / ninhle46@gmail.com
- Khóa 17 Ngô Xuân Vũ (ĐS17): 714-837-5358 / thuvufamilly@yahoo.com
- Khóa 18 Ngô Ngọc Vĩnh (ĐS18): 714-230-5365 / vinhngo2000@gmail.com
- Khóa 19 Nguyễn Tấn Hữu (ĐS19): 714-251-8093 / nguyentanhuu@hotmail.com
- Các khóa TS và ĐS20, 21, 22 Nguyễn Văn Sáu (TS4): 714-514-1209 / saunguyen66@gmail.com

Sau lũy tre làng

5xu
Theo blog 5xu

Xem clip của người dân quay bằng điện thoại và đưa lên internet, tôi bỗng nhiên như thấy lại những người dân làng Hà Trì và Đa Sĩ mà tôi biết cách đây mấy chục năm, khi cả làng chưa nhà nào có TV, còn điện lưới yếu xìu, lúc chớp lúc tắt.

Những người dân quê ấy, nói tiếng nhà quê, đéo lác luôn mồm, sắc thái âm điệu lúc nào cũng như đang sẵn sàng gây sự.

Có lẽ, mấy chục năm là quá ngắn để thay đổi gốc rễ hay căn tính của người dân đồng bằng bắc bộ. Nhất là những gì được coi là “xấu xí”.

20 April 2017

Thiện chí của chó sói

Đoan Trang

Bà con hãy nghe những gì Phó giám đốc Công an Hà Nội Bạch Thành Định nói với báo chí:
"Ưu tiên số một của Hà Nội là đưa toàn bộ người còn BỊ GIỮ TRÁI PHÁP LUẬT ra ngoài an toàn. "Chúng tôi sẽ giải quyết mọi việc theo pháp luật, trên tinh thần XỬ LÝ NGHIÊM những người cố tình kích động, có hành vi giam giữ, bắt người trái pháp luật", "sẽ khoan hồng với những người nhận thức được hành vi, có ý thức khắc phục hậu quả".
Bà con có nhận ra mùi sát khí trong những lời ấy?

Trong truyện ngụ ngôn Aesop, “Sói và cò”, có con sói bị hóc xương, không tự khạc mảnh xương ra được. Nó nhờ con cò với cái mỏ dài thò đầu vào sâu trong họng nó để moi xương ra, và hứa sẽ trọng thưởng.

Sói nằm ngửa, há mồm, để cò thò đầu vào, gắp mảnh xương bị kẹt bên trong ra. Rồi cò xin được thưởng như đã hứa.

Sói nghiến răng nói với cò: “Tao đã không nhai nát đầu mày khi cái đầu mày nằm giữa hai hàm răng của tao. Mày cho phần thưởng đó vẫn còn ít hay sao?”.

* * *

Xin bà con cảnh giác với tâm địa của những con chó sói đội lốt người.

Chúng chưa hề hủy quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng” với dân xã Đồng Tâm.

Chúng chưa hề hứa hẹn sẽ không khởi tố tiếp.

Chúng tiếp tục gọi hành vi tự vệ của bà con là “giam giữ người trái phép”, “giam giữ trái pháp luật”. Trong cách nói của chúng, có thể cảm nhận được cái nghiến răng đợi trả thù của con sói.

Chúng chưa hề xử lý những kẻ nhân danh "thi hành công vụ" để bắt giữ người trái pháp luật, đánh người gây thương tích, không tha cả người già. Quân của chúng làm sai, vi phạm pháp luật, chúng không xử lý, nhưng đã kịp ngậm máu phun bà con Đồng Tâm trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng.

Chúng chưa hề có một lời nào đính chính và xin lỗi bà con trên phương tiện truyền thông đại chúng – trên chính những cơ quan đã đưa tin một chiều, sai sự thật về bà con.

Chúng chưa tấn công bà con, bắt và khởi tố cả làng, không phải vì chúng ý thức được mình đang sai trái. Mà đó đơn giản là “sự nhân đạo” của con chó sói khi nó không cắn nát đầu con cò trong mõm nó.

Hại được ai đó nhưng chưa hại, giết được ai đó nhưng chưa giết, thì không phải là nhân đạo, đàng hoàng, ôn hòa hay có thiện chí gì cả. Công an không phá, không bắt người trong khi lẽ ra là có thể phá, có thể bắt. Đấy là cái “nhân đạo” và “khoan hồng” của công an đó.

Theo FB Đoan Trang
(Via Dân Luận)

19 April 2017

Kinh tế ngầm Trung Quốc ở châu Âu: Hàng Tàu 'made in Italy'

Sự thật về thời trang “made in Italy” sản xuất tại Ý nhưng là hàng Tàu kém phẩm chất, giá rẻ xuất khẩu sang Âu, Mỹ.

Prato là cái nôi truyền thống của ngành công nghiệp dệt may Ý từ thế kỷ XII. Nơi này nằm cách Florence, thủ phủ vùng Tuscany, khoảng 15 km, đây từng được mệnh danh là kinh đô dệt may cao cấp của châu Âu. Các nhãn hiệu lừng danh như Gucci, Dolce & Gabbana... đều sản xuất tại thị trấn nhỏ bé này. Giờ đây, Prato trở thành trung tâm sản xuất thời trang “made in Italy” giá rẻ lớn nhất châu Âu của cộng đồng người Hoa.

Cạnh tranh bất chính

Marco Landi, đại diện CAN (Hiệp hội Xí nghiệp vừa và nhỏ) vùng Tuscany, cho biết trước sự canh tranh khốc liệt của các đối thủ Trung Quốc ngay trên sân nhà, số lượng xí nghiệp may mặc Ý hiện chỉ còn 3.000 cơ sở. Trong khi đó, xí nghiệp may mặc của người Hoa đã vượt quá 4.000. Điều làm cho người Ý bức xúc nhất là Prato giờ đây trở thành kinh đô quần áo chất lượng kém. Nguyên liệu và nhân công không phải của người Ý nhưng vẫn đóng mác “made in Italy” xuất đi khắp thế giới.
Cảnh sát Ý khám xét một xí nghiệp may của người Hoa ở Prato Ảnh: AP.

Cảnh sát Italy khám xét một xí nghiệp may của người Hoa ở Prato
Ảnh: AP.
 “Người Hoa ư? Đó là cả một vấn đề”, bà Fiorella Alunni, cố vấn Hội đồng thị trấn Prato chuyên về Trung Quốc, đã nhận xét như vậy. “Đó là sử dụng lao động trẻ em, lao động nhập cư chui, trốn thuế, sản xuất hàng nhái, rửa tiền...”. Tóm lại, một nền kinh tế ngầm kiểu mafia Ý mang bản sắc Trung Quốc. Dưới đây là một xí nghiệp may điển hình của người Hoa ở Prato, theo báo cáo của Armando, thám tử tư đặc trách theo dõi các xí nghiệp chui Trung Quốc.

Cười tí tỉnh: Chẳng lẽ con không nhớ...

Chẳng lẽ con không nhớ...

Một tỉ phú Saoudi Arabia ngã bệnh nhưng máu huyết ông ta thuộc loại hiếm. Chỉ có một người Do Thái ở Jerusalem có máu đáp ứng được. Chàng ta tới thăm nhà tỉ phú ngỏ ý muốn cứu giúp. Chàng Do Thái đến gặp trưởng giáo của mình xin phép và được chuẩn thuận. Thế là chàng Do Thái cho máu. Để cảm tạ, nhà tỉ phú tặng cho chàng Do Thái một chiếc xe Ferrari và 5 triệu Euros.

Hai năm sau nhà tỉ phú bệnh tái phát. Chàng Do Thái lại hiến máu lần thứ hai. Để cảm tạ nhà tỉ phú tặng cho một chiếc xe Renault hiệu Twingo.

Hai năm sau chuyện lại xẩy ra như thế và nhà tỉ phú tặng cho chàng ta một chiếc xe gắn máy Velo.

Chuyện đến đây thì chàng Do Thái thấy khó hiểu bèn đến với trưởng giáo than rằng:

- Thưa trưởng giáo, con không hiểu lần đầu con được ông ta tặng một chiếc xe siêu hạng lại thêm 5 triệu Euros, lần thứ hai là một chiếc xế hộp, lần thứ ba chỉ là chiếc xe gắn máy.

Trưởng giáo trả lời:

- Con à, lẽ nào con quên mất chuyện này là máu con hiện đang lưu chuyển trong tim mạch của ông ta?

Cựu Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye có thể bị án chung thân

SEOUL, Nam Hàn (AP) – Công tố viện Nam Hàn hôm Thứ Hai truy tố cựu Tổng Thống Park Geun-hye tội nhận hối lộ, tống tiền, lạm quyền và các tội tham nhũng khác, có thể đưa đến bản án tù chung thân.

