30 April 2015

30/4/1975 – Ngày Giải phóng?

Thời trung học, tôi cũng quen dùng từ "giải phóng" một cách vô thức như bao người. Song từ lúc vào đại học, do ngán ngẩm lối giáo dục đầy dối trá, tôi bắt đầu tự tìm hiểu sự thật lịch sử để trang bị lại kiến thức cho mình và nhờ đó nhận ra sự lố bịch của hai chữ "giải phóng".
 Luật sư Lê Công Định
Gửi cho BBC từ Sài Gòn

Nhiều người Việt sau 1975 còn giữ thói quen dùng từ “giải phóng” trong các cụm từ “giải phóng Sài Gòn”, “ngày giải phóng”, “trước giải phóng”, “sau giải phóng”, “quân giải phóng”, v.v…, đó cũng là cách gọi có chủ đích tuyên truyền của chế độ này sau khi Bắc Việt thôn tính toàn bộ miền Nam.

Từ trước đến nay, chính quyền cộng sản vẫn luôn lập luận rằng nước Việt Nam là một dải thống nhất từ Bắc chí Nam, tạm thời bị chia cắt tại vĩ tuyến 17 do kết quả hội nghị Geneva 1954, đồng bào miền Nam gánh chịu ách nô lệ và áp bức của “Đế quốc Mỹ xâm lược” và “ngụy quyền tay sai”; do vậy, quân dân miền Bắc có nhiệm vụ “giải phóng” miền Nam, thống nhất đất nước.

Tuy nhiên, lập luận nêu trên tự mâu thuẫn và hiển nhiên bị bác bỏ bởi các sự kiện lịch sử hiện đại mà chúng ta đều đã biết. Dưới đây là một số nhận định xung quanh cái gọi là “giải phóng” nhân dịp chính quyền đang khơi gợi quá khứ, mà chính họ luôn hô hào gác lại, bằng các buổi lễ kỷ niệm và diễu binh chướng mắt trên các đường phố Sài Gòn.

Sau khi đánh bại quân Pháp tại Điện Biên Phủ, chính ông Hồ Chí Minh và đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dưới áp lực của Trung Quốc, đã đồng ý ký kết Hiệp định Geneva 1954 chia lãnh thổ Việt Nam thành hai miền, trong lúc đại diện của chính phủ quốc gia Việt Nam do ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng hoàn toàn bác bỏ sự phân cắt đó. Nói cách khác, những người cộng sản đã góp tay vào việc chia đôi đất nước, nên việc tự trao cho mình nhiệm vụ thống nhất đất nước chỉ là hành động đạo đức giả, che đậy ý đồ chính trị và quân sự riêng.

Gắp lửa bỏ tay người

Thoạt đầu, sau năm 1954, Hoa Kỳ chỉ viện trợ kinh tế và giúp huấn luyện các đơn vị vũ trang của chính quyền Sài Gòn với mục đích tái lập trật tự xã hội sau chiến tranh với Pháp. Đến khi chiến sự leo thang do Bắc Việt lén lút chuyển quân vào Nam, Hoa Kỳ mới chính thức can dự quân sự từ năm 1965. Tuy nhiên, sự tuyên truyền về “Đế quốc Mỹ xâm lược” đã được những người cộng sản tung ra ngay từ lúc Hiệp định Geneva còn chưa ráo mực, tức có sự hoạch định cố ý từ trước nhằm chuẩn bị nguyên cớ phát động chiến tranh. Một hành động “gắp lửa bỏ tay người” không hơn không kém của giới lãnh đạo Bắc Việt lúc ấy.

Cần lưu ý, gần mười năm trước khi Hoa Kỳ gửi quân sang chiến đấu chống cộng sản tại miền Nam, quân đội Trung Quốc đã hiện diện ở miền Bắc. Sau đó lần lượt Liên Sô và Bắc Triều Tiên cũng cử quân nhân sang trực chiến. Vậy nếu sự kiện Mỹ đưa quân tham chiến, dù được sự chấp thuận của chính quyền Sài Gòn, bị xem là “xâm lược”, thì hành động của Trung Quốc, Liên Sô và Bắc Triều Tiên nên gọi là gì? Phải chăng giới lãnh đạo Bắc Việt đã thiếu sáng suốt trong nhận định về "địch ta" hay vì lý do nào khác?

Hòa đàm Paris 1973 mở đường cho 'hòa bình' và Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến ở Việt Nam, nhưng chỉ hai năm sau, miền Bắc đã 'giải phóng' miền Nam bằng biện pháp chiến tranh.

Trong giai đoạn từ 1955 đến 1974, Trung Quốc đã liên tiếp xác lập chủ quyền và chiếm đóng các hải đảo thuộc Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng vì lý do nào hành động của Trung Quốc lại không được bộ máy tuyên truyền Bắc Việt đương thời gọi là “xâm lược”? Cuộc chiến tranh “giải phóng dân tộc” vì sao chỉ tập trung vào miền Nam mà bỏ qua mục tiêu giải phóng các hải đảo, vốn cũng là một phần lãnh thổ thiêng liêng và quan trọng của tổ quốc? Chiến thắng đang được ca ngợi thiết nghĩ hãy còn dang dở, và liệu có thể hãnh diện với một chiến thắng như vậy?

Đặt ngược vấn đề

Việt Nam Cộng hòa là một thực thể chính trị và hành chính hợp pháp trên phương diện công pháp quốc tế, tương tự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mọi hành động chính trị và quân sự của bất kỳ nhà nước nào đều phải đặt trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, nên việc tự trao nhiệm vụ “giải phóng miền Nam” không đương nhiên biện minh quyền sử dụng vũ lực xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia có chủ quyền khác. Đặt ngược lại vấn đề, nếu cách hành xử của Bắc Việt là đúng, thì đương nhiên quân đội Sài Gòn cũng có quyền tương tự là mang quân xâm chiếm miền Bắc? Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn đã không hành xử như vậy, không phải vì thiếu khả năng, mà do họ tôn trọng luật pháp quốc tế.

Ngay trong nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đương thời đã có nhiều tiếng nói phản đối chiến tranh và đề xuất giải pháp hòa bình hợp tác giữa hai miền Nam Bắc. Lịch sử thế giới hiện đại cũng cho thấy sự thống nhất nước Đức bằng con đường thương lượng ôn hòa đã mang lại kết quả tốt đẹp cho dân tộc Đức. Tuy vậy, chủ trương hòa bình trong Đảng Cộng sản bị dập tắt, phe chủ chiến thắng thế và muốn tiến hành chiến tranh bằng mọi giá. Và cái giá phải trả để thống nhất đất nước bằng giải pháp chiến tranh là sinh mạng của hàng triệu người Việt ngã xuống vô nghĩa, nỗi đau ấy vẫn còn đến tận ngày nay.

Tuy chiến tranh diễn ra khốc liệt, song những đô thị miền Nam vẫn luôn duy trì sự phát triển phồn thịnh. Điều đó một mặt nói lên rằng chính quyền Sài Gòn đã duy trì bộ máy quản lý quốc gia rất tốt về phương diện dân sự, bất chấp hoàn cảnh khó khăn. Mặt khác, liệu có thể tin rằng đoàn quân đói rách đến từ vùng đất nghèo nàn hơn về kinh tế lại mang sứ mệnh “giải phóng” xứ sở phồn thịnh hơn? Tình huống đó lẽ ra nên gọi là “cướp” hoặc “chiếm đoạt”, thì thích hợp hơn. Tất nhiên, chẳng ai tin, trừ phi bị lừa dối, và chính các chiến sĩ Bắc Việt đã ngây thơ nghĩ rằng đồng bào miền Nam đang rên xiết ngày đêm trong cảnh nghèo đói và nô lệ (!).
Sự lố bịch của giải phóng

Kẻ “được giải phóng” lẽ ra phải hàm ơn người "giải phóng", nhưng ngoại trừ những gia đình sống bám hoặc kiếm tiền nhờ vào chế độ cộng sản, khó tìm thấy thường dân nào ở miền Nam đang chật vật mấy bữa cơm hàng ngày cảm thấy mang ơn đoàn quân “giải phóng” mỗi khi có dịp nhắc lại biến cố bi thảm đó. Đấy là chưa nói, nhiều năm sau 1975 hàng triệu kẻ “được giải phóng” đã phải tự giải phóng mình một lần nữa bằng cách vượt biên, gây nên thảm cảnh thuyền nhân nhức nhối trong lòng dân tộc. Vậy sự ly tán của các gia đình Việt Nam tưởng đã chấm dứt khi chiến tranh kết thúc, nhưng lại vẫn tiếp diễn một cách đáng buồn vì "giải phóng".

Nhiều khẩu hiệu, áp phích chào mừng 'Đại thắng Mùa Xuân' 1975 và 'Giải phóng Miền Nam' lại được chính quyền trưng ra trong dịp này.

Giải phóng bao hàm sự bao dung đối với bên thua cuộc, nhưng thay cho chính sách hòa giải dân tộc là các trại cải tạo mọc lên như nấm sau cơn mưa để giam cầm không qua xét xử hợp pháp các quân nhân và công chức của chế độ Sài Gòn. Mang hận thù và chia rẽ đến giữa lòng dân tộc thì giải phóng ai và vì cái gì? 40 năm sau biến cố "giải phóng", xã hội ngày càng trở nên vô đạo đức nghiêm trọng, vậy phải chăng con người đã bị giải phóng khỏi đức hạnh và văn minh để quay trở về thời kỳ hoang dã?

Thời trung học, tôi cũng quen dùng từ "giải phóng" một cách vô thức như bao người. Song từ lúc vào đại học, do ngán ngẩm lối giáo dục đầy dối trá, tôi bắt đầu tự tìm hiểu sự thật lịch sử để trang bị lại kiến thức cho mình và nhờ đó nhận ra sự lố bịch của hai chữ "giải phóng".

Tất nhiên, lịch sử không có chữ nếu, nhưng giá mà không có cái gọi là "giải phóng" ấy từ năm 1954, rồi 1975, hẳn đất nước không trì trệ và lạc hậu như ngày nay, mà thay vào đó người Việt ở các giai tầng xã hội khác nhau đã cùng nắm tay đưa con thuyền tổ quốc đến bến bờ mới của nền thịnh trị và xã hội thịnh vượng từ lâu.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư, cựu tù nhân lương tâm, đang chịu quản chế ở Sài Gòn. Bài viết được gửi đến cho BBC sau khi BBC mời độc giả, nhà nghiên cứu, nhân chứng chia sẻ bài viết, thông tin, hình ảnh, cảm tưởng nhân tròn bốn mươi năm sự kiện 30/4.
Chia sẻ tin này Về mục Chia sẻ.

Ls Lê Công Định
(Nguồn BBC Tiếng Việt)

28 April 2015

30 tháng Tư của một Đồng Môn

Saigon 28/4/2015

Hôm nay là 28/4, giỗ tổ Hùng Vương. Năm nay ở Việt Nam công nhân viên được nghỉ 6 ngày kỷ niệm 30/4 và 1/5. Nhiều người đi chơi xa, còn anh em mình 'cố thủ' ỏ Sài gòn, đóng cửa gặm nhấm nỗi buồn ngày xưa. Tôi còn nhớ mãi ngày 25/3 lúc 7 giờ tối nghe BBC và VOA, nghe tin Quảng Tín bị mất liên lạc, mọi người hoang mang vô cùng.

Tôi và mấy anh em QGHC bám lên mấy chiếc xe GMC đi ra quốc lộ 1 hy vọng ra được căn cứ Chu Lai để gặp sư đoàn II ở đó. Xe chạy suốt đêm hôm đó, gần sáng thì bị pháo kích, người chết và bị thương nằm la liệt.  Đang phân vân không biết làm sao thì nghe tiếng loa, nhìn ra thì thấy mấy 'nón tai bèo' xuất hiện cùng với súng AK. Họ bắt buộc chúng tôi đi bộ trở lại tỉnh Quảng Ngãi.

Thức suốt đêm qua lại không có gì ăn, ai cũng mệt muốn xỉu. Về gần đến tỉnh thì một tên du kích kêu đích danh tôi, bắt trình diện. Họ đưa tôi vào một căn nhà xét đồ đạc của tôi trong khi đó bên ngoài có tiếng ồn ào la ó "Bắt được tên Quận Trưởng ác ôn rồi, bắn nó đi, giết nó đi. Tôi cảm thấy cuộc đời mình coi như xong. Sau đó họ lột giầy, bắt tôi đi chân không, trói tay tôi lại giong đi cùng một số người khác. Họ đưa chúng chúng tôi vào mật khu, trong đó thấy xe tăng T54 đậu dài dài. Bọn lính hỏi: "Đưa đi bắn hả?".

Chúng tôi phải đi suốt đêm. Sáng hôm sau thì lên đến đỉnh núi Sơn Cao. Rồi từ đó chúng tôi phải trải qua những ngày tủi nhục, đói khát, bị đánh đập dã man và đi lao động khổ sai.

Sáng ngày 30/4, chúng tôi đang chặt cây trên rừng thì loa phóng thanh kêu tất cả trở về trại. Về đến nơi chúng tôi được nghe radio. Lúc nghe Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, bọn chúng tôi sững sờ rồi ôm nhau... khóc!

Sau đó là những ngày kinh hoàng, đói khổ, bệnh tật và thất vọng.Ở trong trại, tôi bị đánh hộc máu. Anh em phải kiếm cua dong, giã ra cho tôi uống để làm tan máu bầm. Tôi lại bị lao động nặng quá, chịu không nổi, chúng lại đánh tôi và bắt tôi đi làm ruộng đến độ cụp xương sống. Tôi chịu đựng đến giữa năm 1981 thì được thả mang theo thân tàn ma dại và bệnh ho lao về nhà*.

