30 April 2016

Thơ Tháng Tư

                                                         Tranh "Sương Khuya" A.C.La


29 April 2016

Xuống đường 1/5: Kẻ nào đồng lõa với tội hủy hoại môi trường?

Phạm Chí Dũng

Việt Nam mùa hè 2016. Tháng Tư lặp lại. Tháng Tư tái hiện bùng nổ phản kháng xã hội.

“Cá chết Formosa” đã không chỉ giết biển và tước đoạt những hạt gạo cuối cùng của ngư dân miền Trung, mà còn vinh danh một vết bẩn đáng kinh tởm đến tận cùng trên gương mặt “nhà nước của dân, do dân và vì dân” ở Việt Nam.

Formosa Hà Tĩnh là một “vụ án” chính trị?

Tháng Tư Tưởng Niệm



Tôi xếp đặt video này để tưởng niệm một trang sử đau thương của Việt Nam, quê hương tôi. Tôi không có tác quyền nào về hình ảnh hay âm nhạc trong video này - I just put together this video clip to… (Dương Bá Trạc)

28 April 2016

Biển quê tôi đã chết


Trích từ bức tranh lớn hơn mới vẽ  "Ở Lại Với Biển" của A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh.
(Đồng hương nào cũng có thể dùng bức tranh này miễn không có mục đích thương mại,
Xin hài tên tác giả và xuất xứ)

Ký Ức Tháng Tư

Ns Tuấn Khanh

30/4, nói về một cuộc chiến thống nhất khác

Sau khi cá và biển chết, những con người Việt Nam đầu tiên chịu nạn bởi ánh hào quang phát triển XHCN đang bắt đầu quằn quại trên đất liền. Miền Trung giàu có biển khơi sẽ còn nhiều năm nữa nằm trong sự sợ hãi của khách du lịch toàn cầu, bởi sự chọn lựa dứt khoát giữa thép và cá tôm từ chính quyền.

41 năm sau ngày chấm dứt cuộc chiến tranh có tên gọi thống nhất Bắc Nam, vào 30/4 năm nay, nhân dân Việt Nam lại có dịp nhìn thấy một cuộc chiến “thống nhất” khác đang phủ bóng lên quê hương mình: Cuộc chiến âm thầm từ lâu mang bóng dáng của người bạn Trung Quốc.

Chưa bao giờ trên trên toàn Việt Nam, nỗi sợ hãi có tên gọi Trung Quốc đang hình thành rõ như vậy, bao gồm thực phẩm, hàng hoá, văn hoá mới, môi trường, chính trị… Khắp nơi, một cuộc chiến không tiếng súng đang diễn ra nhưng thất bại luôn thuộc về con người Việt Nam.

Đất nước mình ngộ quá phải không anh

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

TRẦN THI LAM
(Hà Tĩnh)
_____________________________

Thông tin mới nhất cho biết Cô Giáo dạy Văn trường THPT Chuyên ở Hà Tĩnh, tác giả bài thơ "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH" đã bị Công An mời lên trụ sở sách nhiễu, đe dọa đồng thời đóng cửa Facebook (https://www.facebook.com/an.nhu.775)... và ngày mai chắc chắn cô giáo sẽ bị kỷ luật hoặc bị khởi tố về hình sự. Các bạn học trường THPT Chuyên Hà Tĩnh hoặc quen biết với cô giáo Lam, xin xác minh cho biết tình hình, cập nhật. Bài thơ được đăng lên FB vào 20h ngày 25.4.2016. Tới 23h ngày 26.4.2016 đã có hơn 2000 lượt chia sẻ. Bây giờ thì FB của cô ấy đã bị khóa lại. (Người chuyển tin: NVS)

27 April 2016

Thảm họa môi sinh tại Vũng Áng có xin phép


Vũ Thạch
Chỉ đến khi một số ngư dân phát hiện ống thải dưới lòng biển, phát hiện cảnh chất độc tuông xối xả từ miệng ống và phát hiện cảnh chết sạch tất cả mọi sinh vật, thực vật trong toàn vùng, nhà nước mới ngưng phóng ra các lý cớ vớ vẩn trên báo đài về hiện tượng cá chết trắng bờ -- từ lý do bão tố trên trời, đến chất độc do tàu thuyền thả trên mặt biển, đến sóng siêu âm do ai đó phát dưới lòng biển. Nghĩa là đã cố đẩy vấn đề càng xa khu công nghiệp Vũng Áng càng tốt.

Nay khi không còn có thể che đậy đường ống thải dài 1 cây số rưỡi đó nữa, các quan chức lại nhanh chóng cho họp báo để minh định việc công ty Formosa (vốn Đài Loan & Trung Quốc) đặt ống thải là có sự cho phép của nhà nước Việt Nam, tức Formosa vẫn chẳng làm gì sai trái.

Kiểu bào chữa này chỉ làm bật lên hàng chục câu hỏi khác: Vậy AI đã ký giấy cho phép Formosa đặt ống thải? Trước khi ký đã có qui định Formosa được phép thải những chất gì hay tha hồ thải gì cũng được? Trước khi ký đã có khảo cứu gì về các tác hại môi trường không hay cứ quà đủ lớn là ký? Hoặc nếu chỉ nhắm mắt ký theo "lệnh trên" thì cấp trên đó là ai? và còn rất nhiều câu hỏi khác.

Nhưng quan trọng hơn tại điểm này, là phải làm gì một khi đã xảy ra thảm họa môi sinh ở tầm cỡ như đang thấy?

Đối với các chính phủ trên thế giới trước hoàn cảnh tương tự, chắc chắn họ đã phải:

- Trước hết, phải tuyệt đối chận đứng ngay tình trạng quan chức địa phương đang âm thầm "cho phép" con buôn chuyển cá chết đi bán ở tỉnh khác.

- Phải tập trung cá chết và chôn sâu tại vùng hoang vắng, xa các nguồn nước.

- Phải cắm nhiều bảng thông báo, đánh dấu các vùng độc hại (vùng chôn cá, vùng biển và bãi biển liên hệ, ...)  và thông báo trên toàn quốc để người dân tránh đến gần trong một khoảng thời gian nhất định.

- Phải mời gọi giới chuyên gia Việt Nam nhập cuộc để xác định tầm mức tác hại mọi mặt, ở hiện tại và trong tương lai.

- Phải đòi buộc Formosa tẩy độc môi sinh dưới biển và trên bờ; bồi thường các nạn nhân đã trúng độc và các ngư dân thuộc các tỉnh đang mất nguồn sống.

- Phải chận đứng vĩnh viễn việc xả chất độc tại khu công nghiệp Vũng Áng chứ không thể lại áp dụng thủ thuật "tạm đình hoãn cho yên dư luận rồi làm tiếp".

Và quan trọng nhất lúc này, hãy ngưng ngay loại phát biểu độc ác và vô lương tâm như của Phó Chủ Tịch Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, bảo dân "Cứ yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng". Hãy cũng ngưng ngay thái độ cố tình bịt tai, che mắt làm ngơ như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm khu công nghệ Vũng Áng ngày 22.4.2016. Ông hoàn toàn không dám đề cập đến nguyên nhân thảm họa ĐANG xảy ra cách ông chỉ vài trăm mét.

Hiện đang có quá nhiều việc phải làm và làm gấp rút đối với thảm họa môi sinh tại Vũng Áng và đang lan nhanh sang các tỉnh khác. Giới lãnh đạo đảng và nhà nước không thể chỉ làm duy nhất một việc. Đó là chạy tội cho Formosa.

Vũ Thạch
Bài viết được tác giả gởi đến SBTN

Việt Nam 60 năm nữa?

Hoàng Thanh Loan
Theo FB Hoàng Thanh Loan

Tôi viết những dòng này khi đang trên đường từ Athens trở về London. Đất nước tôi đang có quá nhiều những vấn đề nhức nhối, mà đỉnh điểm là việc xả nước thải công nghiệp ra biển Vũng Áng, khiến một người xa xứ như tôi nhìn về, không sao kìm được nước mắt.

Một người chị của tôi vừa chia sẻ trong bài viết mới đây, tôi xin trích một ý rất nhỏ: khi chị sống ở một đất nước phát triển, không phải lo cơm ăn áo mặc thường ngày, rất dễ để chị có thể quan tâm tới bảo vệ môi trường. Chi thêm 7 đô để mua giấy vệ sinh “không làm từ gỗ rừng” với cá nhân chị là một việc không cần phải suy nghĩ.

Tôi đồng ý với chị. “Có thực mới vực được đạo”. Bảo vệ môi trường, giữ gìn tự nhiên, giữ gìn di tích lịch sử,... tất cả nghe còn quá xa rời ở một đất nước đang trong nỗ lực phát triển kinh tế vĩ mô, tăng cường hội nhập kinh tế thế giới và gia tăng công ăn việc làm cho người dân như Việt Nam. Thế nhưng, những lợi ích mà Việt Nam đã, đang và sẽ có được liệu có bền vững về dài hạn? Đó là câu hỏi mà tôi và những người không có quyền quyết định đang bức xúc chờ đợi câu trả lời trong những ngày qua.

Tôi vẫn nhớ những ngày tháng làm việc cho bản tin tiếng Anh của VTC10, với mỗi tin kinh tế, chúng tôi có 1,5 phút để nói về quyết định thành lập nhà máy ở một tỉnh nọ, tổng vốn đầu tư nước ngoài bao nhiêu tỉ, quy mô bao nhiêu hecta, tiềm năng việc làm cho bao nhiêu nghìn nhân công. Đó là một tin tức đầy hứng khởi cho bức tranh kinh tế nước nhà. Thế nhưng, có những chi tiết hậu trường đã vô tình không được nhắc tới. Ví dụ như: giấy phép đăng ký kinh doanh, hợp đồng thuê đất và những quy định bắt buộc liên quan đến hệ thống xả thải, mức phạt và mức đền bù mà Việt Nam có thể đặt ra nếu như phía nhà máy không thực hiện được những cam kết kể trên.

Trở lại trường hợp của Formosa Hà Tĩnh. Những nạn nhân đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là những cư dân sinh sống dọc eo biển miền Trung. Không rõ có bao nhiêu người dân địa phương được tuyển vào làm tại nhà máy này, nhưng đại đa số ngư dân vẫn tiếp tục làm nghề truyền thống và tài nguyên biển là sinh kế hàng ngày của họ. Nếu nước thải của Formosa là thủ phạm gây chết cá hàng loạt, thì nhà máy này có thể đền bù bao nhiêu và đền bù như thế nào cho ngư dân, gia đình và con cái của họ?

Theo diễn đàn của Formosa Hà Tĩnh, nhà máy này có 5000 nhân viên quốc tịch Việt Nam và 2000 nhân viên quốc tịch Đài Loan. Xả thải 12 nghìn mét khối nước mỗi ngày (mà nói theo Formosa là đạt chuẩn do CHÍNH nhà máy này KIỂM ĐỊNH), không biết nhà máy này có tự đặt chuẩn cho môi trường làm việc và an toàn lao động của công nhân hay không. Theo báo Giao Thông, 17h ngày 24/4, một thợ lặn dưới biển thi công xây dựng đê chắn sóng cảng Sơn Dương, Formosa đã tử vong sau khi đi làm về từ dự án Formosa. Những người công nhân của Formosa Hà Tĩnh cũng không nằm ngoài rủi ro sức khoẻ và tính mạng kể trên.

Người Việt Nam ở miền Bắc và miền Nam liệu có không bị ảnh hưởng? Theo VTC News, ngày 22/4: 15 tấn cá chết thu gom tải cảng cá xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An đã có thể bị chế biến thành mắm tại Nha Trang nếu không bị công an Nghệ An thu giữ. Theo The Guardian, ngư dân phải chôn hàng trăm kí cá mỗi ngày. Chôn ở đâu và xử lý trước khi chôn như thế nào, có lẽ, cũng là một dấu hỏi về nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngọt và ô nhiễm đất? Cũng chưa có số liệu nào thống kê: đã có bao nhiêu kí muối biển được sản xuất và phân phối trên thị trường kể từ ngày nước biển bị nhiễm độc.

Đến đây, tôi không bàn tới việc “có thực mới vực được đạo” hay không nữa, tôi nóng ruột, tôi bức xúc khi nghĩ tới sức khoẻ của những người ngư dân, cư dân địa phương, những người công nhân và của tất cả những người dân sinh sống trên đất nước tôi. Tai hại ở chỗ, những hệ luỵ về sức khoẻ này không diễn ra một sớm một chiều, nó giết dần giết mòn, và thủ phạm xả độc có thể phủi tay không chịu trách nhiệm trong khi đàng hoàng nhân danh những lợi ích kinh tế mà nó mang đến cho Việt Nam để muốn làm gì thì làm.

Trả lời phỏng vấn của VTC14, Giám đốc Đối ngoại Formosa người Đài Loan phát biểu bằng tiếng Việt:

1/ “đương nhiên, mình cố gắng trên một phương pháp, làm theo quy định hiện hành, đạt được tiêu chuẩn, quy định của nhà nước, của cảng.”

2/ “tại sao em không hỏi anh chỗ ngày ngày xưa trồng được một vụ lúa, sao giờ không trồng được một vụ nào nữa. Đã xây thành nhà máy rồi mà, còn trồng lúa chi nữa.”

Tôi không đủ am hiểu về pháp luật để có thể bàn luận về vấn đề này. Nhưng quy định hiện hành, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước, của cảng đã rõ ràng hay chưa, rõ ràng ở mức định tính hay định lượng, quy chế giám sát và xử phạt như thế nào? Hợp đồng thuê đất đã kí rồi, nhà máy đã thành lập và hoạt động rồi, nhưng có hay không chế tài để Việt Nam có quyền kiểm soát và đình chỉ hoạt động của nhà máy này? Tôi mong những nhà làm luật, luật sư và kiểm sát viên bắt tay để giải quyết triệt để grey area này. Việt Nam vốn đã chịu thiệt trên trường quốc tế về thương thảo các điều kiện hội nhập nhưng đừng nên chịu thiệt trên chính mảnh đất của mình khi luật chơi là do mình đặt ra.

Ở London, một tổ chức phi chính phủ có tên gọi ClientEarth đã kiện chính phủ Anh ra Toà án châu Âu vì không thực hiện được cam kết giữ mức NO2 (có trong khí thải từ các phương tiện dùng dầu diesel, thủ phạm chính gây bệnh về tim mạch và hô hấp) trong quy định cho phép của khối châu Âu tại 40/43 khu hành chính của Anh kể từ năm 2010. Theo phán quyết của Toà, chính phủ Anh đứng trước mức phạt lên tới 300 triệu bảng và buộc phải thiết lập kế hoạch chi tiết nhằm giảm lượng NO2 về mức quy định của khối châu Âu và đệ trình kế hoạch này trước 31/12/2015.

Hiện trên thế giới chưa có Toà án quốc tế về môi trường. Nhưng người dân Việt Nam nói chung mà cụ thể là những người dân ven biển miền Trung hoàn toàn có thể kiện Formosa Hà Tĩnh ra toà án Việt Nam với những bằng chứng xác thực về tổn thất sinh kế/ sức khoẻ/ môi trường mà nhà máy này đã gây ra. Để làm được điều này, điều kiện tiên quyết là sự hợp tác chặt chẽ của Bộ ngành liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Viện Hoá học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Ban Quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng... và tất cả cá nhân những nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia hoá học, các y bác sỹ, các luật sư, các phóng viên điều tra có tâm với đất nước...

