31 May 2015

Chiếc Áo Lính Chín Tuần Quang Trung

Nhân giỗ 49 ngày Nhà Văn Tâm Thanh

Nguyễn Đắc Điều

Đã là con người, ai cũng phải trải qua sinh lão bệnh tử, nhưng dường như chúng ta hiếm khi nghĩ cái chết sẽ đến với ta, cho đến khi bị lâm trọng bệnh.

Tâm Thanh đã trải nghiệm được khi bác sĩ thông báo cho anh mắc chứng bệnh nan y “ung thư tụy tạng”. Anh đã hoàn thành cuốn “chúc thư” Lệnh Triệu Ban Rồi-Một Trường Hợp Ung Thư, để cảnh báo mọi người và làm cách nào để sống quãng đời còn lại một cách phong phú và hạnh phúc.

Cái đặc biệt của cuốn sách là nhân vật thứ nhất được gọi bằng “Bạn”. Vậy “Bạn” vừa là tác giả vừa là độc giả, đơn giản là những gì xẩy đến cho Tâm Thanh chắc sẽ xẩy ra cho “Bạn”. Hãy lắng nghe những gì Tâm Thanh chia sẻ:

RÚT NGẮN: LỆNH TRIỆU BAN RỒI
Một trường hợp ung thư – Lời cuối cho anh
***

TRONG BÚP SEN ĐỎ CHÓT ĐAU THƯƠNG
“Nguồn vui ngồi im lặng, mắt vướng lệ.
Trong búp sen đỏ chót đau thương”
Tagore, Lời Dâng
Đèn báo động: Đau đớn

Đau là một đèn cảnh báo, nhưng bạn coi thường triệu chứng.

Về phương diện thể lý, đau là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ, một cảnh báo rất tử tế của Tạo hóa. Cơ thể không biết đau có thể ví như chiếc xe hơi không có đèn báo thiếu nhớt, cạn dầu thắng, cứ chạy cho tới khi lao xuống vực thẳm. Khi chớm đau dễ chữa hơn, vì càng để đau nhiều càng khó trị. Có nhiều người cứ nhịn đau, tưởng mình nhịn đau giỏi, có biết đâu nhẹ không ưa ưa nặng.

Về phương diện tâm lý cũng vậy – buồn phiền, thất vọng, khổ não đều là một tiếng gọi nhân từ, một tiếng “tằng hắng” từ Trên, rằng có cái gì đó trục trặc, một biên giới nào đó bạn không nên vượt qua. Thí dụ ăn quá độ đau bụng; đau mà tiếp tục mê ăn, sinh bệnh. Nói xấu tha nhân, nói dối, xảo ngôn, nịnh bợ, khoe khoang…mỗi

lời đều có hậu quả là đau đớn. Bớt ăn bớt nói là giảm thiểu bệnh tật và tai họa, nhưng dễ gì, con gà thích gáy, con heo ham ăn, con người không ăn to nói lớn, thấy ngứa ngáy khó chịu…Biết mà không khoe nó ấm ức làm sao! Vì thế Trời thương cho ta một cơ năng tiết chế tự động – cơ năng biết khổ ! Khổ là một bộ máy tiết chế tinh vi, kềm hãm cho tâm khỏi sa đọa.

Đau khổ cũng giống như cái roi của một người cha hiền dậy con, thôi con đừng tham sân si nữa. Tham danh lợi, oán nhân, si tình là ba cám dỗ nặng nề nhất trên đời, mà cũng là căn nguyên của mọi mê lầm, hậu quả là tự hủy diệt. Vì vậy Trời còn thương người, luôn để mỗi căn nguyên đó - như một con rắn – phóng nọc độc. Lúc đầu nọc độc rất nhẹ, nếu bạn tỉnh táo tiếp nhận, nó sẽ biến thành thuốc ngừa. Bằng không, nó thành thuốc độc.

Hiếu sinh là một bản năng tốt, nhưng bám vào đời sống một cách ham hố, say mê quá đáng, cũng dễ chuốc khổ. Bạn thích ăn ngon, thích nhìn vẻ đẹp, thích nghe âm thanh du dương, thích được nịnh hót, thích được mọi người hâm mộ…Ai chả thế. Nếu ngũ quan không thoái hóa hao mòn đi theo thời gian, buộc bạn dừng lại…“thu quân về” hưu chiến, bạn sẽ trở thành lố bịch khi về già. Hiếu sinh nhưng đừng tham sinh.

Đau khổ, ơn gọi

Bạn được chụp thuốc mê lúc nào không hay, khi “tỉnh dậy” lại tưởng mình chưa được mổ, sờ nắn trong người, đầy dây nhợ, băng bó khắp nơi, tưởng thân xác này của người khác. Bạn vừa chết 7 tiếng đồng hồ! Sống dậy nhưng không biết có sống thật không. Lúc này bạn mới cảm nhận sâu sa hai chữ phù du hay vô thường; chứ trước đây bạn nói thuộc lòng, nói làm dáng, nói…chơi. Thực tế, bạn là người kém sức khỏe từ lâu, nhưng ngu muội tưởng mình được miễn trừ định luật hủy hoại. Bạn yêu đời, tốt; nhưng sai lầm khi tưởng thực tại này bền vững, bạn sống bằng ảo ảnh.

Tỉnh giấc, bạn cảm thấy mình vừa được kêu gọi về phận làm người…

Tha nhân là đồng hành chung phận. Những bệnh nhân nằm chung phòng với bạn, những người xách cặp đi ngược xuôi buôn bán ngoài kia, những đứa trẻ đang nô đùa trước cửa viện dưỡng lão… đều sẽ như bạn – già, bệnh, chết. Bạn “khám phá” ra nhiều người bạn xưa nay tưởng khỏe mạnh hạnh phúc, cũng đang xính vính vì bệnh nọ tật kia, bạn âm thầm thông cảm với họ. Ngược lại, một người quen khác bị bệnh viện chê, cho về nhà chuẩn bị hậu sự trong vòng từ hai tuần đến một tháng. Qua hai tháng người ấy còn sống, lại ăn uống được, đi lại được, bạn mừng; mỗi bước chân của anh là niềm vui của bạn. Với mọi người, sự đồng cảm gia tăng, nghi kỵ tan biến. Một “thói xấu không chịu được” của một người quen bỗng trở thành ngộ nghĩnh dễ thương. Giả như cái “thói” của ai kia có lần xúc phạm trực tiếp bạn, nhưng tưởng tượng người ấy ngày mai ngã bệnh, không còn “giở thói” được nữa, bạn có thương không? Chắc chắn là thương. Bạn mong người ấy khỏe mạnh sống lâu và tìm được bình an chân thật.

Bạn còn học được một bí quyết phòng bệnh: khi trời đất nổi cơn gió bụi thì đừng há miệng ra.

Sau hai tuần lễ nằm bệnh viện về, vợ con tíu tít vui mừng, bạn có cảm tưởng những con cá con tôm cũng chào đón bạn “welcome home”. Vợ bạn hỏi đùa nếu ăn con cá đĩa trong hồ cá mà hết ung thư bạn ăn không? Bạn đáp không. Hồi còn trẻ bạn từng giết gà vịt, bây giờ dù ăn thịt cá – nhưng kỳ lạ - bạn không thể giết con vật.

Bạn càng không thể giết con vật đã quen thân. Dù giết con cá trong hồ cảnh để chữa bệnh, bạn không làm – không phải vì vấn đề luân lý, mà vì tâm lý thôi.

Với Đấng Thiêng Liêng

Lễ cầu siêu 49 ngày cho Anh Nguyễn Ngọc Diệp

Hôm nay Thứ Bảy, ngày 30 tháng 5 năm 2015, một buổi Lễ Cầu Siêu 49 Ngày cho bạn Nguyễn Ngọc Diệp đã được tổ chức trọng thể và trang nghiêm tại Chùa Liên Hoa, thuộc thành phố Garden Grove, CA. Ngoài các thân nhân và thân hữu của gia đình Anh Chị Diệp, còn có các bạn k10 và các bạn QGHC khác đến tham dự.

Có mặt hôm nay: Anh Trần Ngọc Thiệu, Anh Chị Nguyễn Chí Vy, các bạn k10 gồm: Anh Chị Đỗ Duy Chí, A/C Cao Công Đắc, A/C Trần Quốc Bao, A/C Nguyễn Tiến Thịnh; các bạn Đỗ Xuân Trúc, Thái Tăng Phục (lúc này bạn Phục đã “mỏi gối chồn chân”, hoặc thiếu thuốc Tam Tinh Hải Cẩu Bổ Thận Hoàn nên không còn sức để cõng BX đến dự, nên đi có một mình) và Nguyễn Nhật Ngọ.  Đặc biệt có sự hiện diện của Chị Nguyễn Mạnh Tùng (Chị cũng còn giữ email của Tùng trên Diễn Đàn k10)

Buổi Lễ Cầu Siêu đã bắt đầu từ lúc 11 AM và kết thúc lúc 12:25 PM. Sau đó là bữa cơm chay thân mật do Chị Diệp và Nhà Chùa khoản đãi.

Sau đây là vài hình ảnh do Phóng Viên Nghé Ngọ thực hiện: 


29 May 2015

FIFA: Sepp Blatter lại thắng cử chức chủ tịch 4 năm nữa

Với tổng số 209 hội viên chính thức, theo thể lệ bầu phiếu thì ứng cử viên cần 139  phiếu  là đắc cử ngay vòng đầu bằng không thì phải vào vòng hai. Trong vòng đầu, đương kim chủ tịch Sepp Blatter được 133 phiếu còn hoàng tử Ali Bin  có 73. Blatter tuy  thắng phiếu nhưng không hội đủ số 139  nên cả hai phải qua vòng nhì. Trong khi chờ đợi thì hoàng tử Ali Bin tuyên bố rút lui. Thế là Blatter đương nhiên tái đắc cư và đó là nhiệm kỳ thứ năm của ông.
Sepp Blatter (Ảnh Reuters)

Nếu như Blatter bày tỏ mong muốn được làm việc lâu dài tại FIFA ngay sau khi tuyên bố thắng cử thì hoàng thân Ali bin Al Hussein mong muốn được nhìn thấy một FIFA được cải tổ mạnh mẽ theo hướng dân chủ.

Blatter nhận được những lời chúc mừng từ đại diện các LĐBĐ quốc gia ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, trong khi hầu hết các thành viên UEFA đều bỏ ra về sớm sau đó khiến giới quan sát phải suy nghĩ nghiêm túc đến lời cảnh báo của người đứng đầu tổ chức này Michel Platini khi tuyên bố sẽ xem xét việc duy trì sự hiện diện của UEFA tại FIFA.

Không những thế, đồng loạt các nhà tài trợ chính thức đã lên tiếng sau vụ bắt giữ các quan chức FIFA hôm 27-5. FIFA chắc chắn sẽ phải có đáp ứng tích cực, bằng không, mối nguy từ việc mất hàng trăm triệu USD tài trợ hàng năm có thể là sự thật. (Tổng hợp)

Chiếc Áo Nhà Binh, thơ

Chiếc Áo Nhà Binh
Chiếc áo treillis đã cũ mèm
chín tuần thụ huấn ở Quang Trung
mang về gìn giữ như kỷ niệm
giọt mồ hôi đổ ở thao trường.

Hôm nay mang chiếc áo cũ ra
vợ con nâng dậy tấm thân khô
xỏ vào chiếc áo ân tình ấy
nghĩa mẹ ơn cha nợ nước nhà.

Chiếc áo theo người đi vượt biên
thấm mùi biển mặn của quê hương
trở thành thân thiết như người bạn
đã trải cùng ta lắm đoạn trường.

Ngày mai khi đã xong tang lễ
áo sẽ cùng ta thành bụi tro
từ đất ta về chung với đất
mây trắng ngàn năm vẫn lững lờ.

CUNG VĨNH VIỄN

Tin buồn

Xin thông báo cùng quý anh chị:
Đồng môn Quốc Gia Hành Chánh Ban Đốc Sự Khóa 15

Ông Phê-rô NGUYỄN NGỌC THÍCH
đã từ trần ngày 23 tháng 5 năm 2015 tại Arizona.
Hưởng thọ 74 tuổi
 **
(Nguồn: Đồng môn N.v. Sáu)

28 May 2015

Những tai tiếng tham nhũng ở FIFA vừa trở thành hiện thực

Phóng…đại viên Nguyên Trần

Sáng ngày thứ tư 27/05/2015 vừa qua,  Cảnh Sát Thụy Sĩ đã ập vào khách sạn 5 sao Baur au Lac tại Zurich để bắt 7 ông lớn FIFA về tội tham nhũng số tiền 150 triệu mỹ kim qua lời tố cáo chính thức Bộ Tư Pháp Mỹ.

Bảy ông lớn nầy là:
                           
- Jeffrey Webb: chủ tịch Hiệp Hội bóng tròn Bắc Trung Mỹ Carribean (CONCACAF) và phó chủ tịch FIFA                    
- Eduardo Li: chủ tịch hội bóng tròn quốc gia Costa Rica, người chấm dứt nhiệm kỳ FIFA vào thú sáu nầy.
- Eugenio Figueredo (Điểu Hà): chủ tịch hiệp hội bó́ng tròn Nam Mỹ
- Rafael Esquivel: chủ tịch Hiệp Hội bóng tròn Venezuela
- Jose Maria Marin (Ba Tây),  hội viên Hội Đồng quản trị FIFA
- Julio Rocha (Nicaragua) đặc tránh phát triển FIFA
- Costas Takkas (Anh Quốc) tùy viên chủ tịch  CONCACAF

Ngoài ra Mỹ còn cáo buộc cựu phó chủ tịch FIFA Jack Warner và các viên chức cao cấp FIFA  là Nicolas Leoz, Aaron Davidson, Alejandro Burzaco, Jose Margulies, và Hugo và Mariano Jinkis cũng về tội cấu kết tham nhũng.