Đây là sự việc mới nhất trong một loạt các hành động pháp lý nhắm vào bà Park sau khi phải rời khỏi chức vụ vì các cuộc biểu tình lớn lao nhưng ôn hòa.

Bà Park bị quốc hội giải nhiệm hồi Tháng Mười Hai năm ngoái, bị tòa chính thức truất bỏ quyền hành hồi Tháng Ba và bị giam trong một nhà tù gần Seoul sau khi bị bắt về các cáo buộc tham nhũng.

Công tố viện cũng truy tố Shin Dong-bin, chủ tịch công ty Lotte, đại công ty lớn hàng thứ năm ở Nam Hàn, về tội đề nghị hối lộ 7 tỉ won (khoảng $6 triệu) cho bà Park và người bạn lâu năm của bà là Choi Soon-sil để đổi lấy việc có giấy phép mở ra một thương vụ bán hàng miễn thuế mới.

Bà Park tiếp tục bị giam và sẽ bị dẫn giải từ nhà tù đến tòa ở Seoul để tham dự phiên xử, vốn có thể kéo dài tới sáu tháng. Hiện chưa biết là phiên tòa có khởi sự trước cuộc bầu cử đặc biệt 9 Tháng Năm để chọn người thay thế bà Park hay không.

Bà Park, năm nay 65 tuổi, đắc cử và trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Nam Hàn vào cuối năm 2012.

Bà Park là con gái của nhà độc tài quá cố Phác Chánh Hy (Park Chung-hee). Ông Park bị giám đốc cơ quan tình báo của mình bắn chết năm 1979, sau 18 năm cầm quyền. Vợ của ông trúng đạn chết năm năm trước đó, trong âm mưu ám sát bất thành, giữa khi ông chồng đang đọc diễn văn. (V.Giang)

Nguồn: Người Việt

18 April 2017

Vì sao công an thua dân?

Được biết vụ việc có liên quan tới chuyện thu hồi đất đai, vốn đã khiến người dân theo kiện từ nhiều năm nay bị bức xúc vì không được giải quyết thỏa đáng. Một dân cư nói với BBC: "Chúng tôi đã khởi kiện từ năm năm nay, nhưng không được ai đứng ra bênh vực." Cuộc đối đầu giữa người dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, với giới chức từ ngày thứ Bảy 15/4. Khi lực lượng an ninh được phái tới đã bị dân chúng "bắt nhốt" tại nhà văn hoa xã. ̣̣̣̣(TTR)

Nguyễn Trần Sâm
Blog Đào Hiếu

Như báo chí đã đưa tin, chiều 15 – 4, gần 30 người của chính quyền, trong đó có cả những viên cảnh sát cơ động, đã bị dân Đồng Tâm (Mỹ Đức, HN) bắt nhốt tại “nhà văn hóa” xã. Mục đích việc làm này của dân chúng là đòi chính quyền phải trả tự do cho những người bà con của họ đã bị chính quyền câu lưu trước đó vì hành động được gọi là “vi phạm đất đai”.

Một câu hỏi lớn được đặt ra: Vì sao những công an viên này lại để cho dân “bắt” được họ? Phải chăng vì họ không đủ năng lực và phương tiện để đè bẹp lực lượng quần chúng không có vũ khí trong tay, hay chí ít là thoát khỏi bàn tay của những người dân này?

Muốn trả lời câu hỏi này thì phải nghĩ đến những câu hỏi khác. Giả dụ viên chỉ huy của đội cảnh sát cơ động (nghe nói là trung đoàn?) ra lệnh xả súng vào đám dân hoặc không nổ súng nhưng dùng báng súng, lưỡi lê hoặc dùi cui đánh tới tấp vào đám dân dám chống lại mình, còn các chiến sỹ công an thì nhất loạt tuân lệnh, thì liệu đám dân đó có bắt nổi một công an viên nào không?

Dĩ nhiên là không! Khi đó thì đám dân kia chỉ có thịt nát xương tan hoặc ít ra là bị đau nhừ tử, chứ làm sao còn có thể bắt công an làm tù binh được nữa!

Như vậy, việc có hàng chục chiến sỹ công an thuộc “lực lượng mạnh” bị dân bắt nói lên rằng chỉ huy của họ đã không dám ra cái lệnh đó, hoặc/và các chiến sỹ cũng không dám thực thi một mệnh lệnh như vậy.

Vậy lý do để chỉ huy không dám ra lệnh và thuộc cấp không dám thực thi nếu có lệnh là gì? Câu trả lời là: Họ vẫn còn tính người và tình người. Họ không đang tâm bắn vào hoặc đánh đập tàn nhẫn những người dân tay không tấc sắt. Họ biết rõ đó là những người vô tội và nghèo khổ, đã chịu bao oan trái do những kẻ có thế lực gây ra. Nghĩa là chúng ta vẫn còn có thể hy vọng vào những con người này. Đa số vẫn còn lương tâm. Và nhiều người trong số đó cũng có bà con, anh em hoặc xóm giềng là những người dân nghèo đáng thương. Họ từng nhiều lần chứng kiến cảnh khổ của những người thân. Và họ đã nhận ra rằng chính nghĩa không ở phía họ, nếu họ ra tay đàn áp.

Xưa nay vẫn vậy. Một khi hàng ngàn người dân bị dồn đến bước đường cùng thì họ sẽ nổi dậy. Ban đầu, những nhóm lẻ tẻ sẽ bị đàn áp. Những đám dân khác sẽ sợ và im tiếng. Nhưng khi không còn gì để mất thêm thì con người sẽ hết sợ. Họ sẽ nổi dậy đông hơn. Sẽ tiếp tục có đàn áp, nhưng rồi “một người rơi, mười người tiến”, và sẽ đến lúc có hàng triệu người đứng dậy. Sẽ đến lúc lực lượng đàn áp không thể thực thi nhiệm vụ đàn áp được nữa. Dù ban đầu, những kẻ có vũ trang này chưa nhận ra được chính nghĩa, nhưng rồi trong những cuộc cọ xát, những chiến dịch đàn áp, dần dần họ sẽ nhận ra lẽ phải. Khi đó, những mệnh lệnh đàn áp sẽ không được thực thi nữa. Lực lượng đàn áp sẽ quay súng!

Đó là quy luật!

Thật không may cho nhà cầm quyền nào không nhận thức được quy luật này, một quy luật mà chính những thủy tổ của CNCS cũng từng nói đến nhiều lần.

Vào thời kỳ trước sau năm 1980, cả nước đói khổ, dân tình ca thán. Những bài vè chế giễu nhà cầm quyền xuất hiện khắp nơi. Có cả những bài như “sấm ký”. Đó là những dấu hiệu của sự suy sụp. Nhưng vào thời đó chưa có đàn áp. Dân chưa bị đánh, chưa bị quy thành “các thế lực thù địch”. Một số người nói: Chắc sắp tiêu! Nhưng tôi nói: Đã có gần đủ các dấu hiệu, nhưng còn thiếu đàn áp dân.

Còn bây giờ thì đã có! Khắp nơi, hàng ngàn người dân bị đàn áp sau khi bị dán nhãn “các thế lực thù địch”!

Và không chỉ có vậy. Giai đoạn cuối của thời kỳ đàn áp dân đã đến. Lực lượng đàn áp đã bỏ chạy. Không chỉ ở xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức. Việc đó cũng đã xảy ra hơn một lần ở những nơi khác, nhất là quanh Formosa Hà Tĩnh!

Nguyễn Trần Sâm

17 April 2017

Hưởng Trà, thơ vui

Hưởng Trà

Đông Bắc Á: Tin ngắn những ngày qua

Phó tổng thống Mỹ thăm vùng phi quân sự Nam-Bắc Hàn Quốc.

Phó TT Mike Pence đang trong lịch trình 3 ngày thăm Hàn quốc và ông đã đến quan sát vùng phi quân sự. Đây là lần đầu tiến ông đến bán đảo Triều Tiên từ khi đắc cử Phó Tổng thống, nhưng là lần thứ hai một chính khách cao cấp Hoa Kỳ đến đến đây trong vòng chỉ hơn một tháng. Vào trung tuần tháng ba vừa qua ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng đã đến Nam Hàn và nói rằng giai đoạn kiên nhân chiến lược của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên đã chấm dứt.

**

Triều Tiên Phóng hỏa tiễn thất bại

Cả Hàn Quốc và Mỹ xác nhận Triều Tiên sáng nay thực hiện phóng thử tên lửa nhưng đã thất bại. Lầu Năm Góc nói tên lửa 'nổ ngay lập tức' khi vừa được phóng.

