30 August 2014

Ăn tối với bạn bè.., thơ


Những Nụ Hôn Trong Ca Dao Miền Nam

Tôi yêu đất nước tôi, quê hương tôi, tôi yêu sông xanh, núi biếc, yêu gió, yêu trăng, chim muông, hoa lá, tôi yêu cả người nước tôi, hiền hòa dể mến, tôi nhớ lắm vì người nước tôi đã rất khéo léo. Tuy trọng đạo nghĩa Thánh Hiền, cũng như phong tục tập quán, văn chương nghệ thuật…  nhưng với những câu hóm hỉnh, mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh “hò, vè, hát ru” … đã làm thành tục ngữ, những bất ngờ thú vị trong ca dao tình yêu Nam bộ, nó trữ tình không thể tả nổi. Cái tình tứ, lãng mạn, ôm gọn dân tộc trong lòng,  muôn đời nghìn kiếp không sao quên được những câu ca lời hát của tổ tiên. 
     
Tôi ghi lại “Những Nụ Hôn Trong Ca Dao Miền Nam” trong ý thức trân trọng, đánh dấu những ấn tượng hiện ra trong trí về nụ hôn trong ca dao miền Nam. Tính cách của người Nam bộ thể hiện qua ca dao rất phong phú, đa dạng của từng vùng, miền, khác nhau. Dù Nam hay Bắc, đều có những đặc tính chung nhất định của người Việt Nam. Vì vậy bài viết này chỉ xin nêu một số tính cách của con người Nam bộ. Sưu tầm được trong khi lạc bước…
     
Hầu hết mọi người từng ít nhất một lần hôn nhau để thực hiện tình cảm và cử chỉ thương yêu, hiện nay đặc biệt phổ biến. Một điều chắc chắn nụ hôn đồng hành cùng nhân loại từ lâu lắm.
     
Ở một phạm vi nào đó người ta vẫn cho rằng, nụ hôn đem lại niềm thích thú, do hai môi chạm nhau, sẽ tạo ra một dòng điện.
     
Nụ hôn, gần như món ăn không thể thiếu của những đôi uyên ương. Nhưng hôn như thế nào thì không phải ai cũng biết. Để biểu lộ tình yêu và khơi dậy cảm xúc nơi ngươì mình yêu và sẽ đặt đôi môi mềm mại của mình vào đâu? Đó là những vùng da nhạy cảm, mềm mại…
     
Phụ nữ thường thích được tặng quà quý nhất là những nụ hôn ngọt ngào…

Nụ hôn trong ca dao Miền Nam cũng không kém phần nóng bỏng và rất ư là mùi mẫn, gợi tình. Người miền Nam thường dùng chữ Hun thay vì nói Hôn. Sau đây là những kiểu hun trong ca dao miền Nam:
      
Khi chưa yêu, các chàng trai làng mới liếc nhìn ai thấp thoáng qua rặng trâm bầu tà áo bà ba phất phới, chàng đứng trên cầu Ô Rô mà lòng đã thấy sục sôi, bừng bừng lửa yêu rồi, nên chàng bạo dạn có những lời tỏ tình khá táo bạo sỗ sàng, nhưng hình ảnh thì lại hết sức ngộ nghĩnh, dí dỏm:
Bớ cô má lúm đồng tiền
Cho hun một chút đỡ ghiền khi xa
Chẳng lẽ các cô gái nghe vậy đưa má cho “cha căng chú kiết” nào hun sao? Nhưng anh ta không sờn lòng nản chí mà nhỏ nhẹ kỳ kèo, lời nói nghe khó tin. Nhưng hề gì, cốt cho nàng thấu hiểu lòng một anh chàng si tình nên “liều mạng”:
Đôi mình mới gặp ngày nay
Cho hun một chút, em Hai đừng phiền.
Hay không bằng hên, bằng lì, ở đời có may có rủi, ăn nhau ở nước bền, chàng nghĩ, sông có khúc, người có lúc, chàng cứ nài nỉ riết, cứ kỳ kèo riết cũng có ngày nàng xiêu lòng, bật cười nàng đáp:
Muốn hun thì hun cho liền
Đừng làm thổ lộ xóm giềng cười em.
Được nước chàng tiến tới liền không do dự, miễn sao nàng hiểu chàng phải ngọa ngôn để được nàng ưng thuận:
Tui hun mình dẫu có la làng
Thì tui ra xóm hai đàng chịu phạt chung
Tui hun mình dẫu có làm hung
Nhơn cùng tất biến, tui chun xuống sàn.
Anh chàng này lợi dụng hun bạo quá. Nhưng nhờ cái tài lẻo mép, nên các nàng chỉ nhắm mắt thưởng thức mà đâu nỡ la. Cho nên có cô nàng cũng xoa dịu, xuống nước nhỏ, vì chưng trong lòng cũng toại ý, thấy thích thích:
Phải chi em được ở chung
Thì đâu đến nỗi anh hun gối mòn.
Nghe nàng nói vậy anh chàng quá xúc động:
Thấy em gò má hồng hồng
Phải chi em đừng mắc cỡ, anh bồng anh hun.
Bỗng trong lòng chàng nghe rạo rực, trong tâm trạng rất vui, tràn đầy niềm tin nên sấn tới:
Trứng vịt đổ lộn trứng gà
Thấy em nhỏ thó anh đà muốn hun.
Anh thương nàng nhỏ thó, anh không ưng trứng vịt bự, mà ưng nhỏ nhỏ như trứng gà. Nghe anh nói vậy nàng hình như cảm thông, mặc dầu không thốt ra lời nhưng cũng thấy trong tim cảm giác rung động, chẳng những không mắc cỡ mà còn thách;
Hun trước một miếng mà chơi
Mâm trầu hủ rượu kết đôi vợ chồng.
Trong thời gian đợi chờ thì chàng lại thấy trong lòng ngan ngát một sự say sưa thèm muốn khác hẳn nên chàng phải tranh thủ hun một miếng:
Hun em anh hít lấy hơi
Lỡ khi phòng vắng còn mùi của em.
Khi chưa thành vợ thành chồng thì thèm hun cho đỡ ghiền, còn muốn để dành hơi…Đến khi cá đã cắn câu… trong lúc đang làm lễ vu qui, và  đứng trước bàn thờ, hai người đang quì lại song thân, tạ ơn công sinh thành. Anh cảm động, khều nàng thỏ thẻ:
Trâm vàng giắt chặt tua rung
Em ơi day mặt lại anh hun cho đỡ lòng.
Còn không bao lâu nữa đã đến chốn phòng loan, động phòng hoa chúc, hơn nữa đang lúc làm lễ từ đường, làm gì mà gấp vậy, nàng nhỏ nhẹ khất nợ:
Xung quanh cô bác giáp vòng
Anh muốn hun về chốn loan phòng sẽ hun.
Lời khất của nàng làm chàng hết chịu nỗi:
Dao vàng tra cán gỗ mun
Thương em bất tử muốn hun bây giờ!
Quay sang nàng bất kể bà con cô bác hai họ… chàng hun lia lịa. Cho thấy rằng người xưa cũng yêu nhau tình tứ và lãng mạn lắm…
      
Một nụ hôn như hàng nghìn đời nay đã có, quen thuộc và cũ rích. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang hưởng một nụ hôn nhàm chán. Đôi khi cổ điển nhưng rất lãng mạn.
      
Một chàng trai có nụ hôn môi nồng nàn, quyến rũ dễ khiến cô gái say mê.
      
Bao đời nay, những người yêu nhau vẫn hôn môi, khác biệt là ở chỗ bạn có biết “thưởng thức” đôi môi bạn tình hay không? Nụ hôn nhẹ nhàng hôn phớt lên má, hay nụ hôn dữ dội “kiểu Pháp” đều đem lại những đam mê bất tận.
      
Có người cho rằng nước Nga là nơi đầu tiên đưa nụ hôn vào nghi thức đám cưới, như một cách cam kết lời hứa bên nhau trọn đời.
      
Người La Mã hôn thay lời chào. Hoàng đế La Mã cho phép người dân tỏ lòng sùng kính bằng cách hôn lên người của ông từ chân tới má.
      
Thế kỷ 16 ở nước Anh, nụ hôn bắt nguồn từ trái táo. Một trái táo được bổ ra thành nhiều miếng nhỏ và thiếu nữ sẽ đem những miếng táo đó ra hội chợ đi lòng vòng đến khi phát hiện ra một chàng trai đáng được cô hôn. Cô gái sẽ mời chàng trái táo, mỗi lần chàng ăn hết một miếng táo là họ trao nhau một nụ hôn, khi ăn hết cả quả táo, chàng trai lại chờ đợi một thiếu nữ khác đến để tiếp tục trò chơi.
      
Nụ hôn xóa nhòa tội lỗi và tha thứ mọi lỗi lầm, cũng như bản chất của nụ hôn là một thủ thuật đáng yêu, để chấm dứt cuộc nói chuyện khi từ ngữ trở nên thừa thài.
      
Những người bạn, dành cho nhau nụ hôn trên má. Những người yêu nhau dành cho nhau nụ hôn trên môi. Những nụ hôn cho đi là cả những cảm xúc theo đó đến người nhận…
      
Cuối cùng dù bạn hôn và được hôn ở đâu thì chân thành và nồng nàn vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Chính tình yêu của bạn sẽ giúp cho nụ hôn của bạn trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết.

Hoàng Ánh Nguyệt
(Sưu tầm)

29 August 2014

"ĐÊM NGUYỆT CẦM"

Nguyệt Cầm rung ... Nguyệt Cầm rung !...
Đêm trở mình - gió nổi
Nguyệt cầm rung...
sương sa...
Ai gởi tiếng lòng mình đêm vắng bay xa
Hoa Quỳnh nở - theo tiếng đàn hương dậy
Thổn thức đê mê , hồn say nhường ấy
Phải tri âm ...sao chẳng tìm về ?!...
Nguyệt cầm rung !
Một giải trăng thề
Ngơ ngác vọng tìm hư ảnh
Người xa người , đêm lạnh
Tình xa tình ...trăng đau !
Nguyện gì nhau - đợi gì nhau ?
Đàn khóc...
Tìm nhau chi - biết mấy quan san
Nguyệt cầm rung !
Lệ rỏ hai hàng
Duyên hạnh ngộ thì cũng như bèo nước
Đêm vắng thu tàn...Buồn ai gió trút
Nguyệt Cầm rung !!...
TỊNH VÂN 
___________

"Đêm Nguyệt Cầm"
qua giọng ngâm Mộng Trinh




28 August 2014

Săn đàn hổ dữ hay cưỡi lưng hổ?

Bùi Tín

Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư đảng CS Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đang nổi lên như nhân vật cương quyết nhất trong việc chống tham nhũng trong nước ông - được coi là một thảm họa đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Khi thú dữ rình mồi*

Ông nhậm chức khi vụ án vợ chồng Bạc Hy Lai - Cốc Khai Lai đang làm dư luận sôi động, Bạc đang nổi lên như một ngôi sao sẽ leo lên tột đỉnh quyền lực do được Giang Trạch Dân bảo trợ. Trước đó Bạc Hy Lai là Ủy viên Bộ Chính trị được cho là đang nắm chắc vị trí Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị bao gồm 9 người có thế lực lớn nhất, để rồi sẽ lên cao hơn nữa. Mức án tử hình cho Cốc Thái Lai và chung thân cho Bạc Hy Lai làm rung động hàng ngũ quan chức cao cấp nhất của đảng CS.

Đầu năm 2014, vụ án Chu Vĩnh Khang được mở tiếp ra, gây chấn động gấp nhiều lần vụ án Bạc Hy Lai. Vì Chu là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, lại là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị có thế lực bậc nhất, với chức vụ Trưởng Ban Chính - Pháp của đảng CS, trực tiếp nắm các bộ máy chuyên chính là công an, tình báo, phản gián, tư pháp, tòa án, kiểm sát, thanh tra; có thể nói là trên thực tế có quyền sinh quyền sát không hạn độ.

Số cán bộ liên quan đến Chu Vĩnh Khang bị cất chức, bắt giam không ngừng tăng rất nhanh, tháng 4/2014 là 150 người, tháng 6 vừa qua đã lên đến gần 400, theo Thời báo Hoa Nam (25/7). Những người bị bắt đều là các nhân vật tai to mặt lớn, cán bộ cao cấp trong ngành công an và ngành dầu khí là hai ngành Chu Vĩnh Khang từng đứng đầu trên cương vị Bộ trưởng Công an (2002-2007) và Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia (1996-1998).

