03 June 2015

Tin ngắn đáng chú ý

Mỹ triển khai trục hạm tàng hình đến biên giới Tàu Cộng: 


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã tiết lộ kế hoạch của Lầu Năm Góc triển khai các loại vũ khí tiên tiến, gồm cả khu trục hạm tàng hình mới nhất, đến gần biên giới Trung Quốc. Hành động của Washington là nhằm ngăn chặn tham vọng ngày càng lộ liễu của Bắc Kinh trong khu vực.

Ngày 31.5 tại Singapore, ông Carter cho biết hệ thống vũ khí mới của Mỹ sẽ được điều động đến châu Á. Đây là một phần trong kế hoạch dài hạn của quân đội Mỹ, nhằm tăng cường khí tài và sức mạnh quân sự trong khu vực đang có dấu hiệu nóng lên từng ngày do tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước.

Theo Wall Street Journal, trong số các loại vũ khí có mặt trong danh sách điều động của Bộ Quốc phòng, nổi bật nhất là khu trục hạm tàng hình thế hệ mới của Hải quân Mỹ. Tàu khu trục Zumwalt có chiều dài 186m, diện tích sàn trên 1.000 m2, lượng giãn nước 14.564 tấn và được đặt theo tên Đô đốc Elmo Zumwalt.
(theo PressTV )

Ấn Độ cũng phái tầu chiến đến Biển Đông:


(TNO) Bốn tàu hải quân Ấn Độ, bao gồm 3 chiến hạm tối tân, đã có mặt ở Biển Đông để tập trận chung cùng 5 quốc gia thành viên ASEAN, nhật báo Deccan Herald (Ấn Độ) đưa tin ngày 1.6.

Bốn tàu chiến này gồm tàu hộ tống tàng hình INS Satpura, tàu hộ vệ chống ngầm INS Kamorta, khu trục hạm tên lửa INS Ranvir và tàu chở dầu INS Shakti.

Hai chiếc đầu đã tham gia cuộc tập trận Simbex-2015 cùng Hải quân Singapore từ ngày 23.5 đến 26.5, trong khi 2 chiếc còn lại vừa cập cảng Jakarta (Indonesia) ngày 31.5.

Bốn tàu quân sự Ấn Độ dự kiến sẽ tập trận cùng Hải quân Indonesia trong 4 ngày tới, trước khi lần lượt ghé thăm Malaysia, Thái Lan, Campuchia và cuối cùng là Úc.

Deccan Herald bình luận việc điều động tàu hải quân của Ấn Độ đến Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Mỹ và nhiều quốc gia châu Á đang lên tiếng phản đối hoạt động bồi đắp đảo trái phép của Trung Quốc tại vùng biển này.

“Ấn Độ tin tưởng vào tự do hàng hải. Hoạt động khai thác dầu mỏ của Ấn Độ tại Biển Đông tuân theo quy định của luật pháp quốc tế. Các tuyên bố đe dọa dùng vũ lực (của Trung Quốc) không thỏa đáng vì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đã cam kết sẽ giải quyết vấn đề tại Biển Đông”, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj phát biểu tại thủ đô New Dehli ngày 31.5.

Deccan Herald cho biết cách đây 3 năm, khi đang trong hải phận quốc tế ở Biển Đông hướng về một hải cảng ở Việt Nam, tàu đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ bị một tàu quân sự Trung Quốc yêu cầu rời đi vì cho rằng tàu Ấn Độ xâm phạm vùng biển của Trung Quốc (?).

Chuyên gia Mỹ: Các nước liên hệ sợ mạo hiểm khiến Tàu Cộng lấn tới.

Bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Mỹ và Chiến lược (CSIS, Mỹ) nói rằng:

Ảnh: Lowy Institute

“Theo tôi, Mỹ sẽ tiến hành các cuộc tuần tra trên biển ngay trong phạm vi 12 hải lý (tương đương 22 km) xung quanh Đá Vành Khăn để bảo vệ tự do hàng hải. Có khả năng Nhật Bản và Úc cũng sẽ làm như vậy”, bà nói với Thanh Niên Online nhân một cuộc phỏng vấn.

Ngày 1.6, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews tuyên bố nước này sẽ tiếp tục cho máy bay quân sự bay ngang Biển Đông ngay cả khi Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại đây.

Còn tại Đối thoại Shangri-La 2015 (diễn ra tại Singapore từ 29 - 31.5), Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã đề xuất cùng 10 nước thành viên ASEAN tuần tra vùng trời Biển Đông 24/24.

“Nếu Mỹ không chịu mạo hiểm, thì Trung Quốc sẽ không cân nhắc lại hành động của mình. Trung Quốc đang hưởng lợi từ một chính sách và một tình hình mà trong đó các bên liên quan đang ngại mạo hiểm”, bà Glaser nói  thêm.

Chuyên gia kỳ cựu này cho biết Mỹ nhiều khả năng sẽ chọn Đá Vành Khăn để thực hiện tuần tra vì trước đây nó là một bãi ngầm. “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) không cho phép thiết lập vùng lãnh hải hay không phận rộng 12 hải lý quanh bãi ngầm”, bà Glaser giải thích.  (Theo TN online) 

No comments:

Post a Comment