Reuters dẫn nguồn tin quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng tên lửa rạng sáng 16/4 gần Sinpo, trên bờ biển phía đông nước này, nhưng đã thất bại.

Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nói phát hiện tên lửa phóng vào lúc 6h21 sáng nay theo giờ Bình Nhưỡng. "Tên lửa đã nổ gần như ngay lập tức", Dave Benham, phát ngôn viên của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, nói. "Loại tên lửa được phóng đang được phân tích".

“Triều Tiên đã phóng một tên lửa không xác định từ khu vực gần Sinpo sáng nay (16/4) nhưng bị nghi là đã thất bại”, Văn phòng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho hay.

**

Không quân Mỹ đã điều động máy bay chuyên đánh hơi các vụ thử hạt nhân WC-135 đến Nhật Bản nhằm đề phòng việc Triều Tiên thử hạt nhân.

Máy bay đánh hơi phóng xạ có 2 muỗng bên hông máy bay để thu thập mẫu vật trong khi bay. Phi hành đoàn có thể phân tích mẫu vật trong thời gian thực giúp xác nhận các vụ thử hạt nhân cũng như xác định tính chất của đầu đạn.

Đây không phải là lần đầu tiên WC-135 được triển khai gần bán đảo Triều Tiên. Trong năm 2011, WC-135 đã được triển khai đến Nhật Bản để theo dõi sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Trong tháng 2, máy bay này cũng được điều động đến Anh để điều tra nguồn phóng xạ bí ẩn ở châu Âu.

**

Đề xuất của Bắc Kinh để hòa hoãn với Bắc Triều tiên bị Mỹ và Nam Hàn bác bỏ

Mỹ, Hàn Quốc thẳng thừng từ chối đề xuất của Trung Quốc Trung Quốc đã không thành công trong nỗ lực làm hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khi cả Mỹ và Hàn Quốc đều lên tiếng bác đề xuất của Bắc Kinh ngừng các cuộc tập trận chung để đổi lấy việc Bình Nhưỡng “đóng băng” các chương trình hạt nhân và tên lửa. Lý giải về việc bác đề xuất của Ngoại trưởng Hoa Lục Vương Nghị, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki R. Haley nói với các phóng viên sau cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ở New York: “Chúng tôi cần phải thấy một hành động nào đó tích cực từ phía Triều Tiên”.

15 April 2017

Giấc Mơ Triều Tiên

LẠI MƠ

Đêm qua, đọc sách muộn,
Rồi ngủ, quên tắt đèn.
Rồi mơ, mơ vớ vẩn.
Lần này về Triều Tiên.

Trời, quân đội Miền Bắc,
Như thác lũ băng băng
Từ núi rừng tràn xuống
Thành phố và đồng bằng.

Quyết đánh cho Mỹ cút
Và Ngụy phải lật nhào.
Miền Nam được giải phóng.
Vinh quang và tự hào.

Bao nhiêu năm rên xiết,
Nghèo đói và đau thương,
Người Miền Nam khốn khổ
Được đưa lên thiên đường.

Dân sướng, hết áp bức.
Mọi cái nhà nước lo.
Từ tem phiếu quần áo
Đến dầu củi, bo bo.

Đêm được học miễn phí
Đạo đức Kim Nhật Thành,
Cha già của dân tộc,
Vĩ đại và anh minh.

Seoul, ổ trụy lạc,
Bạo lực và bất công,
Theo nguyện vọng dân chúng
Được phép mang tên ông.

Đâu cũng thấy khẩu hiệu.
Đỏ rực cả bốn mùa.
Ra quân và kiên định,
Học tập và thi đua.

Đâu cũng nghe tiếng hát.
Đơn ca hoặc đồng thanh.
Hát, rơm rớm nước mắt
Bài “Như có bác Thành”.

Đâu cũng có tượng bác.
Các tỉnh đua nhau xây.
Dân sẽ không thấy đói
Khi ngắm tượng suốt ngày

Các hãng xe hơi lớn,
Như Huyndai, Kia,
Chuyển sang làm xe đạp,
Phát không cho mọi nhà.

Các biệt thư tư sản
Ngăn liếp thành nhiều phòng
Rồi cấp cho đại diện
Của giai cấp công nông.

Để hòa hợp dân tộc,
Các sĩ quan Miền Nam
Được vào trại cải tạo.
Sướng, không phải đi làm.

Tóm lại là sướng lắm.
Sướng lắm dân Triều Tiên.
Thế mà hai triệu đứa,
Ngu, tìm cách vượt biên.

Nhiều đứa còn ngu nữa,
Dám phản biện, biểu tình.
Dám nói xấu thời đại
Rực rỡ và quang vinh…


Thái Bá Tân
Thái Bá Tân Facebook


PS
Thế đấy, già, lẩm cẩm.
Mơ về nước Triều Tiên,
Mà dụi mắt nhìn kỹ,
Thấy hình như quen quen

12 April 2017

Tát Nước Đầu Đình

Dư luận cộng đồng Người Việt tại Mỹ cũng như dư luận khắp nơi trên thế giới đang hết sức bất bình vì hành động bạo lực của hãng hàng không United Airlines, khi lôi một bác sĩ gốc Việt ra khỏi một chuyến bay vào ngày 9 tháng 4 vừa qua. Vị hành khách này được nhận diện là Bác Sĩ Đào Duy Anh.

Ngoải chuyên môn thầy thuốc, bác sĩ Đào Duy  Anh  còn là một nhạc sĩ  gắn bó với dòng nhạc cổ truyền Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng trong cộng đồng của ông là Tát Nước Đầu Đình, viết theo thể điệu dân ca Miền Bắc. Ca khúc đã được trình bày bởi nhiều ca sĩ trong và ngoài nước Việt Nam.

Xin mời quí độc giả nghe lại ca khúc Tát Nước Đầu Đình, do chính tác giả Đào Duy Anh trình bày cùng nữ ca sĩ Hoàng Anh, được đăng tải trên Youtube của Kim Long Vũ Huỳnh. (SBTN)


Đọc "Chuyện Quê góp nhặt: Rau Càng Cua" để tiếc thương Hai Quẹo và những người bạn không còn nữa.

Kính gởi Bác Mao Tôn,
Hổm rày tui bận lo làm rẫy phía sau hậu liêu. Hôm nay có hái được chút rau rừng định đem vô lễ Thầy dùng trong bữa cơm chay lạt, nhưng mà hơi ngại vì nghe có tiếng to tiếng nhỏ bàn tán xôn xao náo động cả Thiền Môn. Dường như có các Đấng gì đó đang BÀN ĐẠI SỰ. Đợi lâu quá sợ rau héo, tui bèn gõ cửa đại để trình lên Thầy chút quà nhỏ mọn này. Kính xin Thầy miễn chấp, đừng xem đây là chuyện ruồi bu như bao chuyện ruồi bu khác. Mà đây là tấm lòng quê mùa chân chất của tui kính gởi trước đến Bác Mao Tôn, sau tặng Thầy Chưởng Môn Phái Hoa Lan và Thầy Hoa sỹ A.C.La.
Xin nguyện cầu quí thầy hưởng nhiều an-phúc trong dịp Lễ Phục-Sinh mãi mãi an lạc hồn nhiên trong tâm. Cầu chúc quí quan vui vẻ trong ngày GOOD FRIDAY.
Nay Kính,
Hai Quẹo, Australia

Chuyện Quê góp nhặt: Rau Càng Cua

Hai Quẹo kể

Trời tháng bảy rồi đó ngheo bà con. Ở cái xứ nào đó có tháng bảy mưa Ngâu chứ tại Trà-Vinh tui thì chỉ thấy mưa dầm. Bây giờ lúa mùa đã cấy xong. Hầu hết dân ruộng đang nghỉ xả hơi. Trời mưa! Mưa cho lúa tốt cho cây xanh. Những trận mưa già rào rào dầm dập suốt ngày. Người lớn bị nhốt trong nhà, đám con nít thì tự do chạy nhảy, vui chơi ngoài sân. Tắm mưa. Ừ, ở truồng tắm mưa, mê lắm! Tắm tới quên hết giờ khắc. Ông trời chạy trốn hay đang đấp mền ngủ đâu rồi? Buổi trưa hay buổi chiều bầu trời đều xám ngắc như nhau. Hai tui thì cứ việc tắm, cứ việc giỡn, cho tới chừng nào bị đánh bù-cạp, môi tái xanh, ngón tay móp xọp, thì mới chịu chạy vô. Cũng có khi bị má cầm roi dọa thì mới bỏ cái tật mê mưa. Bữa nay má đang nấu cơm. Thay vì cầm roi, má đưa cho cái rổ, biểu chạy ra buội tre ngắt rau càng cua vô luộc ăn cơm.