Theo tin trên, gần một trăm nhà kinh doanh lớn, những tỷ phú đô la Đỏ
cũng bị sờ gáy, như hai nhà đại tài phiệt Lưu Hán và Ngô Bình lừng danh ở Tứ Xuyên có quan hệ chặt chẽ với con trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Bân.

Giới quân sự cũng bị chấn động mạnh khi nhiều sỹ quan cấp cao bị thẩm vấn, tiêu biểu nhất là Tướng Từ Tài Hậu, từng là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương đầy thế lực, tưởng như không ai dám động đến.

Đến ngày 26 tháng 7/2014 tờ Epoch Times đưa tin chấn động. Một nhân vật nữa từng được coi là bất khả xâm phạm đã bị bắt giữ ở Thiên Tân. Đó là Tăng Khánh Hồng, từng là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước, trước đó là Trưởng ban Tổ chức Trung ương đầy thế lực. Ngay trước đó báo này cũng đưa tin ông Giả Khánh Lâm, cựu Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị đảng CS Trung Quốc đã bị bắt giam.

Tờ Weibo của Trung Quốc ở Hồng Kông (5/2014) gọi các nhân vật bị bắt vừa qua là những “siêu hổ”, nghĩa là những con hổ rất hung dữ, nanh vuốt nhọn hoắt, rất nguy hiểm.

Tập và Tăng một thời vờn nhau*

Nếu hoàn tất hồ sơ, phiên tòa để xét xử vụ án khổng lồ này sẽ là sự kiện chính trị chấn động Trung Quốc và không khỏi vang dội ra toàn thế giới.

Có một nét đáng chú ý là Pháp Luân Công (PLC), một tổ chức có gần 100 triệu thành viên ở Trung Quốc và hơn 20 triệu ở các nước khác, rất quan tâm đến vụ án cực lớn này. Họ cho rằng có một sự trùng hợp rõ rệt là những bầy "siêu hổ" tham nhũng lớn nhất cũng đồng thời là những bầy sói tàn bạo nhất đối với PLC. Họ lập luận rằng Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm, Bạc Hy Lai… đều là những tên đồ tể chủ trương sát hại PLC một cách điên loạn nhất. Những kẻ này chủ trương dùng lực lượng công an cùng bọn côn đồ xã hội đen để bắt bớ, tra tấn, thủ tiêu không xét xử các thành viên hoàn toàn lương thiện và có đạo đức của PLC. Tội ác tày trời của họ là đã lợi dụng lời vu khống của lãnh đạo CS coi PLC là "tà đạo" nguy hiểm cho xã hội, đã tổ chức giết rất nhiều thành viên PLC, lấy các bộ phận của nạn nhân đem bán lấy tiền chia nhau. Các bộ phận đó thường là gan, thận, tim, mắt…của các nam nữ thành viên PLC được bán theo giá cao cho các bệnh nhân giàu có để được ghép thay cho các bộ phận đã bị bệnh nặng.

Cũng theo Weibo, kẻ cầm đầu đích thực của nhóm tham nhũng đang bị tóm gáy không phải ai khác, chính là nguyên Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, và người từng khai tử PLC cũng không phải ai khác, chính cũng là Giang Trạch Dân, khi Giang công khai tuyên bố vào năm 1999 đặt "tà pháp" PLC ra ngoài vòng pháp luật. Cuộc tàn sát PLC bắt đầu từ đó. Một số thành viên PLC ở Hà Lan và Bồ Đào Nha còn đòi truy tố Giang ra tòa án quốc tế về tội diệt chủng.

Tập: Nụ cười hiếm hoi và  hiểm hóc* 

Công luận Trung Quốc ngày càng nhận ra hầu hết những “siêu hổ” hiện bị giam trong chuồng đều là tay chân tin cẩn nhất của Giang Trạch Dân, do chính Giang lựa chọn và giới thiệu. Chu Vĩnh Khang, Giả Khánh Lâm, Tăng Khánh Hồng, Bạc Hy Lai, Có tin chính Giang đã từng không đồng tình với việc chọn Tập Cận Bình thay cho Hồ Cẩm Đao. Còn có tin tay chân Giang định ám sát Tập Cận Bình.

Vụ án siêu nghiêm trọng vê bầy "siêu hổ" tham nhũng của Trung Quốc đang ở thời kỳ kết thúc. Tập Cận Bình đang suy nghĩ và tính toán. Đụng đến, bắt giam các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, rồi bắt giam 2 nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là những hành động mạo hiểm chưa từng có. Xã hội Trung Quốc rất hoan ngênh việc kiên quyết nói và làm như thế. Nhưng ông có dám đụng tiếp đến nguyên Tổng Bí thư đảng CS TQ Giang Trạch Dân hiện vẫn còn nhiều ảnh hưởng, nhiều chân tay trong đảng hay không?

Cũng nên nhớ rằng Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Chu Vĩnh Khang, Tăng KhánhHồng, Bạc Hy Lai…cũng là những kẻ sốt sắng nhất trong vụ tàn sát hàng mấy ngàn sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn tháng 6 năm 1989, qua xích hàng trăm xe tăng, theo ý kiến của Đặng Tiểu Bình. Lúc ấy chỉ có Triệu Tử Dương là chống lại.

Tập Cận Bình vẫn còn dè dặt khi thời kỳ khởi đầu vụ án sắp kết thúc. Bản cáo trạng chung sẽ được công bố, chuẩn bị cho cuộc xử án. Giang Trạch Dân vẫn còn là con hổ dữ nhiều nanh nhiều vuốt, có tay chân trung thành cài khắp nơi ở mọi cấp. Có thể Giang sẽ ra tay trước. Có thể lắm.

Tập Cận Bình đang săn bầy hổ dữ hay đang cưỡi lưng hổ, một tư thế không dễ chịu, không thoải mái chút nào. Tình hình sẽ có thể rất ly kỳ, sôi động vào cuối năm nay.

Và tác động đến Việt Nam chắc sẽ không nhỏ.

(Blog / Bùi Tín)
_________
(*) Hình: TTR sưu tập và chú thích. 

27 August 2014

Chi phí chống lại "Nước Hồi Giáo" Irak tính bằng tiền.



Washington: Theo một trong những chuyên gia hàng đầu về ngân sách quốc phòng thì chi phí chống lại "Nước Hồi Giáo" Irak cho đến nay Mỹ đã tốn khoảng 100 triệu Mỹ Kim. Ông Harrison nói "Khó mà đi tới ước lượng chính xác các cuộc hành quân hiện nay ở Irak tốn kém bao nhiêu." (Theo Breaking Defense)

Lòng chung thủy khó tưởng tượng của một con chó


Đó là con chó tên HACHIKO bên Nhật. 

Chủ của Hachiko qua đời và không còn có mặt trên chuyến xe lửa thường lệ để về nhà vào một buổi tối năm 1925. Nhưng ròng rã 9 năm, ngày nào Hachiko cũng trở lại ga để đón chủ trở về cho đến ngày chính nó cũng chết.

(Ảnh chụp trước khi người ta đem Hachiko đi thiêu năm 1935.)

26 August 2014

Thế giới qua hình ảnh


Chiếc xe nằm chênh vênh trên đỉnh bờ kè sau khi mất kiểm soát và trượt lên tường chắn đất bằng bê tông trên đường South La Brea, ở Baldwin Hills, Los Angeles, Mỹ, ngày 24 tháng 8, 2014. Người lái xe và hành khách không hề hấn gì. (VOA)
_________________
TTR nhắn thi sĩ Lan Đàm ngụ tại Brea: Hãy lái xe cẩn thận nhất là sau khi đã "đưa cay" chút chút.

24 August 2014

Ảnh nghệ thuật Phạm Hiền


Ballade pour Adeline

Do dàn nhạc André Rieu trình tấu: 

LÒ LỬA TRUNG CẬN ĐÔNG

LÊ HUỲNH
Nhìn lại tình hình Trung đông từ khi Mỹ đơn phương đánh Irak (2003), khởi đầu bằng cuộc oanh tạc ồ ạt Bagdad, nhằm triệt hạ S Hussein, kế đánh Afghanistan, nhằm triệt hạ phe Taliban, cầm đầu là thủ lãnh Mollah Omar - người chứa chấp trùm khủng bố Osama bin Laden. Tính ra đến nay đã trên chục năm rồi, vậy mà tiếng súng không bao giờ im, thiệt hại nhân mạng không bao giờ giảm.

Nhờ cuộc khủng bố tòa tháp đôi (World trade center) ở New York (11-9-2001) gây thiệt hại nhân mạng chưa từng thấy trên đất Mỹ (2973 nạn nhân), dân chúng Mỹ và thế giới (kể cả mấy nước thù nghịch truyền thống Nga, Tàu) hậu thuẫn cho chính quyền Mỹ trong việc truy tìm và trừng trị thủ phạm, nhờ đó Tổng thống G W Bush phát động chiến dịch chống khủng bố trên toàn cầu, coi như mang sứ mạng "thế thiên hành đạo, trừ gian diệt bạo", chỉ đích danh thủ phạm là Irak, Iran và Bắc Hàn (gọi là trục tội ác), trong khi biết rõ sào huyệt của al Qaeda và trùm khủng bố ben Laden là ở Afghanistan.

S Hussein nằm trong tầm ngắm của TT G.W. Bush, nhiều bằng chứng (vũ khí giết người hàng loạt, vũ khí hóa học, nguyên tử, cấu kết với al Qaeda) đưa ra kết tội S Hussein đều không thuyết phục được thế giới (tranh thủ Hội đồng bảo an LHQ), dầu vậy Mỹ vẫn đơn phương tiến hành đánh Irak (20-3-2003), thực tế sau này cho thấy các chứng cớ viện dẫn đều không đúng (do tin tức sai lầm hay ngụy tạo). Với thế lực bất cân xứng, lực lượng của S Hussein bị nghiền nát dễ dàng, dân chúng đổ xô ra đường hoan hô đoàn quân giải phóng (lực lượng Mỹ), hò reo ăn mừng trước cảnh các tượng của nhà độc tài bị giựt sập, S Hussein trốn chui trốn nhủi rồi bị bắt một thời gian sau đó (cuối năm 2003) và bị treo cổ vào cuối năm 2005. Các cơ cấu tổ chức cai trị cũ bị xóa sạch, Mỹ đảm trách mọi việc điều hành, vị đứng đầu chẳng khác gì một vị thái thú (thời bắc thuộc) hay quan toàn quyền (thời thuộc địa), phân chia nhiều đặc quyền đặc lợi cho các công ty Mỹ trong việc tái thiết và khai thác tài nguyên, nhứt là các cơ sở sản xuất dầu khí, cảm tình ban đầu giảm dần, chẳng bao lâu sau đoàn quân giải phóng trở thành đoàn quân xâm lược.

Thành phần hưởng lợi trước mắt là giáo phái Chiite (thân Iran, chiếm đa số 65%) từ lâu bị giáo phái Sunnite (chiếm 35%) đè đầu cởi cổ, đây là lúc trả thù phục hận, lại thêm  lý do khiến Irak bước vào vòng xoáy bạo lực, việc độc chiếm quyền hành của Mỹ càng làm cường độ bạo lực gia tăng, kết quả là Mỹ phải rút dù toàn bộ sau bao cuộc thương lượng (duy trì một lực lượng ở lại Irak) bất thành, một thể chế dân chủ được hình thành, một nhà nước độc lập ra đời, nói thì nói vậy nhưng việc phân chia quyền hành chỉ là hình thức, thực chất phe đa số (shiite) thâu tóm quyền hành và chia chác quyền lợi, đó là lý do tình hình Irak bùng nổ và lan rộng ra cả khu vực hiện nay, xuất hiện một tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Đông (EIIL  -État islamique en Irak et au Levant, ISIS  -Islamic State of Iraks and Syria) dưới sự thống lãnh của Abou bakr al Baghdadi (Mỹ treo giải thưởng 10 triệu mỹ kim cho ai bắt được), có thể nói là tình hình biến chuyển ngoài dự đoán của các thế lực quốc tế.