Đó là biện pháp ở tầm vĩ mô, vốn đòi hỏi nhiều công đoạn và thời gian để đi đến kết quả cuối cùng. Trong khi chờ các nhà chức trách hành động, các công nhân Formosa Hà Tĩnh - 5000 người Việt Nam có thể chặn đứng hoạt động của nhà máy này bằng cách đình công và bỏ việc cho tới khi nhà máy này dừng xả thải ra biển và hợp tác với cơ quan chức năng để điều tra làm rõ vụ việc. Nhưng ai sẽ giải quyết vấn đề sinh kế của 5000 người này trong thời gian đình công? Ai sẽ giải thích cho họ hiểu: đình công và bỏ việc là điều có lợi cho sức khoẻ và kinh tế của gia đình họ về lâu dài?

Formosa Hà Tĩnh được cấp giấy phép 70 năm và đến nay đã hoạt động ở Việt Nam được 10 năm với không ít scandal về an toàn lao động và môi trường.
Đây không phải chỉ là vấn đề chung mà chỉ những nhà chức trách mới có thể giải quyết. Đây cũng không phải là vấn đề của ngư dân miền Trung nói riêng. Đây là muối, là mắm, là cá tôm mà mỗi gia đình Việt Nam tiêu thụ hàng ngày.

Việt Nam sẽ ra sao 60 năm tới? Đó là câu hỏi mà một cá nhân nhỏ bé với kiến thức hạn hẹp như tôi không dám trả lời. Nhưng tôi chắc chắn, không ai trong số chúng ta mong muốn một Việt Nam với eo biển chết và những làng chài biến thành làng ung thư.

Bài viết có tham khảo thông tin từ:

1/ Linh Phuong Nguyen - Talking about the Environment, and Democracy - https://www.linkedin.com/pulse/talking-environment-democracy-nguyen-phuong-linh

2/ Lang Anh - Thảm họa biển miền Trung - Một cái nhìn toàn cảnh - https://www.facebook.com/notes/lang-anh/th%E1%BA%A3m-h%E1%BB%8Da-bi%E1%BB%83n-mi%E1%BB%81n-trung-m%E1%BB%99t-c%C3%A1i-nh%C3%ACn-to%C3%A0n-c%E1%BA%A3nh/10204740643275998

3/ Khoá học Mùa thu về Phát triển – Diễn biến vụ cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung - https://www.facebook.com/khoahocmuathu/?fref=ts

4/ Agence France-Presse, The Guardian, Vietnam investigates mass fish deaths, http://www.theguardian.com/environment/2016/apr/21/vietnam-investigates-mass-fish-deaths-pollution

5/ Tô Mạn, CafeF, Formosa Hà Tĩnh và 5 tai tiếng để đời ở Việt Nam, http://cafef.vn/formosa-ha-tinh-va-5-tai-tieng-de-doi-o-viet-nam-20160425171839753.chn

6/ Tổng quan công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, http://formosahatinh.com/threads/tong-quan-cong-ty-tnhh-gang-thep-hung-nghiep-formosa-ha-tinh.100.html

7/ Trần Lộc, Báo Giao Thông, Một Thợ Lặn ở Vũng Áng tử vong, http://www.baogiaothong.vn/mot-tho-lan-o-vung-ang-tu-vong-d147470.html

8/ Jessica Shankleman, Business Green, Supreme Court orders UK to clean up air pollution in landmark ruling, http://www.businessgreen.com/bg/news/2406257/supreme-court-orders-uk-to-clean-up-air-pollution-in-landmark-ruling

9/ Chia sẻ, bình luận của cộng đồng Diễn đàn Nhà báo trẻ, https://www.facebook.com/groups/nhabaotre/

10/ Kênh truyền hình VTC14, https://www.facebook.com/kenhvtc14/
***
Có nguồn tại LINK:
https://www.danluan.org/tin-tuc/20160426/viet-nam-60-nam-nua

Campuchia từng 'gửi trả' Formosa chất độc

Hồi năm 1999, chính quyền Campuchia đã kỷ luật hàng chục quan chức và gửi trả hàng nghìn tấn chất độc mà Formosa Plastics tống sang cảng Sihanoukville.

Để đọc toàn bài trên BBC, xin gõ vào LINK dưới đây :
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2016/04/160425_formosa_toxic_waste_cambodia

26 April 2016

Tuyên bố của Formosa gây sửng sốt...

Như Dân trí đã dẫn tin, hôm qua (25/4), ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi trả lời báo chí về hiện tượng không có sinh vật biển: tôm, cá…sống xung quanh khu vực xả thải nhà máy này đã nói rằng: "Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại".

Một số chuyên gia kinh tế (CGKT) Việt Nam tỏ ý sửng sốt về phát ngôn này.

Trả lời Dân trí về phát ngôn trên của Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: “Đây là tuyên bố đầy thách thức và xúc phạm”.

“Tôi phản đối tuyên bố đầy thách thức và có tính chất đầy xúc phạm đến đất nước Việt Nam của vị giám đốc doanh nghiệp trên. Dù chúng ta chưa có kết luận chính xác vụ việc, nhưng việc một doanh nghiệp tuyên bố như vậy không thể chấp nhận được. Chúng ta cho phép Formosa đầu tư nhưng cũng yêu cầu họ phải đảm bảo các điều kiện sống cho tự nhiên, cho thế hệ mai sau”, ông nói.

Theo TS Lê Đăng Doanh, “Chúng ta không thể có lựa chọn hy sinh tài nguyên môi trường, đó là sự vi phạm công ước quốc tế về môi trường”. Vị CGKT này còn đề nghị các cơ quan có trách nhiệm như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường kiểm tra các giấy phép nhập khẩu các loại chất độc và cực độc; giấy chứng nhận đầu tư, các cam kết về môi trường…của công ty này.

“Dù chưa xác định chính xác nguyên nhân, nhưng tuyên bố này là thái độ bàng quan trước vấn nạn của một đất nước. Thái độ thách thức của nhà đầu tư đối với người Việt Nam là không thích hợp. Tôi được biết, trước đó, Formosa đã nhập một lượng lớn các chất độc, cực độc về Việt Nam để súc rửa đường ống. Chúng ta phải yêu cầu họ báo cáo số chất đó đi đâu? Ai cho phép họ nhập về?”, ông nêu câu hỏi.

Cũng theo TS Lê Đăng Doanh, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để xác định xem động cơ của tuyên bố này như thế nào?. “Không thể bỏ qua mà không nói gì được. Tôi cực lực lên án lời phát ngôn đầy thách thức này vì nó không đúng với tinh thần của Việt Nam, vị thế của nhà đầu tư lớn và những ưu đãi của Việt Nam dành cho nhà đầu tư”, ông Doanh bày tỏ thái độ.

TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh: “Đây là hệ quả rất nghiêm trọng khi chúng ta quá nuông chiều các tập đoàn, các doanh nghiệp ngoại… Không thể nào để cho một nhà đầu tư tuyên bố thay Việt Nam chọn thép để đánh đổi lấy sự mất đi của tài nguyên thiên nhiên. Cái giá đó quá đắt và chúng ta sẽ kể lại cho hậu thế như thế nào đây?”.

“Cùng với tuyên bố này, nếu kết luận điều tra đúng với thực tế, chúng ta hoàn toàn có quyền khởi kiện. Khi đó, họ không chỉ vi phạm các quy định pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm các công ước quốc tế về bảo vệ các sinh vật biển”, ông nói thêm.

TS Lưu Bích Hồ: “Nhà máy thép không có gì to tát mà phải đánh đổi”

Nêu ý kiến về phát ngôn “hoặc chọn nhà máy thép, hoặc chọn tôm cá” của Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ:”Tôi nghe mà rất bất bình, chúng ta đặt ra yêu cầu đầu tư luôn gắn bảo vệ môi trường, ai cũng vậy, doanh nghiệp trong nước phải làm, doanh nghiệp nhà nước càng phải làm mà doanh nghiệp nước ngoài càng phải thực thi tốt hơn vì họ đến từ nước phát triển hơn chúng ta”.

H1TS Lưu Bích Hồ:
"Nhà máy thép không là cái gì
mà phải đánh đổi". 
Ảnh: Mai Công Thành

“Không thể chấp nhận được thông điệp chọn 1 trong 2, điều này không đúng với chủ trương trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Không thể và không ai có quyền bắt Việt Nam phải chọn 1 trong 2, đánh đổi kinh tế để hy sinh điều kiện sống. Việt Nam phải chọn cả hai, không được hy sinh cái gì cả”, CGKT Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.

Trao đổi kỹ hơn với Dân trí, TS Lưu Bích Hồ nói:”Kinh nghiệm và thực tế của tôi khẳng định rằng: Nhà máy gang thép, điện hạt nhân nằm ven biển không phải là cái gì to tát mà phải đánh đổi. Việt Nam không phải trường hợp đầu tiên nên chúng ta không phải chọn cách trả giá”.

“Gang thép chưa phải là cái gì ghê gớm, tôi từng đi qua Nhật Bản, họ xây dựng nhà máy điện hạt nhân ven biển, xả nước thải qua xử lý ra biển nhưng người dân vẫn thoải mái tắm ở nguồn nước đó, thậm chí họ còn nói nước thải ấy có thể sinh hoạt được. Đấy, nước thải nhà máy điện hạt nhân, nước thải có chứa chất phóng xạ nhưng họ đã xử lý tận gốc trước khi xả ra tự nhiên”, ông nói.

Vị chuyên gia này nói thêm: “Tôi cho rằng, chúng ta đã cho phép Formosa xây đường ống xả thải là đã tin tưởng họ thì họ cũng phải tuân thủ các quy định và yêu cầu của Việt Nam. Phải có nhà máy thép và có cá tôm bình thường như lâu nay chúng ta vẫn làm”.

(Nguồn: Blog Sầu Đông)

25 April 2016

Thảm họa biển miền Trung - Một cái nhìn toàn cảnh.


Đến ngày hôm nay 24/04/2016, sau đúng 20 ngày kể từ khi cá bắt đầu chết trên diện rộng tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, gây ra nhiều hậu quả nặng nề: Hàng vạn ngư dân bỏ biển, cá tự nhiên và cá nuôi ven biển chết hàng loạt, nhiều quan ngại sâu sắc về sự huỷ diệt của các rặng san hô và các loài sinh vật biển tầng nước đáy, hàng chục triệu người Việt hoang mang, mức tiêu thụ cá biển sụt giảm mạnh tại thị trường nội địa kéo theo sự tăng vọt bất ổn của các loại thực phẩm khác. Bên cạnh đó, còn những nghi ngại sâu sắc về các vấn đề sức khoẻ và các hậu quả lâu dài có thể có do tình trạng ô nhiễm mà cơn thảm hoạ này đã gây ra. Đến nay, có lẽ ít nhiều đã có đủ thông tin để có thể phác hoạ một cái nhìn toàn cảnh.

Formosa Hà Tĩnh là một dự án có mức đầu tư cam kết lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay. Nó có tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 28 tỷ USD (Giai đoạn 1 có mức đầu tư 10 tỷ USD), gồm một khu liên hợp gang thép có công suất 22,5 tr tấn, một cảng nước sâu và các tổ hợp năng lượng nhiệt điện cung cấp điện năng cần thiết cho toàn bộ khu liên hợp. Có thể nói dự án này mang ý nghĩa rất lớn đối với Hà Tĩnh và thậm chí đối với cả Việt Nam trong phát triển ngành luyện thép và công nghiệp nặng. Chính vì thế, người ta đã bỏ qua nhiều quan ngại về vị trí an ninh rất đặc thù của Vũng Áng và dành cho nhà đầu tư nhiều ưu đãi biệt lệ. Dự án có tổng mức quỹ đất và mặt nước tới 3300 ha, giấy phép cấp 70 năm, một biệt lệ vượt quá mức quy định của luật đất đai và tiền thuê đất trong cả vòng đời dự án chỉ vỏn vẹn 96 tỷ VND (1,37 tỷ/năm/3300 ha đất và mặt nước). Dù có nhiều quan ngại về môi trường, nhưng ngành luyện thép trên thế giới là không thể thiếu được. Dù thị trường thép những năm gần đây gặp khó khăn, nhưng nếu nhìn vào tương lai thì Formosa Hà Tĩnh vẫn có một triển vọng rất sáng sủa. Dự án này sẽ có tác động rất lớn đến kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh và Việt Nam trong tương lai. Thế giới cũng đã phát triển nhiều công nghệ để giảm thiểu tác động tiêu cực của các dự án công nghiệp, gồm cả ngành thép, tất nhiên việc áp dụng các công nghệ này đều rất tốn tiền. Bản thân chủ đầu tư Formosa cũng cam kết sẽ đảm bảo áp dụng các tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất về phát thải. Cam kết là một chuyện, thực hiện dĩ nhiên lại là một chuyện hoàn toàn khác biệt.

Quay trở lại câu chuyện về thảm hoạ biển ở miền Trung, có thể điểm lại các diễn biến sự kiện:

- Ngày 04/04/2016, một ngư dân ở Vũng Áng chuyên hành nghề lặn biển phát hiện thấy sự hoạt động mạnh của đường ống xả thải khổng lồ chôn ngầm dưới vịnh của Formosa. Theo anh ta tường thuật lại, đường ống này đã có cách đây hai năm nhưng chỉ bắt đầu hoạt động mạnh từ ngày 29/03/2016, tại thời điểm phát hiện, ống thải ngầm này đang phụt ra rất mạnh một thứ nước có màu vàng bốc mùi khó chịu. Người ngư dân này đã báo ngay với cơ quan chức năng, nhưng không có cuộc điều tra nào đã diễn ra. Diễn biến sau đó là cá bắt đầu chết trên diện rộng, khởi đầu từ Hà Tĩnh và lan dần ra Quảng Bình, Quảng Trị và đến Thừa Thiên - Huế. (1)

- Theo phóng sự của báo Giao Thông, từ đầu năm 2016, Formosa đã nhập 297 tấn hoá chất độc hại để phục vụ thi công và súc rửa đường ống để chuẩn bị cho giai đoạn vận hành (2). Một phóng sự khác của báo Tuổi Trẻ, đề cập rõ hơn: Có hàng trăm tấn hoá chất cực độc phục vụ súc xả đường ống đã được Formosa nhập khẩu và sử dụng mà không hề thông báo cho cơ quan quản lý tại địa phương theo luật định. Formosa thừa nhận chuyện này nhưng giải thích ngắn gọn là không thông báo vì không biết đến quy định đó. Việc một chủ đầu tư một dự án 28 tỷ USD với một đội ngũ cố vấn pháp lý hùng hậu không biết đến những quy định về quản lý môi trường và xả thải tại địa phương quả là một lời biện hộ khác thường (3). Tôi sẽ không bình luận về câu chuyện này mà để các cơ quan chức năng tự đánh giá về tính hợp lý của lời biện hộ này và chế tài nên có với nó ra sao.

