28 February 2017

Cười tí tỉnh

Có thiệt không, ta??


(Lụm trên internet)

Quê tôi, vọng cổ

Mời quý thân hữu và đồng môn thưởng thức:

QUÊ TÔI, MỸ THO
Sáng tác của Hoài Việt, đồng môn QGHC, ĐS14
Tiếng hát Tịnh Đế Liên Hoa

27 February 2017

Thơ vui

Em ước, em muốn và em thích

Em ước chồng em như giáo viên
Trả bài anh nghĩ đến thường xuyên
Đêm về cứ thế không cần nhắc
Cuộc sống vui tươi hết muộn phiền.

25 February 2017

Bông Hồng từ Phương Xa



Bông Hồng từ Phương Xa
(The rose from a faraway land)
Oil on canvas, 24x30 in (61x76cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

Mỗi tuần một truyện cũ mà. . . hay

Con Người Có Số
Tác giả: Đoàn Dự

Tên hắn là Khải. Hắn học với tôi năm lớp 11 tại trường Tân Phương, Gò Vấp. Nhà hắn ở trại định cư Cái Sắn nằm giữa hai tỉnh Long Xuyên và Rạch Giá. Hình như bố mẹ hắn có quen với một ông trùm họ đạo ngày trước cũng ở Cái Sắn, sau lên Sài Gòn, trông coi giúp Cha sở ở nhà thờ Ngã năm Bình Hòa, Gia Định.

Rồi hắn lên Sài Gòn, nhờ ông trùm đó xin với Cha cho ở nhờ ngoài hành lang nhà thờ, làm người kéo chuông, trông coi, quét dọn... để có chỗ ăn ở, đi học. Cha thấy hắn ngoan ngoãn, lễ phép, nhất là trước đây lại cùng họ đạo với ông trùm nên rất vui lòng.

Lúc ấy, tại Xóm Gà Gia Định có trường Tân Phương của ông Phan Ngô mới mở, dạy tới lớp Đệ Nhị (tức lớp 11 bây giờ). Cha nói với ông Phan Ngô xin cho hắn học miễn phí để chuẩn bị đi thi Tú tài I. Phần vì trường mới mở đang cần học sinh, phần vì nể lời Cha nên ông Phan Ngô cũng đồng ý. Ngoài ra, Cha thấy hắn ham học ngoại ngữ, giỏi tiếng Anh nên mỗi tháng cho tiền hắn học thêm Anh văn cao cấp ở Hội Việt-Mỹ đường Mạc Đĩnh Chi, Tân Định.

Như vậy, ngoài việc học ở trường Tân Phương vào các buổi sáng, cứ đến buổi chiều, mỗi tuần ba lần, hắn cuốc bộ từ Gia Định lên Tân Định để học tại Hội Việt-Mỹ. Cha cũng thích ngoại ngữ, buổi tối hắn thường chỉ dẫn thêm tiếng Anh cho Cha.

Trường hợp tôi thì lại khác. Nhà tôi cũng nghèo, mẹ tôi làm thợ dệt nhưng tôi thi đậu hạng nhì vào lớp Đệ Thất (lớp 6 bây giờ) trường Nguyễn Trãi nên được học bổng, mỗi tháng 300 đồng, tương đương với một chỉ vàng lúc bấy giờ, việc sách vở, học hành đỡ phải lo lắng.

24 February 2017

Thành phố Vienna, Austria, đã hủy bỏ dự án dựng tượng HCM

Tiếp theo các phản đối của người Việt tị nạn tại Áo cũng như từ khắp nơi về dự án tượng đài Hồ Chí Minh tại thủ đô Vienna, báo chí Áo bắt đầu loan tin về dự án gây nhiều tranh luận này.

Sau khi tờ tuần báo Falter đặt vấn đề: "Thành phố Wien tự tặng mình một tượng kỷ niệm thần tượng 1968 Hồ Chí Minh. Tại sao lại như thế ?" thì báo chí nước Áo bắt đầu nhập cuộc.

Tờ báo Krone viết: "Vô số tội phạm chiến tranh, Hàng triệu người chết, tra tấn có hệ thống và khủng bố đẫm máu. Bảng thành tích đầy xác người này rõ ràng  là điều kiện lý tưởng để được vinh danh với một tượng đài ở thành phố Vienna", và bài báo trích lời của nữ ký giả trên tuần báo Falter: "Thành phần 68 (phản chiến) trong cánh tả của tòa thị chính lại quên không nhắc đến những chiến dịch thanh trừng, những phát súng bắn vào gáy, những màn tra tấn ghê tởm nhất đối với những phi công Mỹ bị bắt hay những trại tù cải tạo cộng sản của Hồ Chí Minh".

Trong cùng ngày, bài của Vera Lengfeld (cựu dân biểu liên bang Đức) trên ef viết: "Vào tháng 10 năm nay một đài tưởng niệm tên độc tài và kẻ đại sát nhân Việt Nam Hồ Chí Minh sẽ được khánh thành tại công viên Donau ở Vienna. Cán bộ công đoàn Marcus Strohmeier trong hội đồng quản trị Hội Áo-Việt đã thành công trong việc vận động Tòa thị chính Vienna cho dự án này".

Ngày 23/02/2017, trong bài báo "Một tượng đài Hồ Chí Minh thay vào Quảng trường Anh hùng? Các tranh luận về việc đổi tên của Quảng trường Anh hùng ở Vienna lại thêm một khía cạnh kỳ dị bất thường" đăng trên tờ Kleine Zeitung, ký giả Christian Weniger viết: "Như tin mới cho biết, Hội Áo-Việt Nam muốn lập một đài tưởng niệm Hồ Chí Minh, nhà cách mạng, Thủ tướng và Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hồ Chí Minh, biểu tượng của cuộc đấu tranh của những người cộng sản ở Việt Nam chống lại Hoa Kỳ là một thần tượng của những người biểu tình trẻ tuổi ở châu Âu trong thập niên 1960. Một số người cũng cáo buộc ông là một tên tội phạm chiến tranh và giết người. Nhưng có một điều chắc chắn ông ta không phải là một ánh sáng dẫn đường. Và một điều không thể hiểu được là tại sao nước Áo lại cần lập đài tưởng niệm cho một nhà chính trị cộng sản nhiều thị phi, khi mà đất nước của ông ta không phải là mảnh đất phì nhiêu cho tự do và nhân quyền".

Tờ Die Presse bản báo giấy ngày mai 24/02/2017 đăng bài của ký giả Erich Kocina, ông viết: "Thành phố Vienna dừng dự án xây đài tưởng niệm nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam trong công viên Donau. Việt Nam muốn tặng Áo bức tượng nhưng sau những phản đối mãnh liệt, toà thị chính đã tạm thời đình chỉ". Ký giả Erich Kocina tiếp: "Các báo viết về đề tài này đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ. Hôm thứ năm chính quyền thành phố đã bị sốc. Đài tưởng niệm cho một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi không dễ dàng thuyết phục được ai. Hồ Chí Minh, người đã kết thúc chế độ thực dân Pháp không phải là người có thanh danh tốt đẹp nhất. Nhà lãnh đạo Cộng sản, chết năm 1969, bị tố cáo là tra tấn và giết các đối thủ chính trị". (Tổng hợp)

21 February 2017

Sau 30 năm, nghĩ về cuộc đổi mới lần thứ hai

TTR: Trang Dân Luận vừa đăng một bài viết có tựa đề "Báo Công An Nhân Dân tự chuyển hóa?" của tác giả Nguyễn An Dân, trong đó có đoạn viết:

Thế là thành trì cuối cùng trong việc chống tự diễn biến tự chuyển hóa, phản biện các vấn đề dân chủ lâu nay đã bắt đầu... chuyển hóa. Như chúng ta đã biết, tờ CAND là cơ quan ngôn luận của ngành công an nói chung và ngành an ninh nói riêng. Xưa nay tờ báo này luôn có nhiều bài viết phê bình, chỉ trích các quan điểm cải cách và dân chủ (từ trong đảng ra đến nhân dân), thế mà hôm nay cũng đã đăng 1 bài viết thúc đẩy "đổi mới 2".

Mong rằng suy nghĩ trên đây cho rằng "thành trì cuối cùng" che chở cho Đảng CS đang tự chuyển hóa không phải là một kỳ vọng hão huyền. Trong bài viết đăng trên Trang An Ninh online và được đăng lại dưới đây, tác giả Lê Kiên Thành phân tích: "Ngày xưa, chúng ta đổi mới vì hiểu rằng đói nữa thì đổ. Giờ thì nếu những người có chức có quyền giàu lên nữa thì đất nước này sẽ đổ".

Nhu cầu đổi mới xưa và nay có nhiều khác biệt nhưng rõ ràng cứu cánh chỉ có một: Cứu chế độ. Nhưng không sao, bởi vì những cuộc đổi mới ở Liên Xô cách nay gần 30 năm cũng có cùng một cứu cánh: Cứu chế độ. Một khi cơn lốc kéo tới thì chỉ có trời mới biết được một ngôi nhà đã bị mối mọt xông rỗng còn đứng vững được hay không.

Xét cho cùng thì thông biến vẫn có nhiều cơ may để tự tồn hơn là ngồi đó để bị cột kèo đập xuống đầu cổ một khi trời đất nổi cuồng phong và nhà sập!. 

TTR xin đăng tải toàn bài viết mà tác giả, một đảng viên gà nòi, suy nghĩ về nguy cơ sụp đổ của chế độ hiện nay. Hẳn nhiên bài viết phải là tiếng nói chung của một thành phần quan trọng trong đảng CSVN, một thành phần tuy vẫn còn nặng lòng với đảng của họ, nhưng còn biểu lộ một tình cảm nào đó đối với đất nước.

* *
*

Sau 30 năm, nghĩ về cuộc đổi mới lần thứ hai 
Nhưng đáng buồn là, trong khi nhiều nước CNTB (Chủ nghĩa tư bản) đang tự hoàn thiện mình và thay đổi được những gì vốn thuộc về bản chất xấu xí nhất của họ, thì đất nước chúng ta giờ lại đang giữ trong lòng mình những gì xấu xí nhất của CNTB trước đây, cộng hưởng với những tiêu cực do định hướng XHCN chưa rõ ràng đưa lại.
TS Lê Kiên Thành

1-3-1987 có lẽ là ngày không thể quên được trong ký ức của nhiều người dân Việt Nam thế hệ chúng tôi, đó là ngày mà chính phủ chính thức tiến hành giải thể các trạm kiểm soát hàng hoá trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hoá.

Thế hệ chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra và trưởng thành trong thời bao cấp lần đầu tiên có khái niệm về thị trường, về một nền kinh tế hàng hoá thực sự.

Dù mệnh lệnh Đổi mới đã được Đảng và Chính phủ phát đi năm 1986, thì ngày mà mệnh lệnh đó chính thức trở thành thực tiễn cuộc sống với tôi vẫn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. 30 năm sau sự kiện đổi mới đó, tôi mơ ước rằng, tôi sẽ được chứng kiến cuộc đổi mới lần thứ hai của đất nước trước khi quá muộn, với cả cá nhân tôi và với cả dân tộc này.

Có rất nhiều các học giả, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế đã đặt vấn đề về cuộc đổi mới lần 2 trong năm qua dưới góc nhìn khoa học, tôi chỉ xin phép được nói, với tiếng nói của một Đảng viên tha thiết với Đảng và tha thiết với dân tộc này.

Năm 1986, sau nhiều năm trời sống trong thời kỳ bao cấp, đứng trước sự sụp đổ hàng loạt của hệ thống XHCN trên thế giới, người Việt Nam chúng ta từ trên xuống dưới hiểu rằng, đổi mới là mệnh lệnh, là điều không thể tránh.

Nói về cuộc đổi mới năm 1986, tôi cho rằng, nếu cắt nghĩa một cách đầy đủ, một cách sâu xa, thì thực ra những việc chúng ta làm không phải là đổi mới; Chúng không sáng tạo ra một cái mới và nhờ cái mới đó mà thay đổi vận mệnh của mỗi chúng ta nói riêng và của dân tộc nói chung.

Cái chúng ta làm 30 năm trước là tự cho phép mình làm những điều mà vì lý do gì đó mình đã không dám làm, vì lý do gì đó, mình đã tự cấm đoán mình.

Ví dụ khi đổi mới, chúng ta trao lại ruộng đất cho nông dân tự canh tác: việc đó không phải là mới, đó chỉ là việc chúng ta không làm trong thời gian dài và giờ quay lại làm nó.

Khi đổi mới, chúng ta cho phép tự do giao thương: việc đó cũng là việc vốn đã tồn tại trên đất nước này cả nghìn đời.

Dù ai cũng hiểu là không thể khác, nhưng đó là quyết định vô cùng can đảm của những người lãnh đạo.

Việt Nam là nước xuất khẩu lương thực nhất nhì thế giới, nhưng có tới 70% người Việt là nông dân và đang nghèo.

Năm đó, khi thực hiện những cải cách về kinh tế, chúng ta đã tạo ra nền kinh tế thị trường, xu hướng tất yếu của một xã hội vận động. Nhưng vấn đề là kinh tế thị trường ấy động chạm đến những lý thuyết cốt lõi mà chúng ta đã lựa chọn cho con đường đi của đất nước.

Lúc nền kinh tế thị trường ra đời, có những người băn khoăn về chuyện đổi mới đã nhắc lại câu nói của Mac: “Chủ nghĩa tư hữu hàng ngày hàng giờ đẻ ra CNTB”. Hiểu theo cách đó, thì thừa nhận kinh tế thị trường và cho phép nó tồn tại cũng có nghĩa là chúng ta cho phép sự tư hữu, nghĩa là cho phép CNTB hàng ngày hàng giờ nảy sinh trong lòng đất nước XHCN này.

Vượt qua những nghi ngại, việc đất nước thay da đổi thịt từng ngày, từng giờ đã chứng tỏ rằng cuộc đổi mới 30 năm trước là đúng đắn.

Rất nhanh sau đó, chúng ta thoát khỏi nạn đói và trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Nền kinh tế khởi sắc, tăng trưởng vượt bậc. Và chúng ta đã thoát khỏi nguy cơ hiển hiện của sự sụp đổ sau những bài học từ Liên Xô và Đông Âu.

30 năm sau đổi mới, không thể không thừa nhận những gì mà chúng ta đã cùng nhau đạt được, nhưng cũng không thể không thẳng thắn và sòng phẳng nói rằng, đây là thời điểm mà chúng ta phải nghiêm túc nghĩ về cuộc đổi mới lần thứ 2 - và cuộc đổi mới này - giống như 30 năm trước cũng sẽ phải là mệnh lệnh!

Cái được mà kinh tế thị trường (KTTT) mang lại đã rõ, nhưng mặt trái của nó cũng khốc liệt không kém.

Khi đổi mới, Đảng và Nhà nước đặt mục tiêu về một nền KTTT định hướng XHCN. Với định hướng đó, chúng ta tìm cách phát triển các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và định hướng nó trở thành mục tiêu chủ đạo của nền kinh tế.

Nhưng qua năm tháng, thay vì biến thành trụ cột, thì chính những DNNN này lại đã và đang trở thành khối ung nhọt đáng sợ nhất cuả nền kinh tế, nơi mà thất thoát, lãng phí, sự tha hóa và tham ô đều là lớn nhất.

Thay vì trở thành trụ cột, DNNN lại là gánh nặng khủng khiếp của nền kinh tế và làm nền KTTT của chúng ta bị méo mó, biến dạng vì tư duy kinh tế độc quyền, không lành mạnh.

Ngoài sự méo mó đó, chúng ta cũng đối mặt với sự bất công, bất bình đẳng, sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn,  mà đó vốn là những điều thuộc về lý tưởng của chúng ta, là lời hứa của Đảng và Nhà nước với nhân dân.

Giờ nước ta đang là nước xuất khẩu lương thực nhất nhì thế giới, nhưng người nông dân lại là những người khổ nhất trong xã hội này, đó là điều không công bằng. Việc 70% người Việt Nam là nông dân và đang nghèo hơn phần còn lại là không công bằng; việc con em của 70% này không được tiếp cận với nền giáo dục tốt nhất, không được hưởng thụ sự chăm sóc y tế đầy đủ nhất, chính là không công bằng.

Thế hệ chúng tôi ngày xưa, dù học ở nông thôn hay ở thành thị, thì sự chênh lệch cũng không đáng kể. Nhưng giờ cứ nhìn cách mà những đứa trẻ thành phố được thừa hưởng nền giáo dục, tôi hiểu rằng có ít vô cùng những cơ hội để những đứa trẻ nông thôn có thể cạnh tranh được với những đứa trẻ thành phố khi chúng trưởng thành. Đó là điều vô cùng không công bằng.

Chúng ta cũng phải đối mặt với sự không dân chủ thể hiện trong rất nhiều vấn đề: Như việc những cán bộ phường, xã không do người dân trực tiếp bầu ra, trực tiếp lựa chọn, mà những cán bộ đó là những người ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thường nhật của họ; ở nhiều nơi trên đất nước này, công lý đang không thuộc về những người có lẽ phải, mà thuộc về những người có tiền, có quyền.

Cho đến giờ chúng ta mới đang xem xét dự án Luật Biểu tình. Luật Biểu tình đã bị lỗi hẹn tại các kỳ họp Quốc hội từ lần này sang lần khác.

Sẽ là không quá nếu chúng ta nói rằng, dù đã có những thay đổi về kinh tế, nhưng chúng ta đang tồn tại nhiều vấn đề về công bằng, dân chủ, văn minh.