Ở nhà tôi không còn thứ gì có thể bán đi để chạy thuốc thang cả. Hàng ngày tôi phải đạp xe đạp từ nhà ở đường Phan Đăng Lưu đến bệnh viện Chợ Rẫy dậy tiếng Pháp cho một số bác sĩ, rồi lại tiếp tục đi dậy ở các Trung Tâm Ngôn Ngữ (Language Centers) để kiếm sống.

Cũng nhờ mấy anh học trò là bác sĩ, họ kiếm thuốccho tôi uống. Nhiều khi tôi phải xin nhau (placenta) của sản phụ, ăn để tăng sức chịu đựng. Cũng nhờ vậy mà tôi khỏi bệnh. Tuy nhiên sức khỏe của tôi sa sút trầm trọng khiến tôi bị stroke và tiểu đường, bây giờ tàn phế, ăn nhờ các con!

Tính tôi không thícg than vãn nên ít khi tôi kể khổ bởi vì:
"Gemir, pleurer, prier est egalement lache"
(Than vãn, kêu khóc, van xin tất cả đều là hèn)

Tôi cứ cắn răng chịu đựng vì qua 9 tháng ở (Trường Bộ binh) Thủ Đức và gần 7 năm học "Cao học" tôi đã trải qua tất cả cực khổ rồi, bây giờ có khổ thêm thì cũng vậy thôi!

Cuộc đời tôi còn trải qua nhiều gian khổ nữa, nhưng thôi! Có nói nữa cũng chẳng làm gì!**

**

Tôi xin dừng bút ở đây. Một lần nữa, xin đa tạ các bạn có lòng nghĩ đến tôi và gửi quà về giúp đỡ. Thân chúc các bạn và gia đình luôn vui mạnh và gặp nhiều may mắn. Rất mong có ngày mình gặp lại nhau.

BC
(Từ VN)
(*) Chính vì bị lao phổi nên không hội đủ điều kiện sức khỏe mà người bạn chúng ta không thể ra đi theo diện HO.
(**) Đã thế người bạn đường lại mất sớm.
     

27 April 2015

Đạo luật "Hành Trình Tìm Tự Do", Ý kiến từ cộng đồng và từ những người bạn Canada

Cuộc Đào Thoát Ly Kỳ Của Một Tù Nhân "Cải Tạo" Trốn Trại qua Kampuchia

Sau khi ở tù cải tạo đuợc 5 năm, khi tôi đang ở trại Suối Máu Biên Hòa, thì có một số tù đuợc đua lên trại Tống Lê Chân gần An Lộc Bình Long. Tôi mừng thầm là nếu đưa tôi lên Tống Lê Chân thì tôi có rất nhiều hy vọng để trốn trại, vì tôi biết rất rõ vùng đất này.

Đơn vị đầu tiên khi tôi mới ra truờng là Đại đội 11 thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 5 Bộ Binh đóng gần sân bay An Lộc Bình Long.Và trong suốt thời gian phục vụ từ cấp Trung đội lên đến cấp Trung đoàn tôi vẫn ở trong vùng rừng xanh đất đỏ này.

Giữa tháng 5 năm 1980, họ chuyển tôi từ trại Suối Máu Biên Hòa lên trại Tống Lê Chân. Đây là một trại tù ở giữa rừng, gồm các dãy nhà tranh với mấy lớp hàng rào kẻm gai bên ngoài và một lớp hàng rào tre bao bọc bên trong che kín, không nhìn thấy đuợc bên ngoài. Ở bốn góc và ngay cổng ra vào là các chòi canh đuợc bố trí súng đại liên. Sau khi lên đến trại Tống Lê Chân, chúng tôi liền nghiên cứu ngay kế hoạch để trốn, vì phải trốn càng sớm càng tốt.

Khi ở trại Suối Máu Biên Hòa tôi có luợm được một cục nam châm hình trụ to bằng đầu ngón tay. Theo nguyên tắc của địa bàn thì khi một thanh nam châm đuợc treo trên sợi chỉ, đuợc quay tự do thì một đầu luôn luôn chỉ về huớng Bắc, còn đầu kia là huớng Nam. Vì hai đầu giống nhau nên tôi phải dùng dầu hắc nhựa đuờng để làm dấu đầu huớng Bắc.

Trong thời gian ở tù chung nhau qua các trại, tôi có quen thân và hay tâm sự với Thu, một nguời cùng thuộc Sư đoàn 5 Bộ Binh truớc đây và có cùng chung một quyết tâm là sẽ cùng nhau trốn trại khi có dịp.

Thu cũng cho biết là có thêm một nguời bạn nữa cũng muốn nhập bọn đó là Bình. Bình là một nguời rất tháo vát, lanh lợi và đã từng đổ đầu khóa học “Rừng Núi Sình Lầy” ở trường Biệt Động Quân Dục Mỹ, Nha Trang. Bình đã làm đuợc một cái kềm để cắt kẻm gai. Kềm này làm bằng hai quai xách của cuộn kẻm gai concertina, hai quai xách này bằng thép rất cứng. Khi một đầu đuợc đập dẹp, mủi mài nhọn và đục lổ, thì trông giống nhu luởi dao. Nhưng khi hai cái luởi dao ghép chập vào nhau và dùng một cây đinh làm trục xỏ xuyên qua hai lổ, thì biến thành một cái kềm để cắt kẽm gai.

Để chuẩn bị cho việc trốn trại, mỗi nguời may một túi vải nhỏ bằng loại vải ngụy trang để đựng đồ mang theo như lon guigoz, mì gói, gạo muối v.v…

Mỗi nguời mang theo một bộ đồ thật tốt, quần tây áo sơ mi bỏ trong bọc nylon thật kín cho khỏi uớt, để bên trong áo truớc ngực, mặc đồ trận áo lính cũ bên ngoài. Ngoài ra tôi còn may thêm một cái túi vải nhỏ để cất giữ cái địa bàn, có dây choàng qua cổ để khỏi rớt mất. Mỗi lần đo là tôi rút một sợi chỉ từ lai áo trận và nhờ tôi có làm dấu đầu huớng Bắc bằng dầu hắc nhựa đuờng nên tôi sờ vào là  biết để đi cả ban đêm.

Chúng tôi phải kiểm soát lẫn nhau cho thật kỹ, quần áo mặc, túi vải, đồ đạc mang theo tất cả đều phải đuợc ngụy trang cho tiệp với màu cây lá trong rừng và không được gây ra tiếng động chạm nào.

Ngoài ra chúng tôi còn sắp đặt những gì sẽ bỏ lại, thật ít đồ bỏ lại, cố ý ngụy tạo như là có ý định sẽ đi xa, tức là sẽ đi về huớng Bắc để qua biên giới Kampuchia.

Buổi chiều hôm đó tôi và Thu cùng ăn chung nhau, đem tất cả những gì ngon đem ra ăn, ngốn cho thật đầy bụng để lấy sức tối đi. Tất cả đồ còn lại đem cho hết hoặc chôn dấu. Thu đem cả túi balô quần áo cho bạn bè. Tôi có cho một nguời bạn cùng khóa là Lương Văn Thìn mấy gói mì, mà bạn tôi không hiểu tại sao, tuyệt nhiên tôi không có đá động gì tới chuyện trốn trại.

Suốt trong ba tuần lể liền, Thu đã phải theo dỏi thật kỹ các toán tuần tra canh gác, giờ nào đi tuần, giờ nào đổi gác v.v…Sau cùng chúng tôi đã đi đến quyết định giờ xuất phát là 9 giờ tối, khi máy phát điện vừa tắt thì bắt đầu chui ra.

Ở đây mỗi tối có máy phát điện cho công an coi truyền hình, đến 9 giờ thì tắt.

Sau đó họ về sửa soạn độ 15 phút sau là bắt đầu đi tuần. Và theo như chúng tôi dự tính là phải mất 10 phút để cắt kẻm gai và 5 phút chót phải bò thật nhanh qua con đuờng tuần tra là khoảng đất trống bên ngoài.

Địa điểm thuận lợi nhứt để chui ra là khoảng giữa hai chòi canh phía sau trại.

Ban đêm họ đứng gác trên chòi canh cao nên không thể thấy rõ ở duới đất đuợc, theo đúng nguyên tắc canh gác ban đêm là phải ở duới thấp. Còn ngày đi thì chúng tôi chọn vào cuối tuần trăng, để khi chui ra thì trời còn tối, đến nửa đem trăng lên dễ thấy đuờng để đi. Chúng tôi chọn đêm 22 ta, âm lịch, vì tin dị đoan sợ đêm 23 ta là không tốt.

Đúng 8 giờ ruởi tối đêm 22 tháng 4 âm lịch tức là ngày 3 tháng 6 năm 1980, chúng tôi bắt đầu theo đúng kế hoạch ra ngồi ngoài cầu tiêu, để chuẩn bị cắt dây lạt của lớp hàng rào tre truớc, để đến đúng 9 giờ khi máy phát điện vừa tắt là chui ngay.

Nhưng không ngờ khi đó chúng tôi thấy ở ngoài suối có ánh đèn của công an đang đi bắt cá ở duới suối, nên chúng tôi phải ngưng lại ngay và trở vô ngủ như thuờng lệ.

Qua đêm hôm sau bắt buộc là phải đi chớ không thể nào chần chờ được nữa, vì sợ nếu để lâu dể bị bại lộ.

Lần này cũng đúng 8 giờ ruởi là ra cầu tiêu, vì cầu tiêu là chổ tốt nhứt để tới sát hàng rào mà không ai để ý. Bình bắt đầu cắt dây lạt của lớp hàng rào tre và cố vạch ra một lỗ để sẳn sàng chui ra. Lớp hàng rào tre này đuợc chôn sâu duới đất và sát khít nhau bằng hai lớp tre đan chéo vào nhau dầy đặc.

Vì vậy rất khó gở ra, phải đào sâu xuống đất mới vạch ra một lỗ vừa chui và phải làm thật chậm thật kỹ vì sợ ở chòi canh nó có thể thấy lúc lắc ở đầu ngọn rào tre.

Khi máy phát điện vừa tắt bầu trời chụp tối đen là lúc chúng tôi bắt đầu chui, thì bất ngờ có thêm hai nguời đợi chui trốn theo. Thật hết sức bất ngờ và không thể nào từ chối đuợc nên chúng tôi đành phải lo bảo bọc nhau cùng trốn.

Bình chui ra truớc là để cắt kẻm gai rồi đến tôi chui kế, tiếp theo là hai nguời trốn chui theo và Thu là nguời chui sau cùng. Sau khi chui ra khỏi lớp hàng rào tre thì gặp lớp hàng rào kẻm gai thứ nhứt. Nhưng phía duới lớp hàng rào kẻm gai này là rãnh thoát nuớc với đất bùn xình hôi thúi, nên chui lòn qua đuợc mà khỏi phải cắt.

Đến lớp hàng rào kẻm gai thứ hai thì Bình bắt đầu cắt. Hàng rào kẻm gai của VC rào thì họ có quá nhiều kinh nghiệm cho nên họ cho rào rất kỹ.

Họ bắt phải đào một cái rảnh sâu xuống đất rồi mới trồng cột sắt lên và rào kẻm gai ngay từ phía duới rào lên, rồi lấp đất lại, nên không có cách nào vén lên để chui lòn qua đuợc, mà chỉ có cách duy nhứt là phải cắt thì mới chui ra đuợc.

Mà cái kềm cắt kẻm gai của Bình biến chế nên không cắt dễ dàng nhanh chóng đuợc. Khi đang nằm chờ trong đám cỏ tranh giữa mấy lớp hàng rào với quần áo đầy bùn xìn hôi thúi, tôi nhìn lên bầu trời đầy sao, cảm thấy như bình tâm chấp nhận những gì đến sẽ đến, vì không còn cách nào hơn để lựa chọn đuợc nữa.

Bình cắt xong hàng rào này cũng mất 5 phút mới qua đuợc và còn một lớp sau cùng cũng mất 5 phút nữa.

Và cuối cùng chúng tôi chui qua đuợc hết và phải bò thật nhanh, chỉ dùng cùi chỏ và đầu gối bò thật sát mặt đất như bò hỏa lực, vuợt thật nhanh qua khoảng đất trống, rồi truờn mình xuống suối. Lúc đó tôi có cảm giác như tim tôi đập quá mạnh như muốn vỡ lồng ngực. Tiếng thở dồn dập hổn hển mà tôi nghe rất rõ, và gợn lên sóng nuớc khi ngâm mình trong nước để lội qua suối.

Qua bên kia bờ suối chúng tôi phải bám theo rể cây để leo lên vì lòng suối sâu hẩm. Lên khỏi suối là băng mình qua đám rừng tre, rồi băng qua con đuờng mòn. Con đuờng mòn này đi ra chuồng bò nên chúng tôi phải tránh xa nơi đây gấp vì sợ có nguời lui tới.

Bất ngờ Thu bị lọt xuống một hố sâu có lẽ là hố rác, tụi tôi phụ nhau kéo Thu lên. Vừa lên xong là đâm đầu chạy vô phía rừng rậm. Không bao lâu sau, bỗng nghe tiếng súng đại liên từ các chòi canh nỗ ran trời và sau đó là những tiếng quát tháo hò hét của đám công an chạy túa ra về phía chúng tôi, càng lúc nghe càng gần.