Tuy thuộc thiểu số ở Irak, nhưng tín đồ Sunnite chiếm tuyệt đại đa số trên thế giới, chỉ có nhà nước Iran là thuộc giáo phái Shiite, nên lực lượng hệ phái sunnite được sự hậu thuẫn ngầm của các nước theo hệ phái này (các vương quốc Á rập giàu có) cốt để chống lại ý đồ bành trướng ảnh hưởng của Iran, cuộc nội chiến khốc liệt ở Syrie kéo dài trên 3 năm qua là biểu hiện rõ rệt của một cuộc tranh giành ảnh hưởng của hai hệ phái, Iran hậu thuẫn cho nhà độc tài Bachar al Assad, các vương quốc Á rập yểm trợ cho cánh nổi dậy sunnite (chủ trương thánh chiến), nhà nước Hồi giáo tự phong nói trên bao gồm những vùng lãnh thổ ở Irak và Syrie dưới sự kiểm soát của phe sunnite, luật hồi giáo cực đoan nhứt được áp dụng (ném đá kẻ gian dâm, chặt tay kẻ trộm cắp, ...).

Nhìn tình hình Irak, nhiều bình luận gia không khỏi bi quan về tình hình Afghanistan, vốn là sào huyệt của phe Taliban và al Qaeda, cùng trong khu vực lại có nhiều điểm tương đồng, Mỹ đang thương lượng về việc duy trì một lực lượng Mỹ ở lại sau cuối năm nay với lãnh đạo Afghanistan, tình hình vẫn bất ổn triền miên, sự hiện diện của một lực lượng hùng hậu (Mỹ và quốc tế) với vũ khí cực kỳ tối tân mà không bình định nỗi thì thử hỏi các lực lượng địa phương liệu có cáng đáng nỗi vai trò của liên minh trước kia hay không?

Tình hình chung trong khu vực Trung Cận Đông vô cùng phức tạp, nhứt là từ ngày nổ ra cuộc chiến giữa Do Thái và phe Hamas Palestine từ 3-7, sau vụ 3 thiếu niên Do Thái bị bắt cóc giết chết với việc thiêu sống một thiếu niên Palestine, đáp trả các vụ phóng hỏa tiển bừa bãi, Do Thái oanh tạc dãi Gaza cũng bừa bãi không kém, không rõ bao nhiêu người tham chiến thiệt mạng, bao nhiêu cơ sở của Hamas bị phá hủy, nhưng thiệt hại nhân mạng thường dân thì quá cao (theo NYT: tính đến ngày 25-7 là 856 người, trong đó 80 % là dân thường theo ước tính của LHQ), đây là một thất bại về mặt tâm lý không chỉ đối với Do Thái mà đối với Mỹ (nước bảo trợ Do Thái, phủ quyết mọi nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ gây bất lợi cho Do thái, đặt Mỹ ở thế cô lập), tiếng nói của Mỹ trên các diễn đàn quốc tế về nhân quyền giảm sức thuyết phục, nhứt là khó chinh phục thiện cảm dân chúng các nước Hồi giáo, theo Trung tâm nghiên cứu Mỹ Pew Research Center 18-7-2013 thì ngay các nước đồng minh Hồi giáo như Jordanie, tỷ lệ dân chúng có thiện cảm với Mỹ 14% so với Tàu 40%, dân Thổ nhĩ kỳ 21% trên 27%.

Phải chăng ý thức trách nhiệm liên đới của mình mà Tổng thống Mỹ nào cũng nghĩ đến việc dàn xếp cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Palestine và Do Thái, nhưng đều bất thành, dường như bên nào cũng có thành phần diều hâu chực chờ phá thối, điển hình là vụ ám sát Thủ tướng Yitzhak Rabin năm 1995 (bởi một tên cực hữu), người thực tâm muốn tìm một giải pháp hòa bình công chính, cuộc tranh chấp sắp được giải quyết theo tiến trình thông qua hiệp định Oslo (13-9-1993), ông được trao giải thưởng Nobel hòa bình năm 1994 cùng với Yasser Arafat (Chủ tịch nhà nước Palestine) và ông Shimon Peres (Ngoại trưởng Do Thái), hy vọng vừa lóe lên lại vụt tắt, vòng xoáy bạo lực hận thù giữa hai dân tộc lại tiếp diễn.

Tính ra từ khi Do thái rút khỏi dải Gaza năm 2005, dưới quyền của phe Hamas 2007, ba cuộc chiến đẫm máu (2008-2009, 2012 và 2014) đã xảy ra, thoạt nhìn tương quan lực lượng, phe Hamas đấu với quân đội Do Thái chẳng khác nào trứng chọi với đá, vậy mà sao vẫn tái diễn hoài như vậy? Nguyên nhân chính là do tình trạng bao vây quá nghiêm ngặt của Do thái, chẳng khác nào thiên la địa võng, mọi tự do đi lại đều bị hạn chế, không phận hải phận bị phong tỏa, những bức tường cao dựng trên đất liền, 3/4 dân chúng sống nhờ viện trợ nhân đạo, nhiều mặt hàng thiết yếu bị hạn chế xuất nhập, phân nửa lao động trẻ không có công ăn việc làm, mọi sinh hoạt kinh tế bị tê liệt, ... dải Gaza chẳng khác nào một nhà tù lộ thiên, không khí ngột ngạt cùng cực như kho thuốc súng, chỉ cần một tia lửa nhỏ là bùng nổ, là liều mạng. Không giải quyết rốt ráo từ căn nguyên thì chỉ như dùng thuốc trấn thống để điều trị một chứng bịnh nội tạng, chỉ hô hào hay bảo trợ ngừng bắn suông là đạo đức giả, chẳng lẽ bắn giết nhau đã đời để lại trở về nguyên trạng, dưỡng sức vài năm, chờ dịp lấy dân làm bia đỡ đạn?

Tương tự giải quyết nạn khủng bố, những tưởng triệt tiêu được trùm bin Laden (5-2011) là tình hình an ninh sẽ tái lập dần, thực tế cho thấy chẳng những ngược lại mà còn lan rộng ra nhiều nước khác, địa bàn hoạt động đang bành trướng ở Phi châu (Somalie, Mali, Nigeria, ...), Tây phương gần như bất lực, duy chỉ có Pháp đang can thiệp ở Mali, kết quả ban đầu khá khích lệ, nhưng kéo dài e khó tránh sa lầy.

Điểm đặc biệt là cuộc chiến ở Syrie và Irak hiện nay đã thu hút một số thanh niên ở các nước Tây phương kể cả Mỹ, Úc (khoảng 3 ngàn theo báo Times 14-7-2014), họ sang đó làm chí nguyện quân djihad (thánh chiến), như Pháp 700 thanh niên, Anh 400, Đức 270, Bỉ 250, Hòa lan 120, ... (*), họ được huấn luyện chiến đấu trong phe nổi dậy, cũng có người sẵn sàng lãnh nhiệm vụ cảm tử như Mohammah Abusalha (người Mỹ 22 tuổi), Abdul Waheed Majeed (người Anh 41 tuổi).

Mối lo tâm huyết của các nước Tây phương bây giờ là việc âm thầm quay về nơi xuất phát của một số thanh niên này, vốn gốc là dân bản địa nên việc kiểm soát không dễ dàng gì, điển hình như ở Pháp, Mohamed Merah bắn chết 3 học sinh và một nhà giáo trước một trường Do thái ở Toulouse hôm 19-3-2012, Medhi Nemmouche bắn chết 4 người tại viện bảo tàng Do thái ở Bruxelles Bỉ hôm 24-5-2014.

Cuộc chiến bất cân xứng giữa Do thái -Palestine gây nhiều thương vong thường dân càng dậy lên nỗi căm phẫn trong lòng tín đồ Hồi giáo ở các nước Tây phương, điều này càng tạo thuận lợi cho hoạt động khủng bố, thật đáng ngẫm nghĩ câu châm ngôn: "Lấy oán báo oán, oán nọ chập chống, lấy ân báo oán, oán nọ tiêu tan.", hay lời Trang Tử: "Ư ngã thiện giả, ngã diệc thiện chi, ư ngã ác giã, ngã diệc thiện chi; ngã ký vô ác, nhân năng ư ngã hữu ác tai." (Ai đối xử tốt với mình thì mình đối xử tốt lại, ai đối xử xấu với mình, mình cũng đối xử tốt lại, mình không đối xử xấu với ai chả lẽ họ lại đối xử xấu với mình?).

(*) xem: http://soufangroup.com/wp- content/uploads/2014/06/TSG-Foreign-Fighters-in-Syria.pdf

LÊ HUỲNH
_______________________________________
 Bạn nghĩ gì về bài viết trên đây? Điều gì bạn cho là xác đáng và điều gì bạn cho là không? Hãy viết và gửi về tiengthongreo54@yahoo.com

C. Cô Hồn L. Nhà Nước !!!

Năm 1977 sau khi “cải tạo” ở tỉnh Chương Thiện về, tôi đến công ty in ấn TP/HCM rủ ông bạn đang là họa sĩ làm việc ở xưởng in này đi uống café. Tôi thấy có một chị nói giọng Bắc 75 đang nói chuyện với anh một cách quá thân mật tại bàn làm việc của anh. Ra quán café khi chỉ còn 2 người, tôi hỏi ai vậy, anh cười cười nói: ”cái bà này có hỗn danh là Cặc Cô Hồn – Lồn Nhà Nước, bà có chồng đi bộ đội sau ngày cưới 3 tuần lễ, rồi anh chồng tử trận trong Nam mà đơn vị cũng không biết đích xác là nơi nào (có lẽ cả đơn vị bị ăn bom B52).

Làm việc ở đây nhưng bà cặp bồ với những người có tiền của Sài Gòn vì thân hình của bà cũng còn “chiến“ lắm. Anh thủ trưởng ở đây muốn cặp với bà ấy, nhưng bà ấy chê vì “bọn chúng từ Bắc vào Sài Gòn chỉ xách 2 hòn dái chứ làm đếch gì có tiền”.

Một hôm thủ trưởng và đảng ủy họp để tố khổ bà ta về cái tội “quan hệ  tình cảm linh tinh”. Suốt hơn một giờ bị đấu tố, bà ấy không nói nhưng cái mặt câng câng nhìn vào mặt những tên lên đấu tố với cái môi bĩu ra tỏ vẻ khinh thường những tên cán bộ ấy. 

Sau khi không còn ai đứng ra đấu tố, tên thủ trưởng kêu bà ấy ra đứng trước “vành móng ngựa” để nhận tội. Bà ấy không nói gì  về tội trạng mà lại hỏi một câu làm thủ trưởng và toàn thể chi bộ Đảng Cộng Sản “tá hỏa” : “Bây giờ tôi hỏi thủ trưởng và chi bộ Đảng trả lời cho tôi biết (vừa nói vừa vỗ …lồn) cái lồn này là của tôi hay của Nhà Nước ?”. 

Ngập ngừng mãi, chắc là cỡ 5 phút trôi qua, tên thủ trưởng mới run run nói “ Cái lồn là của bà… ”. 

Không đợi thủ trưởng nói hết câu, bà ấy phát biểu ngay lập tức: ”Thế thì buổi đấu tố ngày hôm nay vô giá trị, chỉ khi nào thủ trưởng và chi bộ Đảng đưa ra được chứng từ xác nhận cái lồn này là của Nhà Nước, thì mới cần có buổi họp này. Đàng này cái lồn này là của tôi, tôi hoàn toàn có quyền sử dụng và quản lý vật sở hữu của tôi theo ý của tôi, không ai có quyền lời ra tiếng vào gì hết”. (Internet)
_____________
TTR: Câu chuyện trên đây có thể tin được, hay ít ra là biểu tượng của những chuyện có thật. Gần 40 năm qua đã cho thấy đại đa số văn nghệ sỹ, trí thức Miền Bắc trước 1975 e ngại, sợ hãi trước quyền lực của Đảng Cộng Sản mà chạy theo ma đạo hoặc, khá hơn, giữ im lặng để được yên thân, để mặc cho ma vương tung hoành. Nhưng với dân chúng, chẳng còn gì để mất, ngay cả mạng sống cũng đã thành vô nghĩa, nên nhiều trường hợp đã thẳng thừng chửi như tát nước vào mặt cán bộ đảng và nhà nước. Quần chúng sống trong chăn, nên thấy chăn đầy rận và rồi ngay với quỷ ma nếu bị đánh trúng nhược điểm cũng ngại ngùng chùn bước.
________________________

Bạn nghĩ gì về bài viết trên đây? Điều gì bạn cho là xác đáng và điều gì bạn cho là không? Hãy viết và gửi về tiengthongreo54@yahoo.com

22 August 2014

Ai thắng, ai bại? Ngày mai sẽ tỏ

Nguyên Thạch (Quanlambao)

- (CSVN ngày xưa đánh Mỹ cho Tàu, ngày nay đánh Tàu cho Mỹ!)

