31 December 2015

Báo Đài Loan: Việt Nam Sắp Đại Biến, Chủ Tịch Quốc Hội Cầu Cứu Tập Cận Bình

TTR chỉ xin trích phần đầu của bài viết. Trong phần sau của bài xét ra có những luận cứ dựa trên những luật lệ trong thực tế không hề được tôn trọng ở VN.

Trong hai ngày 23- 24/12/2015, Tập Cận Bình và Du Chính Thanh tại Bắc Kinh đã lần lượt tiếp kiến Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng. Giới quan sát cho rằng, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sắp diễn ra, cạnh tranh trên chính trường đang rất kịch liệt, người được mệnh danh “đả phá diện mạo độc tài biến tướng”* thuộc phe cải cách là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đang chiếm lấy ưu thế. Việt Nam sắp có biến cố lớn, Nguyễn Sinh Hùng thăm Bắc Kinh lần này có thể là để cầu tiếp viện. Ông Trần Phá Không (một nhà bình luận chính trị gốc Hoa tại Mỹ) cho rằng, nếu chính trị Việt Nam chuyển biến thành công, Trung Cộng sẽ bội phần lúng túng và bị áp lực.

Tháng 1/2016, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 quyết định hướng đi của Việt Nam trong tương lai sẽ diễn ra. Trong Đại hội này, tứ trụ triều đình đang lãnh đạo Việt Nam, bao gồm tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều đến tuổi về hưu, thế hệ lãnh đạo Việt Nam mới sẽ lên thay.

Có thông tin cho rằng, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có thể sẽ không nghỉ hưu đợt này, mà sẽ tiếp nhận chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản. Trên chính trường Việt Nam, quyền lực cao nhất trên thực tế là tổng bí thư Đảng Cộng sản, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội cũng chịu sự lãnh đạo của Đảng.

Nhưng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất thân quân đội, đã từng đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo kinh tế, hành chính; quan chức thuộc cấp đầy khắp trong 3 lĩnh vực hành chính, kinh tế, quân đội, là nhân vật có thế mạnh chính trị nổi bật.

Ngoài ra, truyền thông Nhật Bản từng đưa tin, Nguyễn Tấn Dũng là đại diện cho một phe lớn của Việt Nam, đó là phe miền Nam chủ trương cải cách chính trị. Vì vậy, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không có khả năng áp chế Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Tấn Dũng đang ở vào thế cân bằng quyền lực với Nguyễn Phú Trọng, thậm chí ngầm chiếm giữ thế áp đảo.

Có nguồn tin cho rằng, Nguyễn Phú Trọng vô cùng bất mãn với chủ trương cải cách kích tiến * của Nguyễn Tấn Dũng, trong thời gian Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình đã có sự trao đổi về lĩnh vực này.

Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được coi là thân cận của Nguyễn Phú Trọng.

Có quan điểm cho rằng, trong thời khắc nhạy cảm này, một trong “tứ trụ triều đình” là Nguyễn Sinh Hùng thăm Trung Quốc, hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình và Du Chính Thanh, có thể là có mục đích “cầu chi viện”. Nguyễn Phú Trọng yếu thế, có thể là hy vọng Trung Cộng triển khai sức mạnh ngoại giao, giúp sức một tay cho phe bảo thủ.

Nguyễn Tấn Dũng chủ trương cải cách, được mệnh danh “đả phá diện mạo độc tài biến tướng”.

BBC nói, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho rằng sẽ nắm giữ lấy chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong Đại hội Đảng lần thứ 12 vào tháng 1 năm sau. “Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu phái cải cách ở Việt Nam”. Truyền thông từng đưa tin, theo tiết lộ của một quan chức cao cấp Việt Nam giấu danh tính, Nguyễn Tấn Dũng gần đây trong một buổi tiệc có nói rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có đi theo những giá trị phổ quát của thế giới, mới có thể tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam, nếu không sẽ vĩnh viễn không thể thay đổi diện mạo độc tài biến tướng này, nếu như không có cách nào cải cách, sẽ lập tức giải tán”.

Cũng có nguồn tin rằng, Nguyễn Tấn Dũng thậm chí còn chủ trương đổi tên nước hiện tại là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” thành nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Dưới sự ủng hộ đó, đồng đô la sẽ trở thành ngoại tệ lưu thông chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh.

Truyền thông còn đưa tin, Việt Nam gia nhập Hiệp định Quan hệ đối tác Thái Bình Dương (TPP), chính do sự ra sức tác động và triển khai mạnh mẽ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Chuyên gia bình luận chính trị sống tại Mỹ Trần Phá Không cho rằng, nếu như Việt Nam có thể cải cách mà trở thành một quốc gia mới tôn trọng nhân quyền và pháp trị, thì mô hình chuyển đổi đó có hiệu ứng khó lường hết được. Lúc đó, Trung Cộng sẽ bội phần lúng túng và áp lực, lựa chọn của Trung Quốc chỉ có 2 con đường: một là cải cách thay đổi để hòa nhập vào hàng ngũ thế giới văn minh; hai là cố chấp theo đường cũ, đóng cửa với bên ngoài, cam phận làm bạn với Triều Tiên, trở thành quốc gia lạc hậu nhất.

Trần Phá Không: Việt Cộng đi trước Trung Cộng trên lĩnh vực cải cách chính trị

Trần Phá Không từng viết bài đăng trên đài Á Châu Tự Do cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là 2 trong số 4 nước còn lại trên toàn cầu do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cùng với Triều Tiên và Cu Ba. Trung Cộng và Việt Cộng, tuy có sự thù địch nhất định, nhưng ý thức hình thái giống nhau, cách thức hành động cũng tương tự. Đều do một Đảng chuyên chính; đều dùng chính sách trấn áp, bắt bớ, bức hại những người bất đồng chính kiến và nhân sĩ tôn giáo thuần túy; đều dùng chiêu bài cải cách kinh tế để giữ lấy chính quyền chuyên chế; đều là những nước tham nhũng hủ bại nghiêm trọng; đều thao túng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chẳng hạn, Trung Cộng thao túng cho thị uy chống Nhật, Việt Cộng thao túng cho thị uy bài Hoa, đến lúc cần thì lại ra tay đàn áp.

Còn sự khác biệt nhau, ngoài khác biệt về cải cách kinh tế, Việt Cộng đã đi trước Trung Cộng trên lĩnh vực cải cách chính trị. Bắt đầu từ năm 2006, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên công bố báo cáo chính trị cho toàn dân thảo luận, công khai chương trình hội nghị, Tổng Bí thư và lãnh đạo các cấp được chọn ra do tuyển cử công khai. Những cách làm này, Trung Cộng thường bảo “dân chủ trong Đảng” mà đến nay vẫn chưa làm được, vẫn duy trì tình trạng “đấu đá trong cung đình, hiệp thương mờ ám”. Tháng 11/2012, Việt Nam quy định bắt buộc cán bộ công khai tài sản, trong khi Trung Cộng chỉ mới bước vào giai đoạn thí điểm, còn ám thị rằng kiểu quy định này phải đợi tiếp thời gian 20 năm nữa.

Điểm khác nhau lớn nhất giữa Việt Cộng và Trung Cộng còn ở chỗ, Việt Cộng lãnh đạo tương đối lý tính và ôn hòa, không tạo ra những tội nghiệt tày trời như Trung Cộng trong các chính sách: Đại nhảy vọt, Nạn đói, Cách mạng văn hóa, Thảm sát Thiên An Môn, Bức hại Pháp Luân Công… Việt Cộng mang nợ máu với nhân dân trong nước ít hơn Trung Quốc.

. . . . . .

Tác giả: Vu Phi, biên dịch Minh Nguyệt (Anhbasam)

Cuối Năm 2015: Trung Cộng Tứ Bề Thọ Địch

Cuối năm 2015, có thể nói Trung Cộng đang rơi vào thế tư bề thọ địch. Đông, Tây, Nam, Bắc đều bị vây khổn bởi kẻ thù hiện tiền hay tiềm ẩn. Hầu hết các siêu cường trên thế giới không có nước nào thân thiết, phát triển hay liên minh, binh vực TC.

Một, hướng Đông Bắc Á, Nhựt tiền cừu hậu hận của Trung Hoa và TC, đang trổi dậy về quân sự và Nga thì lơ là với TC. xa hơn là tiểu bang Hawaii căn chứ Hải Quân của Mỹ mạnh gấp 4 lần so với TC. Nhựt là nước từng có chiến tranh, đánh chiếm TQ trong Thế Chiên 2 và hiện là đệ tam siêu cường kinh tế, theo chế độ tự do khắc tinh với chế độ CS của TC. Lâu nay TC và Nhựt có nhiều bất bình vì TC giành giựt đảo Senkaku của Nhựt. Nhựt là nước chống TC nhiều nhứt ở Á châu. Mỹ đang giúp cho Nhựt liên minh, viện trợ quân sự cho các nước bị TC xâm lấn biển đảo. Mỹ còn gần một trăm ngàn quân ở Nhựt, Nam Hàn coi như tiền đồn ngăn chận TC. Ngoài dàn hải quân của Nhựt, ngoài những liên minh quân sự của Nhựt với Mỹ, Úc, Ấn và một số nước Á châu nạn nhân bành trướng của TC, dàn hỏa tiễn của Nhựt trên các đảo phía Nam của Nhựt chẳng những là vòng vây của Nhựt mà còn là mối đe doạ lợi hại của Nhựt đối với Hải quân Trung Quốc. Dàn hỏa tiễn của Nhựt có Patriot PAC3, trên khoảng 200 đảo trải dài trên phạm vi 1.400 km từ thềm lục địa Nhật Bản tới giáp vùng lãnh thổ của Đài Loan. Khi có xung đột quân sự của Mỹ và Nhựt với TC, chắc chắn chiến thuyền, thương thuyền của TC khó mà qua đây. Theo hãng tin Reuters, đây là lần đầu tiên mà giới chức có trách nhiệm trong chính quyền Nhật Bản nêu rõ là hệ thống bố phòng này có tác dụng kềm chế Trung Quốc tại miền Tây Thái Bình Dương.Từ đây cho đến 5 năm tới, Nhựt sẽ tăng thêm khoảng 10.000 Thuỷ quân lục chiến và thêm tàu lặn tàng hình, chiến đấu cơ tối tân F-35, các phương tiện đổ bộ tấn công, tàu sân bay.

Còn Đệ thất Hạm đội của Mỹ bộ tư lịnh toạ lạc tại Yokosuka, phía Nam Tokyo sẽ đóng vai trò lực lượng trừ bị cho vòng đai.

Còn Nga thì có lập trường lơ là về Biển Đông. Nga không phải là một bên có quyền lợi gắn liền với Biển Đông. Moscow không muốn làm mích lòng hai đối tác chánh yếu của mình là Trung Quốc và Việt Nam đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông

Ngay khi TC mua cả trăm tỷ khí đốt của Nga, cứu nguy Nga bị Mỹ và Liên Âu trừng phạt kinh tế, lúc Hà nội đưa cảnh sát biển ra phá đội hình thăm dò của dàn khoang Hải Dương, TC kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp, Nga là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, nhưng Nga vẫn làm thinh.

Hai, hướng Đông Trung Á là Phi và Đài Loan. Phi là đồng minh hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ. Phi cho Mỹ sử dụng hai căn cứ Hải Quân và Không quân nổi danh thời Chiến Tranh VN. Phi là thành viên của tổ chức ASEAN cũng như VN. VN ủng hộ việc Phi kiện TQ ra toà án trọng tài về luật biển. Phi đã ký đối tác chiến lược với VN. Ba nước Việt Nam Malaysia và Philippines đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và vài nước Âu Châu như Anh, Đức và Pháp đều ủng hộ liên minh của Việt, Mã, Phi này.

Còn Đài Loan thì Mỹ bán vũ khí chiến tranh lại cho Đài Loan, một dấu chỉ thân thiết lại giữa Washington và Đài Bắc do tình hình TC muốn khống chế và quân sự hoá vùng biển đảo ở Á châu Thái binh dương.