Tiếng lên đạn súng AK47 nghe rớp rớp, tiếng hò hét vang động khắp nơi, tiếng chửi rủa hăm dọa “địt mẹ ra đi không tao bắn chết mẹ hết bây giờ”, nghe rất gần ở ngoài con đuờng mòn mà chúng tôi vừa mới chạy qua. Vì vậy chúng tôi hết đuờng chạy, sợ chạy sẽ gây ra tiếng động dễ bị lộ, nên 5 đứa tụi tôi đành phải chui vô một bụi rậm, nằm rút trong đó.

Sau này được biết là sau khi chúng tôi chui ra khỏi hàng rào, thì lại có nguời chui trốn theo, nên bị phát giác bị bắt và bị đánh chết tại hàng rào và họ liền truy đuỗi theo để bắt chúng tôi.

Chúng tôi cố nằm yên không động đậy. Một lúc sau nghe tiếng máy điện chạy trở lại và nghe tiếng lào xào ở trong trại, chắc là VC đang ra lệnh tập hợp điểm danh. Một hồi lâu sau thấy yên tịnh, không hiểu là họ vẫn còn lục soát hay ngồi núp rình đâu đó hay là đã đi chổ khác. Nhưng trong lúc đó chúng tôi quyết định là phải bò đi vì không thể chần chờ ở đây lâu đuợc.

Chúng tôi 5 đứa bắt đầu bò đi thật chậm, hai tay rồi lại hai chân, đưa lên đặt xuống thật nhẹ nhàng, nếu lỡ có một tiếng động nhỏ như tiếng lá cây kêu sột soạt hay một tiếng cành cây gãy là ngưng lại ngay nghe ngóng rồi mới bò tiếp. Bò đuợc một lúc lâu chừng một tiếng đồng hồ, tôi nghi là chưa đi đuợc bao nhiêu, chân tôi bị đứt ngang ở ống quyển máu ra ướt xuống tới vớ, tôi rờ thấy ướt mới biết, nhưng cũng chẳng thấy đau đớn gì.

Sau đó chúng tôi bắt đầu đứng dậy để đi cho nhanh ra khỏi chổ này, nhưng vẫn đi hết sức thật cẩn thận, buớc đi thật nhẹ nhàng im lặng.

25 April 2015

Quốc hội Canada đã thông qua Luật '30/4'

Dự luật S-219 “Ngày Hành trình đến Tự do” do Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải bảo trợ đã được Quốc hội Canada chính thức biểu quyết thông qua chiều ngày 22/4/2015 lúc 19 giờ 15 phút giờ Ottawa, Canada, tức 7 giờ 15 phút sáng ngày 23/4/2015 giờ Hà Nội, kết thúc quy trình lập pháp kể từ ngày 10/4/2014.

Điều 2 quy định rằng “Khắp đất nước Canada, hàng năm và mỗi năm, ngày thứ Ba mươi của tháng Tư (30/4) sẽ được biết đến như là “Ngày Hành trình đến Tự do”. 

Ông Mark Adler, người đồng bảo trợ dự luật cho biết: “Nhiều người Canada không biết những câu chuyện của thuyền nhân Việt Nam. Ngày này, 30 tháng 4, là ngày [chế độ] Sài Gòn sụp đổ, ngày mà cuộc chạy [tỵ nạn] của người dân miền Nam Việt Nam bắt đầu, ngày mà người Canada sẽ tìm hiểu những gì những người này sẽ làm và đến mức độ nào để họ thoát khỏi những cuộc đàn áp, để nắm lấy sự tự do cho bản thân và cho gia đình của họ”. 

(TTR tổng hợp)

Động đất 7.9 độ richer‏ tại Nepal


Nepal cho biết, ước tính ban đầu có ít nhất 449 người đã thiệt mạng trong trận động đất hôm nay 25.4 với cường độ 7.9 richter làm rung chuyển nước này và một số thành phố ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh hôm nay (25.4). Con số thương vong được cho là sẽ còn tăng cao vì một số tòa nhà bị sập có thể chôn vùi nhiều người trong đống đất đá.






Ấn Độ đang gửi quân và hàng tới Nepal. Một máy bayC-17 Globemaster III của Ấn Độ hôm nay cất cánh, chở 96 binh sĩ và 15 tấn hàng. Ảnh: Times of India.
(TTR Tổng hợp)

Ngày Phục sinh của Dân tộc đã gần đến

Sự kiện Tuần thánh của 30-4-1975

Lm. Kts Nguyễn Duy Tân

1. Thuở bé, mỗi khi đêm về, mà nghe tiếng súng: kắc kục; kắc kục… thì hãi lắm.
Mẹ tôi bảo: Việt Cộng về làng rồi đấy! con phải đóng cửa chuồng gà cho chắc, nếu ai kêu cửa thì không được mở nghe chưa!

Cũng may, nhà tôi có dán câu thần chú trên cửa: “VIỆT CỘNG RÚT VỀ BẮC, HÒA BÌNH SẼ ĐẾN NGAY”. Cho nên Việt Cộng không dám bén mảng đến nhà tôi bao giờ. Tôi rất ước ao VIỆT CỘNG RÚT VỀ BẮC, để cho HÒA BÌNH HIỂN TRỊ.

Tôi mong ước HÒA BÌNH biết là dường nào!
.
2. Lớn lên, mỗi khi nhận được giấy mời của Công An Đồng Nai PA88… thì hãi lắm (Chuyện cách đây 4 năm rồi, nhưng vẫn còn hãi). Tôi phải làm việc với họ từ sáng tới chiều, phải bỏ cả lễ lậy. Máy camera quay liên tục, thỉnh thoảng máy chụp hình lại chớp chớp. Tôi ngồi ở giữa phòng, có lúc dăm bảy đồng chí đứng xung quanh.

Hãi nhất là, có một đ/c nói với tôi: “Bánh xe lịch sử nó cứ quay, nếu anh mà không theo, thì sẽ bị bánh xe nghiền nát” (tôi hiểu là: VN sẽ tiến lên CNXH nếu anh không theo, thì anh sẽ bị nghiền nát).
Là Linh mục, tôi rao giảng lối sống YÊU THƯƠNG, tôi tôn trọng mạng sống của mọi người, và không muốn ai đe dọa mạng sống tôi.

Tôi mong ước NHÂN QUYỀN biết là dường nào!
.
3. Năm nay, lên 47 tuổi, tôi chưa một lần nào được đi BẦU CỬ chính quyền các cấp (ấp, xã, huyện, tỉnh, trung ương). Không phải vì tôi không quan tâm đến chính chị chính em gì, nhưng vì mỗi lần có đợt bầu cử, tôi lại gọi điện về nhà nhờ mẹ đi bầu dùm, và bầu ai cũng được, vì việc bầu cử của Nhà Sản chỉ là hình thức.

Năm nay, tôi mới được nhập hộ khẩu vào xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc. Tôi cảm thấy thèm khát được đi bầu cử biết bao. Tôi mong ước, cực kỳ mong ước, VN ta được tiến bộ như Campuchia, việc bầu cử có Liên Hiệp Quốc giám sát. Lúc đó, tôi sẽ rất hãnh diện và hạnh phúc vô cùng, nếu được cầm lá phiếu đi bầu vị đại diện cho Dân Tộc lãnh đạo Đất Nước.

Tôi mong ước được quyền BẦU CỬ biết là dường nào!
.
4. Hôm Tuần Thánh, tôi nhận được tin nhắn của cha Tin Vui hỏi ý: “Nhân dịp 30/4, cha có muốn chia sẻ gì với tư cách là Linh mục Công Giáo không?”.

-Vâng. Con cũng muốn phát biểu vài điều cảm nghĩ về “sự kiện ba mươi tháng tư”; nhưng chả dám, sợ bị “nhập kho”.

Sống dưới triều nhà Sản, thì chả ai dám nói thật, kể cả các Linh mục và Giám mục. Vì nói thật thì mất lòng, và mất bổng lộc. Tôi đành phải mượn hình ảnh “ngày Thứ Sáu Tuần Thánh” để nói về “ngày Ba Mươi Tháng Tư”.

Tôi mong ước được quyền NÓI SỰ THẬT biết là dường nào!
.
5. SỰ KIỆN THỨ SÁU TUẦN THÁNH:

- Cách đây 2.000 năm rồi, các trưởng tế và luật sĩ đã bắt nộp Đức Giêsu cho quan Philato xét xử. Sự kiện XÉT XỬ, KẾT ÁN, VÀ XỬ TỬ Đức Giêsu. Người có quyền chức thì bạo tàn gian ác vì ganh ghét. Chúng hò hét: “Giết! Giết! Giết! Đóng đinh nó vào thập giá”. Những người lương thiện thì im lặng hoặc dửng dưng. Quan Philatô thì bán rẻ lương tâm, vì phải chiều theo những kẻ quyền thế.
Ngày ấy: CÁI ÁC đã chiến thắng CÁI THIỆN,
HẬN THÙ đã chiến thắng TÌNH YÊU,
GIAN TÀ đã chiến thắng CÔNG LÝ,
BẠO LỰC đã chiến thắng HÒA BÌNH.
*So sánh với “Sự kiện Ba Mươi Tháng Tư”:

Với sự trợ giúp súng AK, B40 của Satan, thì kẻ ác đã tăng thêm sức mạnh. Chúng bất tuân các hiệp định đình chiến (Paris 1973), chúng bắn phá, giết chóc, cướp bóc, gây bao đau thương.

Và rồi CÁI ÁC đã chiến thắng.

- Ngày ấy: CÁI ÁC đã chiến thắng CÁI THIỆN,
HẬN THÙ đã chiến thắng TÌNH YÊU,
GIAN TÀ đã chiến thắng CÔNG LÝ,
BẠO LỰC đã chiến thắng HÒA BÌNH.

- Đang khi đó, thì những người Tây Đức và Nam Hàn họ vẫn đứng vững, nghĩa là cái ác vẫn không thắng được cái thiện .
.
6. THỨ BẨY TUẦN THÁNH:

- Thời gian 40 năm qua (1975-2015), ví như thời gian Chúa Giêsu bị mai táng trong mồ. Thời gian đủ để cho con người VN hiểu rõ Cộng Sản là gì?

- 40 năm qua, tôi đã từng trải nghiệm, thời kỳ tủi nhục của Dân tộc: đói khát, nghèo hèn, nhục nhã… đạo đức, văn hóa, xã hội suy đồi. Người VN phải đi làm nô dâm, nô dịch cho khắp cả thế giới.
.
7. NGÀY PHỤC SINH DÂN TỘC ĐÃ GẦN ĐẾN.

- Ngày nay, có khoảng 4 triệu người Việt sống lưu vong vì chạy trốn Cộng Sản. Có khoảng 500,000 người đi xuất khẩu lao động, và khoảng 150,000 Du học sinh. Họ đã biết Dân chủ là gì, và Cộng Sản là gì?
- Với sự phát triển của internet, kẻ ác không thể che đậy và bưng bít được nữa.
- Tôi tin tưởng, chắc chắn rằng: VN sẽ PHỤC SINH.
- Ngày đó: CÁI THIỆN sẽ chiến thắng CÁI ÁC,
YÊU THƯƠNG sẽ chiến thắng HẬN THÙ,
CÔNG LÝ sẽ chiến thắng GIAN TÀ,
HÒA BÌNH sẽ chiến thắng BẠO LỰC.
- Ngày đó Dân Tộc VN sẽ được hưởng một nền DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN, hòa bình và thịnh vượng. Ngày đó 4 triệu dân sẽ quay trở về xây dựng lại Quê Hương.
.
***NÓI TÓM LẠI:
“Sự kiện Thứ Sáu Tuần Thánh” là sự kiện CÁI ÁC CHIẾN THẮNG CÁI THIỆN nhưng chỉ là tạm thời, chóng qua. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, NGÀY PHỤC SINH CỦA DÂN TỘC ĐÃ GẦN ĐẾN.

Thọ Hòa ngày 11-4-2015
Lm. Kts Nguyễn Duy Tân.

23 April 2015

Đôi Khi Khoảnh Khắc Cũng Là Thiên Thu

Nguyễn Đắc Điều

Nhân dịp dự Đại Hội Trưng Vương tại Houston và được vợ miễn cho tham dự Tiền Đại Hội nên tôi mời một số bạn đến dự bữa cơm thân mật tại nhà hàng Sinh Sinh vào trưa ngày 28 tháng 3 năm 2015. Một số bạn đáp lời mời gồm có các anh Nguyễn Quốc Thụy, Nguyễn Ngọc Vỵ, Nguyễn Mai, Nguyễn Trọng Can, Hoàng Sinh Tài, Đào Văn Khánh, Trần Đắc Thanh, Ngô Hữu Liễn và Nguyễn Chí Thiệp.
   