Như tôi đã nói ở trên, cuộc đổi mới năm 1986 về bản chất là vượt qua nỗi sợ hãi của chính chúng ta, để chúng ta dám làm những điều mà chúng ta vì sợ hãi mà đã ngăn cấm. Ví dụ năm 1986, nếu trong 10 điều chúng ta sợ hãi, có lẽ chúng ta đã bỏ được 4 điều. Chỉ bỏ được 4 điều đó thôi, thì nó đã tạo ra sự thay đổi đáng kinh ngạc trong những năm tiếp theo.

Nhưng có một vấn đề nảy sinh là sau 30 năm, chúng ta bỏ được 4 điều, nhưng xã hội chúng ta lại nảy sinh ra 10 điều mới khác cộng với 6 điều của cái cũ mà lẽ ra chúng ta nên làm nhưng chưa dám làm, nó khiến cho vấn đề của chúng ta hôm nay không kém trầm trọng, không kém thách thức hơn 30 năm trước. Thậm chí, có những vấn đề còn phức tạp hơn 30 năm trước.

Vì sao thách thức hơn?

Vì năm đó khi chúng ta đổi mới, đó là lúc Đảng, Chính phủ và nhân dân cùng đồng lòng. Khi đó xuất phát điểm của chúng ta thấp hơn bây giờ rất nhiều, nhưng chúng ta trong sáng hơn bây giờ rất nhiều.

Ngày xưa xã hội chúng ta không nhiều tật xấu như bây giờ, không nhiều tệ nạn như bây giờ. Ngày xưa, chúng ta đổi mới vì hiểu rằng đói nữa thì đổ. Giờ thì nếu những người có chức có quyền giàu lên nữa thì đất nước này sẽ đổ. Đó là những nghịch lý mà chúng ta đang phải đối mặt bây giờ.

Năm xưa, chúng ta e ngại KTTT vì lo sợ KTTT sẽ kéo theo đó những mặt xấu nhất của CNTB vào đất nước của chúng ta. Nhưng đáng buồn là, trong khi nhiều nước CNTB đang tự hoàn thiện mình và thay đổi được những gì vốn thuộc về bản chất xấu xí nhất của họ, thì đất nước chúng ta giờ lại đang giữ trong lòng mình những gì xấu xí nhất của CNTB trước đây, cộng hưởng với những tiêu cực do định hướng XHCN chưa rõ ràng đưa lại.

Đó vừa là lý do chúng ta phải đổi mới, nhưng cũng đồng thời là những thứ sẽ thách thức chúng ta nếu muốn đổi mới lần 2.

Khi tôi hình dung về cuộc đổi mới lần 2, tôi vẫn luôn tự hỏi một điều: ai sẽ là người khởi xướng và lãnh trách nhiệm lãnh đạo cuộc đổi mới lần 2, nếu cuộc đổi mới này diễn ra trong thời gian tới?

Trong cuộc đổi mới năm 1986, người khởi xướng chính là những người lãnh đạo. Họ kêu gọi đổi mới vì sự bức thiết của xã hội và vì sự trong sáng, không mưu cầu lợi ích cá nhân của bản thân họ.

Nhưng đến hôm nay, chính một bộ phận trong lực lượng này có lẽ sẽ không sẵn sàng cho đổi mới nữa, vì với những cơ chế đang tồn tại này, nhờ sự bất cập của họ mà họ đã có trong tay rất nhiều lợi ích. Và tôi e rằng họ chính là những người sẽ ngăn cản đổi mới, vì đổi mới sẽ khiến cho nhóm lợi ích của họ bị thiệt thòi. Đổi mới sẽ khiến những lợi ích mà họ có được nhờ những kẽ hở của xã hội sẽ vì thế mà mất đi.

Đổi mới lần này, chúng ta sẽ phải đứng về một phía chống lại 1/3 chúng ta, mà 1/3 này là những người vừa có tiền vừa có quyền, những người đang được hưởng lợi từ cơ chế quản lý hiện giờ. Vì lẽ đó, lực lượng hưởng ứng tích cực cuộc đổi mới lần 2, tôi tin là sẽ ít hơn 30 năm trước, sẽ khó khăn hơn 30 năm trước, nhưng bằng cách này hay cách khác, họ sẽ được ủng hộ.

Cuộc đổi mới lần 2 tuy cực kỳ khó khăn, phức tạp, nhưng tôi vẫn hy vọng rằng, chúng ta sẽ thực hiện được cuộc đổi mới ấy, như nguyện vọng của tất cả những người yêu nước và tha thiết mong đất nước này lớn mạnh. Và nếu có cơ hội, một Đảng viên như tôi, cũng mong được góp hết sức mình vào cuộc đổi mới ấy, với bất kể thách thức nào!

Tiến sĩ Lê Kiên Thành

** TS Lê Kiên Thành là một trong những người con của cố Tổng bí thư Lê Duẩn. Việc báo Công An Nhân Dân đăng bài này của ông cũng không có gì lạ, vì một người em của ông là thiếu tướng Lê Kiên Trung cũng đang là tổng cục phó tổng cục an ninh II (an ninh bảo vệ đảng).

Bài viết của ông Thành không biết có phải là biểu hiện sinh hoạt dân chủ nội bộ trong ĐCS được nới rộng hay đây thực sự là màn mở đầu một cuộc chiến mới giữa hai nhóm chóp bu bảo thủ và thức thời của đảng này. (TTR)

Phù Vân, thơ

Phù Vân

Có hoa nào nở mà chẳng tàn
Mây trời vừa tụ lại mau tan
Bình minh mới rực, hoàng hôn đến
Hạ vàng mới đó lại thu sang!

Bốn mùa luân chuyển tàn năm tháng
Đầu thôi xanh tóc hết xuân đời
Mấy cuộc chia xa sầu cách biệt
Giữa cõi phù du mãi đổi dời!

Một mùa yêu dấu cũng qua mau
Để lại lòng nhau những trái sầu
Tất cả mờ theo đường gió bụi
Kỷ niệm  còn đây  những vết đau.

Rõ cõi trần gian lắm lụy phiền
Lao xao chen lấn chẳng bình yên
Cái danh cái lợi toàn hư ảo
Một bể trầm luân thật hão huyền!

Cười nghiêng đổ rượu khoe màu áo
Phút chốc lệ buồn chuyện đổi ngôi
Hoá ra như chỉ tuồng sân khấu
Chẳng có vui chi, nỗi ngậm ngùi!

Thôi thì thôi chỉ là phù vân
Nữa đời đã hết những ngày xuân
Mất chi thôi cũng đừng luyến tiếc!
Tinh hồn!- lắng đọng tiếng chuông ngân!

19-9-2016
Hàn Thiên Lương

Chia buồn

19 February 2017

Kêu gọi toàn dân xuống đường cứu nước ngày 5 tháng 3, 2017

Hiệu triệu của LM Nguyễn Văn Lý

Kính thưa Quốc Dân Đồng Bào Việt Nam trong và ngoài Nước !

I. Đại thảm họa của Tổ Quốc và Dân tộc Việt hiện nay 2017: 

Tổ Quốc Việt Nam chúng ta đang suy vong và Dân Tộc Việt chúng ta đang nguy cơ bị diệt chủng bởi Tàu Cộng. Nguy cơ mất Nước và sự tàn lụi của giòng giống Lạc Hồng là hoàn toàn có thật, chắc chắn đang đến rất gần, ngày càng lộ rõ, không phải xa vời nữa, do giặc ngoại xâm và giặc nội xâm!

Giặc ngoại xâm của Dân Tộc chúng ta hôm nay chính là Ác Cộng Hán Tàu, không chỉ muốn Hán hóa Việt Nam, mà còn mưu đồ tiêu diệt Dân Việt như họ đã và đang làm ở Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông từ 60 năm qua! Các Dân từ bao đời sinh sống yên ổn ở 3 nơi ấy đều đã và đang bị diệt chủng và người Hoa Hán đã và đang định cư thay dần vào.

Giặc nội xâm là 1 số phần tử trong bộ máy cầm quyền đã và đang công khai xích cùm mọi quyền tự do dân chủ của Toàn Dân Việt suốt hơn 70 năm qua, dưới cùm nô lệ Mao Cộng, nhất là đang tiếp tục làm tay sai cho giặc ngoại xâm, biến Việt Nam thành Khu Hán Thuộc của Tàu Cộng.

Thật xấu hổ: Cho đến nay đã có 740 người Việt bị bắt tại Nhật vì trộm cắp

Ba người Việt bị bắt tại Nhật vì trộm cắp

Hôm 27/1, ba thanh niên Việt Nam đã bị cảnh sát Nhật bắt giữ với cáo buộc trộm cắp tài sản.

Theo báo chí Nhật Bản, cảnh sát ở Nakano đã bắt giữ ba thanh niên quốc tịch Việt Nam vì có hành vi trộm cắp tài sản. Nghi can được cho là Nguyễn Hồng Hiệp, 20 tuổi, khai nhận là sinh viên, cùng với hai người nữa đã bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi tại một cửa hàng ở Tokyo.

Tại cơ quan cảnh sát, Hiệp và đồng bọn bị cáo buộc thực hiện ba vụ trộm cắp tài sản vào tháng 11/2016, tháng trước và lần bắt quả tang vào ngày 27/1 mới đây, với 220 sản phẩm gồm son và các mặt hàng mỹ phẩm, tổng trị giá hơn 210.000 Yen (khoảng 42 triệu VND).

Nhà chức trách ở Nakano và Nerima đã phối hợp điều tra sau khi được trình báo về những vụ mất cắp xảy ra tại cửa hàng thuốc và mỹ phẩm này. Ba nghi can phủ nhận cáo buộc nói trên, song cảnh sát đã đưa ra những bằng chứng cụ thể cho thấy Hiệp và đồng bọn có liên quan đến những vụ mất cắp.

Từ 2014 đến nay, số người Việt Nam bị bắt tại Nhật vì hành vi trộm cắp tài sản là 740 người.

(Theo Vietnam Net)

17 February 2017

Hoa Biển, tranh A.C.La


Hoa Biển
Oil on canvas
12x16 inch (30.5x40.5 cm), 
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

Dắt Lợn Qua Đường, thơ

 Dạo:
     Nửa đời mỏi mệt,
     Lê lết lang thang,
    Tỉnh giấc kê vàng,
    Xuân sang đất lạ.

**

      Dắt Lợn Qua Đường

     Chiều mơ dắt lợn qua đường,
Tưởng chừng trở lại quê hương năm nào.
     Gập ghềnh chân thấp chân cao,
Lợn lon ton bước, người nao nao sầu.
     Gió hoang đổi dạng thay màu,
Hung hăng ép lá xướng câu tuyệt tình.
     Người vờ câm điếc làm thinh,
Cơn đau xé ruột chỉ mình mình hay.
     Bần thần đứng ngóng mây bay,
Mây tan mấy bận, mắt cay bấy lần.
     La cà mỏi gối chồn chân,
Ngõ về chốn cũ thoạt gần thoạt xa.
     Lui cui dọ lối quê nhà,
Xương khô lấp nẻo, hồn ma cản đường.
     Quơ tay ghì nhánh tà dương,
Nghe như muối xát vết thương trong lòng.

                         **

     Thẫn thờ dắt lợn ra sông,
Cây khô, bến vắng, đò không tay chèo.
     Một rừng sóng nhỏ đói meo,
Dựa hơi gió đẩy đám bèo ngược xuôi.
     Trên dòng nước đục nổi trôi,
Cánh xơ xác rã, cánh tơi tả rời.
     Bập bềnh dắt díu ra khơi,
Cầu mong chóng được đến nơi an bình.
     Ngờ đâu cuối chặng linh đinh,
Xác người, xác cá chết sình nằm phơi.
     Mênh mông oán khí ngập trời,
Giọt mưa uất hận thầm rơi lối mòn.

                         **

     Ngù ngờ dắt lợn lên non,
Nào hay cảnh cũ chẳng còn như xưa.
     Núi mòn, đất lở, cây thưa,
Bàn tay phá hoại chẳng chừa nơi nao.
     Tai nghe lũ Chệt ồn ào,
Biết Cao nguyên đã lọt vào ngoại bang.
     Ung dung giặc Bắc ùa sang,
Dần dà nuốt trọn mảnh giang san này.
     Vô tình người có nào hay,
Mình lưu vong tại chính ngay quê mình.
     Vọng về tiếng khóc u linh,
Nổi chìm giữa tiếng âm binh cợt cười.

                         **

     Hoang mang dắt lợn tìm người,
Nắng chai màu áo, mưa tơi dấu giày.
     Khật khừ nửa tỉnh nửa say,
Nghe bao ước vọng trên tay mỏn dần.
     Nhọc công thăm hỏi xa gần,
Non sông khác chủ, người thân chốn nào.
     Phố phường thú dữ lao xao,
Vực sâu vẳng tiếng kêu gào đắng cay.
     Trời chiều thoảng chút heo may,
Cỏ đuôi chồn đã phất đầy ruộng nương.
     Ngoái đầu trông lại quê hương,
Tang thương xóm cũ, thê lương bóng già.

                         **

      Tàn mơ, dắt lợn về nhà,
Giương đôi mắt lệch xót xa nhìn đời.
     Chợt nghe pháo nổ vang trời,
Hình như Tết lại đến nơi quê người.
         
           Trần Văn Lương
             Cali, 2/2017

Không thể lãng quên!

Hà Văn Thịnh

Trước hết, phải nói rằng, việc dẹp bỏ hận thù trong quá khứ để làm lại – bắt đầu mở ra những điều tốt đẹp giữa 2 dân tộc, 2 chính quyền sau chiến tranh, luôn là điều nên làm, phải làm…

Tuy nhiên, trong cuộc đời này, không có cái gì không kèm theo điều kiện dẫu mỗi chúng ta có muốn diễn đạt những thăng trầm bằng cách nào đi nữa.

Điều kiện tiên quyết để 2 quốc gia “khép lại quá khứ” làm “tan sương đầu ngõ” rồi sau đó, “vén mây giữa trời” là trả lại sự TOÀN VẸN về LÃNH THỔ, không tiếp tục gieo rắc hận thù; và, phía gây ra chiến tranh phải thực sự hành động để phần nào đó chuộc lại lỗi lầm, đền bù (không bao giờ đủ) cho phía bên kia những mất mát, đớn đau…

Đó là những điều kiện nhất thiết phải có để chúng ta có thể “bước qua” những thù hận sau 2 cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ. Đây cũng là những căn nguyên để lý giải vì sao Dân tộc Việt Nam chưa – KHÔNG THỂ bước qua nỗi đau, KHÔNG ĐƯỢC PHÉP quên đi mối hận, KHÔNG CÓ QUYỀN giả mù, gắng điếc trước cuộc chiến tranh DÃ MAN NHẤT, PHI LÝ NHẤT, HÈN HẠ NHẤT trong lịch sử loài người: Cuộc chiến tranh Xâm lược Việt Nam của Trung Cộng ngày 17 tháng 2 năm 1979.

Thứ nhất, tại sao nói đây là cuộc chiến hèn hạ, bẩn thỉu, nhớp nhơ? Xin trả lời, trong lịch sử loài người, chưa bao giờ có chuyện dối trá, đểu cáng tận cùng như những người cộng sản TQ. Một mặt, họ xoen xoét nói về cái gọi là “tinh thần quốc tế cộng sản”; về cái sự cùng chung “lý tưởng”, chung cái bàn thờ là chủ nghĩa Marx – Lénine nhưng mặt khác, họ đã trả thù “đồng chí” bằng sự dã man, tàn bạo nhất.

Thứ hai, cái gọi là “dạy cho VN một bài học”, thật ra chỉ để che đậy dã tâm có từ lâu: Thực chất, cuộc chiến tranh 1979 chỉ là sự TIẾP TỤC của cuộc chiến tranh xâm lược ngày 19.1.1974 – Trung Cộng xâm chiếm toàn bộ Hoàng Sa của VN.

Thứ ba, VN vừa trải qua cuộc chiến tranh 30 năm (1945-1975), ít nhất 5 triệu người đã chết, thiệt hại về vật chất không thể đong đếm do bị kéo lùi 30 năm so với đà đi lên của nhân loại – y như một người bị lâm bệnh nặng suốt ba thập kỷ; ấy vậy mà, CS TQ vẫn xông vào đánh, giết cho bằng được một người sức tàn, lực kiệt – chứng tỏ sự táng tận lương tâm của một kẻ mà không ngôn ngữ nào có thể diễn đạt nổi.

Thứ tư, sự dã man tột cùng của những kẻ độc ác khôn cùng được thể hiện xuyên suốt cuộc chiến tranh: Giết thường dân bằng gậy, bằng cuốc với lý do “tiết kiệm đạn” nhưng thật ra là để thỏa mãn thú tính thích giết người; khi rút quân còn vứt xác người xuống giếng, để làm cho người Việt không có nước sạch để dùng…, là những hành động chỉ bộc lộ ở những kẻ có tâm địa tiểu nhân hèn hạ.

Thứ năm, về nguyên tắc, giặc Tàu tuyên bố rút hết quân, chấm dứt chiến tranh vào ngày 16.3.1979 nhưng, trên thực tế, cuộc chiến vẫn dai dẳng cho đến tận năm 1989 – mà đỉnh cao của sự tráo trở, tàn bạo là cuộc chiến tranh được tiếp diễn trên biển: Đánh chiếm gần một nửa số đảo quan trọng của VN thuộc quần đảo Trường Sa (trong đó có Gạc Ma) ngày 14.3.1988.