Tai tiếng tham nhũng lũng đoạn FIFA đã có từ lâu nhưng chỉ thực sự bùng nổ lớn khi FIFA quyết định giao cho Nga  đứng ra tổ chức  World Cup 2018 và Qatar làm host World Cup 2022. Quyết định táo bạo nầy được xem như thách thức giới bóng tròn thế giới vì ai cũng biết Nga dưới sự cai trị sắt máu của Putin là một chế độ Cộng Sản không Cộng Sản.

Còn về quyết định giao cho Qatar tổ chức World Cup 2022 thì quả là một trò hề khó chấp nhận vì Qatar  rất xa lạ với nền bóng tròn. Ngoài ra nhiệt độ lúc tranh tài trên 50 C có thể nướng chín các cầu thủ thì còn gì mà đấm đá. FIFA ngụy biện rằng sẽ cho lịch thi đấu vào mùa Đông. Đây là một việc làm nghịch thiên nghịch địa vì  World Cup từ khi hình thành tới nay đã 88 năm lúc nào cũng tổ chức vào mùa Hè thuận tiện cho mọi người ngay cả vacation cho người lớn học sinh.

Nay thì sự việc đã rõ ràng. Chính Phủ Mỹ đã yêu cầu Thụy Sĩ dẫn độ mấy ông lớn FIFA nầy về Mỹ xét xử vì tội tham nhũng phung phí ăn xài của họ phần lớn do sự tài trợ của các công ty Mỹ hay kinh doanh tại Mỹ như: Addidas, Coca-Cola, Visa, Emirates, Sony, Hyndai/Kia.

Cảnh Sát Thụy Sĩ đang  thẩm vấn 10 viên chức cao cấp FIFA là những nhân vật chính trong cuộc bình chọn Nga và Qatar đứng ra tổ chức World Cup.

Đầu dây mối nhợ vụ phanh phui nầy xuất phát từ cựu chưởng  lý New York Michael Garcia và cũng là thành viên FIFA. Năm 2012, vì có quá nhiều tai tiếng về World Cup Hosts Nga và Qatar, nên FIFA chỉ định Garcia điều tra. Sau gần hai năm trời miệt mài thu thập tìm tòi, Garcia đúc kết xong một bản phúc trình dài 350 trang trình lên FIFA nhưng  chánh án người Đức là Hans -Joachim Hecker, chủ tịch Ủy Ban điều giải FIFA nói bản phúc trình có nhiều điều không tiện phổ biến công luận rồi ông cắt xén cô động lại còn có 42 trang.

Garcia tức giận liền từ chức ra khỏi FIFA và… giao hết 350 trang phúc trình nầy cho FBI vào cuộc.

Ngoài ra, cáo buộc cũng nói tới việc FIFA xử dụng kinh phí quá nhiầu cho việc trả lương, đi công tác, hội họp, ăn ở…trong khi chi phí cho việc phát triển bộ môn bóng tròn quá ít. Có một năm tiền thu được lên tới hơn 5 tỷ mỹ kim nhưng chi phí trợ giúp cho các nước chậm tiến phát động bộ môn bóng tròn chỉ có mấy trăm triệu.

Tưởng cũng nên nói thêm về chức vụ chủ tịch của đế chế FIFA  mặc dù mang tiếng  bầu cử nhiệm kỳ 4 năm nhưng từ năm 1974 tới nay, người ta chỉ thấy có hai khuôn mặt: đó là Joao Havelange (người Ba Tây)  từ năm 1974-1998 rồi sau đó Havelange về hưu “nhường ngôi” lại cho con rể là  Sepp Blatter (người Thụy Sĩ) từ năm 1998 cho tới bây giờ.

Mặc dù bị tang gia bối rối như vậy, nhưng cuộc bầu cử chủ tịch FIFA cũng sẽ vẫn diễn ra vào ngày thứ sáu nầy 29/ 05/ 2015 tại Zurich. Tính cho tới bây giờ chỉ còn hai ứng viên là Sepp Blatter và hoàng tử  xứ Jordan là Ali bin Al-Hussein.

Ứng viên Jerome Champagne, nhà ngoại giao người Pháp, không hội đủ túc số 5 hội viên đề cử.  Ứng viên Luis Figo (cầu thủ lỗi lạc Bồ Đào Nha)   và ứng viên Miachael van Praag (chủ vài đội banh Hòa Lan) tuyên bố rút lui để dồn việc yễm trợ cho hoàng tử Al-Hussein.

Có người cho rằng việc bắt giữ 7 viên chức đầu não FIFA có thể ảnh hưởng tới việc tái đắc cử của Sepp Blatter. Nhưng tôi cho rằng vì thế lực vây cánh cùa ông ta sau 17 năm cầm quyền đã đầy rẫy, Blatter dư sức hạ Al-Hussein cho dù hoàng tử có được Luis Figo và Van Praag tiếp hơi.

Ngoài ra xin quý vị nhớ theo dõi xem đế quốc Mỹ có hạ nổi đế quốc FIFA hay không?

Toronto 27/05/2015
Phóng…đại viên Nguyên Trần


Bảy bị cáo FIFA

26 May 2015

Quốc Phòng Mỹ Tin Rằng Trung Quốc Sẽ Đánh Việt Nam

Theo nguồn tin mới nhất mà chúng tôi mới có được là các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ tấn công Viêt Nam trong một thời gian rất gần, có thể là trong vòng vài tháng tới.

Các giới chức Hoa Kỳ đã đưa ra những phân tích và nhận định tình hình cũng như 4 lý do chính vì sao Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam, sau khi họ rút dân Tàu và các phương tiện làm ăn ra khỏi Việt Nam.

1. Mộng bành trướng vươn ra biển lớn

Đây là một chính sách, một chiến lược nhất quán, khó có thể thay đổi của Trung quốc, là phải bằng mọi giá phải chiếm và làm chủ phần lớn khu vực biển đông. Vì đây là con đường huyết mạch, giao thương chính của các cường quốc Chấu Á (Nhật Bản, Singapore và Nam Hàn) và thế giới. Một khi làm chủ, khống chế được khu vực này, thì Trung quốc xem như đã khống chế được cả khu vực Châu Á và tuyến đường hàng hải quan trọng của Thế giới. Giở lại những trang lịch sử thế giới cho thấy, Trung Quốc luôn luôn có tham vọng xâm chiếm lảnh thổ của các nước khác trong khu vực có lảnh thổ, đường biên giới giáp ranh với Trung Quốc. Đặc biệt Việt Nam là một quốc gia đã từng bị Trung Quốc xâm chiếm và cai trị cả hàng ngàn năm về trước, qua nhiều các triều đại phong kiến trước đây. Qua trải nghiệm của lịch sử, mỗi khi đất nước Trung Quốc có sự hưng thịnh, phát triển vế quân sự, kinh tế và khi có đủ sức mạnh, có đủ tự tin để tiến hành cuộc xâm lăng là họ sẽ ra tay tấn công các nước láng giềng. Trên thực tế, từ ngàn xưa cho tới nay, Trung quốc chưa bao giờ là người láng giềng hoà bình đối với các nước láng giềng xung quanh. Trung cộng chỉ hòa bình với các nước láng giềng, khi nội lực đất nước của họ có vấn đề v à họ không đủ sức để thực hiện mộng bá quyền.

2. Tại sao lại rơi vào thời điểm này?

Tiễn Bạn Trời Xa, thơ

Tiễn Bạn Trời Xa

               (Nhân dịp giỗ 49 ngày
                 anh Ngô Thanh Tâm)

Dù chỉ hàn huyên được ít lần,
Nhưng lòng xem chẳng khác người thân.
Bần thần sửng sốt nghe tin dữ,
Cách trở trời xa phút tiễn chân.


Đường trần phút chốc chẳng còn chi,
Hỏi kẻ ra đi có nhớ gì.
Tấm ảnh Paris giờ vẫn đó,
Nghẹn ngào thiên cổ bóng người đi.


Tử biệt sinh ly, chuyện thế gian,
Tan rồi lại hợp, hợp rồi tan,
Số phần biết chẳng ai qua khỏi,
Sao vẫn thầm nghe nhói ruột gan.


Món nợ thơ văn trả hết rồi,
Tơ tằm đà trút sạch, than ôi !
Bồi hồi giở lại từng trang giấy,
Để thấy lòng thương tiếc chẳng nguôi.


Tinh hoa anh gửi lại cho đời,
Lặng lẽ bên trời bước thảnh thơi.
Nào có hay chăng nơi chốn cũ,
Bạn bè lệ khổ vẫn tuôn rơi.


Kiếp người sao ngắn ngủi mong manh,
Một phút trăm năm thế cũng đành.
Kinh nguyện qua vành môi vụt đắng,
Lối trần đã vắng bóng hình anh.

                         **

      Bàn thờ giọt nến long lanh,
Tương phùng xin hẹn để dành đời sau.

               Trần Văn Lương
                    Cali, 5/2015

A/C Ngô Thanh Tâm và A/C Trần Văn Lương tại Đại hội Thụ Nhân tổ chức tại Paris

24 May 2015

Phải ấn định một lằn ranh cho Trung cộng

Những tin sôi nổi mới về Biển Ðông đặt ra mấy câu hỏi: (1) Mỹ và Trung Cộng sẽ găng đến mức nào, liệu có đánh nhau không? (2) Nếu không, trong thời gian tới hai nước sẽ chấp nhận một tình trạng như thế nào? (3) Nước Việt Nam phải làm gì trước viễn cảnh đó?

Sau vụ máy bay Mỹ diễu trên các hòn đảo nhân tạo do Trung Cộng mới làm ở Trường Sa, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh, Hồng Lỗi, phản đối với lời lẽ cứng rắn: “Trung Quốc có quyền theo dõi kiểm soát không phận và hải phận thích đáng để bảo vệ chủ quyền... Chúng tôi hy vọng các nước can hệ sẽ hết sức tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc trong vùng Nam Hải.” Ở Washington, phụ tá bộ trưởng Ngoại Giao Mỹ đáp lại: “Hải quân và phi cơ quân sự Mỹ sẽ tiếp tục thi hành quyền hoạt động trong không phận và vùng biển quốc tế.” Ông nói nặng hơn: “Không người nào có đủ khôn ngoan lại tìm cách ngăn chặn Hải Quân Mỹ hành động, làm liều như thế là dại dột.”

Ngày Khai Giảng Giữa Rừng, thơ


Tâm Thanh - Thiên Nga Không Còn Giữa Cõi Người

 (Để tưởng nhớ Tâm Thanh, nhân giỗ 49 ngày của anh)

Phạm Tín An Ninh
Giữa tháng 7-2014, anh Nguyễn Đắc Điều, người bạn thân thiết của anh Tâm, từ San Diego, California sang Na Uy thăm anh. Có anh chị Phạm Kế Viêm -Trần Diệu Tâm tháp tùng từ Paris. Vợ chồng tôi nhận lãnh việc đưa đón khách đường xa, vì với chúng tôi, anh Điều cũng khá thân tình, xem chúng tôi như em út. Sau khi làm thủ tục nhận phòng trong khách sạn xong, tất cả chúng tôi đến thăm anh chị Tâm. Tình trạng ung thư của anh đã sang thời kỳ cuối. Mất sức qua các lần hóa trị và không ăn uống được, anh đã gầy đi nhiều, trông khá tiều tụy, mệt mỏi. Chí tình và cố gắng lắm anh mới tiếp chúng tôi, dù anh chỉ ngồi nhìn chúng tôi ăn, và nở những nụ cười. Đã khá lâu, từ ngày bệnh tình của anh trở nên trầm trọng, bạn bè rất hiếm khi được gặp hay nói chuyện với anh qua điện thoại. Ai cũng biết anh cần phải nghỉ ngơi, và tâm lý người ốm đau thường không muốn người khác, bạn bè phải nhìn mình với đôi mắt âu lo thương hại. Đặc biệt, anh Tâm lại là một người cẩn trọng, dễ xúc cảm và luôn sống chí tình với mọi người.

Động thái mới của Tàu Cộng và Mỹ trên Trường Sa


Hải quân Trung Quốc đã 8 lần phát thông điệp cảnh báo tới máy bay tuần thám của Mỹ hoạt động trên các hòn đảo Bắc Kinh đang cải tạo trái phép ở Biển Đông.

Máy bay Mỹ thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động cải tạo đất trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hải quân Mỹ cho phép một nhóm phóng viên CNN lên phi cơ P8-A Poseidon, máy bay tuần tra, do thám và săn ngầm hiện đại nhất của Mỹ.

Đây là lần đầu tiên Hải quân Mỹ cho phép phóng viên lên phi cơ P8-A bay qua khu vực Bắc Kinh đang xây dựng ở Biển Đông. Họ có thể ghi hình các hoạt động hay ghi âm thông điệp đe dọa và thách thức của Hải quân Trung Quốc qua sóng radio.

“Đây là Hải quân Trung Quốc. Đây là Hải quân Trung Quốc. Bạn đang tới gần khu báo động quân sự. Hãy rời đi ngay". và "Đây là hải quân Trung Quốc. Vui lòng rời khỏi đây để tránh hiểu lầm”, giọng nói tiếng Anh gằn lên qua hệ thống liên lạc của P8-A Poseidon. Mỗi lần như vậy, các phi công Mỹ đều đáp lại rất bình tĩnh và nhất quán rằng P8 đang bay qua không phận quốc tế.

“Các hoạt động xây dựng của Bắc Kinh tăng đáng kể thời gian gần đây. Dường như họ đang thiết lập cơ sở hạ tầng cho các căn cứ quân sự”, Parker nói. Parker cũng chỉ cho phóng viên xem hệ thống radar cảnh báo sớm của Bắc Kinh trên Đá Chữ thập, rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm.