Ba, hướng Đông Nam Á, Singapore mở rộng cửa cho quân đội Mỹ và Indonesia nhập cuộc. Singapore, nước không có bất kỳ tranh chấp nào trên Biển Đông nhưng mạnh dạn ủng hộ Mỹ từ khi chuyển trục về Á châu Thái bình dương. Mới đây Singapore đã đồng ý chiến lược, chiến thuật mới do tình hình mới, chấp nhận giúp Mỹ tạo thành chốt chặn TQ, cho Mỹ đặt phi cơ do thám P8 Poseidon trên lãnh thổ của Singapore sau khi mở cảng tiếp nhận 4 chiến hạm hiện đại của Mỹ.

Còn Indonesia nước đông dân Hồi Giáo nhứt thế giới nhập cuộc, đẩy mạnh quan hệ quân sự và quốc phòng với Nhật Bản. Ngày 17/12/2015, Indonesia và Nhật Bản đã khởi động cơ chế đối thoại «2+2» cấp bộ trưởng, với lãnh đạo hai bộ Ngoại giao và Quốc phòng hai nước họp tại Tokyo để thống nhất một chương trình hợp tác quốc phòng quan trọng. Đây là một sự kiện rất đáng chú ý vì đây là lần đầu tiên, Nhật Bản mở đối thoại 2+2 với một quốc gia Đông Nam Á.

Theo giới quan sát, thỏa thuận vừa đạt được đã mở đường cho Nhật Bản xuất cảng vũ khí và kỹ thuật quốc phòng qua Indonesia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Tokyo can dự sâu hơn vào Biển Đông. Quân đội Nhật Bản sẽ tham gia một cuộc tập trận Hải quân đa phương do Indonesia tổ chức.

Còn Úc thì liên minh với Nhựt kiên quyết phản đối hành vi thay đổi nguyên trạng Biển Đông. Úc tái khẳng định quyết tâm đẩy mạnh hợp tác quốc phòng đồng thời chống lại các hoạt động bồi đắp, xây dựng tại Biển Đông, đặc biệt là của Trung Quốc. Mới đây Úc cho máy bay chiến lược bay vào bên trong 12 hải lý các bải đá bị TC quân sự hoá. TC xô đuổi, Úc trả lời như Mỹ, Úc hoàn toàn tự do bay trên vùng trời, vùng biển quốc tế.

Còn Ấn độ, hồi tuần rồi 14/12, TT Nhựt Abe công du Ấn. hai thủ tướng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các tuyến hàng hải, và xác nhận rằng Thủ tướng hai nước đã «quyết định tổ chức những cuộc tham khảo ý kiến lẫn nhau một cách chặt chẽ và thường xuyên về các vấn đề liên quan đến an toàn và an ninh của các tuyến giao thông hàng hải».

TC tức tối, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, thì «các nước ngoài khu vực nên tôn trọng các nỗ lực của các nước trong vùng nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, thay vì làm ngược lại». Nhưng không thấy ai trả lời cái kiểu vừa ngang ngược xâm lấn biển đảo của các nước, mạo nhận là của Tổ Tiên Trung Hoa ngàn xưa để lại, nhưng chẳng thấy trưng ra một bằng cớ lịch sử, pháp lý nào.

Bốn, còn hướng Tây bên trong TQ. Dân chúng TQ 1 tỷ 300 triệu dân, 55 bộ tộc và 5 sắc tộc Hán, Hồi, Mông, Tạng, Mãn. Hiện nay hai sác tộc Hồi là Duy ngô nhĩ chống TC bằng chiến đấu cảm tử bất cân xứng. Và người Tây Tạng vốn theo Phật Giáo như quốc giáo thì chống TC bằng hình thức cảm tử tự thiêu đã chết hơn 120 mấy tăng ni Phật Tử rồi.

Chiến lược tăng gia kinh tế với bất cứ giá nào của Đảng CS đã làm băng hoại xã hội, ô nhiễm môi sinh khó mà sửa chữa.

Trung Cộng 30 năm làm kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để lại ở nông thôn 60 triệu trẻ em Trung Quốc bị bỏ rơi và ở thành thị 260 triệu người lao công không hộ khẩu coi như sanh vô gia cư tử vô địa táng.

Còn môi trường, đất, nước, không khí thì hết nói nổi rồi. Bầu trời thủ đô Bắc Kinh bụi hoá chất, than, dầu vài ngày thì báo động đỏ một ngày. Nước thải các nhà máy làm sông ngòi bờ biển dơ dáy, gây bịnh hoạn liên miên, tuổi thọ giảm thấp.

Vi Anh
(Nguồn:Việt Thức)

24 December 2015

Cười tí tỉnh: Sờ Mông !


Sờ Mông

Bảy mươi có lẻ vẫn sờ mông
Dù đẹp hay không cũng má hồng
Tuổi thọ tăng lên theo nhịp độ
Dáng thơ trở lại với non sông

Ô hay chân lý nằm ngay đó
Há phải đi xa tìm đít đồng !
Xứ tuyết hỏi đùa người xuống núi:
Lồi lên lõm xuống có còn không ?

Hình tếu: Lan Đàm
Thơ vui: Điền Thảo
***

GỬI BÁC ĐIỀN THẢO

Bẩy mươi lẻ, vẫn…lông bông,
Sin City, chút…mông đồng ấm tay!
Chữ tin còn một chút này,
Bác tha cho, đệ từ nay xin chừa….

LAN ĐÀM

22 December 2015

Câu chuyện Mùa Giáng Sinh

Như thường lệ, mỗi mùa giáng sinh, tôi đều nhận được quà từ anh trai của tôi. Giáng sinh năm ấy tôi cảm thấy vui nhất không phải chỉ vì món quà anh tôi tặng – một chiếc xe hơi mà vì tôi đã học được một bài học rất thú vị vào cái đêm đông lạnh lẽo ấy…
Đã 7 giờ tối, mọi người trong công ty đã ra về gần hết, tôi cũng đang đi đến gara để lấy xe và về nhà ăn Giáng sinh.

Có một cậu bé, ăn mặc rách rưới, trông như một đứa trẻ lang thang, đang đi vòng quanh chiếc xe tôi, vẻ mặt cậu như rất thích thú chiếc xe. Rồi cậu chợt cất tiếng khi thấy tôi đến gần, “Đây là xe của cô ạ ?”. Tôi khẽ gật đầu, “Đó là quà Giáng sinh anh cô tặng cho.” Cậu bé nhìn tôi tỏ vẻ sửng sốt khi tôi vừa dứt lời. “Ý cô là… anh trai cô tặng chiếc xe này mà cô không phải trả bất cứ cái gì ?” “Ôi ! Cháu ước gì…”. Cậu bé vẫn ngập ngừng.

Tất nhiên tôi biết cậu bé muốn nói điều gì tiếp theo. Cậu muốn có được một người anh như vậy. Tôi chăm chú nhìn cậu bé, tỏ vẻ sẵn sàng lắng nghe lời nói của cậu. Thế nhưng cậu vẫn cúi gằm mặt xuống đất, bàn chân di di trên mặt đất một cách vô thức. “Cháu ước…”, cậu bé tiếp tục “…cháu có thể trở thành một người anh trai giống như vậy”. Tôi nhìn cậu bé, ngạc nhiên với lời nói vừa rồi. Bỗng nhiên tôi đề nghị cậu bé, “Cháu nghĩ sao nếu chúng ta đi một vòng quanh thành phố bằng chiếc xe này ?”. Như sợ tôi đổi ý, cậu bé nhanh nhảu trả lời : “Cháu thích lắm ạ !”

Sau chuyến đi, cậu bé hỏi tôi với ánh mắt sáng ngời đầy hy vọng, “Cô có thể lái xe đến trước nhà cháu không ?”. Tôi cười và gật đầu. Tôi nghĩ mình biết cậu bé muốn gì. Cậu muốn cho những người hàng xóm thấy cậu đã về nhà trên chiếc xe to như thế nào. Thế nhưng tôi đã lầm… “Cô chỉ cần dừng lại ở đây, và có phiền không nếu cháu xin cô đợi cháu một lát thôi ạ…”

Nói rồi cậu bé chạy nhanh vào con hẻm sâu hun hút, tối om, tưởng chừng như chẳng có ai có thể sống trong ấy. Ít phút sau tôi nghe thấy cậu bé quay lại qua tiếng bước chân, nhưng hình như lần này cậu không chạy như lúc nãy mà đi rất chậm. Và đi theo cậu là một cô bé nhỏ nhắn, mà tôi nghĩ đó là em cậu, cô bé với đôi bàn chân bị tật. Cậu bé đẩy chiếc xe lăn em cậu đang ngồi, một chiếc xe cũ kĩ, xuống những bậc tam cấp một cách rất cẩn thận, và dừng lại cạnh chiếc xe của tôi.

“Cô ấy đây, người mà lúc nãy anh đã nói với em đấy. Anh trai cô ấy đã tặng một chiếc xe hơi cho cô nhân dịp Giáng sinh mà cô chẳng phải tốn lấy một đồng. Và một ngày nào đấy anh cũng sẽ tặng em một món quà giống như vậy. Hãy nghĩ xem, em có thể tận mắt thấy những món quà, những cảnh vật ngoài đường phố trong đêm Giáng sinh, và anh sẽ không phải cố gắng miêu tả nó cho em nghe nữa !”.

Tôi không thể cầm được nước mắt, và tôi đã bước ra khỏi xe, đặt cô bé đáng thương ấy lên xe. Ánh mắt cô bé nhìn tôi đầy vẻ cảm phục và thân thiện. Ba chúng tôi lại bắt đầu một chuyến đi vòng quanh thành phố, một chuyến đi thật ý nghĩa và tôi sẽ không bao giờ quên, khi những bông tuyết lạnh giá của đêm Giáng sinh bắt đầu rơi.

Và cũng trong đêm Giáng sinh ấy, tôi đã hiểu được sâu sắc ý nghĩa một câu nói của chúa Giê-su : “Không gì tốt đẹp hơn việc làm cho người khác hạnh phúc.”

(Phan An , nhóm AFAR, gửi tới)

20 December 2015

Cười tí tỉnh: Chia tay!

- Tốt nhất chúng ta nên chia tay

Người vợ tiếp lời:
- Nếu điều đó làm anh vui..

Anh chồng ra điều kiện:
- Chúng ta mỗi người bước đi 10 bước về 2 hướng khác nhau, nếu hết 10 bước mà cả hai quay đầu lại thì coi như không có chuyện gì, còn không thì về sau này nếu có gặp lại nhau chúng ta vẫn coi nhau là bạn bè nhé.

Anh chồng kìm lòng bước qua 9 bước, đến bước cuối cùng thì quay đầu lại,...sững sờ khi thấy người vợ không đi về hướng ngược lại mà đi theo ngay sau lưng mình.
Người vợ điềm tĩnh nói:
- Chỉ cần anh quay lại, em luôn ở sau anh.

Anh chồng nghẹn ngào nấc không thành tiếng, ôm choàng vợ vào lòng rưng rưng, còn người vợ từ từ quẳng viên gạch giấu trong người xuống, nghĩ thầm trong bụng: "Chỉ cần mày bước thêm 1 bước nữa, viên gạch của bà sẽ đập nát đầu mày..."

(Internet)

18 December 2015

Chiến Lược Thực Dân Kiểu Mới của Trung Quốc ở Việt Nam

Minh Nam

Việt Nam đang ở trong một tình thế hiểm nghèo. Phải nói đó là tình thế hiểm nghèo vì rất nhiều người Việt trong một thời gian dài, và cả cho đến nay, không nhận thức hết được sự nghiêm trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc và hiểu tường tận các chiến lược của Trung Quốc.

Như một con bệnh ung thư nhưng nhiều bác sỹ chỉ nhìn thấy các triệu chứng bên ngoài nên không có những liệu pháp quyết định được đưa ra cho đến khi con bệnh nguy ngập thì bác sỹ mới hốt hoảng.