Thứ sáu, cũng là điều quan trọng nhất: Cuộc chiến tranh Trung – Việt bắt đầu từ năm 1974, bùng nổ dữ dội năm 1979, biến thái bằng sự càn rỡ, ngang ngược năm 1988; vẫn ĐANG TIẾP DIỄN bởi, cho đến nay, những phần lãnh thổ của VN bị TQ đánh cướp vẫn đang bị chà đạp dưới gót giày của kẻ xâm lược!

Nói một cách khác: 100 triệu người dân Việt không thể nào cho qua, bước qua thù hận, chừng nào Hoàng Sa, Trường Sa vẫn tiếp tục bị TQ giày xéo.

Gần ba thập kỷ qua – kể từ Hội nghị Thành Đô (ngày 3 và 4 tháng 9.1990), đã có không ít lần lãnh đạo hai nước nói nhiều, nói không hề ngượng ngùng về “tình hữu nghị đặc biệt” về “16 chữ vàng” nhằm khỏa lấp những mưu toan quyền lực… Thế nhưng, không một người dân có lương tri nào không biết Trung Cộng chưa bao giờ - không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính Việt Nam bằng mọi cách, dưới mọi dạng hình tinh vi, thâm hiểm nhất. Đây là điều không thể chối cãi vì, không một ai có thể chấp nhận một người “bạn” khi kẻ đó cướp đất nhà mình, bức hại vợ con mình, đang lăm le chiếm hết những gì còn lại của mình!

Mỗi người dân Việt nam không được phép quên: Cuộc chiến tranh để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Dân tộc bắt đầu từ ngày 19.12.1946 vẫn đang tiếp diễn bởi vì những vùng đất bị kẻ thù xâm chiếm vẫn chưa thể đòi lại được!

Nhắm mắt, làm ngơ trước thực tại cay đắng đó là có tội với Tổ tiên, tự sỉ nhục chính mình!

Huế, 03:05 ngày 17.2.2017
Nguồn & Link: Dân Luận

15 February 2017

Tin rút ngắn đáng chú ý

Nghi phạm giết Kim Jong Nam bị bắt ở Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur.

Một phụ nữ mang giấy thông hành Việt Nam bị bắt vì bị tình nghi ám sát ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un. Theo tin từ nhà chức trách Malaysia.

Cảnh sát Hoàng gia Malaysia nói hôm 15/2 rằng người phụ nữ đã bị giữ lại tại Nhà ga số 2 của Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur và cô ta mang các giấy thông hành của Việt Nam. Theo các giấy tờ này, danh tính của cô là Doan Thi Huong, sinh ngày 31/5/1988 ở Nam Định.

Người đứng đầu ngành cảnh sát Malaysia Khalid Abu Baka nói Doan Thi Huong bị bắt vào sáng thứ Tư (15/2), hai ngày sau vụ ám sát ông Kim Jong Nam. Trong một tuyên bố, Khalid cho biết nghi phạm đã “được nhận dạng chắc chắn từ hình ảnh camera an ninh tại sân bay và chỉ có một mình vào thời điểm bị bắt”.

Ông Kim Jong Nam từng được coi là người thừa kế để lãnh đạo Bắc Triều Tiên, nhưng không thành. Sau khi ông bị phát hiện khi tìm cách nhập cảnh vào Nhật Bản bằng hộ chiếu giả vào năm 2001, với mục đích là đi thăm Disneyland, khiến Kim Jong Il phật ý. Kể từ đó, Kim Jong Nam sống lưu vong, chính yếu ở Macau. Kim J. Nam là anh em cùng cha khác mẹ với Kim J. Un, chúa tể Bắc Triều Tiên hiện nay.


**

Cộng sản Việt nam đàn áp dân Nghệ an biểu tình khiếu kiện Formosa



Sáng ngày 14/2/2017, khoảng 2,000 giáo dân dưới sự dẫn dắt của linh mục Nguyễn Đình Thục đã từ giáo xứ Song Ngọc (xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) tiến về thị xã Kỳ Anh để gửi đơn kiện Tập đoàn Formosa. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Cộng sản đã làm tất cả mọi biện pháp để bảo vệ Formosa và ra sức ngăn chặn đoàn người khiếu kiện. Trong khi đó, tại khu kỹ nghệ Diễn Hồng, lực lượng cảnh sát cơ động đã quây linh mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân lại rồi đánh đập. 

Trước sự hung bạo của cảnh sát cơ động, nhiều người đã không giữ được bình tĩnh nên đã chống trả. Chỉ trực chờ cơ hội đó, cảnh sát cơ động đã nổ súng, ném lựu đạn về phía các giáo dân. Không chỉ vậy, lực lượng công an, mật vụ còn ném đá vào giáo dân đâng quây thành vòng. Những cục đá đều nhắm đến linh mục Nguyễn Đình Thục. Rất nhiều người đã đổ máu, bất tỉnh. Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng đã bị những tên mật vụ đánh đến dập môi. Anh Hoàng Bình cho biết, em trai của anh theo đoàn khiếu kiện đã bị bọn mật vụ chém một dao chí mạng vào trán phải may hàng chục mũi. Những người khác thì bị đánh bầm mắt, dập môi.




14 February 2017

Tình mình mong manh: Lệ Thiên Đường

Tôn Thất Hùng

Bối cảnh “Lệ thiên đường”
“Tình trần mong manh quý”
Chút hạnh phúc thiên đường”
Theo quy luật âm dương tạo thành mọi vật. Phái nữ, người đẹp là đối tượng muôn đời làm say mê bao chàng trai từ vua chúa cho đến bậc thứ dân ,anh hùng, nghệ sĩ. Cõi hồng trần này: xã hội lòai người có lắm trở lực “giai cấp, giàu nghèo, tôn giáo ,sắc tộc, tiếng tăm v...v .đã làm cho bao cuộc tình quá đẹp trở thành dang dở bất tử. Ngay chính người trong cuộc vì danh giá, đạo hạnh của người mình yêu cũng đành im tiếng không dám viết lên cho thế nhân thưởng ngọan cuộc tình thơ mộng không thành.Tuân thủ với khuôn mẫu đạo đức Việt nam. Giai nhân trong Lệ thiên đường còn có chồng, con gái hiện đang sống ở Hoa kỳ người viết xin phép được đổi tên người. Dù là báo chí ở Sài gòn vào Tháng 8 năm 1978, sau khi Miền Nam đã mất vào tay Cộng sản đã tường thuật đầy đủ nhiều chi tiết về cái chết của nàng với tựa đề là “Tội ác Mỹ ngụy”, báo chí cộng sản vô tình đã làm cho dư luận Sài gòn và thế giới thấy được chế độ cộng sản đối xử bất công vô nhân đạo đến nỗi tầng lớp trí thức: Cựu sinh viên trường Luật Sài gòn đã nhẫn tâm quên đi tình bạn đồng trường thân thương tra khảo nàng và em gái đến chết với mục đích là để lấy tiền đi vượt biên, cùng với hàng triệu người dân Nam đang cố tìm đủ mọi cách để thóat khỏi chế độ CS tàn bạo bất nhân hiện hành. Trong lọat bài đăng liên tục nhiều kỳ đã nêu rõ danh tánh và gia thế nàng.
‘’Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu’’
Khi nói về ‘Tứ đại mỹ nhân Trung hoa’ các văn gia diễn tả: Tây Thi/trầm ngư. Chiêu quân/lạc nhạn. Điêu thuyền/bế nguyệt. Dương quý phi/tu hoa, Với vẽ đẹp Bắc kỳ mà Hà nội là đại diện: giai nhân Hà thành thì thanh lịch đài các kiêu sa, người đẹp xứ Huế thì quý phái dịu dàng đoan trang. Người đẹp Sài gòn thì quyến rũ hồn nhiên. Ba miền ba giọng khác nhau... có lẽ giọng Hà nội là nhẹ nhàng thánh thót hơn cả. Một giai nhân sinh ở Hà nội, lớn lên ở Huế và trưởng thành ở Sài gòn thì chắc chắn gồm đủ các nét đẹp nêu trên.

Năm 1967 nhà văn Tâm triều Phạm xuân Huy ĐS13 ra Huế tập sự. Huy con quan Án sát tỉnh, đẹp trai. Giọng Hà nội nhẹ nhàng quyến rũ. Tòa hành chánh nằm sát cạnh trường Đồng khánh, thế thì ngày nào chàng trai Hà nội nghệ sĩ hào hoa này cứ tha hồ mà thả hồn theo các cô nàng tòan phục màu trắng. Đang tập sự ở Quãng trị vào thăm. Huy nhại giọng Huế bỡn cợt, nghe đồn:
“Các chàng trong Quãng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không rời “.
Các vua nhà Nguyễn cũng si tình :
“Kim luông có gái mỹ miều
Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi”.
Mà sao đã hơn một tháng nay chưa được nàng nào hớp hồn cả?

Đúng là tâm hồn nghệ sĩ thưởng thức nét đẹp mỹ nhân khác với người thường.

Tôi bảo :”Cậu chưa được diện kiến”: Các mỹ nhân : Phương Thảo, Bộ trưởng phu nhân, chị của cô Bạch Lan ĐS16, Phương Hạnh bạn với chị Mộng Thúy, anh Phan tiểu Dương ĐS12, Diệm My bạn với anh Lê xuân Sướng ĐS8/CH1 và Bà Mỹ Thắng em gái anh Hồ đắc Chương ĐS1, chị Bích Diễm ĐS12 và cô em Giao Ánh là nguồn cảm hứng Diễm xưa. Chị Diễm sau năm 1954 đã theo thầy Ngô Đốc Khánh từ Hà Nội vào Huế. Và còn nhiều nữa. Bài tình ca nổi tiếng” Gợi giấc mơ xưa” nhạc sĩ Lê Hoàng Long là người miền Bắc đã làm cho bao chuyện tình xứ Huế càng thêm phần lãng mạn.

Chưa hết đâu tớ sẽ cho cậu thấy: người Hà Nội đang ở Huế, tha hồ cho cậu đấu hót nhé. Chịu không nào? Tâm hồn nghệ sĩ chiêm ngưỡng nét đẹp mỹ nhân là một tác hợp nghệ thuật.

Đưa Huy đến gặp nàng, là cô láng giềng gần nhà tôi ở khu cư xá công chức trong Thành Nội, giới thiệu để nghệ sĩ gặp giai nhân.

Cần nhắc cậu là: Bố mẹ nuôi thuộc giới thượng lưu. Bố làm trưởng xưởng bảo trì công xa tòa Đại biểu Chính Phủ miền Trung nên thường đón nàng bằng Ô-tô. Nghĩa mẫu người đẹp nổi tiếng khiêu vũ, năm 1956 đã có trên 30 đôi giày, là bác ruột. Thân mẫu là hoa khôi một thời ở Hà nội. Thân phụ là sĩ quan cao cấp.

Sau tết Mậu thân 1968 tôi lại đưa Huy tái ngộ với nàng ở khu Ủy ban Kiểm sóat quân sự 4 bên ở gần HV/QGHC.

Sau khi mãn khóa 1/68 Thủ Đức tôi tình nguyện đi Đaktô. Mỗi lần về Huế thăm nhà tôi đều về Sài gòn thăm và mang quà về cho hai cụ ngoại của nàng vẫn còn ở Huế. Tương lai của nàng đều do bác ruột mình định đoạt. Tiêu chuẩn chọn rễ: “Giàu có, bằng cấp, chữ thọ đầy mình và gốc Hà nội”. Tự xét mình không đủ điều kiện nên đã giới thiệu Huy, may ra nhà văn Hà nội hào hoa này sẽ được hợp nhãn.

Đầu Xuân 1971 tôi về thăm thân mẫu nàng. Năm xưa 1964 bà đã có ý chọn tôi. Bà vội trỏ qua phòng bên cạnh. “Không lẽ giáng tiên trở về ...” Yên lặng, gõ cửa bước vào: thì ra cô em út của nàng năm xưa nay đã là một thiếu nữ cực kỳ diễm lệ. Sau khi chào hỏi lịch sự tôi vội bước ra trịnh trọng cúi đầu chào mẹ nàng thật sâu và không có: ”cảnh tình chị duyên em ”.

Sau khi ra khỏi trại tù CS năm 198. Được tin nàng và em gái chịu khổ nạn vì các bạn cựu sinh viên trường Luật đã tra khảo dã man để kiếm tiền vượt biên. Tôi đã quay lại chốn xưa. Nghĩa mẫu và thân mẫu đều ngậm ngùi cùng tranh nhau nói về nàng.

Đầu năm 1994 tình cờ của định mệnh tôi lại gặp đủ cha mẹ nuôi và thân mẫu của nàng ở chợ Hồng kông El Monte, Los Angeles.

Từ năm 1968 tôi không có dịp gặp lại Huy. Sau khi ra tù cộng sản Huy đã vượt biên sang Cali. Gặp lại nhà văn ở khu Sài Gòn nhỏ năm 1994, Tâm Triều cho hay đã đến thăm nàng nhiều lần từ năm 1968 cho đến năm 1971. Nhưng Đốc sự đã nhường bước Đốc-Tơ. Nghĩa mẫu đã chọn một bác sĩ gốc Hà nội, cha mẹ là một đại gia khét tiếng giàu có và chữ thọ đầy mình. Huy bảo từ ngày về Trời hằng đêm nàng đều hiện về trong giấc mơ làm nguồn cảm hứng sáng tác và ngăn trở không cho chàng yêu bất cứ ai.

Giáng tiên trong Lệ thiên đường sinh năm Canh Dần 1950, một tuổi với Bắc phương hoàng hậu. Nàng đã đưa tay cho tôi xem. Hai bàn tay nàng: đường sinh đạo rất ngắn dưới 30 tuổi.

Từ lúc 5 tuổi đã đẹp. Lớn lên cùng với Ngọc Yến, Tân hợp Mỹ, cháu anh Lê Chẩn ĐS15 là hoa khôi của trường Bồ Đề Thành nội, Huế. Lên trung học nàng học trường Pháp, sau khi chuyển sang Chương trình Việt: là hoa khôi của trường Đồng khánh, Huế. Sau Tết Mậu thân vào Sài gòn.

Giữa những người đẹp thì nàng đứng đầu trường Luật. Lúc sinh thời nàng rất yêu mến Trương Quỳnh Như rất thích Bài Hương xưa của Cung Tiến và bản Lá đổ muôn chiều của Đoàn Chuẩn. Vì linh cảm biết mình không sống bao lâu, nên dù yêu thắm thiết đến đâu nàng cũng không theo Trương Quỳnh Như. Đành vâng lời Nghĩa Mẫu lấy chồng giàu, cho cha mẹ vui lòng. Cũng vì giàu có mà nàng và em nàng phải chịu khổ nạn nhục hình cho đến chết vào tháng 7 năm 1978 khi nàng chưa bước qua tuổi đời 30.

Sau khi vĩnh biệt nàng vào cuối năm Kỷ dậu 1969. Có những đêm về sáng ngồi trong địa đạo phòng thủ quận đường Đaktô, qua chương trình Dạ Lan nghe Quỳnh Dao hát "Có phải chăng là nước mắt đời em đêm đêm lìa xuống trần khóc cho tình dang dở đôi ta”, hay những đêm khuya nghe tình xưa về réo gọi:

“Tình xưa dâng ngập hồn thơ mộng
Người cũ giờ đâu phút chạnh lòng
Canh khuya thao thức sầu đối bóng
Bóng hỡi cùng ta nổi nhớ mong. “
Còn sống là còn hi vọng được nhìn thấy nhau một lần dù là rất mong manh, nhưng vẫn còn hi vọng. Vào những giây phút cuối cùng trước khi về cõi vĩnh hằng là vĩnh viễn không bao giờ còn hi vọng được nhìn thấy nhau, trong sâu cùng của những niềm riêng nàng đã chạnh nhớ đến Huy, người yêu nàng đắm đuối , nghĩ đến tôi với mối tình học trò ngây thơ tinh khiết. Dù không còn mãi mãi tay trong tay tin yêu hạnh phúc đến bạc đầu. Nhưng hạnh phúc vẫn còn đây, còn mãi bất diệt với thời gian của mối tình học trò tuyệt mỹ, của một cuộc tình toàn mỹ dù qua bao năm tháng bễ dâu vẫn còn làm say đắm con tim trong men tình đẹp thanh thoát.

Huy và tôi đã sống đẹp vì lý tưởng bảo vệ Việt nam Cộng hòa. Đầu Xuân Đinh Mùi 1967, các bạn và nàng đã cùng tôi dầm mưa phùn dự lễ thượng kỳ ở Kỳ đài Ngọ môn Huế. Ra trường Huy đi Phú Bổn, tôi đi Đaktô, đã dâng hết tuổi thanh xuân cùng với biết bao chàng trai khác xây dựng bảo vệ Miền Nam, và nay đang chịu cảnh tù đày nơi rừng sâu núi thẳm. Đâu có còn kịp thời cứu nguy cho nàng như năm xưa đã từng bảo vệ nàng trước những hành động tỏ tình điên cuồng thô bạo của bao chàng trai si mê nàng.

Có lẽ giáng tiên đã thêm một lần nhỏ lệ vì thương cho nàng, thương cho mối tình ngây thơ tinh khiết và thương cho Huy và tôi. Nên mỗi đêm về sáng, từ nơi vĩnh hằng thanh tịnh, lệ tình xưa áo trắng thanh thoát lìa thiên đường thành những hạt sương mai tinh khiết chưa lấm bụi trần long lanh trên cánh hồng nhung mong manh, đem tình yêu hạnh phúc bất diệt không phân biệt, không trở lực nào phân ly người tiên kẽ tục đến người trong cuộc và minh chứng: Tình yêu là hạnh phúc vĩnh hằng cho thế nhân thưởng ngoạn.