Hái rau càng cua vô luộc ăn? Chắc quí vị gốc thị thành nghe nói vậy thì lấy làm lạ. Rau càng cua luộc? Dà. Mà đâu phải có bây nhiều thôi. Còn nhiều thứ nữa, rau mờ-om, rau đắng ruộng, rau bồng-bồng chẳng hạng, mấy thứ thường dùng ăn sống, cũng phải luộc ăn cho khỏi phí của trời. Nó đều là rau hoang, do trời đãi. Nhiều quá, phải nhổ bỏ để giữ phân cho lúa.

Rau càng cua cũng vậy, nếu hổng ai ăn thì cũng bỏ đó cho nó già nó rụi, uổng lắm. Mùa mưa thì dưới nước cá tép thiếu gì, trên bờ thì ngàn trùng rau cỏ. Trà Vinh tui hồi trước khi được “tiếp thu” và bị phỏng ... thì như vậy đó. Đặc biệt cái cọng rau hiền khô dễ thương được biết tới và mến chuộng hơn hết lại chính là rau càng cua. Nó mọc dày khắp các buội tre quanh vuông ở miệt giồng.

Tui xách rổ chạy ra buội tre sát nhà, quơ từng nắm thiệt bự nhổ lên, trốc rễ, nhẹ re, rồi lấy tay nọ nắm đầu kia, vặn một cái là đứt làm hai, bỏ khúc gốc, lấy khúc ngọn. Một cái rột là có đầy rổ rau non èo sạch trơn. Bưng chạy đi đứng dưới máng nước mưa ở đầu song sốc sốc cho trôi cát rồi đem vô. Má tui đang nấu sẳn nước, má bỏ rau từ từ vô nồi nước đang sôi. Như hóa phép, một rổ rau vun từ từ xộp xuống teo lại còn chỉ một dĩa bàn. Rồi là một bữa cơm đạm bạc ngay trong nhà bếp, bên cạnh ông táo còn tỏa lửa âm ấm khói cay cay và ngọn đèn dầu ống khói sáng trưng. Mưa vẫn rồ rồ trên nóc nhà. Ễnh ương uênh-oang xa xa... Cơm nóng hổi với rau càng cua luộc chấm nước cá kho, có dầm ớt hiểm xanh, vậy thôi. Lâu cắn trúng một miếng ớt, nghe kim chích da đầu, ngứa rêm chưn tóc, nóng râng vành tai và tươm tươm mồ hôi trán. Ấm cúng quá. Nồi cơm bự bị vét hông còn một hột cơm cháy.

Dà! Tui đã được lớn lên một phần nhờ những bữa cơm kỳ cục như vậy! Rau càng cua! In như là nó vẫn còn trong máu tui đây. Bởi vậy bây giờ, sống ở xứ người, thay vì thèm vịt quay heo khìa chả lụa mà có hồi phát nhớ lại rau càng cua tới bắt nằm chiêm bao. Rồi tui cố gắng lần mò tìm cho được hột giống để trồng. Nhưng mà, rau càng cua tự nó mọc thì trời cản cũng hông nổi chớ mình mà trồng nó thì coi bộ hơi căng.

Có lẽ ít có ai mà hổng biết rau càng cua, nhứt là những người sống ở vùng quê miền Nam. Nó chẳng phải là đặc sản của Trà-Vinh quê tui đâu. Ở miệt trên, vùng Gia Định đổ lên, đâu cũng có. Nhưng ở đó người ta kêu nó là Rau tiêu. Vùng đó là đất gò, như Hóc Môn, Trãng Bàng, Tây Ninh chẳng hạng, người ta trồng nhiều tiêu và trầu. Có lẽ vì cái vòi và lá coi giống giống trái tiêu lá tiêu nên nó bị kêu như vậy. Còn bà con tui thấy chùm bông cong cong giống cái ngoe cua rôi kêu nó là rau càng cua? Đúng là xứ của cá tép tôm cua!

Rau càng cua sống được ở nhiều thế đất lắm, trên liếp dừa miệt vườn, trên giồng khoai miệt giồng, cạnh buội chuối, sát gốc bầu, đâu đâu cũng có. Ngoài ra nó còn mọc trong chậu kiểng, bên gốc cây và cả trên nóc đình, trên mái ngói âm dương hoặc trên vách tường nứt vân vân. Đất cát đất thịt nó hổng sợ, mà nó chỉ sợ chỗ ẩm ướt hay ngập nước. Tội nghiệp ghê! Nó cần cù và thiết tha với kiếp sống như vậy đó. Nhưng để ý một chút thì thấy cái chỗ lý tưởng cho nó chính là vùng đất giồng, khô ráo như Trà-Vinh vậy.

Dưới gốc tre mát mát, lá tre khô rụng dày cả gang rồi mục ra thành đất mùn xốp xộp; mưa xuống, chỗ đó rau càng cua mọc tốt phải biết. Dày mịt, khít rịt, xanh um, như cái mền, có khi nó phủ kín hết gốc tre và ôm mất luôn mấy mục măng non. Cọng nào cọng nấy dài 5, 6 tấc, thẳng tưng, non èo, giòn rụm. Nó cần mưa, thích ẩm cho nên mỗi năm nó chỉ nhởn nhơ có một lần theo mưa. Rồi mùa nắng khô, hột nó rụng xuống và nằm ngủ 6 tháng liền trong cát trong lá mục để chờ mưa năm tới. Cái hột tròn vo nhỏ rức như hột cát đó nằm chung với cát thì đố có con mắt nào nhận ra. Gió thổi mạnh một cái là nó bay theo bụi theo cát lên trời, rồi đáp xuống ngọn cây, đậu trên nóc đình, khỏe re.

Rồi khi nó mọc thành cây, cái lá mướt rượt của nó mới thiệt là mặn mà tình tứ làm sao. Hình trái tim! Có người biểu nó giống lá trầu lá tiêu tí hon? Dân cờ bạc thì nói nó giống nút Bích, ách Bích bài cào tây gì đó. Tui thì thích nói nó hình trái tim hơn. Mặt trên lá màu xanh mướt, mặt dưới xanh bạc, nham nhám. Thân nó xanh xanh, trong trong, như cẩm thạch, nhưng mà bở rệu giòn rụm như cọng bông súng lột rồi.

Nếu bức một cọng bỏ vô miệng nhai thử thì chỉ thấy nó ngòn ngọt pha chút vị the the nồng nồng của trầu, mọng nước như bông súng, nghe nó là lạ mà hổng dám quả quyết là ngon cỡ nào. Vậy mà sao nó lại hấp dẫn quá chừng? Có phải vị nồng làm cho say và bắt ghiền như ghiền trầu? Cũng chưa chắc là tại hay nhờ cách chế biến nó mới ngon.

Ở đây hổng nói tới việc dùng nó làm ghém chung với lá cát lồi, đọt sộp, đọt xoài, mã đề, đọt cơm nguội, rau thơm, v. v... để ăn bánh xèo, bánh giá (bánh cống), mà chỉ nhắc món độc chiêu của nó mà thôi. Rau càng cua bóp giấm. Làm gì thì cũng phải bóp cho nó xộp cái đã, như kiểu bóp rau cresson. Rồi tùy giàu nghèo mà có phủ thêm lên trên, hoặc là lớp thịt bò xào, hoặc mấy lát trứng luộc, hay ít tôm khô giã nhuyễn. Hà tiện hơn thì chỉ rắc lên chút đậu phộng rang đập giập, hoặc, hổng cần gì ráo, chỉ dùng rau tươi nguyên chất mà chấm nước tương, nước chao, nước cá kho hay mắm kho. Chỉ có vậy. Đơn sơ, đạm bạc.

Đặc biệt ở miệt giồng quê tui, còn thêm món càng cua luộc, như tui nói hồi nảy. Dù ăn theo kiểu cách nào nó cũng đều hấp dẫn khó quên. “Cái đơn giản là cái đẹp nhứt”. Mình làm bộ nhái theo, nói như vầy: “Ăn uống đơn giản là cái ăn ngon nhứt”. Nhưng lý do mà tui mê loại rau này chắc hổng phải ở chỗ ngon dở mà còn nằm ở chỗ khác. Rồi bà con sẽ hiểu tại sao mà tui cứ rị mọ ráng trồng cho được nó ở cái xứ mà thời tiết tréo ngoe lạ quắc như vầy.

Tui có anh bạn cố gầy cho được mấy cọng “rau-tiêu” để làm thuốc. Ảnh nói rằng rau tiêu trị mụn bọc công hiện thần kỳ. Đem giã với chút muối rồi đấp lên mụn bọc hay mụn bạc đầu, nó sẽ rút hết mủ và bữa sau mụn sẽ xẹp mất. Đó là môn thuốc bí truyền của dân Gò Dầu biên giới.