Chỉ cho đến khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào lãnh hải của Việt Nam thì nhiều người mới giật mình rằng Việt Nam đã bị xâm lược. Nếu có trách phải tự trách mình, những người ít ỏi có hiểu biết và còn quan tâm đến đất nước, rằng chúng ta đã quá chủ quan và đánh giá thấp các chiến lược của Trung Quốc. Nếu nhìn một cách sâu xa hơn, chiến lược của Trung Quốc đối với Việt Nam tương tự như chiến lược của Trung Quốc đang thực thi ở các nước châu Phi. Và việc kéo giàn khoan vào Việt Nam là chuyện sớm muộn, bởi nó là một phần của chiến lược của Trung Quốc đối với các nước nhược tiểu: chiến lược thực dân kiểu mới.

Vậy đâu là chiến lược của Trung Quốc? Chiến lược của Trung Quốc thường bao gồm các bước như sau.

Đầu tiên, Trung Quốc sẽ tuyên bố là không can thiệp vào công việc nội bộ của đối phương, nhưng đồng thời, thông qua các dự án kinh tế và các hỗ trợ tài chính, giúp phe thân Trung Quốc nắm quyền. Trung Quốc sẽ cô lập những cấp lãnh đạo thân Trung Quốc với nhân dân nhằm làm suy yếu tính chính danh của các cấp lãnh đạo này. Các cấp lãnh đạo này muốn giữ quyền do đó phải dựa vào nhóm thân Trung Quốc và do đó các cấp lãnh đạo sẽ bị gián tiếp điều khiển bởi Trung Quốc.

Bước tiếp theo, Trung Quốc giới thiệu mô hình kinh tế của mình như một mô hình mẫu để theo đuổi: mô hình kinh tế độc tài lãnh đạo. Trung Quốc giới thiệu mô hình này với mục đích khuyến khích các quốc gia độc tài tiếp tục duy trì thể chế độc tài, với mục tiêu để phát triển kinh tế. Nhưng bằng cách giúp duy trì một chế độ độc tài thân Trung Quốc như vậy, Trung Quốc dễ dàng tác động và thực thi các chính sách thực dân kiểu mới hơn. Các cấp lãnh đạo độc tài thân Trung Quốc do đó sẽ đóng vai trò như các thái thú của Trung Quốc.

Sau khi nắm được các cấp lãnh đạo, Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản tín dụng “hỗ trợ” cho các nước này và các công ty Trung Quốc bắt đầu đổ vào thị trường. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập và nước này nhanh chóng trở thành một thị trường tiêu thụ của Trung Quốc. Các doanh nghiệp của Trung Quốc, cùng với công nhân, theo vào các dự án của Trung Quốc, làm việc và khi xong hợp đồng sẽ tìm cách ở lại. Một mặt khác, các doanh nghiệp Trung Quốc được sự đỡ đầu của chính phủ Trung Quốc sẽ mua các mỏ quặng và tài nguyên với giá rẻ mạt do thông đồng với giới cầm quyền. Chính quyền độc tài địa phương hưởng lợi từ quan hệ Trung Quốc, khi Trung Quốc tuyên bố không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, ngược lại Trung Quốc hưởng lợi từ tài nguyên, các nước này là thị trường tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc, và hơn nữa, các chính quyền độc tài này là vây cánh ủng hộ Trung Quốc trên các mặt trận ngoại giao quốc tế.

Các nước độc tài này nghiễm nhiên trở thành một chư hầu của Trung Quốc dưới con mắt của thế giới và bị Trung Quốc khống chế về kinh tế, ngoại giao và chính trị.

Nhìn lại các chiến lược trên, hẳn các bạn sẽ giật mình rằng Việt Nam đã bị Trung Quốc đô hộ với mô hình thực dân kiểu mới từ rất lâu rồi. Mang giàn khoan vào biển chỉ là một trong những bước cuối cùng.

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 19-5-14

17 December 2015

Kiếp Sau và Kinh Nghiệm Chết Hụt

Bác sĩ Hồ văn Hiền

….[W]ho would fardels bear,
    To grunt and sweat under a weary life,
    But that the dread of something after death,
    The undiscovered country, from whose bourn
    No traveller returns, puzzles the will,
    And makes us rather bear those ills we have,
    Than fly to others that we know not of…”
    
    (...Có mấy ai cam chịu mang gánh nặng,
    Rên rĩ đổ mồ hôi trong cuộc sống nhọc nhằn
    Chẳng qua chúng ta sợ cái gì đó sau khi chết,
    Vùng đất chưa khám phá, biên cương chốn ấy
    Chưa khách lữ hành nào trở về, làm ý chí ta rối ren,
    Và làm ta thà gánh những đau khổ đang mang
    Hơn là tìm đến những nổi khổ ta không biết...)


                                                        Shakespeare

Phần đông chúng ta  mường tượng tin rằng sau khi con người chết, một phần nào đó vẫn còn tồn tại: "Chết là thế phách, còn là tinh anh" (Kiều). Theo văn hoá dân gian Á Đông, người chết sẽ qua Thập điện Diêm Vương là 10 ông vua cai quản cỏi âm, ở đó có gương Nghiệt Kính Đài là kính soi lại tất cả hành vi của người chết lúc còn trên dương thế. Các linh hồn có tội nặng bị trừng phạt nặng nề (như mổ bụng, moi tim, nung vạc dầu..), đi qua cầu vồng trơn trợt và rơi xuống cho thuồng luồng cá sấu ăn thịt cũng như chó ngao hai bên cầu cắn xé. Còn những linh hồn được đi đầu thai kiếp tới phải qua Vong Đài (Đài quên), uống Canh Quên lãng của Mạnh Bà để quên hết kiếp trước.

Cho nên dù  nói theo Shakespeare là "chưa khách lữ hành nào về" từ cỏi chết, hoặc nói theo văn hoá chúng ta là phải uống thuốc lú mới được trở về đầu thai kiếp khác, quá khứ chỉ còn ghi chép trên tảng đá Tam Sinh Thạch bên dòng sông quên (Vong Xuyên) (1). Không mấy ai còn biết trong "giấc ngủ của cái chết ấy, không biết giấc mơ nào đến lúc  chúng ta lột bỏ tấm thân xác vô thường này "
...For in that sleep of death, what dreams may come,
When we have shuffled off this mortal coil?
Người Việt Nam chúng ta cũng thường được nghe nói đến hiện tượng những người gia đình tưởng đã chết sau một thời gian sống lại. Phong tục người Việt chúng ta cũng giữ xác chết một thời gian trước khi tẩm liệm để tránh đừng chôn một người chưa chết hẳn, tuy không còn phát hiện nhịp tim hoặc hơi thở và trên quan sát thông thường được coi như đã chết

Kinh nghiệm chết hụt

15 December 2015

Người đầu tôm

TTR nhận được qua email tấm hình dưới đây với lời chú thích của người gửi:
" Thằng này đúng là có cái 'đầu tôm' ".

Thu Bâng Khuâng, tranh A.C.La


THU BÂNG KHUÂNG
(Bản mới)
Acrylic on canvas, new version
18x24 inch (46x61 cm)
By A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

**
Khó nhỉ? Thu Bâng Khuâng. Thu Đìu Hiu. Thu Man Mác. Thu Mênh Mang... Nói chung là thu buồn. Nhưng có những nỗi buồn khác nhau. Cảm nhận được nhưng khó diễn tả, khó giải thích.  
Vậy là có vẻ như Thu gắn liền với nỗi buồn thật. Hè đi mang theo cái nhễ nhại nhộn nhịp để rồi Thu tới cái se lạnh lẻn về. Cả thể xác lẫn tinh thần tìm nơi nương náu. Thân thể ẩn trong quần áo ấm, trong chiếc chăn dầy. Trí óc chìm vào suy tư, nhung nhớ.  
Thu đến rồi Thu đi. Thu cũng chỉ là một trong bốn mùa. Chẳng có gì là vĩnh cửu, ai cũng nghĩ vậy. Cả đến tình cảm nữa hay sao, đến rồi đi, nhiều người đã nghi ngờ. 'Tình như lá bỗng vàng bỗng xanh'. Chắc không phải vậy. Lá xanh bỗng vàng nhưng mùa Thu sẽ trở về với ta với mình. Mùa Thu chỉ tạm lánh xa tạo ra một vùng trống vắng. Để làm gì à? Đúng rồi, có những khoảng trống vắng cần thiết. Cho niềm khao khát trỗi dậy. Cho nhớ nhung ngập tràn. Để cho lá lại mơn mởn khi chồi đâm, lộc nẩy. 
Nghĩ ngợi làm chi cho úng tâm não. Tim có thể ướt nhưng thần trí không nên. Hãy ngồi xuống đây ta cùng ngắm trăng Thu vằng vặc, nước Thu trong veo và cả đến mưa Thu dầm dề. Điều gì trời đất ban cho, mình với ta hãy đón nhận, đón nhận tận tình vì một khi mùa Thu tạm lánh sẽ mang theo cả những giọt mưa dai dẳng với bong bóng nổi trên khe mương.  
Giọt mưa tạo nên chiếc bong bóng vội vã nhởn nhơ trong chốc lát. Em biết không: đời sống bé nhỏ và mong manh nhưng bong bóng ôm ấp và phản ánh cả bầu trời bao la đấy. 
Ôi mùa Thu của óng ả, dầm dề, và nhung nhớ. 
A.C.La

14 December 2015

Thơ Tết

Chúc Mừng Năm Mới

Ất Mùi thấp thoáng đã gần qua
Khủng bố mang lo đến mọi nhà
Thảm sát Paris* chưa chấm dứt
Kinh hoàng San Bern.** đã bùng ra

Bờ đông biển Việt, Cận Bình cướp
Nguyên tử bom Hàn***, Ủn Ỉn ca
Năm mới Bính Thân xin nguyện chúc
An bình, hạnh phúc bạn bè ta

TNT (Nhóm AFAR)
14/12/2015
_____________
*     Charlie Hebdo in Paris. 7 January 2015; Paris attack 13 November 2015
**   San Bernardino shooting 2 December 2015,
​*** B​ắc Hàn

Bắt Quách để đánh phái Thượng Hải? (BBC)

Báo Anh, tờ Sunday Times 13/12 cho rằng vụ bắt tỷ phú Quách Quảng Xương là cách phe của Chủ tịch Tập Cận Bình 'siết chặt vòng vây' với phái Thượng Hải của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.

Bài của Michael Sharidan cho rằng ông Quách đã bị đưa đi khi hạ cánh xuống Thượng Hải sau chuyến bay từ Hong Kong về.

Ông là bạn của Giang Miên Hằng (sinh năm 1951), con trai ông Giang Trạch Dân, người xuất thân từ Thượng Hải.

Bài báo cũng nêu tên một loạt doanh nhân có tiếng của Thượng Hải và một cựu phó thị trưởng trong số những người đã bị bắt giữ để 'điều tra' trong chiến dịch 'chống tham nhũng' do ông Tập khởi xướng.

Đồn đoán về sự biến mất của ông Quách Quảng Xương xảy ra trong bối cảnh nhiều vụ doanh nhân nổi tiếng Trung Quốc 'mất tích'.

Vào giữa năm 2015, Bắc Kinh đã mở một loạt điều tra các công ty môi giới bị nghi hưởng lợi từ sự sụt giá của thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Một số người thuộc giới tài chính Hong Kong và Trung Quốc tin rằng đây là một phần chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh nhằm làm trong sạch kinh tế Trung Quốc.

Nhưng cũng có ý kiến cho là bức màn khói chống tham nhũng được dùng vào việc triệt hạ đối thủ chính trị ở Trung Quốc.

Hồi đầu tháng 12 này, cựu doanh nhân, tỷ phú Từ Minh đã 'đột tử trong tù' ở Vũ Hán chưa đầy một năm trước hạn được thả.