Năm Canh Dần 2010, năm tuổi nàng. Ở Nam Cali nhà văn Tâm Triều Phạm Xuân Huy, đang lúc dẫn con hồng mã Corolla cặp lề đường; bỗng nghe trong thinh không vang tiếng hạc vàng, chàng vội rũ sạch bụi trần lên lưng hạc để tái ngộ cùng giáng tiên nơi cõi vĩnh hằng.

Cổ kim tình sử đẹp
Trần thế mãi lưu hương
Tháng 7 năm 2005 được nói chuyện qua máy âm thoại với thân mẫu nàng. Năm ấy đã trên 80 tuổi bà vẫn quý tôi. Đầu năm Bính Thân 2016 ở chợ Việt nam , Grand Rapids, Michigan có một cô Huế năm nay gần 70 tuổi đã nhắc đến nàng. Đến nay song thân và nghĩa phụ, nghĩa mẫu nàng đều đã quy tiên.

Sư huynh "Cập thời vũ” Nguyễn Quốc Trường ĐS12, người đã san sẻ hết tình với Tâm Triều trong thời gian nhà văn ở trong vòng lao lý của Việt cộng và ở Cali đã xúc động sau khi nghe qua chuyện tình này. Theo sự gợi ý của sư huynh: Thơ là kết tinh của văn chương nghệ thuật, người viết đã trải lòng trau chuốt âm sắc niêm luật dệt nên bài "Lệ thiên đường" để những ai yêu chuộng những cuộc tình đẹp thơ mộng thưởng ngoạn, dù là trong một thóang trà dư tửu hậu.

Bị chú:

1- Như Ý trong Lệ thiên đường là em chị Hoàng thị Như Nguyệt ĐS/K17 .

2- Kim Luông hay còn gọi là Kim Long, là một làng cách Thành nội Huế về hướng Tây chừng vài cây số, có Đại chủng viện Xuân Bích và gần chùa Thiên Mụ. Làng này đã từ xưa cho đến nay nổi tiếng là có nhiều mỹ nhân. Chị vợ Anh Bửu Uyển, ĐS/K11 là người làng Kim Long.

TTR: Nhắn riêng Chị Như Nguyệt: Xin liên lạc với email: tiengthongreovui@gmail.com, có người mong muốn liên lạc với chị.

**

 Lệ thiên đường

12 February 2017

Bài vở chữ nghĩa của vị “thẩm phán” 80 tuổi, tên Lữ Giang!


Hữu Nguyên
huunguyen@saigontimes.org)

Tuần qua, ông Lữ Giang viết bài, Xảo thuật cai trị bằng “Sắc lệnh!, trong đó, có những điểm sai trên thực tế và luật pháp, khiếm khuyết về kiến thức, và thể hiện thái độ “hằn học, căm giận” đầy ác cảm đối với TT Donald Trump. Vẫn biết, trong xã hội tự do dân chủ, một số người cầm viết, thường tự cho mình quyền phỉ báng, lăng mạ bất cứ ai. Tuy nhiên, người đọc có quyền đòi hỏi tác giả, có sự hiểu biết và lòng tự trọng tối thiểu, khi cáo buộc người khác, đặc biệt, khi cáo buộc một vị nguyên thủ quốc gia, và người viết là một vị “thẩm phán đã ở tuổi 80”, được sống và làm việc trong xã hội tự do dân chủ (VNCH và Hoa Kỳ), gần cả đời người như ông Lữ Giang. Vì vậy, tôn trọng quyền tự do ngôn luận của tác giả, và trong cương vị người đọc, chúng tôi mạnh dạn trình bầy vài suy nghĩ về bài viết của ông.

QUYỀN BAN HÀNH SẮC LỆNH CỦA TỔNG THỐNG MỸ

Ông Lữ Giang viết:  .

Nhận xét trên đây của ông Lữ Giang không hợp lý. Xưa nay, căn cứ vào Hiến Pháp và Luật Pháp Hoa Kỳ, tổng thống Mỹ, người đứng đầu hành pháp, được quyền ban hành các sắc lệnh (executive orders), để điều hành chính phủ. Quyền hạn này được thừa nhận trên pháp lý cũng như trên thực tế, trong suốt 240 năm qua.

Cụ thể, ngay từ khi Hoa Kỳ lập quốc, tổng thống George Washington đã ban hành 8 sắc lệnh, và cho đến mới đây, tổng thống Barack Obama cũng ban hành 276 sắc lệnh. Không những thế, nhiều vị tổng thống Mỹ đã ban hành cả ngàn sắc lệnh, thậm chí có vị đã ban hành tới 3,522 sắc lệnh như tổng thống Franklin D. Roosevelt.

Như vậy, việc TT Donald Trump ban hành trên dưới 20 sắc lệnh trong thời gian qua, rõ ràng là chuyện bình thường trong việc điều hành chính phủ, không thể coi đó là “xảo thuật… đánh lừa quần chúng” như ông Lữ Giang nhận xét.

Tất nhiên, sắc lệnh của TT Donald Trump, cũng như của bất cứ tổng thống Mỹ nào, cũng phải chịu sự phê phán của dư luận và có thể bị cáo buộc là vi hiến hoặc vi luật. Tuy nhiên, chỉ có Quốc Hội Hoa Kỳ và toà án liên bang (district courts, circuit courts, Supreme Court), mới có quyền huỷ bỏ hoặc kết án một sắc luật của tổng thống là vi hiến hoặc vi luật.

Còn người cầm viết có trách nhiệm với độc giả, bao giờ cũng trình bầy những bằng chứng cụ thể, hợp tình và hợp lý để hậu thuẫn cho cáo buộc của mình. Vậy bằng chứng được ông Lữ Giang trình bầy khi cáo buộc TT Donald Trump dùng “xảo thuật… đánh lừa quần chúng”, có hợp tình, hợp lý, hay chính ông mới là người đã dùng “xảo thuật đánh lừa” độc giả?

Ông Lữ Giang viết: “Ngày 23/01/2017 hãng thông tín Reuters loan tin Tổng thống Donald Trump đã ký một Sắc lệnh rút ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Những người biết luật đã rất ngạc nhiên và đặt câu hỏi: Cái gì thế này? Làm sao có thể dùng Sắc lệnh để rút ra khỏi Hiệp định TTP được? Hiệp định TPP là một hiệp định đa phương […]. Mặc dầu chưa được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn, nhưng theo sự quy định của hiệp định này, quốc gia thành viên nào nếu muốn rút khỏi Hiệp định phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu tại New Zealand, đồng thời thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên khác của hiệp định về việc rút khỏi này. Việc rút khỏi sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày gửi thông báo đến New Zealand. Hiệp định sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực với các thành viên còn lại. Như vậy làm sao có thể dùng “sắc lệnh” để rút lui khỏi Hiệp định TPP được được?”

Viết như trên, ông Lữ Giang đã phạm mấy thiếu sót.

Thứ nhất, ông đã không thận trọng tìm hiểu văn kiện chính thức được văn phòng tổng thống Donald Trump phổ biến. Trái lại, ông vội vàng dựa vào bản tin của hãng Reuters, rồi viết bài chỉ trích TT Donald Trump. Sự thật, văn kiện Presidential Documents được chính văn phòng tổng thống Donald Trump phổ biến ngày 23 tháng Giêng, trong đó ghi rõ đây là một “memorandum” chứ không phải “Executive order”, như ông Lữ Giang đã viết. Bằng chứng (click vô đây coi nguyên văn): “Memorandum of January 23, 2017: Withdrawal of the United States From the Trans-Pacific Partnership Negotiations and Agreement”.

Thứ hai, đọc bản memorandum, ta sẽ thấy, Tổng Thống Donald Trump gửi bản memorandum cho Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ (United States Trade Representative) thi hành, chứ không phải gửi cho cơ quan lưu chiểu tại New Zealand và các quốc gia hội viên TPP.

Thứ ba, trong bản memorandum, Tổng Thống Donald Trump đã lệnh cho Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ tiến hành việc rút tên Hoa Kỳ vĩnh viễn khỏi TPP (I hereby direct you [United States Trade Representative] to withdraw the United States as a signatory to the Trans-Pacific Partnership, to permanently withdraw the United States from TPP).

Thứ tư, Tổng Thống Donald Trump đã làm đúng theo quy định của TPP: quốc gia thành viên nào nếu muốn rút khỏi Hiệp định phải thông báo bằng văn bản cho văn phòng lưu chiểu, đồng thời thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên khác của hiệp định về việc rút khỏi này. Cụ thể, TT Donald Trump đã lệnh cho Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ gửi văn bản thông báo việc Hoa Kỳ rút tên khỏi TPP, tới các quốc gia hội viên TPP, cũng như văn phòng lưu chiểu (You are directed to provide written notification to the Parties and to the Depository of the TPP, as appropriate, that the United States withdraws as a signatory of the TPP and withdraws from the TPP negotiating process).

Thứ năm, ông Lữ Giang viết quốc gia thành viên nào rút khỏi Hiệp định, Hiệp định sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực với các thành viên còn lại. Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ rút khỏi TPP, Hiệp Định TPP sẽ trở nên vô hiệu lực, cho dù 11 quốc gia còn lại có chấp thuận phê chuẩn Hiệp Định. Lý do thứ nhất, Hiệp Định TPP chỉ có hiệu lực 60 ngày sau khi 12 quốc gia hội viên cùng phê chuẩn Hiệp Định trước tháng 10, 2017. Nay vì Hoa Kỳ rút ra, chắc chắn điều này sẽ không xảy ra. Lý do thứ hai, trước tháng 10, 2017, khi nào có 6 quốc gia hội viên phê chuẩn VÀ tổng sản lượng GDP của 6 quốc gia đó, chiếm 85% tổng sản lượng GDP của 12 quốc gia hội viên, Hiệp Định TPP sẽ có hiệu lực 60 ngày sau. Tuy nhiên, điều này cũng vĩnh viễn không xảy ra, vì so với tổng sản lượng GDP của toàn thế giới, Hoa Kỳ chiếm 25%, 11 quốc gia còn lại chỉ chiếm 15%. Như vậy, bất cứ 6 quốc gia nào trong số 11 quốc gia còn lại của TPP cũng không thể chiếm 85% tổng sản lượng GDP của 12 quốc gia hội viên.

MEMORANDUMS HAY MEMORANDA

Ông Lữ Giang viết: “Chữ “Memorandum” có nhiều nghĩa khác nhau và số nhiều của nó là “Memoranda” (tiếng Latin) chứ không phải “Memorandums” như hãng thông tấn PBS đã viết.”

Tuy nhiên, qua tìm hiểu, chúng tôi thấy viết “memorandums” như PBS không có gì là sai. Lý do, chữ Latin “memorandum” đã được Anh hoá, thì việc dùng “memorandums” không những không sai mà còn hợp lý hơn. Bằng chứng, nhiều trang web và nhiều tự điển trên internet, như Dictionary, Merriam Webster, Grammar,… đều ghi nhận, số nhiều của “memorandum” là “memorandums” hoặc “memoranda” (As plurals memoranda and memorandums are about equally frequent). Đặc biệt, trang web Grammar còn nhấn mạnh hai điểm: một, cách đây hơn 4 thế kỷ, văn hào nổi tiếng thế giới Shakespeare đã viết “memorandums” trong vở kịch Henry IV (Act 3, Scene II); hai, ngày nay, memorandums được dùng phổ biến hơn memoranda.

PRESIDENTIAL MEMORANDUM VÀ EXECUTIVE ORDER

Trong bài viết, ông Lữ Giang đã coi “presidential memorandum” và “executive order” là hai phương cách hành xử quyền hạn khác biệt của tổng thống. Cụ thể, khi phê phán sắc lệnh rút Hoa Kỳ khỏi TPP của Tổng Thống Donald Trump, ông Lữ Giang viết: “Khi đọc kỹ bản văn, các luật gia và cơ quan truyền thông mới ngã ngửa: Đây không phải là một “Sắc lệnh” (Executive order) mà chỉ là một “Bản hướng dẫn để thi hành” (Executive memorandum)!”

Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy, “presidential memorandum” và “executive order” có nhiều điểm giống nhau, và có những lúc cả hai đều được tổng thống sử dụng với cùng một nghĩa. Đó là lý do, khi phổ biến văn bản rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, văn phòng Tổng Thống Donald Trump ghi rõ “memorandum”, nhưng truyền thông khắp nơi trên thế giới đều coi văn bản này là “Executive order”. Ngay cả Tổng Thống Donald Trump cũng viết trên Facebook: “Earlier today I signed three executive orders: 1. Withdraw the U.S. from the Trans Pacific Partnership”…

Trong tác phẩm “By Order of the President: The Use and Abuse of Executive Direct Action”, Phillip Cooper, học giả chuyên nghiên cứu về tổng thống Mỹ, cũng viết: “Presidential memoranda are executive orders by another name, and yet unique. Both forms of presidential action have the force of law on the executive branch, and sometimes they seem to be used interchangeably. Even presidents sometimes mix them up, referring to memoranda as executive orders, as President Trump did Monday on Facebook”.

Jim Hemphill, thuộc văn phòng lưu chiểu liên bang Hoa Kỳ, cũng khẳng định một sự thật, có khi “presidential memorandum” của trào tổng thống này, được chính phủ của tổng thống khác gọi là “executive order”. Vì vậy, không có hướng dẫn cụ thể nào nói, Tổng Thống phải làm thế này thế nọ thì mới đúng là một “executive order” (Something that’s in a presidential memorandum in one administration might be captured in an executive order in another. There’s no guidance that says, ‘Mr. President, here’s what needs to be in an executive order.’)

KHI DOANH NHÂN LÀM TỔNG THỐNG

Ông Lữ Giang viết: Trong bài “Donald Trump đăng quan, một thế giới mới đang thành hình”, Tiến sĩ Phan Văn Song đã viết: “Thế giới của Donald Trump là thương trường! Với một doanh nhơn, thương trường là rừng xanh – la jungle”! Trong rừng không có sự trung thành, mà cũng chẳng có sự phản bội! Chỉ có luật lệ của kẻ mạnh. Đó là luật của rừng xanh.

Tuy không được đọc bài viết của TS Phan Văn Song, nhưng chúng tôi tin rằng, ông Lữ Giang đã vô lý, khi so sánh theo lối vơ đũa cả nắm, thương trường là rừng xanh, để rồi suy diễn, doanh nhân Donald Trump làm tổng thống, chỉ biết áp dụng luật lệ của rừng xanh, luật lệ của kẻ mạnh.

Sự thật, xưa nay ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào, trong bất cứ ngành nghề nào, cũng có người tốt, kẻ xấu. Thế giới văn minh được như ngày nay, chắc chắn phải nhờ tới công lao và đức hạnh của hàng ngàn doanh nhân nổi tiếng. Và thực tế, lịch sử Hoa Kỳ đã có 7 thương gia trở thành tổng thống Mỹ (Harry Truman, George H.W. Bush, Jimmy Carter, Calvin Coolidge, George W. Bush, Herbert Hoover, Warren G. Harding), trong số đó, có những vị ai ai cũng phải thừa nhận là tổng thống có nhiều công lao đặc biệt đối với Hoa Kỳ và thế giới. Vì vậy, không phải thương gia nào khi làm tổng thống, cũng chỉ biết áp dụng luật của kẻ mạnh như Lữ Giang nhận xét. Nhất là tính đến nay, Tổng Thống Donald Trump mới nhậm chức chưa đầy một tháng, thời gian quá ngắn để ông Lữ Giang có thể kết luận.

SẮC LỆNH CẤM DI DÂN TỪ 7 QUỐC GIA

Ông Lữ Giang viết: “Điều 202 Đạo luật về Di trú và Quốc tịch 1965 (The Immigration and Nationality Act of 1965) quy định rằng không ai “bị phân biệt trong việc cấp thị thực di trú vì chủng tộc, giới tính, quốc tịch, nơi sinh hoặc nơi cư trú”. Nhưng hôm 27/01/2017 vừa qua, Donald Trump đã ký một sắc lệnh về di trú hoàn toàn trái với những quy định đó.”.

Về vấn đề này, ông Lữ Giang có thể có lý.

Chúng tôi cũng nhận thấy, việc TT Donald Trump ban hành sắc lệnh này có điểm không hợp lý và chưa đúng lúc. Không hợp lý, vì trong số 7 quốc gia bị cấm không có Saudi Arabia, một quốc gia đã có 15 trong số 19 tên không tặc tham gia vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11 tháng 9. Chưa đúng lúc, vì nếu chờ đợi 2, 3 năm nữa, TT Donald Trump mới ban hành sắc lệnh này, thì thuận lợi hơn cho ông rất nhiều. Lý do là khi đó, TT Dpmald Trump có thể bổ nhiệm được 4 vị chánh án trong số 9 vị chánh án tại Tối Cao Pháp Viện, thay thế chánh án Antonin Scalia đã qua đời, và 3 vị chánh án khác đến tuổi 80 là Bader Ginsburg, Anthony Kennedy và Stephen Breyer. Trong hoàn cảnh đó, mọi tranh tụng pháp lý nếu có, đều phải đưa tới Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, và số chánh án hậu thuẫn ông chắc chắn sẽ nhiều hơn hiện nay.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, nhiều người cũng có lý khi cho rằng, sắc luật cấm di dân từ 7 quốc gia của TT Donald Trump là hoàn toàn cần thiết trong việc bảo vệ an ninh nước Mỹ, và phù hợp với điều khoản “Suspension of entry or imposition of restrictions by President”. Cụ thể, Title 8, Chapter 12, US Code 1182 (f) Suspension of entry or imposition of restrictions by President: “Whenever the President finds that the entry of any aliens or of any class of aliens into the United States would be detrimental to the interests of the United States, he may by proclamation, and for such period as he shall deem necessary, suspend the entry of all aliens or any class of aliens as immigrants or nonimmigrants, or impose on the entry of aliens any restrictions he may deem to be appropriate” (tạm dịch: Bất cứ khi nào, tổng thống Hoa Kỳ nhận thấy, việc nhập cảnh Hoa Kỳ của bất cứ ngoại kiều nào hoặc bất cứ tầng lớp ngoại kiều nào, có thể phương hại đến quyền lợi của Hoa Kỳ, tổng thống có quyền tuyên bố, trong một thời hạn tổng thống thấy cần thiết, ngưng nhập cảnh tất cả những ngoại kiều đó hay tầng lớp ngoại kiều đó, như là di dân hay không di dân; hoặc áp đặt bất cứ sự hạn chế nhập cảnh nào, tổng thống thấy thích ứng).