Trên bãi Chữ thập và bãi Vành Khăn, hàng chục các máy nạo vét được nhìn thấy đang hoạt động, múc cát từ dưới đáy biển và đổ thành các đống lớn để tạo thành một vùng đất mới trên bề mặt. "Chúng tôi nhìn thấy các hoạt động ngày hàng ngày. Tôi nghĩ họ hoạt động cả vào cuối tuần vì lúc nào chúng tôi cũng thấy cảnh này", ông Parker nói.

Hình ảnh từ máy quay giám sát của phi cơ P8-A Poseidon cho thấy rõ radar cảnh báo sớm, doanh trại quân đội, tháp canh và đường băng đủ dài để máy bay Trung Quốc có thể cất và hạ cánh. Một số người gọi nó là tàu sân bay “không thể chìm”. “Mật độ các tàu di chuyển ở đây rất dày đặc. Trung Quốc đưa tàu chiến và tàu cảnh sát biển tới khu vực này. Chúng mang radar phòng không nên có thể phát hiện và theo dõi hoạt động của chúng ta”, phi công Matt Newman nói. Việc Bắc Kinh yêu cầu máy bay Mỹ rời khu vực 8 lần là bằng chứng rõ ràng nhất để nhóm phóng viên kiểm chứng nhận định của Newman.

Hành động đáng báo động của Trung Quốc nhằm thiết lập các khu vực hoàn toàn mới ở Biển Đông là một phần trong nỗ lực quân sự lớn hơn mà một số người lo ngại là nhằm thách thức sự thống trị của Mỹ trong khu vực. Bắc Kinh giờ đây đã vận hành tàu sân bay đầu tiên, trang bị cho các tên lửa hạt nhân nhiều đầu đạn, phát triển các tên lửa có khả năng phá hủy các tàu chiến và giờ đây đang xây dựng các căn cứ quân sự xa bờ.

(tổng hơp)

23 May 2015

Tìm Về Đất Ấm, thơ


Thầy Tạ Ký, nhà giáo, nhà thơ

Nguyễn vĩnh Thượng

Thầy Tạ Ký (1928 – 1979) đã là Giáo sư môn Văn chương ở trường Trung học Petrus Ký và một số trường Trung học tư thục ở Saigon và Đà Lạt, thầy cũng đã từng là Giảng viên môn Văn hóa ở trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Tạ Ký đã làm thơ từ lúc còn học ở bậc tiểu học, từ đầu thập niên 1950, sáng tác thơ chỉ là món tiêu khiển mà thầy ưa thích, thầy không sống bằng ngòi bút trong việc sáng tác thi ca. Thầy đã qua đời vào ngày 19 tháng 3  năm 1979. Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ 36 của thầy, tôi bắt đầu viết  luận văn này: “ Thầy Tạ ký, nhà giáo, nhà thơ.” Tôi xin kính dâng bài viết này đến hương hồn của Thầy Tạ Ký. Bài viết  gồm các phần như sau :
                                              I.-Tiểu sử của Thầy Tạ Ký
                                              II.- Tạ Ký, nhà giáo dục.
                                              III.-Tạ Ký, nhà thơ.
                                              IV.- Những kỷ niệm với thầy Tạ Ký.
                                              V.- Kết Luận

I.- Tiểu sử của thầy Tạ Ký:

(hình này, Tôn Thất Trung Nghĩa
đã để trên bàn thờ Tạ Ký ở
nhà Ông Nghĩa vào năm 1979)

Tiểu sử của thầy Tạ Ký mà tôi sẽ viết sau đây chắc chắn sẽ không nói hết được nhân cách đáng quý mến và nội lực văn chương thâm hậu của thầy tôi. Tôi muốn nói phần tóm tắt tiểu sử này không thể chuyên chở toàn bộ con người của thầy Tạ Ký. Do đó, chúng ta sẽ tìm hiểu thầy Tạ Ký như  một nhà giáo đáng kính mến với những bài giảng sâu sắc, như một người yêu nước, như  một người bạn, một người bạn được nhiều người yêu mến, như  một người tình, một người tình đáng yêu…và đào hoa.

Sinh quán: Tạ Ký sanh năm 1928  tại làng Trung Phước, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Làng Trung Phước nằm ở hữu ngạn sông Thu Bồn, đây là vùng có nhiều núi non. Làng Trung Phước có phong cảnh hữu tình nên nơi đây đã là nguồn cảm hứng cho hai nhà thơ nỗi tiếng là Bùi Giáng và Tạ ký.

Thời thơ ấu: Khoảng đầu thập niên 1940, Tạ Ký theo học ở trường Bình Sơn, Quảng Ngải. Tạ Ký được gởi ở trọ nhà ông Hiệu trưởng trường tiểu học phủ Bình Sơn để đi học, và cũng để cụ Hiệu trưởng dạy dỗ. Tạ Ký rất thích đọc thơ và học thuộc lòng thơ. Thầy đã làm một cái tập để chép thơ của các nhà thơ nổi tiếng như Đoàn văn Cừ, Nguyễn Bính …Thầy lấy tên tập thơ này là  “vườn thơ” nơi trang đầu là bài “Chợ Tết miền quê” của Đoàn văn Cừ. Thầy thích chơi đá banh/ đá túc cầu, Thầy có lập đội banh của lớp nhì.

22 May 2015

Chặt Đầu Thầy, thơ

Dạo:
     Lập lòe ánh kiếm Mạc Da,
Đầu rơi xuống đất ha ha bật cười.

    斬 師 頭

油 燈 與 佛 像 齊 勞,
霡 霂 濛 濛 沁 衲 袍.
呆 子 終 身 求 兔 角,
癡 郞 半 世 拔 龜 毛.
翠 微 禪 板 多 人 受,
臨 濟 蒲 團 幾 漢 遭.
寶 劍 一 揮 風 雨 起,
師 頭 落 地 笑 聲 高.
             陳 文 良
Âm Hán Việt:

         Trảm Sư Đầu
Du đăng dữ Phật tượng tề lao,
Mạch mộc mông mông sấm nạp bào.
Ngốc tử chung thân cầu thố giác,
Si lang bán thế bạt quy mao.
Thúy Vi thiền bản, đa nhân thụ,
Lâm Tế bồ đoàn, kỷ hán tao.
Bảo kiếm nhất huy, phong vũ khởi,
Sư đầu lạc địa, tiếu thanh cao.
            Trần Văn Lương
Dịch nghĩa:

             Chặt Đầu Thầy
Đèn dầu và bức tượng Phật cùng mệt nhọc như nhau,
Mưa phùn lâm râm thấm manh áo nạp (áo của nhà sư).
Đứa ngốc cả đời tìm kiếm sừng thỏ,
Chàng điên nửa kiếp nhổ lông rùa. (1)
Thiền bản của Thúy Vi, nhiều người nhận chịu,
Bồ đoàn của Lâm Tế, bao gã gặp phải. (2)
Kiếm báu vừa khoa lên, mưa gió nổi,
Đầu thầy rơi xuống đất, tiếng cười vang cao. (3)

Chú thích:

(1) Lông rùa sừng thỏ: thuật ngữ các Thiền sư hay dùng để chỉ những cái gì không có thật.

(2)  Bích Nham Lục, tắc 20: Thúy Vi Quá Bản

Cử:
Long Nha hỏi Thúy Vi:
   -  Thế nào là ý của Tổ Sư từ phương Tây qua ?
Thúy Vi nói:
   - Đưa Thiền bản lại cho ta.
Long Nha đưa Thiền bản cho Thúy Vi. Thúy Vi nhận xong bèn đánh. Long Nha nói:
   -  Đánh thì cứ đánh, tuy nhiên chẳng có ý của Tổ Sư.
Long Nha lại hỏi Lâm Tế:
   -  Thế nào là ý của Tổ Sư từ phương Tây qua ?
 Lâm Tế nói:
   -  Đưa bồ đoàn lại cho ta.
Long Nha lấy bồ đoàn đưa cho Lâm Tế, Lâm Tế nhận xong bèn đánh Long Nha.
Long Nha nói:
   -  Đánh thì cứ đánh, tuy nhiên chẳng có ý của Tổ Sư.

Bình (của Viên Ngộ):
...
Hoàng Long Tâm nói: "Long Nha dẫn trâu của người cày, đoạt đồ ăn của người đói. Một khi đã hiểu là hiểu, tại sao lại không có ý của Tổ Sư từ Tây qua? Có hiểu không? Trên đầu gậy có mắt sáng như mặt trời, muốn biết vàng thật thì nhìn xem trong lửa."

Phàm khi xiển dương các điểm kỳ diệu quan yếu, đề xướng tông thừa, nếu như có thể hiểu được ngay ở cơ thứ nhất, thì mới có thể cắt đứt đầu lưỡi của thiên hạ. Nhưng nếu do dự thì sẽ rơi vào cơ thứ hai. Hai lão hán này (tức Lâm Tế và Thúy Vi) mặc dù đánh mưa đánh gió, kinh thiên động địa, tuy nhiên không hề đánh phải một người mắt sáng nào cả.
...

(3) Bích Nham Lục, tắc 68: Nham Đầu Thu Kiếm

Cử:
Nham Đầu hỏi ông tăng:
   - Từ đâu tới?
 Ông tăng nói:
   - Từ Tây Kinh tới.
Nham Đầu nói:
   - Sau (cuộc biến loạn) Hoàng Sào, còn thu được kiếm không?
Ông tăng nói:
  -  Thu được.
Nham Đầu vươn cổ tới trước và kêu: "Ôi!"
Ông tăng nói:
   - Đầu thầy rơi rồi.
Nham Đầu ha hả cười lớn.
Ông tăng sau đến gặp Tuyết Phong. Tuyết Phong hỏi:
  - Từ đâu tới?
Ông tăng nói:
  - Từ Nham Đầu tới.
Tuyết Phong bảo:
  -  Nham Đầu có nói câu gì?
Ông tăng kể lại chuyện trên. Tuyết Phong bèn đánh cho ba mươi gậy và đuổi đi.

Bình (của Viên Ngộ):

Đại phàm khi gánh hành lý ôm bình bát, diệt cỏ ngắm gió, cũng phải có mắt của người đi hành cước mới được. Mắt ông tăng này (tuy) tựa sao băng, (nhưng) bị Nham Đầu xuyên thành một chuỗi. Đương thời nếu là hảo hán thì hoặc sát hoặc hoạt, vừa cử lên là biết ngay dụng xứ. Ông tăng này ngu ngơ mới trả lời: "Thu được." Hành cước như thế này thì có ngày sẽ bị Diêm Vương đòi gạo đòi tiền. Không hiểu ông tăng kia đi rách mất bao nhiêu giày cỏ để cuối cùng đến được trước mặt Tuyết Phong. Đương thời nếu ông ta sáng mắt một tí thì đã hiểu ngay. Há chẳng thống khoái ư ?
Nhân duyên này có chỗ khúc mắc. Chuyện này tuy không có được mất, nhưng trong chỗ không có được mất mà phân biện ra được sự được mất thì quả là chuyện rất khó. Tuy rằng không có chọn lựa, nhưng đến chỗ này thì cần phải chọn lựa mới được.
Nhìn xem lúc Long Nha đi hành cước, có đem vấn đề ra hỏi Đức Sơn:
  - Khi người học cậy có thanh kiếm Mạc Da muốn lấy đầu thầy thì sao?
Đức Sơn vươn cổ đến trước và kêu: "Ôi!"
Long Nha nói:
  - Đầu thầy rơi rồi.
Đức Sơn quay trở về phương trượng.
Long Nha về sau kể lại cho Động Sơn.
Động Sơn bảo:
  -  Đương thời Đức Sơn nói gì?
Long Nha nói:
  -  Không nói gì cả.
Động Sơn nói:
  -  Tạm gác qua việc Đức Sơn không nói gì, ông hãy đưa cái đầu rơi xuống đất của Đức Sơn cho ta xem.
Long Nha dưới lời ấy bỗng đại ngộ, thắp hương hướng về phía tự viện của Đức Sơn mà lễ bái sám hối. Có ông tăng truyền câu chuyện trên đến chỗ Đức Sơn. Đức Sơn bảo:
  - Cái lão Động Sơn này chẳng biết tốt xấu, cái gã kia chết đã lâu rồi, cứu sống dậy mà làm gì?

Công án này (của Nham Đầu) cũng tương tự như của Long Nha. Đức Sơn quay về phương trượng, tất nhiên phương cách ngấm ngầm kín đáo là tốt nhất. Trong tiếng cười lớn của Nham Đầu có chất độc. Nếu ai có thể phân biện được, thì tha hồ tung hoành trong thiên hạ. Ông tăng kia lúc đó mà phân biện được, thì suốt thiên cổ đã không bị kiểm trách. Lúc còn làm môn hạ của Nham Đầu, ông tăng đã vụt mất cơ hội. Hãy nhìn Tuyết Phong, Tuyết Phong đã biết ngay mấu chốt. Nhưng Tuyết Phong chẳng chịu giải thích mà chỉ đánh ông tăng ba mươi gậy rồi đuổi ra khỏi viện. Có thể nói là vô tiền tuyệt hậu. Đây là phương thức giúp người, không giải thích gì cả, mà chỉ để họ tự ngộ.
...

Phỏng dịch thơ:
         Chặt Đầu Thầy
Nhọc nhằn tượng gỗ, ánh đèn loang,
Lắc rắc mưa đêm nhuộm áo tràng.
Sừng thỏ, chàng điên tìm vất vả,
Lông rùa, gã ngốc kiếm lang thang.
Bồ đoàn Lâm Tế, bao người lãnh,
Thiền bản Thúy Vi, lắm kẻ mang.
Kiếm báu vung càn, mưa gió lộng,
Đầu thầy rơi rụng, tiếng cười vang.
             Trần Văn Lương
                Cali, 5/2015
Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư:
     Bảo kiếm vung ra, tiếng ha ha dậy đất.
     Lông rùa bay theo gió, sừng thỏ nát trong mưa.
     Hỡi ơi, đường Thiền gai góc dây dưa, vừa đưa chân đà tan thân mất mạng. 
     Ôi chao! Có ai nhặt lên giùm cái đầu của lão tăng!