- Người phát ngôn của Formosa thừa nhận họ đã thải khoảng 12 nghìn m3 nước thải ra biển mỗi ngày thời gian vừa qua, và khẳng định rằng mọi mẫu nước thải do họ tự kiểm nghiệm đều đạt chuẩn. Theo một ước tính khác, thì với quy mô của đường ống xả thải chôn ngầm 1,5 km dưới đáy biển ấy, có khả năng thải ra môi trường tối đa 300 nghìn m3 nước thải mỗi ngày. Nếu chứa độc chất, thì tuỳ từng loại nhưng nó dễ dàng gây thảm hoạ huỷ diệt một vùng biển rộng nếu hoá chất có độc tính cao.

- Diễn biến cá chết tại miền Trung đã lan theo một lộ trình xác định và chỉ theo một hướng. Từ Vũng Áng - Hà Tĩnh, cá bắt đầu chết lan dần ra các vùng ven biển của Quảng Bình, Quảng Trị rồi tới Huế. Điều này rất phù hợp với dòng chảy hải lưu theo bản đồ của Viện Khoa học thuỷ lợi dưới đây. Theo bản đồ này, thì vào mùa đông, tức khoảng thời gian tương đương tháng 2 (febuary) tức mùa đông hàng năm, dòng hải lưu ven biển Việt Nam sẽ chảy theo hướng Bắc Nam, tức là nếu từ Hà Tĩnh, nó sẽ chảy vào Quảng Bình, Quảng Trị rồi tới Huế. Thời điểm cá bắt đầu chết là đầu tháng 04/2016, có thể nhìn thấy sự liên quan rất rõ của cơ chế lan truyền ô nhiễm trên thực địa với hướng của dòng hải lưu (Xin chú thích là cũng theo bản đồ dưới đây, vào khoảng tháng 8, mùa hè, dòng hải lưu sẽ đổi chiều và chảy từ Nam lên phía Bắc). Rõ ràng một tỉnh nằm kề Hà Tĩnh là Nghệ An nhưng ở phía Bắc (ngược hướng dòng hải lưu) không hề có cá chết. Ô nhiễm biển đã lan truyền như thế nào và theo hướng nào đã có thể xác định rất rõ.


Nguồn - Viện khoa học thuỷ lợi Việt Nam:
http://www.vawr.org.vn/images/Image/IMAGE575.jpg




Bản đồ miền Trung, ô nhiễm bắt đầu từ Hà Tĩnh, lan dần đến Quảng Bình, Quảng Trị rồi tới Huế, theo đúng hướng của dòng hải lưu


- Cũng về dòng hải lưu, theo công trình nghiên cứu KC09/06-10 do GS.TS Đinh Văn Ưu chủ trì từ năm 2007 - 2010 thì vào tháng tư hàng năm, dòng hải lưu có hướng chảy theo chiều Bắc - Nam. Điều này phù hợp với phân tích nêu trên và dẫn đến kết quả Nghệ An nằm kề sát Hà Tĩnh đã hoàn toàn không chịu ảnh hưởng. (4)



Sơ đồ dòng hải lưu tại miền Trung vào tháng 04 -
Nghiên cứu của GS.TS Đinh Văn Ưu tại công trình KC09/06-10

- Ngày 23/04/2016 Sau khoảng 20 ngày kể từ khi thảm hoạ diễn ra trên diện rộng, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn họp báo tại Hà Tĩnh. Trong thông cáo tại buổi họp báo có hai điều đáng chú ý: Thứ nhất, cá chết không phải do virus hoặc bệnh mà là do có độc chất trong môi trường nước (Dù chưa có xét nghiệm chính thức về loại độc chất). Thứ hai, trong hai ngày gần nhất không còn thấy cá chết thêm, từ đó suy ra độc tố trong nước đã giảm và không còn nữa (5). Từ thông tin trong buổi họp báo này, rất dễ hình dung có một nguồn xả thải gây độc đã gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Và hiện nay thì nguồn gây ô nhiễm đó đã khoá van. Việc điều tra để xác định nguồn này, kể cả khi thủ phạm đã chùi tay không hề quá khó khăn với cơ quan chức năng. Vì loại độc chất sẽ phải tìm ra (Thật phi lý nếu người ta không thể xét nghiệm đó là chất độc gì với trình độ khoa học hiện nay). Kể cả thủ phạm có khoá van thì các dấu vết thực địa sẽ không thể lau chùi hết được. Ngoài ra, có thể đối chiếu với các loại hoá chất mà các dự án công nghiệp tại miền Trung đã nhập về trong thời gian qua, gồm Formosa Hà Tĩnh để xem chất độc được tìm thấy trong xác cá chết và trong nước biển là từ loại hoá chất nào gây ra. Sẽ vô cùng phi lý nếu các cơ quan điều tra của Việt Nam không thực hiện được việc này.

- Hiện tượng cá chết hàng loạt đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Có nhiều trường hợp do các yếu tố tự nhiên (Ví dụ sự vận động của lòng biển khiến rò rỉ khí độc, hiện tượng thuỷ triều đỏ ....) và nhiều trường hợp khác là do hoạt động xả thải của con người. Thường hoạt động xả thải sẽ để lại những hậu quả vô cùng lâu dài, ví dụ trường hợp vịnh Minamata của Nhật Bản, sau 70 năm, vẫn còn gây các tác động tiêu cực đến đời sống con người. Trong trường hợp ô nhiễm biển tại miền Trung lần này, các nguyên nhân do cá nhiễm bệnh hoặc động đất, dò khí độc từ lòng biển đã được loại bỏ. Nguyên nhân được xác định là nước biển nhiễm độc. Cơ chế lan truyền của vùng nhiễm độc cũng đã được phân tích rõ như ở trên. Việc tìm ra nguồn xả thải và cảnh báo về những hậu quả còn lại đối với môi trường để người dân bảo vệ mình là hoàn toàn nằm trong tầm tay của các cơ quan chức năng.

- Quá chậm chễ - Đó là cảm tưởng chung của người dân với hoạt động điều tra đáng ra cần phải có của các cơ quan chức năng. Giờ đây họ bắt đầu điều tra về các nguồn xả thải chỉ khi lượng độc tố trong nước biển đã biến mất (Như thông cáo trong cuộc họp báo ngày 23/03/2016). Tôi không bình luận về việc một số viên chức tuyên bố đã không thể vào kiểm tra Formosa dù nó gợi lại một cảm giác nặng nề giống như đây là tô giới nhượng  địa của nước ngoài trên đất Việt Nam (6), và việc các quan chức cấp tỉnh của Hà Tĩnh không hề xuất hiện trên bờ biển để chỉ đạo giải quyết trong suốt hai mươi ngày diễn ra thảm hoạ (7). Tôi cũng không bình luận về chuyến viếng thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng vào ngày 22/04/2016 đến kiểm tra tiến độ dự án Formosa , khi cơn khủng hoảng đang ở lúc cao điểm dù có nhiều người kết luận đó là một chuyến thăm hết sức nhạy cảm về chính trị khi Formosa được coi là nghi phạm chính và cuộc sống của hàng chục triệu người Việt đang bị ảnh hưởng (8).

Kết luận: Tôi không thể nói rằng Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra đợt thảm hoạ này, vì nó chưa được các cơ quan điều tra chứng minh và cũng chưa có phiên toà nào kết luận về điều đó. Tuy nhiên qua các bằng chứng và phân tích vừa được đề cập phía trên, thì thật khó có thể bác bỏ rằng Formosa và các đơn vị trong khu công nghiệp Vũng Áng - Hà Tĩnh đang là nghi phạm chính. Cũng theo các phân tích đã được đề cập, sẽ rất nực cười nếu các cơ quan điều tra không thể xác định thành phần loại độc tố gây ra ô nhiễm trên thực địa và không tìm ra nguồn phát thải. Trong các vụ sát nhân, người ta có thể tìm ra thủ phạm qua các vết máu nhỏ nhất, huống hồ đây là hoạt động gây ô nhiễm ở quy mô công nghiệp, dấu vết không thể chùi sạch dù có khoá van và người ta còn có thể tìm ra từ nguồn hoá chất đã nhập khẩu của các đơn vị trong vùng. Người Việt Nam cần được biết về thủ phạm và cách xử lý thủ phạm. Họ cũng cần được cảnh báo về các hậu quả còn tiếp diễn do hoá chất độc gây ra, vì rất có thể ngay cả sau khi cá đã ngừng chết thì các loại độc tố sẽ vẫn còn lại dai dẳng trong môi trường và gây những hậu quả hết sức lâu dài cho những người tiếp xúc với nó.

Các dự án công nghiệp không hề xấu và một dự án có quy mô khổng lồ như Formosa có ý nghĩa rất lớn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên nếu không được giám sát và kiểm tra chặt chẽ thì những tổn hại gây ra từ chính những dự án này sẽ gây ra những tổn thất khổng lồ không thể bù đắp. Formosa đến từ Đài Loan, hầu hết các thành viên dự án từ cấp quản lý đến các kỹ sư và công nhân đều là người Hoa. Và thành tích tôn trọng môi trường của hầu hết các công ty do người gốc Trung Quốc làm chủ trên toàn thế giới thì đều rất tồi tệ. Người Việt vẫn chưa quên Vedan, một công ty Đài Loan với đường ống xả thải chôn ngầm đã huỷ diệt cả sông Thị Vải. Và quy mô của Vedan thì chỉ là hạt cát so với Formosa. Tôi chỉ hy vọng rằng quy luật kinh tế Too big to fail (Quá lớn để sụp đổ) sẽ không khiến người ta bỏ qua dễ dàng việc điều tra thủ phạm. Trong mọi trường hợp, tôi cho rằng đường ống xả thải ngầm khổng lồ dưới lòng biển của Formosa cần phải được gỡ bỏ, và mọi dòng xả thải trước khi đổ ra biển phải qua một trạm quan trắc độc lập đặt dưới sự giám sát của cơ quan quản lý môi trường Việt Nam. Vì thật khó hiểu tại sao người ta cần đến một đường xả thải ngầm, và nếu không có sự giám sát mà để các dự án tự thực hiện việc kiểm định mẫu nước thải thì có trời mới biết họ sẽ bất thần thải những gì qua những đường thải ngầm khổng lồ như vậy.

P/S Có những thông tin chưa được kiểm chứng rằng người ngư dân đã phát hiện ra đường xả thải của Formosa hiện nay đã “mất tích”, đúng hơn là đã rời khỏi địa phương và rất khó liên lạc (9). Tôi rất mong công luận sẽ không thờ ơ để tránh việc có một hậu quả không mong muốn với con người dũng cảm này.

Lãng
***

Nguồn tham khảo:

(1) Người dân phát hiện đường ống xả thải khổng lồ chôn ngầm 1,5 km dưới biển: http://thanhnien.vn/thoi-su/vu-ca-c...
(2) Formosa Hà Tĩnh nhập 297 tấn hoá chất độc từ đầu năm 2016: http://www.baogiaothong.vn/vu-ca-ch...
(3) Formosa nhập nhiều chất kịch độc phục vụ xúc rửa đường ống và không thông báo với cơ quan quản lý môi trường về việc sử dụng chúng “Vì không biết có quy định đó”: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-...
(4) Theo công trình nghiên cứu KC09/06-10 do GS.TS Đinh Văn Ưu chủ trì từ 2007 - 2010, dòng hải lưu vào tháng tư hàng năm chảy theo hướng Bắc Nam: http://baonghean.vn/kinh-te/201604/...
(5) Họp báo xác nhận nguyên nhân cá chết do độc chất trong nước biển, loại trừ các nguyên nhân tự nhiên: http://m.vtc.vn/vu-ca-chet-trang-bo...
(6) Việt Nam mất chủ quyền với Formosa Vũng Áng?: http://m.dantri.com.vn/dien-dan/pha...
(7) Quan chức Hà Tĩnh “tàng hình” trong thảm hoạ: http://dantri.com.vn/xa-hoi/lanh-da...
(8) TBT Nguyễn Phú Trọng thăm kiểm tra tiến độ dự án Formosa ngày 22/04/2016: http://m.vietnamnet.vn/vn/thoi-su/c...
(9) Ngư dân phát hiện đường ống xả thải Formosa hiện “mất tích”: http://www.nguoiduatin.vn/kinh-ngu-...

Kỷ niệm luật Hành Trình Tự Do - Bill 219

Phiên họp Quốc Hội Ontario Canada ngập Cờ Vàng

Ngày 21/04/2016, Quốc Hội bang Ontario Canada đã đồng ý kỷ niệm luật Hành Trình Tự Do - Bill 219 (Journey to Freedom Day Act) do Senator Ngô Thanh Hải đã đệ trình năm ngoái.

Trước Quốc Hội Dân biểu Julia Munro cho biết các dân biểu được khuyến khích đeo khăn quàng cờ vàng di sản của cộng đồng người Việt tại Canada.

Mỗi dân biểu được cung cấp một khăn quàng cổ với lá cờ vàng. Các Clip khác cho thấy rất nhiều dân biểu đã khoác lá cờ trong suốt phiên họp.

Vui lòng gõ vào LINK dưới đây để xem video clip liên hệ:

https://www.facebook.com/CONGHOATHOIBAO/videos/1721721148066373/

23 April 2016

Đừng Đem Bố Về

Dạo:
       Giặc còn tàn hại non sông,
Thì dù xương trắng vẫn không chịu về.


                       **

 Đừng Đem Bố Về

      (Dựa trên lời một vị lính già dặn dò con trai mình
       trước khi ông mất: - Chỉ khi nào nước mình hết
        Cộng sản thì con mới đem tro của Bố về quê
                      chôn cạnh Ông Bà Nội)


Con ơi hãy lắng nghe lời Bố dặn,
Sau khi mà Bố nhắm mắt xuôi tay,
Nhúm tro tàn, hãy tạm để nơi đây,
Đừng có vội đem ngay về chốn cũ.

Bố chỉ sợ con nghe người ta dụ,
Theo kết bè kết lũ để "thăm quê",
Rồi tiện tay mang tro Bố trở về,
Để Bố lỗi lời thề khi bỏ xứ.

Nơi cắt rốn, ai mà không thương nhớ,
Ai không hề trăn trở bước lưu vong.
Nhưng con ơi, phải nghĩ đến non sông,
Đang đau đớn chờ mong ngày giải thoát.

Tháng Tư đó, quê hương mình tan nát,
Bao nhiêu người gạt nước mắt ra đi.
Lòng dặn lòng, trong giây phút phân ly,
Còn giặc Cộng, quyết thề không trở lại.

Lời khấn nguyện, Bố hằng ghi nhớ mãi,
Và dẫu lòng luôn khắc khoải xót xa,
Bố quyết tâm không phản bội quê nhà,
Dù khi đã hóa ra người thiên cổ.

                        **

Về sao được khi quê cha đất tổ,
Còn trong tay đám hổ báo sài lang
Đang đê hèn làm nô lệ ngoại bang,
Nhưng độc ác hung tàn cùng dân Việt.

Làm sao Bố yên tâm dù đã chết,
Khi dân Nam vẫn rên siết trong tù,
Từ học trò, tu sĩ đến nông phu,
Chỉ vì "tội" chống kẻ thù xâm lược.

Vong hồn Bố làm sao siêu thoát được,
Khi đau lòng nhìn đất nước thân yêu,
Bỗng trở nên, trong một sớm một chiều,
Nơi sản xuất rặt những điều tồi tệ.