Những năm tháng tạm ổn của hai nước anh em XHCN có thể sẽ không còn lâu
Bàn tay quyền lực của trật tự thế giới mới sẽ khiến cho hai đứa sẽ đánh nhau
Đứa què cẳng, đứa sứt đầu, để tất cả sẽ phải học lại câu lễ độ.

Thằng nghèo mạt, ỷ dân đông, ỷ có vài đồng giờ giở trò ngông nghênh lố ngố
Thằng tự cho mình chiến thắng Mỹ Ngụy năm xưa, nay hết thách đố kiêu căng!
40 năm qua, bàn tay quyền lực, mẻ lưới thần diệu đã giăng
Giờ đã đến lúc?
Hai thằng phải chết.

Cả thế giới đã ngoảnh mặt quay lưng với thằng Chệt
Hàng hóa kém chất lượng, lại quá bết về nhân cách, nhân quyền
Muốn lên làm bá chủ nhưng kiến thức lại dại dại điên điên
Thách thức cả nhân loại, cố lãng quên những gì mà thánh hiền đã dạy...

Thằng Việt cộng thì luôn cố tình mù đui không thấy
Tâm cạn trí đần... nhưng luôn gáy... rằng ta khôn
Đánh Pháp đuổi Mỹ chạy thất vía kinh hồn
Nào hiểu được những mưu lược dụ chồn vào bẫy.

Trận chiến này, chế độ của 2 thằng cộng sẽ tan tành đổ gãy
Hai thằng sẽ quì xuống mà quì lạy tha nhân
Chẳng lẻ khi không mà John MacCain, Martin Dempsey, tư nhiên lại có thái độ ân cần
Trận đấu đá?
Khi ra sân sẽ tỏ.

Tàu cộng hỗn độn...sẽ dần dần lộ rõ
Dân vì danh nghĩa chống tham nhũng, tham ô sẽ vùng lên loại bỏ cường quyền
Tự chúng sẽ chém giết nhau chí chóe như trâu điên
Cộng thêm sự nổi dậy của vùng miền Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng
Đất nước sẽ chia lại từng mảng cho Tạng Mãn Hán Hồi Mông
Búa liềm, năm sao, cờ hồng sẽ bị tiêu diệt.

Việt Nam 40 năm, Bầy Cá Tra, trung ương đảng gồm những thằng mù con điếc
40 năm!
Trò xiếc đã đủ rồi
40 năm giờ rõ nét làm tôi
Đây là lúc đã tới hồi mạt vận.

Nay cục diện đã đến thời gây cấn
Màn đầu thử màu bằng xâm lấn biển Đông
Trận thứ hai là phố sá, sa cảng, nhà cửa, ruộng đồng...
Sẽ san bằng thành bình địa để chứng tỏ thiên triều ông là quyền lực.

Thỏ thè lưỡi thì chó cũng cong đuôi hết hơi hết sức
Đắc nhân ông là quyền lực siêu hình
Thế giới này?
Người chiến thắng là tri thức, là văn minh
Chớ không phải là hạng sâu mọt trong bùn sình giòi bọ...
Càng không phải của những nước có thái độ xem dân như trâu bò cây cỏ.

Ai chiến thắng?
Ai chiến bại?
Tất cả, ngày mai sẽ tỏ.
____________
 Bạn nghĩ gì về bài viết trên đây? Điều gì bạn cho là xác đáng và điều gì bạn cho là không? Hãy viết và gửi về tiengthongreo54@yahoo.com 

Chuyện bây giờ mới kể: Bức tượng “Thương Tiếc”

Nguyễn Ngọc Chinh


Bức tượng “Thương Tiếc”, nặng 10 tấn, cao hơn 6m,
được đặt tại cổng vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa
(Hình: vnrozier)

Khi cuộc chiến leo thang khốc liệt, năm 1966 Nghĩa trang Quân đội tại Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, bắt đầu không còn đủ đất để các tử sĩ VNCH yên nghỉ. Chính phủ nền Đệ nhị Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải tính đến việc thành lập một nghĩa trang mới và địa điểm được lựa chọn nằm dọc theo phía tay trái của xa lộ Biên Hòa (nay là xa lộ Hà Nội) nếu từ hướng Sài Gòn đi Biên Hòa.

Kiến trúc sư kiêm điêu khắc gia, Đại úy Nguyễn Thanh Thu, được lệnh của Tổng thống Thiệu lên đường đi Phi Luật Tân để nghiên cứu mô hình xây dựng Nghĩa trang Quân đội Hoa Kỳ tại Manila (American Cemetery in Manila), được coi là một nghĩa trang đẹp nhất Á châu.


Nghĩa trang Quân đội Hoa Kỳ tại Manila
(Hình tác giả chụp tại thủ đô Manila, năm 2003,
https://www.flickr.com/photos/nguyen_ngoc_chinh/837204065/in/photolist-2gYTAR-2gYTze)


Năm 2003, tôi đã có dịp đến Phi Luật Tân và viếng Nghĩa trang Hoa Kỳ tại thủ đô Manilla [1]. Nghĩa trang có tên American Cemetery, đây là nơi chôn cất thi hài quân nhân Mỹ và đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương vào thời thế chiến thứ hai.

Nghĩa trang mằn trên một khu đất rộng 615,000 mét vuông, trồng cỏ xanh rì vây quanh là những hàng cây rợp bóng mát. 17,206 ngôi mộ chiến sĩ được đánh dấu bằng các thập tự giá và xếp hàng thẳng tắp như một đội quân thầm lặng. Điểm xuyết cho nghĩa trang là một vài tượng đài kỷ niệm ghi những dòng chữ tưởng nhớ công ơn những vị anh hùng “vị quốc vong thân”.

Sau chuyến đi tham khảo tại Phi Luật Tân, Đại úy Thu sẽ phải trình đề án lên Tổng thống Thiệu để giao cho công binh xây dựng một nghĩa trang mới mang tên Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Ông còn gợi ý phải có một tác phẩm điêu khắc tại cổng vào nghĩa trang để nói lên sự tri ân của mọi người tại hậu phương trước những tử sĩ được chôn cất tại đây.

Đại úy Nguyễn Thanh Thu xin 1 tuần để suy nghĩ về dự án và trước khi ra về anh còn được Tổng thống Thiệu nhắc nhở bằng những lời rất thân tình: “Anh cần chú ý đến ý nghĩa của nghĩa trang phải xoay quanh “cục nhưn” là bức tượng… Tôi đặt nhiều hy vọng vào anh…”.

Tất cả mọi chuyện chỉ bắt đầu một cách giản dị như vậy. Tuy nhiên, đối với nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu đó là thời gian anh trăn trở nhiều nhất với những ý tưởng của một nghệ sĩ sáng tạo cho một công trình mang tầm vóc quốc gia nói lên lòng tri ân của mọi người đối với những chiến sĩ đã bỏ mình ngoài chiến trường.

21 August 2014

Đời Màu Hồng, thơ

Tre già măng mọc...






(Photos and captions by grandpa) 

*** 

Lời bàn của Triết Cùn:
Tre già xin đừng níu kéo tuổi xuân mà hãy sống với tuổi xuân....

Thư mời đến thưởng thức Một Chiều Nhạc mùa Thu.‏


Thân mời đến dự một chiều nhạc thính phòng đón mùa Thu với các tiếng hát: Thanh Nguyên, Ái Như, Bích Thủy và Mỹ Hòa. Nhạc Sĩ: Quốc Võ. Từ 6 giờ 30 chiều Thứ Bẩy, 6 tháng 9 năm 2014, tại Hội Trưởng Nhật Báo Người Việt. Vào của Tự do. M.C. Chu Tất Tiến.

20 August 2014

Để Suy Gẫm,


ABBA 's Chiquitita

Do dàn nhạc Andre Rieu trình tấu (2013)

Đâu là mối đe dọa lớn nhất với quân đội Trung Quốc?

Theo National Interest, kẻ thù địa chính trị lớn nhất của Trung Quốc không phải là Nhật Bản, không phải Nga; thậm chí càng không phải là Hoa Kỳ. Mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển của quân đội nước này chính là nạn tham nhũng, hối lộ mà chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang dốc sức truy tận gốc, diệt tận nguồn.

Điều này đã khiến giới lãnh đạo Trung Quốc nhận thức ra một vấn đề: thực tế họ đang sở hữu bao nhiêu vũ khí và hiệu quả sử dụng chúng ra sao.

Việc khai trừ khỏi Đảng Cộng sản hai quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc là ông Từ Tài Hậu, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương và ông Chương Hữu Nhân - cựu Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Quân sự An Huy do tham nhũng và nhận hối lộ càng làm dấy lên mối lo ngại về sự bất ổn trong quân đội nước này.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng của Trung Quốc ngày càng phình ra do yêu cầu bảo vệ các “lợi ích cốt lõi” ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Bắc Kinh bắt đầu phải nghiêm túc đặt câu hỏi: liệu quân đội nước này đang bảo vệ cái gì hơn: túi tiền hay đất nước của họ.

Theo các nhà sử học quân sự Millett, Murray và Watman, “Chiến thắng không phải là một đặc tính của một tổ chức mà là kết quả hoạt động của tổ chức đó”. Hiệu quả quân sự đòi hỏi đối thoại thường xuyên và phối hợp giữa các cấp chính trị, chiến lược, hoạt động và chiến thuật của các hoạt động quân sự, nói cách khác là một cấu trúc dân sự - quân sự mạnh mẽ, trong đó lòng trung thành chính trị là nền tảng.

Tuy nhiên, không ở nơi nào, tham nhũng lại trở thành ưu tiên hàng đầu trong an ninh quốc gia như ở Trung Quốc. Hồi năm 2012, tướng Lưu Nguyên, Chính trị viên Tổng cục Hậu cần, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã từng công khai chỉ trích kịch liệt vấn đề “chủ nghĩa cá nhân” và nạn tham nhũng trong quân đội nước này: “Không một quốc gia nào có thể đánh bại được Trung Quốc và không gì có thể phá hoại Đảng của chúng ta. Không có gì hết, ngoại trừ nạn tham nhũng: nó có thể dẫn chúng ta đi đến thất bại trước khi viên đạn đầu tiên được bắn ra”. Ông Lưu là vị tướng đầu tiên dám tố cáo công khai những thủ đoạn được sử dụng trong quân đội: biển thủ công quỹ, lạm dụng chức quyền và công vụ, mua quan bán chức, thậm chí có cả đe dọa, tống tiền, âm mưu đảo chính trong nội bộ.

Một số chuyên gia còn ước tính, 10% các hợp đồng mua sắm và chi tiêu hành chính, tức là chiếm 0,65% trong 8,27 nghìn tỷ USD tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc, đã được sử dụng như tiền lại quả hoặc hối lộ, chứ không phải đơn giản là bị đánh cắp.

Tham nhũng đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tới luật pháp và lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc. Mặc dù tăng trưởng thương mại rất cao nhưng hối lộ lại diễn ra ở tất cả các cấp thẩm quyền chính trị và quân sự. Hàng năm, Trung Quốc phải trải qua gần 200.000 cuộc biểu tình công khai chống lại cơn “sốt” nhà đất, suy thoái môi trường, hối lộ và các hoạt động trái phép khác.

Tham nhũng trong nội bộ đã tạo ra một sự tách bạch nguy hiểm giữa các cấp chính trị và quân sự. Điều này chắc chắn sẽ là trở ngại đối với các tham vọng quốc tế to lớn của Trung Quốc, đồng thời cảnh báo rộng rãi trên các trang web tin tức của nước này: “Một quân đội tham nhũng thì không có khả năng chiến đấu và không thể giành chiến thắng trong bất kỳ một cuộc chiến tranh nào”.

Hãy xem mức độ tham nhũng và hiệu quả kiềm chế tham nhũng trong quân đội của Trung Quốc tới đâu từ một số dữ liệu sau:

Năm 1998, Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là ông Chu Dung Cơ cũng đã lên án đích danh Tập đoàn Thiên Thành, một công ty thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ tổng tham mưu PLA buôn lậu, bất chấp lệnh cấm quân đội tham gia vào các hoạt động thương mại. Tuy nhiên, theo ông Chu Dung Cơ, có một sự thật là “mỗi lần các quan chức hải quan cố gắng bẫy tập đoàn Thiên Thành, thì lại có một số người có chức quyền xuất hiện nói đỡ cho họ”.

Một năm sau đó, khi vụ tập đoàn Nguyên Hoa trốn 6,3 tỷ tiền thuế bị phanh phui, một loạt quan chức hàng đầu của Trung Quốc như cựu Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Giả Khánh Lâm và Cục trưởng Cục tình báo Bộ Tổng tham mưu PLA - Thiếu tướng Cơ Đức Thắng cũng bị liên đới vì nhận hối lộ.