Còn tui, trồng nó vì nhớ. Tui đã từng ươn mấy lần hột giống được gởi lén từ Việt Nam qua, đều thất bại thảm thê. Sau này, tình cờ có được một ít hột từ rau trồng tại chỗ do người quen khác cho, kèm theo lời chỉ dẫn cách trồng thì tui đã lập được “thành tích tốt” để kể cho bà con nghe đây.

Nè hén. Mình đừng phơi hột ngoài nắng gắt, nó sẽ chết khô, mà chỉ rắc nó vô thùng giấy, phơi trên giấy chớ hông phơi trên đồ sắt, chỉ cần để trong hàng ba vài bữa nó cũng khô mà hông hư. Xong bỏ vô ve đem cất. Đợi chừng nào có thời tiết ấm như Việt Nam thì đem ra trồng. Cái thời hạn gọi là quá “đát” của hột giống này chắc hổng quá 2 năm. Ở Úc trồng rất dễ. Nhưng ở Canada, Bắc Mỹ Ngũ Đại Hồ hay Na Uy lạnh cóng coi bộ khó.

Thú thiệt là tui bù trất về vụ cất nhà kiếng, đặt máy sưởi. Ở xứ ấm như Ốc-sờ-trây-li-a này, vấn đề thổ nhưỡng hông quan trọng lắm, chỉ cần đất xốp trộn với một chút potting-mix bán sẳn trong tiệm, hoặc với chút cỏ mục và chút phân chuồng thật quay là đủ. Chọn chổ nào gần đám cây để có bóng mát và độ ẩm cao một chút. Lấy hột giống trộn với cát mịn, gần 100%, tức là trộn nhiều cát vô. Rối nắm từng nắm cát hổn hợp đó rắc đều trên ô đất đã dọn. Rồi rắc thêm lớp mỏng đất thường lên trên. Rồi lấy giấy bìa đậy lại vài hôm. Mỗi ngày tưới nước sương sương như mưa phùn. Chỉ non tuần lễ là nó nẩy mầm lẳn mẳn chi chít như giá con, thấy mê luôn. Vài tuần sau là có đám rau càng cua. Nó sợ nắng như con gái nhà giàu và thích ở chỗ cao ráo mà lại có độ ẩm nhiều. Lớn lên trong bóng mát nó sẽ trắng ngọc trắng ngà pha màu cẫm thạch, thân dáng thon dài mảnh mai dễ thương lắm. Nếu phơi nắng quá nó sẽ bị lùn, nhánh nhóc lung tung và mau có bông, ăn có vị nồng và cay nhiều hơn.

Chỉ cần gầy được mùa đầu tiên, mấy năm sau tự nó mọc lên hoài hoài y tại chỗ cũ, miễn là mình đừng đào xới làm xáo trộn vùng đất hứa của nó một cách quá đáng. Nếu khéo chăn bón, sau nhà có thể có vườn rau càng cua ăn tới quên lững chuyện nhớ nhà. Bà con cô bác làm thử coi. Chúc bà con gặt hái được... chút niềm vui.

Cũng may mắn, bên nhà rau càng cua dù bị hiếm nhưng chưa bị diệt chủng, chưa được-giải-phóng hay tiếp-thu-toàn-bộ. Chỉ tội cho rau đắng ruộng, hồi trước nó bị coi là cỏ hoang, làm mất công nhà nông không ít. Vừa nhổ bỏ vừa chửi thề. Rau mờ-om cũng vậy. Nhưng bây giờ thì nó đi đâu gần hết, trở nên “hiếm-quí”. Có lẽ vì nó tranh thủ góp công vô nghĩa vụ xóa-đói-giảm-nghèo, cái đói hổng biết ai mang từ đâu tới, làm bà con mình đói theo. Và cứ y như trong kinh: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Ăn sạch trơn rau. Sạch sành sanh. Đau thì uống rượu cho chết luôn. Rau đắng ruộng được “nâng cấp” với “chức năng” quan trọng vậy đó, và nó nghênh ngang nhảy vô tô cháo cá của những người như đói-ăn từ mấy kiếp, đói từ tiềm thức, đói từ trong xương, giờ họ thích nhâm nhi rắn rít đuôn dế châu chấu bù cào ở quán bên đường. Rau mờ-om thì nhảy vô tô phở lai hũ tíu miệt vườn hay trong sóc. Chỉ có rau càng cua được tha vì nó trốn trong vuông tre người dân quê, khó có ai ngang nhiên vô đó mà lặt. Nhưng nó cũng sắp hiếm rồi. Vì nó đang trở thành tấm nệm lót cho tôm chiên, gà rô-ti chình ình bên trên, để phục vụ “du lịch sinh thái”. Cũng buồn!

Ở đời có nhiều cái rất nhỏ nhặt tầm thường thì mình thấy nhàm, rồi quên lững nó đi. Chừng nào mất nó rồi mình mới biết quí biết nhớ. Sống tha phương, nhiều khi nhớ mấy cọng rau quê mùa bình dị thân thương đó hung lắm. Nhưng gẫm đi gẫm lại, nhớ là chuyện nhỏ, cái liên tưởng mới vĩ đại. Nỗi nhớ mới phát thì nhỏ xíu như mụn cám, rồi nó ăn lan ra, truyền nhiễm qua vùng chuyện khác, biến thành ra chuyện lớn. Nó bao phủ cả gia đình, làng mạc, ruộng đồng. Nó đưa mình về mái nhà lá đơn sơ, những bữa cơm gia đình đầm ấm, gợi nhớ lại cuộc sống yên bình, một quê hương xa mút tí tè. Nó dám ôm luôn cả vùng trời kỷ niệm! Tất cả mấy cái vĩ đại như vậy bỗng dưng bị giựt dậy chỉ nhờ một cọng rau càng cua tí tẹo. Lạ thiệt. Rồi bỗng dưng tui nhớ món rau càng cua luộc quá chừng chừng, và thương nhớ má tui tới thót ruột!!!

Hai Quẹo, Central Coast 
Australia

10 April 2017

Tin ngắn

** Cuộc họp của Ngoại trưởng các nước G7 diễn ra hôm nay (10.4) trong bối cảnh Mỹ vừa tấn công Syria để đáp trả cáo buộc dùng vũ khí hóa học, nhằm mục đích gây áp lực để Nga chấm dứt hỗ trợ cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Giới chức G7 hy vọng cuộc họp có thể là đòn bẩy để thúc đẩy nỗ lực ngoại giao mới nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 6 năm qua ở Syria. Nga đã bị loại ra khỏi nhóm các nước công nghiệp phát triển, trước đây là G-8, sau vụ sáp nhập Crưm năm 2014. Ngoại trưởng Anh Boris Johnson, dự định lên kế hoạch thăm Nga để gặp người đồng cấp Sergei Lavrov trước cuộc họp G7, đã hủy bỏ chuyến đi vào phút cuối, nói rằng "vụ tấn công hóa học đã làm thay đổi tình hình một cách cơ bản". Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ đi Nga sau khi kết thúc họp G7 và "sẽ đưa ra một thông điệp rõ ràng với Nga".

** Đầu tháng 3 vừa qua, đơn vị 6 thuộc lực lượng đặc nhiệm SEAL ưu tú của hải quân Mỹ đã tới Hàn Quốc để tham gia cuộc tập trận “Đại bàng non” (Foal Eagle). Nhà lãnh đạo Triều Tiên chắc chắn phải có lý do để lo lắng về động thái này của Washington, theo nhận định của tạp chí Nikkei (Nhật Bản) hôm 10-4.

Quay trở lại thời điểm tháng 5-2011, SEAL chính là đơn vị giết chết trùm khủng bố Al-Qaeda Osama Bin Laden tại một căn nhà ở Pakistan. Sáu năm sau, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phép đơn vị này triển khai tới Hàn Quốc – nước láng giềng của Triều Tiên – để tham gia tập trận. Lúc này, Washington “không còn gì để bình luận” sau hàng loạt vụ thử tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng, mới nhất là vụ phóng tên lửa hôm 5-4 vừa qua.

** Một nghị định do Bộ Công An CSVN soạn thảo và đang đưa ra để lấy ý kiến dân chúng, đe dọa sẽ ngăn cản nhiều người Việt Nam lên mạng internet để bày tỏ chính kiến. Theo VietNamNet hôm Chủ Nhật 9 tháng 4, dự thảo nghị định của Bộ Công An CSVN về bảo đảm an ninh không gian mạng quốc gia, viện cớ hàng chục ngàn trang mạng trong nước bị tin tặc tấn công, để yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ internet phải “chủ động loại bỏ thông tin có nội dung chống nhà nước trên không gian mạng”, vốn không liên can gì đến tin tặc.