Từng là người thân cận với ông Bạc Hy Lai, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Từ chết và bị thiêu xác ngay mà không có khám nghiệm gì, theo báo Sunday Times.
Mất tích hay bắt giữ?

 Trước đó, tin tỷ phú Trung Quốc, ông Quách Quảng Xương, bị coi là ‘mất tích’ đã gây xôn xao dư luận.

Người có tên trong danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes với tài sản trên 7 tỷ USD đã biến mất không ai biết ở đâu.

Tạp chí Caxin ở Trung Quốc cho hay nhân viên tập đoàn Fosun International mà ông Quách làm chủ, không thể nào liên lạc với ông từ thứ Năm.

Nhưng tin rằng không ai liên lạc được ông đã có từ vài ngày qua trong lúc có lời đồn ông bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ.

Cổ phiếu của Fosun bị ngưng giao dịch tại Hong Kong sau khi có tin ông Quách ‘mất tích’.

Mạng xã hội Trung Quốc lan truyền tin nói ông Quách Quảng Xương (có bản dịch là Quách Nghiễm Xương) xuất hiện lần cuối ở Thượng Hải.

Tin đồn vài ngày trước cũng nói ông có thể tìm cách ra sân bay.

Nguồn tin gần với ông Quách mới đây cho BBC hay “rất có thể ông bị nhà chức trách Trung Quốc yêu cầu cộng tác trong một vụ điều tra nào nhưng bản thân ông không bị điều tra”.

Ông Quách bị cho là có liên quan đến một vụ xử án tham nhũng hồi tháng 8.

Tập đoàn của ông Quách đầu tư ở nhiều nước, gồm cả ở Club Med, một mạng nhà nghỉ nổi tiếng ở Pháp.

Ngoài mạng lưới đầu tư rộng khắp đem lại cho ông 'biệt danh' là Warren Buffet của Trung Quốc, ông còn từng có phát biểu mạnh mẽ về hệ thống tài chính ngân hàng.

(Nguồn BBC)

13 December 2015

Đặt tên đường ở Sài Gòn trước 1975 rất khoa học, có tính giáo dục cao

Cách đặt tên đường ở Sài Gòn trước 1975 rất hay, rất có dụng ý rất có ý nghĩa. Người đi từ cửa ngõ vào tới trung tâm Sài Gòn, nếu để ý bạn sẽ thấy cả một chiều dài lịch sử của nước Việt trên từng bước chân.

Panoramio - 
Photo of bến Hàm Tử
bên kênh Tàu Hủ

 * Khởi đầu từ Bến xe Miền Tây ta sẽ có Hồng Bàng, An Dương Vương, Triệu Đà… Bà Triệu… rồi thì có Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục… Tiếp đến là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh…Lý Chiêu Hoàng. Nhà Trần thì Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo và các tướng quây quần Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư…

* Các bến sông gồm có Vạn Kiếp, Hàm Tử… Bến cảng lớn nhất thì đặt tên Bạch Đằng…

* Cứ thế vào càng gần trung tâm thì càng tiệm cận đến hiện tại như Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi… rồi tới nhà Nguyễn lại càng gần trung tâm hơn nữa như Nguyễn Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức cùng các tướng lãnh như Võ Tánh, Lê Văn Duyệt…

* Chệch qua phía bắc khu trung tâm (phía Quận 3) ta có triều Tây Sơn và các nhà văn, nhà thơ, học sĩ : Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương… cùng với các võ tướng Tây Sơn : Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu…

Một người đi từ bến xe vào trung tâm nếu thuộc Sử Việt và để ý tên đường thì rất dễ hình dung mình đang ở khu vực nào trong Thành phố.

Hay nhất là sau dòng chảy lịch sử, thì tất cả đều tập trung vào một đại lộ mang tên Thống Nhất, đẹp và rộng với quảng trường bao la dẫn thẳng vào cơ quan quyền lực cao nhất thời đó (trước 1975) DINH ĐỘC LẬP.

Con đường nhỏ hơn một chiều, chạy ngang Tòa án và cổng chính Dinh mang tên Công Lý (Công Lý thì không thể nào 2 chiều được !). Hai con đường song song với Đại Lộ Thống Nhất được mang tên của hai danh nhân đã tạo ra chữ viết của Việt Nam là Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes với hàm ý biết ơn sâu sắc…

Nguồn : Facebook Vietnamnet

Thủ tướng Canada và phu nhân đúng là cặp bài trùng thuộc đợt sống mới!


Đệ nhất Phu nhân Canada để tạp chí Vogue (Thời Trang)
chụp hình mình với chống khiến thế giới chú ý 

11 December 2015

BÊN SÔNG, tùy bút

Tôi có một người bạn có anh trai du học ở Pháp đã hơn năm mươi năm, rồi định cư ở đây. Anh ta lập gia đình với một phụ nữ bản địa. Mới đây anh đưa vợ con về Việt Nam thăm gia đình ở trong một con đường nhỏ gần đường Tự Do, Sài-Gòn. Vợ anh muốn anh đưa đi thăm những nơi gắn với tuổi thơ của anh. Anh đưa ngay vợ mình ra bến Bạch Đằng, chỉ xuống dòng sông rồi nói: “Hồi bé anh thường ra đây tắm và bơi lội.” Bà vợ trố mắt kinh hãi: “Anh tắm dưới dòng nước bẩn và thối như thế này à?” – “Ừ, nhưng hồi đó nước trong và sạch, chứ không như bây giờ … Đó là dòng sông tuổi thơ của anh”. Nó đọng lại trong ký ức của anh một cách bền bỉ sau mấy mươi năm xa cách.

Tình cờ trở lại và đi dọc theo bờ hay băng qua chiếc cầu một con sông, chúng ta thường hồi tưởng hay liên tưởng đến một kỷ niệm nào đó. Nước và thời gian là hai hình ảnh đồng hành, cả hai di chuyển theo cùng một chiều bất khả vãn hồi: biết bao nhiêu nước đã chảy qua cầu!

Một lần đi thăm các lâu đài sông Loire (les châteaux de la Loire) ở miền trung nước Pháp, đứng bên phía lâu đài Amboise nhìn xuống dòng sông Loire, nước chảy dội vào chân cầu trắng xóa làm tôi chợt liên tưởng đến vần thơ mình yêu thích. Cảm giác thật bồi hồi!


Lâu đài Amboise
bên bờ sông Loire



Mai mốt em về đâu
Con sông nước chảy trắng chân cầu
Tiếng hát già nua người bạn cũ
Đêm dài muôn thuở buộc lòng nhau.
               (Cõi Nghìn Trùng, Hoàng Trúc Ly)
Một lần dừng chân bên cầu, nhìn xuống dưới kia hồi tưởng ngày xa xưa ấy sóng nước lung linh soi bóng người con gái thuở nào. Bóng kỷ niệm chỉ còn là ảo ảnh, nhưng vẫn hiện rõ mồn một

DE CE PONT
De ce pont où tu te penchas
J’ai jeté ce soir mes filets
Pour reprendre à l’eau ton image.
                (De Ce Pont, Pierre-René Favre _ 1901-1949)
Hôm nao đứng bên cầu
Nhìn sông em cúi đầu.
Chiều nay anh thả lưới
Vớt lại dáng yêu kiều
               (Bên Cầu, Lãng Nhân- Phùng Tất Đắc dịch)
Tiểu sử của Pierre-René Favre, theo một tài liệu trước 1975, là người Pháp sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Ông rất giỏi tiếng Việt. Bài thơ chỉ vỏn vẹn ba câu nhưng ý tứ cô đọng như một bức tranh đi vụt từ quá khứ xa xăm đến hiện tại: chiều nay. Lãng nhân dịch động từ reprendre thành vớt lại cũng đã là rất khéo rồi! Còn image dịch là dáng càng hay nữa! Ta thường nói bóng dáng, gồm bóng chỉ vật thể hình thành từ ánh sáng, còn dáng hình thành từ cử chỉ hay dáng điệu. Dáng đậm nét quá khứ hơn bóng.

Nước vẫn chảy, thời gian vẫn trôi nhưng ai đó vẫn ở lại _ tôi đứng bên này … và ta ngồi lại _  không phải theo ý niệm không gian mà là trạng thái dừng của thời gian. Bên kia bờ, vùng dĩ vãng vẫn mịt mờ khói sương. Còn bờ bên này dĩ vãng chỉ còn lại bến hoang sơ, cây cỏ mọc hoang vu, hay lau lách động và u uất buồn.
Tôi đứng bên này bờ dĩ vãng
Thương về con nước ngại ngùng xuôi.
                      (Gởi Người Em, Hoàng Trúc Ly)
Quá khứ đó dòng sông em sẽ ngủ
Giấc chiêm bao nguyên vẹn có bao giờ
Ta sẽ gặp trong ý tình vũ bão
Con thuyền hồn trở lại bến hoang sơ.
Rồi em lại ra đi như đã đến
Dòng sông kia vẫn cứ chảy xa mù
Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng
Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu.
                      (Ngồi Lại Bên Cầu, Hoài Khanh)
Bến sông này, bến sông này
Trăng xưa lạnh xuống hàng cây gục đầu
Người xưa chừ biết là đâu
Này trăng gió cũ này câu giã từ
Lối đi vàng nhạt mùa thu
Nghe lau lách động niềm u uất buồn.
                      (Trông Theo, Hoài Khanh)
Hồn thi sỹ với bến bờ dĩ vãng, vốn vẫn luôn là bạn cố tri.
Con sông nào đã xa nguồn
Thì con sông ấy sẽ buồn với tôi.
                       (Hoài Khanh)
Vào thời tiền chiến, phương tiện đi lại tự động không nhiều. Đơn sơ chỉ là còn đò, chiếc thuyền gắn liền với bến sông, dòng nước. Cảnh chia tay có người đi, có người ngóng bên bờ.
Bến ấy ngày xưa người đi, vấn vương biệt ly
Gió cuốn muôn phương về đây, thấy bóng người về hay chăng.

Bến cũ chiều sương chờ mong, vấn vương lòng ta
Gió cuốn mây trôi về đâu, cố nén sầu lòng bao năm.
Lời mở đầu và kết thúc bản nhạc tiền chiến “Bến cũ” (1946) của nhạc sỹ Anh Việt đã rung lên một thời hoài niệm. (*)

Tình vẫn quyện theo gót chân tang bồng lãng du, cho dù đi xa nhưng vẫn nhớ đến và gìn giữ hình bóng ai đó suốt chặng đường đời: “Anh không giữ trong tay một kho tàng hay một danh vọng nào cả. Anh chỉ giữ có hình ảnh một buổi chiều, khi nắng vàng nhuộm mái tóc em” _ Dạ Chung-Hoàng Vĩnh Lộc. Đề tựa đẹp như thơ cho bài hát “Hình ảnh một buổi chiều” của Lâm Tuyền, hoài công phiêu bạt để cuối cùng dừng bước giang hồ tìm về chốn xưa, về con sông dĩ vãng để lại mong ngóng …
TIẾNG THỜI GIAN
Mùa đông xưa rét mướt, bên sông ngừng chân.
Chờ ai trong tê tái, lắng nghe chuông than.
                         (Nhạc Lâm Tuyền- Lời Dạ Chung)
Có những con sông gắn liền với một địa danh nào đó, như nói đến Paris là liên tưởng đến sông Seine. Paris hoa lệ, lộng lẫy, nhưng vẫn cổ kính, và đầy nét lãng mạn. Paris nổi tiếng không chỉ với những công trình kiến trúc làm du khách say mê mà còn cả dòng sông Seine với rất nhiều chiếc cầu, mỗi chiếc cầu có một vẻ đẹp riêng biệt cùng tuổi đời nhiều thế kỷ. Một trong những chiếc cầu đã trở nên vô cùng nổi tiếng, không phải vì tuổi đời hay vẻ đẹp của nó lấn lướt các chiếc cầu kia, mà chính bởi nó là chứng nhân của một mối tình tan vỡ được hồi tưởng lại bằng bài thơ bất hủ “Le pont Mirabeau”. Guillaume Apollinaire (1880-1918) sáng tác bài thơ này năm 1912, trích từ tập thơ Alcools xuất bản năm 1913 đã gây nhiều cảm xúc đối với nhiều người. Những ai yêu thơ Apollinaire, nếu có dịp đến Paris đều muốn một lần đến bên chiếc cầu này để cảm nhận nỗi vô vọng da diết của một cuộc tình ngắn ngủi, ly tan giữa ông và nữ họa sỹ Marie Laurencin (1885-1956). Âm hưởng bài thơ, qua dòng nước sông Seine chảy dưới cầu, liền mạch không chấm không phẩy, lững lờ và lạnh lùng trôi như dòng thời gian không trì hoãn, chẳng níu kéo, để mặc ai đó ngồi lại với vùng quá khứ lê thê qua dòng đời lặng lẽ, chậm chạp, đơn điệu, đêm xuống, giờ điểm.