21 May 2015

Ngọn Cỏ Gió Đùa, cuốn phim đạo lý

Trong Đạt

Tổ chức sản xuất Hà Thanh Bình tại Việt Nam mới thực hiện phim "Ngọn Cỏ Gió Đùa" năm 2012-2013, phim dành cho truyền hình 45 tập, nhà đạo diễn phỏng theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hồ Biểu Chánh, phim hiện có trên youtube.com và một số trang mạng điện ảnh.

Hồ Biếu Chánh (1884-1958)  là một nhà văn lớn, một nhà học giả tại miền Nam đi tiên phong dùng chữ quốc ngữ sáng tác, ông viết đủ thể loại như dịch thuật, thơ, tùy bút phê bình, hồi ký, hát bội, cải lương, tiểu thuyết. Ông là một trong những tiểu thuyết gia đầu tiên của Việt Nam thập niên 20, uyên thâm Hán học, thông cả Pháp văn. Toàn bộ sự nghiệp của ông gồm trên 100 tác phẩm, trong đó tiểu thuyết gồm 65 cuốn, biên khảo 25 cuốn….
   
Ngọn Cỏ Gió Đùa là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của miền Nam đã được quay thành phim cuối thập niên 1950 tại Sài Gòn, sau này được diễn thành tuồng kịch, cải lương.. và đã được quay thành phim mấy năm gần đây. Nhà văn Hồ Biểu Chánh đã phỏng theo Les Misérables (1862), cuốn tiểu thuyết trường thiên của văn hào Victor Hugo (1802-1885). Trước năm 1975  tôi đã được đọc ba tác phẩm tiêu biểu của Victor Hugo: Notre- Dame de Paris (1831), Les Misérables (1862), Les Travailleurs de la Mer (1866).. vì đã khá lâu nay chỉ còn nhớ sơ lược truyện Notre-Dame de Paris.

19 May 2015

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi (Người chủ trương Blog Bauxít VN) bị cấm xuất cảnh

Vào lúc 12 giờ kém 15 khuya hôm qua, 18 tháng 5 năm 2015 Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã bị công an  phi cảng Tân Sân Nhất tịch thu hộ chiếu và không cho xuất cảnh mà không cho biết lý do cụ thể ông vi phạm điều gì của pháp luật Việt Nam. Nói với chúng tôi vào sáng sớm hôm nay ngày 19 tháng 5 Giáo sư Huệ Chi cho biết:

"Họ giữ lại cái hộ chiếu còn họ nói rất ân cần là không hiểu lý do bởi vì đây là theo quyết định của công an Hà Nội mà tôi thì lại xuất cảnh từ Thành phố Hồ Chí Minh, từ sân bay Tân Sơn Nhất của Sài Gòn và họ không đụng bất kỳ cái gì torng hành lý".

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã từng sang Hoa Kỳ theo lời mời của đại học Massachusetts, khi được hỏi  lần này ông xuất cảnh với tư cách cá nhân hay tham dự một hội thảo hay cuộc họp quốc tế nào đó khiến chính quyền quan ngại và đưa ra quyết định này hay không, Giáo sư Huệ Chi cho biết:

"Con gái tôi vể dự cái hội thảo kỷ niệm 100 năm sinh của ông nội nó tức là ông bố của tôi, Giáo sư Nguyễn Đổng Chi. Nó mua vé cho bố và mẹ sang chỗ nó chơi ba tháng để mà nghỉ hè thì bị giữ lại chứ còn trước đây đi ra nước ngoài không bao giờ tôi đi hội thảo hay vì bất kỳ cái gì cả trừ phi là được trường đại học Massachusetts mời sang thì tôi mới sang thôi chứ chưa hể dự hội thảo hay cuộc họp gì cả."

Giáo sư Huệ Chi cho biết sẽ làm mọi cách để đòi hỏi quyền công dân của ông phải được tôn trọng:

"Nhất định là tôi phải làm vì đó là quyền công dân của tôi mà, chứ tôi có mất quyền công dân đâu? Tôi là một công dân tự do trên đất nước mình và tự do trên phạm vi quốc tế. Nhất định tôi phải khiếu nại để biết được lý do vì sao lại sợ hãi một người bình thường. Tôi cũng không nói năng gì mà không cho tôi ra nước ngoài chì vì thăm gia đình con gái tôi mà lại do con gái tôi đưa đi nữa".

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi là một trí thức rất được kính trọng. Cha ông là Giáo Sư Nguyễn Đổng Chi vừa được vinh danh nhân dịp 100 năm ngày sinh của ông do các đóng góp lớn lao cho văn hóa Việt Nam.

Giáo sự Huệ Chi là người cùng khởi xướng thành lập trang web Bauxit.vn rất nổi tiếng chuyên đăng tải các bài viết quan trọng của trí thức trong và ngoài nước được hàng triệu người theo dõi.

Chính quyền Hà Nội rất quan ngại trang web này và từng nhiều lần mời GS Huệ Chi làm việc nhưng ông chưa hề bị bắt giữ lần nào. (Nguồn RFA)

18 May 2015

Kim Jong-Un Xử Tử Bộ Trưởng Quốc Phòng Bắc Hàn Bằng Súng Phòng Không

BBC Tiếng Việt

2015 MAY 14

Bộ trưởng Quốc phòng Bắc Hàn bị xử tử bằng súng phòng không, cách giết người của kẻ điên khùng… Kim Jong-Un

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hyon Yong Chol đã bị xử tử vì tội ngủ gục tại một buổi lễ tổ chức quân sự và hành động này bị xem là bất kính và bất trung với lãnh tụ tối cao Kim Jong-Un có mặt tại buổi lễ.

Nguồn tin này được tiết lộ bởi một nhân viên tình báo cao cấp của Nam Hàn. Ông Hyon Yong Chol trước đây được xem là một trong những thành phần thân cận nhất của Kim Jong-Un. Ông không những ngủ gục mà còn dám đối thoại lại với lãnh tụ độc tài và do đó ông đã bị xử tử vào ngày 30 tháng 4 vừa qua.

Việc sử dụng súng phòng không để xử tử trước sự chứng kiến của hơn 100 người, với kết quả là thân xác kẻ bị xử bị bắn tan tành thành từng mãnh vụn – từ một hình thể con người trở thành nát vụn tan biến – là thông điệp mạnh mẽ của Kim Jong-Un nhắn nhủ những kẻ không tùng phục lãnh tụ một cách tuyệt đối. Những nhà phân tích cũng cho rằng đây là cách thức dùng để tạo không khí khủng bố lên toàn thể mọi thành phần chính trị và xác quyết không một ai có thể an toàn.


Hyon Yong Chol: cận thần thân tín của Kim Jong-un từ năm 2012 khi ông được lãnh tụ Kim Jong-un bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng.

Thông tin tình báo Nam Hàn cho biết sau Hyon Yong Chol bị xử tử, có đến 15 quan chức quân đội cao cấp cũng bị cùng chung số phận. Trong số này có 2 phó bộ trưởng đã từng đặt vấn đề với Kim Jong-Un về chính sách của ông ta.

Cho đến nay, sau cái chết của Kim Jong-il, tất cả 7 nhân vật cao cấp nhất đã cùng với Kim Jong-Un khiêng quan tài của Kim Jong-il đều bị xử tử hoặc mất tích hay mất chức.

BBC, WSJ
14.05.2015
(via: KienThuc Blog)

17 May 2015

The Rose

The Rose, bản nhạc do nữ ca/nhạc sĩ người Los Angeles tên Amanda McBroom sáng tác khoảng năm 1978/79 (chính tác giả cũng không nhớ chính xác), là bản nhạc thuộc thể loại Pop classic. Bản nhạc  trở nên nổi tiếng sau khi Bette Midler thu thanh cho cuốn phim cùng tên trình chiếu năm 1980. Lần đầu tiên bản nhạc xuất hiên trên album của Bette Midler năm 1980 và sau đó chiếm nhiều giải thưởng. 

Một hôm Amanda trên dường lái xe về nhà nàng đã nghe được một ca khúc từ radio trên xe và thấy yêu thích ngay. Trong lời ca có câu "Tình như lưỡi dao sắc và tim tôi mang vết thẹo."  Nàng nghĩ lời ca thì hay nhưng tình yêu như lưỡi dao sắc coi bộ không ổn. Tuy nhiên bản nhạc đã đem đến cho nàng một cảm hứng mạnh mẽ.

Nàng hối hả nốt quãng đường về nhà và rồi bánh xe Amanda nghiến lên lối đậu. Nàng mở cửa xe lao vào nhà, để mặc mấy con chó cưng vẫy đuôi, không cần biết đến người chồng ngồi trên xô-pha đang nhìn mình. Amanda ngồi ngay vào chiếc ghế, mở nắp chiếc đàn dương cầm và mươi phút sau đó bản The Rose ra đời.

Mời quý anh chị nghe The Rose qua tiếng vĩ cầm của chính nhạc trưởng André Rieu trong video sau đây. (A.C.La)

15 May 2015

Chuyện Về Một Cô Gái

Trần Đặng

Tôi vẫn thường lân la đến các trụ sở Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh, chỉ để xem lịch xét xử trong tuần, trong tháng. Mục đích của tôi là tìm một vài để tài để viết cho một tờ báo tỉnh lẻ. Một lần, tôi trông thấy một thanh niên. Nhìn sơ qua là biết anh đã bị viêm màng não từ thuở nhỏ. Cặp mắt anh vô hồn, miệng mấp máy những câu vô nghĩa và tay chân cứ động đậy vô thức. Anh ngồi trên chiếc xe lăn, do một người đàn bà có đôi mắt ti hí đẩy đi. Hỏi người thư ký phiên tòa mới biết. Anh là người Đài Loan, đến Tòa để tham dự phiên xét xử vụ ly hôn giữa anh và vợ, một cô gái Việt Nam.

Tôi thắc mắc:

– Luật pháp Việt Nam đâu cho phép người tâm thần kết hôn. Hơn nữa, đây là một vụ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, phải do Chủ tịch UBND tỉnh ký giấy kết hôn mới hợp pháp. Vậy mà tại sao…

Bà thư ký phiên tòa lườm tôi một cái sắc lẻm để ngắt ngang câu hỏi, rồi buông ra một câu nói rất lạnh lùng.

– Chuyện đó là do cấp trên quyết, ông là nhà báo nên giữ mồm giữ miệng.

Tôi chợt nhớ tới câu nói của ông Thường vụ Tỉnh ủy, phụ trách Ban Tuyên Giáo: “Không phải sự thật nào cũng viết báo”. Nên tôi biết phải làm gì để không làm cho “bầu trời chính trị ở Việt Nam không trở nên xám xịt”. Nhưng tôi vẫn tò mò vì sao họ phải ly hôn, nên bước vào phòng xử án để dự khán.

Cô vợ tên là Mai (tôi đã đổi tên thật của cô ta, để tôn trọng vong hồn của một người đã khuất). Số phận Mai giống như nàng Kiều của thời đại năm 2000. Nhà nghèo, Mai phải đi lấy một người chồng nước ngoài, để cho gia đình được đổi đời. Cho dù biết rất rõ, người chồng tương lai đang sống như một người điên dại và hoàn toàn bất lực về sinh lý. Vai trò của Mai ở xứ người không khác gì một bảo mẫu chăm sóc người bệnh tâm thần.

Tôi nhìn Mai đang đứng gần người chồng cứ lắc lư cái đầu, hai bàn tay cà kheo của anh ta hết giơ tên trời, rồi lại chỉ xuống đất. Hai con ngươi trong đôi mắt vô thần mắt hết lác (lé) ra ngoài, sau đó chụm vào gần nhau một cách tài tình đến mức người bình thường không thể nào bắt chước được. Trong khi đó, Mai – một cô gái có thân hình nhỏ nhắn, một gương mặt trái xoan, nước da bánh mật. Đó là vẻ đẹp “hương đồng gió nội” của các cô gái vùng sông nước Miền Tây Nam bộ.

14 May 2015

Về Với Xuân, tranh mới A.C.La


Về Với Xuân
(Welcome Home)
Oil on canvas
20x30 inch (51x76cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**

Vài hàng về bức tranh

Nói là "Về Với Xuân" cho nó thơ mộng một chút chứ thật ra ngỗng về với nắng ấm. Ngỗng Canada - Canada Geese - đa số di xuống phía nam để tránh cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông từ bắc cực tràn xuống bắt đầu vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12. Khi nắng ấm theo mùa xuân trở về thì cũng là lúc loài chim này về lại Canada. Tuy thực phẩm chính của ngỗng Canada là cỏ và hạt nhưng chúng thích sống ở những vùng ven bờ nước là vì những giải nước trống trải là nơi an ninh nhất, tránh xa được những thú dữ đặc biệt về đêm. Ngày kiếm ăn trên các cánh đồng, đêm về đáp xuống mặt hồ ngủ nghỉ. Cũng xin nhắc lại Canada là xứ có nhiều hồ ao rộng lớn và có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới.

Hồ đầm ở Canada chia ra hai loại chính đối với người bình thường: Một loại - thường ở những vùng núi non - bao quanh là những cây evergreen, hồ sâu, nước trong xanh nhưng nguồn bổ dưỡng nghèo nàn. Loại thứ hai, ở vùng đồng bằng, thường nông hơn, có khi nước cao thấp theo mùa, đôi khi chỉ ngập nước vào mùa xuân khi tuyết tan. Chung quanh hồ là những đám lau sậy mà bên dưới là những tầng bùn đất màu đen, do cây cối rữa mục tạo ra. Hồ đầm loại này là nơi có sinh thái phong phú và là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho chim muông.