Ngọn cờ biểu tượng trong đấu tranh với Formosa?

Phạm Lê Vương Các

Ảnh: Linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam
sử dụng ngọn cờ Ngũ sắc tinh kỳ trong hoạt động
đấu tranh với Formosa.
Trước đây khoảng 10.000 người biểu tình đã từng bao vây Formosa, họ chỉ giương một ngọn cờ duy nhất, đó là ngọn cờ đại diện của Công giáo.

Chưa đầy một tháng sau, các cuộc tuần hành của hàng ngàn người đi nộp đơn khởi kiện Formosa dưới sự dẫn dắt của các Linh mục, họ lại không sử dụng đến cờ Công giáo, mà lại gương một ngọn cờ duy nhất là cờ Ngũ sắc tinh kỳ.

Điều này thật sự là sự thay đổi rất lớn về việc sử dụng biểu tượng đấu tranh chỉ trong một thời gian rất ngắn. Vậy điều gì đã làm nên sự thay đổi này?

Cá nhân tôi khi theo dõi sự kiện này có thể thấy rằng, sự thay đổi này xuất phát từ sự định hướng của một số Linh mục của Giáo phận Vinh. Bắt đầu với đoàn người đi khởi kiện Formosa cho Linh mục Đặng Hữu Nam dẫn dắt vào tháng 10/2016, và tiếp theo là đoàn người khởi kiện do Linh mục Nguyễn Đình Thục dẫn dắt vào tháng 2 vừa qua.

Các Linh mục hiểu rằng cuộc đấu tranh với Formosa không phải của riêng người Công giáo, của riêng người Miền Trung, mà đây là cuộc đấu tranh của cả dân tộc Việt Nam. Cuộc đấu tranh này cần sự ủng hộ rộng rãi của tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, vùng miền, quan điểm chính trị, để tạo nên một khối thống nhất và đoàn kết nhất có thể vì mục tiêu chung là "đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam nhằm bảo vệ môi trường biển và bồi thường thích đáng cho những người bị ảnh hưởng".

Vì vậy đoàn người đi khởi kiện Formosa dưới sự dẫn dắt của các Linh mục, họ đã sáng suốt chọn một ngọn cờ biểu tượng mang tính truyền thống dân tộc, tính đoàn kết lịch sử, mà biểu tượng này không hề mang lại bất kỳ sự chia rẽ, xung đột hay chống đối nào. Điều này đã lý giải phần nào cho việc các Linh mục dẫn đoàn người đi khởi kiện Formosa trong thời gian qua lại đã sử dụng đến ngọn cờ Ngũ sắc tinh kỳ.

Qua đây tôi nhận định rằng, các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi Formosa và các nhà hoạt động đang dấn thân vào vùng đất đầy rủi ro này, hãy sử dụng những biểu tượng dễ đạt được ủng hộ rộng rãi và đoàn kết cao theo tinh thần của các Linh mục trong vùng. Tránh tối đa việc sử dụng đến các biểu tượng có thể gây ra sự tranh cãi và chia rẽ không đáng có.

Cũng quanh vấn đề lá cờ biểu tượng cho cuộc đấu tranh, Facebooker Hoàng Mỹ Uyên chia sẻ:

Cờ VNCH phất phơ trên xứ sở năm 2017 bởi dân miền Trung, nạn nhân của Formosa.

Nếu nói đây là âm mưu của thế lực thù địch phản động thì hoá ra thế lực thù địch hiểu dân cần gì, muốn gì và làm thế nào để có họ hơn mặc dù cái thế lực đó toàn được nghe tên chứ không ai biết và thấy là ai. Còn thế lực chánh quyền thì dân biết ai, rõ tên, tỏ mặt, gần dân. Vậy mà tuyệt nhiên từ khi dân gặp nạn, họ chỉ cầm cờ ngũ sắc, giờ là cờ VNCH. Có bao giờ chánh quyền tự hỏi, cớ gì sống cạnh dân mà tuột mất lòng tin của dân, vuột cán cờ khỏi tay dân để dân cầm cán cờ khác không?

Những người từng lên tiếng nói lương tâm, tiếng nói chánh nghĩa thì sanh viên bị đuổi học. Nhân viên văn phòng bị đuổi việc. Làm business gặp khó khăn. Ở thuê thì bị áp lực đuổi khỏi nhà. Bị theo dõi, bị xách nhiễu. Bị vu khống. Mất công việc, mất sự nghiệp, mất cả miếng mưu sanh. Trong khi dân đổ giọt máu nào thì đồng bào hải ngoại nhín chút tiền quà gửi về cho dân miếng bông gòn, thuốc đỏ, an ủi, động viên. Bằng ngược lại thì hó hé là đi tù. Con thơ bỏ lại, mẹ già chăm cháu trong âu lo.

Tôi từng hỏi một anh an ninh, cởi cái chức vụ của anh ra chúng ta là ai? Là hàng xóm, là bạn bè, là đồng bào. Anh có con. Tôi cũng có con. Con anh cần gì để sống đường hoàng như nó phải được, con tôi cũng vậy. Anh đi theo một người đàn bà chẳng làm gì cả ngoài nói điều mình nghĩ mà chính anh cũng cần. Con anh ở nhà chờ cha, vợ anh ở nhà chờ chồng. Anh bực bội vì cứ phải thức đêm, giang sương dãi nắng đi làm nhiệm vụ. Có bao giờ anh thử ngồi xuống nói chuyện với dân. Chân tình như những người không chức vụ? Anh nói với tôi anh hiểu hết, biết hết. Nhưng trên rối lắm, nếu không giữ được an ninh dưới này thì còn khủng khiếp hơn, anh cũng đang làm điều tốt cho tất cả, cho cả chính con anh. Anh bảo anh không đánh người, mấy đứa nhỏ mới ra trường hăng tiết chứ có ai muốn đánh dân đâu. Vậy chứ cởi áo về nhà chạy xe ôm cho an yên thì sao. Anh lắc đầu thở dài.

Có lần, các anh canh mãi ngay trước cửa nhà, vật và vật vờ ôm cái điện thoại. Cửa mở ra là giật mình bật dậy. Tôi kêu Zú mang bình cafe và nước đá ra cho uống. Nhứt định không uống. Zú cười, không có thuốc gì đâu. Cà phê nhà pha. Bee nó bịnh ngủ rồi, hôm nay không đi đâu đâu. Mấy chú vô nhà ngồi cho mát hông? Cuối buổi chiều đổi ca, mấy anh gõ cửa trả bình và ly rồi cám ơn Zú. Hết veo nước.

Tôi nhớ từng gương mặt, dáng người của những kẻ đánh mình. Tôi cũng nhớ từng gương mặt, dáng người của từng người đi theo mình. Có người ăn nói nhẹ nhàng, bặt thiệp, có người lầm lì, có người ánh mắt hằn học, vài kẻ thì đá cá lăn dưa chợ búa đụ má dằn mặt đêm hôm hai mẹ con như chó dữ. Nhưng rồi, ai trong họ, khi ngồi xuống nói chuyện, họ đều hằn lên trên nét mặt một sự thống khổ, chịu đựng như thể không tỏ bày được. Thực sự là bất an và khổ tâm. Họ có.

Tôi hỏi anh, nhìn lại mà xem, những người đấu tranh vì nhân quyền, vì bà con, toàn bị đẩy vào đường cùng không còn gì để mất. Nhiều người trong số họ khởi điểm chỉ là lên tiếng một cách hồn nhiên, chân tình cho tới khi các anh buộc họ phải lấy đó làm sự nghiệp và con đường. Bất chấp tù đày vẫn mỉm cười. Họ trở thành cảm hứng của bao lớp người khác. Rốt cuộc các anh được gì. Các anh ở với dân mà gạt đi chén cơm của dân. Phản động bên kia đại dương xa dân vạn dặm thì cho dân chén cơm dù không no cũng ấm lòng. Anh nghĩ coi dân theo ai?

Dân đơn giản lắm và dân hiền lắm. Mấy mươi năm nay đã chứng minh sự thực. Dân chỉ cần có miếng nhai, sạch/ngon, độc/bổ chưa nói. Dân chỉ cần có công việc để "lao động là vinh quang". Mị được dân số năm bằng một đời người rồi. Tới nay đến cả vạn bài hát ru vinh quang xây bằng xác quân thù cho tới nhớ có bác đời em được ấm no đồ cũng không ru nổi dân ngủ để năm 2017 khắp nẻo đất nước, nơi nào có tiếng nói, nơi nào có thẳng người đứng lên nơi đó có "trả lại đây quyền phúc quyết của người dân. Dân biết điều gì dân cần để tự do mưu cầu hạnh phúc..." vang lên khắp nẻo.