Con sông đôi bờ. Dòng nước lững lờ trôi, mang theo dĩ vãng xa tít mù. Bờ bên này, ai đó ở lại với trạng thái tiếc nuối, ray rứt khôn nguôi: Les jours s’en vont, je demeure _ Ngày tháng biệt ly riêng ta còn ngồi lại.

LE PONT MIRABEAU

Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Et nos amours
Faut-il qu’il m’en souvienne
La joie venait toujours après la peine

Vienne la nuit sonne l’heure
Les jours s’en vont je demeure

Les mains dans les mains restons face à face
Tandis que sous
Le pont de nos bras passe
Des éternels regards l’onde si lasse

Vienne la nuit sonne l’heure
Les jours s’en vont je demeure

L’amour s’en va comme cette eau courante
L’amour s’en va
Comme la vie est lente
Et comme l’espérance est violente

Vienne la nuit sonne l’heure
Les jours s’en vont je demeure

Passent les jours et passent les semaines
Ni temps passé
Ni les amours reviennent
Sous le pont Mirabeau coule la Seine

Vienne la nuit sonne l’heure
Les jours s’en vont je demeure

                       Guillaume Apollinaire
***

CẦU MIRABEAU

Dưới cầu Mirabeau dòng Seine khắc khoải
Còn mối tình đôi ta
Anh có nên nhớ lại
Niềm vui mãi đến sau nỗi thống khổ

Đêm hãy đến giờ hãy đổ
Ngày tháng biệt ly riêng ta còn ngồi lại

Tay trong tay nhìn nhau ái ngại
Dưới kia
Nhịp cầu đôi vòng tay ta vòi vọi
Sóng nước mệt mỏi thoáng nhìn ánh mắt thiên thu

Đêm hãy đến giờ hãy đổ
Ngày tháng biệt ly riêng ta còn ngồi lại

Tình biệt ly như dòng nước xuôi nhẹ
Tình biệt ly
Nhưng sao dòng đời quá lặng lẽ
Cùng hoài bão sao quá mãnh liệt

Đêm hãy đến giờ hãy đổ
Ngày tháng biệt ly riêng ta còn ngồi lại

Dòng thời gian thời gian trôi mãi
Riêng quá khứ
Cùng tình yêu không ngoái lại
Dưới cầu Mirabeau dòng Seine khắc khoải

Đêm hãy đến giờ hãy đổ
Ngày tháng biệt ly riêng ta còn ngồi lại

                         Phùng Ngọc Cửu dịch, 1988.
_____________
(*) Bến Cũ, nhạc sĩ Anh Việt



_____________________

Bản bè góp ý:

Kính thưa Anh, Chị TTR,
Nhân đọc Tùy bút "Bên Sông" của Ông Phùng ngọc củu, trước đó (có) bài góp ý về bài Bonjour VN thật hay (Văn phạm thể phủ định). Ông PNC có thể cho biết thêm Về Pierre-René FAVRE, tác giả bài DE CE PONT vì tôi tìm hoài không thấy trên INTERNET.  Ngay cả các nhà thơ, văn đầu thể kỷ XX.
Với lòng quý mến tất cả các cựu QGHC.
Trân trong.
QT
 _____________

Hồi âm:

Thưa anh QT,

Cảm ơn nhận xét của anh về bài góp ý về lời bài hát Bonjour Vietnam của Marc Lavoine.

Riêng phần tài liệu nói về thi sỹ Pierre-René Favre, như đã trình bày, những gì tôi còn nhớ khi đọc trước 1975 một tuyển tập ngắn thơ Pháp của Lãng Nhân-Phùng Tất Đắc dịch chỉ vỏn vẹn có vài dòng. Những gì Lãng Nhân nói về Pierre-René Favre cũng chỉ là bài thơ ba dòng, chứ không đề cập gì thêm nữa về các tác phẩm khác của thi sỹ này. Như thế có khi lại hay! Thi sỹ để lại cho đời có bấy nhiêu dòng thơ để ngưỡng mộ cũng đã là đầy đủ lắm rồi!

Tôi ngạc nhiên khi anh nói rằng tìm không thấy tài liệu nào về các nhà thơ và nhà văn Việt Nam đầu thế kỷ XX. Anh thử vào Google rồi đánh tên người muốn tìm kiếm xem sao. Chỉ e rằng anh không … đủ sức mà đọc thôi!

Thân ái
Phùng Ngọc Cửu
___________________

Kính Anh Phùng ngọc Cửu,
Cám ơn trả lời của anh, tìm không thấY P-R-FAVRE chớ không phải thi nhân VN. Anh có gan dám nhận tui làm em Văn nghệ không? (tui sanh năm 49).Thấy hình anh chụp (có lẽ khoảng năm 65-70) thi nhân mái tóc bồng bềnh, phía sau là dòng sông lửng lờ trôi, tui thấy Ông QGHC nào cũng hay quá nên làm gan hỏi đại, nếu không được thì thôi, đành chịu vậy.

Thành thật cám ơn Ạnh
QT

10 December 2015

Chiến thắng trên mặt trận không bằng thu phục nhân tâm

"Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng điền sản của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”
**
Vào 2h5' chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật Bản, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước, mất nước, mất nước”. Nhưng tướng MacArthur mang quân đến vì hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ.

Tướng quân MacArthur

Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn gây áp lực đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.

Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật vô cùng chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó khăn để đi qua nhau, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu họ là kẻ chiến thắng thì họ có làm được như thế không?

Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.

Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật xây dựng tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.

Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt cho mình để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.

Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận.

Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình.

Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.

Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.

Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.

Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.

Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang. Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.

Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng điền sản của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”

Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng, tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!

Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.

Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”

Lịch sử Nhật bản ghi nhận, 12 vị khai quốc công thần quốc gia họ, thì trong đó có Mac Arthur, người mà theo ngôn ngữ CS sẽ dùng là kẻ đứng đầu quân chiếm đóng, xâm lược. Người Nhật đã hiểu mình là ai, đứng ở đâu và cần gì trong giai đoạn đó. Họ không còn nhân danh chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chủ thuyết này nọ, không đặt bom, không dùng mọi phương cách dù đê tiện nhất đề nhằm đuổi kẻ chiếm đóng- Người Mỹ- Họ biết cúi đầu, để đứng lên và trở nên hùng cường.
_______________________

Viết thêm:

Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản. Còn người Nhật đã chứng minh cho thế giới, biết cúi mình mà không phải hổ thẹn.

Ngẫm cho cùng, so với Nhật, một quốc gia như Việt Nam từ tầng lớp lãnh đạo đến tiện dân lúc nào cũng vỗ ngực xưng anh hùng, chiến thắng này nọ thì cũng chỉ là sự mặc cảm vì chính mình đã đánh đuổi nền văn minh thế giới để rước về thứ nô vong mà thôi.

Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch
Nguồn Daikynguyenvn
_______________________

Ðọc bài viết trên đây về tinh thần mã thượng của người Mỹ sau khi thắng Nhật. Biết những gì họ đã làm với kẻ chiến bại ta mới hiểu hết con người họ thế nào. Không ngạc nhiên, 70 năm sau, người Nhật vẫn nhận người Mỹ là Thầy, là người Bạn đáng quý nhất. Còn Việt Nam ta thì sao? Nhìn lại năm 75, giữa những người cùng là đồng bào với nhau, CS Hà Nội đã đối xử thế nào với người miền Nam? Tội lỗi ấy muôn đời là vết nhơ trong trang sử Việt.

FLORIDA: Họp Mặt Liên Khóa QGHC 2016

Gõ lên hình để phóng lớn (4 trang):


09 December 2015

Cạm bẫy tiềm tàng thứ 5 của Trung Quốc: Hoa Kỳ

Tùy Nghi Tiến (Danlambao) dịch - Sau khi phát triển nhanh chóng trong gần suốt 40 năm, Trung Quốc hiện ở một điểm ngoặt của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trong loạt bài này, Tiến sĩ Xue Li sẽ xem xét năm thách đố then chốt và các cạm bẫy tiềm tàng nhất mà Trung Quốc đối đầu ngày hôm nay.

Cạm bẫy tiềm tàng cuối cùng của Trung Quốc là mối đe dọa tới từ nước ngoài, chủ yếu là từ Hoa Kỳ. Việc tây phương hóa Trung Quốc vẫn là một mục tiêu dài hạn của Mỹ, và mục tiêu trung hạn của việc lôi kéo Trung Quốc vào trật tự thế giới hiện nay cũng là một chiến thuật tây phương hóa.

Trong giai đoạn trước mắt, thì người Mỹ nỗ lực thiết lập một sự hợp tác đôi bên cùng hưởng lợi với người Hoa (win-win cooperation). Nhưng giả sử như Trung Quốc lâm vào một hoàn cảnh khó khăn, Mỹ sẽ điều chỉnh các mục tiêu chính sách. Nếu sự trì trệ kinh tế và các cuộc biểu tình khổng lồ xảy ra tại Hoa Lục, thì các thế lực muốn phân hóa Trung Quốc sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, và những người ở Hoa Kỳ muốn tây phương hóa Trung Quốc (và vô hình chung triệt tiêu năng lực thách đố của Trung Quốc với Mỹ) sẽ thấy rằng mục tiêu ấy trở thành thực tế hơn.

Kể từ khi Bắc Kinh khởi sự chính sách cải cách và mở cửa, thì sách lược chính yếu của Hoa Kỳ là cam kết trước và gắn bó sau. Tuy nhiên, kể từ năm ngoái, sách lược ấy đã có xu thế đảo ngược, gắn bó trước rồi cam kết sau. Vì sự gắn bó trở thành quan trọng hơn, nên vấn đề Biển Đông bây giờ là một mốc điểm để Hoa Kỳ theo dõi các xu thế trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Đồng thời, Hoa Thịnh Đốn ngày càng can dự trực tiếp hơn trong vấn đề Biển Đông. Mỹ bây giờ là một trong các tham dự viên then chốt.

Tuy nhiên, mục tiêu chính yếu của Mỹ hiện nay không phải là ngăn chặn Trung Quốc (như họ từng làm với Liên Sô trong cuộc Chiến tranh Lạnh), mà là duy trì tình trạng cân bằng quyền lực trong khu vực, duy trì tình trạng ổn định của khu vực, và bảo vệ lợi ích cốt lõi của họ. Ngõ hầu có thể đạt được những điều này, Hoa Kỳ cần phải có một sự thông hiểu tương đối rõ ràng về các mục tiêu chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Vì thế, Hoa Kỳ cảm thấy khó chấp nhận được các chính sách nhập nhằng của Bắc Kinh. Tuy nhiên, vì Biển Đông không phải là lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ nên sẽ khó xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở đó.

Thật ra, cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều không có ý định gây chiến với nhau ở Biển Đông. Sự bất hòa về Biển Đông thật ra đều đã và đang được đôi bên kiểm soát khá hiệu quả. Bắc Kinh cũng đang điều chỉnh chính sách Biển Đông nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc hoàn thành sách lược thiết lập “Con đường Tơ lụa Hàng hải trong Thế kỷ 21”. Trung Quốc và Hoa Kỳ cần phải duy trì sự thông tin về vấn đề Biển Đông, như vậy họ có thể đạt thêm sự thông hiểu và tránh được các tính toán sai lầm.