Cùng với những loài chim khác, ngỗng Canada thích loại hồ thứ hai. Trứng ấp 28 ngày giữa đám lau sậy, trứng nở, mẹ ngỗng dắt ngay đàn con xuống hồ cho chắc ăn. Ngỗng sống có cặp, mẹ ngỗng dẫn đàn con đi đầu tìm thức ăn, ngỗng cha đi sau để bảo vệ mẹ con: Phân công chắc ăn như bắp!

Nhìn kỹ thêm chút nữa, khách vãng cảnh sẽ nhận ra một chú sếu, thường là Blue heron, im lặng, quay lưng vào đám lau, mắt liếc nhìn xung quang, chăm chú theo dõi động tĩnh dưới mặt nước...

Cảnh trí hoang dã mà đẹp! cô liêu mà an bình!

A.C.La

Bạn sẽ dạy con trẻ thế nào về sự thật và lịch sử Việt Nam?‏

Cho dù hình chụp trích dẫn có thể là từ những sách giáo khoa dùng lúc chiến tranh Việt Nam đang diễn ra và ngày nay có thể không còn nhưng tác hại nhồi sọ của mớ sách này hẳn nhiên còn lâu dài. Số lượng giới trẻ hiện nay tiếp xúc được với thế giới văn minh và với sự thật không nhiều. Ngay cả trong số những người may mắn này, cơ may nhận ra được sự thật sẽ còn ít hơn nói chi đến những đồng bào khoảng 20 năm (1954-1975) sống thời thơ ấu trong vùng xa xôi, hẻo lánh, đặc biệt ở Miền Bắc. Họ lớn lên mang nguyên não trạng bị nung đúc từ nhỏ và và có thể dậy lại cho các thế hệ sau.

Có lẽ chỉ với thực tế sự thật mới dễ nhận ra: Sự tham tàn, vô nhân của đảng CSVN và nhà nước hiện nay là bài học hay nhất để đồng bào ta nhận ra đâu là sự thật. (TTR).

**

Bạn sẽ dạy con trẻ thế nào về sự thật và lịch sử Việt Nam?‏


VRNs – Sài Gòn  – Cấp 1, cấp 2, cấp 3 tôi là một trong số những đứa học trò cưng của môn sử bởi vì tôi luôn “thuộc làu” những bài học lịch sử bằng tất cả tình yêu quê hương, yêu đất nước VN hào hùng với những trang sử đầy ắp chiến công, chiến thắng. Chỉ có điều hơi khó khăn khi phải thuộc nằm lòng những con số chính xác: Quân ta đã bắn chết bao nhiêu tên địch, bắn rơi bao nhiếu chiếc máy bay, thu gom được bao nhiêu loại vũ khí…Khổ lắm, với tôi những con số cứ rối loạn, rối tung cả lên nhưng không thuộc lòng là không được nếu muốn bài thi đạt điểm cao tuyệt đối…

Rồi lịch sử trong những trang sách giáo khoa đã nuôi dưỡng trong tôi sự thù hận, tôi hận bọn Mỹ, bọn Ngụy ghê ghớm. Tuổi thơ đầy ắp những dấu hỏi sao bọn Mỹ, bọn Ngụy lại ác đến thế? Khi phải đọc và thuộc lòng những đoạn mô tả hình phạt tra tấn khủng khiếp bọn Mỹ Ngụy dành cho các chiến sĩ cách mạng là hầu như tôi đều sợ đến mức nổi da gà, rùng mình và ám ảnh mãi với những hình ảnh khủng khiếp…Chúng khiến cho tâm hồn tôi, tuổi thơ tôi nhuốm đầy máu bạo lực, sự sợ hãi và cả sự hận thù sâu sắc…


Một bài toán dạy con trẻ tính bạo lực.
Ảnh FB Bạch Cúc

Rồi tôi yêu Hồ Chủ Tịch, yêu tha thiết vì Bác giỏi quá. Tôi không hiểu sao Bác có thể nói được 29 thứ tiếng…Đêm đêm tôi nằm mơ thấy Bác, tôi thuộc lòng những “Câu chuyện kể về Bác Hồ” với niềm tự hào và vinh dự ngất ngưởng khi được chọn đi thi kể chuyện về Bác…


Khoảng cấp 3, tôi nhớ mãi một cuộc tranh luận ngắn giữa ba mẹ và người chị ruột của tôi. Chị ấy là giáo viên dạy sử, trong bữa cơm gia đình chị ấy dõng dạc tuyên bố đất nước Việt Nam thật thanh bình, không có chiến tranh, không có khủng bố và nói chung các nước trên Thế Giới đầy ắp sự bất an, chỉ có Việt Nam là số một an toàn và hòa bình… Tôi nhớ rõ ràng cảm giác nghẹn sững sờ của cha mẹ tôi, ông bà cố nói một vài câu phản biện lại điều đó nhưng trước cử chỉ hùng hồn và sự khẳng định mạnh mẽ của chị, ông bà đành chốt câu cuối thế này: "Cha mẹ sống qua hai chế độ, cha mẹ biết và hiểu rõ nhất chế độ nào tốt, chế độ nào không tốt. Chỉ có điều có nói bây giờ con cũng không chịu tiếp nhận, có lẽ rồi trong tương lai con sẽ nhận ra sự thật và sẽ hiểu…" 


Có điều gì đó băn khoăn, hoài nghi trong lòng tôi, có những dấu hỏi to dần, to dần và chưa có lời giải đáp…

Thằng nhỏ con tôi đi nhà trẻ về ngêu ngao bài hát ” Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng các em nhi đồng”, rồi đêm đó nó nằm mơ thấy Bác y như mẹ ngày xưa. Sáng sớm nó hồ hởi nói với tôi với một giọng vô cùng hạnh phúc là mẹ ơi con mơ thấy Bác Hồ, con yêu Bác Hồ lắm… Trong lòng tôi bỗng quặn lên một nỗi niềm khó tả, nó như giọt nước tràn ly khiến tôi hét lên một câu vô nghĩa và nói một điều chẳng hay ho gì với thằng nhỏ, rồi những ngày sau đó, con tôi luôn nắm áo tôi và hỏi, mẹ ơi mẹ nói Bác Hồ như vậy nghĩa là sao?…


**

Bạn sẽ dạy cho con bạn, cho trẻ nhỏ về lịch sử Việt Nam thế nào đây? Bạn sẽ nói sự thật hay nói theo những điều dối trá theo sách vở mà bao năm qua nó đã hủy hoại nhận thức của bạn, và kế tiếp là hủy hoại thế hệ con của bạn? Bạn dạy thế nào? Dạy bằng cách nào khi ở trường con bạn vẫn phải học và trả bài thuộc làu làu theo giáo trình lịch sử? Bạn làm ngơ hay cố gắng giải thích? Con bạn sẽ tin bạn hay tin cô giáo, tin nhà trường vì sự sợ hãi và áp lực của việc học tập?…


Bạn có muốn những thế hệ tiếp theo sẽ là những con cừu y chang bạn? Bạn có muốn con bạn khi bắt đầu trưởng thành, khi tới thời điểm nhận ra chân lý và sự thật thì đồng thời cũng là lúc cảm thấy vô cùng tức giận, thấy hụt hẫng và hoàn toàn mất niềm tin? Tôi từng cảm thấy buồn giận cha mẹ mình, tôi tự hỏi sao cha mẹ không dạy tôi sự thật mà cha mẹ là người biết rõ nhất. Sao cha mẹ không chia sẻ sớm với tôi về lịch sử đất nước này, dân tộc này và định hướng cho tôi tự tìm hiểu, tự so sánh và tự tìm ra chân lý bằng tư duy của chính mình. Tôi đã bị bịt mắt quá lâu trong một đường hầm đen tối để rồi tôi hoang mang, hụt hẫng, đau đớn khi phải lần mò từng bước, lần mò tìm lại từng chút ánh sáng của sự thật để trở thành như ngày nay, tôi thật sự tiếc vì đã mất quá nhiều thời gian…


Bạn hãy dạy cho con trẻ, những thế hệ sau bạn biết tôn trọng sự thật và chân lý…Đừng chần chừ, đừng ngại ngần, đừng sợ hãi khi nhắc đến sự thật bởi sự thật là chân lý. Dù bạn có cố né tránh hay che đậy sự thật thì sự thật vẫn vây quanh bạn, tác động đến bạn và nhắc nhớ cho bạn biết rằng, bạn đã hèn nhát với chính bản thân mình và đang rất tàn nhẫn với các thế hệ mai sau…


Muốn đất nước thay đổi bạn phải thay đổi, điều thay đổi dễ dàng nhất là hãy dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, chấp nhận nó và đồng hành giúp con bạn, giúp những người trẻ tiếp nhận sự thật càng sớm càng tốt. Nếu tất cả các bậc làm cha làm mẹ trên toàn nước Việt Nam này can đảm nói sự thật với con mình và giúp con quay lưng với dối trá thì tôi tin rằng đất nước này sẽ sớm thay đổi, thật thế!


FB Bạch Cúc
 

13 May 2015

Đồng môn họa sĩ Chính Mung và Lam Thủy tham dự triển lãm

Ba họa sĩ thuộc nhóm HS Nam Cali là HS Lương Trường Thọ, HS Lam Thủy và HS Chính Mung, mỗi người đã góp ba bức tranh tham dự cuộc triển lãm trong hai ngày 9 và 10 tháng 5 năm 2015, tổ chức tại Firehouse Art Gallery thuộc thành phố Sunset Beach, CA, cách Little Saigon chừng 35 phút lái xe.

Thành phố Sunset Beach nằm sát biển và dọc theo đường Pacific Coast High Way. Thời tiết lạnh và gió, cứ như là mùa đông, nhưng giới thưởng lãm đến rất đông.

Bức "Inspiration" của Chính Mung

Trong cuộc triển lãm này, bức “Inspiration” của Chính Mung chiếm giải thưởng hạng nhì, và HS Lam Thủy (Bạn đời của Chính Mung)  bán được bức “You and Me”, cả 2 bức đều thuộc nhóm tranh tổng hợp với sơn dầu (Mixed media).



Lam Thủy và bức "You and Me",
chụp chung với khách mua tranh.

(Người chuyển tin: Nguyễn Văn Sáu)

Bốn Mươi Năm và Bố, thơ


Công cuộc cải cách ở Trung Quốc đã cùng đường?

Nguồn: Youwei, “The End of Reform in China: Authoritarian Adaptation Hits a Wal “The End of Reform in China: Authoritarian Adaptation Hits a Wall,” Foreign Affairs, May/June 2015 Issue.
Biên dịch: Trần Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ lúc bắt đầu công cuộc cải cách hậu Mao từ cuối thập niên 1970, chính quyền cộng sản ở Trung Quốc đã nhiều lần đảo ngược thành công những tiên đoán về sự sụp đổ của nó. Chìa khóa cho sự thành công đó nằm ở chủ trương mà người ta có thể gọi là “sự thích nghi của chế độ chuyên chế” (“authoritarian adaptation”) – tức việc sử dụng các chính sách cải cách nhằm thay thế một sự thay đổi thể chế cơ bản. Dưới thời Đặng Tiểu Bình, điều đó có nghĩa là cải cách nông nghiệp và cởi trói cho kinh tế tư nhân. Dưới thời Giang Trạch Dân, đó là việc nền kinh tế Trung Quốc chính thức tiếp cận một nền kinh tế thị trường, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, và tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Dưới thời Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo là cải cách an sinh xã hội. Nhiều người tiếp tục kỳ vọng vào một đợt cải cách sâu rộng tiếp theo dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình – nhưng họ có thể sẽ phải thất vọng.

Sự cần thiết phải cải cách hơn nữa vẫn còn tồn tại, do nạn tham nhũng tràn lan, tình trạng bất bình đẳng gia tăng, tăng trưởng kinh tế chậm, và các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, có lẽ kỷ nguyên của sự điều chỉnh nền chuyên chế đã đi đến điểm tới hạn của nó, khi mà không còn nhiều tiềm năng cải cách có thể tồn tại trong khuôn khổ chuyên chế hiện nay của Trung Quốc. Một trạng thái cân bằng tự củng cố của sự trì trệ đang được hình thành và khó có thể bị phá vỡ nếu không có những biến động lớn về mặt kinh tế, xã hội, hoặc quốc tế.

Trung Quốc có là ngoại lệ?

Một lý do cho sự mất mát động lực để tiếp tục cải cách chính là việc hầu hết các cải cách đơn giản đều đã được thực hiện xong. Cải tạo nông nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, xúc tiến thương mại, điều chỉnh chính sách an sinh xã hội – tất cả những cải cách này đã tạo ra nhiều lợi ích mới mà ít làm ảnh hưởng đến những lợi ích đã có. Còn những lĩnh vực còn lại khó thay đổi hơn, như việc loại bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, tư hữu hóa đất đai, thêm quyền cho Quốc hội Trung Quốc trong các vấn đề tài khóa, và thiết lập một hệ thống tư pháp độc lập. Thực hiện chúng cũng đồng nghĩa với việc bắt đầu đe dọa đến quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, điều mà chế độ hiện tại không sẵn lòng chấp nhận.

Một lý do khác là sự hình thành một khối chống cải cách ngày càng mạnh mẽ. Một số người còn muốn đảo ngược các tiến trình cải cách đã và đang diễn ra, khi mà chúng đã làm cho “chiếc bánh kinh tế” lớn đáng kể (tức là tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thịnh vượng hơn là tái phân phối sự giàu có – NHĐ). Nhưng hàng ngũ quan chức cũng như giới tinh hoa nói chung lại cảm thấy hài lòng hơn với việc giữ nguyên trạng, bởi cải cách từng phần là người bạn tốt nhất của tư bản thân hữu (crony capitalism).