Tượng Mao Trạch Đông bằng vàng ròng
tìm thấy tại nhà tướng Cốc Tuấn Sơn

Đầu năm 2013, trong quá trình khám xét cơ ngơi xa hoa của viên tướng Cốc Tuấn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần PLA - người bị bắt vì tội danh tham nhũng, tống tiền, hối lộ và lạm dụng công quỹ, người ta đã tìm thấy một bức tượng Mao Trạch Đông, bồn rửa, mô hình tàu thuyền bằng vàng ròng, hàng trăm hộp rượu Mao Đài - quốc túy của Trung Quốc.

Thực tế, mặc dù công tác chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình có vẻ “tiến bộ” hơn, nhưng nạn tham nhũng, hối lộ chắc chắn vẫn sẽ tồn tại trong lĩnh vực quân sự và ở mọi cấp bậc. Điều này cho thấy, khả năng bắt cá ‘con bộ” tham nhũng và mức độ nghiêm trọng của sự trừng phạt với họ là không đáng kể.

Nếu không có cải cách dân sự - quân sự toàn diện, mỗi centimet tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ đi đôi với một vết nứt của quân đội nước này và hạn chế khả năng đạt được các mục đích quốc gia bằng sức mạnh quân sự của Bắc Kinh.

Linh Phương
(Petrotimes)

Tin ngắn đáng chú ý

Triều Tiên đổ quân lên biên giới, sẵn sàng "đối phó với Trung Quốc"

Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc hôm nay đưa tin Bắc Triều Tiên đã điều động Sư đoàn 12, với 80 xe tăng lên biên giới Hoa Lục, và sẵn sàng "cho các hoạt động tấn công".

Theo báo Hàn Quốc, thì Sư đoàn 12 được Quân ủy Trung ương Triều Tiên thành lập năm 2010 với mục đích là "phản ứng với các tình huống khẩn cấp từ phía quân Trung Quốc". Hôm qua, 80 xe tăng thuộc lữ đoàn 42 thuộc sư đoàn 12 đã được điều đến tỉnh Ryanggang, giáp với biên giới Hoa Lục. Trong số các xe tăng này, thì ngoài những xe tăng thời Liên Xô, còn có những chiếc tối tân với hệ thống điều khiển điện tử.

Theo nhận định của phía Nam, thì các hoạt động này nhằm sẵn sàng đối phó với sức ép từ phía Bắc Kinh trong việc đòi hỏi Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình hạt nhân của họ. Nguyên văn, tờ Chosun Illbo viết: "Các hoạt động này ghi nhận nỗi sợ đồng minh thân cận Hoa Lục có thể quay lưng với phía Bắc trong việc gây áp lực về chương trình hạt nhân".

Dưới thời của chủ tịch quân ủy Kim Jong-un, Bắc Triều Tiên đã không ít lần tỏ thái độ không hợp tác với đồng minh Hoa Lục. Mối quan hệ giữa hai nước láng giềng này cũng đang trở nên căng thẳng hơn trong thời gian gần đây, theo nhận định của các nhà phân tích phương Tây, với việc Bắc Kinh thắt chặt quan hệ với Mỹ và cả Hàn Quốc.

Tháng Bảy năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, chủ tịch Hoa Lục tới thăm Hàn Quốc trước khi thăm Bắc Triều Tiên. Chuyến thăm c Tập Cận Bình tới Seoul được cho là thể hiện xu hướng mới của Bắc Kinh trong vấn đề bán đảo Triều Tiên.
**

Chính quyền địa phương không đều sẵn sàng ủng hộ quyết định điều tra Chu Vĩnh Khang

Ngày 19.8, tờ South China Morning Post (SCMP) tại Hồng Kông đưa tin giới lãnh đạo đảng của 31 tỉnh, thành, khu tự trị ở Hoa Lục đã lần lượt công khai ủng hộ quyết định của trung ương điều tra cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang với cáo buộc “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, một thuật ngữ ám chỉ tham nhũng. Tuy nhiên, SCMP dẫn lời giới phân tích cho rằng sự chậm trễ trong việc nhất trí ủng hộ điều tra Chu cho thấy dấu hiệu chần chừ trong đảng ủy một số tỉnh, thành về vấn đề này. Điều đó cũng cho thấy không phải lãnh đạo đảng của tất cả chính quyền địa phương đều sẵn sàng ủng hộ quyết định điều tra ông Chu, một phần chiến dịch chống tham nhũng do Tập Cận Bình phát động.


Chu Vĩnh Khang (giữa) 
từng được xem là một
nhân vật quyền lực ở Hoa Lục

Quyết định điều tra ông Chu được công bố từ ngày 29.7, nhưng đến ngày 2.8, đảng ủy tỉnh Thanh Hải mới tiến hành họp bàn về quyết định đó và mãi đến ngày 17.8, cổng thông tin điện tử qhnews.com của tỉnh mới đăng thông báo ủng hộ điều tra ông Chu, theo SCMP. Nhà bình luận Hồ Tinh Đẩu tại Viện Công nghệ Bắc Kinh nhận định việc chính quyền địa phương mất nhiều ngày mới đưa ra phản ứng về quyết định của trung ương là “không bình thường” và “điều đó cho thấy vẫn còn sự tranh cãi trong giới quan chức và không phải ai cũng ủng hộ ông Tập mà không lưỡng lự”.

19 August 2014

10 nhóm thực phẩm người lớn tuổi nên hạn chế

Khuyến cáo của trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC)mới đây vì chúng không lợi cho cơ thể người lớn tuổi.
1. Thực phẩm chiên quá kỹ
Do tuổi cao, hệ thống tiêu hóa trở nên suy yếu nên thực phẩm chiên triệt để, quá kỹ rất khó tiêu hóa. Ngoài ra, đây còn là nhóm thực phẩm giàu năng lượng, có thể gây tích mỡ, béo phì. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khi tuổi cao quá trình chuyển hóa giảm mạnh nên những loại thực phẩm giàu năng lượng khó tiêu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của não, quá trình phát triển xương và làm tăng rủi ro mắc các loại bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm, đặc biệt là bệnh ung thư, đái tháo đường.

2. Thực phẩm nướng
Theo năm tháng, khi tuổi cao sức khỏe hệ thống miễn dịch bắt đầu suy giảm nên dùng thịt nướng sẽ khó tiêu, nhất là nướng trực tiếp trên ngọn lửa dễ gây ra các chất gây ung thư, nhất là nhóm người có tiền sử, sức khỏe yếu ăn vào có thể tăng bệnh.

3. Nhóm thực phẩm chế biến quá kỹ
Không chỉ có nhóm người cao niên mà ngay cả nhóm người khác, thực phẩm chế biến quá kỹ cũng không có lợi mặc dù có thể ngon mắt, ngon miệng. Đơn giản, do chế biến quá kỹ nên giảm hàm lượng vitamin, dưỡng chất, chất xơ và nếu ăn dài kỳ sẽ phát sinh những căn bệnh liên quan đến đường ruột và hệ tiêu hóa.

4. Đậu nành
Nhiều người cho rằng đậu nành tốt cho nhóm người già, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều và thường xuyên cũng có thể gây bất lợi, làm suy giảm sức khỏe động mạch và tĩnh mạch, thủ phạm gây suy tim.

5. Đồ uống nhiều đá
Đồ uống nhiều đá, kể cả rượu bia được xem là không có gây lợi cho sức khỏe người cao tuổi, bởi nó làm chậm quá trình sản xuất enzyme dạ dày, làm tăng các loại bệnh về đường tiêu hóa, nhất là khi đá không đảm bảo vệ sinh, dài kỳ sẽ trở thành gánh nặng cho đường ruột.

6. Nhóm đồ ngọt
Theo nghiên cứu của ĐH Y khoa Harvard, Mỹ thì đường chỉ đánh lừa cảm giác của con người, dễ nghiện và nếu lạm dụng dễ gây bệnh tích mỡ, béo phì và suy giảm xương ở người lớn tuổi.

7. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật nếu lạm dụng sẽ gây bệnh cao huyết áp, bệnh gút, bệnh mỡ máu (cholesterol) cao, bệnh tim mạch và bệnh đái đường.

8. Tiết động vật
Kể cả tiết chín lẫn tiết sống là nhóm thực phẩm nhóm người lớn tuổi nên hạn chế, nếu ăn nhiều, ăn thường xuyên (trên 2 bữa/tuần) có thể làm tăng bệnh mỡ máu tăng, bệnh tim mạch. Riêng tiết sống, như tiết canh hoặc uống tiết sống, tiết pha rượu cũng không có lợi cho sức khỏe người già vì nó làm tăng nguy cơ gây ngộ độc, nhiễm virút và tăng bệnh cao huyết áp.

9. Thực phẩm đồ uống hết hạn sử dụng
Nói chung, những loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói thường có hàm lượng đạm thấp, trong khi đó lại nhiều đường, mỡ, muối nên không có lợi cho sức khỏe người cao niên. Khi sử dụng nên đọc kỹ nhãn mác để tránh ăn phải thực phẩm đã hết hạn hoặc không đảm bảo phẩm chất.

10. Đồ uống sôđa
Trong số những loại đồ uống thì nhóm nước giải khát sôđa được xem là bất lợi nhất. Nó không chỉ nghèo về dưỡng chất mà còn có chứa nhiều chất phụ xấu cho sức khỏe như các loại hóa chất tăng độ thơm, màu sắc và độ sủi bọt… Tất cả những hợp chất này đều đánh lừa cảm giác con người, trong khi đó lại chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, dùng lâu ngày dễ sinh bệnh, đặc biệt là bệnh đái đường, tim mạch, thậm chí cả ung thư vì chứa nhiều hợp chất hợp gây ung (carcinogen) nguy hiểm.

DƯ HƯƠNG

Thơ: Khánh Trân
Nhạc: Nguyễn Tâm Hàn
Giọng ca: Hương Giang

18 August 2014

“Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản

Gordon G. gChan
Phan Trinh dịch
(Pro&Contra)

“Tập Cận Bình, giống Gorbachev, muốn làm điều vĩ đại để cải cách một hệ thống bệnh hoạn. Nhưng cũng như lãnh tụ cuối của Liên Xô cũ, Tập vừa kích hoạt những chuyển biến mà ông không thể kiểm soát được.”

Giới thiệu của người dịch:

Lập luận của Gordon rất đáng chú ý, nhất là khi ông so Tập Cận Bình với Gorbachev, người vừa cố sửa vừa cố giữ, sao cho không đổ vỡ, một hệ thống đã không thể sửa. Thực ra, bài học của Gorbachev nôm na chính là: Sai không sửa không được, nhưng cứ sửa là sụp.

Hóa ra Tập không vô địch, mà đang “thọ địch”, Tàu không siêu cường muốn làm gì thì làm, mà là một pho tượng khổng lồ đứng trên bục đất bở. Và hóa ra Đặng Tiểu Bình nói quá đúng:“Nếu Trung Quốc rơi vào bất ổn, thì bất ổn sẽ xuất phát từ chính nội bộ Đảng Cộng sản”.

Nếu xâu chuỗi những ngày tháng nêu trong bài – Bộ Chính trị Tàu họp kín ngày 26/6, trong đó Tập tuyên bố không màng sống hay chết trong công cuộc chống tham nhũng, và ngày 29/7, ngày ra thông báo điều tra Chu Vĩnh Khang – thì có thể đặt thêm một giả thuyết, không phải không có lý, đó là: Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam ngày 15/7, sớm trước một tháng, thực ra cũng chỉ vì đấu đá nội bộ đang đến hồi quyết liệt. (Đó là chưa kể Chu Vĩnh Khang từng là một ông trùm dầu khí với nhiều tay chân trong ngành.) Và với Tập Cận Bình, có lẽ “thù trong” còn đáng sợ gấp trăm lần “giặc ngoài”.

Bài gốc đăng trên National Interest ngày 14/8/2014 có tên “China’s “Gorbachev” Is Tearing the Communist Party Apart”. Những tiêu đề nhỏ là của người dịch.

Sống-chết, mất-còn

“Tôi không màng mình sẽ  sống hay chết, tiếng tăm mình sẽ còn hay mất, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng này.” Tập Cận Bình đã mạnh miệng như thế, trong một phiên họp kín của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 26/6 vừa qua. Lãnh tụ nhiều tham vọng họ Tập cũng nhắc đến hai đội quân, một bên là đội quân “tham nhũng”, bên kia là đội quân “chống tham nhũng”, và hai lực lượng, theo ông, đang lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan.”