Hữu Nguyên
huunguyen@saigontimes.org)
__________

Bài tham chiếu của tác giả Lữ Giang: Xảo thuật cai trị bằng "Sắc lệnh"

10 February 2017

Tình Yêu, thơ

TÌNH YÊU

Tình yêu đến có bao giờ báo trước
Sao tự nhiên lòng ray rứt vấn vương
Môt ngày không được nhìn mặt người thương
Là đêm ấy sẽ năm canh trằn trọc

Nhớ cho kỹ những giờ em đi học
Để đón đưa cho đúng với thời gian
Nụ cười thôi cũng đủ thấy bàng hoàng
Thêm ánh mắt sẽ vô vàn quý giá

Khi xa cách có buồn đau, đừng lạ
Vì vắng em là tất cả hoang vu
Sầu miên man và thương nhớ mịt mù
Yêu là thấy cuộc đời mình còn thiếu.

PĐT

09 February 2017

Ừ đấy, bố mày thế đấy, thì sao?

Tranh: "Trumpbannon makes love" - Trump và Steve Bannon làm tình.
Steve Bannon (nhân vật "ở trên" trong tranh) là cố vấn an ninh
thân cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Họa sĩ: Marian Kamensky.
Nguồn: Họa sĩ Nguyễn Tri Phương Đông.

Nhìn bức biếm họa này, chỉ thấy chạnh lòng cho họa sĩ Việt Nam và trào dâng một sự khinh ghét nền công an trị.

Ở Việt Nam mà vẽ một bức hệt như thế này về Nguyễn Phú Trọng với Tập Cận Bình, thì họa sĩ nhẹ nhàng nhất cũng “dính con 258”.

"Con 258" tức là Điều 258 Bộ luật Hình sự, mà câu chữ vừa mơ hồ lại vừa hằn học và đầy quy chụp của nó đã hằn sâu vào đầu nhiều người như một ám ảnh: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, công dân”.

Năm 2010, blogger Cô Gái Đồ Long “dính con 258” vì viết một entry tuy đúng sự thật nhưng bị coi là bôi nhọ gia đình một ông tướng công an.

Năm 2013, blogger Đinh Nhật Uy dính tiếp 258 vì lỡ “xúc phạm” hai tập đoàn kinh tế nhà nước Vietel và VNPT.

Năm 2014, blogger Ba Sàm dính tiếp 258 vì lập blog chính trị, cho dù là đúng sự thật, công bằng, đảm bảo đưa tin của cả hai lề đi chăng nữa. Nguyễn Thị Minh Thúy cũng bị bắt bỏ tù luôn vì làm trợ lý cho công ty của Ba Sàm.

Các cáo trạng của Viện Kiểm sát, phán quyết của Tòa án, về nội dung đều dựa vào kết luận điều tra của cái gọi là “cơ quan an ninh điều tra”, còn về văn phong, về cái phong cách quy chụp và mạ lị, thì bệ nguyên xi.

Hàng chục năm qua dưới thời cộng sản, biếm họa Việt Nam ngoi ngóp, khổ sở mãi không ngóc đầu lên được. Mỗi lần có một bức biếm được đăng tải lên báo trót lọt, lên bìa Tuổi Trẻ Cười, thì độc giả xuýt xoa xem họa sĩ như anh hùng. Mà biếm họa ở đây cũng chỉ là bóng gió thôi, hoặc là chỉ trích chung chung, không cụ thể một ai. Nếu có “tấn công trực diện” thì nhất thiết chỉ được đánh quan chức cấp thấp hoặc là đánh khi hắn đã sa cơ, đã bị “trên” nhắc nhở, bị công an sờ gáy rồi.

Chẳng họa sĩ nào dám động tới các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, nhất là động tới “tứ trụ triều đình” thì xem như cả tòa báo tan nát.

Đến giờ thì hẳn là ngoài an ninh, tuyên giáo và bè lũ tay sai là các dư luận viên ra, chẳng người dân Việt Nam nào không thấy rõ sự khác biệt giữa dân chủ và độc tài thể hiện trong việc: Ở nước ngoài, người ta có thể châm biếm, chỉ trích nhà nước thoải mái, ở Việt Nam thì đi tù.

Điều kỳ lạ là bộ máy công an trị cũng biết thừa là dân đã biết điều ấy, nhưng chúng vẫn trơ mặt, hệt như thay lời muốn nói: Ừ đấy, bố mày thế đấy, thì sao? Mỹ nó thế đấy, người ta nói gì về lãnh đạo cũng được, còn ở đây, mày mà nói xấu quan chức thì bố bỏ tù mày đấy, thì sao?

Vô liêm sỉ đến thế là cùng./.

Đoan Trang (Theo FB Đoan Trang)
(Via Dân Luận)

08 February 2017

Trận đánh Ban Mê Thuột 40 năm trước

LS. Lê Công Định

Khoảng 2 giờ sáng ngày 10/3/1975, khi Ban Mê Thuột còn đang trong giấc nồng, người dân và binh lính Việt Nam Cộng Hòa bỗng bị đánh thức dậy bằng tiếng pháo kích đinh tai của Cộng quân Bắc Việt. Đó là đợt tấn công khởi đầu các chiến dịch quân sự dẫn đến sự sụp đổ của Quân đoàn 2 nói riêng và toàn bộ Nam Việt nói chung sau đó. Đúng 7 giờ sáng ngày 11/3/1975, Cộng quân bắt đầu nã pháo vào Bộ Tư lịnh Sư đoàn 23 bộ binh, một trong hai sư đoàn chủ lực của Quân đoàn 2.

Đánh vào Ban Mê Thuột, Cộng quân bố trí đội hình tiến công trên 3 hướng, tạo thành 5 mũi tiến công sắc, nhọn: hướng Bắc 2 mũi, hướng Nam 2 mũi, riêng hướng Tây 1 mũi thọc sâu và thẳng vào mục tiêu chính là Sở chỉ huy tiền phương của Sư đoàn 23. Vào 10 giờ 30 phút ngày 11/3/1975, tức sau gần 33 giờ, Ban Mê Thuột thất thủ.

Bắc Việt chọn Ban Mê Thuột đánh trận mở màn vì vị trí này tuy then chốt nhưng được phòng thủ kém nhất sau hàng loạt hành động nghi binh hoàn hảo của Cộng quân khiến các tướng lĩnh Sài Gòn chuyển hướng nghĩ rằng Pleiku phải là mục tiêu tấn công chính. Trước đó một ngày, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lịnh Quân đoàn 2, dù đã đến thị sát Ban Mê Thuột, vẫn không hề ngờ rằng mối đe dọa bị tấn công sẽ trở thành sự thật khốc liệt chôn vùi binh nghiệp của ông chỉ vài giờ sau.

Trên phương diện nghệ thuật quân sự đây là một trong những trận đánh đẹp và hiểm hóc bậc nhất của lịch sử thế giới hiện đại, bởi chiếm Ban Mê Thuột đã tạo ra đột biến về chiến lược, làm sụp đổ toàn bộ Tây Nguyên, vốn là địa bàn quân sự đặc biệt quan trọng đối với cả Nam phần. Trên thực tế, mất Tây Nguyên toàn hệ thống phòng ngự chiến lược của quân đội Sài Gòn bị chia cắt và rối loạn.

Sau 40 năm, trận Ban Mê Thuột đã đi vào dĩ vãng, nhưng bài học của nó vẫn nguyên vẹn như ngày nào: phòng thủ Tây Nguyên là điều tối quan trọng trong chiến lược quốc phòng nói chung của đất nước. Sự xâm chiếm của kẻ thù ngày nay không nhất thiết lộ liễu bằng quân đội. Thoạt đầu là kế hoạch ảnh hưởng và chi phối về kinh tế, kế đến là sự thâm nhập và bám trụ của một đội ngũ nhân lực ngày càng đông, sau đó là hành động gây rối loạn xã hội và nhân tâm. Đến thời điểm cần thiết, một đạo quân xuất hiện từ phía biên giới, xuất kỳ bất ý chiếm giữ Tây Nguyên bằng vũ lực, chia cắt hoàn toàn Nam Phần trong tầm tay.

Nhắc chuyện xưa không chỉ đơn thuần ôn cố, mà còn nhằm tri tân. Đánh nhau trong nhà, giết hại và hạ nhục anh em mình thì hả hê, dương dương tự đắc. Vài mươi năm sau, đối diện kẻ thù bên ngoài thì sợ hãi đến mức hèn hạ, chỉ trơ mắt nhìn đất đai và hải đảo từng bước rơi vào tay bọn cướp. Một quân đội từng tự hào bách chiến, bách thắng thuở nào, thấm nhuần nghệ thuật quân sự sau bao năm chinh chiến, chẳng lẽ giờ đây chỉ còn biết đấu võ mồm thôi? Mới tổ chức lễ hội kỷ niệm chiến thắng Đống Đa đại phá quân Thanh của vua Quang Trung, chẳng lẽ lại quên soi gương tiền nhân để còn biết tự hổ thẹn? Ông bà ta có câu “khôn nhà dại chợ” thật đầy ý nghĩa!

07 February 2017

Lộng Gió Xuân, tranh A.C.La


Lộng Gió Xuân
Oil on canvas, 24x30 inch (61x76cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

Đạo Hồi là đức tin của chiến tranh và bạo lực

Đôi giòng:

Những ngày gần đây nhiều thân hữu của Blog Sầu Đông đã chuyển cho xem nhiều clip trên Youtube  về những vụ tập trung, bạo hành của những nhóm tín đồ đạo Hồi trên nhiều đường phố ở nhiều nước Châu Âu ( Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha,…) và cả ở nước Mỹ ( ở Michigan, New York,…). Ngay tại Tp Mississauga ( học khu Peel) cũng đã thấy rải rác những tranh luận ‘rất nóng’ giữa một số người theo đạo Hồi và những người thuộc một số những cơ quan công quyền.

Người viết những giòng này,đã có lúc sống trong một khu vực ( khu Hurontario chạy dài từ Dundas tới quá đường Queensway) không ít di dân từ Trung Đông và Nam Á như Pakistan, Iraq, Palestine, Syria,…thường có cái cảm giác e ngại rất lạ khi phải tiếp xúc với những người này, dẫu là bất cứ cư dân nguồn gốc nào chỉ cần đe dọa người khác là ta đã có thể nhờ cảnh sát can thiệp ( và can thiệp rất nhanh).

Tiện đây xin gởi đến quý bạn một sự kiện đáng lưu ý: Những Chứng nhân Giê-hô-va (Jehovah Witnesses) nổi tiếng là những người kiên nhẫn gõ cửa người lạ để xin vào rao giảng Kinh Thánh ( gõ cửa một lần không được họ gõ tiếp nhiều lần sau – vài tuần, hoặc vài tháng một lần), nhưng qua hai năm sống ở một khu nhà cao tầng thuộc khu vực kẻ này đã viết ở trên kẻ này chưa hề thấy một ông/bà Chứng nhân Giê-hô-va nào trong khu vực. Phải chăng nhóm này cũng như nhiều nhóm tôn giáo khác đã ‘ngán sợ’ X khi gõ nhầm cửa…?!


Đạo Hồi là đức tin của chiến tranh và bạo lực
Charlie Nguyễn

(Tác giả là một nhân vật xuất thân từ một gia đình Công giáo gốc, nhưng nhiều bài viết của ông trên trang mạng Sách Hiếm đã khiến người đọc bị ‘sốc’, trong đó có không ít tín đồ Công Giáo) – SĐ-NTC

Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một tôn giáo nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng cho bằng đạo Hồi. Từ một nhóm người du mục sống trong một ốc đảo heo hút giữa sa mạc Syro-Arabia đã mau chóng biến thành những con người đầy quyền lực tung hoành từ Cận Đông đến Âu Châu và từ Bắc Phi đến tận các nước Châu Á:

– Chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày giáo chủ Muhammad qua đời (632-642) quân Hồi Giáo Ả Rập đã chiếm trọn bán đảo Arabia (rộng gấp 8 lần Việt Nam), chiếm Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía Tây nước Iran.

– Trong 2 năm (648-649), quân Hồi chiếm Carthage, Tunisia.

Một điều làm cho cả thế giới kinh ngạc là lần đầu tiên người Ả Rập chiếm một nước Âu Châu, đó là Hy Lạp.

– Thừa thắng xông lên, người Hồi Giáo Ả Rập mở cuộc chiến tranh đánh Tây Ban Nha. Sau 5 năm, người Hồi chiến thắng đã chiếm trọn nước Âu Châu rộng lớn và nổi tiếng sùng đạo Công Giáo nhất thời bấy giờ.

– Năm 712, quân Hồi Giáo chiếm trọn Iran (Ba Tư) và dùng nước này làm bàn đạp tiến quân đánh chiếm các nước Trung Á ở phía nam nước Nga, chiếm vùng Bắc Ấn rộng lớn (nay là Pakistan và Afganistan) và xâm nhập phía Tây Trung Quốc – Quân Hồi bị quân nhà Đường chận lại tại sông Talas nên phải rút về Trung Á.

Sự xuất hiện và bành trướng của đạo Hồi trong thế kỷ 7 hung bạo dữ dội như cơn gió xoáy (tornado) khiến cho cả thế giới phải kinh hoàng.

Chúng ta thử tìm hiểu những nguyên nhân nào đã khiến cho đạo Hồi có thể bành trướng với tốc độ vũ bão như vậy. Các sử gia đã phân tích 3 nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân 1: Qua nhiều ngàn năm sống trên các cánh đồng cỏ ở sa mạc Syro-Arabia, kiếp sống lang thang của những người Ả Rập càng ngày càng trở nên khó khăn vì đất đai ngày càng trở nên khô cằn. Từ thế kỷ 6, bộ lạc Quraysh (tổ tiên của Muhammad) có sáng kiến bỏ nghề du mục để chuyển hẳn sang nghề thương mại. Họ tổ chức các cuộc đi buôn đường xa với những đoàn lữ hành (caravans) gồm hàng trăm người và rất nhiều ngựa, lạc đà để chở hàng hóa lương thực, lều vải, vũ khí… Dần dần, thị trường ngày càng được mở rộng, nhu cầu thương mại gia tăng, những đoàn lữ hành có thể gia tăng lên tới nhiều ngàn người.

Do nhu cầu tự vệ, mọi người trong đoàn lữ hành đều phải học cưỡi ngựa, cưỡi lạc đà, luyện tập sử dụng các thứ vũ khí như gươm giáo cung tên, kể cả võ thuật và chiến thuật quân sự. Ngoài ra, họ học nói nhiều ngoại ngữ, học cả địa lý và phong tục tập quán của các nước lân cận để gia tăng khả năng giao dịch thương mại. Trải qua nhiều thập niên, những thương gia (traders) Ả Rập trở thành những người đa tài, đa năng và đa hiệu. Họ chẳng những là những thương gia rành nghề mà còn là những quân nhân thiện chiến, kỹ luật và còn là những người lãnh đạo quần chúng.

Vào đầu thế kỷ 7, Mecca là thủ phủ của những người Quraysh đã trở nên một trung tâm thương mại lớn nhất tại Trung Đông. Những người Quraysh không còn có dáng dấp quê mùa nghèo khổ của thế kỷ trước nữa trái lại họ đã trở thành những người văn minh giàu có. Điều đó làm cho nhiều bộ lạc Ả Rập khác phải thèm muốn và cố gắng noi theo. Một trong những bộ lạc nổi tiếng hung dữ là bộ lạc Bedouins bắt chước bộ lạc Quraysh đã bỏ nghề du mục và tham gia vào các đoàn caravans của Mecca.

Vào giữa thế kỷ 7, gặp cơ hội đạo Hồi phát triển, các bộ lạc Ả Rập, nhất là Quraysh và Bedouin, đã nô nức nhập cuộc dùng tôn giáo làm phương tiện bành trướng lãnh thổ để thay đổi môi trường sống tại bán đảo Ả Rập quá cằn cỗi.

Nguyên nhân 2: Từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 7, toàn vùng Trung Đông và Bắc Phi bị hai đế quốc Byzantine và Sassanian thay phiên nhau thống trị. Đế quốc Byzantine là hậu thân của đế quốc La Mã, được Đại Đế Constantine thành lập năm 330, đặt thủ phủ tại hải cảng Byzantine của Hy Lạp. Từ đời Constantine (thế kỷ 4) đến đời hoàng đế cuối cùng của đế quốc Byzantine vào giữa thế kỷ 15, tất cả đều là những hoàng đế theo Ki Tô Giáo Đông Phương (Eastern Christian Church) sau này trở thành Chính Thống Giáo. Đế Quốc Sassanian là đế quốc Ba Tư, tồn tại 427 năm (từ năm 224 đến 651). Các hoàng đế của đế quốc Sassanian đều theo đạo Hỏa Giáo (Zoroastrianism). Cả hai đế quốc nói trên đánh nhau liên miên suốt 4 thế kỷ, đến đầu thế kỷ 7 thì cả hai đế quốc này đều bị kiệt quệ tạo nên một khoảng trống quyền lực (a power vacuum) tại Trung Đông và Bắc Phi. Do đó, những đoàn kỵ binh của Hồi Giáo Ả Rập đã tiến vào lãnh thổ của cả hai đế quốc này như tiến vào chỗ không người.