Giả sử Trung Quốc có thể ứng phó thành công với năm thách đố mà tôi đã liệt kê trong loạt bài này, thì họ sẽ không bị vấp ngã ở ngưỡng cửa trở thành một quốc gia phát triển. Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển cho tới khi trở thành quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nếu như Bắc Kinh không ứng phó nổi năm thách đố này, thì chúng sẽ trở thành năm cạm bẫy trên con đường thăng tiến của Trung Quốc.

Nguồn: thediplomat.com/2015/11/chinas-potential-pitfalls-5-the-united-states/

08 December 2015

Thanh Quỳnh Trổ Thơ


Đôi điều cần nói rõ hơn về lời bài ca Bonjour Vietnam của Marc Lavoine

Nhân đọc bài mới đăng GIỚI THIỆU SÁCH “VIETNAM HISTORY: STORIES RETOLD FOR A NEW GENERATION”  trên TTR, tôi nhớ lại rằng hầu hết các bản dịch từ bản nhạc Pháp “Bonjour Vietnam” của Marc Lavoine tôi gặp từ trước đến giờ đều dịch câu “… ce que tu n’oses dire.” theo nghĩa phủ định như đoạn dịch trong sách dưới đây.

Raconte-moi le vieil empire et le trait de mes yeux bridés
Qui disent mieux que moi ce que tu n'oses dire

Dịch là:
Hãy kể cho con nghe về đế quốc ngày xưa và đôi mắt xếch của con
Những gì người không dám nói, mà con không tài nào diễn tả,

Chính chữ không dám nói này gây nên thắc mắc khó chịu, nếu như ta chịu khó suy gẫm một chút, bởi nó hàm ý rằng có uẩn khúc nào đó đáng xấu hổ trong lịch sử Việt Nam để đến nỗi “người” không dám nói ra mà để nét đôi mắt xếch của con tự nói ra thì hay hơn …

Nếu không trả lại sự chính xác ý nghĩa lời viết của Marc Lavoine sẽ dễ kết án rằng ông không hiểu lịch sử Việt Nam, cho rằng Việt Nam là một phần của Trung Hoa thì thật “oan” cho ông!

Ở đây cần bàn đến hai điều:

Thứ nhất, hình như, nếu người Châu Á thấy khó khăn hoặc không phân biệt được nét bề ngoài giống nhau giữa những người Châu Âu thì ngược lại, những người này nhìn người Châu Á nào cũng thấy mắt xếch. Vậy, liệu có nên võ đoán cho rằng Marc Lavoine nói rằng nét đôi mắt xếch của con trong bài ca xác định rằng con là người Trung Hoa?

Thứ hai, trạng từ (adverbe) NE trong tiếng Pháp không đi một mình để có nghĩa phủ định mà phải kèm theo, hoặc ne … pas, ne … point, ne … plus, ne … jamais, nul … ne, aucun … ne, rien  ne, personne ne, etc...

Trong một vài mệnh đề phụ, với số lượng hạn hữu, NE không có giá trị phủ định. Trong văn nói, thường thường người ta loại nó (NE) đi, hư từ NE được dành cho văn phong trang trọng hay trong văn chương. (Dans certaines propositions subordonnées, en nombre limité, ne n’a pas de valeur négative. Le plus souvent, la langue parlée le suprime, le ne se conservant dans la langue soutenue ou littéraire.)

Một trong những trường hợp hạn hữu nêu trên là, trong những mệnh đề so sánh, sau plus, moins, mieux, autre, meilleur, pire, plutôt, moindre, … người ta dùng ne nếu như mệnh đề chính ở thể xác định. (Dans les propositions comparatives, après plus, moins, mieux, autre, meilleur, pire, plutôt, moindre, on utilise ne si la principale est affirmative.)
Ví dụ:
-    Il est plus fin qu’on ne croit: điều đó tế nhị/tinh tế hơn người ta tưởng.
hoặc:
-    Il veut faire mieux qu’il n’est pratiquement possible: Anh ta muốn làm tốt hơn thực tế có thể có được.
và nhất là:
-    … qui disent mieux que moi ce que tu n'oses dire.

Do văn phạm “hiểm hóc” của ngôn ngữ Pháp thì đoạn:

 “Raconte-moi le vieil empire et le trait de mes yeux bridés
qui disent mieux que moi ce que tu n’oses dire.”

Nên dịch lại như sau:

“Hãy kể cho con về đế chế xưa cũ cùng nét đôi mắt xếch của con
vốn nói rõ hơn là con nói những gì mẹ dám nói.”

Nôm na thì dịch là “Những gì mẹ dám nói ra _ kể cả con nữa _ cũng không rõ hơn là chính triều đại xa xưa cùng nét đôi mắt xếch của con nói ra …”

Một đôi điều suy nghĩ mạo muội. Không dám múa rìu qua mắt thợ.

Phùng Ngọc Cửu

07 December 2015

Giới thiệu sách "Vietnam History: Stories Retold For A New Generation"

Add caption
Lịch sử Việt nam:
Những câu chuyện củ kể lại cho thế hệ mới

Tác giả :
Bs Hồ Văn Hiền và Bs Đặng Văn Chất

Vietnam History: Stories Retold for A New Generation
By Hien V. Ho and Chât V. Dang.

 
Ba mươi sáu năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, những người Việt tị nạn ra đi lúc đã trưởng thành ngày nay đã thành những người cao niên, và những người rời tổ quốc lúc tuổi còn thơ nay đã đến tuổi trung niên. Người lớn tuổi hồi tưởng lại quá khứ, tìm hiểu về những giây phút lịch sử từng sống qua một cách vội vã, lắm khi chỉ là ‘nhắm mắt đưa chân”, những biến cố đã đưa đẩy mình đến đất nước này, lúc đầu xa lạ, nay đã là quê hương thứ hai, có khi thứ ba. Bao nhiêu hồi ký, bao nhiêu biện hộ ,giải thích cho một cuộc chiến kéo dài ba mươi năm, những điều chúng ta muốn nói trước khi từ giả cuộc chơi…

Tuy nhiên, quá khứ của chúng ta không chỉ là chiến tranh. Đối với những người trung niên, nay con cái họ đã gần hoặc đến tuổi trưởng thành, sẽ có lúc họ cần phải  trả lời những câu hỏi của thế hệ tiếp nối, thế hệ 1 1/2, thế hệ thứ 2… Những câu hỏi sẽ đặt bằng tiếng Anh, tiếng Pháp vì ngôn ngữ chúng không còn là tiếng Việt. Những câu hỏi đi thật sâu ngược dòng lịch sử và liên hệ đến nguồn gốc , “căn cước “ hàng ngàn năm hang trăm năm của người Việt chúng ta :

·         Chúng ta có phải là “Chinese” không? Tại sao không? “China” có từ thời nào và nước Việt chúng ta khởi nguồn lúc nào?

·         Những người feminist hay trích dẫn một người đàn bà Việt Nam  tên Triệu thị Trinh, vậy Triệu thị Trinh là ai?”

·         Hiện nay báo chí luôn nhắc tới việc chủ quyền Việt nam bị Trung quốc đe dọa, vậy Việt Nam thực sự là một nước độc lập từ bao giờ? Bài thơ   “Nam quốc sơn hà nam đế cư..” thường được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên: vậy  Lý Thường Kiệt là ai?

·         Trung Quốc từng hăm dọa sẽ dạy cho Việt Nam một bài học và hứa sẽ trừng trị Việt Nam; vậy trong quá khứ  Việt Nam “học”  những bài học lịch sử như thế nào?”

·         Ai là người đứng trên  tượng đài bên bờ sông Sài gòn, chỉ tay như biểu chúng ta ngày nào đi vượt biển tìm tự do? Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là ai?  Có bản dịch lời của Hịch Tướng sĩ ra tiếng Mỹ không?

·         Tại sao chữ Việt nam bây giờ khác chữ “Chinese” trong  lúc ở  Việt Nam, trong các đình  chùa, ngoài nghĩa địa , liễn đối, mộ bia viết toàn bằng chữ Tàu, mà người Việt cũng không đọc được? Hay là trước đây, người Việt Nam không có chữ viết?

·         Vậy tại sao người Việt Nam bây giờ dùng mẫu tự la tinh để viết tiếng mình, mà không dùng các chữ viết cổ truyền như  Thái Lan,  Cambodia, Lào? Alexandre de Rhodes là ai, trong hoàn cảnh nào một  người Pháp lại xuất bản cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên, có công hay đáng tội?

·         Phật giáo và Công giáo là những tôn giáo lớn ở Việt Nam. Vậy Phật giáo có ở Việt nam từ bao giờ , và qua Việt Nam ngã nào, trước tiên nhờ những vị sư Án độ qua truyền giáo hay  do người Trung Hoa  nhờ Tam Tạng thỉnh kinh rồi “dạy” lại cho người Việt ? Và Thiên Chúa giáo đã có mặt ở Việt Nam từ hồi nào? Có phải người Pháp đến chiếm đóng Việt Nam rồi đem theo đạo này không, hay là các giáo sĩ đã rao giảng ở Việt Nam mấy trăm năm trước khi chủ nghĩa thực dân Pháp thành hình?

·         Người Việt hay bàn đến sao tử vi, vậy trước đây  người Việt nam có biết gì về thiên văn học là khoa học nghiên cứu các hành tinh , các sao trên trời? Các chuyên gia Việt thế kỷ thứ 17 tiên đoán chính xác nhật thực và nguyệt thực? Người Việt có thuốc chữa bịnh riêng của mình hay không, hay toàn là thuốc Tàu nhập cảng ?

·         Bây giờ đọc báo thấy Việt Nam thua xa các nước Đông Nam Á về mọi mặt, vậy ngày xưa vị trí chúng ta có khá hơn các nước đó hay không?Trước khi thua trận nước Pháp, võ khí quân sự Việt Nam như thế nào, có ngang tầm với các nước trong vùng không?

·         Ngày xưa Mỹ có biết Việt nam ở đâu không?  Hoàng tử Việt Nam nào từng đến Paris và hứa cung cấp lúa giống cho Thomas Jefferson trước thời cách mạng Pháp?

·         Sài gòn mà chúng ta vẫn còn lưu luyến qua những hình ảnh quen thuộc như “ con đường Duy Tân cây dài bóng mát”, Sài gòn thế kỷ thứ 19 lúc Pháp mới đến như thế nào? Người phụ nữ Sài gòn lúc đó, người Việt, người Ấn, người Tàu… ăn mặc, trang điểm, dáng điệu khác nhau ra sao?

·         Mà Duy Tân là ai? Ông hoàng nhỏ đó đã lấy một quyết định “hiện sinh” giữa hai con đường lúc mới 16 tuổi . Tại sao  một cây cầu lớn ở đảo La Reunion bên châu Phi còn mang tên ông (cầu Vĩnh San).

·         Việt Nam có tờ báo đầu tiên vào lúc nào? Ai là người có bài báo khoa học đầu tiên đăng trên một tạp chí khoa học Tây phương?

Và cuối cùng:

·         Người Việt chúng ta được coi là thành công nhanh chóng trên đất Mỹ, như thế nào và tại sao?

Nếu các bạn cảm thấy ngần ngại lúc phải trả lời hoặc bàn luận với con cái của mình về những câu hỏi trên, các bạn đã thông cảm được những băn khoăn và tìm kiếm của hai tác giả cuốn sách Vietnam History: Stories Retold for a New Generation.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền và Bác sĩ Đặng Văn Chất đã tìm hiểu,  không phải với tư cách của những sử gia chuyên nghiệp, mà bằng kiến thức và phương pháp khoa học may mắn được học hỏi trong y khoa, đã nghiên cứu  trong nhiều năm một số vấn đề lịch sử lý thú của đất nước. Mục đích trước  hết là để thoả mãn nhu cầu của bản thân, thứ hai là để giúp các bậc phụ huynh khác có một phương tiện viết bằng Anh ngữ, đáng tin cậy và dựa trên những thông tin được cập nhật và kiểm chứng, để đối thoại với thế hệ sau về những vấn đề lịch sử, và quan trọng hơn nữa những về vấn đề nguồn gốc, căn cước và bản chất.