16 August 2014

Chút Quê Hương Tạm Mượn, thơ

Dạo:
     Tưởng chừng thấy lại quê hương,
Ngờ đâu chốn cũ vẫn phương trời nào.

    Chút Quê Hương Tạm Mượn

    (Kỷ niệm những ngày ở Dominican Republic,
     nơi tưởng chừng gặp lại chút quê hương
     qua những quả dừa xanh, những trái bàng vàng
     và nhất là những chùm hoa phượng đỏ)

Xanh xanh từng đợt nắng trùng dương,
Chân thấp chân cao dọ dẫm đường.
Thoảng chút yêu thương đầu ngọn gió,
Tưởng chừng đâu đó bóng quê hương.

Sửng sốt dừng chân ở giữa đàng,
Ngỡ mình lạc lối, dạ hoang mang.
Chợt nghe phảng phất làn hương cũ,
Chăm chú nhìn quanh thoáng ngỡ ngàng.

Lần mò theo tiếng sóng lang thang,
Háo hức về thăm lại xóm làng.
Men dấu dã tràng quanh bãi vắng,
Chân trần, tóc trắng, nắng chang chang.

Chầm chậm băng ngang dựa gốc bàng,
Bùi ngùi nghe quá khứ dần loang.
Mơ màng sống lại ngày thơ dại,
Cùng bạn trèo cây hái trái vàng.

Xào xạc miên man rặng lá dừa,
Nghe như tiếng gọi của làng xưa,
Nghe như tiếng võng đưa nhè nhẹ,
Tiếng mẹ vỗ về giấc ngủ trưa.

Lần khua từng bước nhỏ lông bông,
Rực sáng chung quanh sắc phượng hồng.
Kỷ niệm chất chồng trong trí nhớ,
Theo hoa rộ nở kín trời không.

Phố lẻ nằm im dưới nắng nồng,
Quán hàng vắng khách đứng buồn trông.
Con đường tráng nhựa vòng vo lượn,
Cây uốn quanh co lá phập phồng.

Rác rưởi long nhong khắp phố phường,
Rì rào nước cống chảy tràn mương.
Nghênh ngang vài chiếc xe hai bánh,
Nặng gánh, rồ ga, khói ngập đường.

Thấp thoáng xa xa một xóm nghèo
Nép mình bên vũng nước trong veo.
Mươi căn nhà cột kèo xiêu vẹo,
Chèo kéo ngôi trường bé tẻo teo.

Hắt hiu mộ cũ ngóng mây trời,
Bên bụi chuối già lá tả tơi.
Dăm ngọn cau buồn phơi trước gió,
Mơ hồ như có tiếng à ơi.

Phải chăng là đó chính quê hương,
Bỏ lại đằng sau với tiếc thương.
Từ phút lên đường đi lánh nạn,
Đà hay sẽ cách vạn trùng dương.

**
Rộn rã sau lưng tiếng nói cười,
Buồn thay, nào phải tiếng quê tôi.
Bồi hồi chợt thấy mình đơn độc,
Cười khóc vu vơ giữa xứ người.

Trần Văn Lương
 Cali, 8/2014


TÌNH MẸ TRONG THƠ TRẦN KIÊU BẠC


Hoàng Ánh Nguyệt
Thành thật cám ơn nhà thơ Trần Kiêu Bạc đã gởi tặng tập thơ “Qua Dấu Bụi Thời Gian”. Tập thơ đến tay tôi vào một sáng đầu xuân. Ngoài trời nắng đẹp, cây lá xanh tươi, hương hoa ban mai thoang thoảng nhẹ đưa. Tôi là người yêu thơ nên đón nhận tập thơ với lòng hân hoan, trân trọng. Tôi hân hạnh với món quà tinh thần quý giá mà tác giả đã gởi tặng mình.
       
Lần dở những trang thơ, tập thơ trình bày đẹp, trang nhã, nhất là hình bìa Dòng Sông Con Đò, sắc màu thân quen, hình ảnh đã làm ta thấy lại quê hương. Thứ tình mà mọi người tha hương đều rất trân trọng.
      
Đây là một thi phẩm chứa nhiều kỷ niệm. Tất cả là những bài thơ hay, đậm đà tình cảm về Mẹ, về gia đình, lời lẽ trong sáng, bình dị, tâm tư của tác giả rất chân thật, rất phong phú, tha thiết với quê hương với bạn bè, với nguồn rung cảm chân thành của một tâm hồn nghệ sĩ, thêm vào đó lời thơ diễn đạt rất nghệ thuật, mỗi bài thơ mang âm hưởng của nhạc, của những cung bậc với giai điệu khi cao khi trầm, cùng ăn nhịp với lòng ta, vần điệu phóng khoáng, những cảm xúc, những ray rứt lẫn xót xa, tạo ra bao vần thơ thật trang nhã và cảm động. Tôi rất tâm đắc và rất ngưỡng mộ. Tôi lại càng sững sờ và ngạc nhiên lẫn khâm phục về bài viết thay lời bạt của Nguyễn Thị Mỹ Châu hiền nội của tác giả quả là xuất sắc.
      
Đặc biệt nhất về thơ của Trần Kiêu Bạc: Tác giả đã dành hầu hết những bài thơ nhắc về “Mẹ”. Mẹ là dáng dấp quê hương, là bóng mát, là những kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu. Tác giả khắc họa tình cảm nhớ thương sâu sắc, chân thành và thiết tha, mặn nồng, không sao có thể quên được về người Mẹ đã quá cố. Những bài khi đọc tôi thật xúc động và rất cảm mến tác giả, bài nào cũng làm tôi ngậm ngùi.
      
Đọc “Qua Dấu Bụi Thời Gian” đã có trong tôi cái cảm khái. Tôi không phải là người bình thơ. Nhưng trong những bài thơ hầu hết đều có một nỗi niềm và tôi cũng tìm thấy nét gần gũi, tôi mạn phép xin nêu vài nhận xét tiêu biểu một số bài thơ với tiếng khóc âm thầm của người con dè dặt, kín đáo ấy, viết dành riêng để tưởng nhớ Mẹ mình, nó mới não lòng làm sao!:
“Về thăm mồ Mẹ gió đong đưa
Mưa rớt lâm râm khoảng cuối mùa
Áo mỏng đơn sơ còn chưa ướt
Mà sao hai mắt dột đầy mưa?”
(Bài Tứ Tuyệt Thăm Mồ Mẹ trang 240)
Tôi xúc động mạnh theo những điều tác giả diễn tả qua bài thơ Tứ Tuyệt Xa Mẹ. Phải chăng đó là biểu hiện của một con tim đa cảm, lòng lưu luyến khi khuất xa đã tìm được những lời thơ rung cảm một cách thấm thía. Trong cảm xúc của mình tác giả đã thể hiện:

15 August 2014

Tin rút ngắn đáng chú ý

Hơn 800 người Uighur bị bắt trong vụ trấn áp ở Tân Cương

BẮC KINH— Hoa Lục đang tiến hành một trong những vụ trấn áp dữ dội nhất ở vùng Tân Cương kể từ khi những vụ bạo động sắc tộc làm rúng động thủ phủ Urumqi vào năm 2009. Thông tín viên Bill Ide tường thuật rằng những người chỉ trích nói rằng chiến dịch qui mô lớn để chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan mà chính quyền Tân Cương đang thực hiện là một vụ đàn áp bất công nhắm vào người sắc tộc Uighur (Người Tàu gọi là Duy Ngô Nhĩ).

Theo các số liệu của truyền thông nhà nước và các bản tin của tòa án ở Tân Cương, hơn 800 người Uighur đã bị bắt về tội khủng bố kể từ đầu tháng 5.

Các số liệu của tháng thứ nhì của chiến dịch này chưa được công bố, nhưng sau một loạt những vụ rối loạn hồi cuối tháng 7, truyền thông nhà nước cho biết gần 270 người Uighur đã bị bắt giam.

Ông Dilxat Raxit, phát ngôn viên của Nghị hội Uighur Thế giới, cho biết số người bị bắt kể từ khi tháng 5 có thể vượt mức 1.000 người:

"Theo những tin tức mà chúng tôi nhận được từ người dân ở địa phương, hơn 1.000 người đã bị bắt kể từ tháng 5. Tuy nhiên, con số đó thật ra vẫn còn thấp và vẫn còn phải được kiểm chứng. Số người bị bắt có thể còn cao hơn nhiều vì có rất nhiều người bị bắt mà không thông qua các thủ tục pháp lý."

Những người chỉ trích đường lối mà chính phủ Hoa Lục theo đuổi để ứng phó với tình hình ở Tân Cương, như ông Raxit, tố cáo rằng chính quyền đang lợi dụng chiến dịch trấn áp này để thực hiện một cuộc bách hại trên diện rộng nhắm vào người Uighur.

Ông Raxit cũng bày tỏ quan tâm về việc các thủ tục pháp lý hoàn toàn bị gạt qua một bên:

"Những người Uighur ở Tân Cương cho chúng tôi biết rằng tình hình hiện nay giống như tình hình thời chiến, như đang sống trong khu vực có chiến tranh. Họ cho biết họ không nhận thấy có sự công bằng, bình đẳng và không hề cảm thấy được an toàn ngay cả trong lúc đang ở trong nhà của mình."

**

Ukraine xác nhận phá huỷ đoàn xe bọc sắt của Nga gần biên giới

Chính phủ Ukraine nói các binh sĩ của họ đã phá huỷ những xe quân sự từ Nga vượt biên giới sang Ukraine.

Văn phòng của tổng thống Petro Poroshenko loan báo tin này ngày hôm nay trên trang mạng của tổng thống. Văn phòng tổng thống cho biết là đã phá huỷ một phần đáng kể của đoàn xe quân sự này.

Những quan ngại này tăng cao ngày hôm nay khi truyền thông Anh loan tin là nhiều xe bọc sắt  chở quân và những loại xe khác vượt biên giới vào Ukraine.

Báo The Telegraph và báo The Guardian cho biết xe của quân đội Nga được phát hiện cách đoàn xe chở hàng cứu trợ của Nga đang dừng lại để được kiểm tra khoảng 30 kilômét.

Các giới chức Ukraine cho biết đã bắt đầu kiểm tra một đoàn xe tải của Nga mà Moscow nói mang những phẩm vật cứu trợ nhân đạo cho miền đông Ukraine bị chiến tranh tàn phá. Kyiv quan ngại là Moscow có thể nỗ lực dùng đoàn xe này để bí mật xâm lược hay tái vũ trang cho các phiến quân thân Nga bị nhiều thiệt hại lúc gần đây.

Nga đã phủ nhận trực tiếp vũ trang cho phiến quân. Nga nói là đoàn xe 300 chiếc chỉ nhằm giúp giảm nhẹ những đau khổ tại miền đông Ukraine.

Các giới chức cứu trợ quốc tế nói nhiều nơi tại miền đông Ukraine gồm hai thành phố Donetsk và Luhansk, thiếu thuốc men, nước uống và điện giữa lúc các lực lượng chính phủ Ukraine tiếp tục tấn công nhằm chấm dứt sự nổi loạn của các phần tử ly khai thân Nga.

**

"Lõa quan" trong Cộng Đảng Tàu

Trong lúc xúc tiến chiến dịch chống tham nhũng, giới hữu trách Trung Quốc đang nhắm tới các quan chức có gia đình và tài sản ở nước ngoài. Những nỗ lực này đang ra một vụ tranh luận ở Trung Quốc về vấn đề có bao nhiêu quan chức như vậy và sẽ có bao nhiêu người bị trừng trị.

Câu chuyện của một quan chức ở thành phố Thâm Quyến, người đã từ chức sau khi có tin nói rằng chồng bà đã di dân sang Mỹ, đã nêu bật những sự khó khăn và sự không rõ ràng xoay quanh những cán bộ đảng viên ở Trung Quốc được gọi là “lõa quan” hay những quan chức trần truồng.

Cụm từ này nói tới những quan chức ở Trung Quốc nhưng đưa vợ hoặc chống và con cái ra nước ngoài sinh sống, dọn đường cho việc tuồn ra nước ngoài những của cải tích lũy từ những vụ tham ô.

Bà Lưu Yến, quan chức ở Thâm Quyến, thừa nhận là chồng bà đã lấy qui chế thường trú nhân ở Mỹ từ những năm 1980. Theo truyền thông Trung Quốc điều này là bằng chứng cho thấy bà Lưu là “lõa quan.”