Bữa cơm thật vui vẻ vì tôi được no chuyện của thời thơ ấu. Nguyễn Chí Thiệp kể lại những địa danh và những nhân vật Đà Nẵng trong những tác phẩm của Lệ Hằng, chuyện nào là chuyện thật, nhân vật nào là hư cấu. Nguyễn Chí Thiệp sinh trưởng và lớn lên tại Quảng Nam và Đà Nẵng, hơn nữa anh có một thời gian dài làm Phó Tỉnh trưởng Hành chánh tỉnh Quảng Nam nên tôi tin anh là một nhân chứng đáng tin cậy. Anh Nguyễn Quốc Thụy cũng sửng sốt khi thấy anh Đào Văn Khánh còn nhớ đã gặp anh khi anh cùng Đỗ Tiến Đức đi thanh tra công tác Thanh Niên tại Đà Nẵng. Chả là, anh Đào Văn Khánh là cựu sinh viên khóa 7 QGHC cùng lớp với Đỗ Tiến Đức nhưng anh đã bỏ Hành Chánh sang học trường Luật. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân, anh được bổ nhiệm làm Trưởng Khu Hỏa xa Đà Nẵng vì vậy khi đi công tác Đỗ Tiến Đức đã “chê ngủ khách sạn” mà tới cư trú tại “tư dinh ông Trưởng Khu” để có cơ hội thăm lại bạn cũ. Nguyễn Quốc Thụy kinh ngạc vì chỉ ngủ qua có một đêm và sau đó không có dịp gặp nhau nữa mà làm sao trưa nay anh Đào Văn Khánh nhận diện ra ngay Nguyễn Quốc Thụy. Phải chăng “Đôi khi khoảnh khắc cũng là thiên thu” như câu thơ của thi sĩ Khánh Hà, một cựu sinh viên QGHC ban Cao học 3.

Ngày 30-4 của Phạm Xuân Ẩn

Nguyễn Thị Ngọc Hải

Tuần báo Newsweek đã miêu tả về ngày 29-4 của Phạm Xuân Ẩn - người được đánh giá là “nhân vật của Thế kỷ XX” một “Điệp viên hoàn hảo”, một “Người Việt trầm lặng” sau này mới rõ dần chân dung ông. Còn ngày 29-4 ấy trong một biến động được miêu tả là “cuộc tháo chạy tán loạn”, là ”Sài Gòn sụp đổ “, thì ông Ẩn đã làm gì?

Tờ Newsweek viết về việc Phạm Xuân Ẩn đã cứu trùm cảnh sát mật vụ của chế độ Sài Gòn, bác sỹ Trần Kim Tuyến, đi được chuyến bay cuối cùng di tản khỏi Sài Gòn như thế nào? “Tuyến sẽ bị giết chết nếu ông ta còn ở lại”, Newsweek viết.

Khi ông Tuyến cuống cuồng gọi điện cho Sứ quán Mỹ tìm sự giúp đỡ của CIA thì được trả lời là tất cả đã đi hết. Quá hoảng sợ lo cho tính mạng, ông quay lại tìm người bạn thân Phạm Xuân Ẩn, một phóng viên báo Time nhiều quyền lực và có mối quan hệ rộng vào bậc nhất Sài Gòn.. Ông Ẩn vội đưa Tuyến lên chiếc xe của mình tới Tòa Đại sứ Mỹ kiếm tìm cơ hội cuối cùng nào có được.

Cõng Mẹ Ngày Đêm, thơ

Tin buồn

Xin thông báo cùng quý đồng môn đặc biệt ĐS 9,

 Đồng môn
Tađêo Nguyễn Văn Thảo
Cựu sinh viên Ban Đốc sự Khóa 9

Đã từ trần ngày 18 tháng 4 năm 2015 tại Texas
hưởng thọ 83 tuổi.

(Nguồn: Đồng môn NVSáu)


30 tháng tư: Tinh thần VNCH bàng bạc trong không gian

Nhớ ngày 30 tháng tư năm ngoái, 2014, một toán mươi chị em phụ nữ Miền Nam bị cường quyền cào nhà, cướp đất, tục gọi là dân oan, tụ họp trước Lãnh sự quán Hoa Kỳ đường hoàng trương biểu ngữ giống như câu đối:
Việt Nam Cộng Hòa cấp nhà đất cho dân
Cộng sản cướp nhà cươp đất của dân
Tháng 2, 2015, gia đình 3 người ở Thạnh Hóa, Tân An, lẫm liệt chống cự cả bầy đoàn khuyển ưng khuyển phệ cường quyền cưởng chế cướp đất. Cha cầm gậy đứng chực hờ kháng cự. Con 14 – 15 tuổi, tay cầm búa, tay cầm liềm thách thức bọn búa liềm cộng sản. Mẹ lớn tiếng hô vang:

21 April 2015

Phản biện bài viết về 30 tháng Tư trên BBC của Võ Văn Ái, tham khảo

Lữ Giang

Trong bài “Ba mươi Tháng Tư và Phật giáo VN” phổ biến trên BBC ngày 19.4.2015, ông Võ Văn Ái cho rằng từ 1975 đến nay, Phật Giáo là tổ chức đấu tranh rất kiên cường với Cộng Sản. Sở dĩ Phật Giáo bị đàn áp "Chỉ vì lập trường của Giáo hội không chấp nhận làm công cụ cho bất cứ một thế lực chính trị nào, và Giáo hội chỉ yêu cầu để Phật giáo được sinh hoạt độc lập trong khuôn khổ tôn giáo và pháp luật” (trích lời Hòa Thượng Huyền Quang). Ông dọa Đảng CSVN: “Người xưa nói, chở thuyền là nước, lật thuyền cũng là nước. Nước là nhân dân” (tức Phật Giáo).

Những luận điệu này hoàn toàn sai với lịch sử. Trong bài “Bằng chứng tự thú” phổ biến trên các diễn đàn và websites ngày 9.3.2010, khi trả lời Thông Tư số 07/VHĐ/VT ngày 7.1.2010 của Hòa Thượng Quảng Độ cho rằng Phật Giáo đang bị vu khống, chúng tôi đã đưa đầy đủ các tài liệu dẫn chứng rằng trong tiến trình lịch sử chiến tranh Việt Nam, Phật Giáo đấu tranh không những chỉ thân cộng mà còn yểm trợ CSVN một cách tích cực, bị cả Mỹ lẫn CSVN biến thành công cụ, xài xong rồi bỏ. Giáo Hội Ấn Quang đã bị bể tan thành nhiều mãnh. Từ đó đến nay, Hòa Thượng Quảng Độ không hề đưa ra một lời cải chính nào.

Chúng tôi đã thưa với Thưa Hoà Thượng rằng chẳng cần gì phải đi tìm các tài liệu trong hồ sơ giải mật của Hoa Kỳ để xác định GHPGVNTN và hàng giáo phẩm GHPGVNTN có dính líu đến Cộng Sản hay không. Chỉ cần đọc các tài liệu do chính các sử gia Phật Giáo công bố như bộ “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận”“Hoa Sen Trong Biển Lửa” của Thiền Sư Nhât Hạnh, cuốn “Bảo Trước Cổng Chùa” của Hoà Thượng Mãn Giác, Bạch Thư của Hoà Thượng Thích Tâm Châu, hoạt động của một số tăng ni trong Giáo Hội, các tài liệu do chính GHPGVNTN công bố, những lời tuyên bố của các nhà lãnh đạo giáo hội như Hoà Thượng Trí Thủ, Hoà Thượng Huyền Quang hay của nhà cầm quyền CSVN, v.v., chúng ta cũng có thể xác định rằng trong chiến tranh Việt Nam, GHPGVNTN không những chỉ “dính líu” mà còn yểm trợ tích cực cho Đảng CSVN. Một số thành phần của GHPGVNTN chỉ bắt đầu chống lại Đảng CSVN sau khi âm mưu kết hợp với Phật Giáo miền Bác để tiến tới lãnh đạo toàn thể Phật Giáo Việt Nam, bị Đảng CSVN lật tẩy và gọi đó là “Phật giáo phản động” (tiết lộ của Hòa Thượng Huyền Quang). Còn ba nhân vật cao chấp nhất của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN đã đem Giáo Hội này sát nhập vào Giáo HộI Phật Giáo Nhà Nước.

Chúng tôi xin tóm lược lại dưới đây một số đoạn chính nói về những diễn biến này. Nếu cần, chúng tôi sẽ trích dẫn thêm:

BỊ XÂM NHẬP NGAY TỪ ĐẦU

Tài liệu cho thấy rằng Phật Giáo đã dính líu với Đảng CSVN kể từ khi Mặt Trận Việt Minh mới thành lập. Năm 1932, Bác sĩ Lê Đình Thám đứng ra lập Hội An Nam Phật Học. Năm 1934, ông cùng với Thượng Tọa Thích Mật Khế lập Trường An Nam Phật Học ở Huế để đào tạo các tăng sĩ và đưa Hoà Thượng Thích Trí Độ từ Bình Định ra làm Giám Đốc trường này.

Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, Hoà Thượng Trí Độ được Việt Minh cử làm Chủ Tịch Trung Ương Hội Phật Giáo Cứu Quốc, một tổ chức vận động Phật Giáo của Việt Minh. Dùng ảnh hưởng của mình, ông đã lôi kéo các tăng sĩ tốt nghiệp ở Trường An Nam Phật Học và các đệ tử của ông đi theo Việt Minh. Trong danh sách các tăng sĩ đi theo Việt Minh, chúng ta thấy Thích Mật Thể giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc ở Thừa Thiên, Thích Thiện Minh ở Quảng Trị, Thích Trí Quang ở Quảng Bình, Thích Huyền Quang ở Liên Khu 5 (gồm các tỉnh Nam, Ngãi, Bình, Phú), Thích Pháp Dõng ở Gia Định, Thích Pháp Tràng ở Mỹ Tho, Thích Pháp Long ở Vĩnh Long, Thích Huệ Quang ở Trà Vinh, v.v…

Bác sĩ Lê Đình Thám tham gia Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc của Việt Minh tại Huế. Năm 1946, khi Pháp chiếm Huế, ông về Quảng Nam và được Việt Minh cử làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền Nam Trung Bộ ở Liên Khu V. Điều này cho thấy hai nhân vật cao cấp lãnh đạo Hội An Nam Phật Học và Trường An Nam Phật Học đều là cán bộ cao cấp của Cộng Sản.

Năm 1954, sau hiệp định Genève, Thượng Toạ Thích Trí Quang đang làm Hội trưởng Hội VN Phật Học ở Huế, đã lợi dụng cương vị này cùng với một số trí thức Phật Giáo lập Ủy Ban Việt Nam Bảo Vệ Hòa Bình. Nhiệm vụ của Ủy Ban là yểm trợ Việt Minh đòi hỏi hiệp thương để tiến tới bầu cử thống nhất hai miền trong thời hạn 2 năm. Thích Trí Quang và nhóm này đã được ông Ngô Đình Cẩn chiêu hồi và xử dụng.

LÀM CÔNG CỤ CỦA MỸ

Việt Nam Hấp Hối (bài hai), tham khảo

Nguyên tác: Henry Kissinger
Trọng Đạt lược dịch

Khởi đầu của rút quân

Sau diễn văn ngày 14-5 (Nixon) nói sơ lược đàm phán, chúng ta quay ra chương trình rút quân. TT Johnson củng cố quân đội Mỹ tại miền nam VN nhưng không có kế hoạch rút. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng (thời Johnson) ngày 29-9-1968 cho biết Mỹ chỉ tăng chứ không giảm quân. Kissinger cho rằng Hành pháp Nixon ngây thơ tin tưởng rút quân sẽ được người dân củng hộ ta vững mạnh, và số quân còn lại cộng với vị thế vững chắc của ta sẽ làm Hà Nội phải nghiêm chỉnh đàm phán. Đồng thời nếu ta củng cố quân đội VNCH vững mạnh, sự rút quân của ta chấm dứt sự can thiệp mà chẳng cần ký Hiệp định với Hà Nội.

Nixon thuận rút quân vì hai lý do trên, trong cuộc họp báo ngày 14-3 ông nêu lên ba tiêu chuẩn: Quân đội VNCH chiến đấu một mình được; tiến bộ của hòa đàm; tùy mức độ hoạt động của địch. Chiến lược Nixon trong những tháng đầu là làm suy yếu địch tối đa, gấp rút trang bị tối tân cho quân đội miền nam VN rồi bắt đầu rút, ông nghĩ  đó là cách để lấy lòng dân trong nước.

Tướng Wheeler ngày 25-1-1969, trong phiên họp Hội đồng an ninh QG (HĐANQG) nói ông Thiệu có lẽ đồng ý cho Mỹ rút quân từ từ để xoa dịu người dân, Rogers nói ta có thể  rút 50,000 quân để dần dần làm dịu chống đối của  người dân. Ngày 6-2, Thiệu nói chính phủ Mỹ có thể rút một số quân trong năm 1969. Tướng Goodpaster, phụ tá của Tướng Abrams tham dự HĐANQG ngày 28-3 và báo cáo chương trình VN hóa chiến tranh đã tiến mạnh, Mỹ rút được, (de-Americanizing) từ bỏ Mỹ hóa. Danh từ Việt Nam hóa được thành hình và Nixon thích từ này.

19 April 2015

Journey to Freedom, tranh mới A.C.La


Hành Trình Tìm Tự Do
(Journey to Freedom)
Oil on canvas 24x24 inch (61x61cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

**

HỒN OAN THUYỀN NHÂN 
*
Thành kính tưởng niệm
tất cả những nữ thuyền nhân bất hạnh đã bỏ mình trên biển Đông,
trong những cuộc vượt biển tìm tự do,
sau ngày VC cưỡng chiếm miền Nam.


*
Mong manh, mỏng mảnh chiếc thuyền
Đưa em vượt biển, oan khiên chập chồng
Kinh hoàng những chuyện biển Đông
Hồn oan đau đớn, mênh mông sóng vờn.