Thế còn về mặt xã hội nói chung? Lý thuyết hiện đại hóa tiên đoán rằng sự phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, từ đó dẫn đến một sự thay đổi chính trị. Với GDP bình quân đầu người ở mức 7.000 đô la, liệu Trung Quốc có cưỡng lại được tính logic của lập luận này hay không? Nhiều người tin rằng là có, vì quốc gia này là một ngoại lệ. Họ lập luận rằng tính chính danh về mặt chính trị tại Trung Quốc có được là nhờ vào việc chính quyền đem đến nhiều lợi ích cho xã hội hơn là việc nó bảo vệ những quyền lợi của các tầng lớp trong đó. Nhiều doanh nhân được kết nạp Đảng, sinh viên thì bị sao nhãng bởi chủ nghĩa dân tộc, nông dân và công nhân thì chỉ quan tâm đến sự công bằng về mặt vật chất. Tuy nhiên, thứ cá biệt ở Trung Quốc không phải là xã hội hay văn hóa mà chính là nhà nước.

Ở Trung Quốc, cũng như ở nhiều nơi khác, sự phát triển kinh tế đã dẫn đến những mâu thuẫn: nông dân thì đòi phải giảm thuế, công nhân thì đòi có nhiều sự bảo hộ lao động hơn, sinh viên muốn thành lập các nhóm hoạt động xã hội, doanh nhân bắt đầu muốn làm từ thiện, các cơ quan truyền thông thì bắt đầu muốn đẩy mạnh mảng phóng sự điều tra, và các luật sư thì chú trọng hơn vào việc bảo vệ nhân quyền. Những hành động mang tính tập thể trở nên phổ biến, và hiện Trung Quốc đang có hơn một triệu các tổ chức phi chính phủ ở địa phương. Và Internet là một thách thức lớn đối với chế độ, bằng cách kết nối những con người bình thường lại với nhau, và với cả giới trí thức.

Tuy nhiên, những mưu cầu thực tiễn tương tự như trên lại cần nhiều kỹ năng tổ chức và các luận đề tư tưởng thì mới trở thành những yêu sách chính trị. Và ít ra chúng cần phải có những không gian chính trị nhất định để có thể tự hoàn thiện và phát triển, tuy nhiên những khoảng không này gần như không hề tồn tại ở Trung Quốc. Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc đã học được điều gì từ phong trào dân chủ năm 1989 (tức Sự kiện Thiên An Môn – NHĐ) và sự sụp đổ của Liên Xô, thì đó là bài học về việc “một đốm lửa nhỏ có thể châm ngòi cho một đám cháy lớn.” Bằng nguồn lực khổng lồ, chính quyền đã dần dần tạo nên một bộ máy tinh vi, hiện diện ở khắp mợi nơi và cực kỳ hiệu quả trong việc “duy trì ổn định.” Điều này đã ngăn chặn thành công vế thứ hai của lý thuyết hiện đại hóa trở thành hiện thực. Hệ thống đảm bảo an ninh quốc nội này được thiết kế để bắt được bất cứ tín hiệu nào từ phía đối lập, dù thực tế hay tưởng tượng, hay còn trong trứng nước. Ngăn chặn quan trọng hơn nhiều so với đàn áp – trên thực tế, việc đàn áp các cuộc biểu tình một cách bạo lực được nhìn nhận là một dấu hiệu thất bại. Sức mạnh của nhà nước Trung Quốc không phải được đo bằng một hàm răng sắc nhọn mà thông qua những ngón tay nhanh lẹ của nó.

Ngôn luận bị kiểm duyệt, trong báo chí và cả trên Internet, nhằm ngăn chặn việc phổ biến bất cứ thứ gì được coi là “mối hiểm họa.” Mọi hành động đều bị theo dõi sát sao. Ngay cả những hành động phi chính trị cũng có thể bị coi là nguy hiểm. Năm 2014, Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) – một nhà hoạt động pháp lý, người đứng đầu một chiến dịch đấu tranh cho các cơ hội giáo dục bình đẳng cho con cái của những người di cư từ nông thôn (ra thành phố), bị kết án 4 năm tù với tội danh “gây rối trật tự công cộng.” Hội họp công khai bị hạn chế, và ngay cả việc hội họp tại gia cũng có thể bị coi là có vấn đề. Vào tháng 5 năm 2014, một số học giả và luật sư đã bị quản thúc sau khi tham dự một buổi tưởng niệm cho phong trào dân chủ 1989 tại một tư gia. Ngay cả việc ký tên vào một bản thỉnh nguyện thư cũng có thể bị trừng phạt.

Quan trọng không kém là sự nổi lên của đường lối quần chúng (mass line) – tức sự định hướng dư luận của chính quyền – về nhu cầu sống còn của Trung Quốc là duy trì sự ổn định. Một mạng lưới giám sát an ninh được thành lập khắp cả nước bằng cách tăng cường quân số của bộ máy an ninh quốc gia cũng như thành lập một mạng lưới bên ngoài bộ máy hành chính chính thức bao gồm dân quân tuần tra, trợ lý giao thông, và những người giám sát các khu dân cư. Hàng trăm ngàn “tình nguyện viên an ninh” hoặc “đầu mối đưa tin” đã được tuyển dụng trong số những người lái xe taxi, nhân viên vệ sinh, người trông xe, và cả những người bán hàng rong, nhằm báo cáo với chính quyền về “những người hay hoạt động khả nghi.” Mỗi khu dân cư ở Bắc Kinh được cho là có khoảng 2.400 “tổ trưởng (cho mỗi) tổ dân cư” trong đó, những người có nhiệm vụ để ý từng phút bất kỳ sự bất thường nào trong địa hạt của họ, để có thể bán tin cho chính quyền với giá 2 NDT cho một mẩu tin. Hệ thống này theo dõi những tên tội phạm và những kẻ khủng bố cùng với những người gây rối chính trị, nhưng những người bất đồng chính kiến chắc chắn cũng là một trong những đối tượng chính của nó.

Ở Trung Quốc ngày nay, các đại ca giang hồ (Big Brother) có mặt ở khắp mọi nơi. Họ là một phần của mạng lưới an ninh quốc gia vừa mạnh và vừa tinh vi như một mạng nhện, hiện diện ở khắp mọi nơi và vô dạng như nước. Những ai đủ thông minh để lảng tránh chính trị hoàn toàn thì hầu như sẽ không hề cảm nhận thấy nó. Ngược lại, nếu như họ vượt qua làn ranh thì ngay lập tức sẽ nhận được những phản ứng tức thời của các thành viên thế giới ngầm này. Nếu một phản ứng thái quá kiểu “giết gà bằng dao mổ bò” xảy ra thì nó cũng hoàn toàn được chấp thuận bởi dẫu sao cố gắng ngăn chặn một phiền toái thoát ra khỏi lòng bàn tay của chính quyền cũng là một điều tốt.

Hệ thống này thực thi nhiệm vụ giữ gìn trật tự một cách xuất sắc. Nhưng nó cũng hạn chế cơ hội cho bất cứ một sự phát triển xã hội dân sự nào ở Trung Quốc đương đại chứ chưa nói đến một xã hội chính trị. Và cho dù sự bất bình xã hội có dâng cao đến đâu thì cán cân quyền lực cũng nghiêng hẳn về phía chính quyền hơn là về phía xã hội. Các phong trào xã hội, cũng giống như thực vật, cần không gian để phát triển. Và nếu như không có khoảng không này thì cả phong trào và cây cỏ đều sẽ lụi tàn.

Người khổng lồ bị chôn vùi

09 May 2015

Quan hệ Việt – Trung: Thực tế bẽ bàng hơn nhiều

Đôi giòng:

Nguyễn Gia Kiểng là một trong những lý thuyết gia chủ lực của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên.  Ông là tác giả của nhiều bài viết (và cả sách) với nhiều ý tưởng phong phú (có khi rất ‘lạ’ với những bạn đọc ưa tìm hiểu về lịch sử, chính trị, và xã hội VN; ông không hề thiếu kẻ yêu, người ghét!) đã từng gây tranh cãi rất nóng giữa nhiều bạn đọc. Dù dị ứng hay không với lối viết, cách nhìn trong sách cũng như những bài viết trước đây của ông, thiết nghĩ bài viết này cho thấy thêm một số khiá cạnh không hề đơn giản của quan hệ Việt – Trung, dưới mắt nhìn sắc cạnh của một người vẫn còn đam mê với những hoạt động chính trị, ở độ tuổi ngày xưa hiếm người đạt tới, mà ngày nay không hẳn nhiều người đã qua khỏi. (SĐ)


Quan hệ Việt – Trung: Thực tế bẽ bàng hơn nhiều

Nguyễn Gia Kiểng

Diễn tiến quan hệ Việt Trung

“…Nếu ở Việt Nam có một người không được quyền lên án bất cứ ai là tay sai Trung Quốc thì người đó chính là Lê Đức Anh…”

Giờ này, khi mà nhiều người nghĩ và tin rằng Việt Nam chỉ còn một chọn lựa là ra khỏi thế lệ thuộc Trung Quốc và nhanh chóng tiến đến thế đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ và các nước dân chủ, chúng ta cần nhận định lại quan hệ Việt – Trung một cách chính xác hơn. Lý do là vì sự thực còn phũ phàng hơn nhiều người nghĩ. Và nếu quá khứ có khả năng tiết lộ những gì có thể sẽ tới thì chúng ta phải rất cảnh giác nếu không muốn hụt hẫng một lần nữa.

Cho tới nay, theo cái nhìn của nhiều người, Trung Quốc, sau khi thất bại trong chiến tranh biên giới 1979,  đã cố lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của họ và đã thành công; Đại Hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã là một bước đổi mới đầy hy vọng không may bị khựng lại và đảo ngược; Nguyễn Văn Linh là con người của một cách canh tân dang dở; trong nội bộ ĐCSVN đã có đấu tranh giữa hai phe canh tân thân phương Tây và bảo thủ thân Trung Quốc và sau cùng phe bảo thủ đã thắng v.v. Nhưng sự thực rất khác.

Cái nhìn này không giải thích được một cách thuyết phục tại sao ĐCSVN đã có thể đổi hẳn chính sách đối với Trung Quốc từ thế tử thù sang thế chư hầu ngoan ngoãn mà không gây ra một chấn động lớn, bằng cớ là cho đến nay ít người có thể nói một cách quả quyết ĐCSVN đã quyết định thay đổi thái độ đối với Trung Quốc vào lúc nào, hay tại sao mặc dù Việt Nam hết sức chiều lòng Trung Quốc mà Trung Quốc lại cứ tiếp tục hạ nhục và chèn ép Việt Nam. Lý do là vì nó vẫn nằm trong một logic bình thường theo đó mọi chính quyền trước hết mưu tìm quyền lợi cho đất nước mình, họ có lầm lẫn hay không là chuyện khác. Logic này không đúng trong trường hợp của quan hệ Việt – Trung  như chúng ta sẽ thấy.

Nhìn lại quan hệ Việt – Trung đòi hỏi một phân tích thấu đáo những gì đã xảy ra, điều này không dễ vì sự đảo ngược quan hệ Việt Trung đã diễn ra một cách bí mật trong nội bộ của nhóm cầm quyền cao nhất trong đảng cộng sản, nghĩa là bộ chính trị (BCT) và ban bí thư (BBT), ngay cả tuyệt đại bộ phận đảng viên cao cấp cũng không biết. Hơn nữa nó lại chủ yếu được quyết định qua những thảo luận miệng trong tập đoàn lãnh đạo mà các biên bản hoặc không có hoặc vẫn còn được giữ kín. Trong hoàn cảnh đó ta chỉ có thể dựa vào hồi ký của những người trong cuộc cuối đời hoặc có những tâm sự muốn nói ra hoặc có những ân oán giang hồ muốn thanh toán.

Tập Hồi Ức và Suy Nghĩ của Trần Quang Cơ là một tài liệu quí. Ít ai có điều kiện để theo dõi biến chuyển trong quan hệ Việt – Trung bằng ông. Ông chủ trì nhóm CP87 một nhóm nghiên cứu chiến lược đối ngoại của đảng vào giai đoạn chuyển hướng này. Ông cũng là thứ trưởng đặc trách vấn đề Campuchia, vấn đề gai góc nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc vào lúc đó. Ông đại diện Việt Nam đàm phán với đại diện Trung Quốc Từ Đôn Tín vào tháng 6-1990, cuộc đàm phán gay go cuối cùng trước khi chính quyền cộng sản Việt Nam thực sự đầu hàng, đúng ra là được Trung Quốc cho phép hàng phục. Quan trọng hơn, Trần Quang Cơ là một trong những người hiếm hoi có kiến thức về thế giới và bang giao quốc tế, một khả năng mà không ai trong số những lãnh tụ cộng sản cao nhất có. Tuy vậy ông Cơ chỉ là một người thừa hành ngoan ngoãn. Nếu đôi khi ông có những tâm sự u uất thì đó cũng chỉ là những trăn trở của một tôi trung. Trần Quang Cơ không có cái nhìn của người lấy quyết định, do đó ông quan tâm trước hết đến những gì thuộc phần nhiệm của mình. Vì vậy trong hồi ký này các sự kiện không được chọn lựa và sắp xếp theo tầm quan trọng đối với chính sách đối ngoại mà theo tầm quan trọng của chúng đối với cá nhân ông. Ông kể khá chi tiết những thảo luận về giải pháp Campuchia và những cuộc phỏng vấn của ông với các báo dù chúng chỉ có một giá trị rất tương đối nếu ta muốn tìm hiểu động cơ và não trạng của những người quyết định chính sách của Việt Nam vào lúc đó. Những điều Trần Quang Cơ kể lại vì vậy cần được hội nhập vào dòng thời sự của cả một giai đọan dài mới có giá trị giải thích và soi sáng.

Trước hết hãy nhìn lại một cách tổng quát quan hệ Việt -Trung.

07 May 2015

Văn học Việt Nam dưới ách cai trị của đảng Cộng Sản.

Bài phát biểu của Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy

Kính thưa bà con, cô, bác, anh, chị, em có mặt trong hội trường hôm nay!

Thưa toàn thể các bạn đồng nghiệp yêu quý của  tôi!