Nguyên nhân 3: Giáo lý đạo Hồi là sản phẩm của người Ả Rập nên được người Ả Rập đón nhận một cách dễ dàng và tự nhiên. Từ thời xa xưa, người Ả Rập đã chấp nhận niềm tin của Abraham, nghĩa là tin có Thiên Chúa (tiếng Ả Rập gọi là Allah) tin có Thiên đàng, Hỏa ngục, tin có các thiên thần v.v… Cho nên người Ả Rập không coi Hồi Giáo như một đạo ngoại lai mà là đạo cổ truyền của dân tộc. Văn thơ trong kinh Koran đối với người Ả Rập là những áng thơ văn tuyệt tác. Mỗi khi họ đọc kinh Koran là một dịp họ ngâm thơ, họ cảm thấy những vần thơ đó rất hấp dẫn vì rất hợp với khiếu thẩm mỹ văn chương của họ. Ý niệm thánh chiến (Jihad) và ý niệm tử đạo (martyrdom) hoàn toàn phù hợp với tâm lý vốn hung bạo của người Ả Rập vì họ rất quen thuộc với cuộc sống đầy bất trắc tại sa mạc. Kinh Koran mô tả thiên đàng rất hấp dẫn đối với các chiến binh trẻ tuổi: Sau khi chết trận, được coi như tử đạo, sẽ được Chúa cho lên thiên đàng để hưởng đủ lạc thú cho đến muôn đời. Lạc thú độc đáo nhất mà chỉ đạo Hồi mới có, đó là những người chết trận hoặc tử đạo đều được những cô gái trinh tuyệt đẹp đón tiếp và phục vụ lạc thú tình dục cho đến muôn đời vì mọi người ở thiên đàng đều trẻ mãi không già! Niềm tin đặc biệt này đã là một yếu tố tâm lý quan trọng khiến cho những người lính Hồi Giáo trở thành những chiến sĩ rất dũng cảm trong các cuộc thánh chiến. Chỉ vì cuồng tín, những đoàn quân Hồi Giáo đã lập nên những chiến công oanh liệt như những kỳ tích vượt xa sự dự tưởng của mọi người.

Những cuộc chiến tranh mở rộng nước Chúa của Hồi Giáo (Kingdom of Allah) từ ngày lập đạo tới nay có thể được chia ra làm hai thời kỳ:

– Thời kỳ I– từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13: Đạo Hồi bành trướng và phát triển tạo thành một số quốc gia theo đạo Hồi, đứng đầu cộng đồng Hồi Giáo là một vị vua được gọi là Caliph, có nghĩa là “người kế vị giáo chủ Muhammad về phương diện thế quyền “. Xin ghi thêm ở đây là đạo Hồi tin giáo chủ Muhammad là thiên sứ cuối cùng của Allah cho nên không một ai có quyền tự xưng là kẻ thừa kế của Ngài về phương diện thần quyền.

– Thời kỳ II– từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20: Do những biến cố đặc biệt của thế giới đã đưa đến sự hình thành ba đế quốc Hồi Giáo. Trước hết là sự xâm lăng của quân Mông Cổ chiếm các nước Trung Đông và sau đó chiếm các nước Bắc Ấn và nhiều nước Á Châu khác tạo thành một đế quốc Mông Cổ rộng lớn. Từ cuối thế kỷ 13, nhiều hoàng đế Mông Cổ theo đạo Hồi đã tạo nên đế quốc Hồi Giáo Mughul (do chữ Mongol mà ra). Trong thế kỷ 15, tại Âu Châu, người Thổ Nhĩ Kỳ Hồi Giáo chế ra thuốc súng và lập ra binh chủng pháo binh đầu tiên trên thế giới. Dựa vào sức mạnh quân sự, người Thổ Hồi Giáo xua quân đánh chiếm nhiều nước trên cả 3 lục địa Âu, Á, Phi và lập nên đế quốc Ottoman. Cuối cùng, dân tộc Azerbaizan ở tây nam biển Caspian bỗng nhiên trở nên hùng mạnh vào đầu thế kỷ 16, cất quân đánh chiếm nhiều nước Âu Châu và Trung Đông tạo thành đế quốc Safavids theo giáo phái Shiite.

I. THỜI KỲ CAI TRỊ CỦA CÁC CALIPHS (The Caliphate Rulers)

Bốn người kế vị đầu tiên của Muhammad (632-661):

Cười tí tỉnh: Xe đạp và hiểm tai !

05 February 2017

Cúng Tết Ông Bà, cười tí tỉnh

Vừa nãy tui đi mua giấy tiền vàng mã cúng ông bà, anh chủ Shop hỏi có mua iPhone 7 cho các cụ không?

Tui hỏi lỡ ông bà không biết dùng thì sao, hắn liền nói Steve Jobs xuống dưới đó rồi, ổng sẽ mở khóa chỉ dẫn cho các cụ, cứ yên tâm. Thế là tui mua!

Xong hắn hỏi có mua case bảo vệ hông ? Tui OK.

Sau đó hắn hỏi mua tai nghe Bluetooth không, tui cũng OK.

Rồi hắn lại hỏi có mua cục sạc dự phòng không, tui hỏi sao phải mua? Hắn trả lời xài hết pin thì sao, vậy là tui mua thêm cục sạc!

Cuối cùng tui trả tiền và xin gã chủ cái danh thiếp, hắn hỏi tui xin làm cái gì?

Tui nói: "Tui sẽ đốt cái danh thiếp xuống cho ông bà luôn, lỡ cái iPhone có hư thì các cụ sẽ tìm anh để bắt đền" ! 😁😁😁


PTC

02 February 2017

Du ngoạn Liên Khóa QGHC 2016: Du thuyền Allure of the Seas ghé đảo

Sương Lam
Ngày 3 - Trên đảo Labadee Haiti

Tàu cặp bến Labadee Haiti lúc 7:30 AM.  Hành khách được phép xuống tàu lúc 8:00 AM để đổ bộ lên đảo Labadee do công ty Royal Caribbean đìều hành và quản trị. Trước đó hai tuần, cơn bão Mathew tàn khốc đã càn quét các tiểu bang miền Đông trong đó có Florida và các đảo nằm trong vùng Caribbean gây thiệt hại về vật chất và nhân mạng khá nhiều, nhất là đảo Haiti.  Ban tổ chức Họp Mặt QGHC 2016 lo lắng buổi họp mặt sẽ bị hủy bỏ và chuyến đi cruise tàu Allure of the Seas của nhóm QGHC sẽ bị dời vào ngày khác.  May mắn thay! Tất cả đều bình an và chúng tôi đã lên đường đúng theo chương trình đã ấn định.  Đúng là chúng tôi đã có phúc duyên tốt đẹp để được gặp nhau ở Florida và ở trên tàu Allure of The Seas.  Tạ ơn Trời Phật.

Bạn phải đem theo thẻ Sea Pass Card để trình với ban an ninh của tàu khi xuống tàu và trở về tàu trước 4:00 PM cùng ngày nhé. Hôm nay trời quang mây tạnh nên chúng tôi đi bộ lên đảo rất thoải mái vui vẻ.  Đây là đảo dành riêng của công ty Royal Caribbean để phục vụ hành khách các tàu do công ty quản trị  mà thôi nên việc chi tiêu trên đảo có thể thanh toán bằng thẻ Sea Pass, trừ trường hợp mua quà kỷ niệm của các nhóm nghệ sĩ đặc biệt được phép hoạt động trên đảo thì có thể được trả bằng tiền Mỹ hay credit card. Nhà bếp của tàu sẽ phụ trách buổi ăn trưa thịt nướng ngay trên đảo. Khách phải trả tiền thêm nếu gọi thêm beer hay lon nước ngọt đặc biệt.

Hảng tàu đã chuẩn bị sẵn các ghế xếp và lều cho hành khách nằm nghỉ ngơi. Chúng ta chỉ cần cho tip người porter xếp ghế cho bạn là được rồi.

Đến biển mà không tắm biển là một thiếu sót đáng kể nên chúng tôi thay đồ nhào xuống tắm biển liền. Tuy nhiên, ở khu vực này nước biển khá lạnh, có nhiều đá xung quanh lại có vòng nước  xoáy khá mạnh rất nguy hiểm vì dễ bị sóng cuốn nhanh ra biển, cho nên người viết vừa lặn hụp dưới biển một chút đã phải bước nhanh lên bờ  rồi vì không biết… lội.  Phu quân của người viết đã bị hớp nhiều ngụm nước khi đang lội dưới biển, chới với đưa tay kêu cầu cứu.  Cũng may là có vợ chồng Từ Công Phụng cũng tắm biển gần đấy nên khi chị Kim Ái thấy ông xã người viết  đưa tay kêu cầu cứu, chị  bèn bảo TCP chạy ra kéo chàng  vào. Thật là hết hồn! Nếu không ai thấy, có lẻ chàng đã xuống biển thăm Hà Bá rồi. Smile!  Cám ơn ông bà bạn thân mến Từ Công Phụng của chúng tôi. Quả là chúng ta có duyên với nhau vì đã ngồi ăn cùng bàn,  cùng tắm biển chung một nơi. Thiện tai! Thiện tai!

Thế là chàng sợ quá rồi bèn lên bờ nghỉ ngơi cho khỏe.  Phe ta cũng không ai dám trổ tài bơi lội nữa, lên bờ hết ráo! Người viết bèn đi kiếm mua trái dừa Haiti cho chàng uống cho khỏe.  Dừa trên đảo Haiti được chứa trong một thùng nước đá lạnh đặt trên một xe nhỏ của tàu Allure, có nhạc reo vui ầm ỉ chạy đi bán dạo trên  đảo mắc quá trời! Người viết phải cà thẻ Sea Pass Card  trả $8.54  dollar Mỹ cho một trái dừa uớp lạnh. Cũng đành thôi!

Thôi thì bây giờ chàng và nàng rủ nhau đi khám phá vùng biển chung quanh cho biết sự tình. Có khách tiếp tục tắm biển, nằm dài trên ghế xếp khoe thân hình tuyệt mỹ cho thiên hạ ngắm chơi. Khách lớn tuổi hơn thì nằm dài trên ghế xếp thưởng thức gió mát trời xanh, ngắm thiên hạ đi qua đi lại rồi thả hồn vào mộng đẹp. Phe ta thì ngồi “tám” chuyện xa chuyện gần. Những giờ phút nghỉ ngơi thoải mái như thế này thật quý vô cùng.

Trên đường đi đến khu vực ăn trưa trên đảo, vợ chồng người viết ghé mua một cặp dụng cụ nhạc  (tambourine- trống lắc tay) lắc lắc nghe vui tai của một ban nhạc bán dạo trên đảo để  làm quà cho Mya, cô cháu nôi cưng của tôi. Một nghệ sĩ vừa đàn vừa hát líu lo với cây đàn guitar trên tay. Thế là người viết nổi máu nghệ sĩ, cũng lắc lắc hai chiếc trống tambourine mới mua, nhúng nhẩy theo điệu nhạc rộn ràng của ban nhạc đặc biệt này cho vui. Hành khách nằm nghỉ gần đó cũng vỗ tay hòa nhịp với chúng tôi. Phu quân của tôi vội vàng thâu video lại hình ảnh đặc biệt này vì tôi là “movie star” quá đặc biệt cho màn trình diễn  đặc biệt với ban nhạc tài tử bản địa Haiti này. Thế là chúng tôi đã có những phút vui đặc biệt trên đảo Haiti mà chưa chắc các bạn khác đã có. Smile!

Buổi ăn trưa trên đảo Haiti thật ngon lành vì được ăn món thịt nưóng nóng hổi vừa được các đầu bếp của tàu nướng ngay tại chỗ rất hấp dẫn. Chúng tôi ăn uống thoải mái các món thịtt, rau quả, bánh trái theo kiểu “All You Can Eat” no muốn bể bụng luôn.  Phu quân phải trả 5 dollar  Mỹ cho một chai bia đưa cay với món thịt nướng, vẫn còn rẻ hơn là phải trả gần 8 dollar cho 1 chai bia và $ 12.40 cho một ly rượu chát  nhỏ xíu mà chàng uống hằng ngày trong buổi ăn tối trên tàu,  No problem! Miễn chàng vui là được rồi!

Ăn trưa xong, chúng tôi leo lên một xe train nhỏ để về lại nơi đã để các xách tay đựng khăn tắm và quần áo tắm. Trên xe, người viết lại có dịp đùa vui với nhóm du khách người Ý cùng ngồi chung trên xe. Họ đứng lên nhảy múa và vỗ tay ca hát  theo nhịp trống lắc tay của tôi. Lại cười vui rộn rã, lại có những nụ cười cởi mở trao cho nhau vì tôi vốn dĩ dễ làm quen và dễ sống hòa đồng với người khác. Có phải nụ cười dễ làm cho người ta gần gũi, thân mật và quý mến với nhau hơn chăng?  Tôi nghĩ thế, và tôi đã được bạn bè tặng cho tôi “nick name” là “Sương Lam Smile” vì cái tính ưa cười của tôi.  Cũng vui thôi!

Vợ chồng Từ Công Phụng và vợ chồng tôi lại gặp nhau trên đường trở về tàu.  Một ban nhạc Haiti  tài tử khác trình diễn trên bến cảng gần tàu đậu. Vợ chồng Từ Công Phụng dừng chân lại để ủng hộ một tí tiền cho ban nhạc này. Con người nghệ sĩ có khác!

Vào đến tàu, bạn phải trình thẻ Sea Pass card mới được phép lên tàu trở lại. Một nhân viên an ninh trên tàu quẹt thẻ bạn trên một cái máy đặc biệt nhỏ nhỏ, bạn sẽ tấy hình bạn và tên bạn xuất hiện trên màn ảnh máy computer. Bạn sẽ được nhân viên an ninh này nhìn bạn một ít phút giây để nhận diện bạn có đúng là người có hình vừa mới xuất hiện  trên màn ảnh hay không rồi mới được  phán “OK” bước lên tàu. Lên tàu rồi, chúng tôi về phòng tắm rửa, nghỉ ngơi cho khỏe người.

Tối đến, chúng tôi đi ăn tối lúc 6:00 PM như thường lệ và đi xem show Ocean Aria ở Aqua Theater quá hay với những màn nhào lộn đẹp trên không trên nước tuyệt vời giống như đi xem Cirque du Soleil vậy đó! Bravo!

Thật là một ngày vui toàn hảo. Trong giắc ngủ đêm nay, người viết mơ thấy mình đang “quậy” với chiếc trống lắc tay tambourine mới mua trên đảo Haiti và những pha trình diễn quá đẹp của show Ocean Aria trên tàu Allure of the Seas.

Mời bạn xem sinh hoạt ngày thứ 3 trên tàu Allure of the Seas qua link dưới đây:

Youtube Allure Of The Seas- Họp Mặt QGHC 2016- Ngày 3
https://youtu.be/CLkbPjDKqQ4

Chúc các bạn ngủ ngon nhé.

Tin buồn

Xin thông báo cùng quý đồng môn:

Ông VÕ VĂN BÉ (ANDRE’ VO)
Sanh năm 1942
Đốc sự Hành chánh Khóa16
Đã qua đời vào lúc 2 giờ sáng ngày 2 tháng 2 năm 2017
tại Dorchester, tiểu bang Massachusetts.
Linh cửu hiện được quàn tại Nhà quàn Mc Houl,
354 Adams street, Dorchester 02122 (617-282-1409)
(Nguồn: Nguyễn Văn Sáu)

Còn bao lâu nữa !

Tụi mình trên dưới bảy mươi;
Nhìn đi ngó lại chỉ mười năm thôi.
Số đông biến mất đâu rồi;
Số hên còn lại lẻ loi chắc buồn.
Đếm kỹ còn mấy trăm tuần;
Thời gian vun vút, bao lần gặp nhau?
Thôi thì còn lại ngày nào;
Hãy vui ngày ấy, miệng chào thật tươi.
Khác biệt gì cũng thế thôi;
Mai kia nằm xuống để rồi được chi.
Sao bằng ta cứ vui đi;
Hơn thua dẹp hết, ôm ghì bạn xưa.

(Internet qua NDĐ)

01 February 2017

Đảng cộng sản Việt Nam, ngã ba đường lịch sử (phần 3 và kết)

"Nguồn lực của đất nước đang bị đánh cắp, cơ hội phát triển của đất nước đang bị tiêu diệt, và chủ quyền của đất nước thì đang ngày càng nguy ngập, vì với một bộ máy cai trị dễ dàng mua được bằng tiền, chúng sẽ dễ dàng bán rẻ lợi ích quốc gia."
Lãng Anh

Chính sách dân tộc và chủ nghĩa bành trướng của Đảng cộng sản Trung Quốc hiện nay vừa là một nguy cơ sinh tồn nhưng cũng đồng thời là bình tiếp oxy hà hơi cho Đảng Cộng Sản Việt Nam. Điều này thoạt nghe có vẻ vô lý nhưng lại là sự thật.