Chua cay, xót, thẹn, tủi hờn
Người đi không đến, chập chờn, nhấp nhô.
Trăng soi đau khổ, lõa lồ
Trồi lên, thấy nóc nhà mồ biển đen.
Đâu rồi phố xá vàng đèn?
Đâu rồi Tổ Quốc thân quen của mình?
Ai làm nên cảnh tội tình?
Một mình lủi thủi! Hải trình về đâu?

Đêm ngày hồi hộp, lo âu
Hồn ai siêu thoát? Cả tàu còn ai?
Đêm dài, thương trẻ trong thai
Hát ru con ngủ. Thở dài xót xa!

Ý Nga, 18-4-2015

**

Vài điều về bức tranh

Cùng với năm tháng, những nghệ phẩm ghi lại nỗi ám ảnh từ những cuộc vượt thoát chế độ cộng sản càng ngày càng nhiều, tất nhiên chỉ ở hải ngoại. Nhiều tác phẩm điêu khắc mô tả cuộc vượt thoát nhấn mạnh nỗi kinh hoàng của thuyền nhân, thân hình xơ xác, điêu tàn, bước đi xiêu vẹo, khuôn mặt ghi đậm những đường nét thống khổ tột cùng. Nói chung họ là những người thân xác thì còn, nhưng hồn lạc phách siêu. Thê thảm và thảm hại gợi nên nơi những trái tim giàu tình người nỗi bi ai, thương xót.

Một tượng đài xây dựng tại Nam California,
(Hoa Kỳ)

Nghệ nhân tả chân những gì thực sự đã xẩy ra cho những người bằng mọi giá vượt thoát để tìm tự do.


Trong tất cả những di sản liên hệ đến vượt biên hay vượt biển tôi lục tìm được trên internet thì chỉ có một bức duy nhất, một bức vẽ mô tả tâm trạng an bình của người đã vượt thoát: Bức tranh vẽ một em bé mặt tươi tắn đang mơn trớn một con chim bồ câu sà xuống đậu trên tay mình. Hình chụp bức tranh tìm thấy giữa một rừng hình ảnh tài liệu của thuyền nhân Việt sống trong các trại ti nạn Đông Nam Á năm xưa. Hình ảnh tích cực này nay đã được tái hiện trong tượng đài kỷ niệm thuyền nhân đã được đồng bào mình dựng lên tại Úc.

Tượng đài tại Canberra (Úc)

Cuộc vượt thoát gian khổ nhưng được đền bù: Những người sống sót đã thấy tự do hé mở nơi chân trời. Với những người may mắn, cuộc hành trình đã đạt được mục đích.

Trong bức "Journey to Freedom" trình làng ở đầu bài tôi đã xử dụng ba chi tiết: mặt trăng, chiếc thuyền và người phụ nữ. Khi kết hợp những chi tiết này lại, bức tranh trở thành như một giấc mơ. -  Mà nói cho cùng cuộc đời cũng chỉ là một giấc mơ dài. Tất cả là mộng mị.

Chẳng biết tốt hay xấu, đúng hay sai, mà cảnh mộng mị cứ tìm dịp tràn vào tranh tại hạ vẽ. Vẽ rồi nhìn lại thấy mây, trăng, gió huyễn hoặc. Chiếc thuyền mong manh lênh đênh giữa trùng khơi sóng vỗ. Người phụ nữ dáng hao gầy, mắt cuồng thâm bao đêm ngày sống trong chế độ mới và sau cùng là một cuộc vượt thoát gian nan. Lạ một điều nét kiều diễm thuở xưa không mất hết, vẫn còn phảng phất trên khuôn mặt nàng. Vầng trán thông minh và ánh mắt không sắc nhưng sáng đủ để tránh cạm bẫy. Suối tóc đã có lần như những giòng rong biển cuốn chặt lấy kẻ chạm phải. Suối tóc ấy nay rối bời nhưng vẫn bồng bềnh trong gió lộng. Chiếc mũi dọc dừa bướng bỉnh gian tà khó khuất phục và khuôn mặt vuông vuông biểu lộ nghi lực giúp nàng vượt thoát. Nàng đã nói thẳng vào mặt viên sĩ quan chính ủy CS trại giam: "Các ông giết chồng tôi! Các ông giết chồng tôi!"

Nước mắt như thác lũ tràn xuống đôi má, thấm ướt chiếc áo đen phủ bờ ngực vô tình mặc trong ngày đến thăm chồng bị giam trong trại tù cải tạo. Chồng nàng bị bệnh gan tái phát và đám cai tù không cho chở ra tỉnh cấp cứu nên đã chết oan uổng. Nàng không mảy may được thông báo, xách giỏ đi thăm chồng mình để rồi nhận một cái tin sét đánh.

Đôi mắt sáng đã nhìn thấy tư do hé lộ nơi chân trời nhưng đôi mắt ấy đã vương một nỗi buồn muôn thuở.

A.C.La
***

Tôi vẫn thường tự hỏi vì sao nhân vật trong tranh của A.C.La lúc nào cũng "tươi đẹp" mặc dù có đăm chiêu hay sợ hãi trước nghịch cảnh. Nhưng trong bức tranh Path to Freedom này nhờ lời giải thích của người vẽ, tôi nghĩ là nàng cần phải tươi đẹp để truyền đến người xem niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai. Đó đúng là điều mà mọi người chúng ta đều mơ ước, tuy không phải ai cũng có thể hiểu và diễn tả đưọc như thế. Thanks. 

Lê Văn Bỉnh (ĐS 10)

Việt Nam Hấp Hối (bài một)

Nguyên tác: Henry Kissinger
Trọng Đạt lược dịch

Lời giới thiệu

Năm 1956 Đại Tướng Henri Navarre, Tư lệnh quân đội Viễn chinh Pháp tại Đông Dương (5/1953--6/1954) viết Agonie de l’Indochine, Đông Dương Hấp Hối, dầy 335 trang. Tác giả cho thấy tình trạng không thể cứu chữa được của Đông Dương khi mà người dân và chính phủ Pháp đã quá chán nản không muốn tiếp tục cuộc chiến. Cựu Tư lệnh bào chữa cho chính ông và quân đội Pháp về nguyên do thất thủ Điện Biên Phủ, qui trách nhiệm cho chính phủ Pháp đã đưa tới sự hấp hối sụp đổ cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất 1946-1954. Cách đây hai năm tôi đã dịch và lược dịch vài chương chính trong Agonie de l’Indochine để trình bày với quí độc giả về tình hình bi đát của Đông Dương những năm 1953, 1954.

Hơn hai mươi năm sau, Henry Kissinger, Cố vấn an ninh Tổng thống cũng kể lại tình trạng hấp hối của miền nam Việt Nam trong hồi ký của ông. Chiến tranh Việt Nam hay chiến tranh Đông Dương cũng là một vì hơn 90% cơn khói lửa đã diễn ra tại Việt Nam. Tại đây Henry Kissinger nói về sự khởi đầu của sụp đổ, thực trạng, nguyên do Việt Nam hấp hối vào năm 1969 trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai.

Năm 1979 Kissinger viết hồi ký White House Years, Những Năm Tại Tòa Bạch Ốc dầy 1,500 trang khổ giấy lớn, tương đương cuốn sách 2,000 trang khổ giấy trung bình. Chương thứ VIII trong cuốn này: The Agony of Vietnam, Việt Nam Hấp Hối, dài 85 trang (226 -311) tương đương một cuốn sách trên 100 trang. Nó cùng tên gọi với cuốn hồi ký của Tướng Navvare kể trên, cùng mục đích diễn tả lại sự chán nản của người dân cũng như Hành pháp Mỹ.

Trên đống tro tàn quá khứ, Henry Kissinger quay lại khúc phim bi kịch miền nam VN năm 1969, dần dần những sự thật phũ phàng về cuộc chiến Đông Dương đã được tiết lộ. Henry đã làm sống lại cả một giai đoạn lịch sử mà quyết định sai lầm trầm trọng của tân Tổng thống Nixon và Nội các mới đưa tới thảm kịch mấy năm sau. Theo ông, người Mỹ đã sai lầm lớn khi nhượng bộ Hà Nội với hy vọng khai thông bế tắc tại cuộc hòa đàm Ba Lê. Trước hết cuối tháng 10-1968, Tổng thống Johnson đã cho ngưng oanh tạc toàn diện Bắc Việt theo yêu cầu của Hà Nội và sau đó, năm 1969 tân Tổng thống Nixon đã nhượng bộ Hà Nội rút quân đơn phương. Henry Kissnger cho rằng cả hai nhượng bộ đều không được CSVN đếm xỉa tới, hòa đàm vẫn bế tằc cho tới khi địch thảm bại trong trận mùa hè đỏ lửa 1972 họ mới chịu nhượng bộ Mỹ nhiều điều khoản khai thông Hội nghị  vào tháng 9 và tháng 10-1972.

Riêng về trường hợp Nixon, Henry cho rằng tân Tổng thống đã thực hiện rút quân đơn phương về nước bắt đầu từ gần cuối 1969 nhằm hai mục đích chính:

-Thúc đẩy đàm phán tại Ba Lê tiến nhanh hơn, nhượng bộ Hà Nội cho rút quân không điều kiện.
-Xoa dịu dư luận chống đối trong nước

Nhưng ông nhận định cả hai mục tiêu trên đều không đạt được, trước hết tại cuộc hòa đàm phía Hà Nội không hề thay đổi lập trường. Yêu cầu của họ vẫn y như cũ, giống như những lời khắc trong đá: Mỹ rút quân không điều kiện, loại bỏ Thiệu, lập chính phủ Liên hiệp, cắt viện trợ VNCH… Sở dĩ địch cứng đầu vì họ nắm được cái tẩy của Hành pháp Mỹ đang bị Quốc hội và người dân chống đối mạnh.
Việc Mỹ rút quân để xoa dịu dư luận trong nước cũng hoàn toàn thất bại , tại Mỹ phong trào chống đối vẫn lên cao, người dân không bao giờ vừa ý. Sau này chính  Nixon phải công nhận trong hồi ký (No More Vietnạms) mặc dù đã đem lại hòa bình (1-1973) lấy tù binh, đưa quân về nước nhưng phong trào phản chiến vẫn ngoan cố tiếp tục chống đối mạnh, hết chống chiến tranh họ chuyển sang vụ Watergate.

Nhậm chức năm 1969, Nixon vừa phải tiến hành cuộc chiến tại Đông Dương, đương đầu với CSBV ngoan cố tại bàn Hội nghị,  nhất là phải xoa dịu Quốc hội và phong trào phản chiến. Nixon tứ bề thọ địch, phải chống đỡ tại mặt trận ngoại quốc cũng như đối chọi với mặt trận tại đất nhà mà mặt trận này xem ra còn khốc liệt hơn: Quốc hội thù nghịch chống đối, đảng đối lập Dân chủ nay bắt tay với phong trào phản chiến chống lại Hành pháp Cộng hòa ngày một rộng lớn. Thật là khôi hài, một nền Hành pháp, một chính phủ phải năn nỉ Quốc hội, xoa dịu người dân, đương đầu với chính tình hình trong nước, một chính phủ không có thực quyền như thế thử hỏi còn làm được gì?

Kissinger chỉ trích chương trình rút quân của Nixon cho là sẽ làm sụp đổ miền nam vì họ không đủ sức chống lại cuộc xâm lăng mấy năm sau. Tác giả Walter Isaacson trong cuốn Kissinger a Biography (trang 234-241) có đề cập nhiều về chương trình này, mà theo Walter do Bộ trưởng quốc phòng Laird đề nghị, Nixon chấp nhận, Kissinger chống đối nhưng không can ngăn được Nixon. Kissinger phản đối rút quân vì cho rằng nó sẽ làm mất thế mạnh tại bàn Hội nghị, tại đây có sự bất đồng ý kiến giữa các nhà lãnh đạo Hành Pháp. Laird đặt tên chương trình này là Việt Nam hóa chiến tranh (Vietnamization) mà Walter Isaacson cho là nghe thì lịch sự nhưng tàn nhẫn, vô cảm, độc ác. Kế hoạch rút khỏi Việt Nam sinh ra một học thuyết mới: Thuyết Nixon (The Nixon doctrine) chủ trương không can thiệp vào nước khác (Interventionism) mà đứng biệt lập (Isolationism). Các nhà học giả Mỹ về chiến tranh VN cho rằng các danh từ hoa mỹ như Việt nam hóa chiến tranh, học thuyết Nixon chẳng qua chỉ là rút quân bỏ chạy trá hình.

Mặc dù phản đối chương trình này cho là sẽ nguy hại tới an ninh miền nam VN nhưng Kissinger không đưa ra một phương án cụ thể nào khả dĩ thay thế rút quân mà ông chỉ nói cần làm mạnh vào năm 1970, có nghĩa là oanh tạc mạnh CSBV bằng B-52 để lấy lợi thế. Các phụ tá của Kissinger đã nghiên cứu một kế hoạch quân sự:  phong tỏa Hải phòng, oanh tạc các cơ sở quân sự BV trong 4 ngày… để buộc CS đàm phán nghiêm chỉnh nhưng chính ông không dám đề nghị kế hoạch táo bạo này lên Nixon.

Trong phần kết luận chương này, Kissinger bi quan không tin tưởng vào kế hoạch, bằng giọng chán chường thất vọng, ông lấy làm tiếc đã không can ngăn được Tổng thống và Nội các khi họ đã lựa chọn giải pháp tàn nhẫn này. Kissinger nói ông đã tiên đoán trước sự thất bại của chương trình (rút): tại Ba Lê đối phương vẫn cứng đầu không chịu đàm phán, tại mặt trận đất nhà bọn phản chiến ngày càng ngoan cố, leo thang chống đối, cuối cùng miền nam VN sụp đổ vì không đủ lực lượng gánh vác toàn bộ chiến trường. Henry nói.