Xa hơn nữa, ước mong cuốn sách, với thời gian, sẽ trở thành một tài liệu tham khảo có ích được thế hệ tới chiếu cố. Đến một tuổi nào đó, thế hệ thứ ba (con cái của thế hệ thứ hai) cũng sẽ muốn nói “Bonjour, Vietnam” và hỏi bố mẹ chúng:

Raconte-moi ce nom étrange et difficile à prononcer
Que je porte depuis que je suis née
Raconte-moi le vieil empire et le trait de mes yeux bridés
Qui disent mieux que moi ce que tu n'oses dire
Je ne sais de toi que des images de la guerre
Un film de Coppola, des hélicoptères en colère

Un jour, j’irai la-bas
Un jour, dire bonjour ton âme
Un jour, j’irai la-bas
Te dire bonjour, Vietnam
[Hãy kể cho con về cái tên lạ lùng và khó đọc
Mà con mang từ ngày con chào đời
Hãy kể cho con nghe về đế quốc ngày xưa và đôi mắt xếch của con
Những gì người không dám nói, mà con không tài nào diễn tả,
Qua câu chuyện sẽ bộc lộ rõ ràng hơn.
Con chỉ biết về người qua những hình ảnh chiến tranh
Một cuốn phim của Coppola, những trực thăng giận dữ
Một ngày, con sẽ đi
Con sẽ đi về chào linh hồn Việt Nam
Một ngày, con sẽ đi bên ấy,
Để chào, Việt Nam!]
(Bonjour Vietnam, Marc Lavoine and Phạm Quỳnh Anh)
________________________

Quý bạn có thể mua sách trên AMAZON
________________________

    Editorial Reviews
    Product Description

    For English readers wishing to learn more about Vietnamese history and culture, the choices are abundant. However, while countless memoirs have been written by American combatants or civil participants about their unique experiences during the Vietnam War, an informative, enjoyable English text about the History of Vietnam is still a rare encounter. Able to peruse French, English, and Vietnamese writings, the authors have committed themselves to produce a book with abundant illustrations that addresses select aspects of Vietnamese history and culture for the new generations. There is no intent to refight old battles or to appeal to cultural pride, just eye-opening, entertaining pieces of knowledge about a country that deeply impacted America. Each of the authors may have shown a certain professional bias. The surgeon (Dang) uses a more dissecting and analytical approach in his treatment of complex topics (e.g. reviewing the whole Vietnam history in the first chapter) or national heroes (e.g. General Tran Hung Dao, who vanquished the Mongols). On the other hand, the pediatrician (Ho) tends to choose younger, lesser heroes (e.g. Lady Trieu instead of the famous Trung Sisters), notable either for their precocity (e.g. Ky Dong who became Gauguin’s friend) or their exceptional position at a turning point of history (e.g. Little Prince Canh who met Thomas Jefferson and Queen Marie Antoinette in Paris at a period when revolutions occurred in the US, France and Vietnam). A few chapters use original sources: old French documents pertaining to the conditions of Vietnam in the 17th century when the country was first exposed to the West and particularly to the Christian religion, and in the second half of the 19th century when Vietnam was falling prey to French colonialism. The book concludes with an assessment of the recent adaptation of the Vietnamese diaspora to its new life in America.
    Product Details

        Paperback: 282 pages
        Publisher: CreateSpace (July 13, 2011)
        Language: English
        ISBN-10: 1463595956
        ISBN-13: 978-1463595951
        Product Dimensions: 10 x 7 x 0.6 inches
        Shipping Weight: 1.4 pounds (View shipping rates and policies)

Cười tí tỉnh đầu tuần

Ông bố đã về hưu gần 10 giờ đêm lái xe đón con gái út, 19 tuổi, từ university campus tan học về. Thấy con hôm nay đỡ mệt, có vẻ tỉnh táo, ông lên tiếng đùa:
- Sao bố lại phải nuôi nấng chăm chút cho út như vầy ta?

Cô bé cười, nhanh nhẩu đáp:
- Bởi vì ngót nghét 20 năm trước bố đã làm một sai lầm lớn, Bố à. Biết sao bây giờ!!
(B'cause you made a big mistake nearly 20 years ago, Dad. It's too bad !)

(A.C.La)

Thư thân hữu-độc giả

Kính thưa Anh Chị Ban biên tập,

Hôm qua đọc TTR thấy phông màu Vàng đẹp và dễ chịu hơn những lúc trước màu nâu, nhứt là đọc thơ Hán Việt của Ông TRẦN VĂN LƯƠNG dể học.
Xin cám ơn rất nhiều, chúc Quị Vị nhiều sức khỏe, an vui.

Quang Truong
  ___________________________

Email thân hữu gửi TTR: 
Cuối cùng thì... đã đổi màu background của TTR ! Hôm trước tui nói mà...  không chịu tin tui ! HKP

04 December 2015

Đường Thu, thơ


Hiện tượng Kỳ lạ: Con đường tại California đột nhiên biến dạng chỉ trong vài giờ


Một con đường cao tốc tại California đã rơi vào tình trạng cong vênh và biến dạng nặng nề chỉ sau vài giờ đồng hồ mà không hề có bất cứ hoạt động địa chất nào diễn ra, gây khó hiểu cho các nhà khoa học.

Chỉ một phút trước bạn đang lái xe trên con đường trơn nhẵn, một phút sau nhìn lại thì toàn bộ khung cảnh đã trở nên hoang tàn. Đó không phải cảnh trong phim mà là một sự việc có thật xảy ra trên một con đường cao tốc tại California, Mỹ.

Vào khoảng giữa trưa ngày 19/11/2015, trên con đường cao tốc Vasquez Canyon tại Santa Clarita, California, hơn 60 mét của con đường bỗng nhiên cong vênh một cách kỳ lạ khiến người ta khó hiểu.

Chỉ trong vòng ba giờ đồng hồ, con đường đã trở nên biến dạng với các vết nứt dài, mặt đường nhấp nhô, có chỗ nhô cao tới 4,5m. Hiện tại, các nhà chức trách địa phương khuyến cáo người dân không nên đi vào con đường này vì lý do an toàn.

“Các vết nứt vẫn còn tiếp tục mở rộng, đồng thời tại các sườn đồi phía bên cạnh con đường đang xuất hiện tình trạng lở đất, khiến con đường này ngày càng vênh cao hơn” - ông Steven Frasher trả lời trong một cuộc phỏng vấn với báo giới.

Giáo sư Jeremy Boyce đến từ trường Đại học Los Angeles, cùng một đoàn sinh viên địa chất học đã tới khảo sát con đường này và tỏ ra khá bối rối trước tình trạng địa chất tại đây.

“Không có một cơn bão hay một trận động đất nào diễn ra gần đây để gây ra tình trạng này cả”, giáo sư cho biết.

Theo phân tích ban đầu của giáo sư Jeremy Boyce, nơi này là California nên động đất luôn là “kẻ tình nghi” số một, tuy nhiên lại không hề có hoạt động địa chấn nào xảy ra trong khu vực trong thời gian này.

“Đây không chỉ là con đường; nó là một quả núi đang di chuyển và nó đẩy mặt đường lên”, phát ngôn viên Paul Funk của Cục Công trình Công cộng thành phố Los Angeles phát biểu.

Giáo sư địa chất học Vincent Devlahovich đến từ Đại học Canyon cho rằng nguyên nhân diễn ra tình trạng này là bởi đất đá xung quanh đây rơi vào trạng thái bão hòa nước mưa, qua đó khiến con đường bị cong vênh, biến dạng. Tuy rằng hiện vẫn chưa có nhiều chứng cứ xác thực, nhưng xem ra đây đang là lời giải thích hợp lý nhất trong thời điểm này.

Trong khi các chuyên gia cố gắng đưa ra những lời giải thích thỏa đáng nhất, không ai có thể lý giải được vì sao tốc độ phá hủy lại diễn ra nhanh chóng đến bất thường như vậy, bởi các hoạt động địa chất thường diễn ra rất chậm, từ hàng triệu đến hàng tỷ năm, và sự biến đổi này là chưa từng có tiền lệ.

Tuệ Tâm, theo Mysterious Universe
(Bản tin được TTR viết lại)

Vì sao ông Tập chấm dứt quân đội tham gia kinh tế ?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố một loạt các cải cách quan trọng đối với quân đội, bao gồm chấm dứt các hoạt động kinh tế.

Một trong những thay đổi đáng kể nhất, theo tờ South China Morning Post, là việc sẽ chấm dứt các hoạt động kinh doanh kiếm lời của quân đội nhân dân Trung Quốc (PLA), một vấn đề vẫn nhức nhối kể từ sau cải cách quân đội hồi 1998.

Theo SCMP, trong nhiều thập kỉ, PLA vẫn kiếm lời bằng các hoạt động như cho công ty xây dựng quân đội hoạt động bên ngoài, cho thuê nhà xưởng quân đội cho các hãng kinh doanh, cho các đội văn công biểu diễn kiếm tiền, tiếp nhận dân thường ở các bệnh viện quân đội hay các học viện...

Các cải cách mới được đưa ra sau hội nghị ba ngày kết thúc hôm 26/11 dưới sự chủ trì của ông Tập Cận Bình, người đồng thời là chủ tịch Quân uỷ Trung ương.

"Chấm dứt hoàn toàn việc PLA làm các dịch vụ kiếm tiền bên ngoài sẽ làm trong sạch lực lượng quân đội và gìn giữ được bản chất cũng như màu sắc của quân đội nhân dân," người phát ngôn bộ quốc phòng Dương Vũ Quân tuyên bố trong cuộc họp báo sau hội nghị.

 Văn công quân đội Trung Quốc biểu diễn kiếm tiền bên ngoài, ảnh : SCMP.

Liên quan đến các cải cách trong quân đội, còn nhớ, cách đây không lâu, GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia cho rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn thể hiện ông nắm quyền kiểm soát PLA và đẩy mạnh kế hoạch từ năm 2013 nhằm cải cách và tái cấu trúc PLA, để đáp ứng những phát triển mới của chiến tranh hiện đại.

Cũng theo GS Thayer, các cải cách quân đội của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình có nhiều tính toán, cũng được thiết kế để đóng góp vào việc "trẻ hóa quốc gia" và hiện thực hóa "Giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập. Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình không chỉ tìm kiếm sự tôn trọng của tất cả các nước mà còn tìm kiếm sự thích nghi của họ với các lợi ích của nước này.

Bên cạnh đó, theo GS Nan Li, chuyên gia nghiên cứu về quan hệ dân sự và quân sự Trung Quốc: Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, Chủ tịch Trung Quốc không thể để quân đội làm ảnh hưởng đến "giấc mơ Trung Quốc" bởi nếu không, ông Tập sẽ đánh mất đi lòng tin rất lớn

Theo Đất Việt

02 December 2015

Ông chủ Facebook cho 99% tài sản: Người Việt có khó hiểu

Với người Việt, của cải cha mẹ sẽ dành cho con cái. Trái ngược, nhiều người giàu có phương Tây lại mang đi làm từ thiện

Cô con gái đầu lòng vừa ra đời, tỷ phú Mark Zuckerberg cùng vợ là Priscilla Chan đã quyết định hiến 99% cổ phiếu đang sở hữu tại tập đoàn Facebook cho quỹ từ thiện Sáng kiến Chan Zuckerberg do chính họ điều hành. Ước tính số tiền lên tới 45 tỉ USD.

Mark Zuckerberg là ông chủ của tập đoàn Facebook. Quyết định này được vị tỷ phú 31 tuổi viết trong bức thư ngỏ có tiêu đề “Thư gửi con gái yêu” dài 2.220 từ.