Đất nước Trung Quốc quá lớn, quá đông dân và quá phức tạp. Trong nhiều thiên niên kỷ, người Trung Quốc tồn tại bằng các cuộc chiến tranh xâm lược nối tiếp nhau. Văn hoá của họ được xây dựng trên nền tảng của lối tư duy nô dịch. Vì thế hầu như khó có thể có cơ may nào cho Trung Quốc chuyển hoá sang một thể chế dân chủ trong hoà bình trong ít nhất 30 năm tới. Do đặc tính dân tộc và tính phức tạp của đất nước này, những người cộng sản ở Trung Quốc hiện nay đối diện với nguy cơ bị tàn sát hàng loạt nếu họ để mất dây cương. Riêng cá nhân tôi cho rằng nếu biến động xã hội xảy ra ở Trung Quốc, nó sẽ khiến đất nước này bị chia nhỏ làm nhiều phần. Đó sẽ là câu chuyện trong một tương lai xa. Còn hiện tại, với tư cách là một đại cường, Đảng cộng sản Trung Quốc có nhiều giải pháp để duy trì sự tồn tại của mình hơn là Việt Nam. Nguy cơ Trung Quốc tiến hành các cuộc chiến tranh quy mô nhỏ trong khoảng 10 năm tới là rất cao, và nó sẽ là một công cụ mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc vận dụng thường xuyên để đánh lạc hướng và xoa dịu các bất ổn chính trị trong nước. Có thể thấy rõ điều đó qua các phát ngôn ngày càng kiên quyết của Tập Cận Bình về các vùng lãnh thổ tranh chấp. Đó không phải là vấn đề quyền lợi quốc gia, nó giống một chiếc phao cứu sinh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong bối cảnh ngày một mất dần tính chính danh trước xu thế thời đại. Chế độ cộng sản ở Trung Quốc rồi sẽ kết thúc, nhưng nó sẽ không chết một mình trước khi gây ra những tổn thương sâu sắc cho phần còn lại của thế giới và cho chính người dân Trung Quốc. Thế giới cần ý thức rất rõ về điều này.

Là một nước có đường biên hàng ngàn cây số với Trung Quốc và có một quan hệ lịch sử phức tạp với dấu ấn nổi trội là chiến tranh, quan hệ giữa hai chế độ cầm quyền hiện nay ở Trung Quốc và Việt Nam rất phức tạp. Một mặt, họ luôn giống nhau, trước đây là vì ý thức hệ cộng sản cổ điển, giờ đây là sự tương đồng về mô hình cai trị tham nhũng độc tài. Điều đó khiến chế độ cộng sản tại TQ và Việt Nam luôn có nhu cầu tìm đến nhau như những đồng minh thiên nhiên trong bối cảnh thế giới coi họ là những tồn tại khuyết tật của lịch sử. Mặt khác, do là những đại diện cầm quyền tại hai quốc gia giáp giới với những lợi ích đối kháng nhau về lãnh thổ, khiến hai chế độ cầm quyền này không thể không có những va chạm đôi khi đẫm máu. Ở đây tôi muốn dừng lại một chút để nói về những cuộc chiến tranh giành độc lập của Việt Nam trong thế kỷ trước mà Đảng Cộng Sản vẫn luôn dựa vào đó để đề cao tính chính danh của mình. Chính điều này sẽ giải thích đầy đủ cho mối liên kết bất thường giữa chế độ cộng sản tại Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.

Là người truyền bá các học thuyết cộng sản vào Việt Nam, nhưng ông Hồ Chí Minh chưa bao giờ là một người cộng sản đúng nghĩa. Tất cả các trước tác ông ta để lại đều cho thấy khó có thể nói ông Hồ am hiểu sâu các tư tưởng của Marx và Engels. Tôi thậm chí tin rằng cả cuộc đời mình chưa bao giờ ông Hồ đọc hết bộ Tư Bản Luận. Trong hồi ức được thuật lại, chính ông Hồ thừa nhận rằng ông ta đến với chủ nghĩa cộng sản chỉ vì đọc được luận cương "Dân tộc và thuộc địa" của Lenin, trong đó có đề cập đến việc xây dựng một liên minh cộng sản để giải phóng giai cấp và giải phóng các nước thuộc địa. Chủ nghĩa yêu nước là thứ đã thôi thúc ông Hồ, cho đến khi ông ta tiếp cận các lý thuyết cộng sản. Việt Nam có một lịch sử lập quốc hơn 2000 năm, trải qua vô số cuộc chiến tranh chống xâm lược. Chủ nghĩa yêu nước là một giá trị cốt lõi luôn hiện diện trong huyết quản người Việt. Sự tồn tại của lòng yêu nước vốn độc lập với các lý thuyết cộng sản. Những người lính đã chiến đấu ở miền Bắc và cả những người lính đã chiến đấu để bảo vệ miền Nam, tôi tin rằng họ đều được thôi thúc bởi lòng yêu nước, vốn được truyền đời qua nhiều thế hệ. Họ đứng ở hai phía khác nhau vì những giá trị quan khác nhau và do sự chi phối của những người cầm đầu. Cuộc chiến ấy miền Bắc đã thắng. Nguyên nhân đã được phân tích rất kỹ càng bởi giới sử gia đông tây, tôi sẽ không lặp lại. Nếu cần có một nhận xét về sự kiện thống nhất 30/04/1975, tôi có thể nói thế này: "Một xã hội văn minh hơn đã bị đè bẹp bởi một xã hội dã man hơn". Sức mạnh quân sự không phải lúc nào cũng đi kèm với trình độ văn minh, ví dụ cho điều đó trong lịch sử đã có rất nhiều. Ví dụ như cuộc xâm lược khắp Á Âu của đội quân du mục của Thành Cát Tư Hãn với những quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật và văn minh tiên tiến hơn nhiều. Riêng với Việt Nam, 30 năm sau ngày 30/04/1975, đất nước quay lại với những nền tảng căn bản mà người Việt Nam đã đạt được ở miền Nam trước năm 1975, một sự tụt lùi sâu sắc của lịch sử.

Có 4 triệu người đã chết trong cuộc chiến giành độc lập và thống nhất ở Việt Nam. Hầu hết những người lính đã hy sinh ở Điện Biên Phủ, ở Khe Sanh, ở Nam Lào và ở những cung rừng hẻo lánh Trường Sơn đều không phải là đảng viên cộng sản. Họ chiến đấu thuần tuý vì lòng yêu nước. Thậm chí ngay cả những người được kết nạp Đảng tại mặt trận lúc đó, họ cũng chẳng dính dáng hay hiểu gì về các tư tưởng cộng sản. Những người lính ấy đã chiến đấu và chết vì một lý do duy nhất là lòng yêu nước. Chính ở đây là một sự nhập nhèm của những người cộng sản. Lòng yêu nước đã làm nên chiến thắng 30/04/1975 chứ không phải chủ nghĩa cộng sản. Và bản thân lòng yêu nước thì đã luôn hiện diện ở Việt Nam trước, trong và sau khi những lý thuyết cộng sản đến đất nước này. Tôi tin rằng dù có hay không những người cộng sản ở Việt Nam thì đất nước cũng vẫn cứ giành được độc lập bằng cách này hay cách khác, dù là theo lối chiến tranh hay hoà bình, vì người Việt sẽ luôn không ngừng đòi hỏi nền độc lập. Trên thực tế, hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới sau này đều đạt được độc lập mà chỉ số ít phải dùng tới chiến tranh. Và vấn đề chính ở đây là những người cộng sản đã tìm cách đánh đồng chủ nghĩa cộng sản (vốn là một thứ ngoại lai) với chủ nghĩa yêu nước (là thứ luôn sẵn có), và quy toàn bộ công lao giải phóng đất nước cho chủ thuyết của họ.

Mượn sức mạnh của lòng yêu nước để đạt được quyền lực và thiết lập được chế độ cai trị, nhưng Đảng cộng sản Việt Nam đánh cắp luôn chiến thắng ấy bằng cách ghi quyền cai trị của họ vào hiến pháp sau ngày thống nhất. Xương máu và tổn thất thuộc về toàn bộ người Việt Nam, nhưng thắng lợi thì chỉ thuộc về mình Đảng Cộng Sản. Trên thế giới hiện nay, có lẽ cũng chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là ghi áp đặt quyền cai trị của một Đảng cầm quyền vào hiến pháp. Người dân Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh cho nền độc lập, đổi lại là một sự cai trị áp đặt của Đảng cộng sản. Hơn 40 năm qua, họ chẳng có cơ hội lựa chọn nào khác. Đây là một trong những bi kịch lịch sử cay đắng nhất của người Việt.

Tuy nhiên, chúng ta cần công bằng với lịch sử. Tôi tin rằng ông Hồ Chí Minh và những người cộng sản đời đầu đều là những người yêu nước. Chỉ có điều họ đã nhanh chóng đặt Đảng lên trên đất nước ngay khi giành được chiến thắng. Và di sản mà họ để lại đã gây tai họa cho lịch sử đất nước trong nhiều chục năm sau này.

Chế độ cầm quyền hiện nay kế thừa di sản của những người cộng sản đời đầu. Họ hiểu rất rõ là người dân Việt Nam sẽ không chấp nhận bất cứ một chế độ cai trị nào làm tổn hại độc lập hay chủ quyền quốc gia. Và chính đây là lý do dẫn đến mối quan hệ rất phức tạp giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc. Một mặt thì Đảng cộng sản Việt Nam luôn có lý do để xích gần Trung Quốc, khi họ là những thứ tồn tại bị thế giới coi là dị dạng, họ có nhu cầu xiết chặt tay nhau. Đó là lý do ông Nguyễn Văn Linh tìm cách bắt tay với TQ bằng mọi giá ở hội nghị Thành Đô, khi hàng loạt chế độ cộng sản trên thế giới sụp đổ. Mặt khác, chế độ Việt Nam không thể không đối đầu với Trung Quốc khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. Đây chính là lý do mà chủ quyền Việt Nam cứ từng bước bị tổn thất bởi Trung Quốc trong hơn 30 năm qua, khi bản thân Đảng cầm quyền luôn bị giằng xé giữa việc xích gần kẻ xâm lược và sức ép bảo vệ chủ quyền đến từ phía người dân.

Chủ nghĩa bành trướng hiện là một cứu cánh để kéo dài thời gian cái trị của chế độ cộng sản Trung Quốc, nó khiến chế độ cộng sản Việt Nam đối mặt với nguy cơ lớn nếu để mất chủ quyền. Tuy nhiên cũng chính sức ép này hiện là một trong những công cụ tuyên truyền của chế độ Việt Nam, theo đó quyền cai trị của họ cần được giữ nguyên nếu không đất nước sẽ bất ổn và bị thôn tính. Tôi sẽ quay trở lại câu chuyện về luận điệu tuyên truyền này ở phần kế tiếp.

Nguồn: facebook.com/Langlanhtu

*****

Đảng cộng sản Việt Nam, ngã ba đường lịch sử
(Phần kết)

Trước khi viết những dòng cuối cùng trong loạt bài này, tôi muốn chia sẻ với các bạn đôi điều. Trên thực tế đối tượng chính nhắm tới của loạt bài viết này là những người cộng sản. Tôi muốn phân tích rõ thực trạng của quá khứ và hiện tại để họ thấy rõ sự ảo tưởng của những người tiền bối của họ và việc hiện nay họ đã bị tội phạm hoá và tha hoá ra sao. Đồng thời tôi cũng muốn làm rõ cho họ một thực tế: "Chế độ cái trị này không thể trường tồn". Họ phải thừa nhận thực tế đó, để hoặc cùng tham gia vào kiến tạo tương lai với phần còn lại của đất nước, khi đó họ sẽ vẫn còn chỗ trong tương lai, hoặc họ cứ tiếp tục mù quáng tiếp tục đi trên con đường tội phạm và sai lầm hiện tại. Điểm kết cuối cùng sẽ là một cuộc chiến tương tàn, ngoại bằng sẽ xâm lấn chủ quyền và bản thân họ, với tư cách những kẻ tội đồ mất khả năng cải tạo, chắc chắn sẽ bị tàn sát hàng loạt. Tôi cũng không cho rằng những kẻ độc tài chóp bu có cơ hội chạy trốn ra nước ngoài. Kadafi, Saddam Hussein, sau những tội ác ghê rợn gieo rắc cho người dân, dù đều sở hữu tới hàng chục và hàng trăm tỷ USD, nhưng đều bị tận diệt. Chế độ cộng sản ở TQ có lẽ sẽ tồn tại lâu hơn Việt Nam, nhưng tôi không hình dung ra viễn cảnh các tay cộng sản chóp bu sẽ chạy trốn sang TQ, vì khi đó họ chẳng qua chỉ chạy sang một địa ngục khác mà sớm muộn cũng thành biển máu mà thôi.

Tuy nhiên trong quá trình sắp xếp tư duy cho loạt bài viết này, tôi cũng mong rằng bất cứ ai khác cũng có thể tìm thấy ở đó những kiến giải khác về những sự kiện lịch sử đã, đang diễn ra. Tất nhiên, quá khứ và hiện tại sẽ là cơ sở để rọi đường cho tương lai. Qua những mất mát, cay đắng và sai lầm, chúng ta sẽ biết đâu là con đường cần đi và điều gì người Việt Nam cần hướng tới.

Tôi muốn làm rõ một thực tại cuối cùng trước khi đi vào mạch tranh luận kế tiếp. Những người cộng sản thế hệ của ông Hồ Chí Minh, khi tin vào lý thuyết cộng sản, bản chất là đã tin vào một con đường không có lối ra. Lý thuyết của Marx về một xã hội công bằng tuyệt đối, bản chất là một sự lừa bịp và ảo tưởng. Chừng nào loài người còn tồn tại thì sẽ luôn có sự khác biệt giữa người với người. Sẽ có những người có năng lực tạo ra của cải cao hơn, và do đó họ sẽ phải có quyền thụ hưởng cao hơn người khác. Sẽ là cực kỳ vô đạo đức và cực kỳ đê tiện nếu người ta bắt những người như Bill Gates hay Steve Jobs phải có mức thụ hưởng cao bằng như bất cứ ai, trong khi đóng góp của họ cho văn minh nhân loại là vượt trội so với đại chúng. Nếu ngay tại thời điểm này, toàn bộ của cải của thế giới được chia đều cho bất cứ ai đang tồn tại trên trái đất, thì chỉ một giây sau, sẽ lại có sự chênh lệch giữa người với người. Vì những người có năng lực sáng tạo và tài năng hơn, sẽ luôn tạo ra được của cải nhiều hơn trên những gì họ có. Một xã hội theo hình dung của Marx chỉ là một xã hội ảo tưởng và hoàn toàn lừa phỉnh. Ngay cả việc những kẻ cuồng tín cộng sản có nắm được quyền hành và chia đều tất cả của cải, thì ách cai trị của chúng sẽ chỉ dẫn tới sự triệt tiêu sáng tạo của nhân loại: "Những người tài năng hơn sẽ lười đi vì họ không thể cứ mãi làm cho người khác hưởng, còn những kẻ lười biếng sẽ càng lười hơn vì chúng sẽ trong đợi người khác tạo ra của cải để chia cho mình". Sự thất bại của Liên Xô, Việt Nam và tất cả các nước cộng sản trong quá khứ trong việc tạo ra các giá trị vật chất so với phương tây có căn nguyên gốc rễ chính từ sự ảo tưởng và bịp bợm ngay từ đầu trong lý thuyết mà họ tôn sùng. Tôi có một hình dung rất rõ ràng về tương lai nhân loại, đó sẽ là một xã hội văn minh, khuyến khích sự sáng tạo của con người. Những người tài năng và chăm chỉ sẽ vẫn luôn có sự thụ hưởng vượt trội đám đông. Ngược lại, các chính sách xã hội và tái phân phối thu nhập sẽ điều tiết một cách nhân văn, để bất cứ công dân nào của nó cũng có cơ hội có một mức sống tối thiểu, có cơ hội được học hành, được chăm sóc y tế, bình đẳng trước luật pháp, và điều quan trọng nhất là họ sẽ có cơ hội được vươn lên trong nhóm Top đầu, khi họ có tài và chăm chỉ. Hiện nay nhiều xã hội phương Tây, đều đã ngấp nghé xây dựng được những cơ sở có thể nói là bền vững cho một xã hội như vậy. Và chắc chắn đó không phải là thứ chủ nghĩa cộng sản ảo tưởng, vốn đã gây bao tai họa cho nhân loại của Marx cũng như những đệ tử của ông ta.

Quay lại Việt Nam, tôi cho rằng những người cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên là những người yêu nước và có lý tưởng. Nhưng họ chính là một đám cuồng tín luôn tin rằng mình duy nhất đúng và sẵn sàng tiêu diệt không thương tiếc những ai khác ý kiến với mình. Về mặt này, họ không khác gì nhà nước hồi giáo IS hiện nay, chúng phạm những tội ác không gớm tay nhưng vẫn luôn tin rằng mình đúng. Tôi luôn kính trọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông ấy là một danh tướng và là một anh hùng dân tộc. Nhưng cũng chính ông Giáp là người đã tiến hành những chiến dịch tàn sát thẳng tay với những người Quốc dân đảng vào năm 1946, khi họ cũng có chân trong chính phủ lâm thời. Họ vốn là hậu duệ của anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học và nhiều tiền bối khác, nhưng họ có niềm tin lý tưởng khác những người cộng sản. Lịch sử sẽ ghi công ông Giáp với tư cách một anh hùng, nhưng cũng chính niềm tin cuồng tín là thứ thúc đẩy ông ta phạm vào những tội ác ghê gớm với chính đồng bào mình. Những vụ trấn nước, thủ tiêu, ám sát của những người cộng sản cuồng tín giết hại một số lượng không nhỏ người Việt Nam, và phần lớn trong số đó cũng chính là những người yêu nước. Một lý tưởng sai lầm và sự cuồng tín mê muội chính là đặc trưng căn bản của những người cộng sản thế hệ của ông Hồ Chí Minh. Họ để lại một di sản sai lầm và những kẻ hậu duệ của họ biến đi sản ấy thành một thứ quái vật tiêu diệt mọi tiềm năng đất nước.