Thế lực thù địch nào tài ba đánh thức được giấc ngủ mấy mươi năm như vậy hay chính đầy tớ của dân đã phản dân nên dân mới "sáng mắt sáng lòng"?

Thời đại này, cứ lấy hết những gì ông Hồ từng nói ra mà in thành băng rôn biểu ngữ mà xem. Bỗng dưng thành phản động cho coi.

Suy cho cùng, chánh thể chỉ là nhứt thời, quyền lợi nhân dân mới là bất biến.

Ông Hồ từng nói "dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong".

Đừng đẩy dân về phía thù địch.
Đừng coi dân là kẻ thù.
Không có nhà tù nào lớn hơn nhà tù của nỗi sợ hãi tự thân. Khi dân đã không còn sợ hãi thì nhà tù là phi nghĩa.

Theo FB Phạm Lê Vương Các

08 April 2017

Tại sao Hàn Quốc phát triển rực rỡ còn Việt Nam thì không?

Năm 2004, Việt Nam cho chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” trong đó có đoạn Tổng thống Park Chung-hee đã khóc vì thấy dân khổ quá. 

Ông tuyên bố sau 10 năm nữa sẽ có nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc.

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn để giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích rằng, Hàn Quốc lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa, đây cũng bởi tính sĩ diện của họ rất cao.

Nhưng chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có được chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên cách đào tạo phương Tây sao cho phù hợp với đặc trưng của châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, Hàn Quốc chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, và để dành thời gian và công sức lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Đúng 20 năm sau, năm 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn. Ô tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó mặc dù dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào, chỉ biết rằng trên tivi lúc đó chỉ có vẻn vẹn 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”; từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng cho đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, cách tạo dựng một nhà máy.

Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động tại đây, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, mà người xếp hàng “xin việc” lúc bấy giờ lại là người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi “cho việc” người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ. Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.

Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Ngay lập tức người Hàn tuyển chọn ra 2.000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ… 4 năm sau tốt nghiệp, (năm 1992), những bộ phim đầu tay như: Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc vàng,…với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet đã chinh phục được hàng triệu con tim.

Ngành làm phim đã phối hợp khéo léo với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng để xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.


Bộ phim Ngôi Nhà Hạnh Phúc được phủ sóng khắp Châu Á và
chinh phục hàng triệu con tim.
Vào năm 1988, ngoài 2.000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh thì cũng có ngần ấy người được cử sang Milan và Paris để học thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu “tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, người Tây không thích, không bán được. Có những năm mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ, ngạc nhiên và thích thú.

Ngoài ra, người Hàn cũng cử những sinh viên giỏi toán nhất nước theo học ngành tài chính ở các trường đại học lớn của Mỹ, với tham vọng Seoul sẽ thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời và họ tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Hộ không hề chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu có.

Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi. Ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á để cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải là “Made in Korea”, dù vào thập niên bảy mươi sản phẩm vô cùng kém cỏi và xấu xí. Nhưng nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở Việt Nam cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy rồi nhắn mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

Tony Bùi Sáng
(Internet)

Hỏa Tiễn Tomahawk phủ bóng bữa tiệc Trump đãi Tập?

Phía Trung Quốc kỳ vọng nhiều ở cuộc gặp tại dinh thự riêng của Tổng thống Donald Trump ở Mar-a-Lago, Florida nhưng có vẻ như chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình bị vụ phóng hỏa tiễn Syria phủ bóng.

Theo bài của Joshua Berlinger trên CNN 07/04, ông Trump ra lệnh tấn công Syria ngay trước khi ngồi vào bữa tiệc tối thứ Năm đón lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và phu nhận, bà Bành Lệ Viện.

Đoàn Trung Quốc rời bữa tiệc lúc 21:00 để ra nghỉ ở một nơi gần đó, và ngay sau đấy, Tổng thống Trump mở cuộc họp báo nói vì sao ông ra lệnh bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào một căn cứ của quân đội Syria.

Bình luận của Willy Lam, nhà quan sát từ Hong Kong nói với CNN, cho rằng phía Trung Quốc rất muốn "nhận hào quang" từ chuyến thăm này.

Nhưng vụ bất ngờ bắn hỏa tiễn tấn công Syria của ông Trump đã phủ bóng lên chuyến đi.

Tin về vụ oanh kích Syria bị đài CCTV của Trung Quốc đặt xuống thấp, giữa bản tin.

Tranh cãi về vụ tấn công hóa học ở Syria

Phần cao nhất tất nhiên là về cuộc gặp Tập - Trump.

Cả hai đồng minh của tổng thống Bashar al-Assad tại Syria là Nga và Iran đều đã lên án cuộc oanh kích.

Hoàn cầu Thời báo ở Trung Quốc phê phán vụ tấn công thể hiện chính sách "bất nhất" của ông Trump.

Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ và kêu gọi "không làm tình hình tồi tệ đi".

Trước các cáo buộc mà Hoa Kỳ nêu ra rằng quân đội Syria đã dùng khí Sarin làm thường dân bị chết, điều mà chính quyền Syria bác bỏ, Bắc Kinh chỉ nêu về mặt nguyên tắc là Trung Quốc phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học ở bất cứ tình huống nào.

Nói về "cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria gần đây", bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra chứ không nói là đó là vụ do quân đội Syria gây ra.

Đã nhận lời mời

Sau ngày đầu gặp gỡ tại Florida, hiện chưa rõ phái đoàn Tập Cận Bình đạt được gì từ ông Trump trong chuyến thăm.

Điều duy nhất báo chí Trung Quốc nói là ông Trump đã nhận lời mời sẽ thăm Trung Quốc trong năm 2017.

BBC News tường thuật từ Boston trong ngày thứ Sáu cho hay chủ đề thương mại được bàn đến tại Florida giữa phái đoàn Trung Quốc và nước chủ nhà.

Ông Tập cũng đề nghị tái khởi động một quan hệ Trung - Mỹ mới cho 45 năm tới, nhân sự kiện Hoa Kỳ và nước Trung Quốc cộng sản thiết lập quan hệ ngoại giao 45 năm trước.

Nhưng Hoàn cầu Thời báo cũng nói ông Trump ra quyết định "vội vã, bất nhất" trong vụ oanh kích Syria và tỏ ý lo ngại rằng tổng thống Mỹ có thể sẵn sàng ra tay về quân sự "đơn phương và bất ngờ".

Theo BBC News, sự tương phản đến từ chỗ ông Tập Cận Bình là "quan chức cộng sản nói năng nhỏ nhẹ" và ông Donald Trump là "tỷ phú địa ốc bạo miệng".

Cũng có tin cuộc gặp được thu xếp chỉ mới cuối tuần trước để ông Tập Cận Bình sang gặp Donald Trump tại Mỹ.

Còn theo một bình luận trên CNN, có thể quyết định bất ngờ cho oanh kích Syria của ông Trump lại làm tăng vị thế nói chuyện của ông với ông Tập, dù hai sự kiện có thể không liên quan.

Lý do là, theo nhà bình luận Zhang Baohui từ Đại học Lingnan, Hong Kong, phía Trung Quốc nay thấy rằng kể cả trong trường hợp Bắc Hàn, ông Trump cho thấy ông ta sẵn sàng ra tay đơn phương, theo CNN.

Trước khi lên máy bay rời Tòa Bạch Ốc đến Florida đón ông Tập, ông Trump lại nói với báo chí rằng Trung Quốc "cần phải làm nhiều hơn để ngăn Bắc Hàn phát triển vũ khí hạt nhân".

Trung Quốc từng phản đối mọi kế hoạch loại bỏ tổng thống Assad ở Syria và chống việc "can thiệp vào tình hình các nước khác".

Phía Hoa Kỳ nói họ có thông báo cho Nga về vụ tấn công nhưng không nói phía Trung Quốc có được báo trước hay là không.

Những diễn biến mới nhất này có vẻ như ông Trump đã khiến ông Tập bị động.

(Theo: BBC Tiếng Việt) 

Những Thầm Lặng Đáng Sợ

"Hãy đánh ngã con người tham lam, ích kỷ, vô cảm, sợ hãi vì đó là sản phẩm của 40 năm CNXH. Và hãy vực dậy cái Ta thầm lặng, bởi chính mỗi người Việt Nam đang là niềm hy vọng của dân tộc mình."
Tôi yêu đất nước mình vì những con người thầm lặng như Nguyễn thị Minh Thúy, Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Văn Hóa,… Không chỉ vì họ can đảm, chọn sống cho những giá trị chung; chọn làm viên đá lót đường trong thầm lặng mà nhiều hơn thế nữa.