Trong 30 thứ tang mà đảng cộng sản dành cho dân tộc Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 (từ vượt biển, ép dân đi kinh tế mới, đổi tiền, đánh tư sản mại bản, xua người dân vào cái đũng chật hẹp của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa “bao nhiều, cấp ít” v.v… ) thì văn học cũng bị bức tử không thương tiếc, trở thành niềm thương, nỗi nhớ, sự đau đớn, xót xa cho những người hiểu biết, có lương tri thời đại, đặc biệt là có lương tâm văn học.

Nếu coi xã hội Việt Nam là một máy vi tính khổng lồ, gồm hai phần chính là “ổ cứng” và “ổ mềm”, thì phần “ổ cứng” bao gồm sông hồ, rừng núi, biển đảo, tài sản, tài nguyên thiên nhiên v.v… còn “ổ mềm” chính là nền văn hóa của xã hội Việt Nam hiện tại.

Trong chiến tranh, bàn tay các đồng chí nhuốm máu đồng bào mình theo khẩu hiệu nằm lòng, sặc tanh mùi máu: “Cơm xào thịt giặc mới ngon. Canh chan máu thù thì lòng mới cam” nên trong thời bình, bàn tay các đồng chí tiếp tục tàn sát đồng bào mình qua các công cuộc, cướp bóc, bắt bớ, bán chác v.v… Bán từ kho vũ khí Long Bình đến thềm lục địa, cùng bao nhiêu tài sản thiên nhiên của đất nước. Từ đất hiếm (chứa nhiều kim loại quý) cho Nhật Bản, dầu thô cho Nga, rừng đầu nguồn, Bô xit Tây nguyên, vỉa than lớn nhỏ cho Tàu, bãi biển cho Hồng Kông, nhà máy, cơ xưởng cho Đài Loan, Hàn Quốc v.v…  Chưa kể bao nhiêu người nằm vật vờ trên sóng nước, trên con đường vượt biển. Bao nhiêu sĩ quan Cộng Hòa chỉ còn là những nắm xương di động trên mặt đất  hoặc xương khô trong mả. Nhiều gia đình bằn bặt tin cha, anh, chồng, khi tìm vào  trại thăm nuôi, chỉ còn một cách  duy nhất là thuê người đào trộm mộ đem nắm xương khô cô quạnh về lại quê nhà. Nghĩa là từ “cải tạo” thành cải táng, cải mả (Người chịu đựng được 3 tháng, người 1 năm, người 20 năm )... Hàng triệu người đã chết trong các trại tập trung trá hình, vì không chịu nổi sự bạo hành  tàn tệ của  bè lũ cán bộ, sự khắc nghiệt của thời tiết nơi rừng sâu nước độc. Chính vì thế, dưới sự cai trị nham hiểm bậc thầy của đảng cộng sản, tất cả những gì thuộc về “ổ cứng” đều bị trầy vi xước vẩy, móp méo, biến dạng, thể hiện  rõ nét qua những điều chúng ta đã và đang  nhìn thấy ở Việt Nam trong vòng 40 năm qua.

Bởi văn hóa là “phần mềm” trong cơ thể xã hội, nên cũng như “phần cứng” trong chiếc vi tính khổng lồ gồm 90 triệu người (tạm coi là 90 triệu linh kiện), văn hóa cũng bị bầm dập,  bóp nát. Giữa thời hội nhập toàn cầu đầu năm 2015, Hà Nội từ một thành phố 4000 năm văn hiến trở thành thành phố vô văn hóa. Cụ thể văn hóa giao tiếp không, văn hóa giao thông không, văn hóa xã hội lại càng không, bởi trên môi người dân Hà Nội nào, từ thằng bé 5 tuổi đến các ông già, bà cả 60, 70 cũng tươi roi rói tiếng chửi, câu thề, nói lóng, nói trại. Giao thông hỗn độn chưa từng thấy, tất cả tràn ra đường, tranh cướp nhau từng cen-ti-mét đất, hễ người này sơ ý chạm vào xe người kia là có tiếng  chửi: - “Đ.m. mày, thích  rúc vào đít ông à?”. Còn nếu là phụ nữ thì tiếng chửi nanh nọc hơn: -“Thằng mặt...” Ngay sau đó là một đám chen lấn xô đẩy, người ta sẵn sàng quẳng xe xuống lề đường để xông vào cô gái kia, làm một việc vô cùng vô văn hóa là tụt bằng được quần cô ta để chứng minh những lời cô vừa nói xem mặt của người bị chửi, có giống “mặt dưới” của cô ta không?

Còn Sài Gòn, từ Hòn ngọc Viễn đông trong thời Việt Nam Cộng Hòa trở thành điểm đen, đất dữ trong thời cộng sản, không những với người dân trong quốc nội còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của Việt Kiều và du khách nước ngoài với  tỷ lệ tội phạm  tăng vọt chưa từng thấy. Những hình ảnh mà 40 năm trước người dân Sài Gòn chưa từng phải chứng kiến thì hiện tại nhan nhản trên đường phố. Nhiều cặp vợ chồng du khách, mặt nhợt nhạt, miệng méo xệch, ngực đeo tấm biển: -“Tôi là người nước ngoài, bị kẻ cắp lấy toàn bộ tài sản, vật dụng, tiền bạc, giấy tờ... Xin chỉ đường cho tôi tới đại sứ quán  của  nước tôi để xin cấp lại visa và ứng tạm ít tiền về nước”. Nhiều cháu bé buổi sáng còn chào ba mẹ đi học, mắt long lanh, miệng mỉm cười mà đêm về đã thành cái xác không hồn vì bị ăn cắp nội tạng từ tim, gan, thận v.v…

Vì thời gian có hạn xin nói về nền văn học Miền Bắc sau 70 năm  cai trị của Đảng Cộng Sản VN, bởi ai cũng biết, văn học là một phần quan trọng trong “ổ mềm” văn hóa nước nhà.

Ngay từ 1945 sau khi cướp được chính quyền từ tay nhân dân, đảng cộng sản đã coi Văn Nghệ  như một thứ công cụ chính trị để mị dân, trấn áp người tài để bóp nghẹt tự do ngôn luận. Chính vì vectơ chuyển động của đảng cộng sản về phía cái ác, cái xấu và cái dốt, nên bốn tiêu chuẩn đặc trưng của lãnh đạo cộng sản Việt Nam là: Nhất dốt, nhì tham, tam ngông, tứ độc. Tất cả các nhà văn nếu không chịu tuân theo các tiêu chuẩn này thì dù tác phẩm có hay đến mấy cũng bị bóp nghẹt từ trong trứng.

Nhà văn, nghệ sĩ, thay vì sinh ra để phụng sự chân, thiện, mỹ, để nói thật, tạo động lực cho xã hội phát triển, cũng là tạo ra cho xã hội loài  người những di sản đẹp thì đảng bắt họ còng lưng, quỳ gối, uốn ba tấc lưỡi để nói những điều dối trá, triệt tiêu chân lý, đến mức người dân phải sửa thơ Phùng quán từ 60 năm trước để đau đớn thốt lên: “Đem bục công an đặt giữa trái tim người. Tình cảm ngược xuôi theo luật côn đồ đảng, bác”

Vụ án Nhân văn Giai phẩm năm 1957 thực sự là một cuộc cải cách  chữ nghĩa long trời lở đất. Thay vì các bần cố nông lên đấu tố địa chủ trong cải cách ruộng đất rồi bắn chết họ, thì cuộc cải cách chữ nghĩa còn để lại di họa hàng trăm năm.

Nhà thơ Lê Đạt phải lao động cải tạo một ngày 2 khối đất, làm từ 6 giờ sáng đến hai giờ đêm, cả tháng trời không một giọt nước tắm, người hôi hám như súc vật, chưa kể còn bị cấm cầm bút 30 năm. Nhà văn Nguyễn Hữu Đang bị biệt giam 25 năm ở cổng trời Hà Giang, không hề biết tới cuộc kháng chiến toàn diện, toàn dân do đảng cộng sản phát  động trong vòng 21 năm. Ra khỏi tù chỉ được lĩnh 8 kg gạo mỗi tháng, không nhà cửa, không thực phẩm, không lương, phải ở nhờ trong chái bếp lợp rạ của khu tập thể giáo viên, đặt một cái vại để xin nước vo gạo của cả khu, gạn lấy nước đặc dưới đáy để quấy với nắm gạo thành cháo loãng thay cơm, phải bắt cóc, ngóe, rắn thay thực phẩm. Khi nào chết cố bò ra vũng đất nông cạnh bụi tre thay mộ.

Khi bóng ma cộng sản gõ vào ngôi nhà nào thì điêu linh mở ra ở đó, đặc biệt gõ vào cánh cửa của ngôi đền văn học thì điêu linh biết bao nhiêu mà kể xiết. Sau 1975, hết chiến tranh, văn học vẫn không được quyền sống cho riêng mình mà vẫn phải gồng mình lên làm nhiệm vụ theo cây gậy chỉ huy của Đảng: “Bắt câm mồm phải câm mồm, nếu kêu ca sẽ lìa hồn, văng thây”. Một cây bút nghiệp dư tại hội văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình, một hôm làm bài thơ tả cảnh nhà sàn của đồng bào dân tộc, tất cả đều chỉn chu, mạch lạc, rõ ràng, chỉ câu kết của bài thơ: “Có hay đâu giá lạnh dưới chân sàn” lập tức bị coi là ám chỉ, động chạm đến ngôi nhà sàn của lãnh tụ tôn quý, thiêng liêng. Xúc phạm tới tình cảm cao đẹp của "bác Hồ kính yêu" với đồng bào dân tộc. Lập tức bị đuổi việc, đuổi khỏi hội nhà văn Hòa Bình, cắt hộ khẩu lên vùng kinh tế mới và chết mất xác nới rừng thiêng nước độc, vì thung thổ khí hậu qúa khắc nghiệt, chưa kể mảnh bom, mảnh đạn, không hộ khẩu, điện đường, trường học, trạm y tế, nước sạch v.v…

Với số đông nhà văn ngoan ngoãn dễ bảo còn lại, đảng dùng giải thưởng còm cõi nhuốm màu chính trị, bè phái để mua lương tâm họ, bắt họ phải quên đi chính nghĩa rạng ngời của ông bà tiên tổ truyền lại từ bao đời.

Máu đổ một giây di họa đủ một đời, máu đổ suốt 21 năm trời  ròng rã (từ 1954-1975) thì di họa biết  bao nhiêu mà kể xiết? Vậy mà đảng cứ thích “quang vinh, muôn năm” bắt nhà văn phải cầm bút ca ngợi thành tích ảo, chiến công ma, sự chỉ đạo mù quáng của đảng, chứ không được phép nói đến di họa của chiến tranh, như trường hợp của tác giả. Ngày 27-7- ngày thương binh liệt sĩ, còn gọi là “ngày bới xác, mò xương, đếm khăn tang và đong máu chiến hào” tôi viết một chùm ba bài: “Nước mắt chưa khô trên má mẹ hiền”. “Bão thổi không ngừng trong những vành tang trắng” “Đêm đêm nhang cháy đỏ bàn thờ”. Lập tức bị “phơi mặt” trên truyền hình vì tội xúc phạm đến những tình cảm cao đẹp của nhà nước dành cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đồng thời bị treo bút 6 tháng, đi khỏi báo cựu chiến binh, tịch thu thẻ nhà báo, cho dù sau đó ký hợp đồng với báo khác vẫn không được cấp thẻ.

Nếu viết về nỗi niềm củi lửa, cháo rau trong thời bình, cấm nhắc đến sự thiếu thốn của thời hậu chiến. Dù cả xã hội “run trong từng cọng rau”, lương cán bộ chỉ đủ sống mười ngày. Cô giáo sáng vào trường bán cháo phổi, tối vào nhà hàng rẻ tiền bán thân, kiếm sống bằng sự sa đọa, suy đồi của lũ khách ăn đêm. Thầy giáo một buổi  dạy, hai buổi  đạp xích lô kiếm cơm v.v… Chuyện vỉa hè phải để lại vỉa hè, cấm được ngứa bút đưa lên mặt báo mà mang tội “bôi bác xã hội”, “không tin tưởng vào sự lãnh đạo tuyệt đối sáng suốt,  uy tín của  đảng”.