Xã hội đã suy đồi từ gốc rễ,
Già lưu manh, đến trẻ cũng lưu manh,
Người với nhau chỉ lừa đảo tranh giành,
Cả đất nước biến thành hang trộm cướp.

Dù kẻ khác về ăn chơi nườm nượp,
Nhưng mình không làm thế được, con ơi.
Nhìn khắp nơi tội ác vẫn ngập trời,
Ai là kẻ không bồi hồi phẫn chí.

Làm sao mà an nghỉ,
Khi mộ phần bao chiến sĩ miền Nam
Bị bọn cầm quyền độc ác gian tham,
Muốn cướp đất, đã san thành bình địa.

Nỗi đau càng thấm thía,
Khi thấy người chạy mất vía năm nao,
Nay trở về thật diêm dúa bảnh bao,
Cùng nhăn nhở, ồn ào nâng chén cạn.

Làm sao mà thanh thản,
Khi phải nhìn đứa bạn ngày xưa,
Nạng gỗ mòn, ống quần rỗng đong đưa,
Khay vé số dầm nắng mưa kiếm sống.

Làm sao không tuyệt vọng,
Khi chung quanh tràn ngập bóng quân thù,
Ngoan ngoãn tuân theo lệnh của Tàu phù,
Hung hăng gác căn nhà tù vĩ đại.

Làm sao không tê tái,
Khi dân mình cứ mãi gánh khổ đau.
Và dù cho ở tận đáy mộ sâu,
Người chết cũng phải gục đầu than khóc.

Chỉ đem Bố trở về khi dân tộc
Có nhân quyền và độc lập tự do,
Người người đều được áo ấm cơm no,
Không còn bị loài Cộng nô thống trị.

Con hãy nhớ những lời này thật kỹ:
Bao lâu bầy Cộng phỉ vẫn thong dong,
Gót chân Tàu còn giẫm nát non sông,
Thì mình vẫn quyết một lòng son sắt.

Con ơi nếu Trời xanh kia quá quắt,
Bắt dân mình vĩnh viễn mất quê hương,
Thì chút tro tàn của kiếp tha phương,
Đổ giùm Bố, đừng tiếc thương giữ lại.

                        **

Mộng cứu nước bao năm rồi chưa toại,
Lối quay về, ngàn quan ải cách ngăn.
Trong đêm đen, đôi khóe mắt nhọc nhằn,
Nỗi đau đớn thầm lăn trên má lạnh.
                
Trần Văn Lương
Cali, Quốc Hận 2016


22 April 2016

Người gốc Việt đầu tiên nhận giải Pulizer 2016 cho tiểu thuyết

The Sympathizer là một cuốn sách nhận được rất nhiều lời khen. Cụ thể, Ủy ban trao giải Pulitzer ca ngợi tiểu thuyết The Sympathizer là một “câu chuyện về di dân có nhiều lớp được kể bằng một giọng tỉnh táo, bộc bạch của một người đàn ông có hai bộ óc và hai đất nước, Việt Nam và Hoa Kỳ”.

Vượt qua nhiều tiểu thuyết nặng ký dự tranh, The Sympathizer được ban giám khảo miêu tả trên trang web của giải thưởng Pulitzer là “một tiểu thuyết gián điệp hấp dẫn, một câu chuyện đẹp, sâu sắc và đáng ngạc nhiên”.

 Ngoài giải thưởng Pulitzer danh giá, The Sympathizer còn lọt vào danh sách đề cử cho giải thưởng Los Angeles Times Book Prize 2015 và PEN/Faulkner Award 2016, đồng thời được tờ New York Times chọn là 1 trong 100 quyển sách đáng chú ý nhất năm 2015.

Có thể xem chi tiết qua LINK: Giải Pulizer 2016

Chuyện vui: "Mặc gì là quyền tự do cá nhân của tôi"

Du khách Mỹ mặc áo thung in Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ vào Việt Nam

VietPress USA (20-4-2016):  Hôm 24/3/16 tại phi trường Tân Sơn Nhất ở Saigon, một du khách Mỹ với chiếc áo thung T-Shirt màu xanh in cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của VNCH phía trước ngực đã bị an ninh sân bay hoạnh họe.

Một thanh niên đã chụp được bức hình,như kèm theo đây nhưng sợ sự chú ý của an ninh nên thanh niên nầy đã vào một quán café ngồi chờ xem động tĩnh.

Một lát sau du khách Mỹ đó vào đúng quán anh bạn đang ngồi và anh thanh niên đã lân la làm quen trò chuyện thì du khách Mỹ cho biết anh đi từ Hà Nội vào, và cũng vì chiếc áo thung mang Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ này mà anh đã bị an ninh phi trường Nội Bài làm phiền anh 3 tiếng đồng hồ. Họ yêu cầu anh lột chiếc áo,không mặc nữa nhưng anh du khách từ chối và nói mặc gì là quyền tự do cá nhân của anh.

Người du khách Mỹ nói rằng anh không làm bất cứ đều gì theo lệnh giới chức của Chính quyền CsVN vì anh không hề vi phạm luật pháp của nước CHXHCNVN. Anh nói nếu Chính quyền csVN muốn gì thì phải có đại diện của Đại sứ Hoa Kỳ tại VN và anh chỉ tuâm theo quyết định của Ngoại giao Hoa Kỳ tại VN mà thôi.

Thấy anh du khách Mỹ đầy cương quyết nên cuối cùng csVN phải để anh đi sau 3 tiếng làm khó dễ. Rồi khi đến phi trường Tân Sơn Nhất, du khách Mỹ nầy lại bị Công an Tân Sơn Nhất cách ly và hoạnh họe.thế nhưng anh du khách Mỹ quyết định mặc chiếc áo T-Shirt màu xanh mang Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ đi vào thăm Sài-gòn. Anh đi đến đâu cùng gây sự chú ý cho người dân và bị Công an chìm nỗi chạy theo; trong khi nhiều người dân mĩm cười chào dón và đưa ngón tay cái chỉa lên bày tỏ khen ngợi anh là "anh hùng" Numbr One!

Phương Như từ Việt Nam
www.Vietpressusa.com

Người Tàu xả độc tại Vũng Áng - cá chết la liệt từ Quảng Bình đến Hà Tĩnh

20 April 2016

Tin rút ngắn

‘Ông Trọng sắp nghỉ’: Khởi sự cuộc chiến quyền lực mới? 

Chính trường Việt Nam đã bắt đầu có những dấu hiệu “động binh” trở lại. Chỉ nghỉ ngơi hơn hai tháng sau “trận đấu pháo” ác liệt ở Đại hội XII, đến đầu tháng Tư năm 2016 lại rộ lên vài tin tức đồn đoán về “Nguyễn Phú Trọng sắp nghỉ”.

Một chuyên gia có bề dày nghiên cứu về chính trị Việt Nam là giáo sư Carl Thayer - cựu chuyên viên của Học viện quốc phòng Úc và là người thường có những đánh giá cùng dự báo thuận lợi đến khó ngờ cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Đại hội XII - đã bắt đầu đề cập đến “một cuộc đua” giành chức tổng bí thư vào năm sau - 2017.

Thậm chí còn xuất hiện một tin đồn bạo phổi hơn: ông Nguyễn Phú Trọng có thể “nghỉ sớm” vào cuối năm 2016.

Dư luận cán bộ đảng viên cũng bắt đầu hướng về hai ứng cử viên sáng giá để thừa kế chức vị hiện tại của Tổng Bí thư Trọng: Đinh Thế Huynh - người đang giữ chức Thường trực Ban Bí thư và thực chất là nhân vật số 2 trong khối các cơ quan đảng, và Trần Đại Quang - đương nhiệm Chủ tịch nước và là nhân vật số 2 trong Bộ Chính trị.

Những đồn đoán trên là có cơ sở, vì khoảng 3 tháng trước khi Đại hội XII diễn ra, đã xuất hiện một số “phương án” cho rằng cả hai ông Huynh và Quang đều được quy hoạch vị trí ứng cử viên tiềm tàng cho chức tổng bí thư ngay tại Đại hội XII, nếu tại đại hội này ông Nguyễn Phú Trọng rút lui.

Thậm chí, còn có một tin tức khó tin nhưng xét ra lại có tính “biện chứng lịch sử”: Việt Nam có thể có tổng bí thư đầu tiên là phụ nữ. Nhân vật đại diện cho phái đẹp ấy được xem là hoa khôi trong Bộ Chính trị và là nhân vật số 1 của Quốc hội - bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Nếu biện chứng về việc hai tổng bí thư gần nhất là Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đều “bỗng dưng” được các kỳ đại hội tín nhiệm cao do các phe phái trong đảng không ai chịu ai, có thể dễ dàng nhận ra vị trí chủ tịch Quốc hội của ông Mạnh, ông Trọng trong quá khứ và bà Ngân thì hiện tại là không hoàn toàn mờ nhạt. Thậm chí khi cần thiết, vị trí này còn được biểu dương như một nhân tố “giữ gìn sự đoàn kết trong đảng”. Bà Kim Ngân, cũng vì thế, có đôi chút hy vọng để đi theo lối hẹp đó.

‘Nghỉ’ bây giờ là đẹp nhất

Vào tháng 4/2016, có thể đã có một manh mối nào đó cho những tin tức đồn đoán về sự thay đổi nhân sự cao cấp. Trái ngược với than phiền của một số cán bộ lão thành về “trước Đại hội XII, ông Trọng hứa sẽ chỉ làm 1 năm, cùng lắm là 2 năm; nhưng sau đại hội này thì chẳng “dzã” nói gì về chuyện đó nữa”, có người lại khẳng định rằng ông Nguyễn Phú Trọng không phải là loại người tham quyền cố vị và đang muốn giữ đúng cam kết của mình.

Tin đồn về “ông Trọng sắp nghỉ” vào tháng Tư năm nay lại trùng với một sự kiện đặc biệt: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức nghỉ. Đến lúc này và chẳng cần phải giải thích, phần lớn bàn dân thiên hạ quan tâm đến chuyện hậu trường chính trị đều biết rõ Tổng Bí thư Trọng đã được “rửa mặt”. Những giọt nước mắt buồn tủi tại Hội nghị Trung ương 6 vào cuối năm 2012 đã được nuốt vào lòng mà không trào ra một lần nữa. “Loại một nhà độc tài” đã trở nên một thành ngữ chính trị mới nhất sau Đại hội XII, sau bí số “đồng chí X” mà đồng minh của Tổng Bí thư Trọng - ông Trương Tấn Sang  đã biệt danh cho đối thủ lớn nhất từ năm 2012.

Cuộc chiến quyền lực đã kết thúc bằng một chiến thắng thể diện. Không khó để hình dung rằng Tổng Bí thư Trọng đã thỏa mãn với niềm vui chan chứa cuối cuộc đời chính trị: sau khi Thủ tướng Dũng không còn, ông Trọng nghiễm nhiên vươn đến đỉnh cao quyền lực. So với “tứ trụ” cũ, giờ đây vai trò của Tổng Bí thư Trọng là vượt trội so với những gương mặt còn lại trong “bộ tứ” mới. Tổng Bí thư Trọng lại còn được nâng cao thể diện bằng vào hai cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama vào tháng 7/2015 tại Washington và vào tháng 5/2016 tới đây tại Hà Nội.

Nhiều người bình luận: trong một đời chính trị, thường thì “nghỉ” vào lúc này là đẹp nhất. Có thể đã đến lúc ông Trọng bắt đầu nghĩ đến việc “rửa tay gác kiếm”. Tương lai của chế độ để cho lớp đàn em lo.

Nhưng “lớp đàn em” đó là ai?

Ngay tại thời điểm xuất hiện tin đồn “Nguyễn Phú Trọng sắp nghỉ”, trên một số trang mạng xã hội, chứ không phải báo chí nhà nước, bất chợt hiện ra những tin tức và bài viết liên quan đến Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh - từ thời còn là tổng biên tập báo Nhân Dân, và Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải - từ thời còn là phó thủ tướng chính phủ. Không phải khen mà là chê. Không phải “nâng” mà là “dập”.

Có cảm giác như không khí “thế lực thù địch” trước Đại hội XII đã bắt đầu tái hiện. Còn trước cả khoảng thời gian trước Đại hội XII, từ năm 2011 đã rộ lên phong trào chỉ trích, đả kích và bới móc nhau trên mạng - của những người được cho là thuộc các phe phái chính trị trong nội bộ đảng. Đến cuối năm 2014, đầu năm 2015, không ai trong thiên hạ quên được câu chuyện trang mạng Chân Dung Quyền Lực và cái chết đầy nghi vấn của Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Còn ngay trước Đại hội XII là hiện tượng độc nhất vô nhị: những phe phái được coi là nội bộ đã tận dụng triệt để việc nhờ vả các trang mạng xã hội bị coi là “địch” nhưng có lượng truy cập cao để đăng tải các tài liệu nội bộ, bài viết công kích, chửi bớt và hạ bệ nhau.

Vậy tình thế sắp tới sẽ như thế nào?

Phạm Chí Dũng
Nguồn: Blog cùng tên)
______________

Người thoát khỏi trại Mã Tam Gia kể sự thật tội ác của Tầu Cộng đốn với người theo Pháp Luân Công

Ngày 14/4 vừa qua, Quốc hội Mỹ và Ủy ban về vấn đề Trung Quốc (CECC) đã tổ chức lấy ý kiến về "Tình trạng dùng cực hình phổ biến ở Trung Quốc" (China’s Pervasive Use of Torture) với sự tham gia của nhân sĩ phong trào đòi Tây Tạng độc lập và học viên Pháp Luân Công. Trong đó, học viên Pháp Luân Công Quân Lệ Bình, người may mắn sống sót thoát khỏi trại Mã Tam Gia đã kể lại quá trình chịu cực hình mà chị phải trải qua, tố cáo tội ác của cán bộ trại.

Chị Quân Lệ Bình cho biết, khoảng trung tuần tháng 9/2000, ông Viện trưởng Viện Giáo dưỡng Mã Tam Gia là Tô Tĩnh từng nói, kinh phí mà chính quyền Trung Quốc phải chi cho Pháp Luân Công tương đương một cuộc chiến tranh quốc tế. Ông ta còn nhấn mạnh phải chuyển hóa 100% học viên Pháp Luân Công.

Chị Quân Lệ Bình cho biết, khi ở trại Mã Tam Gia chị từng bị bắt tiêm loại thuốc gì đó mà chị không biết, bị ép đổ đồ ăn vào miệng đến nỗi chút nữa thì mất mạng. Chị nói: "Tại Mã Tam Gia, tôi bị bắt còng hai tay trên cái giường và bị tiêm loại thuốc gì đó kéo dài hơn 2 tháng, loại thuốc đã làm mắt tôi bị mù một thời gian. Nhiều lần tôi bị đổ đồ ăn vào miệng tàn nhẫn đến nghẹt thở và có lần tưởng như đã mất mạng". 

Chị còn kể, ở trong tù từng bị nhiều tù nhân nam thay nhau hãm hiếp và ghi hình lại. Chị biết rõ danh tính 10 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, trong đó học viên Vương Kiệt ở Thẩm Dương từ giã cõi đòi ngay trong vòng tay của chị. Mọi người trong trại từng hẹn ước với nhau, chỉ cần có người sống sót trở ra, họ sẽ tố cáo tội ác này trước toàn thế giới.