“Một khi tiến hành (rút) không quay lại, tôi biết là nó có thể là một con đường dài bi thảm và có thể đưa tới thất bại - mà tôi đã nhiều lần trình bầy sơ lược những những nguy hiểm của nó với Tổng thống (Nixon)”

Kissinger đã đặt cho Chương VIII này cái tên “cường điệu”  Viêt Nam Hấp Hối để lên án sự sai lầm trầm trọng và nguy hại của kế hoạch, dù sao đây cũng chỉ là quan điểm riêng của tác giả về chương trình này.

Quí vị có thể tham khảo thêm trong cuốn sách nổi tiêng Kissinger a Biography (từ trang 234 tới 241) của Walter Isaacson nói về đề tài này.

Và tôi xin lược dịch Chương VIII, The Agony of Vietnam trong White House Years, từ trang 226 tới 311.


****
Việt Nam Hấp Hối

Kissinger nói tôi không thể viết về Việt Nam mà không đau lòng. Khi chúng tôi tới nhận nhiệm sở (vào Bạch Ốc), hơn nửa triệu quân Mỹ đang chiến đấu cách xa nước Mỹ mười ngàn dặm. Chúng tôi chưa nghĩ tới việc rút quân , 31,000 người đã chết, năm 1969 uy tín và niềm tin vào cuộc chiến đã bị hủy hoại, cuộc chiến tranh của chúng ta không công khai và không được Quốc Hội, người dân, truyền thông ủng hộ. Năm 1969 người dân chống đối dữ dội, ngày càng tăng hơn, họ gồm bốn thành phần: Những người yêu hòa bình không muốn Mỹ tham gia cuộc bắn giết; nhóm thực tiễn không thấy kết quả tốt; nhóm biệt lập không muốn Mỹ can thiệp; nhóm lý tưởng kết án cuộc chiến dã man.

Hành pháp Nixon vào Tòa Bạch ốc, những người (Dân chủ) đã gây ra cuộc tham chiến tại VN, mới đầu họ trung lập sau quay ra chống đối. Họ buộc Nixon có trách nhiệm về cuộc chiến mà ông chỉ thừa hưởng, họ tấn công ông ta nhân danh những giải pháp mà chính họ đã không thực hiện khi còn cầm quyền.

Bắc Kinh 1971: 
Chu Ân Lai và Kissinger (bên phải)

Một siêu cường chấm dứt chiến tranh bỏ một nước nhỏ cho bọn bạo chúa là thiếu đạo đức và còn phương hại tới bang giao quốc tế. Người Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh, qua thăm dò và qua bầu cử cho thấy họ coi mục đích cuộc chiến là đáng trân trọng, họ không muốn Mỹ bị thua nhục nhã. Chính phủ phải quan tâm kính trọng những gia đình có con chết cho đất nước (US) và họ không muốn những hy sinh ấy là vô ích

Tôi nghĩ chiến tranh VN là một sự ngây thơ về lý tưởng, đất nước phải mắc nợ những hy sinh của những thanh niên Mỹ.

Tôi sa vào chỗ sa lầy

17 April 2015

Bản tổng kết thời sự cuối cùng ngày 29 tháng 4 của Đài Sài Gòn

Một chuỗi biến cố dồn dập xẩy ra tại Miền Nam trong hai tháng 3 và 4 1975 ... 

Đường dây Mafia Việt tại Ba lan

Chủ Nhật vừa qua  chương trình Đài truyền hình Đức có truyền phát một phóng sự về cộng động người Việt tại Ba Lan. Đây là một trong hai Đài truyền hình (quốc gia) có thể nói là nghiêm túc. Phóng sự nói về sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Ba Lan, hầu hết là di dân từ Miền Bắc. Cách sống và cách xử sự với nhau thật kinh khủng. Những bí mật mà các nhà báo Ba lan thuật lại thật khó mà tin rằng chúng đã xẩy ra như vậy... những chuyện động trời!

Bài báo cũng tố cáo nhân viên Tòa Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam tại Ba Lan có nhúng tay vào những tệ đoan và hành vi tội phạm được nêu ra... Vì đồng tiền và lợi nhuận mà mất hết trái tim. Đây là bài tóm lượt về phóng sự. LCH đã chuyển dịch qua tiếng Việt để chúng ta cùng đọc và suy nghĩ:

Một vụ cháy ở Chợ Việt nam (Ba lan)

Sắc thái Việt trong lòng Warsaw - 
Ba Lan - Chúng tôi đang đứng tại Praga, một khu phố nghèo của Warsaw và nhìn lên những căn nhà chọc trời qua sương tháng Mười. Nơi đây, với vô số cần cẩu xây dựng, trong vòng vài tuần nữa sẽ mọc lên một sân đá banh cho giải bóng đá Âu châu sắp đến. Ngay cạnh bên, theo ngôn ngữ dân gian là khu Tiểu Việt Nam . Một khu chợ lớn bán đủ mọi thứ với giá rẻ. Thật thế, tất cả mọi thứ. Dân Việt Nam là cộng đồng ngoại quốc đông đảo duy nhất. Họ kéo đến từng bầy. Ba Lan là đất hứa, bởi số đông là đồng bào Việt Nam đã từng sát cánh cùng với Phong trào Công đoàn Đoàn kết chống cộng. Đến hôm nay họ vẫn còn ấp ủ thực hiện được giấc mơ ấy trên xứ sở Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam của họ. Không ai biết được con số chính xác, nhưng có ít nhất 30.000 dân tị nạn người Việt trên Ba Lan, một phần bất hợp pháp. Chúng tôi biết đuợc cặn kẽ hơn từ một thành viên tranh đấu cho nhân quyền người Ba Lan thuộc hiệp hội "Tiếng nói tự do", hiện đang công tác giúp đỡ số cư dân này.

Robert Krzyszto thuộc hiệp hội "Tiếng nói tự do" kể rằng:

"Đấy là một cái bẫy: Cuộc hành trình đến Ba Lan được băng nhóm Mafia Việt Nam tổ chức. Dân tị nạn được đưa đến Moscow, chặng này không khó... Ở đây họ bị gom thu giấy tờ với chiêu bài, phải đi đóng thị thực nhập nội Ba Lan vào thông hành. Và tiếp theo họ được cho biết là có rắc rối, phải trả thêm 10.000 đến 15.000 $US Dollars. Một số tiền họ không thể có được. Thông hành bị giữ - họ đành phải chịu nợ để được đi tiếp đến Ba Lan. Một số nợ quá lớn và để trả nổi họ phải làm suốt đời. Dẫu họ có trúng số độc đắc đi chăng nữa, đám Mafia đòi nợ vẫn sẽ hàng tháng đến nhà gõ cửa.

Thật rất khó khăn mới thâu được những hình ảnh khu chợ Việt Nam vào ống kính. Ai ai cũng e ngại chúng tôi, phần đông thấy máy quay phim ai nấy đều bỏ chạy. Nhiều người sống ở đây đã nhiều năm vẫn không nói được một chữ tiếng Ba Lan. Chúng tôi làm quen với Ngân. Người phụ nữ 45 tuổi này hành nghề với một bếp ăn lưu động. Một ngày mới của cô ta bắt đầu từ 1 giờ đêm.

"Cách đây 9 năm tôi phải chạy trốn, vì sợ trả thù. Tôi không muốn kể nhiều hơn. Chồng và con còn ở lại Việt Nam. Tôi nhớ chồng con lắm nhưng phải làm việc bù đầu 17 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần, tôi không còn thì giờ nghĩ đến nữa. Tôi kiếm không được nhiều,nhưng nếu tiết kiệm tôi có thể dư tiền để gọi điện mỗi tuần một lần về nhà. Giờ thì tôi phải đi bán hàng ..." Chúng tôi tháp tùng theo Ngân, nhưng chỉ vài phút sau phải bỏ ngang không quay tiếp. Bởi Ngan không bán được gì cả khi có mặt chúng tôi bên cạnh. Cô ta giận dỗi mắng: "Thôi cút đi, chỉ làm cản trở chuyện bán buôn". Sau đó chúng tôi mới hiểu vì sao dân tị nạn ở đây lo sợ và Tòa Đại sứ CS Việt Nam tại Warsaw khoác một vai trò tai tiếng bất hảo như thế nào. Chiều đến chúng tôi hẹn gặp tại ven ranh thành phố với một cảnh sát tình báo trách nhiệm điều tra trong khu vực cộng đồng người Việt "Họ sợ bọn Mafia. Đám doanh thương giầu có đem rất nhiều tiền từ Việt Nam sang đây để rửa. Họ mua hãng xưởng và đầu tư tại Ba Lan.

Bọn họ có đường dây rất chặt chẽ với chính quyền Hà Nội và với Tòa Đại sứ Việt Nam tại Warsaw. Một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia"

Và với Mafia thì không đùa được. Đám tị nạn bất hợp pháp phải nộp tiền cho chủ, và tụi ấy có phương pháp riêng của chúng.

"Đám Việt không bao giờ có văn bản hợp đồng. Lời nói là đủ. Khi một kẻ nào đó không trả tiền, sẽ bị bắt cóc và tra trấn cho đến khi phải xì tiền ra". Một nhà báo Ba Lan đã mất hàng năm trường điều tra quyết phá vỡ bức tường im lặng này.

Báo chí Ba Lan vừa rồi đã in bài tường thuật về những sự việc xảy ra trong chợ Việt Nam .

Ton Leszek Szymowski, một nhà báo viết:

"Mỗi một con buôn trong chợ đều phải nộp thuế, đấy là nguyên tắc. Không cần biết anh buôn gì, giầy dép hoặc áo quần hoặc có một cửa hàng ăn uống, đều phải nộp thuế. Từ 100 đến 150 $ Dollars một tháng. Nếu không bọn hắn sẽ đốt cửa hàng anh. Chịu chi anh sẽ được bảo đảm an ninh, đối với mọi băng đảng".

Trong bếp một tiệm ăn, một dân tị nạn phi pháp rút hết can đảm kể cho chúng tôi nghe một cuộc vượt trốn liều lĩnh. Cuộc hành trình của Nguyễn từ Việt Nam đến Warsaw  kéo dài hàng tháng trường.

"Thoạt tiên tôi muốn đi qua đường Moscow Nhưng họ đề nghị tôi nên vượt rừng qua Trung hoa. Tôi tin nghe theo, sau đó phải ngồi mãi trên tàu lửa và rồi nằm trong một thùng carton trên một chiếc xe tải. Xe chạy đến Kiew/ Ukraine . Họ đưa chúng tôi đến biên giới Ba Lan - và khi không người canh giữ, xe vượt biên giới và chở chúng tôi đến chợ Việt Nam, tại đấy họ tống tôi ra khỏi xe và thả tôi chơ vơ giữa đường".

 Trả lời câu chúng tôi hỏi, người Việt sinh sống ở đâu. Anh ta trả lời đơn giản:

"Chỉ cần một người mướn được đâu đó trong những chung cư cao ốc một căn hộ, sẽ kéo thêm mười người nữa vào. Mười một người sinh sống trên 12 thước vuông".

"Tôi không hiện hữu, tôi ở ngoài vòng pháp luật. Công an chìm Việt Nam vẫn còn theo dõi tôi đến tận Ba Lan. Họ vẫn hăm dọa khủng bố tôi. Vài ba ngày một lần họ ghé qua đây, hăm tôi không được hoạt động chống đối chính quyền. Và để dằn mặt họ đánh tôi mỗi tháng một lần".

Một số ít dân tị nạn đến theo đường bay từ Moscow, với giấy tờ giả. Một ngày có hai chuyến Aeroflot đáp xuống Warsaw. Những giấy thông hành quá giá trị đến mức dân tị nạn Việt Nam luôn luôn bất tử. Tại những nghĩa trang Ba Lan không hề có một nấm mồ của người Việt. Và điều này khiến Cảnh sát Ba Lan bứt tai vò đầu bao năm nay.

 Dariusz Loranty, Cảnh sát Warsaw cho biết:

"Dân Việt Nam  sống mãi (nói không ai tin), nhưng thực tế chưa hề có đám ma chay hay tang lễ nào cả!. Trước đây vài năm, chúng tôi, Cảnh sát Warsaw, thật tình có phỏng đoán, đám người này ăn thịt đồng loại chăng? (theo như tường thuật thì chưa có ai chết được chôn bao giờ). Ai rồi cũng phải chết và phải được an táng. Một hôm chúng tôi kiếm được một xác chết bị quẳng đâu đấy vào trong rừng ở ven ranh Warsaw, đám Mafia thủ tiêu xác chết và sử dụng tiếp giấy tờ. Rồi lại thêm một kẻ tị nạn nữa sẽ đến từ Việt Nam, mang tên họ của người đã chết mà không ai kiểm soát được.  Và với chúng tôi thì người Việt nào cũng giống nhau, không phân biệt được".

Năm vừa qua chỉ có 800 người nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Ba Lan, tất cả đều bị từ chối. Người Việt sống và bị đối xử phi nhân cách và một cách dã man. Nhưng vào thời điểm cuối cuộc tường trình chúng tôi nghe được một tin đồn kinh khủng.