Khi những hậu duệ cộng sản ở Việt Nam lựa chọn nền kinh tế thị trường và cố bấu víu nền cai trị độc tài, họ đã vi phạm mọi nguyên tắc căn bản nhất để tạo ra một xã hội minh bạch, văn minh và công bằng về mặt cơ hội phát triển cho con người (tôi muốn nhấn mạnh là công bằng về cơ hội phát triển cho con người, chứ không phải công bằng về thụ hưởng). Bộ máy cai trị độc tài với quyền lực không được kiểm soát, đã nhanh chóng biến tất cả những thành phần của Đảng cộng sản Việt Nam thành một đẳng cấp ưu tiên. Sự kìm kẹp và tiêu diệt mọi tư tưởng độc lập của giới trí thức đã tạo ra một xã hội cúi đầu. Chút lý tưởng của họ không còn vì thực tại đã cho thấy lý tưởng của Marx chỉ là ảo tưởng. Khi một đám người không còn lý tưởng và nắm quyền lực tuyệt đối trong tay, chúng nhanh chóng tha hoá và biến thành tội phạm.

Hiện nay bộ máy của chế độ cộng sản Việt Nam gồm hầu như toàn bộ là những kẻ tham nhũng, vô đạo đức cả về vật chất lẫn quyền lực. Sự lưu manh hoá của họ lớn dần theo thời gian và gây ra những bức xúc ngày một lớn trong xã hội. Mọi chủ trương, mọi định hướng, mọi chính sách phát triển quốc gia đều chỉ đẹp trên khẩu hiệu và bị bộ máy tham nhũng bóp méo thành những thứ đem lại lợi ích cá nhân. Các khoản đầu tư công, các chính sách phát triển... hầu như mọi thứ đều trở thành nguồn tham nhũng của bộ máy công quyền. Bộ máy ấy khiến hiệu suất vận hành của nhà nước càng ngày càng giảm, càng ngày càng tệ hại và càng ngày càng khiến những nguồn lực của quốc gia bị teo tóp, những cơ hội phát triển bị bỏ lỡ. Tất cả họ đều nhúng chàm, tất cả họ đều là tội phạm. Và mức độ thì ngày một tệ hại hơn theo thời gian cho đến khi nào quyền lực độc tài của họ bị tước bỏ. Tôi muốn dành đôi lời để nói với những đảng viên cộng sản còn có lương tâm: Liệu có ai trong các vị dám đặt tay lên ngực và thề với lương tâm của mình, với tương lai con cháu mình, rằng các vị đang sống bằng nguồn thu nhập sạch, chứ không phải là nguồn tiền phi pháp. Có lẽ cũng có những người cộng sản, những công chức cấp thấp bị gạt bên lề guồng máy ăn chia và họ phải bươn trải sống bằng những sinh kế khác có từ sức lao động của họ. Tuy nhiên số đó nếu không muốn nói là ít thì sẽ là rất ít.

Sự tồn tại của chế độ độc tài tham nhũng ở Việt Nam đang là thứ tạo ra hầu hết bất công và làm băng hoại đạo đức xã hội. Thế hệ trẻ giờ đây lớn lên không còn có niềm tin, khi họ chứng kiến những kẻ nắm vị trí cao trong xã hội lại là những kẻ vô đạo đức nhất. Chưa bao giờ đất nước mất phương hướng và mất niềm tin như hiện nay. Sự tham nhũng và bộ máy trì trệ đang tàn phá hầu hết nguồn lực và cơ hội phát triển quốc gia. Bộ máy tham nhũng và vô đạo đức hiện nay không những cản trở xã hội đi lên, mà nó còn tiếp tay cho cái xấu và gây ra tàn phá. Thảm họa Fomosa, có thể nói bản chất của nó là sự cấu kết giữa đám quan chức tham nhũng với những nhà tư bản bất lương. Ở những quốc gia mà thể chế minh bạch và phục vụ người dân, chắc chắn sẽ không có cơ hội cho những kế hoạch đầu tuệ tàn phá quốc gia, và nếu có, nó cũng sẽ bị chặn lại nhanh chóng và thủ phạm sẽ phải chịu sự trừng phạt nặng nề. Tôi rất muốn hỏi ông Nguyễn Phú Trọng đã nghĩ gì khi đến thăm Formosa giữa lúc toàn bộ biển miền Trung bị hủy diệt, và ông ta đã nghĩ gì khi sau đó ít tháng Formosa chịu khoản phạt 500 tr USD, một số tiền quá nhỏ so với những hủy diệt lâu dài mà họ gây ra đối với toàn bộ môi trường biển Việt Nam. Đây chỉ là một câu hỏi nhỏ và tôi biết chắc nó sẽ không bao giờ được trả lời.

Cuộc cách mạng Internet hiện nay đã khiến vòng kiểm tỏa của Đảng cộng sản về mặt thông tin hoàn toàn thất bại. Họ đã cố gắng hạn chế và chặn lại mạng xã hội nhưng thất bại. Trong những nỗ lực tuyệt vọng, họ thậm chí đã dùng tới giải pháp hạn chế băng thông giao lưu quốc tế khi có những sự kiện nhạy cảm diễn ra. Thuật ngữ "Cá mập cắn cáp viễn thông quốc tế" là một thuật ngữ được sáng tạo ra từ cơ quan kiểm duyệt tư tưởng của Đảng. Chế độ hiện nay không thể chặn được việc giao lưu thương mại, đầu tư, văn hoá của Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Họ cũng không thể chặn lại sự giao lưu về tư tưởng và khao khát ngày một lớn về tự do, về quyền con người và về quyền công bằng giữa người với người trong việc có cơ hội giống nhau để vươn lên. Tôi rất buồn cười khi ông Nguyễn Xuân Phúc khuyến khích những người trẻ Việt Nam khởi nghiệp, ông ta nói đến Google, đến Facebook .. trong khi những điều đó được tạo nên trên nền tảng của tự do ngôn luận, thứ mà chế độ ông ta phục vụ luôn tìm cách kiểm duyệt và bóp chết. Tôi không rõ Zuckerberg sẽ làm được cái gì nếu Mỹ là một nước kiểm soát về tự do ngôn luận, chắc chắn là facebook sẽ bị bóp chết ngay từ những dòng code đầu tiên.

Những người cộng sản hiện nay hiểu rất rõ họ là ai và thực tại thế nào. Vì thế từ nhiều năm nay những khẩu hiệu minh bạch mà họ hô hào hàng năm đều chỉ là những thứ sáo rỗng và loè bịp. Họ kê khai tài sản nhưng chỉ kê cho riêng họ xem, cũng chỉ có trời mới biết lũ tội phạm ấy kê gì và dấu của cải của chúng ở đâu. Họ hô hào chống tham nhũng chỉ để cho có, vì toàn bộ họ đều nhúng chàm. Thỉnh thoảng có một kẻ kém may mắn bị loại bỏ giữa các màn đấu đá phe cách và bị lôi ra làm thịt nhằm loè bịp người dân. Gần đây tôi có đọc một phát ngôn báo chí của Bộ Tài Nguyên, theo đó bộ này 10 năm qua không có tham nhũng, trong khi bất cứ ai cũng biết rõ một trong những cái ổ tham nhũng nhức nhối nhất chính là các cơ quan công quyền quản lý đất đai. Sự vô đạo đức và gian trá đã đạt đến đỉnh cao với những kẻ cộng sản độc tài hiện tại.

Nguồn lực của đất nước đang bị đánh cắp, cơ hội phát triển của đất nước đang bị tiêu diệt, và chủ quyền của đất nước thì đang ngày càng nguy ngập, vì với một bộ máy cai trị dễ dàng mua được bằng tiền, chúng sẽ dễ dàng bán rẻ lợi ích quốc gia.

Tất cả những bất cập trên đều sẽ là những thứ khiến chế độ cộng sản hiện nay rồi sẽ phải chấm dứt. Trong nhiều năm qua, đảng cộng sản tuyên truyền về công lao của họ trong phát triển kinh tế quốc gia. Họ lờ đi thực tế là tài nguyên đất nước, môi trường sống vốn là những của cải cần được sử dụng dè xẻn và để lại cho đời sau thì nay đã bị họ đốt hầu hết cho hiện tại, mà phần lớn trong số đó đã rơi vào túi những tay tham nhũng. Và số nợ mà chế độ này đã vay thì đã vượt quá khả năng cân bằng của họ. Tất nhiên chế độ này khi kết thúc sẽ không trả nợ, người trả chính là người dân Việt Nam. Và tình trạng nợ công của Việt Nam đến nay đã cực kỳ nguy ngập. Từ năm 2016 trở về trước, người ta nói về số liệu nợ công đã vượt ngưỡng trần tính trên tỷ lệ GDP và năng lực cân đối dòng tiền của ngân sách. Từ lúc ông Nguyễn Xuân Phúc nắm quyền cho đến khoảng tháng 9/2016, chính phủ của ông ta đã vay nợ ròng thêm trên dưới 8 tỷ USD. Cái gọi là giới hạn hay trần an toàn giờ là thứ không còn ai nhắc tới. Trong vòng 5 năm tới, khả năng rất cao Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ quốc gia, khi chính phủ không thể trả nổi các khoản nợ đáo hạn. Tình trạng của Venezuela sẽ là viễn cảnh của Việt Nam.

Tuy nhiên chế độ hiện nay có thể trì hoãn cái chết bằng cách dựa dẫm vào nguồn tiền từ Trung Quốc. Và chẳng có bữa trưa nào miễn phí trên đời, đi kèm với đó sẽ là những cuộc mặc cả đen tối mà chủ quyền đất nước bị bán rẻ. Tất nhiên, khi sự thật lộ ra thì đất nước này sẽ chìm vào một biển máu mà sự phẫn nộ của người dân sẽ tàn sát tất cả. Và trong tình huống nội loạn diễn ra, đất nước này sẽ bị kéo lùi lịch sử trên dưới 20 năm.

Tôi muốn tránh cái viễn cảnh bi đát ấy và bất cứ người Việt Nam nào cũng đều muốn tránh, tôi tin, bao gồm cả những người cộng sản. Đơn giản là bất cứ ai cũng sợ chết, đặc biệt là những người giàu, trong khi đó các hậu duệ cộng sản và gia đình họ thì đã quá giàu. Vì thế tôi kỳ vọng rằng những cuộc đối thoại sẽ đến để tránh một kết cục bi đát cho tất cả. Chế độ rồi sẽ đi đến điểm kết, nhưng đó có thể là một điểm kết đau đớn hoặc một sự chuyển biến sang văn minh trong hoà bình.

Người Myanmar đã làm được điều đó, khi chính phủ độc tài của tổng thống Theinsein đứng về phe dân tộc. Họ cũng đã từng đi theo con đường chủ nghĩa xã hội trong trên dưới 25 năm (1963 đến những năm 1980), họ cũng là những kẻ độc tài bị thế giới cô lập và lệ thuộc nặng nề vào Trung quốc. Họ cũng có hơn 1000 km đường biên giới với Trung Quốc và có những phe nhóm lý khai gốc Hoa đang cầm súng chống lại chính quyền. Nhưng với con đường hoà giải và hợp tác, hiện nay họ đã đi trên đúng lộ trình để văn minh hoá đất nước. Con đường của Myanmar không dễ đi, nhưng họ đã thoát được khỏi màn đêm.

Tôi muốn nói rằng, đó là một tấm gương cho chế độ cộng sản Việt Nam. Họ có thể thay đổi để tiếp tục tồn tại như một lực lượng chính trị giữ vai trò quan trọng trong một tương lai không hề ngắn. Họ có thể cải cách để giữ lại quyền tồn tại của mình, và điều quan trọng nhất là điều đó sẽ mở ra cánh cửa để Việt nam đi theo đúng lộ trình văn minh hoá quốc gia.

Tất nhiên những cải cách không phải có thể đến ngay một sớm một chiều. Ngay từ lúc ngày, chế độ Việt Nam có thể tiến hành những bước đi đầu tiên:

1. Nới lỏng kiểm duyệt báo chí và mạng xã hội. Đó là cách tốt nhất để góp phần giảm tham nhũng và minh bạch quốc gia. Nó cũng là bước đi đầu tiên để cải thiện hình ảnh của chế độ trước mắt công chúng. Nới lỏng kiểm duyệt không đồng nghĩa với việc những lời chỉ trích chính phủ sẽ tăng lên, trái lại, xã hội sẽ ghi nhận và bước đầu ủng hộ khi chế độ đi trên đường đúng.

2. Sa thải và tái bố trí việc làm cho ít nhất 30% người hưởng lương ngân sách, chỉ có bằng cách đó mới đảm bảo được việc cân đối giữa nguồn thu, nguồn trả nợ và các khoản đầu tư công cần thiết phục vụ phát triển đất nước. Tăng thu nhập cho toàn bộ đội ngũ công chức còn phục vụ, đảm bảo mức thu nhập của khu vực công về mặt chính thức là ngang bằng hoặc tương ứng với 80% thu nhập của khu vực tư. Đây là cách duy nhất để giúp chặn làn sóng ăn cắp và tham nhũng bắt buộc của những công chức có thang bậc đãi ngộ thấp hiện nay.

3. Ban hành một đạo luật chống tham nhũng mới, theo đó ấn định một sắc lệnh ân xá cho tất cả các hành vi tham nhũng phát sinh trong quá khứ, đồng thời đề ra những mức án cực nặng cho các vụ việc tham nhũng mới phát sinh sau thời hạn ân xá.

4. Thành lập một cơ quan tư pháp mới, một cơ quan điều tra mới hoàn toàn tách biệt với tất cả những cơ quan tư pháp và điều tra hiện nay. Chọn lựa những người có đạo đức và lý tưởng phụng sự quốc gia vào những cơ quan này và cấp cho họ chế độ đãi ngộ đặc biệt. Những cơ quan này được trao quyền điều tra, truy tố và xét xử tất cả các vụ việc tham nhũng mới phát sinh sau thời hạn ân xá được ấn định trong luật chống tham nhũng mới.

5. Bước đầu tách biệt toàn bộ hoạt động của các cơ quan tư pháp khỏi bộ máy hành pháp.

6. Giải tán Mặt trận tổ quốc hiện tại, thành lập một mặt trận toàn dân mới theo đó các đại diện được lựa chọn thông qua bầu cử một cách công khai, minh bạch. Các đại biểu này sẽ cùng thành lập một hội đồng soạn thảo hiến pháp mới. Cần đề ra một lộ trình thay đổi hiến pháp, ấn định thời điểm chấp nhận việc thành lập tự do chính đảng (có thể là một lộ trình 5 năm). Nội dung cơ bản nhất của hiến pháp mới cần có những nhân tố căn bản của một xã hội văn minh, trong đó yếu tố nền tảng phải được xây dựng xoay quanh quyền lập chính đảng và bầu cử tự do. Để tránh các xung đột với chế độ hiện tại, có thể học theo đúng mô hình Myanmar đang thực hiện: Chế độ cũ nắm quyền chỉ định 25% số ghế nghị viện không cần bầu cử, và nắm quyền phủ quyết hiến pháp. Đây là một sự cải cách nửa vời, nhưng nó là cách tốt nhất để bắc một cái cầu giữa hiện tại với tương lai, cho đến khi đất nước đủ văn minh để có một bản hiến pháp thực sự tiến bộ.

7. Trên tất cả, cần thực sự cầu thị, cần thực sự thiện chí vì đó là cách duy nhất giúp đất nước tránh khỏi vực thẳm hoang tàn của bạo loạn và chiến tranh.

Sẽ chỉ có hai con đường với chế độ cộng sản hiện nay: Hoặc tiếp tục cố níu kéo quyền lực, vay nợ mọi thứ, bán rẻ mọi thứ cho đến ngày tàn dìm đất nước và chính chế độ này vào lò lửa chiến tranh, hoặc bắt đầu thay đổi, để tạo cơ sở cho đất nước này hướng tới tương lai trong đó bao gồm tương lai của chính đảng cộng sản.

Vài lời cuối cùng: Đây là những ý tưởng viết vội của tôi trong vài ngày nghỉ, nó được gõ và post trực tiếp ngay trên trình duyệt. Tôi biết nó sẽ vẫn có những khiếm khuyết và những hạn chế. Tôi mong rằng nó sẽ được hoàn thiện hơn qua sự chia sẻ và góp ý của tất cả mọi người. Chúng ta cần sự chia sẻ, chúng ra cần sự thiện chí và chúng ta cần sự khách quan. Bởi đó là những thứ đất nước này đang rất thiếu.

Tôi dự kiến sẽ viết một loạt phân tích về các phong trào đấu tranh cho tiến bộ xã hội ở Việt Nam kể từ năm 1975 trở lại đây, cả trong nước lẫn hải ngoại, và trình bày những kiến giải của mình về những giải pháp mà những công dân tiến bộ có thể làm để thúc đẩy lộ trình văn minh ở Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ dự án này sẽ được gác lại cho đến khi tôi hệ thống được tư duy về vấn đề này và tìm thấy thời gian rảnh.

Trân trọng,

Lãng Anh
Nguồn: facebook.com/Langlanhtu