Chị Quân Lệ Bình không cầm được nước mắt khi vừa kể lại quá trình bị bức hại vừa đưa ra những hình ảnh về cảnh bức hại tàn khốc.

Cuối cùng, chị giao danh sách những kẻ thủ ác và chịu trách nhiệm cho Quốc hội Mỹ, trong đó có tên ông Giang Trạch Dân, Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân, Văn Sĩ Chấn cùng một số cảnh sát trong nhà tù tham gia tra tấn cực hình học viên Pháp Luân Công. . .

Người trực tiếp nghe lời khai là ông Chris Smith, Nghị sĩ Quốc hội Mỹ, Chủ tịch CECC. Ông nói: "Phải truy cứu những quan viên Trung Quốc đã phạm tội ác khủng khiếp này, không thể để chúng tiếp tục hành ác đối với nhân dân và Pháp Luân Công. Những kẻ tham gia bức hại sớm muộn gì cũng bị lôi ra ánh sáng. Lấy đảng Na-zi làm ví dụ, cho đến nay những thành viên của nó vẫn còn đang bị truy bắt".

Sau khi nghe nhiều người đã kể lại quá trình bị bức hại, Nghị sĩ Rep. Tim Walz cũng cho biết: "Phải đưa tội ác này ra ánh sáng để mọi người thấy được tính nghiêm trọng của nó ngoài sức tưởng tượng của những người bình thường như thế nào. Là Nghị sĩ Quốc hội Mỹ, tôi phải kiên quyết giữ lập trường của người Mỹ: Dùng cực hình tra tấn là không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào". (Theo SBTN)
______________________


Trump và Clinton thắng ở New York 

Ứng viên Donald Trump, đại diện đảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton , đảng Dân chủ, dẫn đầu trong bầu cử sơ bộ ở New York, truyền thông Hoa Kỳ đưa tin.

Kết quả kiểm phiếu vẫn đang được tiến hành nhưng ông Trump dường như bứt xa trước hai đối thủ Ted Cruz và John Kasich.

Trong khi đó bà Hillary Clinton, cựu thượng nghị sĩ New York, dự kiến sẽ đánh bại Thượng nghị sĩ Vermont Bernie Sanders, người sinh ra ở khu Brooklyn.

Chiến thắng này giúp bà Clinton và ông Trump tiến gần hơn đến việc giành được đề cử của đảng họ.

19 April 2016

Sư Quốc Doanh

Dương Thu Hương

Sau khi trả lời ông Đinh Ngọc Ninh bỗng nhiên tôi nhận được một loạt thư, hỏi:

– Bà có phảI phật tử không? Chúng tôI thấy nhiều quan điểm trong bài viết của bà rất gần với lý thuyết đạo Phật.

– Nếu điều chúng tôi nghi ngờ là đúng, tại sao một người đấu tranh cho dân chủ lại có thể là phật tử?…..

Câu trả lời của tôi là:Tại sao không?

Đạo Phật không biên giới. Đó là một tôn giáo thẫm đẫm tính đạo đức và triết lý. Đạo Phật cũng như bất cứ tôn giáo nào khác đều tồn tại và phát triển thông qua hằng hà sa số các cá nhân. Bất cứ cá nhân nào cũng có một gốc rễ văn hóa, cũng mang một nhãn hiệu bản thể gọi là quốc tịch. Do đó khi trong một con người cùng tồn tại song song hai tình yêu lớn: tôn giáo và tổ quốc, người đó ắt phải tranh đấu cho hai kỳ vọng, hai niềm tin.

Vì thế, câu trả lời của tôi là: Tại sao không?

Tuy nhiên, tôi chỉ là phật tử theo cách của riêng tôi. Tôi không đi lễ chùa. Chẳng phải là cố tình tìm một cách tồn tại độc đáo nhưng vì tôi không có khả năng thỏa hiệp, cho dù đó là một sự thỏa hiệp dễ chịu nhất.

Cách đây chừng mười bảy mười tám năm một ngày Xuân tôi đi viếng cảnh chùa. Ngôi chùa đó nằm gần phủ Tây Hồ. Trên đường tới phủ rẽ tay phải chừng non trăm mét là tới. Tôi không còn nhớ rõ tên chùa mặc dù đó là nơi trước khi xảy ra sự việc năm nào tôi cũng tới, khoảng một hai tháng một lần, siêng năng nhất là mùa xuân và mùa Thu. Đó là ngôi chùa cổ còn may mắn sót lại sau những cơn đốt phá đình chùa đền miếu theo chủ trương”tiêu diệt tàn dư phong kiến” của chính quyền cộng sản. Không có gì đặc biệt ở ngôi chùa ấy, ngoài một mảnh vườn nhỏ vừa trồng đào vừa trông mai. Có lẽ cảnh tượng thân ái của những cây đào và cây mai chen vai, thích cánh cuốn hút tôi vào mùa xuân và khi mùa thu đến, đám cành trần trụi khẳng khiu vươn lên trong lặng lẽ cũng mang lại một vẻ đẹp u sầu và nghiêm cẩn, vẻ đep ta thường gặp ở mọi ngôi chùa cổ xứ Bắc.


Trưa hôm đó, tôi qua cổng chùa đi vào ngôi nhà ngang. Vừa đặt chân lên bậc tam cấp tôi chứng kiến một cảnh tượng không tương hợp chút nào với chốn từ bi: Trên tấm phản gỗ mốc, sư cụ bà ốm nằm còng queo, bát cháo ăn dở ở một góc phản khô đét lại. Nhà”sư nữ” ngoại tam tuần mắt long sòng sọc, tay nắm cổ người bệnh lắc, miệng rít lên:
– Mày chết đi, mày chết ngay đi cho người ta nhờ!….

Sư cụ đã quá yếu không động cựa nổi, cái đầu lắc lư ngật ngưỡng như quả bưởi trong tay người đàn bà trẻ hung hãn:
– Mày chết đi…..

Tôi định lui ra nhưng cô ta đã nhìn thấy tôi. Quá muộn cho cả đôi bên. Hẳn cô ta không ngờ có kẻ đột nhập vào “ngang hông” bởi thông thường khách thập phương phải qua sân đi vào chùa chính. Cô ta không biết rằng tôi quen mọi ngõ ngách và thường đi tắt qua nhà ngang vào chùa sau để hầu chuyện sư cụ. Không thể mở miệng”mô phật” như lần trước cô ta ném cho tôi một cái nhìn giận dữ và thách thức rồi ngoay ngoảy quay đi. Tôi ngồi xuống phản với sư cụ. Cụ không mở mắt nổi và giọng nói đã đứt quãng nhưng hoàn toàn minh mẫn. Đó là người đã xuống tóc từ thời chính quyền 1945 chưa thiết lập, đã duy trì và tu tạo ngôi chùa này qua mọi thăng trầm của thời gian. Nhưng cụ không có mảy may quyền hành để lưu giữ các chân tu ở lại, thay cụ chủ trì.”Nhân sự” do”bên trên” đưa xuống.

Vậy cái gì là “bên trên” ?

Quyền lực nào áp chế những người tu hành và thả lũ lợn bẩn thỉu vào khắp chùa chiền xứ sở? …. Chẳng có gì bí mật cả,”bên trên” là A 25 Cục bảo vệ văn hóa thuộc Tổng cục 1 Bộ Nội vụ. A 25 có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để”yểm” Hội Phật giáo Việt Nam, để trấn giữ hệ thống chùa toàn quốc. Không ai quên rằng chính nhà nước cộng sản đã dấy lên cơn bão kinh hoàng nhằm tàn phá đình chùa, đền miếu thậm chí đào mồ hốt mả chúng sinh, tiêu diệt tất cả những gì mà họ cho là ”tàn tích của chế độ phong kiến”.

Trong một thời gian dài, những người cộng sản muốn xóa sạch tất cả các tôn giáo, bắt chúng sinh thờ vị thần duy nhất mắt xanh mũi lõ tên là Karl Marx và đám tông đồ của ông ta. Nhưng để xóa đi một đức tin và thay thế vào một đức tin khác không dễ dàng như họ tưởng. Và không phải bất cứ lúc nào họng súng cũng đem lại những kết quả mong muốn. Thời gian không ủng hộ họ. Bức tường Berlin sụp đổ và Lénine vĩ đại của họ sụp đổ theo. Dân Nga xích cổ tượng ông ta kéo lê trên bùn. Đám tín đồ phương Đông đứng chơ vơ không biết từ nay”người cầm lái vĩ đại” của họ sẽ là ai? …

Trong lúc đó dân chúng ào ào dựng đình, cất chùa. Khắp nơi miếu mạo, đền chùa, lăng tẩm dựng lên theo trí nhớ. Chính quyền cộng sản có thể truy bức tàn sát chúng sinh, cướp bóc phá hủy tài sản của họ, nhưng trí nhớ và niềm tin là những thứ không thể bắn thủng bằng các loại đạn. Và như thế, giờ đây dân chúng đã xây lại tất cả những gì đã từng bị họ tàn phá, nếu không nói là còn nhiều hơn. Nhu cầu tâm linh hóa ra cũng là một nhu cầu sinh tử của kiếp người. Trước tình hình này A 25 trở nên quan trọng hơn trong vai trò ”bảo vệ nền chuyên chính”. Nhiệm vụ của họ là”khống chế hội phật giáo” biến chùa chiền toàn quốc thành hệ thống pháo đài của quyền lực, rình mò theo dõi tư tưởng dân chúng và ….điều này nữa, các tín đồ của Marx không quên: tận thu nguồn lợi béo bở từ đám chúng sinh “mê tín” kia. Vậy là đội quân “sư nhà nước” được hình thành. Nguồn đào tạo chính là C 500 (đại học ngành an ninh). Thêm nữa, sinh viên tuyển lựa từ các đại học khác như Tổng hợp, Sư phạm, Ngoại ngữ … có thành phần cơ bản (lý lịch đáng tin cậy) được vũ trang bằng lý thuyết giai cấp của Marx-Lénine và một thứ chủ nghĩa duy vật hạ đẳng. Sau đó, lớp người này được ”tráng men” bằng lý thuyết đạo Phật và trước hết các phương pháp niệm kinh, hành lễ để “vào nghề”.

Như thế nhà nước cộng sản đã tạo nên một đội ngũ ”tôi tớ trung thành” được quyền thỏa mãn mọi nhu cầu vật chất và nhục thể dựa trên sự đầu cơ trục lợi ”những khát vọng tâm linh” của dân chúng. Các ông sư bà sư áo quần phấp phới cưỡi xe vù vù đi “họp kín”. Họp kín ở đây tức là họp “giao ban” ngành dọc A 25. Họ báo cáo rành mạch mọi thành tích. Riêng những cọc tiền thu được từ các hòm công đức là “không thể rành mạch” vì các sư còn phải mang về quê xây nhà tầng và lo cho các con học đại học trong nước và ngoài nước. Sư hành nghề ở Thái Nguyên, Hà Bắc thường có quê quán gia thất tại Thanh Hóa, Nam Định và ngược lại … So với các nghề khác trong Bộ Nội vụ,”nghề làm sư” là béo bở, chỉ thua kém “Cục buôn lậu ma túy” thôi.

Cả một bộ máy lừa bịp vận hành nghiễm nhiên và ngang nhiên dưới ánh mặt trời, trước mắt dân chúng.

Dân chúng, tuy thường xuyên phải cúi mặt nhẫn nhục cam chịu, đôi khi cũng vùng lên tranh đấu, đòi đuổi sư nhà nước, giành chùa cho chân tu. Vụ biểu tình của các tín đồ chùa Láng Hà Nội cách đây ba năm là một ví dụ. Trong tối hôm đó, công an đã bắt giam trên một trăm tín đồ.

Vậy tôi xin trở lại lý do khiến tôi không đi lên chùa từ gần hai thập kỷ nay, sau kỷ niệm đau buồn với sư cụ tôi không còn muốn nhìn thấy một lần nữa bọn ”thầy chùa đểu”.
 
Nhưng chưa hết.

Tôi không đi lễ chùa cũng còn vì chùa chiền giờ đây đầy rẫy bọn “đao phủ” đi “đánh quả” thần, phật. Gọi là “đao phủ” vì chính lũ người đó trước đây đã ra lệnh phá đình chùa, đuổi sư sãi, vặt cổ vặt tay tượng phật làm củi…. giờ đây chúng lại xì xụp hương khói hơn tất thẩy mọi người.

Vì sao có sự đổi hướng quay chiều? ….

Tôi sẽ trả lời tường tận nhưng trước hết, để tránh rơi vào lối ám chỉ chung chung tôi xin nêu dẫn chứng:
– Một là, những người dân Huế cỡ trung niên hẳn chưa quên câu ca này:
Bùi San cùng với Trần Hoàn
Hai thằng ngu ấy phá đàn Nam Giao
Bùi San: bí thư tỉnh ủy. Trần Hoàn: trưởng ty văn hóa. Công trình chung của họ là hủy diệt một di tích lịch sử nơi xưa kia các vua Nguyễn tế Trời Đất và tiên vương. Sau này, ông Trần Hoàn ra làm bộ trưởng Bộ Văn hóa, vợ con ông ta xem bói từ Nam ra Bắc, khấn lễ mọi nơi, đặc biệt lễ hậu là Bia Bà để cầu cho ông được ”vững vàng”. Riêng tôi, tôi nhìn thấy ông nhiều lần cắp cặp đứng trước cổng nhà các vị ”Bộ Chính trị”. Quả là một cuộc hiệp đồng tác chiến; vợ con ông đi đút lót ”thần, phật” còn ông đi hầu hạ các ”thánh sống” để ông được duy trì thêm 4 năm trên ghế bộ trưởng vì ông đã già lại quá nhiều khiếu kiện, cấp trên của ông đã chấm ông “vào sổ hưu”.

– Hai là, thời kỳ Lê Khả Phiêu làm tổng bí thư Đảng, ngoài chiến dịch ”Thanh Hóa hóa bộ máy cầm quyền” ông ta đã tranh thủ đào bới ngân khố quốc gia để xây dựng lại, mở mang hoành tráng đền thờ Lê Lai, tin tưởng đó là tổ tiên trực tiếp, là thần hộ mạng cho mình.

– Ba là, vài năm gần đây nhiều người họ Trần vênh vang tuyên bố rằng họ Trần sắp sửa bước vào thời kỳ “đại phát” vì Trần Đức Lương vừa cho xây khu mộ cổ họ Trần tại Thái Bình. Khu mộ này sẽ được xây theo thế “rồng phục” sao cho ít nhất, chín đời họ Trần sẽ liên tục “làm vua”, v.v. và v.v.

Theo logic, ngày nào chế độ độc tài này còn tồn tại thì tất thảy bọn cầm quyền họ Miêu họ Thử họ Ngưu họ Mã …. sẽ lần lượt vét ngân khố quốc gia để xây dựng mồ mả đền miếu cho riêng dòng tộc của chúng với một chủ đích hoặc ngụy trang hoặc lộ liễu: Duy trì quyền lực.