Robert Krzyszto, hiệp hội "Tiếng nói tự do" kể rằng:  "Có một sự việc liên quan đến dân Việt ở đây, không có chứng cớ, nhưng có thật. Tôi muốn nói về việc buôn bán bộ phận thân thể con người. Bọn Mafia đem người qua Ba Lan và sử dụng họ như một kho lạnh biết đi. Những người trẻ và khỏe mạnh. Họ được phép đi lại một mình nhưng bị kiểm soát rất chặt chẽ. Những người này rồi sẽ bị giết và lấy đi những bộ phận thân thể... Mọi dấu tích sẽ được cẩn thận xóa sạch. Những con người đó sẽ biến mất, chỉ còn lại tin đồn. Chúng tôi không biết đã có bao nhiêu, nhưng nguồn tin này tuyệt đối đáng tin cậy.

Đối với số 30.000 người Việt cư ngụ bất hợp pháp tại Ba Lan vùng đất hứa của họ phần lớn thật ra là một địa ngục trần gian. Bọn Mafia Việt Nam hành xử nhóm người này tùy thích ngay giữa lòng châu Âu.

(Nguồn: Weltspiegel am Sonntag ngày 25.10.2009,
Tường thuật: Ulrich Adrian,
(LCH chuyễn ngữ)

15 April 2015

Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng

(VOA Tiếng Việt)

Một ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mới lên tiếng cho rằng Việt Nam đang lợi dụng cả Bắc Kinh và Washington để phục vụ cho mục đích riêng và điều đó sẽ đẩy Hà Nội vào “tình thế nguy hiểm”.

Trong một bài bình luận đăng ngày 13/4, tờ Hoàn cầu Thời báo viết: “Hà Nội không những đang lợi dụng sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để hưởng lợi, mà còn đang tìm cách dùng ảnh hưởng của bên này để chống lại bên kia. Điều đó có nghĩa là Việt Nam đang lợi dụng Trung Quốc để chống lại nỗ lực của Mỹ nhằm tiến hành một cuộc cách mạng màu ở Việt Nam, và lợi dụng Hoa Kỳ để chống lại các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”, tờ báo viết.

Tờ báo từng nhiều lần đả kích Việt Nam còn cho rằng Hà Nội đang sử dụng chiến thuật “hai mặt” mà không có ai chống lưng, và điều đó rốt cuộc sẽ  làm cho Việt Nam “lâm vào tình thế nguy hiểm”.

Tin bán chính thức: Báo Sài Gòn Nhỏ đệ đơn xin phá sản

Báo Orange County Business Journal ngày 14/4/2015 cho biết báo Saigon Nhỏ đã khai xin phá sản theo Chapter 11. Nghe nói tòa báo ở đường Morran cũng sắp đóng cửa. Có tin gì xin ông cho biết với.
 
Little Saigon News In BK
Orange County Business Journal

http://www.ocbj.com/news/2015/apr/14/little-saigon-news-seeks-bk-protection/

Mediha DiMartino Tuesday, April 14, 2015
The Little Saigon News Inc. in Garden Grove has filed for Chapter 11 bankruptcy protection, according to documents filed with U.S. Bankruptcy Court Central District of California in Santa Ana.
The weekly Vietnamese-language newspaper said it wants to remain in business, and is asking the court to allow it to continue to pay its employees, according to its owner, Brigitte Huynh.

The filing listed 14 unsecured creditors, including Nguoi Viet News Inc., a beneficiary of a $4.5 million judgment that came out of a defamation lawsuit against the Little Saigon News late last year.

Nguoi Viet bills itself as the largest Vietnamese-language daily newspaper outside of Vietnam. It claimed the Little Saigon News published a defamatory column in 2012 against its owner, Dat Huy Phan, and marketing director Vinh Hoang.

The Little Saigon News said it has filed an appeal, but also told the court “it was financially impossible” for it to “post a bond to stay execution” of the $4.5 million judgment.

Nguoi Viet News has sought payment of the judgment, which would force Little Saigon News to cease operations, according to statements in the April 13 court filing.

Little Saigon News has asked the court to allow it to “to continue with its payroll schedule in the ordinary course of its business.”

(Internet)
______________

Được biết mới đây Nhật báo Người Việt đã kiện tuần báo Saigon Nhỏ tội mạ lỵ hai nhân viên của nhật báo Người Việt Daily News. Tuần báo Sài gòn Nhỏ đã thua kiện và theo phán quyết của tòa án phải bồi thường $4.5 triệu Mỹ kim cho nhật báo Người Việt.

Cái Lý Cúa Sự Thua, tham luận

                                                                      Nỗi  đau  nào  cũng  đo  được
                                                                      Nhưng  nỗi  đau  mất  nước  thật  không  cùng !

PHAN  NGHĨA

Trận  chiến  V N  đã  kết  thúc  cách  đây  40  năm  kết  quả  là  30  triệu  dân  miền  Nam  V N  đã  rơi  vào  guồng  máy  cai  trị  độc  tài  của  C S .  Với  thời  gian  qua  vết  thương  vật  chất  có  thể  phần  nào  thay  đổi  trái  lại  vết  thương  lòng  của  hàng  triệu  con  người  đã  một  thời  vào  sanh  ra  tử  để  bảo  vệ  đất  nước  vẫn  mang  niềm  đau  buốt  như  ngày  nào  đầu  tiên  thấy  lá  cờ  C S  bay  giữa  Sài Gòn .

Kết  cuộc  nào  cũng  có  lý  do  của  nó, biết  được  lý  do  thì  dù  ở  vị  thế  nào  chúng  ta  cũng  không  ân  hận  hay  oán  trách  và  cũng  nhờ  đó  chúng  ta  nhận  chân  được  mặt  trái  của  cuộc  đời , biết  được  dã  tâm  của  bạn  bè  và  sự  bẩn  thỉu  đê  tiện  của  kẻ  thù .
          
Ba  mươi  năm  đánh  nhau  với  C S  Bắc  Việt , chúng  ta  sẵn  sàng  hy  sinh  không  hề  lui  bước , anh  dũng  chiến  đấu  với  kẻ  thù , từng  lớp  thanh  niên  này  đến  lớp  thanh  niên  khác  lăn  xả  vào  chiến  trường  cố  chận  đứng  sự  xâm  lăng  của  C S , nhưng  cuối  cùng  chúng  ta  đành  bỏ  cuộc , kẻ  chạy  trốn  xa  quê  hương  sống  đời  lưu  lạc , người  ở  lại  bị  đọa  đày  từ  giữa  phố  chợ  đến  chốn  rừng  xanh . Vậy  điều  gì  làm  cho  chúng  ta  mất  nước  , lý  do  thì  rất  nhiều .
          
Hiệp  Định  Geneve  1954  chia  đôi  đất  nước  V N  bởi  vĩ  tyuến  17 ( sông  Bến  Hải ) , phía  Bắc  dành  cho  C S  Bắc  Việt  và  phía  Nam  dành  cho  V N C H . Trong  H Đ  Geneve  1954  có  qui  định  sau  2  năm  sẽ  có  cuộc  Tổng  Tuyển  Cử , bên  nào  thắng  sẽ  cầm  quyền  toàn  bộ  V N  thống  nhất .
          
Nhưng  cuộc  Tổng  Tuyển  Cử  đã  không  được  thực  hiện  vì  miền  Nam  T. T. Ngô  Đình  Diệm) cho  rằng (và  điều  này  đúng ) chế  độ  CS  Bắc  Việt  là  một  chế  độ  độc  tài  kềm  kẹp  người  dân , do  đó  người  dân  miền  Bắc  không  thể  có  tự  do  để  sử  dụng  lá  phiếu  của  mình . Miền  Nam  VN  chỉ  chấp  nhận  tổng  tuyển  cử  một  khi  chế  độ  miền  Bắc    phần  nào  có  tự  do  thật  sự và  điều  này  hiển  nhiên  không  bao  giờ  xảy  ra , do  đó  HĐ  Geneve  lần  hồi  không  còn  được  áp  dụng .
          
Không  chiếm  được  miền  Nam  bằng  phương  pháp  luật  định , CSBV  bắt  buộc  phải  chiếm  miền  Nam  bằng  vũ  lực  bởi  2  cách : đưa  quân  trực  tiếp  đánh  phá  chiếm  đất  miền  Nam , lập  Mặt  Trận  Giải  Phóng  ngay  tại  miền  Nam  để  quấy  phá  nội  bộ  miền  Nam  và  trợ  giúp  bộ  đội  Bắc  Việt .

14 April 2015

Mại Dâm Dưới Chế Độ Cộng Sản


Nguyễn Tiến Dân
(Nguồn: danlambaovn.blogspot.com)


Kính gửi: ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước CHXHCN Việt nam.

Tên tôi là: Nguyễn Tiến Dân.

Địa chỉ: 208 Định Công Thượng – quận Hoàng mai – Hà nội.

Điện thoại: 0168-50-56-430

Như đã viết trong bức thư trước, lần này, xin hầu chuyện ông với đề tài “Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”. Đề tài mà rất nhiều người đã đề cập. Tiếc thay, do không có thực tế, nên họ chỉ đề cập được 1 cách phiến diện.

1- Phán xét về mại dâm, chưa có ai cho rằng nó là tốt. Ai cũng cho nó là xấu. Bởi ít nhất, nó chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ.

Tuy vậy, cũng không thể không thừa nhận: Mại dâm là 1 thực tế khách quan. Nó hiện diện ở khắp nơi trên trái đất. Nó có từ xa xưa. Nó tồn tại đến ngày nay và chắc chắn, nó sẽ song hành cùng nhân loại.

Đừng có mơ cấm được mại dâm. Mại dâm chỉ không có trong xã hội nguyên thủy và trong thế giới của loài súc vật.

2- Viết về mại dâm, không thể không nhắc đến 2 tác phẩm: Truyện Kiều của Nguyễn Du và Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu.

a- Ở truyện Kiều, Nguyễn Du tố cáo chế độ phong kiến mục nát, suy đồi. Ngay từ “thằng bán tơ” mạt hạng, cũng biết cách câu kết với quan lại, sai nha để ngang nhiên ăn cướp của dân lành. Truyện Kiều không nói rõ, nhưng tôi đoán (rất mong là đoán nhầm), chúng đã ném “2 cái bao cao su đã qua sử dụng” vào nhà Vương viên ngoại, tạo cớ cho “trận cướp đẹp”. Cướp sạch của nổi, của chìm của người ta rồi, chúng vẫn chưa thỏa mãn. Chúng tiếp tục “huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc”, để bắt bớ, đánh đập, tra người, khảo của. Chung cuộc, nàng Kiều dẫu có tài sắc vẹn toàn đến đâu thì cũng phải tự bán mình vào lầu xanh, lấy tiền mà đút lót tiếp cho lũ tham quan vô lại. Chỉ dám mong 1 điều thật nhỏ nhoi: Của thì đã mất rồi, nhưng cha và em được “cốt nhục vẹn tuyền”. Xét về đạo lí, sự hi sinh ấy, thật là lớn lao, thật là cao thượng.

13 April 2015

Thẻ Bài Tháng Tư, thơ


THẺ BÀI THÁNG TƯ

Tháng Tư này Mày ở rừng hay biển
Tao nằm bên phiến đá giữa sườn đồi
Mắt lo âu nhìn bước chân Mày tiến
Cờ vinh quang trong ngực áo mồ hôi

Tay cò súng chắc bây giờ tê dại
Hầm hố nào còn lại với bom rơi
Mày phơi thân giữa trời che làm mái
Đất dưới chân bằm nát vụn Mày ơi …

Còn một thước...đất quê hương rực rỡ
Như hào quang lấp lánh mặt trời hồng
Tao bỗng thấy tưởng như mình còn thở
Còn nghe kèn thúc trận tiếng xung phong

Còn nửa thước... đừng đứa nào ngã gục
Tao nằm đây phù hộ hết tụi Mày
Ráng lên em... Đại Bàng chờ em chút
Tụi em lên, Đại Bàng sẽ bắt tay...

Rồi mình nhậu, bi đông đâu còn rượu
Chẳng hề gì - ôm áo trận cười vang
Đỉnh đồi ơi, nhớ ráng chờ men tửu
Tưới đồi thơm cho lan nở bạt ngàn

Trận cuối cùng ai sống còn, ai biết
Để Tháng Tư nhìn hương khói, thẻ bài
Rồi quanh quẩn những vành khăn tang biếc
Trắng màu tang và biếc tuổi xuân phai …

Như Thương
(Viết cho những người lính trận VNCH
mang thẻ bài Tháng Tư)

Ngậm Ngùi Tiễn Đưa Một Người Bạn Quý Mến

Nguyễn Nhật Ngọ

Theo tin chính thức thì đám tang của bạn Diệp sẽ được tổ chức vào ngày Chủ Nhật, 19-4-2015.  Rất tiếc, tôi không thể đến tham dự tang lễ và tiễn đưa bạn Diệp vào lúc đó được (lý do bất khả kháng), nên xin mượn mấy dòng chữ chân thành sau đây để chia sẻ với gia đình bạn Diệp và các bạn k10.

Bạn Diệp,

Bạn đã vĩnh viễn từ bỏ cuộc chơi với chúng tôi, để ra đi một cách vội vã, không một lời báo động từ trước.  Bạn luôn luôn là một người TỐT BỤNG (hiểu theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen). Bạn tốt tướng, vui vẻ, lúc nào cũng cười hề hề, cho nên hồi còn đi học k10 ở QGHC, chúng tôi đã gọi đùa bạn là “Diệp Bầu”, và đặt biệt danh cho bạn là “Vịt Bầu” luôn! Hồi còn đi học thì tôi không chơi thân với bạn nhiều, chỉ gặp mặt trong lớp và các sinh hoạt ở nhà trường mà thôi. Tôi vẫn còn nhớ, có lần tập quân sự tại Biệt Khu Thủ Đô (trong 2 tháng hè) lúc một ông Trung Sĩ của BKTĐ biểu diễn màn khóa tay đối thủ (có cầm con dao găm) không biết ông Trung Sĩ này có hành động hớ hênh như thế nào mà bạn phê một câu “Ông Trung Sĩ nầy vô duyên quá!”  Câu phê bình thẳng thắn của bạn chứng tỏ bạn là người bộc trực và can đảm.