Bà Lưu nói với báo chí rằng “Tôi chỉ là một người vợ và một người mẹ bình thường.”

Tin buồn

Xin thông báo cùng toàn thể quý đồng môn đặc biệt khóa 12 Ban Đốc Sự:

 Bà NGUYỄN THỊ MỘNG THÚY 
Đồng môn Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Ban Đốc Sự Khóa 12
Sanh năm 1944. 
Vừa từ trần ngày 13 tháng 8 năm 2014 tại Saigòn
Việt Nam. Hưởng thọ 70 tuổi.
(Người đưa tin: Nguyễn Văn Sáu)

Trung Quốc: Gieo Gió Rồi Chặn Bão

Nguyễn-Xuân Nghĩa

Vì sao kinh tế Trung Quốc khó tránh được khủng hoảng?

Khi một tổ chức lạc quan kinh niên như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF – lạc quan vì không dự báo được nhiều vụ khủng hoảng kinh tế đã qua – mà lại vừa cảnh báo vào Tháng Bảy về nguy cơ “hạ cánh nặng nề” của kinh tế Trung Quốc, thì ta nên chú ý đến tin tức khí tượng kinh tế: Giông bão kinh tế xứ này có thể nổi lên từ nay đến năm 2020.

Khi các chuyên gia quốc tế đều đổi vui thành buồn mà nói về nguy cơ khủng hoảng sắp tới tại Trung Quốc, tất nhiên là lãnh đạo Bắc Kinh cũng phải biết. Họ còn biết được và nói ra những gì phải làm để thoát khỏi cơn chấn động ấy. Nhưng, vì kinh tế cũng là chính trị – nội dung của cột báo định kỳ này – họ biết mà làm không nổi.

Ác nghiệp kinh tế cũng là một quy luật! Nói nôm ra, đã gieo gió rồi thì khó chặn bão – mà chỉ có thể gặt.

Mùa gặt thảm khốc đang bắt đầu….

 ***

Quý độc giả không có nhiều thời giờ, mà cột báo này cũng chẳng là một cuốn sách, nên xin… vèo trông lá rụng đầy sân:

Sáu năm trước, tổ hợp đầu tư Lehman Brothers sụp đổ vào Tháng Chín năm 2008 và thổi lên vụ khủng hoảng tài chánh toàn cầu. Khi đó, tổ hợp Lehman đứng hạng bốn trong các ngân hàng đầu tư Mỹ, đang quản lý một số tài sản trị giá khoảng 640 tỷ Mỹ kim, bằng 5% tổng sản lượng Mỹ. Ngày nay, tài sản do ngân hàng đứng hạng thứ tư của Trung Quốc đang quản lý lại trị giá 25% tổng sản lượng Trung Quốc. Mà ngân hàng BOC này đứng sau ICBC, CCB và ABC: tài sản của bốn ngân hàng ấy lớn bằng 60% tổng sản lượng GDP của kinh tế Trung Quốc.

Người không biết đếm thì trầm trồ ngợi khen kinh tế Trung Quốc đã lớn như thổi trong mấy chục năm và vượt mặt kinh tế Anh, rồi Ðức rồi Nhật để nay mai sẽ bắt kịp Hoa Kỳ. Người biết đếm thì biết lo vì không đếm ra phần nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc, thuộc diện bí mật quốc gia. Bí mật đến nỗi lãnh đạo Bắc Kinh cũng không biết luôn!

Người không biết đếm thì nói đến khối dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh, nay lên tới bốn ngàn tỷ đô la. Nếu kể thêm lượng vàng dự trữ trong công khố – một bí mật quốc gia khác – được ước lượng khoảng bốn ngàn năm trăm tấn, trị giá gần 200 tỷ đô la tính theo giá hiện hành, thì Bắc Kinh có đủ vốn dằn lưng để vượt qua sóng gió.

Người biết đếm thì biết lo hơn vậy.

Qua ba thập niên, kinh tế Trung Quốc thuộc diện “uống sâm để đạp xe hai bánh cho mạnh.” Xe chạy chậm là đổ. Ðó là chiến lược ráo riết đầu tư để tìm tốc độ tăng trưởng cao và sản xuất dư thừa thì xuất cảng bằng mọi giá để thu về ngoại tệ cho nhà nước. Nhưng kinh tế chính trị học Trung Quốc khiến lãnh đạo và tay chân thì uống sâm, còn dân đen và các doanh nghiệp tư nhân thì đạp xe chết bỏ. Kinh tế học gọi đó là hiện tượng “tầm tô,” rent seeking, là những kẻ có ưu thế chính trị và kinh doanh thì khai thác ưu thế đó cho mình, qua chánh sách và luật lệ đầy lệch lạc.

Ưu thế ấy không tạo ra những của cải có giá trị cho quốc dân trong trường kỳ mà chỉ đem lại đặc lợi cho một thiểu số ở trên. Ðó là chuyện gieo gió.

Khi Mỹ bị khủng hoảng từ vụ Lehman và hàng loạt cơ sở tài chánh và bảo hiểm khác, kinh tế toàn cầu bị tổng suy trầm 2008-2009. Ðấy là lúc Bắc Kinh lại rót sâm nữa: gia tăng công chi và bơm thêm tín dụng qua hệ thống ngân hàng của nhà nước cho các doanh nghiệp của nhà nước cùng các công ty đầu tư của các chính quyền địa phương, tức là vẫn của nhà nước. Nếu có gì lọt xuống dưới thì tư nhân còn được hưởng, nhưng đa số thì phải vay lại, hoặc vay chui với giá đắt hơn và bị nhiều rủi ro hơn.

IMF thì đếm là từ 2008 đến 2013, tổng số tài trợ tăng bằng 73% của tổng sản lượng và xác nhận rằng con số thật có thể cao hơn. Nhiều tổ hợp đầu tư hay cơ quan nghiên cứu thì nói đến 100%, tăng gấp đôi tổng sản lượng. Tổng sản lượng đó nay ở khoảng chín ngàn tỷ đô la: trong năm năm, Trung Quốc đã rót sâm trị giá chín ngàn tỷ! Gấp đôi liều thuốc bổ của Mỹ.

Con số thật có khi còn vĩ đại hơn: Tháng Năm vừa qua, công ty đầu tư Hoisington Investmnent Management Company tại Hoa Kỳ ước tính là tổng số dư nợ của tư nhân và nhà nước Trung Quốc lên tới 420% tổng sản lượng 2013, so với 320% vào năm 2008.

Người biết đếm vì theo dõi tin tức khí tượng kinh tế còn chỉ ra một quầng mây đen khác: khi đầu tư và tín dụng tiếp tục đổ ra thì phần tiêu thụ nội địa lại giảm. Từ 40% tổng sản lượng – con số quá thấp – nay chỉ còn chừng 36%, thậm chí 34%. Người uống sâm và kẻ đạp xe là vậy, nếu ta so sánh với tiêu thụ tại Mỹ (70%), Nhật (61%) hay Nam Hàn (52%).

Bây giờ, hãy nói đến trận bão.

Lãnh đạo Bắc Kinh là lương y có tài, hơn người Hà Nội, vì biết kinh tế Trung Quốc cần phương thuốc vừa “bổ” vừa “tả,” vừa tăng trưởng vừa sửa sai thì mới phát triển. Sai thì rất nhiều và họ có nói tới từ năm 2003, từ 10 năm trước. Nhưng sửa không được vì đụng vào thực chất “tầm tô.” Cải sửa là thu hẹp quyền lợi của thiểu số ở trên. Vì vậy, chỉ có bổ mà chẳng có tả và kinh tế lâm bệnh.

IMF nhẹ nhàng nói theo ngôn ngữ ngoại giao, rằng kinh tế Trung Quốc đang là mạng lưới rủi ro (web of vulnerabilities) trùm lên năm khu vực là địa ốc, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, các ngân hàng và hệ thống ngân hàng chui shadow banking. Mà muốn đẩy lui giông bão thì phải trả lại nợ và chấn chỉnh lại sổ sách chi thu, tức là chấp nhận một đà tăng trưởng thấp hơn.

Nhưng, dù Nghị Quyết Ba của Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương đã nói ra nhu cầu cải sửa để chuyển hướng từ cuối năm ngoái, qua năm nay, lãnh đạo Bắc Kinh tiếp tục rót sâm với biện pháp kích thích kinh tế được nói trước là nhỏ nhoi xíu xiu, mà thật ra lại cao hơn dự tính.

Cánh buồm vẫn góp gió để lao vào giông bão.

Vì kinh tế cũng là chính trị, ta có quyền tự hỏi vì sao Bắc Kinh vẫn không chuyển hướng? Có hai cách giải thích đều… nguy như nhau.

Một là lãnh đạo xứ này muốn xoay tay lái mà vẫn thúc thủ vì tay lái đã bị các thế lực hay nhóm lợi ích xiềng vào một hướng – cái hướng có lợi cho họ. Vì thế, Tập Cận Bình mới ra tay diệt trừ tham nhũng và tìm cách thâu tóm lại quyền lực để rồi mới xoay trong tương lai.

Hai là vì chủ quan duy ý chí, lại căn cứ trên cách đếm của mình, Bắc Kinh cho là tình hình chưa đến nỗi nào. Như gánh công trái (nợ của khu vực công) và ngoại trái (nợ ngoại quốc) còn thấp, tiết kiệm của dân còn cao và hệ thống kiểm soát của nhà nước còn có khả năng chặn đường tháo chạy của tư bản, v.v… Cho nên Trung Quốc có thể vững tay chèo trong ít lâu nữa – và tiếp tục gây bão.

Nhưng, điều mà họ thiếu chính là thời gian. Càng trì hoãn thì càng gia tốc cho sóng gió.

Trong khi đó, môi trường quốc tế lại có những rủi ro mới từ Âu Châu, Hoa Kỳ đến Nhật Bản và nhiều nước đang phát triển khác. Khi ngần ấy vấn đề lại dồn làm một, Bắc Kinh không thể chặn bão. Và khác với các vụ khủng hoảng tại Nhật năm 1991, tại Ðông Á năm 1997, tại Âu Châu và Hoa Kỳ năm 2008, một vụ khủng hoảng tại Trung Quốc lần này có thể quạt thẳng vào chế độ…

Nguyễn-Xuân Nghĩa
(NguoiViet online)

14 August 2014

Tổng thống Obama và học thuyết Nixon

Trọng Đạt

      
Sự hình thành biệt lập thuyết
 
Những năm đầu thập niên 60, người dân Mỹ tin vào thuyết Domino và ủng hộ cuộc chiến tranh Việt Nam, sách báo về giai đoạn này nói  thăm dò ý kiến năm 1964 cho thấy có tới 78% hoặc 85% người dân ủng hộ cuộc chiến (1), đại đa số Quốc hội ủng hộ Hành pháp. Năm 1965 tình hình quân sự miền nam tồi tệ,  giữa năm 1965 VNCH có nguy cơ sụp đổ, trung bình mỗi tuần mất một tiểu đoàn và một quận (2)
    
Do sự thúc ép của tình thế và đề nghị của các cố vấn, Tướng lãnh.. Tổng thống Johnson phải đưa quân vào miền nam VN tính trung bình mỗi năm 100,000 người, cho tới năm 1968 tổng cộng có 530,100 quân Mỹ tại VN.

Mấy năm đầu người dân và Quốc hội ủng hộ cuộc chiến nhưng dần dần họ chống đối mạnh nhất là sau trận Mậu Thân 1968.
    
Năm 1969, Nixon đắc cử Tổng thống, phong trào phản chiến lên rất mạnh, biểu tình bạo động, sinh viên, giới trẻ đốt xe, sô sát đổ máu với cảnh sát. Nixon theo lời đề nghị của Bộ trưởng quốc phòng Laird cho rút quân và thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh. 
     
Ngày 8-6-1969, Tổng thống Nixon mở cuộc họp với Tổng thống Thiệu, các vị phụ tá, cố vấn tại Midway để bàn về kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, Mỹ rút quân và quân đội VNCH sẽ tự đảm nhiệm cuộc chiến chống CS. Người chống  đối mạnh là Kissinger, ông này lý luận nếu rút quân sẽ khiến Mỹ mất uy tín trên thế giới, vả lại ông cũng sợ mất thế mạnh tại bàn Hội nghị, CSBV chỉ chờ có thế, ông ta viết :
      “Mỹ càng rút nhiều, Hà nội càng phấn khởi” (3)

13 August 2014

"My Way"

Dàn nhạc André Rieu trình tấu:

Một thính giả đã viết "My tears would roll down my face had I joined the show" - Nếu tôi tham dự buổi trình diễn chắc nước mắt tôi đã lăn trên đôi má.