Quyền lợi, đó là căn nguyên sự quay chiều đổi hướng của kẻ cầm quyền. Marx và Lénine hết x ài được thì quay sang “đầu tư, đánh quả” thần, phật. Hạng người ti tiện, lòng tham ngùn ngụt như vậy làm gì có “tâm hồn tôn giáo”?…, nhất là một tôn giáo có quá nhiều yêu cầu đạo đức, cấu trúc trên tinh thần khắc kỷ như đạo Phật? … Không phải vô cớ mà so với đạo Hồi và Thiên Chúa giáo, đạo Phật có ít tín đồ hơn.  Con đường dốc khó trèo. Con đường dốc ấy làm sao tương hợp được với bọn cởi áo đao phủ khoác áo cà sa điềm nhiên như diễn viên thay trang phục sân khấu, không một chút ngượng ngùng, không mảy may hối tâm, không một lần thành khẩn trước tha nhân.

Lẽ ra, chính quyền Việt Nam phải xin lỗi dân chúng một cách công khai, một cách thanh thật, một cách nghiêm khắc vì tội ác phá đền chùa lăng miếu, đào bới san ủi mồ mả tiền nhân của chúng sinh. Nếu họ cải tâm họ đã phải làm điều đó trước khi đặt chân lên thềm những đền chùa mà dân chúng gom góp xây dựng lại.

Nhưng cái ngã mạn của kẻ cầm quyền khiến lương tâm họ mù tối. Họ không cần xin lỗi ai bởi vì họ tự nhận là “Đảng thần thánh và vĩ đại”. Và vì “thần thánh và vĩ đại” họ đã thản nhiên làm cái việc mà cổ nhân từng cảnh báo:
“Thế gian có mặt mũi nào
Đã nhổ lại liếm làm sao cho đành”
Tôi chuyển sang mục thứ hai:

Tôi là phật tử theo kiểu của riêng tôi. Không đi lễ chùa đã đành, tôi cũng không tin tuyệt đối vào lòng từ bi. Đối với tôi, lòng từ bi không thể độc hành. Lòng từ bi phải bước song song với một trí tuệ sáng suốt và khả năng chiến đấu chống lại điều ác.

Khi lòng từ bi không được rọi chiếu dưới ánh sáng trí tuệ, nó dễ dàng đưa ta đến tai họa. Chỉ cần nhớ lại tích “Đường Tam Tạng đi lấy kinh” là đủ. Đã bao nhiêu lần vị sư phụ này mắc lừa bọn yêu quái, niệm chú để xiết chặt vòng kim cô làm Tôn Ngộ Không đau đớn vật vã điên cuồng. Và cũng chớ nên quên rằng bao nhiêu lần ông ta mắc lừa, bấy nhiêu lần Tôn Hành Giả đi giải cứu.

Khi thiếu khả năng chiến đấu chống lại cái ác, lòng từ bi của chúng ta biến thành chất dầu nhờn, bôi trơn cỗ máy nghiền của loài ngạ quỷ và chính cỗ máy này sẽ nghiền nát chúng sinh. Một dân tộc hiền hòa như dân tộc Tây Tạng đã mất nước vì thiếu khả năng chiến đấu. Quân lính Trung Quốc không chỉ xâm chiếm, tàn phá đất nước Tây Tạng mà còn đổ than hồng vào đầu vào họng các nhà sư và tra tấn họ bằng tất cả những hình thức tra tấn thời Trung cổ.

Thêm một ví dụ nữa: Ai cũng biết ở Khơ-me đạo Phật là quốc giáo. Vậy mà chính tại xứ sở này nạn diệt chủng đã xảy ra. Hơn hai triệu người bị giết dưới chính quyền Khơ-me đỏ. Thê thảm thay, rất nhiều cuộc tán sát man rợ lại xảy ra chính tại các chùa. Nơi thờ cúng linh thiêng biến thành địa ngục và giờ đây, thành một thứ bảo tàng lưu giữ đầu lâu của các nạn nhân.

Với nghiệm sinh, tôi xin góp một dẫn dụ nhỏ. Năm 1991, trong gần tám tháng tù, tôi nhớ nhất câu này:
– Chị sẽ được ra tương ớt! Chị sẽ được nghiền ra tương ớt!

Không phải vì câu nói được lặp đi lặp lại mà vì thái độ của những người nói. Họ có một vẻ hài lòng đáng sợ, một sự điềm nhiên đáng sợ. Tôi không thù ghét họ: một đại tá, một đại úy, một trung úy. Có lẽ về bản chất họ không phải người ác người xấu. Nhưng họ đã được đào tạo để làm cái việc ”nghiền người khác ra tương ớt”. Vì thế, đối với họ, việc nghiền ai đó ra tương ớt là phận sự, là phương tiện sinh tồn, giống như người thợ phay bào một con ốc thép hoặc người đầu bếp xào món rau.
– Chị sẽ được nghiền ra tương ớt!

Mỗi lần nghe câu nói đó, tôi đọc thấy trên gương mặt họ niềm hạnh phúc thanh thản của “Gã nông phu vừa cày xong thửa ruộng, ngả mình trên nếp cỏ ngủ ngon lành”.

Đương nhiên, họ chuẩn bị mọi sự để cho tôi ra ”tương ớt”. Nhưng không may cho họ, một tuần sau cuộc đảo chính ở Nga thất bại, thành trì của chủ nghĩa xã hội sụp đổ tan tành, cả ê-kíp ba người hỏi cung tôi tái xanh tái xám, mặt họ hiện lên nỗi hoang mang thê thảm, không còn chút tự tin.

Họ phải dừng tay, không dám cho tôi ra “tương ớt”…. Và rồi, với 95 triệu franc viện trợ không hoàn lại của chính phủ đảng Xã hội Pháp, nhà nước cộng sản đã thả tôi ra….

Hơn một thập kỷ trôi qua, tôi vẫn không quên hình ảnh ”tương ớt”. Vì cỗ máy nghiền con người ra tương ớt vẫn tồn tại. Và nó tiếp tục nghiền những người khác. Cả một đội ngũ ”thợ nghiền” tiếp tục nuôi sống bản thân cũng như vợ con họ bằng nghề nghiệp này. Liệu các vị có thể dùng lòng từ bi hỉ xả như vũ khí tối hậu và duy nhất để làm thay đổi cỗ máy nghiền này chăng? ….

?….?….

Tôi không tin.

Vì thời gian hữu hạn, khả năng con người cũng hữu hạn.

Vì sự tập nhiễm là bản năng thứ hai có sức mạnh ghê gớm mà chỉ riêng lòng tốt không đủ để đổi thay.

Vì lẽ đó, cuộc đấu tranh của Phật Tử cũng như của giáo dân không thể chỉ tựa trên sức mạnh của lòng từ ái. Cuộc đấu tranh nào cũng phải có chiến lược và chiến thuật, tùy cơ ứng biến. Và dù đứng dưới bóng Phật hay bóng Chúa, con người cũng cần có một bộ óc phán đoán phân tích sắc bén cộng với một khả năng đủ cho việc chống lại cái ác, bên cạnh lòng hỉ xả từ bi,

Tôi là phật tử theo kiểu của riêng tôi vì tôi không bao giờ chủ trương đạo Phật trở thành “quốc giáo”, tôi đấu tranh cho một nền dân chủ đích thực mà nền dân chủ đích thực chỉ cho phép tồn tại một nhà nước thế tục trong đó tất thảy các tôn giáo đều được bảo vệ một cách bình đẳng nhưng trước hết mọi tín đồ đều có nghĩa vụ làm công dân xứng đáng.

Với tôi, chỉ có một nền dân chủ đích thực cho phép thay đổi thường xuyên các chính phủ thối nát, lạm nhũng mới cho phép các tôn giáo tồn tại đúng với tư cách tôn giáo, đền chùa và nhà thờ mới tồn tại như những chốn thiêng liêng nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cõi người mà không bị biến thành đồn bốt bảo vệ cho quyền lực nơi đám cường hào trá hình ức hiếp người tu hành và bóc lột chúng sinh.

Bây giờ, là một câu hỏi có tính riêng tư:
– Cơ duyên nào đưa bà đến cửa thiền?

Tôi xin trả lời:
– Sự đưa dẫn của số phận.

Đúng như vậy. Tất cả những ngả rẽ lớn trên đường đời, tôi không trù tính. Tất cả, đều xảy ra như những ngẫu nhiên. Nói một cách bóng bẩy hơn suốt phần đời tôi đã trải qua là tạo phẩm dưới bàn tay vô hình của số phận. Tuổi thơ, tôi không mơ ước làm nghề viết văn. Trưởng thành tôi cũng không hình dung được có ngày tôi trở thành kẻ thù số 1 của chế độ này. Tương tự như thế, chưa bao giờ tôi cố ý đi tìm đọc giáo lý nhà Phật.

Sau cái chết của cha tôi 1992 trong tôi bỗng nảy sinh nhu cầu siêu hình. Vì sao, chính tôi cũng không rõ. Có điều, tôi biết chắc chắn rằng đời người thường chứa chất những ngộ nhận, những nhầm tưởng, những bí ẩn, những che giấu…. tất cả những gì mà ta thường gọi là “bờ lú bến mê”. Trong quan hệ giữa con người với con người, những mê lú thường đem lại khổ đau, hờn oán. Thâm tình càng sâu, khổ đau càng lớn. Bởi vì, chỉ những người ta yêu thương mới có khả năng làm cho ta đau đớn. Phật tổ Như Lai dạy: ”Con cái là những sợi xích bằng vàng”. Với tôi, sự thật dạy thêm vế đối: ”Cha mẹ là những chiếc cùm bằng ngọc”. Trong gia đình tôi, tồn tại một nguyên tắc “Gia pháp cao hơn quốc pháp”. Vì lẽ đó, trong hơn một thập kỷ cha tôi đã áp dụng với tôi mọi hình thức kỷ luật quân đội để ép tôi sống với người chồng cũ, vì “bỏ chồng là điếm nhục gia phong”…..Có lẽ vì những ẩn ức đó tôi bỗng có nhu cầu siêu hình sau cái chết của ông, dù người âm kẻ dương chúng tôi vẫn là cha con và vẫn có nhu cầu trò chuyện. Cũng chính vì những ẩn ức đó cuộc gặp gỡ và thờ phụng Phật bà Quan Âm đối với tôi là một hạnh duyên, một may mắn vĩ đại và thần bí.

Là người viết văn tôi biết rằng với thời gian và qua thời gian tất thảy các nhân vật lớn thuộc mọi tôn giáo đều được thần thoại hóa. Nhưng cho dù tước bỏ mọi chi tiết huyền hoặc, mọi sợi chỉ óng ánh thêu dệt chân dung tôi vẫn thấy Phật Bà là một nhân cách vĩ đại tỏa sáng. Bị chinh phục hoàn toàn vì nàng công chúa từ bỏ cuộc đời xa hoa của hoàng cung, chạy trốn sự truy đuổi của quân lính triều đình, cưỡi hổ về phương Nam tu hành, tôi đi tìm đọc giáo lý nhà Phật.

Vậy là con đường tôi đi ngược chiều với nhiều người khác. Tuy nhiên phương Tây có câu: ”Mọi con đường đều dẫn đến Roma”.

Tôi tin rằng có nhiều con đường khác nhau dẫn đến tôn giáo nói chung cũng như cửa Phật nói riêng. Tùy theo duyên phận từng người, họ có thể dấn thân vào hành trình đó sớm hay muộn, lâu dài hay ngắn ngủi, sâu hay nông, thành thực hay chiếu lệ, v.v.

Đối với tôi, đạo Phật đem lại nhiều chân lý vĩnh hằng: Tính vô thường của Tồn Sinh, luật ly hợp của con người, vòng quay Sinh Diệt,v.v.  Nhưng trước tất thảy mọi triết thuyết, đạo Phật dạy ta xử lý ra sao trong các mối mâu thuẫn nan giải của đời người. Lịch sử cá nhân của Quán Âm Bồ Tát đem cho tôi một sức mạnh mới mẻ và sự thanh thản triệt để trong tâm hồn. Tôi hiểu là từ ngàn xưa những con người vĩ đại đã giải quyết ra sao mối mâu thuẫn giữa các thế hệ đặt trong bối cảnh tình huyết nhục.

Tôi hiểu rằng ngoại trừ ngày cha mẹ đặt ta vào cõi đời, con người phải tự mình sinh đẻ ra mình, và lần sinh trưởng thứ hai này mới thực sự quyết định cho nhân cách cũng như sự nghiệp.

Tôi hiểu rằng không phải vinh quang cũng không phải chiến thắng mà chính là Tình Yêu và sự Hy Sinh nâng con người lên cao.

Và tất thảy những ý tưởng ấy được chắt lọc ra khi tôi đọc “Chuyện Quan Âm”. Cho nên tôi như được hồi sinh khi tẩy xóa mọi ẩn ức, thanh lọc tâm hồn. Tôi cúi đầu trước vong linh cha tôi vì hiểu rằng chính ông và chỉ ông mới tạo ra tôi nhưng tôi vẫn đi đúng con đường tôi đã chọn, không mảy may nao núng. Tôi cũng không bao giờ ép duyên hay can thiệp vào đời tư của các con tôi. Và bài học lớn lao ấy tôi học được từ Phật bà Quan Âm. Ngài chính là cơ duyên đưa tôi đến cửa Thiền.

Cuối cùng, để cảm ơn tất cả những ai đã quan tâm hỏi tôi, nhất là các Phật tử tôi xin phép nói rằng:

Tôi vẫn mơ ước có một ngày, khi lũ lợn bẩn thỉu bị đuổi khỏi đền chùa, mọi nơi thờ cúng linh thiêng được trả lại cho các chân tu những người mà mệnh và nghiệp gắn kết họ với tôn giáo… Ngày ấy, nếu Trời còn cho sống, tôi sẽ lại “vãn cảnh chùa”, để thưởng thức mùi hương thuần khiết, thanh cao của hoa mộc hoa sói, hoa lan…. những loài hoa chỉ được phép trồng nơi thiêng liêng hương khói.

DƯƠNG THU HƯƠNG
(Nguồn: bahaidao)

16 April 2016

Trung Quốc trỗi dậy và suy tàn: Giới hạn của quyền lực

Nguyễn Quang Dy
“Quyền lực đẻ ra từ nòng súng” - (Mao Trạch Đông)
   
Câu nói của Mao (quyền lực đẻ ra từ nòng súng) chỉ đúng một phần. Thứ nhất, nó chỉ đúng với quyền lực cứng, chứ không đúng với quyền lực mềm, vì súng và tiền không thể đẻ ra quyền lực mềm. Thứ hai, nó chỉ đúng với việc giành quyền lực, chứ không đúng với việc giữ quyền lực, vì muốn giữ quyền lực lâu dài thì phải đổi mới và phát triển. Muốn phát triển bền vững phải đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị. Nhưng “quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối”, nên những kẻ độc tài và tham nhũng không chịu đổi mới chính trị.

Chính Mao đã từng nói “chính trị là thống soái” (politics in command) và hô hào phải làm “cách mạng thường trực”. Chính Mao đã huy động “Hồng vệ Binh” (fringe power) đối đầu và đánh sập hệ thống quyền lực của Đảng (mainstream power) để giành lại quyền lực (độc tôn). Chính Mao đã tạo ra “tiền lệ chống Đảng” (bằng bạo lực). Phải chăng Tập Cận Bình cũng đang bắt chước Mao một cách “sáng tạo” theo “Neo – Maoism” để giành quyền lực (độc tôn). Đối với Mao (và Tập) chính trị là độc tài. Cả Mao và Tập đều sùng bái quyền lực tuyệt đối và áp dụng sùng bái cá nhân, nên không hiểu giới hạn của quyền lực cứng.