Có lần (khi tôi còn ở miền Bắc CA) bạn Trạc và tôi cùng đi Xe Đò Hoàng, xuống miền Nam CA để dự đám tang bạn Đỗ Quý Sáng, có đến tá túc nơi nhà Anh Chị Diệp. Lúc đó Chị Diệp đang cần sự yên tĩnh để nghỉ ngơi (để dưỡng bệnh) mà Chị vẫn vui vẻ đón tiếp anh em chúng tôi rất nồng nhiệt.  Tấm lòng hiếu khách của Anh Chị Diệp khiến chúng tôi rất cảm động!

Cũng như gần đây nhất, khi có buổi Họp Mặt để đón tiếp một bạn cùng khóa sắp đến Nam CA để thăm chúng ta, mà lúc đó con gái bạn Diệp đang gần đến kỳ “khai hoa nở nhụy” (sanh cháu bé thứ 2), Bạn Diệp lại phải túc trực 24/24 để giúp đỡ cô con gái, cho nên bạn tỏ ý lo ngại là sẽ không thể đến dự cuộc Họp Mặt được. Tôi có gợi ý là bạn Diệp nên “trốn trại” (nói đùa thôi) trong 3-4 tiếng đồng hồ để đến với anh em, thì bạn nhắc lại kỷ niệm lần trốn trại trường Bộ Binh Thủ Đức (khóa 21 SQTBTĐ mà cả k10 chúng ta cùng học chung trong 4 tháng) lúc về bạn bị bắt bỏ vô 301 (nhà tù của Trường BBTĐ). Sau đó thì Bạn Diệp có mặt tại Buổi Họp Mặt.

Trong lịch sử quân trường, lần đầu tiên, cả đại đội của chúng ta đã đồng thanh tuyệt thực để phản đối “cơm nhà bàn” vì thức ăn quá tệ! Rồi nào là ắc ê dưới nắng nóng, di hành dã trại theo sự hướng dẫn/gợi ý của các cô bán chè/cháo trong quân trường (vì đây là các con/cháu của các trung sĩ/hạ sĩ trong quân trường nên họ rành đường đi nước bước trong đó). Nào là những đêm leo rào, trốn trại, dzọt về Sàigòn để du hí, sáng sớm hôm sau leo lên xe lam để trở về trại, vân vân. Đó là những kỷ niệm đáng nhớ trong đời của anh em chúng ta.

Thưa Chị Diệp,

Rất tiếc tôi không thể đến tiễn đưa bạn Diệp lần cuối vì có lý do riêng, nên xin phép Chị cho tôi nói vài lời.

Thưa Chị,

Với sự ra đi tuy đột ngột nhưng thanh thản của bạn Diệp, gia đình Chị đã mất đi một người CHỒNG, người CHA và người ÔNG, thì anh em k10 chúng tôi cũng mất đi một người BẠN TỐT. Bạn Diệp luôn luôn giúp đỡ bạn bè, sốt sắng trong mọi công việc, và không bỏ sót một kỳ họp mặt nào với anh em. Nay bạn Diệp đã ra đi, thì dù ở Fountain Valley, CA hay ở nơi nào xa xôi khác, bạn Diệp cũng luôn luôn là người BẠN TỐT và bạn ấy cũng gặp lại các bạn tốt khác.

Với ước nguyện và hy vọng như vậy, thì chúng ta cũng an ủi được phần nào. Chị là người tu thiền, thì Chị biết cách giữ cho “thân tâm an lạc”.


Xin Chị hãy giữ gìn sức khỏe, để vượt qua khó khăn của sự mất mát to lớn này, và chúng ta hãy cùng cầu nguyện để hương linh bạn Diệp sớm siêu thoát về cõi Vĩnh Hằng!

Xin chào Chị!


Buồn quá, ảnh còn đây mà người (trong ảnh) thì đã đi đâu rồi? Vĩnh Biệt Bạn Diệp!
**

Sau đây là vài hình ảnh có mặt bạn Diệp:

11 April 2015

Thanh Tâm Linh Hiển



THANH TÂM LINH  HIỂN

Giã từ cõi tạm tâm linh hiển
Bể khổ phù du mặc phong trần
Tâm hương huyết lệ quỳ lạy tiễn
Tinh anh hồi sinh hoa hồng ân...

MD.04/11/15
LuânTâm

**Vô cùng đau đớn thương tiếc thành kính viếng Anh Ngô Thanh Tâm , tức Nhà Văn Tâm Thanh (1939-2015)
**Xin chân thành kính nguyện cầu anh linh Anh Ngô Thanh Tâm đời đời an nghỉ nơi Cõi Vĩnh Hằng 
**Xin chân thành kính phân ưu cùng Chị Khánh Hà với các cháu và tang quyến.

Tin buồn

Kính thông báo tin buồn:

Đồng môn NGUYỄN NGỌC DIỆP
Cựu sinh viên Học viện QGHC Sài gòn, Khóa ĐS10
vừa vĩnh viễn từ giã chúng ta lúc 9 giờ sáng ngày 10 tháng Tư năm 2015
tại Orange County, Nam California.

Kính báo,
Sáu Nguyễn, TS4

(Cám ơn các anh
Trần Nhựt Thăng, Thái Tăng Phục, Nguyễn Nhật Ngọ và Cao Công Đắc
đã cho biết tin)

_________**_________
*

Đồng môn Giuse NGÔ THANH TÂM
Cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh Ban Cao Học Khóa 2

 Đã tạ thế vào lúc 18 giờ
Thứ  Năm ngày 09  tháng  04  năm  2015
Tại  Oslo -  Na-uy

Hưởng thọ 76 tuổi

Thánh Lễ tiễn đưa sẽ được cử hành tại nhà thờ St. Magnus, Lillestrom
vào lúc 10 giờ Thứ Bảy ngày 18 tháng 4 năm 2015

(Tin từ Bà Quả phụ Ngô Thanh Tâm nhũ danh Nguyễn Thị Khánh Hà)

**

09 April 2015

Việt Nam và trò chơi địa chính trị

Những nhận định rất đáng lưu ý của tác giả Nguyễn Hùng về Việt Nam dưới ảnh hưởng của  vị thế điạ chính trị. Bạn đọc nhấn vào hàng tiêu đề để đọc toàn văn bài viết:
Việt Nam và trò chơi địa chính trị

Ông Trọng tiếp thủ tướng Nga ngay trước khi thăm Trung Quốc và có thể sẽ thăm Hoa Kỳ trong tháng Năm.

Cụ Nguyễn Khuyến, người sống hầu hết cuộc đời trong thế kỷ 19, nổi tiếng với bài thơ trào phúng trong đó có câu ‘Tham tiền cột mỡ lắm anh leo’.

Sang thế kỷ 21 với thái độ nghiêm túc hơn, Truyền hình Việt Nam vừa quyết định mở lại chương trình ‘ Hội nhập‘ sau nhiều năm gián đoạn vì theo họ “năm 2015 sẽ là năm của hội nhập vì trong năm nay Việt Nam dự định sẽ ký kết hiệp định thương mại tự do với EU, với Hàn Quốc, với liên minh hải quan Nga, Kazakhstan, Belarus và đặc biệt là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.”

Ở tuổi 85, Đảng Cộng sản với người đứng đầu chuẩn bị bước sang tuổi 71 cũng đang đứng trước nhiều cột mỡ trong các mối quan hệ ngoại giao phức tạp và tiềm ẩn những rủi ro.

‘Trò chơi địa chính trị’

Điểm qua các hoạt động ngoại giao của Việt Nam riêng trong tháng Tư người ta có thể thấy Hà Nội dường như đang có vị thế ngày càng tăng trong con mắt các cường quốc đang ve vãn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hôm 7/4 giữa lúc hai tàu chiến Mỹ do một Đại tá người Mỹ gốc Việt chỉ huy đang ở Đà Nẵng còn Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tới Hà Nội cũng trong đúng ngày chiến hạm Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa hôm 6/4.

Cùng ngày 6/4, báo chí Việt Nam và quốc tế đưa tin lãnh đạo cơ quan an ninh quốc gia Ấn Độ, một đồng minh của Hoa Kỳ, nói Delhi sẵn sàng đào tạo các sỹ quan tình báo, hải quân và không quân cho Việt Nam khi gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 3/4.

Ngay trong ngày đầu tháng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã điện đàm với Thủ tướng Tony Abbott, một đồng minh khác của Mỹ mà ông Dũng vừa tới thăm trong tháng Ba.

    …

Trong bối cảnh quan hệ Nga – Mỹ căng thẳng và Washington đang xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam có lợi thế với tư cách là một quốc gia nằm ở vị trí quan trọng và có ảnh hưởng trong khu vực.

Nhưng một nhà quan sát người Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov, cũng vừa cảnh báo hôm 6/4 rằng Hà Nội chỉ là “con tốt” trong “trò chơi địa chính trị” giữa Mỹ và Trung Quốc, hai cựu thù của Việt Nam.

Quan hệ tay tư

Kể cả ông Trọng, đoàn có năm ủy viên Bộ Chính trị trong đó bốn người gần như chắc chắn sẽ có mặt trong dàn lãnh đạo hậu Đại hội Đảng trong năm sau. Người Mỹ hẳn sẽ nhìn vào phái đoàn thăm Trung Quốc để xem có bao nhiêu người sẽ cùng ông Trọng tới Hoa Kỳ trong chuyến đi có thể diễn ra trong thời gian tới.

    …

Một điều khác cũng đáng chú ý trong bối cảnh chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng là đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là muốn ngồi vào ghế tổng bí thư trong năm sau, chưa từng thăm chính thức Trung Quốc dù đã thăm cả Hoa Kỳ và Nga trong hai nhiệm kỳ thủ tướng.

Mối quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh, Moscow và Washington luôn tiềm ẩn những thách thức ở các góc độ khác nhau.

    …

Ngay khi ông Trọng còn ở Trung Quốc, tờ New York Times nói Bắc Kinh vẫn tiếp tục mở rộng sự hiện diện của họ trên đảo Trường Sa sau khi chiếm một đảo từ tay Việt Nam hồi năm 1988.

Hoa Kỳ ở các mức độ khác nhau thường đặt ra vấn đề nhân quyền thậm chí với danh sách cụ thể các ‘tù nhân lương tâm’ mà họ muốn chính quyền trả tự do.

    …

Nhưng Nga cũng là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Trung Quốc, nước trong thập niên 80 còn được chính quyền Hà Nội công khai coi là kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam.

Và quan hệ chặt chẽ chưa từng có trong lịch sử giữa Nga, nước đang bị phương Tây cấm vận, và Trung Quốc sẽ khiến Moscow khó có phản ứng mạnh mỗi khi Hà Nội và Bắc Kinh xung khắc.

Việt Nam đã ý thức được điều này và tăng cường quan hệ với nhiều đồng minh thân cận của Hoa Kỳ trong đó có Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Anh.

'Ăn xin đến bao giờ'

Nhưng điều quan trọng hơn cả vẫn là nội lực của chính Việt Nam trong các mối quan hệ với bên ngoài.

Mới đây một quan chức Nhật Bản đã đặt câu hỏi đến bao giờ Việt Nam sẽ không cần đến viện trợ phát triển ODA của họ nữa sau khi đã nhận chừng 20 tỷ đô la trong 20 năm qua theo blogger Nguyễn Văn Tuấn.

Blogger này còn dẫn lời ông Lê Đăng Doanh thuật lại lời của một nhà tài trợ giấu tên hỏi rằng Việt Nam “định ngửa tay ăn xin đến bao giờ” trong khi tự hào là “người thông minh, có học”, có “truyền thống” cũng như “trí tuệ”.

Tháng Tư này cũng đánh dấu 40 năm kết thúc Cuộc chiến Việt Nam vốn đã khiến cả triệu người bỏ nước ra đi sau đó.
    …

Nhưng chính những người mà đối với họ tháng này là “tháng Tư đen” và ngày 30/4 là “ngày quốc hận” cũng đóng góp vào số 80 tỷ đô la kiều hối mà Việt Nam nhận được chỉ trong 12 năm từ 1991-2013 theo các chuyên gia trong nước.

Những Việt kiều mà đa số sống ở Hoa Kỳ và nhiều con em của họ phục vụ trong quân đội nước này sẽ tiếp tục có ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.

Người chỉ huy hai chiến hạm tối tân của Hoa Kỳ đang cập cảng Đà Nẵng là Đại tá người Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng.

Và điều có thể khẳng định là Việt Nam sẽ chỉ thực sự được nể trọng trong con mắt các cường quốc khi người dân Việt Nam, chứ không chỉ các quan chức, giàu có và có quyền đưa ra các quyết định quan trọng về hướng đi của đất nước trong đó có hướng đi của các mối quan hệ đa phương.

Và cũng chỉ như vậy sự hội nhập mới không như sự mô tả ‘Hội Tây’ của cụ Nguyễn Khuyến:
“Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!”
(BBC via Blog Sầu Đông)