Họ cho tôi nhìn thấy tấm lòng và sự mạnh mẽ lạ lùng của những người rất bình thường. Trường hợp của chị Nguyễn thị Minh Thúy, một người mẹ neo đơn, hàng ngày đi làm thuê để nuôi hai con nhỏ. Khi bị bắt cùng Ba Sàm, nếu chị chịu “hợp tác” và chỉ cần thế, có lẽ chị sẽ được thả ra ngay sau ít ngày. Tống giam chị, một phụ nữ vô danh đang có hai con nhỏ, cơ quan an ninh và Ban Tuyên Giáo chẳng được lợi ích gì. Nhưng chị đã chạm vào điểm yếu của chế độ, điều họ sợ nhất là sự chọn lựa đứng cùng lẽ phải của những người bình thường như chị. Chính điều này đã khiến lãnh đạo CS quyết định đánh ngã người phụ nữ đơn độc ấy bằng bản án 3 năm tù.

Chị đã cho tôi cảm nhận được hiệu ứng sức mạnh của một cánh bướm. Và cái bóng mờ của chị làm tôi xúc động, tôi liên tưởng đến những câu thơ đẹp của Tagore trong “Mùa Hái Quả”. Tagore bảo rằng khi con người tạo ra đường đi thì ông bị lạc lối, bởi đại dương hay trời xanh đâu có phân định đường đi, con đường đã có sẵn dưới đôi cánh của loài chim và những vì sao… Người phụ nữ ấy đã để trái tim mình nói lên những điều gì nó muốn nói. Những mỹ từ mà người đời đặt ra như “anh hùng”, “anh thư” ở trường hợp của chị bỗng trở thành thừa thải và thô thiển.

Về Nguyễn Ngọc Già, mỗi khi nhắc đến anh, độc giả yêu mến thường bảo anh là một tác giả đáng đọc nhất hoặc một cây viết đáng giá nhất. Riêng tôi, tôi nghĩ đến một Nguyễn Đình Ngọc thầm lặng và những suy tư của anh. Là con nhà nòi, bà nội là “Mẹ Việt Nam anh hùng”, bố là đảng viên 50 tuổi Đảng; mẹ là “cơ sở cách mạng”, Nguyễn Đình Ngọc là trái táo không rơi xa cái gốc của mình. Anh thẳng thắn lên án mạnh mẽ những tiêu cực của chế độ và kêu gọi đấu tranh đòi dân chủ; những bài viết cổ xúy cho Nhân Quyền của anh tạo được ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội. Nguyễn Đình Ngọc làm việc đơn độc, không màng ai biết đến mình. Anh bị tống giam ngày 27/12/2014, nhưng phải một năm sau đó, nhiều người hâm mộ mới biết được mặt anh. Khi nghe tin người con trai lớn của anh bị tử nạn trong một tai nạn xe, tôi nhớ đến anh vả chợt cảm thương câu nói của người tù Nguyễn Ngọc Già: “Tôi chọn con đường cô đơn trong tự do tư tưởng để đi”.

Tuy nhiên, sự dấn thân của anh không hề đơn độc như anh tưởng. Càng ngày tôi càng nhìn thấy hàng ngàn những người trẻ đang theo gót chân anh. Nguyễn Văn Hóa là một điển hình. Hóa năm nay 22 tuổi, Hóa đã tham gia hoạt động ngay từ khi giàn khoan HD981 của Trung Cộng ngang nhiên xâm phạm lãnh hải quê hương. Hóa âm thầm có mặt ở hầu hết các cuộc biểu tình, tuần hành lớn nhỏ ở Hà Tĩnh, nhất là những cuộc biểu tình do Cha cố giáo xứ Đông Yên Trần Đình Lai tổ chức. Anh cũng có mặt trong đoàn người khởi kiện công ty Formosa của Linh mục Đặng Hữu Nam cho đến khi bị an ninh bắt cóc, rồi vu vạ cho anh tội tàng trữ ma túy.

Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Văn Hóa gợi nhắc cho tôi những bóng mờ của các thế hệ đã tạo nên lịch sử Việt Nam. Chúng ta trót sinh ra trong thời đại mà văn hóa và những giá trị đạo đức của dân tộc đều nằm ở số âm. Những hào quang của quá khứ đã tàn phai, Việt Nam đã đặt dấu chấm hết cho mình sau hơn 40 năm sống trong hòa bình. Ngày nay, chúng ta không còn có thể tự hào mình là kế thừa của tiền nhân Quang Trung hay Hưng Đạo. Chỉ vài thập niên ngắn ngủi sống trong ích kỷ, tự trói buộc mình trong sợ hãi, dân tộc đã hóa ra nô lệ; nông dân Việt Nam trắng tay trở thành dân oan; những dãy phố thuộc về chủ nhân Trung Quốc tha hồ mọc lên trên đất nước lén lút hay công khai; nhiều phần đất của tổ quốc như Hà Tĩnh, Kỳ Anh bỗng trở thành bãi rác của ngoại bang,… Từ lãnh đạo chí đến người dân, chính chúng ta đang di họa từng ngày cho các thế hệ con cháu của mình.

Không phủ định rằng chủ nghĩa CS đã hủy hoại tất cả; tuy nhiên, “điều đáng quý nhất” lại do chính chúng ta góp phần hủy hoại, đó là tâm hồn và lòng tự trọng của con người. Có biết quý trọng bản thân thì người ta mới có thể thương yêu người khác, quý trọng những giá trị khác được. Người quý trọng bản thân không dễ dàng đánh đổi chính mình cho bất cứ điều gì. Đó là lý do khiến Trần Bình Trọng chỉ tay mắng quân giặc: “ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Cái ta của ông ở đây đáng quý biết dường nào; chính cái ta đó đã khiến người lính gầy ốm đời Trần có thể đối diện những tên Mông Cổ mạnh bạo, hung hãn nhất và giành chiến thắng; chính cái ta đó đã khiến chúng ta đánh bại đội quân xâm lược của nhà Thanh khi chúng có quân số lớn gấp ba lần mình. Và cũng chính cái ta đó đã khiến một Nguyễn Hữu Đang, một Hữu Loan sống trong danh dự, tự thồ đá kiếm cơm khi bằng hữu và cả xã hội xa lánh. Cái ta được gói tròn trong câu nói của kẻ sĩ Hữu Loan: “tôi không làm nhà vì còn bận làm người”.

Việt Nam là một đất nước có văn hóa tốt đẹp và truyền thống anh hùng. Lòng yêu nước, yêu quê hương cuồn cuộn chảy trong huyết quản của người Việt. Hãy đánh ngã con người tham lam, ích kỷ, vô cảm, sợ hãi vì đó là sản phẩm của 40 năm CNXH. Và hãy vực dậy cái Ta thầm lặng, bởi chính mỗi người Việt Nam đang là niềm hy vọng của dân tộc mình.

Đúng thời điểm một năm thảm họa Formosa, lãnh đạo CS lại phạm một sai lầm lớn. Thay vì lắng nghe tiếng nói của người dân, họ lại khoét sâu thêm vết thương khi chính thức truy tố anh Nguyễn Văn Hóa, người con của huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, mảnh đất đang gánh chịu tai họa nặng nề nhất. Họ quên mất rằng ngoài kia đang có hàng ngàn những Nguyễn Văn Hóa khác nạn nhân của thảm họa.

Họ quên nhưng giáo dân Song Ngọc không quên. Người dân Việt Nam không quên cuộc trấn áp tàn nhẫn đoàn người đi khiếu kiện Formosa do cha Nguyễn Đình Thục cầm đầu ngay trong ngày lễ tình yêu. Hình ảnh các giáo dân bị lừa xuống khoảng đất trống, một loạt đá ném lên từ công an trà trộn, rồi dùi cui vung lên, tiếng la khóc của giáo dân, tiếng Cha Thục kêu gọi ngồi xuống và tiếng cầu kinh vang lên giữa nỗi sợ hãi và dũng cảm. Một hình ảnh vừa đau thương vừa bi tráng!

Hàng trăm người đã bị đánh đập, bị thương tích, ngay cả vị chủ chăn, thế nhưng cũng chính họ, ngày 03/4 vừa qua, hàng ngàn người đã có mặt trước UBND huyện Lộc Hà.

Thế giới vừa trao những giải thưởng cao quý cho hai nhà hoạt động Việt Nam, Blogger Mẹ Nấm và Ls Nguyễn Văn Đài. Thế nhưng họ chỉ là một phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm. Tôi muốn nói đến tảng băng càng ngày càng lớn với Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Văn Hóa,.. những người hôm qua bị đánh, bị lừa, bị thương tích nhưng vẫn tiếp tục bước tới. Bước chân của họ mới làm run sợ kẻ cầm quyền, đó là những thầm lặng đáng sợ, những thầm lặng sấm sét.

Nguyệt Quỳnh