Giới hạn của quyền lực không phải là điều mới lạ. Bệnh sùng bái quyền lực rất phổ biến, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác. Con người vốn sợ quyền lực, sợ kẻ mạnh, sợ nước lớn (như sợ Trung Quốc). Một số người (ở Việt Nam) sợ Trung Quốc nên không dám phản kháng khi bị họ bắt nạt; không dám kiện khi bị họ xâm phạm chủ quyền; không dám chơi với nước khác làm đối trọng vì sợ họ giận. Một số nước không dám lên án Trung Quốc quân sự hóa và lấn chiếm Biển Đông, vì sợ mất lòng Trung Quốc, và mất lợi ích kinh tế.

Napoléon Bonaparte đã từng nói “Trung Quốc là một người khổng lồ đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ yên, vì khi thức dậy nó sẽ làm đảo lộn thế giới”. Lời cảnh báo đó nay đã trở thành sự thật. Trung Quốc đã trỗi dậy (không hòa bình), bắt nạt các nước yếu hơn, và thách thức trật tự thế giới. Nhưng Trung Quốc mạnh tới đâu và có đáng sợ không? Sức mạnh của họ có giới hạn không? Và làm thế nào để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc?

Trung Quốc trỗi dậy: Dựa vào quyền lực cứng

Sau ba thập kỷ phát triển kinh tế ngoạn mục với tốc độ tăng trưởng hai con số, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới và đang cạnh tranh với Mỹ về kinh tế và quân sự, với tham vọng sẽ vượt cả Mỹ. Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất của Mỹ (với 1.300 tỷ USD tài sản). Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc vẫn đứng đầu thế giới, tuy gần đây đã bị tụt xuống mức 3.300 tỷ USD (cuối năm 2015). Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2016 tuy tăng một cách khiêm tốn là 7,6% nhưng vẫn đứng thứ hai thế giới (146,67 tỷ USD), chỉ sau Mỹ (573 tỷ USD cho ngân sách năm 2016).

Trung Quốc không chỉ là “quái vật kinh tế” (economic monster) như Nhật trước đây, mà còn là “quái vật quân sự” (military monster). Trung Quốc vừa sử dụng “cái gậy” để triển khai quyền lực (project power), vừa sử dụng “củ cà rốt” để mua chuộc các nước bằng túi tiền (checkbook diplomacy). Để mua chuộc Pakistan, Trung Quốc đã đầu tư 46 tỷ USD (4/2015). Để cạnh tranh với thể chế tài chính của Mỹ và Nhật, Trung Quốc đã khởi xướng Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) và góp vốn 50 tỷ USD (4/2015). Tập Cận Bình muốn theo đuổi “Giấc mộng Trung Hoa” để làm bá chủ thế giới bằng “Một vành đai, Một con đường”. Đó là con đường cực đoan dựa trên sức mạnh cứng của cơ bắp và tiền.

Tại Biển Hoa Đông, Trung Quốc thách thức Nhật Bản, đòi chủ quyền đảo Điếu Ngư và áp đặt Khu vực Nhận diện Phòng không (ADIZ). Tại Biển Đông, Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng, xâm phạm chủ quyền Việt Nam bằng dàn khoan HD981, bồi đắp các đảo đá ngầm và xây dựng các căn cứ quân sự, thách thức quyền tự do hàng hải quốc tế với yêu sách “đường chín đoạn”, nhằm kiểm soát và độc chiếm Biển Đông. Bằng “cái gậy” và “củ cà rốt”, Trung Quốc tăng cường phân hóa và thao túng các nước ASEAN (như cách tách bó đũa ra để bẻ từng chiếc) nhằm đối phó với chính sách ngăn chặn của Mỹ.

Khi Tập Cận Bình đến thăm Canberra (17/11/2014), chính phủ Tony Abbott đã trải thảm đỏ đón như một hoàng đế. Tập Cận Bình đã đọc diễn văn tại Quốc Hội Úc, nhấn mạnh hai nước “tay trong tay” và “vai kề vai” vì sự phát triển hai nước và ổn định khu vực. Khác với chuyến thăm vội vàng của Tổng thống Obama (11/2014), Tập Cận Bình đã được chính phủ Úc tìm mọi cách làm hài lòng (kể cả việc trước đó bỏ công sức và tiền bạc tìm kiếm vô vọng chiếc máy bay mất tích MH-370) để lấy lòng Trung Quốc, nhằm ký được một hiệp định thương mại có lợi cho nền kinh tế đang cần vốn và thị trường. Không biết có phải vì họ ngộ nhận hay ngây thơ về Trung Quốc hay không, mà chính phủ bang Northern Teritory đã quyết định cho tập đoàn Landbridge thuê cảng Darwin 99 năm, với giá 506 triệu AUD. Quyết định này đã bị dư luận báo chí trong nước thổi còi và chính phủ Mỹ phản ứng (New York Times, 21/3/2016). Landbridge có quan hệ mật thiết với PLA, và Darwin là nơi đóng quân của 2500 lính thủy đánh bộ Mỹ theo kế hoạch “xoay trục” sang Châu Á để đối phó với Trung Quốc.

Nước Anh cũng tuyên bố về một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ với Trung Quốc và bày tỏ nguyện vọng được làm “người bạn tốt nhất” của Trung Quốc tại Tây Âu. Khi Tập Cận Bình đến thăm London (20-23/10/2015) chính phủ David Cameron không chỉ trải thảm đỏ mà còn “treo cờ trắng đầu hàng” (về vấn đề Hong Kong) để đổi lấy những lợi ích kinh tế (nghe nói là 6 tỷ USD). Một cựu cố vấn cho Thủ tướng Anh (ông Steven Hilton) nhận xét rằng việc cúi đầu chịu khuất phục Trung Quốc là “sai lầm về đạo đức và thiển cận về kinh tế”. Nói cách khác, không nên làm bạn với “con mãng xà nấp trong chùm đèn” (tên một bài báo của Perry Link). Một nhà hoạt động nhân quyền người Anh (ông Benedict Rogers) bình luận, “Trung Quốc là kẻ bắt nạt, chúng ta cần đứng lên…” (Jonathan London blog, 3/3/2016).

Không phải chỉ có Úc và Anh sợ Trung Quốc mất lòng, mà nhiều nước khác (như Malaysia, Indonesia, Myanmar, Cambodia và Thailand) cũng thích “củ cà rốt” Trung Quốc. Nhưng gần đây, Malaysia và Indonesia bắt đầu thay đổi thái độ, vì Trung Quốc hành xử quá thô bạo. Tập Cận Bình đang thể hiện “xu hướng Phát-xít” trong nước và cách ứng xử ngày càng trắng trợn ở ngoài nước. Tình hình chính trị bên trong Trung Quốc hiện đáng báo động, và là mối đe dọa cho sự ổn định trong khu vực. (Jonathan London blog, 22/3/2016).

Trung Quốc suy tàn: Thiếu quyền lực mềm

Mô hình phát triển kinh tế với “bản sắc Trung Quốc” (Chinese exceptionalism) dựa trên thuyết “authoritarian resilience” được đánh giá là động lực chính đưa Trung Quốc cất cánh về kinh tế (sau sự kiện Thiên An Môn). Mô hình này đã giúp Trung Quốc phát triển ngoạn mục trong một thời gian, nhưng đến nay đã hết đà và hết hiệu nghiệm. Kinh tế Trung Quốc không thể dựa mãi vào xuất khẩu, mà cần phải chuyển đổi cơ cấu (dựa trên sức mua cho tiêu dùng trong nước). Nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã phát triển “kịch đường” (Paul Krugman), và đang gặp phải những mâu thuẫn trầm trọng, có thể dẫn đến sụp đổ hệ thống, nếu không đổi mới chính trị và dân chủ hóa. Nhưng đổi mới lại mâu thuẫn với bản chất chế độ chuyên chế độc đảng, đúng lúc này chuyển hướng cực đoan, tăng cường trấn áp.

Thay vì đổi mới thể chế chính trị thì Tập Cận Bình lại tăng cường kiểm soát và trấn áp. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật TƯ (CCDI) do Vương Kỳ Sơn làm Bí thư, là cánh tay phải của Tập Cận Bình và là cơ quan quyền lực đáng sợ nhất. CCDI đã bắt 160 “hổ to” (cán bộ cao cấp) và 1.400 “hổ nhỏ” để điều tra tham nhũng, nhằm “giết gà dọa khỉ” (xiaji jinghou). Dưới ngọn cờ chống tham nhũng, Tập Cận Bình đã ráo riết thanh trừng các đối thủ chính trị. Bộ Công nghệ Thông tin (MIT) còn ra quy định cấm các công ty báo chí do nước ngoài đầu tư không được xuất bản kể cả trực tuyến, nếu không được phép. Tập Cận Bình tuyên bố, “Tất cả các cơ quan truyền thông do Đảng chỉ đạo phải nói tiếng nói của Đảng và bảo vệ uy quyền và thống nhất của Đảng”. (Orville Schell, New York Review of Books, April 21, 2016).

Giới nghiên cứu độc lập và các giáo sư có quan điểm cởi mở tại các viện nghiên cứu và các trường đại học rất lo ngại về “hệ quả đáng sợ” của các chính sách cực đoan này đối với học thuật. Nhiều luật sư về nhân quyền đã bị bắt, trong số 300 luật sư với các cộng sự và người thân của họ, trong “Chiến dịch 709” (từ 9/7/2013). Từ năm 2013, tỉnh Chiết Giang đã tiến hành chiến dịch phá hủy thánh giá trên các nhà thờ, đến nay hơn 1.000 cây thánh giá đã bị phá hủy, gồm các nhà thờ bị xử phạt chính thức. Nhiều nhà báo và học giả nước ngoài không được cấp visa nhập cảnh. Chiến dịch trấn áp này còn vươn ra khỏi Trung Quốc.

Chiến dịch trấn áp này không phải chỉ giống thời Cách mạng Văn hóa mà còn giống mô hình “Đông Xưởng” (Eastern Depot) thời nhà Minh, dưới đời vua Chu Lệ (Yongle Emperor, 1402-1424) với một hệ thống mật thám theo dõi nội bộ rất chặt chẽ, để bảo vệ vương quyền. Các cơ quan tuyên truyền của Đảng gọi Tập Cận Bình là lãnh đạo “nòng cốt” (hexin) theo kiểu “độc tài cá nhân” (dictatorial personality). Nhiều người lo ngại Trung Quốc đang trượt theo xu hướng Mao (Neo-Maoism), chứ không theo xu hướng Đặng Tiểu Bình, và ngày càng giống mô hình “Đông Xưởng” đầy tai tiếng. Nhưng tăng cường kiểm soát và trấn áp không có nghĩa là Trung Quốc đang mạnh lên, mà là đang suy yếu. Theo David Shambaugh, Trung Quốc đang trong “màn chót” (endgame) hay trong “buổi hoàng hôn” (twilight) của chế độ cộng sản (Minxin Pei). Còn theo Ross Peros thì Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng” (hard landing).

Bất chấp trấn áp, dư luận phản đối Tập Cận Bình vẫn không bị dập tắt. Trong một bức thư ngỏ lưu hành trên mạng, phóng viên Tân Hoa Xã Zhou Fang đã phê phán chính sách kiểm duyệt thô bạo và cực đoan của Tập Cận Bình là “vi phạm quyền tự do ngôn luận trực tuyến”. Một bức thư ngỏ khác của một nhóm các “Đảng viên Cộng sản Trung kiên” (đăng trên website CCDI) không những lên án Tập về tệ “sùng bái cá nhân” mà còn công khai kêu gọi Tập từ chức vì, “không có năng lực lãnh đạo Đảng và đất nước tiến vào tương lai…”

Bức thư đó lập luận rằng “chính sách đối ngoại hung hăng của Tập đã gây hấn với các nước láng giềng và để Mỹ giành ảnh hưởng, trong khi làm Hong Kong và Đài Loan li tán. Quản trị kinh tế của Tập đã dẫn đến sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán năm ngoái, làm cho các doanh nghiệp nhà nước phải sa thải hàng loạt nhân viên và làm nền kinh tế suy sụp”. Một giáo sư của trường Đảng cảnh báo “đàn áp sẽ gây nguy hiểm cho Đảng”. Theo Andrew Nathan, những ý kiến chỉ trích đăng trên website CCDI chứng tỏ những người ủng hộ Tập đang lo ngại những quyết sách của ông có thể làm sụp đổ chế độ (Washington Post, March 29, 2016).

Người dân lo sợ tìm mọi cách chuyển tiền ra nước ngoài, làm Trung Quốc chảy máu ngoại hối ngày càng nhiều. Riêng năm 2015, đã có 1000 tỷ USD chạy khỏi Trung Quốc, làm dự trữ ngoại hối chỉ còn 3.300 tỷ USD. Chỉ cần 5% dân số Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài hợp lệ (mỗi người được chuyển 50.000 USD/năm) thì số dự trữ ngoại hối nói trên sẽ hết sạch. Theo AFP (20/1/2016) 1/4 số công ty Hoa Kỳ kinh doanh tại Trung Quốc đang rút khỏi nước này. Chỉ trong 3 tháng đầu 2016, tổng giá trị ngoại tệ mà Trung Quốc mua lại các công ty nước ngoài là 73 tỷ USD (so với 6,2 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái).

Đảng Cộng Sản Trung Quốc càng dựa vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bài ngoại, thì các chính sách của Tập Cận Bình càng cản trở Bắc Kinh trong việc điều chỉnh mối quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng tại Biển Hoa Đông cũng như Biển Đông. Những bước ngoặt lớn trong quan hệ Trung-Nhật và Trung-Việt đã làm thay đổi bức tranh địa chính trị tại hai khu vực trọng yếu này. Trong khi Nhật buộc phải thay đổi hiến pháp (điều 9) để tái vũ trang, thì Việt Nam buộc phải xoay trục xích lại gần Mỹ, theo hướng đối tác chiến lược.

Giới hạn của quyền lực

Việt Nam trước đây không sợ Trung Quốc, dám chống lại khi bị Trung Quốc xâm lược và đô hộ. Người Việt đã từng thắng, dù người Trung Quốc mạnh hơn nhiều lần, dù thời trước người Việt không có đồng minh nào làm đối trọng. Đó là sự thật lịch sử. Nhưng khi thắng trận, các cụ thời trước rất khiêm tốn, không hạ nhục đối phương (không ghi kẻ thù vào Hiến pháp và không xua đuổi người Hoa). Các cụ còn xin lỗi đối phương để hòa giải, vì họ là nước lớn. Đó là văn hóa ứng xử khôn ngoan. Nói cách khác, đó là quyền lực mềm.

Khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam (2/1979), họ đã sử dụng một lực lượng lớn hơn nhiều lần, tấn công trên toàn tuyến biên giới, trong khi lực lượng cơ động chiến lược tinh nhuệ của Việt Nam còn ở Campuchia (chưa chuyển quân về kịp thời). Nhưng quân đội Trung Quốc đã bị tổn thất nặng nề, chủ yếu bởi lực lượng tại chỗ của Việt Nam. Có nhiều lý do, như địa hình hiểm trở, quân đội Trung Quốc lúc đó còn yếu kém về trang bị và chiến thuật, ý chí chiến đấu của người Việt Nam lúc đó rất cao, làm giới hạn quyền lực cứng Trung Quốc.

Trong suốt cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, Trung Quốc chỉ thắng một trận lớn đáng kể là trận Lão Sơn, khi giành giật cao điểm 1509 tại Vị Xuyên (4/1984). Họ thắng chỉ vì có kẻ phản bội làm nội gián cung cấp kế hoạch tấn công của ta cho địch. Bốn năm sau (3/1998), Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma (Johnson South Reef). Việt Nam mất Gạc Ma không phải chỉ vì lực lượng quá chênh lệch (ta chỉ có lính công binh giữ đảo), mà còn vì “lệnh trên” không cho nổ súng, nên đơn vị giữ đảo đã bị địch tàn sát (hy sinh 64 chiến sĩ). Thất bại Gạc Ma và Lão Sơn là vết nhục và mối hận đối với quân đội Việt Nam. Cuốn sách “Vòng tròn Bất tử” (do tướng Lê Mã Lương chủ biên) không được xuất bản là một món nợ.

Khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu chuyển giai đoạn (1965), tổng thống John Kennedy lưỡng lự trước quyết định can thiệp quân sự. Nhưng dàn cố vấn của ông gồm những người “tài giỏi và thông minh nhất nước Mỹ” (the best and the brightest) ủng hộ can thiệp quân sự. Trong đó có cố vấn an ninh quốc gia McGeorge Bundy và bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara. Chỉ có George Ball (trợ lý Ngoại trưởng) nhìn thấy trước sai lầm và cố can ngăn tổng thống đừng can thiệp, nhưng họ không nghe. George ball là người có tầm nhìn.

Trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ đã triển khai tối đa sức mạnh cứng. Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã triển khai “hàng rào điện tử” để ngăn chặn quân đội Bắc Việt thâm nhập, nhưng đã bất lực. Mỹ đã dùng hỏa lực tối đa (kể cả máy bay ném bom B52), tưởng sẽ bình định được Việt Nam trong vòng 18 tháng, nhưng họ đã nhầm. Chiến tranh Việt Nam đã làm người Mỹ nhận ra “giới hạn của quyền lực” (limits of power).

Vài tử huyệt của Trung Quốc

Vấn đề đầu tiên là “tiền đâu”. Chỉ cần quan sát dòng tiền đi đâu về đâu là biết sức khỏe nền kinh tế thế nào. Nhiều tiền như Trung Quốc chưa chắc đã khỏe. Thiếu tiền như Việt Nam hiện nay cũng khốn đốn. Thật là một câu hỏi hóc búa khi Giám đôc World Bank hỏi thẳng thủ tướng NTD, “chính phủ ông lấy đâu ra tiền để phát triển nhanh và bền vững”. Điều bà Victoria Kwakwa không tiện hỏi là “tiền viện trợ đi đằng nào?”

Thứ nhất, dòng tiền chạy ra khỏi Trung Quốc đang đe dọa dự trữ ngoại hối. Khoảng 1.400 tỷ USD đã chạy khỏi Trung Quốc trong 10 năm qua. Riêng năm 2015, khoảng 1.000 tỷ USD đã chạy mất, làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối, gây bất ổn cho nền kinh tế. Nhiều quan chức tham nhũng và các đại gia làm ăn mờ ám tìm mọi cách trốn thuế và rửa tiền. Hồ sơ Panama là một quả bom nổ chậm khổng lồ, lớn hơn nhiều so với hồ sơ “Offshoreleaks” (2013).

Theo tờ Guardian (1/2014), Liên minh Báo chí Điều tra Quốc tế (ICIJ) đã nắm được hơn 200 GB dữ liệu tài chính bị rò rỉ liên quan đến các công ty tài chính (PricewaterhouseCoopers, Credit Suisse và UBS) đã làm trung gian lập công ty vỏ bọc tại British Virgin Islands cho các quan chức Trung Quốc. Tài liệu của ICIJ tiết lộ hơn 21.000 khách hàng từ Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đã lợi dụng các tài khoản để trốn thuế ở BVI. Với 11,5 triệu tài liệu nằm trong 2,6 terabyte dữ liệu về Mossack Fonseca, nếu được lần lượt công bố thì chưa thể hình dung hệ quả sẽ thế nào. Trong khi thủ tướng Iceland vừa tuyên bố từ chức, thì nhiều người khác có liên can chắc vẫn đang nín thở chờ, hay nghĩ cách đối phó.

Theo tờ New York Times (10/2012) công ty tư vấn luật của con gái ông Ôn Gia Bảo, tên là Lily Chang, đã được JPMorgan, trả 1,8 triệu USD… Tài liệu của ICIJ cho biết mối liên hệ giữa cô Chang và công ty tư vấn Fullmark Consultants được lập năm 2004 ở BVI dưới tên chồng của Chang là Liu Chunhang, tồn tại đến năm 2006 trước khi anh này chuyển đi làm cho một ngân hàng ở Trung Quốc. Quyền sở hữu Fullmark Consultants khi đó được chuyển sang cho Zhang Yuhong, một người bạn của gia đình Ôn Gia Bảo. Tờ New York Times nói rằng Zhang Yuhong có liên hệ tới các hoạt động làm ăn của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo, và cáo buộc gia đình ông Ôn Gia Bảo đã tích lũy tài sản lên tới 2,7 tỷ USD trong thời gian ông cầm quyền. ICIJ cũng tiết lộ con trai ông Ôn Gia Bảo là Ôn Vân Tùng đã thành lập công ty Trend Gold Consultants tại BVI dưới sự trợ giúp của Credit Suisse (năm 2006).

Hồ sơ Panama cho biết, gần một phần ba thương vụ của tập đoàn Mossack Fonseca đến từ văn phòng tại Hong Kong và Trung Quốc, khiến Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất và Hong Kong là văn phòng bận rộn nhất của họ. Thật trớ trêu là từ khi cầm quyền (2012), ông Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” mạnh mẽ. Hơn 300.000 quan chức Trung Quốc đã bị thanh trừng vì vi phạm luật chống tham nhũng… Hồ sơ Panama xuất hiện đúng vào lúc gay cấn nhất đối với Tập Cận Bình.

Theo Hồ sơ Panama, Mossack Fonseca đã giúp ông Đặng Gia Quý, anh rể ông Tập Cận Bình (chồng của Tập Kiều Kiều là chị gái ông Tập) lập ba công ty tại Virgin Islands (năm 2009). Năm 2012, hãng Bloomberg News cũng đã phát hiện các khoản tiền đầu tư lên tới 365 triệu USD của gia đình ông Tập Cận Bình khi còn là phó Chủ tịch Nước. Một phần của khối tài sản nói trên được nộp vào công ty của ông Đặng Gia Quý.

Ngoài ra, trong hồ sơ Panama còn có tên tuổi nhiều người khác như bà Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng và cô Jasmine Li, cháu gái ông Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSTrung Quốc. Công ty của bà Lý Tiểu Lâm, tên là Cofic Investments Ltd, có địa chỉ tại British Virgin Islands, còn cô Jasmine Li đã nhận được một công ty ở hải ngoại khi còn tuổi vị thành niên. Trong Hồ sơ Panama còn có tên tuổi các thân hữu của hai đương kim ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSTrung Quốc là ông Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn.

“Đả hổ diệt ruồi” là con dao hai lưỡi. Tuy chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt của Tập Cận Bình đã thanh trừng được hơn 300.000 quan chức tham nhũng, nhưng cũng gây ra mâu thuẫn nội bộ rât sâu sắc, làm xã hội hoảng loạn (như thời cách mạng văn hóa) và làm bộ máy công quyền gần như tê liệt, với những tin đồn dai dẳng về nguy cơ đảo chính và ám sát. Vụ Lệnh Hoàn Thành (anh của Lệnh Kế Hoạch đang bị giam) chạy sang Mỹ, đem theo nhiều tài liệu tối mật (nghe nói còn quan trọng hơn cả vụ Vương Lập Quân) là một quả bom nổ chậm đang làm đau đầu Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn. Vụ Panama papers làm cho Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn còn đau đầu hơn nhiều (như mất chính danh). Trong khi các đối thủ chính trị trong nước có thể lợi dụng để phản công, thì các chính phủ nước ngoài có thể tìm cách khống chế Mossack Fonseca, một khi họ muốn trừng phạt kinh tế Trung Quốc. Trong thế giới toàn cầu hóa, các nhà độc tài (như Tập hay Putin) không ai an toàn tuyệt đối.

Thứ hai, kinh tế suy thoái dẫn đến phá giá đồng tiền, chứng khoán đổ vỡ, nguy cơ nợ xấu và vỡ bong bóng bất động sản, thất nghiệp và biểu tình tăng nhanh (năm 2015 có 28 triệu công nhân thất nghiệp và 2.700 vụ đình công). Trong khi người nghèo “di cư ngược” về nông thôn, thì người giàu di cư ra nước ngoài một cách ồ ạt. Người ta nói chứng khoán đổ vỡ là một cuộc ‘tàn sát tầng lớp trung lưu”, làm dòng người chạy khỏi Trung Quốc ngày càng lớn. Nói cách khác, đây là hiện tượng dân chúng “bỏ phiếu bằng chân”.

Thứ ba, phong trào “thoát Trung” ngày càng rõ (tại Hong Kong, Đài Loan), trong khi phong trào li khai (có thể kèm theo cả khủng bố) ngày càng gia tăng (tại Tân Cương, Tây Tạng). Dư luận Hông Kong ngày càng bất bình về chính sách của Bắc Kinh, không tôn trọng những cam kết về quyền tự do dân chủ cho Hồng Kong, là nguyên nhân chính làm nổ ra phong trào biểu tình “bất tuân dân sự” (năm 2014). Tại Đài Loan, việc Đảng đối lập Dân Tiến bất ngờ thắng cử và bà Thái Anh Văn lên làm ổng thống (1/2016) đã làm Bắc Kinh đau đầu.

Thứ tư, ô nhiễm môi trường và thực phẩm nhiễm độc ngày càng nặng, tới mức báo động, không những làm phẩm chất cuộc sống của người dân Trung Quốc ngày càng bất ổn, mà còn làm cho hình ảnh của Trung Quốc ngày càng xấu xí. Một xã hội bất an và phẩm chất cuộc sống bất ổn, trong khi tự do dân chủ và nhân quyền bị bóp nghẹt, là một xã hội tụt hậu. Trong khi đó, bóng ma Thiên An Môn và oan hồn của những người dân tập Pháp Luân Công bị sát hại, đang chờ đòi mạng, như một quả bom nổ chậm chưa được tháo ngòi.

Thứ năm, xung đột tại Biển Đông và Biển Hoa Đông do thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc đã buộc Việt Nam phải xoay trục xích lại gần Mỹ như đối tác chiến lược (trên thực tế), và buộc Nhật phải thay đổi hiến pháp để tái vũ trang nhằm tự vệ và bảo vệ đồng minh tại khu vực (Biển Đông). Trước mối đe dọa của Trung Quốc, vai trò của Nhật tại khu vực Đông Á ngày càng lớn. Cùng với chính sách “xoay trục” của Mỹ và TPP, những thay đổi địa chính trị tại khu vực đang làm cho Trung Quốc ngày càng bị cô lập.

Thay cho lời kết

Khi Nhật đứng trên đỉnh cao quyền lực (trước khủng hoảng 1997) ai cũng lo “Nhật mua cả thế giới”. Nhật cũng bị suy sụp vì khủng hoảng, thì Trung Quốc không phải ngoại lệ. Nếu sức mạnh chỉ dựa trên quyền lực cứng, thì nó chỉ nhất thời. Muốn phát triển bền vững, Trung Quốc phải đổi mới thể chế, cả kinh tế lẫn chính trị. Trung Quốc tăng cường kiểm soát và trấn áp các quyền tự do dân chủ (bên trong) và hung hăng với bên ngoài, không phản ánh sức mạnh đang lên, mà bộc lộ thế yếu đi xuống, nên lo sợ đối phó để duy trì nguyên trạng.

Để đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc, các nước ASEAN phải đoàn kết. Các nước có tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei, cần ngồi lại với nhau để giải quyết tranh chấp, không bị phân hóa, để có tiếng nói chung với Trung Quốc. Khối “tứ cường” (Mỹ-Nhật-Ấn-Úc) cần củng cố thể chế và phối hợp chặt chẽ trong vai trò an ninh khu vực, bao gồm tuần tra chung và giúp các nước ASEAN (đặc biệt là Philippines và Việt Nam) tăng cường khả năng phòng thủ, thông qua khuân khổ Đối tác Chiến lược Mỹ-ASEAN, TPP và Tầm nhìn Đông Á. Cần dựa trên các khuân khổ hợp tác an ninh (cả cũ và mới), để tăng cường hợp tác quân sự, chia sẻ thông tin tình báo, phối hợp tập trận và tuần tra chung tại Biển Đông, để đảm bảo nguyên tắc tự do hàng hải quốc tế.

Theo Thượng nghị Sỹ John McCain, đã đến lúc Mỹ phải vượt qua những động tác tượng trưng để xúc tiến “một chiến dịch tự do trên biển” mạnh mẽ, cả về nhịp độ và quy mô chương trình tuần tra FONOP của các chiến hạm Mỹ tại Biển Đông để thách thức thái độ của Trung Quốc. Cần tăng cường các hoạt động tập trận và tuần tra chung, thu thập tin tức tình báo tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Trước thay đổi về tương quan lực lượng, Mỹ phải tập trung tăng cường vị thế quân sự tại khu vực, phù hợp với Báo cáo của CSIS tại Quốc hội gần đây, bao gồm triển khai thêm các lực lượng không quân, hải quân, và lục quân tại khu vực này để làm cho các nước đồng minh yên tâm (Financial Times, April 12, 2016).

Trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới (5/2016) hy vọng tổng thống Obama có tiếng nói chung với TNS John McCain, để chấm dứt “tiếng kèn ngập ngừng” trong trò chơi “mèo vờn chuột” ở Biển Đông. Đối tác chiến lược Mỹ-Việt phụ thuộc vào cách thức chính quyền Obama (hay chính quyền tiếp theo) triển khai chính sách “tái cân bằng” để ngăn chặn Trung Quốc, cũng như thái độ hợp tác thực sự của dàn lãnh đạo mới tại Hà Nôi.

NQD. 13/4/2016
(Theo Dân Quyền)
    ___________

    Tham khảo
        “America needs more than symbolic gestures in the South China Sea”, John McCain, Financial Times, April 12, 2016
        “A Gut Check on US China Policy”, Elizabeth Economy, Council on Foreign Relations, April 5, 2016
        “Crackdown in China: Worse and Worse”, Orville Schell, New York Review of Books, April 21, 2016
        “Xi Jinping flirts with danger in his turn to ideology”, Stein Ringen, South China Morning Post, April 11, 2016,
        “Chinas resistance to Xi Jinping slide into Maoism”, Editorial Board, Washington Post, March 28, 2016