Trước đây, vào năm 2010, Mark Zuckerberg cũng đã từng cam kết sẽ hiến tặng hơn 50% tài sản của mình cho các quỹ từ thiện. Tính đến thời điểm hiện tại, vợ chồng Zuckerberg đã dành ra 1,6 tỷ USD để làm từ thiện.
Ong chu Facebook cho 99% tai san: Nguoi Viet co kho hieu
Mark Zuckerberg cùng vợ và con gái

Trên thế giới có rất nhiều tỷ phú giàu có với khối tài sản khổng lồ đã quyết định dành tiền của mình ủng hộ từ thiện, thậm chí không để lại một xu nào cho con cái của họ.

Điển hình là Bill Gates - nhà sáng lập của Microsoft, cũng đang là tỷ phú giàu nhất thế giới, ông đã tuyên bố rằng chỉ để lại cho 3 người con của mình 0,05% tổng tài sản kếch xù mà ông sở hữu. Số tài sản còn lại Bill Gates dành cho việc làm từ thiện. Ông từng cho biết sẽ dành tới 95% tài sản của mình cho việc làm này.

Bill Gates và vợ là bà Melinda đã từng đóng góp 28 tỷ USD cho các hoạt động phòng chống lao và HIV-AIDS ở châu Phi.

Theo ông, việc có nhiều tiền không bao giờ là tốt đối với con trẻ. Ông cho rằng, thay vì để con cái thừa hưởng những gì bố mẹ chúng để lại thì hãy để chúng tự tìm ra con đường sống của chính mình.

Đồng quan điểm với Bill Gates, Warren Buffett, cổ đông lớn nhất kiêm chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway cũng đã hơn một lần tuyên bố: 3 người con của ông sẽ không nhận được nhiều từ số tài sản khổng lồ khi ông qua đời. Ông sẽ giành 85% trong tổng số tài sản lên đến 39 tỷ USD để làm từ thiện.

Warren Buffett có quan niệm muốn cho con của mình những bài học về giá trị cuộc sống chứ không phải là một sấp giấy bạc. Tỷ phú Warren Buffett cũng cam kết tặng 99% tài sản cho Quỹ Bill & Melinda Gates và các tổ chức từ thiện gia đình sau khi chết.

Vào tháng 8/2012, trong ngày sinh nhật của mình, Buffett cũng đóng góp hơn 3 tỷ USD vào ba quỹ từ thiện mà các con ông đang quản lý.

Vladimir Potanin - chủ tịch Tập đoàn Interros, công ty khai thác mỏ Norilsk Nickel, ProfEstate Group, công ty chuyển phát nhanh quốc tế Interpost cũng tuyên bố sẽ dành gần hết khối tài sản của mình để tiến hành các hoạt động từ thiện không chỉ ở Nga mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. 14 tỷ USD là số tiền ông quyết định sử dụng vào việc xây dựng các gói cứu trợ để giúp đỡ người nghèo trên khắp các châu lục.

Ông có câu nói nổi tiếng rằng “Một triệu đô la có thể giúp nhiều người có được học vấn ưu tú, tìm việc mưu sinh và gây dựng sự nghiệp, nhưng với các con tôi, 1 triệu đô la có thể giết chết chúng và tước đi cơ hội trải nghiệm cuộc sống này”.

Ông chủ của hãng bán lẻ hàng đầu thế giới Home Depot, Bernard Marcus cũng quyết định sẽ không để lại toàn bộ tài sản của mình cho con cái mà ông dành phần lớn của cải, tiền bạc đóng góp cho nghành giáo dục và giúp đỡ những người khuyết tật.

Ted Turner - ông chủ của hãng tin CNN đồng thời là chủ tịch của Quỹ tài trợ Liên Hợp Quốc cũng từng khiến nhiều người bất ngờ khi tuyên bố dành hết tài sản của mình để làm từ thiện. Ông đã không để lại cho con cái một xu nào.

(Theo  "Đất Việt")

30 November 2015

Bạn đúng hay tôi đúng?

Một thiếu nữ nói ra lối suy nghĩ của mình với những người cùng trang lứa. Xin mời các bạn theo dõi .


29 November 2015

Nắng Thu, tranh A.C.La


NẮNG THU
Oil on canvas
18x24 inch (47x61 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

**
HỌA SĨ VÀ ĐÔI MẮT

Không giống nhạc sĩ, họa sĩ tuyệt đối cần áng sáng, cần đôi mắt. Nhưng không phải họa sĩ nào cũng luôn luôn có mắt toàn hảo nhất là khi về già. Chúng ta biết hai họa sĩ nổi tiếng người Pháp là Claude Monet và Edgar  Degas ở trong trường hợp kém may mắn này. Khi lớn tuổi Monet bị đục nhãn thể nặng (Cataract) và Degas thì suy võng mạc (Retinal desease). Tuy nhiên ngay cả khi nhãn lực đã bị giới hạn hai họa sĩ này vẫn tiếp tục vẽ. Thế nhưng những gì Monet và Degas thấy được khi nhìn tranh của họ có hệt những gì chúng ta thấy không? 

Chắc hẳn là không. Chính vì vậy mà Bác sĩ Michael Marmor có lần muốn thử xem cảnh vật sẽ ra sao nếu nhìn qua đôi mắt của hai họa sĩ này. Sau khi viết hai quyển sách nói về họa sĩ và đôi mắt bị tật bệnh, bác sĩ giáo sư tại trường chuyên khoa mắt này tiến tới việc tạo ra những hình ảnh diễn tả họa sĩ với đôi mắt tật bệnh nhìn cảnh giới và tranh của họ ra sao. Kết hợp kỹ thưật máy vi tính và kiến thừc y học của mình, Marmor tạo ra những hình ảnh của vài tác phẩm của Claude Monet và Edgar Degas.

Kết quả gây ngạc nhiên.

Những bức tranh sau này của Degas như "Người phụ nữ đang tắm" bị mờ, rất khó nhận ra những nét cọ.  

Hai bức tranh "Ao Hoa Súng" và "Cây Cầu Nhật Bản ở Giverny" của Monet khi được máy vi tính điều chỉnh cho giống với những gì họa sĩ nhìn thấy với mắt bị đục người ta thấy màu đậm hơn và nhòe. Màu rực rỡ của chữ ký trên bức tranh không còn rực rỡ và nhỏe đi.

Bức tranh "Hong Tóc" do
Edgar khi mắt bị
bệnh võng mạc vẽ ra

Phía dưới là phiên bản
do computer vẽ ra cho
thấy họa sĩ nhìn bức tranh
ra sao.

Bs Marmor nói rằng sự kiện này dẫn đến một câu hỏi là: Trong những tác phẩm cuối đời, các họa sĩ này có thực sự muốn tạo ra những hiệu ứng nghệ thuật như người khác thấy hay không?  Rồi ông trả lời: Thật sự các họa sĩ này không hoàn toàn vẽ để tạo hiệu ứng nghệ thuật như vậy. Tuy nhiên Degas và Monet đồng thời là hai người sáng lập phái ấn tượng và lối vẽ của họ đã vững chắc rất lâu trước khi mắc tật bệnh về mắt.


MẮT BỊ CATARACT

Cái gì xài hoài rồi cũng bị hư hao. Mắt một người xài 60, 70 năm tất bị mờ, y như hai chiếc đèn xe hơi sau năm, mười năm: Kính hết trong, ánh sáng chiếu ra vàng ệch. Đôi mắt tuổi già cũng thế: mờ đục, ra nắng dễ bị lóa, khó chịu. Nguyên do là vì lăng kính không trong như khi còn trẻ nên ánh sáng từ bên ngoài đi vào bị phân tán chứ không gọn. Trường hợp mắt bị lão hóa mờ đục gọi là Cataract.

Thời gian gần đây, buổi sáng vào những ngày nắng chói chang, nhất là ngày với ánh sáng phân tán (Diffuse light) (*) nếu muốn nhìn màu không bị lóa tôi cần đeo kính mát. Thế cho nên tôi cần đi chữa một lần cho xong.

Sau một năm chờ đợi rút cuộc tôi cũng đã vào nhà thương để thay lăng kính. Lăng kính trời ban cho từ khi lọt lòng mẹ đã bị lão hóa, mờ đục, mắt phải nặng hơn mắt trái. Bây giờ cần lấy nó ra và thay vào bằng một lăng kính nhân tạo để mắt nhìn trong hơn bớt hay không bị lóa khi tiếp xức với ánh sáng ngày nắng.

Mắt phải tệ hơn nên được giải phẫu trước cách nay đúng 12 ngày. Thời gian nhỏ thuốc hậu giải phẫu cũng vừa chấm dứt. Mấy hôm nay tôi thường bịt mắt này và nhìn mắt kia, thay đổi như vậy để so sánh:

- Mắt trái chưa giải phẫu thoạt nhìn bị lóa sau đó từ từ mới nhìn rõ. Toàn thể cảnh vật như có phủ một lớp sương nhẹ ngả sắc vàng.

- Mắt phải vừa giải phẫu, ngược lại, nhìn không bị lóa. Rất dễ nhận ra rằng cảnh vật rất trong giống như vừa được tắm gội sau cơn mưa lớn. Nhờ lăng kính mới trong suốt, độ cận viễn thị cũng được cải thiện phần nào(**). Tất nhiên mọi mầu nhìn đều đậm đà hơn (Higher Intensity), nhưng riêng gia đình màu LAM (Blue) nhìn thấy rõ ràng hơn nhiều - Tôi nghĩ vì màn đục lăng kính cũ có ngả màu vàng nên màu blue bị biến dạng nhiều nhất nên nay được giải thoát nhiều nhất.


Tôi phải làm cái công việc so sánh mắt phải và mắt trái, lăng kính cũ và mới để thấy sự khác biệt, vì giữa tháng 12 này mắt trái cũng sẽ được giải phẫu nốt. Và khi hai mắt đều dùng lăng kính mới thì không còn dịp so sánh, không thể phân biệt được cũ mới khác nhau ra sao.

Vào thời Monet và Edgas ngành nhãn khoa chưa tiến đến mức thay thế được lăng kính bị đục. Thế hệ chúng ta hôm nay may mắn hơn họ.

Bức tranh NẮNG THU trên đây tôi vẽ trước khi giải phẫu và hoàn tất nó sau khi mắt phải đã loại sương mù.

A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
Cuối thu 2015 
_____________________________________________________________________________ 




Bức tranh
"Cây Cầu Nhật Bản ở Giverny"
của Monet



Cũng bức tranh ấy
máy vi tính giả bộ
nhìn như Monet nhìn
khi mắt bị cataract nặng.




_____________________________________________________________________________

Ghi chú:

(*) Diffuse light:  Diffuse light khiến mắt ta khó chịu nhất là những người bị cataract. Trời nắng khi bầu trời trong chúng ta có ánh sáng trực tiếp (Direct light). Nhưng khi trời nắng có mây che phủ (Overcast) chúng ta có ánh sáng phân tán (Diffuse light). Khi màn mây càng mỏng càng ở trên cao lại càng gây khó chịu nhất là những người con người bị mờ đục.

Hình bên cạnh: Bầu trời với ánh sáng phân tán khiến những con mắt bị cataract xốn xang.

Vật thể chỉ hiện ra khi nhận ánh sáng trực tiếp (Hình bên trái). Ánh sáng càng phân tán vật thể càng mất chiều sâu (Hình bên phải). 

(**): Mắt nhìn trong, nhưng có thể vẫn cần đeo kính nếu lồng cầu bị méo (Astigmatism). Người ta có thể thay với lăng kính mới có điều chỉnh cả độ méo, nhưng hiện nay kỹ thuật chưa bảo đảm, hàm chứa nhiều rủi ro. Mà nếu rủi ro xẩy ra sẽ rất phiền phức. Tốt hơn nên chọn đeo kính vì kính đeo nếu cần dễ đổi hơn.