Nhà văn đứng về phía nước mắt, vạt áo của  nhà văn đong đầy  nỗi khổ của dân nước trong thời hậu chiến. Từ chỗ “ra ngõ gặp anh hùng” thành “ra ngõ gặp ăn mày”“người người ra trận, nhà nhà ra trận”. “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Một tỉnh nhỏ như Thanh Hóa, Thái Bình vẻn vẹn 1,5 triệu dân mà có 4 vạn 6 bộ đội và thanh niên xung phong. Từ “kho cung cấp người trong chiến tranh” thành nghĩa trang liệt sĩ khổng lồ trong thời bình. Nếu may mắn không bị “Tổ Quốc cắt cơm, gia đình vắng vẻ”, thì cũng trở thành “Tổ quốc quên  công gia đình  đói khổ”... Thế mà phải im miệng, bẻ cong ngòi bút, coi nỗi khổ của dân, của mình là vùng cấm của đảng không được động đến vì “nhạy cảm”. Từ nhạy cảm đến vô cảm chỉ cách  một bước chân, từ vô cảm đến tội ác, khoảng cách  còn ngắn  hơn nữa, nên chúng  ta hiểu vì sao sau 40 năm cầm quyền trên phạm vi cả nước, Nhờ “sự hy sinh to béo” của  đảng, nước ta lại có nhiều tội phạm đến thế? Ở Na Uy  trung bình 100 nghìn người dân mới có 6 tội phạm, ở Hà Lan, nhiều nhà tù bỏ trống, còn ở Việt Nam đã xây tới 900 nhà tù lớn nhỏ (theo quy định 31 CP của chính phủ do thủ tướng Võ Văn Kiệt ký): “Mỗi quận, huyện được phép xây mới một nhà tù”. Vậy mà hiện tại vẫn thiếu chỗ ở cho 26 nghìn tội phạm hình sự.  Xã hội suy đồi, tha hóa, khiến nhà văn Ma Văn Kháng - một cây “đại bút” của nền văn học xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải đau đớn thốt lên trong tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” từ 1989: “Xã hội  loạn lạc đến mức mỗi gia đình phải có trách  nhiệm  đóng góp cho xã hội từ một đến hai đứa con...hư hỏng”. Nhà nào càng đông nhân khẩu, mức đóng góp càng lớn, thậm chí có nhà 7,8 người bị bắt cả chùm luôn vì người buôn ma túy, người hút hít, người lừa đảo, trộm cắp, cờ gian bạc lận hay đâm chém, giết người v.v…

Một xã hội không có sự phản biện là một xã hội chết, xã hội Việt Nam trong suốt 70 năm trị vì của đảng cộng sản thực sự đã chết lâm sàng, vì làm người mà không được cất lên tiếng nói trung thực của mình, không được làm những việc mình muốn, ngược lại phải “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương con đầu đàn vĩ đại”. Nhà văn cũng vậy, đẻ ra tác phẩm không theo đúng cách thức của Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương thì lập tức tác phẩm ấy sẽ bị đập chết bằng cách cấm đoán, thu giấy phép, cấm xuất bản, cấm đăng ký bản quyền v.v… Nếu trước đó đã trót “thai nghén”, không muốn đứa con tinh thần của mình rơi vào “lề trái”, “vùng nhạy cảm” hoặc “phản động”  phải lập tức... nạo thai ngay lập tức

Lẽ ra theo đúng quy luật của sự sáng tạo: Tác phẩm  rời  nhà văn như con thuyền rời bến, tìm về bờ bến xanh trong và neo đậu vào bến bờ tâm cảm của  người đọc,  thì tác phẩm lại rơi vào vũng ao tù, nước đọng là các nhà xuất bản, cục xuất bản, Ban văn hóa tư tưởng Trung Ương, phòng PC25 (chuyên phụ trách về văn hóa phản động) hoặc PC 35 (cục phản gián) của bộ công an,  bị các lưỡi dao kiểm duyệt của các biên tập viên, giám đốc, trưởng ban, trưởng phòng thẳng thừng cắt xén, trở thành nhợt nhạt, vô hồn không sức sống.

Bình thường ở các nước dân chủ tự do, nhà văn bình đẳng với Chúa trong việc sáng lập ngôn ngữ, thì ở Việt Nam, nhà văn buộc phải trở thành những “con chiên ngoan đạo” của cả bầy đàn lãnh đạo vô học dốt nát. Vì thế thay vì sinh ra để bảo vệ và phát  triển văn hóa cũng như văn học theo quy định của luật pháp, thì nhà văn bị bịt miệng vì luật rừng, luật chết quái gở độc địa, khai tử bao nhiêu đứa con trung thực, khỏe mạnh, theo  sự chỉ đạo áp đặt  của  đảng.

Cả một nền văn học bị bức tử trở thành xanh xao, còi cọc, suy dinh dưỡng hoặc chết yểu trong bóng tối ngột ngạt, ám khí, ác độc của Đảng Cộng Sản. Ngược lại, chỉ những tác phẩm nhảm nhí, thiếu phẩm chất, làm tổn hại đến thẩm mỹ của công chúng, cũng như làm tầm thường nền văn học nước nhà lại được phát triển ào ào như nấm độc sau mưa.

Một nền văn học chỉ toàn những kẻ vinh thân phì gia, vờ vịt, dối trá, tự nguyện tiếp tay ca tụng cái ác, cái xấu cái dốt, rồi ăn không nói có, bợ đỡ, xu nịnh thì đó là văn học gì? Nếu không phải là sự khốn nạn, nhục nhã. Không ít tác giả nữ phải dùng “vốn tự có” của mình để làm ván bắc cầu nhảy xa, cùng quan lớn thừa hưởng sự giàu sang phú quý trên máu và nước mắt dân tộc. Hầu hết các tác giả nam phải quên  nghèo khổ, bất công, tham nhũng, nước mắt người già, trẻ thơ hay nỗi đau quặn thắt của  cha mẹ khi không có tiền cho con đến trường, phải đẩy con ra lề đường kiếm sống. Quên luôn cả các vết thương lịch sử đau đớn làm bao  triệu người phải chết như “Cưỡng chiếm Miền Nam, đánh bắt các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bài xích, chèn ép vợ con họ, đẩy cả vạn triệu người lên khu kinh tế mới để chiếm nhà cửa ruộng vườn cho các quan lớn. Quên cả cuộc vượt biển kinh hoàng, làm chấn động  toàn thế giới trong gần 3 thập kỷ từ giữa 70 đến 80, 90...”

Bao nhiêu  nhà văn sa đà vào việc  mô tả tính  dục rồi dùng  phong bì lót tay để sách được nhà xuất bản, hội nhà văn tổ chức những đợt tuyên truyền quy mô, rầm rộ để nhận về những giải thưởng độc hại còm cõi như “Giải thường Hồ Chí Minh”; “Giải văn học về đề tài công an nhân dân” , Giải “Quốc phòng  toàn dân” v.v…

Nói tóm lại, có cả một chủ trương ngầm để dung tục hóa văn chương theo đúng vectơ chuyển động của đảng cộng sản, bốc thơm ca ngợi cái ác, cái dốt, cái xấu, khiến những nhà văn có tài, có lương tâm văn học mất chỗ đứng trong lòng độc giả, và văn học cũng tự đánh mất thiên chức của  mình là  đánh thức lương tri và khai sáng  cho độc giả. Tiếc rằng những hành xử tinh vi và tàn độc này đã kéo dài 70 năm (với Miền Bắc) và 40 năm (với Miền Nam), biến hàng vạn nhà văn, nhà báo thành những kẻ “ăn theo, nói leo” hệt những con rối bị giật giây. Bao nhiêu tác phẩm đích thực được các tác giả hoài thai trong đau đớn vật vã của tâm hồn, tình cảm trí não mình,  bị cắt, xẻo xử trảm từ trong trứng nước. Những cuộc “nạo thai”, khai tử diễn ra hàng ngày, hàng giờ nơi đất nước mặt trời lặn, trong góc tăm tối cuối cùng của Thế Giới, khiến hơn 93 triệu người dân thành một biển người dối trá. Dù nói ngược, nói xuôi, nói xưa nói nay, hay ám chỉ, vòng vo, cuối cùng cũng phải quay về giọng  Đảng... Đó chính là bóng đêm nô lệ của một nền văn học nhồi sọ, phục vụ cho các nghị quyết, chính sách dốt nát, sai trái của Đảng. Cái xấu, cái ác, cái dốt được lên ngôi, cái đạo lý trung thực, công bằng bị bóp chết. Thật không còn gì để nói ngoài việc “thành kính phân ưu” với nền văn học nước nhà dưới sự cai trị kéo dài của Đảng Cộng Sản.

Cuối cùng  xin dành lại thời gian  cho người kế tiếp.

Cám ơn ban tổ chức đã tạo điều kiện cho tôi được phát  biểu chính kiến, quan điểm của mình, cũng như cám ơn toàn thể bà con, anh chị em đã chú ý lắng nghe.

Santa Ana  April 18-2015.
Trần Khải Thanh Thủy

06 May 2015

Hillary Clinton - ác mộng Trung Hoa?

Nếu như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình luôn nhắc đến lý tưởng Giấc mơ Trung Hoa, thì việc bà Hillary Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ nhiều khả năng sẽ tạo ra một cơn ác mộng.

Cư dân mạng "dậy sóng"

Hôm 12/4 vừa qua, chỉ vài giờ sau khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chính thức tuyên bố sẽ tranh cử vị trí Tổng thống nhiệm kì tới, cư dân mạng Trung Quốc đã có những phản ứng dữ dội trước sự kiện này, theo tổng hợp của trang Foreign Policy (Mỹ).

Sau khi kênh truyền hình trung ương CCTV đăng tải thông tin về tuyên bố của bà Clinton, "comment" nhận được nhiều "like" nhất ví von cựu Đệ nhất phu nhân với hình ảnh không mấy thân thiện, đồng thời cho rằng việc bà đắc cử sẽ khiến "quan hệ Mỹ-Trung xấu đi trông thấy".

Những comment "lịch sự" hơn tập trung vào phân tích mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Một người dùng trên Weibo bày tỏ quan ngại rằng bà Clinton sẽ kết thân với Nhật Bản, kình địch của Trung Quốc, và gây bất lợi cho Bắc Kinh trong tranh chấp tại biển Hoa Đông.

Ngoài ra, người này cũng nhận định bà Clinton trong cương vị Tổng thống sẽ gây bất ổn cho Biển Đông, nơi Trung Quốc và Mỹ đang tranh giành ảnh hưởng.

Thậm chí, một người khác còn đi xa hơn, dự đoán rằng "Thế chiến thứ Ba sẽ không còn xa nữa" nếu cựu Ngoại trưởng Mỹ đắc cử.

Giới nghiên cứu cũng đứng ngồi không yên

Tháng 6 năm ngoái, cũng trong một bài viết trên Foreign Policy, nhà báo Isaac Stone Fish từng nhận định, Hillary Clinton trên tư cách Ngoại trưởng đã gây nhiều khó dễ, thì Hillary Clinton-bà chủ Nhà Trắng thậm chí sẽ là một cơn "ác mộng" với giới chức Trung Quốc.Theo ông, người Trung Quốc cho rằng bà Clinton mang theo quan điểm "chống Trung Quốc" trong các chính sách đối ngoại của mình khi còn giữ chức Ngoại trưởng, trong đó nổi bật nhất là chiến lược "xoay trục sang châu Á" do chính bà khởi xướng năm 2011.

Chính sách này, trong mắt người dân cũng như giới cầm quyền Trung Quốc, là một biện pháp công khai tranh giành ảnh hưởng với nước này tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

Nay, tuy bà Clinton không còn giữ chức vụ Ngoại trưởng, Bắc Kinh vẫn coi sự hiện diện về mặt quân sự của Mỹ trong khu vực hiện nay là hệ quả của những chính sách do cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ áp đặt khi còn tại vị.

Thậm chí, vào năm 2013, sau khi bà Clinton rời bộ Ngoại giao Mỹ, Thời báo Hoàn Cầu còn đăng tải một bài phân tích tổng kết 5 năm đảm đương nhiệm vụ cánh tay phải của Tổng thống Obama trên trường quốc tế. Bài này kết luận:

Theo ông Fish, chiếu theo những gì truyền thông cũng như mạng xã hội Trung Quốc đăng tải, quan điểm tiêu cực của người dân nước này về Hillary Clinton vẫn không hề thay đổi so với lúc bấy giờ.

Không biết đối phó với... đàn bà?

Bên cạnh ác cảm xuất phát từ cái "trục", bà Clinton dường như còn gây khó dễ cho giới chức Trung Quốc trên phương diện... giới tính.

Trong bài phân tích năm ngoái của mình, ông Fish dẫn lời bà Kelley Currie, cố vấn cao cấp thuộc Viện Dự án 2049 của Mỹ, người từng có thời gian dài công tác với chính phủ Trung Quốc. Bà Currie cho rằng nữ chính trị gia là đối tượng mà các VIP người Hoa "không quen đối phó".

Bà Currie cũng chỉ ra rằng, kể từ thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc chưa bao giờ bổ nhiệm bất kì một người phụ nữ nào vào Ủy ban Thường vụ bộ Chính trị, bộ máy quyền lực của đảng Cộng sản nước này.

Chưa thể tìm ra cách đối phó với một chính trị gia không ngại cứng rắn với mình, do vậy nếu cái tên Hillary Clinton xuất hiện bên cạnh dòng chữ "Tổng thống Mỹ" vào tháng 11/2016 tới đây, khả năng "Giấc mơ Trung Hoa" biến thành "ác mộng" không phải là không có cơ sở.

(Theo Đại Lộ)
___________________


Bắc Kinh nhắc khéo bà Clinton không nên chỉ trích Trung Quốc

Hai tờ báo Hoa Lục là Nhân dân Nhật báo và Global Times vừa đăng những bài xã luận thể hiện quan điểm của chính phủ Hoa Lục, là bà Clinton không nên chỉ trích Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình.
...........Bài báo, đã xoáy sâu vào cuốn sách bán chạy của bà Clinton vào năm 2014 là Hard Choices (lựa chọn khó khăn), trong đó bà Clinton kêu gọi các nước trong khu vực châu Á hãy đoàn kết tạo thành một liên minh chống Trung Quốc và bà cũng chỉ trích sự kiểm duyệt thông tin Internet tại Trung Quốc. Cuốn sách cũng đề cập đến cuộc đối đầu của bà Clinton với cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào xung quanh chủ đề về nhà sư Tây tạng lưu vong Đạt-lai Lạt-ma.

Bà Clinton từng gây tức giận đối với Hoa Lục khi bà sang thăm Việt Nam và năm 2010, bà cho rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hàng hải ở Biển Đông mà Hoa Lục  ngang nhiên tự tuyên bố là chủ quyền lãnh hải không thể chối cãi của mình.

Hai tờ báo Hoa Lục còn dọa rằng nếu bà Clinton tiếp tục cứng rắn với họ, phía Hoa Lục có thể công khai những khoản tài chính mập mờ mà vợ chồng bà đang sở hữu để thực hiện chiến dịch tranh cử.

Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik cho biết rằng ông nghĩ lo lắng của Hoa Lục có phần đúng khi nói về bà Clinton.

Ông nnói: "Tôi không phải là một người hâm mộ lớn của bà Clinton nhưng tôi phải thừa nhận bà là ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay. Đó là một nghịch lý khi mà cả hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ đều gây ra sự hoài nghi cho Trung Quốc: Bà Clinton và Thượng nghị sĩ Jim Webb".
  
Thiên Hà (theo free Beacon)