12 August 2014

Thái Bá Tân và những vần thơ năm chữ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Thú thật, tôi mới chỉ biết đến nhà thơ Thái Bá Tân sau khi đọc bài “Thái Bá Tân và những bài thơ ngũ ngôn” của Mặc Lâm, biên tập viên RFA. Bài viết này khiến tôi tò mò lên mạng tìm hiểu về nhà thơ và khám phá nhiều điều thú vị.

Thái Bá Tân, sinh năm 1949, tại xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nơi ngày xưa có truyền thống văn chương của các “ông đồ xứ Nghệ”. Thái Bá Tân có một tiểu sử khá ly kỳ. Thuộc vào loại “con cưng của chế độ” nên từ năm 1967 đến 1974 ông học khoa ngoại ngữ (phiên dịch tiếng Anh) tại Đại học Ngoại ngữ Matscova, Liên Xô.
Về nước, trong thời gian 1975-1978, ông dạy tiếng Anh tại Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội và sau đó làm biên tập viên nhà xuất bản Lao Động. Thái Bá Tân còn là Phó chủ tịch Hội đồng Văn học Nước ngoài và là Ủy viên Ban Đối ngoại của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông về hưu rất sớm nhưng vẫn hoạt động trong lãnh vực văn chương và giáo dục.

Thái Bá Tân (*)

Thái Bá Tân đã xuất bản khoảng 70 đầu sách, gồm thơ dịch, truyện ngắn và thơ sáng tác. Hơn 20 năm tổ chức các lớp học thêm tiếng Anh cho sinh viên, với gần 300 người một lớp, rất nhiều thế hệ học sinh, sinh viên miền Bắc đã trưởng thành và thành công từ lớp học tiếng Anh của ông. Qua bài thơ Tự bạch, tác giả tâm sự:
Nói thật với các bác
Điều vẫn giấu xưa nay.
Sẽ khối anh nhảy cẫng,
Mắng thế nọ thế này.

Nhảy cẫng thì nhảy cẫng.
Việc họ làm cứ làm.
Tôi chưa hề, thú thật,
Tự hào người Việt Nam.
Ông giãi bày những điều ly kỳ về bản thân mình:
Tôi đi bốn mươi nước,
Làm gì và đi đâu
Liên quan đến cái xấu,
Tôi bảo tôi người Tàu.

Một lần ở nước Bỉ,
Ngủ với một em Tây.
Nó bảo: Tàu giỏi quá!
Tôi suýt nói: Việt đây!

Duy nhất chỉ lần nọ,
Ở Havard, người ta
Khen tiếng Anh tôi giỏi.
Tôi đáp: Việt Nam mà.
Bước sang đoạn kết của Tự bạch, Thái Bá Tân đã khiến người đọc ngỡ ngàng vì những câu thơ năm chữ rất… “phản động”!!!!
Chứ nói chung là nhục.
Nhục phải làm thằng dân
Một nước giỏi nói phét,
Lãnh đạo thì ngu đần.

Riêng hai chữ “cộng sản”
Đã đủ nói phần nào.
Làm thằng dân cộng sản
Có gì mà tự hào?

Mà tự hào sao được
Khi mấy triệu dân ta
Vượt biên, thà chết biển
Hơn phải chết ở nhà!

Tự hào là yêu nước.
Yêu nước phải biểu tình.
Mà biểu tình nó oánh.
Quân ta oánh quân mình.
Trong cuộc nói chuyện với phóng viên Mặc Lâm (bài viết đã dẫn), Thái Bá Tân tâm sự: “Tôi cũng viết đa dạng lắm, chủ yếu là dịch nhiều hơn mặc dù đã viết 150 truyện ngắn rồi. Tôi sáng tác thơ 8 chữ cũng nhiều và dạo này tự nhiên lại sáng tác thơ 5 chữ. Chắc tại chán chán nên muốn viết dân dã một tí. Tôi già rồi nên cũng muốn phá phách một tí, giả vờ ngây một tí. Già rồi thì tự nhiên lại muốn thật thà không hoa lá cành nữa. Tôi nghĩ rằng nhà văn nhà thơ mà cứ im mãi thì không đúng. Phải có trách nhiệm của công dân. Tôi chẳng chống phá gì đâu thậm chí tôi còn ăn lộc của chế độ vì được ăn học tử tế nhưng chuyện nào ra chuyện ấy, trách nhiệm công dân thì mình phải nói.”

Người Việt đang rất xấu - Kỳ 2: Thói xấu của du học sinh Việt

TTR: Bản thân ai cũng có cái xấu. Dân tộc nào cũng có cái xấu. Nhưng khác nhau ở chỗ có nhận ra cái xấu và chịu cải sửa hay không. Bài viết sau đây đang gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh nơi một môi trường nhỏ nhưng hết sức quan trọng: giới học sinh sinh viên nói chung và những du sinh nói riêng. Hy vọng hồi chuông sẽ vang xa và tạo thành một phong trào tự giác rộng rãi.



Bẩn, khoa trương và vô kỷ luật

Khi tiếp xúc với bạn mới quen, tôi thường tránh tự giới thiệu ngay từ đầu mình là người VN. Tại sao? Đơn giản vì tôi đã phát ngán việc chưa kịp để cho thiên hạ hiểu bản thân mình là ai thì đã ngay lập tức bị đóng khung hoặc găm kim vào những định kiến tốt xấu, hoặc bị đem ra so sánh với những người Việt mà họ có dịp tiếp xúc trước đó. Những biểu cảm trên gương mặt họ, những câu cảm thán thốt ra, và nhất là những suy nghĩ không buông thành lời luôn khiến tôi chột dạ. Tôi thấy bất công khi nhất cử nhất động của mình với tư cách một cá nhân đều có thể bị đem ra đánh đồng cho văn hóa và tính cách của cả một dân tộc.
      
Gánh nặng của hai chữ “người Việt” không dễ định hình. Đó là một tay nải lẫn lộn cả tự ti đến thành khiếp nhược và tự hào đến thành mù quáng
    
Không thể đếm xuể số lần tôi nghe bạn bè ta thán hoặc ca ngợi cả một dân tộc chỉ dựa vào một vài cuộc gặp gỡ, một chuyến công tác nước ngoài ngắn ngủi, hoặc một bộ phim tư liệu tình cờ hoặc hữu ý rơi vào tay. Không chỉ là một dân tộc, đôi khi cả một dải văn minh bị tổng kết dựa vào hành động của một gã trời ơi: Bọn Tây nó sạch nhỉ/bẩn nhỉ/lịch sự nhỉ/thô lỗ nhỉ...

Những lời khen tặng thường dễ đoán trước, như “chăm chỉ học hành làm ăn”, “đánh giặc giỏi” (!)... Nhưng những chê bai thường muôn hình vạn trạng, biến chuyển đầy bất ngờ. Cái hồ sơ của người Việt - ở thời điểm được dân bản xứ dùng như một thước đo để thẩm định nhân cách của tôi trong lần đầu gặp gỡ - đầy những thói xấu.

Thứ nhất là bẩn. Tôi nhớ mãi ánh nhìn dò hỏi của họ khi kể rằng sinh viên VN đi mua cá tươi ở chợ trời về xách cái mớ trơn lẳn tanh nồng ròng ròng nước ấy lướt thướt qua khắp ba tầng gác. Thứ nhì là sự khoa trương lố bịch khi chính những người luôn kêu gào đòi học bổng hay trợ cấp chính phủ ấy lại hào hứng khoe khoang về những đồ chơi công nghệ mới nhất. Tiếp theo nữa là sự vô kỷ luật, coi việc có thể qua mặt những luật lệ lớn nhỏ là một chiến công hơn là một sự cố đường cùng. Tôi vẫn còn nhớ sự hào hứng phấn khích của một số khuôn mặt trẻ du học sinh Việt khi họ bày cho tôi cách trốn vé tàu, cách ăn cắp mật mã mạng, hay cách dùng một đồng xu nhỏ và một chiếc kim băng để có thể hack các máy điện thoại công cộng và gọi về nhà hàng tiếng liền miễn phí.

Cuối cùng, đó là sự gian dối và thói tắt mắt, nhất là chuyện tiền nong, từ những vấn đề nhỏ như cầm nhầm, trộm đồ siêu thị, cho đến những vấn đề lớn hơn nhiều như thuê nhân công trái phép để khỏi đóng thuế, nói dối là thất nghiệp để hưởng trợ cấp, giả mạo giấy tờ để trốn thuế, hoặc thậm chí lên đến thành hàng thiện nghệ như nhân vật Don Nguyen, người đang cùng Ngân hàng Commonwealth đối mặt với bản cáo trạng khiến cả nước Úc sửng sốt sau khi bài phóng sự về những gian dối trong quá trình tư vấn khách hàng được phát đi vừa qua, khiến số tiền đền bù lên đến 20 triệu đô la Úc.

Tự ti khiếp nhược và tự hào mù quáng

Gánh nặng của hai chữ “người Việt” không dễ định hình. Đó là một tay nải lẫn lộn cả tự ti đến thành khiếp nhược và tự hào đến thành mù quáng. Vì thế, chẳng có gì thiếu logic cả khi một tay chìa ra xin tiền và tay kia vung lên khoe hàng hiệu. Vắng mặt chủ là trốn việc, thiếu cái roi kè kè của quản lý giám sát là thành vô kỷ luật, coi việc vi phạm nguyên tắc xã hội như một chiến công vì đã qua được mặt chủ chứ không phải bản thân mình đã có một hành vi thiếu văn minh. Không tin bạn hãy nhìn những kẻ vượt đèn đỏ. Đối với họ, cột đèn giao thông không phải là một công cụ để đảm bảo an toàn cho chính họ mà được coi như một dạng gông xiềng cần phá bỏ để có tự do.

Đáng sợ hơn, tự ti và tự hào, hai mớ quần áo vừa bẩn vừa sạch đó lại bị xếp lẫn lộn vào nhau, khiến chính kẻ phu thồ khi mở ra đôi khi cũng không biết mình phải tự hào về cái gì, và niềm tự hào đó có chính đáng hay không.

Bước chân qua biên giới để hòa vào thế giới xôn xao ngoài kia, đương nhiên, không người Việt nào vác theo một tay nải giống nhau, nhưng có một điều chắc chắn rằng mỗi cá nhân đó góp phần hình thành nên định kiến về dân tộc Việt trong con mắt thiên hạ.

(Nguồn: Thanh Nien online)

11 August 2014

Putin Sẽ Hết Thời

Nguyễn Xuân Nghĩa


Chuyến bay MH17 bị bắn đã rơi trúng đầu Vladimir Putin.

Chuyến bay MH17 của Hàng không Malaysia bị bắn hạ tại Ukraine chiều ngày 17 Tháng Bảy là một thảm kịch vì khiến 298 thường dân tử nạn. Nhưng biến cố này cũng đánh dấu ngày tàn của một nhân vật tới nay vẫn được coi là có bản lãnh và mưu lược, Tổng thống Vlaimir Putin của Liên bang Nga....

Chúng ta hãy đi từ tin tức thời sự vào tận cốt lõi của vấn đề. Vấn đề ấy là hồ sơ Ukraine.

* * *

Cuối Tháng Bảy vừa qua, khi lãnh tụ phe ly khai tại Donetsk của Ukraine là Alexander Borodai qua thăm viếng Moscow, tin tức thời sự cho biết người tạm thời xử lý công vụ của "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" là Vladimir Antyufeyev.

Nếu đào sâu hơn thời sự, chúng ta biết cái nước Cộng hoà giả hiệu này có một Phó Chủ tịch là Andrei Purgin, người Ukraine sống tại tỉnh Donetsk ở miền Đông. Còn Vladimir Antyufedev lại là người Siberia của Nga, từng là Bộ trưởng An ninh của khu vực ly khai Transdniestra của Cộng hoà Moldovia.

Vladimir Putin khuynh đảo các nước Đông Âu và Trung Âu qua việc hỗ trợ các nhóm ly khai rồi chỉ định tay chân gốc Nga vào vị trí trọng yếu tại các nước "Cộng hoà Ly khai". Antyufedev thuộc diện đó. Mà đây không là một trường hợp cá biệt.

10 August 2014

Desert Flowers




HOA SA MẠC
(Desert Flowers)

Oil on canvas
20 inches x 24 inches
(46cm x 61cn)
by
A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh