31 July 2014

TRUNG QUỐC MUỐN GÌ ?

- Cao Huy Thuần
 Tham luận tại Hội thảo Hè, Toulouse 31/7-01/8,2014


II. Nhìn từ bên trong: Trung Quốc tự định nghĩa

2008. Năm Thế Vận Hội. Ngọn đưốc Thế Vận chuyền tay từ Hy Lạp qua Bắc Kinh, trên một lộ trình dài 85.000 dặm, dừng chân trên 135 thành phố. Khoảng thời gian ấy, Trung Quốc bị thế giới lên án gay gắt, nhất là về nhân quyền và đàn áp ở Tây Tạng. Luân Đôn, Paris, San Francisco, Canberra... khắp nơi, các hội đoàn nhân quyền tổ chức phản đối khi đuốc Thế Vận rước qua. Thế nhưng, khắp nơi, Hoa kiều bừng bừng lửa hận đáp trả, khí thế ngùn ngụt không thua gì ở chính quốc, nhất là trong giới thanh niên, sinh viên ở các trường đại học tiến bộ, Duke, Berkeley, Chicago... khắp nơi! Siêu thị Carrefour của Pháp, đang ăn khách thế, phát đạt mở nhánh trên 20 thành phố, bị dân chúng ồ ạt tấn công. Khẩu hiệu, la hét:

Nói không với Carrefour!!! Nói không với bọn đế quốc Pháp!!!

Cực lực phản đối cuộc xâm lăng Anh-Pháp năm 1860!

Toàn dân Trung Quốc đứng lên!!!

Ô hay, Thế Vận Hội thì có ăn nhậu gì với liên quân Anh Pháp hồi xửa hồi xưa, hồi cố nội cố ngoại các vị ấy chưa đẻ? Ấy thế mà lịch sử bốc máu chảy rần rần trong gân cốt. Ai cả gan động đến cái lông chân Trung Quốc ngày nay, mà lại xấu số trót sinh vào đất Nhật hay đất Tây phương, hãy coi chừng: "Đừng quên quốc sỉ!" Wuwang guochi! Bốn chữ (vật vong quốc sỉ) ấy ngự trị trên bàn thờ, tín đồ của cái đạo dân tộc chủ nghĩa ấy đạp nát như voi đạp bã mía bất cứ ai dám cả gan thách thức. Các nhà nghiên cứu đánh cuộc cho hòa bình cũng hãy coi chừng! Cái thứ lửa tân chủ nghĩa ấy đốt râu quý vị bao giờ không hay.

Quá dễ dàng để minh chứng điều ấy qua vài biến cố lớn đã xảy ra: vụ Mỹ ném bom nhầm trên tòa đại sứ Bắc Kinh ở Belgrade năm 1999 hay vụ đụng độ giữa máy bay Mỹ EP-3 và máy bay Trung Quốc F8 kế cận hải phận Hải Nam năm 2001. Lạ thật, tưởng giới trẻ dị ứng với chế độ, ai ngờ sinh viên rần rộ phô trương khí thế trước Sứ quán Mỹ, bao vây, ném đá, đốt xe, đốt cà nhà của tổng lãnh sự Mỹ ở Thành Đô. Lửa ấy, sách báo thế giới đã nói nhiều. Nhưng, để hiểu gan ruột anh Tàu, không phải cứ tìm đến những chuyện lớn mà hiểu; chính trong những chuyện tầm phào nhất, người Việt chúng tôi hiểu anh Ba rành rọt hơn Tây. Chẳng hạn chuyện này: cái mề đay vàng của Thế Vận Hội.

Bạo lực bùng phát ở Tân Cương

Hơn một chục người thiệt mạng và bị thương trong vụ bạo lực ở Tân Cương, Trung Quốc hôm thứ Hai.

Một nhóm người dùng dao xông vào tấn công đồn cảnh sát và các văn phòng chính phủ ở hạt Shache, theo Tân Hoa Xã.

Cảnh sát đã bắn chết nhiều kẻ tấn công, bài báo viết, “hơn chục người” người Uighur và dân thường người Hán bị thiệt mạng và bị thương.

Rất khó để xác nhận được chính xác tin này do chính sách kiểm soát thông tin ngặt nghèo đối với khu vực Tân Cương.

Các nhà hoạt động cho biết bạo lực bùng phát khi người Tân Cương biểu tình chống lại một vụ đàn áp.

Tân Hoa Xã nói hơn 30 xe cảnh sát đã bị hỏng hoặc phá hủy và sáu chiếc xe bị đốt trong vụ “tấn công khủng bố”.

Một cảnh sát địa phương được dẫn lời nói “một chục người Uighur và dân Hán bị giết hoặc bị thương”.

Theo cơ quan truyền thông của Trung Quốc, băng đảng này bắt đầu tấn công ở thị trấn Elixku trước khi di chuyển sang khu dân cư gần đó, tấn công người dân thường và xe cộ trên đường phố.

“Cảnh sát tại hiện trường đã bắn chết khoảng hơn một chục thành viên của băng du côn,” bài báo viết.

Một quan chức Trung Quốc nói với BBC rằng 13 người Hán đã bị giết trong vụ bạo lực bùng phát, là sự kiện mới nhất xảy ra ở khu vực vốn nhiều xung đột.

Trong khi đó nhóm hoạt động mang tên Hội người Mỹ Uighur đặt tại Hoa Kỳ dẫn nguồn giấu tên từ Tân Cương, nói người Uighur biểu tình “chống lại lực lượng an ninh Trung Quốc đàn áp mạnh tay lễ Ramadan... và việc sử dụng phi pháp lực lượng gây chết người trong những tuần qua ở khu vực”.

Hôm 18/07, theo hiệp hội, một gia đình người Uighur bị sát hại ở một thị trấn lân cận. Rất nhiều gia đình khác sau đó đã bỏ trốn sang Elixku, nơi diễn ra vụ biểu tình hôm thứ Hai.

Một nhóm khác, Hội đồng Uighur Thế giới đặt tại Đức, nói với hãng tin AFP rằng “người Uighur đứng lên để chống lại chính sách cai trị cực đoan của Trung Quốc”. Phát ngôn viên của hội, ông Dilxat Raxit, đưa ra con số thiệt mạng và bị thương lên tới 100, dẫn theo nguồn từ địa phương.

Toàn bộ những thông tin trên chưa được kiểm chứng độc lập và cũng không rõ vì sao truyền thông Trung Quốc lại mất nhiều thời gian đến vậy để đưa tin sự việc.

Lo ngại an ninh

Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của cảnh sát và quân đội ở Tân Cương

Hạt Shache còn được gọi là Yarkant, nằm ở vùng cực tây của Tân Cương, gần biên giới với Tajikistan.

Khu vực này được cho là trái tim của cộng đồng dân tộc thiểu số người Uighur hồi giáo.

Căng thẳng giữa người Uighur và người Hán nhập cư vốn đã sôi sục trong nhiều năm, với người Uighur phản đối sự cai trị của Trung Quốc ở Tân Cương.

Năm 2009, vụ bạo động trên diện rộng giữa người Hán và cộng đồng người Uighur ở thủ đô Urumqui của Tân Cương khiến khoảng 200 người – chủ yếu là người Hán – thiệt mạng.

Nhưng trong vài tháng gần đây thường xuyên xảy ra bạo lực liên quan tới Tân Cương mà chính quyền đổ lỗi lên phần tử ly khai người Uighur.

Hồi tháng Năm, ít nhất 31 người chết khi hai chiếc xe đâm vào khu chợ ở Urumqi và gây nổ.

Tháng Ba xảy ra vụ đâm chém nhiều người ở ga tàu Côn Minh làm 29 người thiệt mạng.

Đáp trả, chính quyền Trung Quốc thực thi chiến dịch kéo dài một năm trong đó bao gồm tăng cường sự hiện diện của cảnh sát và quân đội tại các thành phố và thị trấn chính ở Tân Cương.

Hơn mười người đã bị tạm giữ và bỏ tù do các cáo buộc hành vi phạm tội cực đoan, một số bị xử tập thể công khai.

Nhưng nhiều nhà hoạt động người Uighur và các nhóm về quyền nói việc Trung Quốc tăng cường đàn áp và áp bức lên văn hóa và tín ngưỡng của người Uighur chỉ đổ thêm dầu vào lửa.

Trong khi đó Trung Quốc nói đang tích cực đầu tư vào khu vực nhằm cải thiện đời sống của người dân và bạo lực ở Tân Cương là do “khủng bố” lấy cảm hứng từ các nhóm Hồi giáo ở nước ngoài. (Nguồn: BBC Tiếng Việt)

30 July 2014

Nhân ngày giỗ thứ 27 của nhà văn Nguyễn Tuân (28/7/1987—28/7/2014)

CHÙA ĐÀN
Truyện quái đản cuối cùng của Nguyễn Tuân
Trọng Đạt 

        Nguyễn Tuân sinh 10-7-1910, mất ngày 28-7-1987 tại Hà Nội
        Chùa Đàn là truyện ma quỉ của Nguyễn Tuân viết vào năm 1945 đã được một số  nhà phê bình coi như tác phẩm đặc sắc nhất của ông,  có người nói đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Truyện đã được tái bản tại Sài Gòn trước năm 1975. Sau ngày Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội, Nguyễn Tuân “giác ngộ cách mạng” bèn viết thêm một phần mở đầu gọi là Dựng và một phần kết gọi là Mưỡu Cuối để biến câu chuyện thành một tác phẩm “văn chương vô sản” do Quốc Văn xuất bản tại Hà Nội 1946.
       Năm 1947 Chùa Đàn được nhà xuất bản Tân Việt in lại tại Sài Gòn.
      Sau khi Nguyễn Tuân viết thêm, Chùa Đàn viết năm 1945 đã trở thành phần thứ hai và được gọi là Tâm Sự Của Nước Độc .
      Chùa Đàn viết 1945 đã được quay thành phim Mê Thảo Thời Vang Bóng năm 2002, đạo diễn Việt Linh
       Trước hết chúng tôi xin đề cập tới Chùa Đàn viết năm 1945, phần tác giả viết thêm sẽ đề cập sau.
       Chùa Đàn nay đã được in lại trong tập III, bộ Nguyễn Tuân Toàn Tập, nhà xuất bản Văn Học năm 2000, bìa cứng rất đẹp và trang trọng. Truyện cũng đã được in lại trong cuốn Yêu Ngôn Của Nguyễn Tuân, truyện ngắn do nhà xuất bản Hội Văn Hà Nội ấn hành năm 1999.
       Nói về truyện quái đản nổi tiếng trên thế giới phải kể đến những đoản thiên của Edgar Allan Poe, một thi sĩ, văn sĩ cổ điển Mỹ (1809-1849), truyện nổi tiếng nhất của ông là The Fall Of The House Of Usher (1839), có người dịch là Giọt Máu Cuối Cùng Dòng Họ Usher, chắc nhiều quí vị đã đọc qua. Nhà thi hào Pháp Charles Baudelaire (1821-1867) đã dịch các truyện của Edgar Poe trong cuốn Les Histoires extraordinaires d’Edgar Poe (Những truyện quái đản của Edgar Poe), đây là một trường hợp đặc biệt, bản dịch lại được người ta coi là hay hơn bản chính.
      Tại Á Đông chúng ta phải kể Bồ Tùng Linh (1644-1715) với bộ truyện ma quỉ lừng danh Liễu Trai Chí Dị (1670-1707) đã làm say mê nhiều thế hệ đã qua với mầu sắc, không khí quái đản của đông phương. Tác phẩm này đã được nhiều người hâm mộ từ thế kỷ 17 đến nay.
       Nguyễn Tuân chịu ảnh hưởng của truyện ma quỉ Liễu Trai, vào năm 1943 ông viết một số truyện ma theo lối Bồ Tùng Linh đăng trên các tờ Thanh Nghị và Trung Bắc chủ nhật, hết sức hoang đường, kỳ quái. Hồi ấy tác giả  đã có ý định thu thập các truyện quái đản trên để in trong một tuyển tập lấy tên là Yêu Ngôn nhưng vì chiến tranh bùng nổ nên công việc đã phải bỏ dở. Năm 1999 nhà nghiên cứu văn học trong nước Nguyễn đăng Mạnh đã thu thập những đoản thiên ma quái ấy để in thành tập Yêu Ngôn, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành gồm: Khoá Thi Cuối Cùng, Trên Đỉnh Non Tản, Đới Roi, Xác Ngọc Lam, Rượu Bệnh, Lửa Nến Trong Tranh, Loạn Âm, Tâm Sự Của Nước Độc (tức Chùa Đàn), Nguyễn Mạnh Đăng có nhận xét như sau.

      “Nhưng Nguyễn Tuân tìm vào thế giới yêu ma có lẽ còn do một yêu cầu khác. Con người này luôn thèm khát những cảm giác mới lạ và mãnh liệt. . . . những cảm giác ấy, Nguyễn Tuân không thể tìm được trong cái môi trường vẫn vây bọc lấy ông trong cuộc sống hàng ngày mà ông chỉ thấy là lèm nhèm, lẹt đẹt và xám xịt”

      Vào những năm 1943, 1944, 1945 Nguyễn Tuân đã chuyển hướng từ tùy bút sang viết những truyện ngắn ma quỉ như trên và Chùa Đàn viết năm 1945 là truyện quái đản cuối cùng của ông. Nó cũng là tác phẩm thuần túy văn chương cuối cùng của tác giả vì sau đó theo Cộng Sản, ông đã trở thành cây bút phục vụ tuyên truyền cho chế độ. Từ thập niên 80 về trước Chùa Đàn đã bị coi như loại văn nghệ duy tâm phản động, nay với tinh thần đổi mới tư duy, trong nước người ta đã đánh giá lại Chùa Đàn và đã đề cao giá trị của tác phẩm như sau.

       “Nhiều độc giả ái mộ và am hiểu văn chương Nguyễn Tuân đã đánh giá Chùa Đàn là tác phẩm đặc sắc nhất của nhà văn. Trong các sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Tuân biểu lộ một tài năng sáng tạo đặc biệt. Mỗi công trình nghệ thuật đều in đậm dấu ấn đỏ chói của ông, không thể lẫn với một ai khác, không một người nào khác mô phỏng được. Với Chùa Đàn, tài năng sáng tạo của nhà văn đã vươn tới thượng đỉnh”.
      ( Hoàng Như Mai – Tác phẩm Chùa Đàn Của Nguyễn Tuân.)
        Hoặc

       “. . . Tất nhiên Chùa Đàn là một hiện tượng độc đáo và phức tạp. Đọc Chùa Đàn phải thấy Lãnh Út,. . .  Bá Nhỡ hay Cô Tơ, những nhân vật tài hoa nghệ sĩ ấy, tất cả đều là Nguyễn Tuân”
         (Nguyễn Đăng Mạnh - Đọc Lại Chùa Đàn Của Nguyễn Tuân.)
      
       Sơ lược.

33 Dân Biểu Hoa Kỳ: Không TPP Cho Việt Nam

Hưởng ứng cuộc tổng vận động của các cử tri Mỹ gốc Việt, hôm nay 33 dân biểu thuộc lưỡng đảng cùng gửi văn thư đến Tổng Thống Obama, khẳng định lập trường rằng Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước khi tham gia Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Văn thư này do Dân Biểu Frank Wolf (Cộng Hòa, Virginia) khởi xướng và có 16 dân biểu Cộng Hòa và 16 dân biểu Dân Chủ cùng ký tên.

Phản ánh trọng tâm của cuộc tổng vận động, nội dung văn thư nhấn mạnh vào tự do tôn giáo, với các điều kiện tiên quyết cho Việt Nam là: Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, hủy bỏ Nghị Định 92 về kiểm soát sinh hoạt tôn giáo, và tôn trọng quyền thành lập công đoàn thực sự tự do và độc lâp với chính quyền và Đảng Cộng Sản.

Ngoài ra, có hai dân biểu Cộng Hòa đã gửi thư riêng cho Tổng Thống Obama, với nội dung tương tự.
"Như vậy là chúng ta đã vượt mục tiêu của cuộc tổng vận động là 18 dân biểu Cộng Hòa," Ts. Nguyễn Đình Thắng nói.

Ông là phát ngôn nhân của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ, tổ chức đóng vai trò phối hợp tổng quát cuộc tổng vận động trong hai ngày 15 và 16 tháng 7 vừa qua.

Cuộc tổng vận động này được tổ chức chớp nhoáng, với sự tham gia của trên 400 đồng hương đến từ 22 tiểu bang Hoa Kỳ và 3 tỉnh bang Canada.

Đẩy lùi TPP cho Việt Nam là một mục tiêu của cuộc tổng vận động này.

Dù có được ký bởi Tổng Thống Obama, TPP phải được cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện thông qua thì mới có hiệu lực. Do đó nếu không đạt được đa số ở Hạ Viện hoặc bị một nghị sĩ ở Thượng Viện chặn lại thì TPP cũng sẽ không thành hiện thực. 

http://machsong.org

Bắt cóc Mẹ Nấm, bộ CA thách thức cả đại sứ quán Úc?

CTV Danlambao - Lúc 13:30' chiều ngày 29/7/2014, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bất ngờ bị công an chặn đường bắt cóc khi trên đường ra Hà Nội tham dự buổi hội thảo “Truyền thông phi nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” do đại sứ quán Úc tổ chức.

Sau hơn 9 tiếng đồng hồ bị bắt giam phi pháp, blogger Nẹ Nấm kể lại sự việc như sau:

“Chiều nay khi đang trên đường đi ra sân bay thì tôi bị chặn lại bởi 5 công an, trong đó 2 CSGT đã ra hiệu lệnh để dừng xe. Họ yêu cầu tôi ra khỏi xe và đưa thẳng về trụ sở công an tỉnh  số 80 Trần Phú, Nha Trang. Tôi từ chối làm việc và các nhân viên an ninh đã phải dung 4 người đưa tôi xuống xe”.

Trước đó, Blogger Mẹ Nấm là một trong những khách mời đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam tham dự buổi hội thảo về truyền thông được tổ chức tại Hà Nội. Buổi hội thảo dự kiến sẽ diễn ra tại đại sứ quán Úc vào sáng ngày 30/7/2014.

“Một người trong số họ nói thẳng với tôi: Chị bị mời về làm việc vì có giấy mời tham dự hội thảo tại đại sứ quán Úc. Và đây chính là lý do chị ở đây lúc này”.
Cũng theo nữ blogger này, hành vi của lực lượng CA nhằm mục đích phá hoại các hoạt động của Mạng Lưới Blogger Việt Nam thông qua các thủ đoạn đàn áp các thành viên.

“Điện thoại và tài sản cá nhân của tôi bị thu giữ. Thư mời các thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam bị bóc ra họ đã làm biên bản tịch thu thư mời này, sau đó họ trả lại. Tôi bị tạm giữ 9 tiếng đồng hồ và được thả về sau 9:30 tối cùng với giấy triệu tập làm việc tại cơ quan công an sáng mai. Trong số tài sản cá nhân bị tịch thu của tôi, còn có bài phát biểu của Mạng Lưới Blogger Việt Nam”.

Mẹ Nấm cho biết, khi yêu cầu công an trả lại điện thoại bị thu giữ  trước đó, một viên an ninh nói: “Chị biết rồi đó, Facebook là vũ khí của chị nên tạm thời không thể để chị xài điện thoại được”

Cuối buổi làm việc, phía công an Khánh Hòa tiếp tục gửi giấy triệu tập yêu cầu Mẹ Nấm ngày hôm sau phải lên 'làm việc' với lý do điều tra 'nội dung đang điều tra'.

Ngoài việc bị ảnh hưởng về tinh thần cũng như các quyền tự do cá nhân bị xâm phạm, blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh còn bị mất toàn bộ chi phí vé máy bay và tiền đi lại bởi hành động vi phạm pháp luật của lực lượng CA.

Toàn bộ vụ việc ngăn chặn, sách nhiễu đối với blogger Mẹ Nấm và các thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã được thông tin chi tiết đến đại sứ quán Úc.

“Hội thảo Truyền thông phi nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” là buổi hội thảo công khai do đại sứ quán Úc cùng với Liên minh châu Âu, Nhóm sứ quán đại diện cho 4 quốc gia ở Việt Nam (Canada, Niu Dilân, Na Uy, Thụy Sĩ) và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chủ trì tổ chức. Hội thảo có sự tham dự của diễn giả chính là ông Tim Wilson, Đặc Uỷ viên của Úc về Nhân Quyền, sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng 07 tại đại sứ quán Úc ở Hà Nội.

Buổi hội thảo cũng sẽ có những 'khách mời tham dự khác' được nói sẽ bao gồm Chính phủ Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam, và thành viên của cộng đồng khối ngoại giao và xã hội dân sự...

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

29 July 2014

Tin ngắn đáng chú ý

Chu Vĩnh Khang bị điều tra: Hãng tin nhà nước Hoa Lục đưa tin Chu Vĩnh Khang bị điều tra vì những vi phạm kỷ luật nghiệm trọng. Theo thông lệ bất thành văn của cộng đảng Tàu và Việt thì các cựu lãnh đạo cao cấp của đảng không bị điều tra (quá khứ dù tội lỗi ra sao cũng được xí xóa.)

 Chu Vĩnh Khang (sinh năm 1942) là một lãnh đạo cao cấp về hưu của Đảng cộng sản Tàu (CCP), người giữ chức trong Ban thường vụ bộ chính trị lần thứ 17 và chủ nhiệm ủy ban Chính trị - Pháp luật trung ương từ năm 2007 đến năm 2012. Trên cương vị đó, Chu giám sát các lực lượng an ninh và các cơ quan thực thi pháp luật của Hoa Lục.

Dân Việt tẩy chay hàng Tàu.: Bắc Kinh đã rút giàn khoan dầu ra khỏi vùng biển tranh chấp ở biển Đông mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.  Nhưng vụ việc này vẫn còn tiếp tục tác động tới người tiêu dùng ở Việt Nam. Theo tường thuật của thông tín viên Đài VOA Reasey Poch từ Hà Nội, người Việt dường như đang có nỗ lực tẩy chay hàng hóa Hoa Lục.

Cũng giống như phần lớn các cửa hàng trên khắp cả nước, các kệ tại cửa hàng này la liệt các sản phẩm sản xuất tại Hoa Lục; nhưng hiện giờ, phần lớn các mặt hàng đó không bán được vì nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn tức giận vì Bắc Kinh đã đưa giàn khoan dầu vào vùng biển Việt Nam.

Phương Tây bắt Nga trả thêm giá:
Cộng Đồng Âu Châu đã quyết định gia tăng trừng phạt Nga khiến Mát Cơ Va phải giả thêm giá cho việc họ trợ lực cho phiến quân thân Nga ở Đông Ukraine. Sự trừng phạt này trước tiên là nhắm vào khu vực dầu lửa, hạn chế các thiết bị quốc phòng và kỹ thuật cao "nhậy bén". Ngân hàng nhà nước Nga tiếp cận với tư bản cũng có thể bị hạn chế. (theo BBC)

Bắc Kinh kiểm duyệt các bài viết về Tân Cương
: Công an mạng Bắc Kinh đang thanh lọc các mạng xã hội liên quan đến một quận đông dân cư nằm phía nam của khu vực Tân Cương đầy bất ổn của nước này. Những người giám sát mạng của Bắc Kinh đang thanh lọc các mạng xã hội liên quan đến một quận đông dân cư nằm phía nam của khu vực Tân Cương đầy bất ổn của nước này, theo sau những bài viết về một vụ bùng phát bất ổn.

Trong lúc các bài viết về tình trạng bất ổn vẫn chưa được xác nhận, các nguồn tin cho VOA biết rằng quân này đã bị phong tỏa và không ai được phép đi vào.

Tin ngắn

Nhật-Brazil ra tuyên bố chung: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff dự kiến sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự do đi lại và an toàn trong những hải phận và không phận quốc tế khi lãnh đạo hai nước hội kiến vào ngày 31/7. Hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin từ phái đoàn Nhật Bản, cho biết bản dự thảo tuyên bố chung cũng sẽ đề cập đến việc tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, không dùng võ lực hoặc đe dọa.

Bắn hạ MH17 một tội ác chiến tranh: Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tuyên bố vụ bắn rơi máy bay Malaysia ở miền đông Ukraine do phiến quân kiểm soát 'có thể tương đương tội ác chiến tranh' và phải có cuộc điều tra nhanh chóng, độc lập, và hiệu quả để xác minh hoàn cảnh xảy ra vụ việc.

Quân Hoa Lục tập trận: Hoa Lục tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, có thể gây gián đoạn không lưu và tăng thêm căng thẳng với các nước láng giềng có tranh chấp trong khu vực. Cuộc tập trận bắn đạn thật đang diễn ra ở Vịnh Bắc Bộ, gần Việt Nam và cuộc tập trận ở eo biển Bột Hải dự kiến kết thúc vào đầu tháng 8 trong khi một cuộc tập trận khác kéo dài trong 5 ngày ở Biển Hoa Đông mà Bộ Quốc phòng Hoa Lục nói là ‘thường lệ’ sắp khởi sự vào ngày 29 tháng này và chấm dứt ngày 2/8.

Nước sông bên Tàu hóa đỏ : Nước sông biến thành màu đỏ tại một thành phố miền đông Hoa Lục trong mấy ngày vừa qua, đã khơi ra những mối lo ngại về một vụ khủng hoảng môi trường nữa ở Hoa Lục. Sự việc này chỉ là vụ mới nhất trong một loạt các vụ lo ngại về môi trường của dân chúng ở Hoa Lục. Sự thay đổi nước sông là vụ mới nhất trong nhiều sự cố về môi trường ở Hoa Lục. Năm 2012, nước sông Dương Tử đã ngả sang màu đỏ vì chất thải bất hợp pháp do một nhà máy gần đó gây ra, và năm ngoái hơn 2,000 con lợn chết đã được phát hiển nổi lềnh bềnh trên một con sông ở Thượng Hải. Chính phủ Hoa Lục cũng xác nhận mấy trăm nơi gọi là “ngôi làng ung thư,” nơi tỷ lệ người bị ung thư cao một cách bất thường vì ô nhiễm công nghiệp.

27 July 2014

Trần Đức Thảo Và Cuốn Sách Mang Xuống Tuyền Đài Chưa In

Nguyễn Cao Quyền

Ngày 5/6/1946, trong buổi chiêu đãi “Phái bộ Hồ Chí Minh” vừa tới Paris để điều đình với Pháp, Trần Đức Thảo thân mật vồn vã chạy tới nắm tay ông Hồ một cách nồng nhiệt và nói : “ Tôi rất hân hạnh được gặp Cụ Chủ Tịch” và ông Hồ cũng vui vẻ đáp : “Chào chú Thảo”.  Nghe vậy, Thảo rất cảm động, nghĩ rằng ông Hồ đã thân mật coi mình như đứa em trong gia đình.

Cuối bữa ăn, ông Hồ kêu gọi Việt kiều về nước tham gia kháng chiến. Thảo hăng hái xin được về ngay để phục vụ cách mạng và quê hương và khoe với ông Hồ rằng : “Tôi đã bỏ công nghiên cứu về chủ nghĩa Marx và cuộc Cách Mạng tháng 10 ở Nga và tôi rất mong được về nước cùng Cụ xây dựng thành công một mô hình cách mạng tốt đẹp cho quê hương ta”. Nghe Thảo nói ông Hồ chỉ mỉm cười nhạt. Tới lúc lần lượt bắt tay từ biệt mọi người thì ông Hồ bắt tay Thảo và nói : “Còn chú Thảo thì cách mạng chưa cần tới chú lúc này đâu. Chú cứ ở Paris thì có lợi cho cách mạng và cho chú hơn”.

Bị từ chối như vậy, Trần Đức Thảo thấy bị chạm tự ái và cương quyết vận động với Đảng Cộng Sản Pháp để được về nước. Qua Đảng Cộng Sản Pháp có cả sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Liên Xô nữa, cuối cùng Thảo được về nước năm 1951 qua ngả Liên Xô. Tuy nhiên khi về tới Việt Nam thì Trần Đức Thảo lại bị ông Hồ và các đồng chí trong Đảng nghi là gián điệp do thực dân Pháp muốn cài vào hàng ngũ cách mạng.

Ngay từ buổi ban đầu đó Thảo bị đối xử như một “người có vấn đề” mặc dù ông không bị cộng sản triệt tiêu bằng bạo lực. Cũng như luật sư tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, triết gia thạc sĩ Trần Đức Thảo bị cộng sản cô lập và và gạt ra bên lề xã hội, bắt sống một cuộc sống vô gia cư vô địa sản trong suốt 40 năm liên tục.

Năm 1992 ông Thảo được chính quyền Hà Nội cho trở lại Paris bằng chiếc vé máy bay một chiều và cho trú ngụ tại nhà khách sứ quán, số 2 đường Le Verrier, quận 5 để tiện bề theo dõi. Lạc lõng giữa một thành phố đối với ông đã trở thành xa lạ., may sao ông làm quen được với nhà văn Tri Vũ- Phan Ngọc Khuê và giáo sư Canh, và họ trở nên thân thiết. Mối giao hảo này ông giữ được cho đến ngày ông mất vào tháng tư năm 1993.

Vào những ngày thứ bảy hoặc chủ nhật rảnh rỗi, tại những quán cà phê ấm cúng và tĩnh lặng của thủ đô nước Pháp, họ họp mặt và có đủ thì giờ để trao đổi với nhau về những chuyện liên quan đến Việt Nam. Trần Đức Thảo thổ lộ là ông đang viết một cuốn sách về đất nước và chế độ, nhưng tác phẩm chưa hoàn tất thì ông đã lìa đời. Rất may nhờ những băng ghi âm còn giữ lại, nhà văn Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê đã soạn và viết ra một công trình lưu niệm mang tên: “Trần Đức Thảo: Những Lời Trăn Trối”.

Công trình lưu niệm nói trên là một tài liệu rất quý báu cho lịch sử nước nhà. Hôm nay, những trích đoạn sau đây, lọc ra từ tài liệu quý hiếm đó có tham vọng mô tả được phần nào nội dung cuốn sách không bao giờ xuất bàn của triết gia Trần Đức Thảo. Đọc những trích đoạn tiếp theo, quý độc giả hãy coi như đang nghe Trần Đức Thảo diễn thuyết trên những diễn đàn quen thuộc ở ngoài đời.

Nội dung cuốn sách không bao giờ xuất bản

Trần đức Thảo nói (trích đoạn) : “Tôi sẽ xây dựng lâu đài bằng một cuốn sách. Marx cũng đã xây dựng một lâu đài như vậy, chỉ tiếc là có nhiều người khi từ lâu đài của Marx bước ra thì họ đã trở thành ác qủy. Cuốn sách của tôi là một món nợ mà tôi phải trả cho triết học, cho nhân loại và cho dân tộc. Tôi sẽ đặt nặng những vấn đề nhân bản, công lý và dân chủ bằng những cơ chế ưu tiên kiểm soát quyền lực để những ai từ đó đi ra thì sẽ không trở thành ác qủy.

Ác qủy ấy là ai? Là gì? Ác qủy ấy là đấu tranh giai cấp, là thứ cuồng tín của bạo lực và hận thù, là những khái niệm sai trái, độc ác trong đầu óc con người, thúc đẩy con người lao vào đam mê tìm thắng lợi bằng mọi thủ đoạn của tội ác để củng cố chế độ độc tài độc đảng. Những vinh quang của độc tài, độc đảng ấy đều chỉ là phù phiếm.

Chính trị và chiến tranh cách mạng là cơ hội thao túng của qủy. Qủy quậy trong đầu những người nắm quyền lực; qủy lộng hành vì không có cơ chế nào kiểm soát được nó. Bi kịch của chúng ta là qủy đã tạo ra niềm tin tất thắng khi nó tận dụng bạo lực và hận thù. Chính niềm tin tất thắng ấy đã đầy đọa con người và xóa đi tinh thần nhân bản trong chính sách.

Có lúc phải mở chiến tranh như để giành độc lập là đúng. Nhưng dùng con đường chiến tranh cách mạng một cách trường kỳ vô hạn để bành trướng chủ nghĩa, mưu tìm thế độc tôn cho ý thức hệ, cho đảng nắm độc quyền yêu nước, là sai. Là sai, vì đó là con đường của thảm họa và tội ác.

Những nhà lãnh đạo tài giỏi rút cuộc đều là những kẻ làm hỏng lịch sử. Những sự nghiệp dù là vinh quang thì cũng chỉ nhất thời, và di sản lâu dài của sự nghiệp ấy thì chỉ làm khổ dân. Sự nghiệp của Napoléon, của Hitler, của Stalin, của Mao Trạch Đông, của Hồ Chí Minh…trong thực chất chỉ là những sự nghiệp mang lại muôn vàn đau khổ cho dân, dù họ đã tạo ra những giờ phút vinh quang huy hoàng thoáng qua như tia chớp.

Di sản của Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Vịệt Nam là một di sản phong kiến kiểu mới, một đảng độc tài tham nhũng vô phương cứu chữa. Vậy mà những người cộng sản Việt Nam vẫn cứ có thái độ kiêu binh tự đắc, tưởng mình là thần thánh, là trí tuệ, là anh hùng. Đạo đức không phải là vấn đề được đặt ra trong chính trường. Nhưng những người lãnh đạo cộng sản ít học, vì không hiểu, cứ muốn gượng ép dạy dân về thứ “đạo đức Hồ Chí Minh”. Từ kinh nghiệm cực kỳ cơ hội của thời kỳ cộng sản, người dân rút ra bài học rằng muốn sống, muốn thành công như Bác Hồ thì phải sống muôn mặt, nghĩa là vừa nói đạo đức vừa dùng thủ đoạn gian xảo để thành đạt. Đó là lối “đạo đức thực tiễn” của cách mạng trong chế độ xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường.

Đẩy mạnh lý luận cho tới tận cùng của trải nghiệm càng thấy rõ Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ba chọn lựa với những hậu quả vô cùng trầm trọng. Đó là : 1/ chọn chủ nghĩa Mác Lê để xây dựng chế độ; 2/ chọn chiến tranh và xé bỏ hiệp định hòa bỉnh để bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước; 3/ chọn Mao Trạch Đông và Trung Cộng làm đồng minh đồng chí.

Và như thế là xã hội sẽ loạn. Bởi cho tới nay, tuy tổ quốc đã sạch bóng quân thù nhưng cái nếp dùng thủ đoạn gian xảo độc ác vẫn tồn tại trong sinh hoạt của xã hội. Nhà cầm quyền vẫn dùng thủ đoạn gian xảo trí trá để tiếp túc hành hạ, đàn áp con dân vì bất đồng chính kiến. Càng sống lâu trong thứ hòa bình nuôi dưỡng căm thù và bạo lực như thế Đảng càng bị suy yếu đi, càng bị dân ghét bỏ. Còn lâu mới rũ bỏ được nếp sống thủ đoạn mà những người cộng sản đã tích cực triển khai trong chiến tranh.

Công việc của tôi phải là công việc của trí tụê, không thể dùng thủ đoạn mưu trí. Tôi không đi tìm chiến thắng, tôi đi tìm con đường đưa tới gần sự thật và công lý. Đạt tới sự thật và công lý mới là thắng lợi bền vững.

Ở nước ta, tình hình thù hận cho tới nay vẫn còn phức tạp và nặng nề lắm. Nhiều người cộng sản vẫn còn tin rằng họ chỉ có thể tồn tại nếu biết nhận diện kẻ thù. Nếu làm được như vậy, họ tin rằng kẻ thù nào họ cũng đánh thắng, nhưng họ không biết rằng có một thứ kẻ thù họ không bao giờ thắng nổi. Kẻ thù đó là tâm thức tự giam minh trong vòng thù hận, lúc nào cũng để cho con qủy thù hận ngự trị trong đầu. Ta có thể lấy trường hợp sau đây vừa làm thí du, vừa làm bài học.

Hoa Kỳ coi ý thức hệ cộng sản là kẻ thù. Nhưng Hoa Kỳ đã biết ngưng hành động tàn phá của chiến tranh đúng lúc. Dù còn dư sức mạnh để chiến thắng, nhưng Hoa Kỳ đã không tìm thắng lợi bằng cách tận diệt chế độ cộng sản ở Việt Nam. Hoa Kỳ đổi chiến lược là sẽ tìm chiến thắng trong hòa bình, khi Việt Nam bước tới giai đoạn kiệt quệ về kinh tế. Lúc đó Hoa Kỳ sẽ ép Việt Nam phải mở cửa mời Mỹ trở lại. Trí tụê khác với mưu trí là ở chỗ đó.

Trong nước hiện nay người ta vẫn tiếp tục gây oán nuôi thù và kể lể công lao chiến thắng. Kẻ nọ, người kia vẫn tiếp tục nhìn nhau như quốc gia và cộng sản. Còn kẻ thù vô cùng tham lam và độc ác đứng ngay trước mắt thì không ai nhìn thấy.

Trong chính quyền, đặc biệt là nhóm “công an”, vẫn dùng thủ đoạn chụp mũ vu oan để gây thêm kẻ thù trong dân chúng. Thù hận là do đó. Tội ác là do đó. Tình trạng này càng này càng bế tắc. Làm sao gỡ bỏ được gông cùm của sự chia rẽ, chia cắt. Đó là một thử thách cực kỳ nan giải. Tình trạng thực tại của đất nước đã mở tâm mở trí cho tôi để tôi biết phân biệt đâu là trí tụê, đâu là mưu trí. Thực tại đã định hướng cho tôi trở thành một người biết tôn trọng sự thật. Những gì tôi nói ra, viết ra chỉ là tiếng nói của lương tri.

Đánh giá lại tư tưởng của Marx

Trong cuốn sách tôi thẳng thắn đánh gía lại tư tưởng của Marx khi ông soạn ra phương pháp cách mạng “Đấu Tranh Giai Cấp”, khi ông dùng hận thù giai cấp để đánh gục tư bản và xây dựng một thế giới đại đồng không cò giai cấp bóc lột.

Với những kinh nghiệm lịch sử tôi đã trải qua và những di sản thảm khốc đã được chứng kiến, tôi đã giải mã Marx, Lenin, Mao, Hồ… để chỉ ra rằng ý thức cách mạng đã sai từ gốc, nghĩa là từ Marx.

Tôi đã nói rõ cuộc Cách Mạng tháng 10 của Liên Xô đã dựng lên môt hệ thống chính trị chuyên quyền, đàn áp, giam hãm, kìm kẹp con người. Hệ thống chính trị ấy lại còn bóc lột giai cấp lao động gấp bội phần so với sự bóc lột của giai cấp tư bản. Và quyền lực chuyên chính trong hệ thống chính trị đó không cho phép công nông phản đối sự bóc lột ấy.

Các mô hình thế giới đại đồng của Marx chưa hề thấy ở đâu trong lịch sử. Nó chỉ là một ảo tưởng, một mong ước sẽ có trong tương lai. Marx đã mang cái tương lai ảo ấy, đặt nó trước hiện tại để dùng nó như một nền tảng lý luận siêu hình. Thật đúng là thứ biện chứng không có một chút gì là duy vật sử quan nữa.

Lấy lý thuyết hận thù giai cấp làm động lực cách mạng thì không cần lý luận sâu xa, chỉ cần nghe qua, bất cứ người dân cùng khổ nào cũng thấy là đúng. Để rồi họ trở thành cuồng tín đến mức sùng bái ý thức hệ đó như một thánh kinh, một tôn giáo, và sẵn sàng hy sinh cho nó, vì nó.

Thế nhưng ngày nay thì ai cũng đã thấy kết quả tồi tệ nó mang lại. Kết quả đó là trong công cuộc đấu tranh giai cấp con người không hề được giai phóng. Đau đớn hơn hết là con người lao động vẫn còn bị bóc lột. Thành phần công nông vẫn là thành phần bị thiệt thòi nhất. Và cuộc cách mạng “long trời lở đất” của cộng sản đã lộ ra cái bản chất vừa ngu tín vừa cuồng tín.

Trong thực tại của xã hội chủ nghĩa mới vẫn còn giai cấp bóc lột. Đó là giai cấp “tư bản đỏ”, phát sinh từ tinh thần vô sản vùng lên đấu tranh cướp chính quyền. Đồng thời nó cũng trở thành một “nhà nước chuyên chính”, tham lam sở hữu toàn bộ đất đai, toàn bộ tư liệu sản xuất, toàn bộ guồng máy quản lý xã hội, để độc quyền lũng đọan nền kinh tế quốc gia.

Giai cấp “tư bản đỏ” tự do chia chác tài sản tập thể của xã hội cho gia đình, họ hàng, đồng chí, đảng viên bằng chữ ký của quyền lực trong tay họ. Và Marx không ngờ rằng giai cấp “tư bản đỏ” lại ra đời ngay trong xã hội xã hội chủ nghĩa như thế.

Trong chế độ vô sản này có một ông chủ lớn nhất, sở hữu tất cả từ vật chất đến tinh hần. Đó là Đảng Cộng Sản. Đảng đứng trên hết mọi quyền lực, trên cả công lý. Đảng tự tuyên xưng Đảng lả “nhân dân”. Chống lại Đảng là chống lại “nhân dân”. Hai tử “nhân dân” là nhãn hiệu độc quyền của nhà nước cộng sản. Đó là một hiện tượng kinh khủng mà Marx không thể tiên liệu. Chính Marx đã là thủ phạm gây ra mọi sai lầm và tội ác.

Ngày nay các lãnh tụ cộng sản thật ra là những nhà đại tư sản. Họ dẫm lên chủ nghĩa tập thể để sống, nhưng họ lại bắt dân tôn thờ chủ nghĩa ấy. Phát động hận thù giai cấp là đẩy lùi con người về với bản năng muông thú. Lý thuyết “đấu tranh giai cấp” ấy thực tế là một sự phản tiến bộ, phản văn minh, phản văn hóa.

Qua hiểu biết về vận động của “sự kiện thời gian hóa” (mouvement de la temporisation) tôi sẽ sọan ra một cuốn sách để cho thấy con người và xã hội đã biến thái tồi tệ như thế nào trong ý thức đấu tranh giai cấp.

Sự thực ở nước ta ngày nay, người ta không phải đang áp dụng chính sách “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà là đang thi hành một thứ “xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường”. Đây là một thứ tư bản mới rất tàn nhẫn, nhưng nó vẫn ở trong lý luận của chủ nghĩa xã hội.

Ở Mỹ không có thứ tư bản chủ nghĩa mới man rợ này. Vì ở đó dân có quyền của dân. Dân được phép phê phán, thay đổi đảng cai trị bằng lá phiếu. Còn ở Việt Nam thì lá phiếu chỉ là trò đùa dân chủ của Đảng Cộng Sản để tô đẹp bề ngoài cho chế độ. Về mặt kinh tế, sự đứng dậy ngoạn mục của Trung Quốc và Việt Nam cũng là do việc thành phần tư bản, tư sản đỏ vùng lên cấu kết với tư bản man rợ nước ngoài để tung hoành. Vì thế nó đã phát triển rất nhanh, rất ngoạn mục, nhưng cũng vô cùng tại hại.

Chân lý phát triển ở Trung Quốc và Việt Nam ngày nay là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà người dân lao động phải trả gía : thợ thuyền bị bóc lột với đồng lương rẻ mạt, nông dân bị bóc lột với hành động cướp đất đuổi nhà. Nhà nước “tư bản đỏ” bóc lột bằng cách tận thu lợi nhuận cho chính mình mà không lo gì cho đời sống khổ cực của đám dân nghèo ở nông thôn hoặc ở vùng sâu, vùng xa.

Sự sai lầm của Marx là dẹp bỏ giai cấp mà vẫn còn giai cấp. Dẹp bỏ giai cấp bóc lột này thì lại mọc ra thứ giai cấp khác tàn nhẫn hơn, kinh khủng hơn bao giờ hết. Sự bùng phát đó của “tư bản đỏ” là một tội hình của Đảng, nhưng Đảng thì bất trị, vì không có một cơ chế nào hoặc một đạo luật nào trừng trị được Đảng. Đó là cái gốc của xã hội chủ nghĩa, cái ý thức thô bạo của đấu tranh giai cấp.

Cuốn sách của tôi mới chỉ giải quyết xong vấn đề tư tưởng. Theo tôi thì vấn đề cơ bản và lớn nhất hiện nay là phải biết thay thế triệt để cái chế độ hiện hữu. Bởi những cái cũ đó đều mang trong nó bản chất sai lầm, dối trá, gian xảo, giấu giếm. Những tội lỗi đó đều là những tội ác của “đấu tranh giai cấp” mà Marx đã đề ra và phổ biến.

Cuốn sách này là món nợ tôi phải trả cho triết học, cho dân tộc. Tôi phải gấp rút hoàn thành cuốn sách này. Có lẽ đây là cơ hội duy nhất và cuối cùng để tôi chuộc tội trước moi người. Không làm được việc này thì chết cũng không thề yên nghỉ”. (Hết trích).

* * *

Tin triết gia Trần Đức Thảo chọn tự do và cái chết đột ngột

Đầu tháng 4/1993, tin triết gia Trần Đức Thảo chuẩn bị họp báo để chính thức tuyên bố chọn tự do, được loan truyền khắp Paris, thủ đô nước Pháp. Nghe tin này nhà văn Trí Vũ-Phan Ngọc Khuê gọi điện thoại thông báo cho một số bạn bè thân hữu. Một lát sau một người bạn gọi lại : “Này ông ơi! Tin ấy làm cho tôi suy nghĩ và đâm lo cho ông ta. Nếu ông thân với Trần Đức Thảo thì bảo ông ta “zọt” ngay cho lẹ. Nguy lắm đấy! Phải thúc ông ta ra thoát nơi ấy ngay đi kẻo quá trễ mà nguy đến tính mạng đấy. Với những con người của chế độ ấy thì không thể coi thường”. Phan Ngọc Khuê trả lời : “Không đến nỗi như vậy đâu. Nhưng mà tôi sẽ cố gắng tìm ông ta để nói rõ sự lo lắng của anh”.

Phan Ngọc Khuê không tin, nhưng mối lo lắng của người bạn ông đã trở thành sự thật. Tối hôm 23/4/1993 tại nhà khách của sứ quán Việt Nam, số 2 Le Verrier, quận 5, triết gia Trần Đức Thảo bỗng nhiên thượng thổ hạ tả như bị trúng độc. Bác sĩ cấp cứu đưa ông vào bệnh viên đa khoa Les Broussais. Ông nằm bất tỉnh, ngu li bì.

Đến khoảng 5 giờ 30 sáng ngày 24/4/1993, bác sĩ trực phòng hồi sinh của bệnh viện ghi nhận bệnh nhân Trần Đức Thảo đã trút hơi thở cuối cùng và bệnh viện đang làm thủ tục để đưa người quá cố xuống nhà xác.

Thế là “cuốn sách” ấp ủ suốt cả một đời người sẽ không bao giờ được xuất bản. Triết gia Trần Đức Thảo phải ôm xuống tuyền đài một mối hận không bao giờ tiêu tan được.

Nguyễn Cao Quyền
Tháng 7 năm 2014
___
Nguồn: Blog Văn Tuyển

Chính quyền Quảng Ninh không thể 'bán' vịnh Hạ Long

QUẢNG NINH 25-7 (NV) - Kế hoạch giao vịnh Hạ Long cho một nhà thầu để quản lý và khai thác vịnh Hạ Long trong 10 năm đang bị nhiều người, nhiều giới chỉ trích.

Ngay sau khi nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh công bố kế hoạch tổ chức đấu thầu quản lý và khai thác vịnh Hạ Long, Bitexco – một tập đoàn tư nhân tại Việt Nam lập tức trình dự án xin trực tiếp quản lý và khai thác vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long trong 50 năm. Bitexco hứa sẽ trả cho chính quyền tỉnh Quảng Ninh 4,700 tỷ đồng.

Theo nhiều nguồn tin, Bitexco lúc đầu là một doanh nghiệp kinh doanh nước uống đóng chai. Sau khi trở thành “sân sau” của nhiều viên chức đảng viên CSVN có quyền có thế, Bitexco nhảy vào kinh doanh bất động sản, thủy điện và đang là chủ khá nhiều cao ốc ở khu vực trung tâm Sài Gòn.

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, cho rằng việc giao một di sản hay một phần của một quần thể di sản cho tư nhân quản lý và khai thác không phải là mới, ngay cả ở Việt Nam. Tỉnh Quảng Bình đã từng giao động Thiên Đường, một phần của di sản Phong Nha - Kẻ Bàng cho Tập đoàn Trường Thịnh quản lý, khai thác.

Nhìn chung, điều này thường đem lại hiệu quả cao cả ở phương diện kinh tế lẫn bảo tồn di sản. Tuy nhiên ông Tuấn nhấn mạnh phải thận trọng trong việc giao cho ai và giao như thế nào. Ông Tuấn tỏ ra băn khoăn khi trước nay, Bitexco chưa bao giờ hoạt động trong lĩnh vực quản lý, điều hành di sản.

Mặt khác, theo ông Tuấn, vịnh Hạ Long là di sản chung của Việt Nam chứ không chỉ là di sản riêng của Quảng Ninh, do đó, việc cho khai thác, sử dụng di sản này không nên để chính quyền tỉnh Quảng Ninh quyết định. Ông Tuấn nói rằng, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam cần phải có ý kiến về vấn đề này.

Ông Tuấn còn nêu thắc mắc, tại sao đối tác nhận nhượng quyền quản lý và khai thác vịnh Hạ Long lại cứ phải là Tập đoàn Bitexco mà không phải là tập đoàn nào đó có kinh nghiệm về quản lý, khai thác du lịch, đặc biệt là kinh nghiệm quản lý các di sản phục vụ du lịch nào đó nổi tiếng ở Việt Nam hay trên thế giới.

Ngay sau khi nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh công bố kế hoạch tổ chức đấu thầu quản lý và khai thác vịnh Hạ Long, Bitexco – một tập đoàn tư nhân tại Việt Nam lập tức trình dự án xin trực tiếp quản lý và khai thác vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long trong 50 năm. Bitexco hứa sẽ trả cho chính quyền tỉnh Quảng Ninh 4,700 tỷ đồng.

Theo nhiều nguồn tin, Bitexco lúc đầu là một doanh nghiệp kinh doanh nước uống đóng chai. Sau khi trở thành “sân sau” của nhiều viên chức đảng viên CSVN có quyền có thế, Bitexco nhảy vào kinh doanh bất động sản, thủy điện và đang là chủ khá nhiều cao ốc ở khu vực trung tâm Sài Gòn.

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, cho rằng việc giao một di sản hay một phần của một quần thể di sản cho tư nhân quản lý và khai thác không phải là mới, ngay cả ở Việt Nam. Tỉnh Quảng Bình đã từng giao động Thiên Đường, một phần của di sản Phong Nha - Kẻ Bàng cho Tập đoàn Trường Thịnh quản lý, khai thác.

Nhìn chung, điều này thường đem lại hiệu quả cao cả ở phương diện kinh tế lẫn bảo tồn di sản. Tuy nhiên ông Tuấn nhấn mạnh phải thận trọng trong việc giao cho ai và giao như thế nào. Ông Tuấn tỏ ra băn khoăn khi trước nay, Bitexco chưa bao giờ hoạt động trong lĩnh vực quản lý, điều hành di sản.
Mặt khác, theo ông Tuấn, vịnh Hạ Long là di sản chung của Việt Nam chứ không chỉ là di sản riêng của Quảng Ninh, do đó, việc cho khai thác, sử dụng di sản này không nên để chính quyền tỉnh Quảng Ninh quyết định. Ông Tuấn nói rằng, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam cần phải có ý kiến về vấn đề này.

Ông Tuấn còn nêu thắc mắc, tại sao đối tác nhận nhượng quyền quản lý và khai thác vịnh Hạ Long lại cứ phải là Tập đoàn Bitexco mà không phải là tập đoàn nào đó có kinh nghiệm về quản lý, khai thác du lịch, đặc biệt là kinh nghiệm quản lý các di sản phục vụ du lịch nào đó nổi tiếng ở Việt Nam hay trên thế giới.

Ngoài ông Tuấn, một số người đã gửi suy nghĩ của họ đến một số diễn đàn điện tử, nhắc rằng, vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long không chỉ là điểm du lịch. Khu vực vừa đảo, vừa biển này có diện tích hàng ngàn cây số vuông và giữ vai trò hết sức quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng, ai quản lý khu vực này sẽ quản lý luôn “cổng” để vào Việt Nam từ phía Bắc.

Trên thực tế, đây vốn đã và đang là điểm trung chuyển hàng buôn lậu từ Trung cộng vào Việt Nam, tổng trị giá lên tới vài chục tỉ Mỹ kim một năm. Lấy gì bảo đảm sau khi được nhượng quyền quản lý, khai thác vịnh Hạ Long, Bitexco sẽ không bán cổ phần cho các doanh nghiệp Trung cộng khi trong thực tế, nhiều doanh nghiệp Trung cộng đã thường xuyên làm điều này tại Việt Nam?

Trước hàng loạt thắc mắc, chỉ trích từ công chúng và báo giới, mới đây, đại diện nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh cho biết, họ vừa nhận được được văn bản của Tập đoàn Tuần Châu, đề nghị được tham gia đấu thầu quyền quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long trong vòng 50 năm.

Bà Phạm Thị Thùy Dương, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh, nói rằng, theo tình toán của cơ quan này, trong vòng 10 năm, họ có thể thu vào cho ngân sách của tỉnh Quảng Ninh khoảng 6,000 tỉ, cao hơn mức mà Bitexco hứa trả khoảng 1,300 tỷ. Thành ra theo bà Dương, đề nghị của Bitexco là chưa hợp lý. (G.Đ)

Nguồn nguoiviet.com

25 July 2014

Bức ảnh "sự thật thà của người Canada" gây xôn xao mạng

Một bức ảnh chụp tại một ga tàu điện ngầm tại Canada đã khiến cộng đồng mạng thế giới thán phục vì sự thật thà của người dân nước này. Bức ảnh đang lan truyền nhanh trên mạng xã hội.

Một bức ảnh chụp tại một ga tàu điện ngầm tại Canada đã khiến cộng đồng mạng thế giới thán phục vì sự thật thà của người dân nước này. Bức ảnh đang lan truyền nhanh trên mạng xã hội.

Tại một ga tàu điện ngầm (chưa xác định địa điểm) của Canada, máy bán vé tự động bị hỏng. Và thay vì bỏ qua thao tác mua vé để nhảy qua hàng rào đi vào trong sân ga, những người Canada đã chủ động đặt tiền lên máy kiểm soát vé.

Qua bức ảnh, có thể thấy rằng tiền đã bắt đầu được đặt lên máy từ khá lâu trước đó và vun thành một đống, nhưng không chưa có ai có ý định “xơ múi”.

Bức ảnh này đã xuất hiện trên mạng một thời gian, nhưng phải đến tuần này, nó mới thực sự gây được sự chú ý khi nhiều trang mạng xã hội và blog của phương Tây chia sẻ lại. Trên một trang facebook, chỉ sau một tiếng đăng tải bức ảnh, đã có gần 100 nghìn lượt “thích”.

Một số người Canada bình luận rằng họ cảm thấy tự hào về hình ảnh này. Một số khác bình luận hài hước: “Canada đã đi nước cờ của mình, giờ đến lượt các anh đấy, Nhật Bản” – ám chỉ tới việc người Nhật thường xuyên được đem ra làm hình mẫu cho sự lịch sự và chân thật. “Ở nước Ý thì mọi thứ đã biến mất trong vòng một miligiây” – một người Ý cảm thán.
.
 Phong Huyền
_____________________ 

Góp ý:

Không phải chỉ là sự thật thà. Đây còn là sự lương thiện, là sự công bằng, là ý thức xã hội cao trong một cộng đồng văn minh. Hành khách ý thức rõ ràng rằng nếu không góp tiền trả chi phí xăng dầu, thiết bị và điều hành thì một ngày không xa sẽ không còn xe mà đi. Nếu bạn hút thuốc lá nơi công cộng đã là chuyện bất bình thường, mà còn vất mẩu thuốc lá nơi công cộng, bạn sẽ bị những người chung quanh liếc nhìn và lắc đầu.

Thấy người gẫm đến ta.

Một chiếc xe chở bia bị đổ, người túa ra, thay vì giúp lượm chai/lon bia chất lên xe cho người hoạn nạn, lại hôi của trước nỗi đau khổ của nạn nhân.  Hình ảnh đó không thuộc về một xã hội lành mạnh hay không phải là một xã hội. Ở Hội Hoa Anh Đào tại thủ đô, thanh thiếu niên giành giựt bẻ đem về làm của riêng những cành anh đào xinh xắn - mà lại là của nước khác tặng nước mình. Còn hình ảnh nào gợi cái tương lai mù mịt hơn cho đất nước?  Một viên tướng nhận hối lộ nửa triệu đô bị khui ra, và còn bao nhiêu vụ như thể không bao giờ lộ ra ánh sáng.... một đất nước như thế là một đất nước thất bại (failed state).

Thoát Trung thế nào được nếu phân nửa thành viên bộ chính trị bị Bắc Kinh nắm tẩy? Thoát Trung thế nào được nếu các công ty Hoa Lục, để trúng thầu mỗi dự án, đấm mõm hàng trăm nghìn đô cho các viên chức Việt. (hay các quan chức VN - theo ngôn ngữ phong kiến ngày nay).

Ôi đất nước! Người lãnh đạo "như giun như dế" trước kẻ thù. Cửa quyền sách nhiễu người dân. Giao dịch đồng nghĩa móc ngoặc. Dự án xây dựng là lại quả. Bòn rút được của công mới đáng mặt anh tài. Muốn được việc phải bôi trơn mọi ngõ. Trường học dậy thói "cách mạng" điêu ngoa. Gái Việt mong chồng ngoại để tròn chữ hiếu.... còn chữ nào chính xác hơn: Tan Hoang?

(Một độc giả TTR)   .

24 July 2014

Cuộc chuyển giao đau đớn của ngành xuất bản

Thanh Hương 
(Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Việc Amazon tung ra dịch vụ thuê bao đọc sách “Kindle không giới hạn” tuần qua tại Mỹ, đã đẩy cuộc chuyển giao từ xuất bản sách giấy sang kỷ nguyên xuất bản và phát hành sách điện tử vào giai đoạn nhanh nhất, đau đớn nhất...

Những cú vùng vẫy cuối cùng

Sách điện tử không còn là chuyện mới lạ. Thế nhưng nếu trước đây Amazon chỉ bán từng bản sách điện tử, thì nay với “Kindle không giới hạn”, phương thức kinh doanh là thuê bao trọn gói (như kiểu gói truy cập xem phim của Netflix): khách hàng đóng phí khoảng 10 đô la mỗi tháng có thể tiếp cận kho sách 600.000 cuốn của Amazon bao gồm cả sách nói.

Dù việc xuất bản sách và bán sách qua Amazon thời gian qua có giá ngày càng rẻ, có tốc độ ngày càng nhanh cùng với độ phủ các thiết bị di động đã là một cú đánh mạnh vào ngành xuất bản truyền thống, sự lựa chọn của độc giả giữa sách giấy và sách điện tử vẫn còn vương vấn những tranh cãi. Như cảm giác cầm cuốn sách vẫn thú vị hơn cầm cái máy ra sao, thói quen đọc sách hàng ngàn năm từ khi giấy được phát minh đến nay không dễ xóa bỏ, đội ngũ biên tập viên kỳ cựu và uy tín thẩm định của các nhà xuất bản có vai trò quan trọng thế nào trong hoạt động xuất bản sách...

Nay nguồn sách quá dồi dào với mức giá quá rẻ của dịch vụ mới “Kindle không giới hạn” đủ khiến những điều băn khoăn trước đây càng trở nên nhỏ nhặt. Dường như cuộc chuyển giao từ sách giấy sang kỷ nguyên sách điện tử, như Bill Gates đã tiên đoán những năm cuối thế kỷ 20, đã đến hồi quyết định.

Tuy nhiên, cuộc chuyển giao có vẻ không được êm ái cho lắm. Đầu tiên, năm nhà xuất bản hàng đầu của Mỹ (HarperCollins, Hachette, Simon & Schuster; Penguin Random House và Macmillan) không có mặt trong danh sách nhà cung cấp của dịch vụ này. Vì thế, độc giả có thể không thấy sách từ các nhà xuất bản này (hay ít nhất là chưa có) trong gói dịch vụ.

Cũng cần nhắc lại, “ân oán” giữa Amazon và nhóm “ngũ đại” nhà xuất bản nói trên không phải mới có đây. Năm ngoái, năm nhà xuất bản này bị cáo buộc tại Tòa án liên bang quận Manhattan, New York là thông đồng bất hợp pháp với hãng Apple để nâng giá sách điện tử cũng như cố gắng giảm ảnh hưởng của Amazon đối với ngành xuất bản ngay trước khi Apple tung ra sản phẩm iPad năm 2010.

Trong bối cảnh cuộc đối đầu càng căng thẳng giữa nhà bán lẻ này và các nhà xuất bản, vụ việc tranh chấp tay đôi giữa Amazon và Hachette về quyền bán sách của nhà xuất bản này trên Amazon hơn hai tháng qua vẫn chưa có hồi kết. Amazon đã trả đũa bằng cách chậm giao hàng những cuốn sách do Hachette cung cấp khiến các tác giả tức giận và nhà xuất bản này sụt giảm doanh thu. Còn Amazon nhận những chỉ trích gay gắt về cách làm ăn “nguy hiểm và độc quyền”.

Tuần qua, trang web thebookseller trích lời giới xuất bản và tác giả ủng hộ phe “truyền thống” mạt sát Amazon là “con quái vật khổng lồ nắm trong tay quyền kiểm soát mọi thứ” nhưng thực ra là “một đứa trẻ chưa trưởng thành”, lớn lên bằng bong bóng giá rẻ, xóa bỏ các luật lệ về bản quyền, và đang “giết hại” các nhà xuất bản từ lớn nhất đến nhỏ nhất bằng cách “ăn vào tận xương tủy họ”.

Thế nhưng ở một góc nhìn khác, sự việc có vẻ không xấu xí đến thế. Người ta cho rằng dường như đây là những cú “vùng vẫy” cuối cùng của các nhà xuất bản vốn rất cao ngạo, tự phụ, với bộ máy cồng kềnh và tốn kém đang đau đớn chứng kiến xu hướng mới không thể cưỡng lại được đang lấy dần uy thế lâu đời của họ.

Và dịch vụ mới của Amazon về bản chất là có hiệu quả nhất về chi phí, về phục vụ nhu cầu độc giả và cả về mặt phát triển ngành xuất bản và phát hành sách cho đến nay.

Diều hâu hay bồ câu?

Giới bình luận cho rằng khó mà trả lời câu hỏi Amazon là “diều hâu hay bồ câu”, bởi làm gì thì mục đích của Amazon cũng là để đạt lợi nhuận ngày càng nhiều hơn, bán được nhiều máy Kindle hơn. Nhưng không thể chối bỏ là với Amazon, mọi thứ đều rẻ hơn, nhanh hơn, dễ mua hơn nhiều, và việc xuất bản sách cũng thế. Tờ Forbes còn tuyên bố “đóng cửa hết các thư viện và đăng ký mỗi người mỗi suất đọc sách của “Kindle không giới hạn” là xong”. Chuyện đóng cửa thư viện xem ra còn nhiều tranh cãi, nhưng chắc chắn là “Kindle không giới hạn” tăng khả năng tiếp cận sách và khuyến khích con người đọc nhiều sách hơn, và đó đương nhiên là điều tốt.

Không những thuận tiện cho người đọc, Amazon còn làm lợi nhiều hơn cho người viết. Một tác giả, từng có hợp đồng với nhà xuất bản lớn New York House 15 năm trước, nói: “Cái khác biệt giữa xuất bản sách với Amazon và các nhà xuất bản truyền thống là Amazon rất trọng vọng nâng niu các tác giả”.

Các nhà xuất bản truyền thống trả cho các tác giả cao cấp nhất cũng chỉ ở mức 15%, trong khi Amazon trả cho họ 35% và những người tự xuất bản sách điện tử thông qua giao diện của Amazon còn được hưởng mức lợi nhuận cao hơn nhiều lần.

Hơn nữa, với chiến lược tiết kiệm chi phí và giá thấp, sách điện tử lại bán được số lượng nhiều hơn, đồng nghĩa với việc đem lại lợi nhuận tổng thể và phần của tác giả sẽ nhiều hơn (ví dụ sách định giá 9,99 đô la bán chạy hơn giá 14,99 đô la nhiều). Điều này khiến cuộc chuyển giao càng nhanh nghiêng về phía xuất bản sách điện tử hơn.

Sự chia rẽ và tranh cãi trong giới tác giả cũng sâu sắc không kém giữa nhà bán lẻ và giới xuất bản. Nhiều tác giả cho rằng họ thấy trước khuynh hướng bắt nạt và dấu hiệu của độc quyền trong mô hình này. Trước đây họ chỉ đơn giản xem Amazon là một món đồ chơi vui mắt (còn cho phép họ theo dõi doanh thu bán lẻ sách của mình đang ở mức nào!), một đối trọng với các nhà sách lớn như Borders và Barner&Noble (mà đằng nào bán được nhiều hơn thì họ cũng có lợi). Nay các nhà sách này đang yếu dần hoặc thậm chí đã chết, buộc các tác giả không còn con đường nào khác là số hóa sách của mình và đành phải phụ thuộc vào Amazon.

Tuy nhiên, có nhiều tác giả thích nghi được với hệ thống xuất bản của Amazon ủng hộ nhiệt liệt xu hướng mới này. Sách của Zandri, 50 tuổi - một tác giả viết truyện trinh thám và huyền bí, được các biên tập viên, nhân viên kinh doanh của Amazon biên tập và quảng bá. Sách của ông không bán ở nhà sách, cũng không thấy ở các thư viện công cộng. Độc giả đọc sách của ông trên các thiết bị đọc sách điện tử của Amazon, như máy tính bảng Amazon, và sắp tới là điện thoại thông minh Amazon. Những bài bình sách của ông là do chính người đọc viết trên trang web của Amazon. Và giải thưởng mới đây nhất của ông cũng do Amazon trao tặng.

Chỉ vài năm trước, Zandri từng có cuộc sống khó khăn đến nỗi nhiều lúc phải đi giao đổi chai lọ cho các siêu thị để sống qua ngày lúc viết lách. Nay ông thoải mái đi du lịch dài ngày khắp những thành phố xa hoa nhất của Mỹ, châu Âu hay châu Phi, tận hưởng cuộc sống sung túc.

Đó cũng là cái cốt lõi trong cuộc tranh cãi giữa Amazon và Hachette, nhà xuất bản này đòi lợi nhuận từ sách điện tử phải là 50%, trong khi Amazon cho rằng 30% đã là quá nhiều. Amazon tin rằng các nhà xuất bản đã quá bóc lột các tác giả và giờ đây với mô hình phát hành và phân phối sách điện tử, nhà xuất bản không còn vai trò và ưu thế gì để có thể làm mưa làm gió như trước. Biên tập ư? Tác giả có thể thuê biên tập viên độc lập. Quảng bá ư? Các mạng xã hội, Internet hoàn toàn có thể làm tốt chuyện này. Những tác giả phản đối xu hướng mới, đơn giản vì họ đã quá quen dựa dẫm vào nhà xuất bản mà không muốn học cách tự mình xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với người đọc và tương tác với họ trong thế giới của Internet.

Khoảng 15 năm trước, Amazon phải thuyết phục các nhà xuất bản bán sách trên hệ thống của mình. Các nhà xuất bản lúc đó còn rất kiêu hãnh, là phía quyết định nội dung, hình thức, giá cả cuốn sách mà Amazon không được phép thay đổi. Họ đã không nhận ra, thế giới đang đổi thay rất nhanh. Nay có những người chỉ tìm sách trên Amazon. Chỉ cần ấn vài cái nút, thêm bớt một đôi câu “giới thiệu”, là có thể đẩy giá sách tăng lên, số lượng bán ra, hay khiến một tựa sách nào đó biến mất.

Không nghi ngờ gì nữa, xuất bản và phát hành sách điện tử đã trở nên quá quyền lực và là một xu thế hiển nhiên. Vấn đề chỉ là, phải có thêm những nhà bán lẻ - xuất bản tương tự Amazon để cạnh tranh với nó. Bởi vì không có cái gì độc quyền mà sẽ tốt mãi.

Thanh Hương

Hình chụp một biển quảng cáo ở Sài gòn trước 1954


"Tôi nghĩ quảng cáo xà bông trên đây là một nét vẽ theo lối Lê Trụng" (Tôn Thất Tuệ)
(Hình trích từ bài "Triệu phú Sài gòn xưa" của Nguyễn Ngọc Chính)

Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị thăm Hoa Kỳ

Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đang có mặt tại Mỹ trong chuyến đi thăm khởi sự từ ngày 21 tháng 7, theo lời mời của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Báo chí Việt Nam tường thuật rằng tại các cuộc gặp gỡ với các giới chức cao cấp của Mỹ, ông Nghị yêu cầu Hoa Kỳ mở rộng thị trường cho các hàng hóa do Việt Nam sản xuất, hạ các rào cản thương mại, khuyến khích đầu tư vào Việt Nam và thừa nhận nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường.

Chuyến đi thăm của Bí Thư Thành Ủy Hà Nội, một Ủy viên thuộc Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, được coi là mang ý nghĩa quan trọng như một chỉ dấu cho thấy hai nước cựu thù đã xích lại gần nhau. Tuy nhiên, một học giả theo dõi sát tình hình Việt Nam cho rằng việc ông Phạm Quang Nghị sang thăm Hoa Kỳ lần này cùng lúc nói lên sự hoài nghi của giới bảo thủ trong Bộ Chính Trị đối với thế hệ lãnh đạo trẻ tuổi hơn như Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh, mà họ cho là có thể bị nhiễm các giá trị Tây phương.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ về chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị, Giáo sư Thayer thuộc Học Viện Quốc phòng Australia của Đại học New South Wales, nói:

“Ngoại trưởng Kerry đã mời ông Phạm Bình Minh, chuyến đi đó giờ đây sẽ diễn ra vào tháng 9 này, nhưng chuyến đi đã bị hoãn lại. Lúc bấy giờ tôi được cho biết lý do là vì nó quá nhạy cảm. Tôi đoán rằng Bộ Chính Trị không tin tưởng ở một người trẻ tuổi như Ngoại trưởng Phạm Bình Minh - được coi là sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ hơn như cha của ông trước đây, so một nhân vật lớn tuổi, bảo thủ hơn, ông này được tin tưởng ở Hà Nội hơn là so với ông Phạm Bình Minh, ít nhất theo chỗ tôi hiểu.”

Giáo sư Thayer cho rằng Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tỏ thái độ nhượng bộ Trung Quốc quá mức khi không đáp ứng kịp thời lời mời của Ngoại trưởng Mỹ dành cho ông Phạm Bình Minh.

“Bộ Chính Trị đã tỏ ra hòa hoãn quá mức, nhượng bộ Trung Quốc đến nỗi Ngoại trưởng Phạm Bình Minh có thể gọi điện thoại nói chuyện với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, nhưng ông không được tới Washington”.

Giáo sư Thayer nói nếu giới lãnh đạo trong Bộ Chính Trị Việt Nam sợ tới mức không dám xích lại gần Mỹ chỉ vì Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ mất cơ hội được tự do. (Theo VOA)

Dưới áp lực của dư luận, Miến Điện hủy dự án đường sắt với Trung Quốc

Thanh Phương

Một lần nữa, chính quyền Miến Điện chứng tỏ họ không ngại làm mích lòng láng giềng khổng lồ Trung Quốc, qua việc đình chỉ một dự án đường sắt hàng chục tỷ đô la, mở đường cho Trung Quốc ra đến Ấn Độ Dương.

Hôm qua, 22/07/2014, một quan chức cao cấp của Miến Điện thông báo rằng, do dư luận trong nước phản đối quá mạnh và do bị nhiều trễ nải, chính phủ nước này đã quyết định đình chỉ dự án đường sắt do Trung Quốc xây dựng từ Côn Minh, miền Nam Trung Quốc, đến thành phố Kyaukpyu, ở bang Rakhine miền Tây Miến Điện, dài hơn 1.200 km.

Thỏa thuận về dự án đường sắt này đã được Miến Điện và Trung Quốc ký kết vào tháng 04/2011. Vốn đầu tư cho công trình lên tới 20 tỷ đô la, phần lớn là vốn của Trung Quốc. Đường sắt này theo dự kiến sẽ được xây dọc theo đường ống dẫn khí đốt nối các mỏ khí ở vùng biển Andaman đến nhà máy lọc dầu nằm gần Côn Minh.

Dự án này mang ý nghĩa chiến lược rất lớn đối với Trung Quốc bởi vì tuyến xe lửa Kyaukpyu-Côn Minh có thể thay thế eo biển Malacca như là con đường đi đến vùng Trung Đông. Theo thỏa thuận ký kết năm 2011 với chính phủ Miến Điện, Trung Quốc sẽ có quyền quản lý và khai thác tuyến đường sắt này trong thời hạn 50 năm.

Theo quan chức cao cấp nói trên, nguyên nhân khiến chính phủ Miến Điện phải hủy dự án này đó là đã 3 năm kể từ khi ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận, thế mà dự án vẫn chưa có tiến triển gì. Nhưng thật ra chính những phản đối ngày càng mạnh của dư luận Miến Điện về tác hại môi trường và xã hội của dự án đường xe lửa, đã buộc chính quyền nước này phải đình chỉ dự án.
Chỉ riêng tại bang Rakhine, các tổ chức dân sự ở 17 thị trấn đã tập hợp thành một « mặt trận » để phản đối dự án. Ngoài lý do tác hại môi trường và xã hội, dư luận Miến Điện còn không chấp nhận việc tài nguyên của quốc gia bị đưa ra ngoài như thế.

Hiện giờ, phía Trung Quốc chưa có phản ứng gì về quyết định của Miến Điện hủy dự án đường sắt. Nhưng một nguồn tin từ Công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc khẳng định với tờ Hoàn cầu Thời báo rằng Bắc Kinh sẽ tôn trọng ý kiến của người dân Miến Điện về dự án này.

Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Miến Điện Thein Sein vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã định nghĩa quan hệ giữa hai nước là « có qua có lại và hai bên đều thắng ». Nhưng việc chính quyền Miến Điện hủy dự án đường sắt của Trung Quốc cho thấy bang giao giữa hai nước láng giềng này không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió.

Đây là lần thứ hai Miến Điện buộc phải đình chỉ một dự án với Trung Quốc do áp lực của dư luận trong nước. Vào năm 2011, chính phủ Miến Điện đã buộc phải hủy dự án liên doanh với Trung Quốc xây đập thủy điện trị giá 3,6 tỷ đôla.

Bắc Kinh nghĩ rằng, bằng cách đổ vốn ồ ạt vào các dự án cơ sở hạ tầng vào các nước Đông Nam Á, họ sẽ «mua» được thêm bạn và có thêm nguồn cung cấp năng lượng cho nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng ít ra là đối với Miến Điện, chính sách này như vậy là đã thất bại.

23 July 2014

Một số người Nga "sợ hãi, hổ thẹn, xin tha thứ" vì vụ MH17


Một số người Nga đang cảm thấy đất nước họ có trách nhiệm với những gì xảy ra trong thảm kịch MH17 tại Ukraine.

Nhiều người dân Nga đã tới đặt hoa và đồ chơi trẻ em tại một khu tưởng niệm tạm thời cho những người thiệt mạng trong vụ máy bay Malaysia bị rơi ở miền Đông Ukraine ở bên ngoài Đại sứ quán Hà Lan ở Moscow, Nga. Trong số 298 người nạn nhân xấu số có 2/3 là người Hà Lan.

Tại khu tưởng niệm, có một bức tranh vẽ chiếc máy bay bị vỡ tan trên bầu trời cùng dòng chữ viết tay của trẻ con: “Trẻ em không đáng phải chết thế này.”

Một tờ giấy khác ghi: "Chúng tôi sợ hãi, chúng tôi hổ thẹn, chúng tôi tiếc thương".

Đáng chú ý, "Xin hãy tha thứ cho chúng tôi" là cụm từ xuất hiện nhiều lần trong các mẩu giấy được đặt bên ngoài Đại sứ quán này. Một trong số đó ghi: "Làm ơn hãy tha thứ cho chúng tôi nếu có thể. Xin lỗi! Nga, Moscow".

Ông Muscovite Yuri Yemshanov chia sẻ với CNN: "Thật khó khăn để thừa nhận rằng đất nước chúng tôi có thể liên quan trong vụ tai nạn này. Tôi cho rằng có nhiều bằng chứng cho thấy chúng tôi có quan hệ và liên hệ chặt chẽ với lực lượng ly khai ở Ukraine. Tôi nghĩ rằng việc chúng tôi ủng hộ họ bằng cách cung cấp cho họ súng là đã quá rõ ràng, và tôi nghĩ rằng việc ai bắn tên lửa không phải là điều quan trọng. Chỉ bởi vì chúng tôi đã ủng hộ lực lượng ly khai, nghĩa là chúng tôi có liên quan".

Vợ ông, bà Marina, cho biết “Tôi nghĩ cần có một cuộc điều tra, nhưng tất nhiên là giờ đây, nhiều điều đã sáng tỏ, và chúng tôi có thể biết ai đã làm điều đó. Tôi cho rằng giờ là lúc nói câu xin lỗi. Đây là điều đầu tiên phải làm.”

Một phụ nữ khác tên là Olga thì bày tỏ rằng bà chắc chắn Nga không hề liên quan đến thảm kịch này và cuộc điều tra cần phải tìm ra ai là kẻ đã làm việc đó, nhưng bà nói: “Dù sao, tôi cũng sẽ nói ‘xin tha thứ’. Tôi cũng có cùng cảm giác đó.”

Ông Arnold van Sinderen, một công dân Hà Lan sống ở Moscow chia sẻ phương Tây đã vẽ lên hình ảnh sai lệch về ông Putin, nhưng dù thế đi chăng nữa thì nhà lãnh đạo Nga vẫn cần phải đứng lên để nhận trách nhiệm.

“Đã đến lúc nhận trách nhiệm và mang lại hòa bình trong khu vực đó. Ông ấy cũng nên nhận trách nhiệm với những gì đã xảy ra trong vụ máy bay rơi, điều này có thể giúp cải thiện tình hình.”

NL tổng hợp

22 July 2014

Bên Tàu: trộn thịt ôi thối vào thịt tươi cung cấp cho Mc.Donald và KFC

RFA-21-07-2014 Một vụ bê bối về an toàn thực phẩm lại nổ ra ở trung quốc. Lần này công ty thực phẩm Husi tại Thượng Hải.

Chính quyền thành phố Thượng Hải đã ra lệnh đóng cửa nhà máy của công ty này vào ngày hôm qua. Được biết là nhà máy này đã trộn thịt hết hạn vào các lô thịt mới để cung cấp cho các nhà hàng trong đó có các nhà hàng thức ăn nhanh McDonald và KFC.

Truyền hình Thượng hải cho chiếu cảnh công nhân nhặt thịt dưới sàn lên để cho vào các máy đóng gói. Một công nhân thì ngửi một tảng thịt và nói là nó thối quá.

Các vụ bê bối về an toàn thực phẩm thường xuyên nổ ra tại Trung Quốc. Năm 2008 một vụ ngộ độc sữa đã làm thiệt mạng 6 trẻ em và 300,000 người bị bệnh. Các thương hiệu quốc tế lớn ở Trung Quốc cũng thường tuyên bố những biện pháp cẩn trọng đối với thực phẩm tại nước này sau những vụ như trộn thịt cáo vào thịt lừa hay lấy thịt chuột giả làm thịt cừu. Tuy nhiên trong vụ công ty thực phẩm Husi ở Thượng Hải thì các chuyên viên an toàn thực phẩm của McDonald được biết là cũng bị lừa. 
***
For more:

(Chinese branches of fast food chains, including McDonald's and KFC, have stopped using meat from a supplier in Shanghai following allegations it sold them out-of-date meat.

According to reports, authorities in Shanghai have ordered the suspension of operations at Shanghai Husi Food Co, the Chinese unit of US-based food supplier OSI Group.

Describing the incident as a "backslide of well-known foreign brands in China", the Global Times says that these brands "should take responsibility for supervising their supplier".

"Famous international brands have not adopted a dedicated attitude towards Chinese consumers. Perhaps they believed the Chinese market is a rough place, and that service that is 'just good enough' can work in China," it says.

Echoing similar sentiments, the Securities Times notes that the "cost of breaching food safety is low in China". - BBC)

21 July 2014

Để suy gẫm


Tin đáng chú ý:

Ngoại trưởng Úc tuyên bố Úc sẽ đương đầu với Tàu Cộng

TTO - Ngày 10-7, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop gây chấn động khi tuyên bố Úc sẽ đương đầu với Tàu Cộng để bảo vệ hòa bình, giá trị tự do và thượng tôn pháp luật.

Theo báo The Australian, đây là tuyên bố rõ ràng nhất của chính phủ Úc về lập trường với Tàu Cộng. Ngoại trưởng Bishop khẳng định Táu Cộng sẽ coi thường các quốc gia tỏ ra yếu đuối. Sự im lặng sẽ chỉ khiến Tàu Cộng lấn tới.

Bà Bishop cho biết việc Úc chỉ trích Tàu Cộng đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hồi tháng 11-2013, khiến phía Bắc Kinh phản ứng dữ dội, đã chứng tỏ rằng Úc nên rõ ràng và thẳng thắn với Tàu Cộng.

ADIZ của Tàu Cộng ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của Úc. Bởi đột nhiên hãng hàng không Úc Qantas phải thông báo Bắc Kinh về đường bay của hãng - bà Bishop nói - Do đó tôi tin rằng chúng tôi cần phải nói rõ với người Tàu Cộng rằng chúng tôi đánh giá các hành động đơn phương là mang tính khiêu khích, cưỡng ép và ảnh hưởng tới lợi ích của chúng tôi”.

Ngoại trưởng Úc cho rằng những người lo sợ việc khiến nước Tàu phật ý sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Úc là hoàn toàn sai lầm. Bà khẳng định không có hậu quả kinh tế nào xảy ra sau khi Canberra phản đối ADIZ của Bắc Kinh.

Bà Bishop cũng chỉ rõ việc nước Tàu quân sự hóa các tranh chấp lãnh thổ đã khiến Úc mở rộng quan hệ quân sự với Mỹ và các nước khu vực, đặc biệt là Nhật. Mới đây Thủ tướng Úc Tony Abbott đã đạt thỏa thuận xây dựng quan hệ quốc phòng chiến lược với Nhật. Hai bên cũng đồng ý chia sẻ công nghệ quốc phòng.

“Chúng tôi biết rằng việc cần làm là tăng cường quan hệ với Tàu Cộng. Nhưng chúng tôi cũng hiểu rõ những nguy cơ có thể xảy ra. Bạn luôn phải hi vọng những điều tốt nhất nhưng chuẩn bị cho các tình huống tồi tệ nhất”, bà Bishop nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Úc cũng đánh giá Mỹ vẫn sẽ là cường quốc quân sự lớn nhất tại Thái Bình Dương và Mỹ cần tiếp tục phát huy vai trò này.
** 

Tình báo Ukraine quay được cảnh xe chở hỏa tiễn Buk rút chạy về phía Nga

(PLO) -  Phía Ukraine đã bắt được hai binh sĩ Nga, và nhận được lời khai vũ khí bắn hạ máy bay Malaysia là của Nga.

Tổng thống Mỹ gọi hành động tấn công vào một máy bay dân sự, cướp đi mạng sống của 298 thường dân là một tội ác, một hành động khủng bố !.

Tổng thống Obama yêu cầu Tổng thống Nga Putin phải có trách nhiệm về việc ba Sĩ quan người Nga bị bắt, và buộc tội đã bắn vào chiếc Boeing, ông nói: “Đây là lúc để ông Putin lộ mặt, chính thức vào cuộc để chấm dứt hoàn toàn bạo loạn ở miền Đông Ukraine !” .
Trước đó, một nguồn tin mật cho biết: một trong hai hộp đen của máy bay MAS đã được ngấm ngầm giao cho Nga.

Trong một thông điệp gay gắt gửi đến ông Putin, ông Obama nói: “Chúng tôi không có thời gian để tuyên truyền, không có thời gian để chơi trò chơi, khi mà điều kinh hoàng này đã xảy ra rồi. Cộng đồng quốc tế phải đứng về phía công lý. Phải chắc chắn sự thật được phơi bày !”.

          Hình ảnh vệ tinh cho thấy xe chở bệ phóng hỏa tiễn Buk rút chạy về phía biên giới Nga.

Đứng đầu tổ chức Tình báo của Kiev, Tướng Valentyn Nalyvaichenko  cho biết: vệ tinh đã quay được một đoạn clip khu vực Donetsk khi cuộc tấn công xảy ra. Qua hình ảnh cho thấy ba bệ phóng (ba chiếc xe chuyên dụng) chở hỏa tiễn rút chạy về phía biên giới với Nga. “Chi tiết quan trọng nhất là tên của ba người đã trực tiếp bấm nút khai hỏa hệ thống phi đạn Buk”, ông nói.

Với bằng chứng bằng hình ảnh rõ ràng này, Ukraine và Mỹ đang yêu cầu điện Kremlin có lời giải thích rõ ràng.

Tướng Nalyvaichenko còn cho biết thêm: quân đội đã bắt được hai binh lính mang quốc tịch Nga. Cả hai người cùng khai nhận hỏa tiễn bắn máy bay Malaysia là của Nga.

Đại sứ Anh ở Liên hiệp quốc, ông Mark Lyall Grant thẳng thừng nói: “Rõ ràng trách nhiệm của những vụ việc bạo lực vô nghĩa này thuộc về kẻ đã cung cấp vũ khí, thiết bị, và tư vấn cho phe nổi loạn !”.

Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton yêu cầu cộng đồng EU gây áp lực mạnh hơn cho ông Putin trong sự việc này.

Thủ tướng Australia Tony Abbott cũng nóng lòng kêu gọi một cuộc điều tra độc lập. Ông đánh giá việc Nga đổ trách nhiệm lên Ukraine là hoàn toàn không thỏa đáng.

Đại diện cho Anh Quốc, Hoàng tử William cũng phát biểu, chia sẻ nỗi mất mát với thân nhân các hành khách, và nhấn mạnh: “Lời nói không thể che mờ được công lý, và các bằng chứng !".

Hiện Tổng thống Nga đang phải đối mặt với áp lực tứ phía sau thảm kịch MH17. Trong khi đó, dư luận quốc tế đang đứng về phía tổng thống Petro Poroshenko ngày càng rõ ràng .

An Khương (Theo Reuters)_.

20 July 2014

Nhớ lằn roi Mẹ

Thơ Trần Kiêu Bạc 
Hồng Vân diễn ngâm

19 July 2014

Tự tình với biển, thơ


Đọc Lục Bát của Như Thương

Lê Hữu & T.Vấn

Giới Thiệu:

Như Thương, nhà thơ nữ quen thuộc của TV&BH lại vừa cho ra mắt một tập thơ. Tập “ Bụi Đỏ Si Mê “ gồm hơn 100 bài thơ, in trên giấy màu lụa, đẹp, sang, là tập thứ sáu kể từ năm 2004. Có lẽ Như Thương là một trong vài cây bút hiếm hoi có sức sáng tác thơ không biết mệt mỏi, bất chấp ngòai kia người đọc ngày càng ít, mà người đọc thơ lại càng vắng vẻ đìu hiu hơn bao giờ hết. Hình như với nàng, khi làm thơ là khi nàng hóa thân thành thơ. Bài thơ hòan tất, cũng là khi sự hóa thân đã khép lại trong khỏanh khắc đó, để rồi ở lần hóa thân mới, lúc tứ thơ hiện đến, nàng lại trở mình là một với thơ. Phần thưởng lớn nhất của thi sĩ nàng đã nhận được trong lúc hóa thân thành thơ, thì sá gì sự ghẻ lạnh của người đời, sự thờ ơ của dòng sống vội vã, vốn chỉ có thể dừng lại ở cuối đời, khi sức tàn hơi mỏi, ngỏanh nhìn lại ngày hôm qua, mới thấy mình cay mắt vì chút bụi đỏ một thời si mê đã theo gió bay đi (với người). Có lẽ, chỉ khi ấy, đời sống mới nhận ra sự cần thiết của Thơ, phần tinh túy nhất của con người, mà trân trọng nàng chăng, chứ còn bây giờ thì . . . ?

Từ gần hai năm nay, khi Như Thương đến với TV&BH, cứ mỗi tuần, trang thơ của Như Thương lại thêm một bài thơ mới. Đều đặn. Cần cù. Bền bỉ. Mỗi bài thơ mới là một trọn vẹn từ hình thức đến nội dung. Cái trang trọng của mỗi bài thơ nàng gởi khiến người biên tập – là tôi – chỉ cần làm công việc đơn giản là đưa bài thơ vào thế giới mênh mông gởi hương cho gió qua vài động tác quen thuộc cắt, dán rồi lên giàn. Bằng những phương tiện kỹ thuật của người điều hành trang Web TV&BH, tôi biết rằng hàng đêm bướm từ khắp bốn phương đã nghe hương đậu lại vườn hoa thơ Như Thương để hút . . . nhụy, thứ nhụy của hoa thơ càng hút càng tỏa thêm hương đậm đà.

Trong số hơn 100 bài thơ của tập “ Bụi Đỏ Si Mê “, hầu như tất cả đều là lục bát. Trong số tất cả những bài thơ của Như Thương giới thiệu trên Góc Thơ của TV&BH, tất cả đều là lục bát. Trong một bài giới thiệu thơ của Ngô Tịnh Yên nhiều năm trước (Mụ phù thủy và đôi môi mềm-T.Vấn) tôi đã viết “Lục Bát như cô gái vừa đẹp, vừa duyên dáng mặn mà nhưng cũng khá là đỏng đảnh. Lần đầu tiên đến với thơ, người ta tưởng chừng như dễ dàng chinh phục được nàng Lục Bát. Nhưng không phải vậy. Càng lưu luyến với thơ, càng thấy rằng khó mà đến gần được cái hồn của Lục Bát. Cái mà Thi sĩ Luân Hoán gọi là ”uyên nguyên căn bản“. Từ xưa tới nay có bao nhiêu người làm thơ, nhưng chạm tay được vào Lục Bát – theo tôi – không hẳn là có nhiều. Với tôi, Ngô Tịnh Yên chỉ cần kiễng chân lên một chút nữa là có thể với tới được cái hồn Lục Bát mà nhiều người làm thơ thèm khát.. . “. Có lẽ tôi cũng sẽ nói như vậy về Lục Bát của Như Thương . Nhưng bảo rằng “kiễng chân” là “với tới được “ thì e rằng động tác “kiễng chân “ hơi gượng ép. Mà hồn thơ (Lục Bát ) vốn “đỏng đảnh “ thì càng cố “kiễng chân”, hồn thơ càng rướn mình bay cao hơn nữa . Thôi thì cũng chỉ là một cách “nói” để tỏ lòng trân trọng tâm hồn mong manh dễ vỡ của người thơ, hồn thơ, kẻ mang thông điệp của tình yêu bằng hình thức tinh túy nhất của nhân lọai là ngôn ngữ thơ.

Để nói về ngôn ngữ thơ (lục bát) của người thơ Như Thương, bài phụ lục kèm theo dưới đây (cũng là bài Tựa cho tập thơ “ Bụi Đỏ Si Mê” ) của tác giả Lê Hữu, người có khả năng tinh tế nhìn thấy ngọc trong đá, chắc hẳn sẽ giúp chúng ta nhìn rõ hơn diện mạo thơ Như Thương, người thơ sầu mộng muôn đời mà bất cứ ai đọc thơ Như Thương đều có thể hình dung ra, liên tưởng tới.

Độc giả của TV&BH muốn có tập thơ, có thể liên lạc với nhà thơ Như Thương qua địa chỉ:
Như Thương:

6242 NW 38th Dr.
Coral Springs. FL 33067
E-mail : huong10356@yahoo.com

18 July 2014

The Truth about the Vietnam War - Sự Thực về Chiến Tranh Việt Nam

Vì sao Bắc Kinh rút giàn khoan vào thời điểm này?

RFI phỏng vấn nhà báo  Phạm Chí Dũng
Thụy My

Sau hai tháng hiện diện đầy sóng gió, hôm nay 16/07/2014 Trung Quốc đã cho rút giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông, đưa về khu vực đảo Hải Nam. Nhiều người thở phào nhẹ nhõm, nhưng cũng có nhiều ý kiến lo âu về khả năng chế độ bành trướng Bắc Kinh, với tham vọng không hề giấu diếm, sẽ quay trở lại với những chiêu trò mới.

Vì sao Trung Quốc lại rút giàn khoan vào thời điểm này, sớm một tháng so với tuyên bố trước đây là sẽ hoạt động đến ngày 15/8 ? Chúng tôi đã đặt vấn đề này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.

RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Anh nhận xét như thế nào về sự kiện Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông ? Theo anh, Bắc Kinh đã đạt được những mục đích của họ hay chưa ?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Trung Quốc có nhiều mục tiêu và kỳ vọng trong việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Ít nhất là họ gây áp lực với Hà Nội về những mục tiêu chính trị. Thứ hai là gây áp lực về giao thương giữa Trung Quốc và Việt Nam. Họ muốn chiếm lợi thế nhiều hơn nữa trong tương lai, chứ không chỉ xuất siêu 23 đến 24 tỉ đô la một năm. Thứ ba, họ đặt vấn đề về thăm dò, chào thầu dầu khí trên Biển Đông, thậm chí có thể lấn sang cả vùng lãnh hải của Việt Nam.

Thứ tư là về quốc tế : mục tiêu của Trung Quốc là thử phản ứng của người Mỹ và phương Tây, kể cả của người Úc đối với vấn đề này. Nếu phương Tây chấp nhận hình ảnh Trung Quốc đương nhiên ngự trị ở Biển Đông, thì lúc đó Trung Quốc sẽ đi tiếp những bước nữa, thực hiện chiến lược dài hơi là xâm lấn xuống khu vực biển phía Nam và có thể làm cho cả người Úc thiệt thòi.

Đó là khá nhiều mục tiêu của Trung Quốc, chưa kể họ giải quyết vấn đề nội bộ. Từ năm 2011, cứ khi nào « nội Hán », trong lòng Trung Quốc xảy ra những xáo động về xã hội và chính trị bất lợi, thì Bắc Kinh lại hướng dư luận của người Trung Quốc ra Biển Đông.

Tuy vậy, việc giàn khoan Hải Dương 981 rút trước thời hạn 15/08/2014 một tháng, cùng với việc Trung Quốc bất ngờ thả 13 ngư dân Việt Nam, cho thấy một sự thay đổi về cách tính toán, cách nhìn và chiến thuật của Trung Quốc. Nhưng có lẽ nguyên do sâu xa khiến Trung Quốc thay đổi như vậy không phải là do tác động từ phía chính quyền Hà Nội, vì trong thực tế thì Hà Nội đã gần như không tạo ra được một áp lực gì.

Ngay cả lời đề nghị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc đàm phán về vấn đề Biển Đông cũng bị ông Tập Cận Bình từ chối. Quốc hội Việt Nam trong suốt một tháng trời ròng rã họp vào giữa năm nay cũng đã không ra nổi một bản nghị quyết về Biển Đông. Và cũng chưa từng có một động thái gì về phía cơ quan ngoại giao hoặc quốc phòng của Việt Nam để đòi người và tạo ra những ảnh hưởng, tác động quân sự đủ mạnh, để Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 hay ít nhất cũng hạn chế sự xuất hiện của tàu bè và máy bay quân sự ở khu vực Biển Đông.
Như vậy lý do còn lại chỉ là áp lực của quốc tế.

RFI : Anh có thể nói rõ hơn về tác động quốc tế ?

Bánh tráng cháy sản xuất tại một "siêu cường" !

Made in China.

17 July 2014

Angela Merkel, ước gì bà là người Việt.

Là phụ nữ giống như đa số bạn bè nữ giới khác tôi không mê đá banh, nhưng mỗi khi có dịp quan trọng như World Cup Brazil 2014 tôi bị cuốn theo bởi sự hưng phấn của ... chồng và bạn bè anh ấy. Nói vậy nhưng hỏi tôi đội bóng nào hay nhất, đội nào sẽ vào chung kết, tứ kết xem thì như tôi là người ngoại đạo.

Nhưng năm nay khác. Từ khi đội tuyển Đức xuất hiện tôi lập tức có cảm tình. Mà thật ra tôi có biết ông nào trong cái đội tuyển ấy là thủ quân hay "tiền đạo". Tôi chỉ thích màu áo cực kỳ thu hút và nhất là ông huấn luyện viên rất sport, rất lạnh tanh trong bất cứ pha bóng nào. Ông chỉ cười khi đội tuyển kết thúc trận đấu. Kết thúc với kết quả đáng mỉm cười.

Nói dông dài nhằm chứng minh một điều khác, tôi không là fan của đội bóng này nhưng tôi yêu nó, ủng hộ nó, ca hát râm ran cho nó và nhất là "vui muốn khóc" khi nó dành ngôi vô địch. Tình yêu bất thường ấy của một người không biết bóng đá dành cho Đức thật ra phát xuất từ tình yêu người lãnh đạo đất nước của họ: Thủ tướng Angela Merkel.

Bà Thủ tướng này là người sót lại từ thời Cộng sản. Từ Đông Đức, bà vật lộn với một giai đoạn lịch sử đau buồn của nước Đức để dần dần tiến tới vị trí mà không một ai trong chế độ cộng sản cũ có thể leo lên. Là một người đàn bà nhưng bà có bản tính của một chiến binh thời La mã: đánh là thắng. Bà không dùng tiểu xảo. Bà dùng trí thông minh của một nhà ngoại giao, lòng cương trực của một lãnh đạo quốc gia, sự khôn khéo của một chính trị gia lọc lõi của thế giới tư bản và hơn hết bà có một trái tim vì nhân dân Đức.

Con đường chinh phục đất nước của bà không phải bằng những lời hoa mỹ, văn chương và hứa hẹn suông như hầu hết các chính trị gia Tây phương. Bà dẫn dắt nước Đức bằng sự tỉnh táo của một nhà khoa học, vì bà vốn là một tiến sĩ Vật Lý. Bà có ưu điểm của một nhà kỹ trị cùng sự dịu dàng của một phụ nữ đơn giản và gần gũi với công chúng. Bà đi chợ xếp hàng trả tiền cho từng bó rau, hộp sữa tại các siêu thị. Người dân đứng gần và nói chuyện với bà như nói với hàng xóm. Họ cười đùa pha trò với nhau trên những đề tài bếp núc, gia đình.

Không có khuôn mặt của một lãnh tụ nhưng bà lại có hầu hết những quyết sách mạnh mẽ từ hệ thống ngân hàng cho tới vấn đề tài chánh của Liên minh EU. Bà là người luôn có quyết định gần như sau cùng và quyết định nào cũng thành công và được thế giới ngưỡng mộ.

Người dân Đức may mắn có một Thủ tướng như thế và họ hãnh diện vì bà chưa bao giờ tỏ ra mềm yếu, hay có những thái độ ngoại giao nước đôi như hầu hết các nhà ngoại giao EU và đôi khi cả Mỹ khi đối diện với Trung Quốc ngay trên sân nhà của họ.

Một mình một đội tuyển quốc gia, bà Angela Merkel mang lá cờ Đức phất phới ngay tại Bắc Kinh nơi bà tới thăm trước khi sang Brazil cùng với đội bóng nhận trái banh vàng World Cup 2014.

Một mình trước cử tọa sinh viên đông đảo của Đại học Thanh Hoa, nơi phát sinh những tinh anh của phong trào Thiên An Môn, bà Thủ tướng nói với sinh viên, cũng với đảng cộng sản Trung Quốc và toàn dân Trung Quốc rằng bà mang kinh nghiệm bản thân vốn là một người sống trong đất nước cộng sản, với những thay đổi căn bản về quyền con người, về nhu cầu đối thoại để tiến tới một xã hội tiến bộ.

Theo Thủ tướng Đức, bên cạnh những yếu tố công nghệ và kinh tế, một quốc gia muốn được "phát triển bền vững" như nước Đức hiện nay cần phải có một "hệ thống tư pháp công minh chính trực". Người dân phải tự tuân thủ pháp luật bằng sự công minh của người thi hành chứ không phải bằng sự đàn áp được gọi là pháp luật.

Đứng giữa Bắc Kinh bà Merkel kể lại kinh nghiệm của mình trong chế độ Xô viết khi chứng kiến chế độ độc tài đàn áp, sách nhiễu người dân chỉ vì một vài tư tưởng khác với chính quyền.

Lời chia sẻ của bà được sinh viên đại học Thanh Hoa truyền nhau trên mạng xã hội và báo chí phương Tây hết lời ca ngợi. Ngọn cờ tự do dân chủ của Đức phất phới trong khuôn viên đại học Thanh Hoa đã làm nhiều người run rẩy cảm phục, trong đó có tôi, một fan thật sự của bà Thủ tướng.

Người dân Đức xem bà là một thần tượng thì cũng bình thường. Chỉ có tôi vốn chưa từng nâng ai lên tới tới hàng thần tượng đã bị bà thu hút và chinh phục, nhất là trong thời gian xảy ra biến cố giàn khoan của Trung Quốc cắm trên đất nước tôi. Lãnh đạo chúng tôi như con giun con dế trong khi bà như một nữ tướng trước bọn giặc cỏ. Tâm lý bù đắp ấy đã làm tôi có những giây phút mừng vui chừng như bà là Thủ tướng nước tôi, một đất nước không may khi quá nhiều lãnh tụ có tham vọng chính trị nhưng lại thiếu trầm trọng một chút tài năng. Tham vọng ấy trở thành tai họa cho đất nước đến nỗi giờ đây tôi phải "quàng người làm họ".

Nhìn bà hân hoan cùng với đội bóng trở về quê hương tôi bỗng nảy sinh câu hỏi: phải chăng đội tuyển Đức thắng giải vì có mặt bà trên khán đài trong trận chung kết? Hào quang của Merkel đã dẫn dắt những chàng trai sung mãn ấy tấn công đối phương không một lần mệt mỏi. Hãy tha thứ cho tôi, Việt Nam, nếu có một lần tôi nhận người nước ngoài làm thần tượng.

Mà nhận bà làm thần tượng chắc không đúng với tâm trạng của tôi hiện nay. Tôi như đứa trẻ còi cọc vì mẹ mất sữa, lâu lâu chạy sang nhà hàng xóm bú nhờ. Nếu hôm nào sữa kiệt thì quay lại với bà ngoại mân mê hai chiếc vú da cho đỡ nhớ. Dòng sữa nuôi lòng yêu nước, tự trọng và xả thân của nhiều người giống tôi hình như đã bị vắt kiệt tự bao giờ. Thôi thì đành tự dối mình, mân mê chiếc vú da của người lạ cho đỡ ức.

Nguồn: rfavietnam.com

Tuần hành cho Biển Đông

Giàn khoan HD 981 đang được kéo về đảo Hải Nam

Trung Quốc rút giàn khoan gây tranh cãi ra khỏi khu vực Việt Nam có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và thả 13 ngư dân Việt bị bắt giữ ở đảo Hải Nam về nước giữa những chỉ trích mạnh mẽ từ quốc tế lên án các hành động gây hấn của Bắc Kinh trong khu vực.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 ngày 15/7 đã hoàn tất công tác thăm dò ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa ‘đúng kế hoạch.’

Tập đoàn dầu khí quốc gia CNOOC của Trung Quốc loan báo rút giàn khoan về Hải Nam sau khi đã thăm dò ‘suông sẻ’ và tìm thấy các dấu hiệu dầu khí tại vùng biển có tranh chấp. Các bước kế tiếp sẽ là phân tích những dữ kiện địa chất và đánh giá các lớp dầu khí.

"Chắc chắn là khó mà có hòa bình lâu dài với
Trung Quốc được, bởi vì họ khoan được 1 mũi
chỗ này rồi, họ sẽ khoan mũi thứ 2 ở chỗ khác.
Không phải yên đâu, rồi họ sẽ làm những việc khác nữa...".
Nhà nghiên cứu Biển Ðông Dương Danh Dy.

Reuters dẫn nguồn tin từ lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam cho biết giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ đô la đang được di chuyển về tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Diễn tiến này xảy ra giữa lúc truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin 13 ngư dân Quảng Bình, Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ lần lượt hôm 23/6 và 3/7 đã được phóng thích. 

Khi đưa giàn khoan Hải Dương vào khu vực Hoàng Sa hồi đầu tháng 5 năm nay, Trung Quốc thông báo kế hoạch thăm dò của Hải Dương sẽ kéo dài tới giữa tháng 8.

Chưa rõ lý do vì sao giàn khoan chấm dứt thăm dò sớm trước 1 tháng theo hoạch định giữa lúc các áp lực quốc tế đả kích Trung Quốc không ngừng gia tăng và cơn bão Rammasun đang tiến thẳng vào Biển Đông sau khi tàn phá Philippines gây thiệt mạng ít nhất 10 người. (VOA)

**

Theo các chuyên gia phân tích quốc tế, động thái dịch chuyển giàn khoan này của Trung Quốc nhiều khả năng có liên quan đến vấn đề thời tiết, bởi đây là khởi đầu của thời kỳ mưa bão trên Biển Đông với nhiều cơn bão lớn dự kiến sẽ càn quét qua đây trong thời gian tới.

Tuy nhiên, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia phân tích an ninh thuộc Học viện Quốc phòng Úc cho rằng việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan này cũng chứa đựng những toan tính chính trị của Bắc Kinh.

Theo chuyên gia này, việc Trung Quốc rút sớm giàn khoan trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị các chứng cứ pháp lý để kiện nước này lên tòa án quốc tế là một động thái nhằm giữ cho vấn đề vẫn nằm trong phạm vi song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, tránh bị quốc tế hóa.

Ông Thayer nói: “Đây là động thái nhằm tác động đến Việt Nam, ngăn chặn Việt Nam có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc, và ngăn chặn Việt Nam ngả về hay tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ.”

Hôm qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngày 16/7, cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc Dương Danh Dy đã nói rằng Việt Nam sẽ không bao giờ chịu nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền và sẽ tìm cách giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình với Bắc Kinh.

Ông Dy nhấn mạnh: “Nhiều khả năng Việt Nam sẽ tìm cách ‘giải quyết hòa bình’ với Trung Quốc. Tuy nhiên, để có được hòa bình lâu dài với Trung Quốc là một vấn đề thực sự khó khăn. Tất cả vẫn chưa chấm dứt, Trung Quốc sẽ có thêm các hành động mới.”

Trong khi đó, ông Wang Zhen, người đại diện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc thì tuyên bố rằng việc dịch chuyển giàn khoan 981 là một “quyết định về hậu cần” và rằng việc khoan thăm dò “đã được tiến hành theo kế hoạch bất chấp sự phản đối của Việt Nam”.

Việc kéo giàn khoan tỉ đô Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam được coi là một trong những hành động ngang nhiên nhất của Trung Quốc để phục vụ cho tham vọng độc chiếm Biển Đông của họ.

Ngày 16/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố Mỹ hoan nghênh việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, và Washington muốn các bên giải quyết vấn đề bằng con đường ngoại giao.

Bà Psaki nhấn mạnh: “Vụ giàn khoan đã cho thấy các bên tuyên bố chủ quyền phải làm rõ tuyên bố của mình theo các quy định của luật pháp quốc tế để đạt được nhận thức chung về cách hành xử và các hoạt động thích hợp trong khu vực tranh chấp.”

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho rằng Tuyên bố các bên về Ứng xử trên Biển Đông được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002 phải là văn bản hướng dẫn cho mọi hành động cho các bên ở Biển Đông.

(Khampha.vn)

Cựu sinh viên Khóa ĐS14 ở Mỹ họp mặt


Cuộc hội ngộ diễn ra  tại tư gia anh chị Nguyễn Đăng Độ, Bắc California đúng ngày World cup bế mạc với trận chung kết hết sức gay go và sôi nổi giữa Đức và Argentina: 13/7/2014 

Mới chỉ 9 giờ sáng đả đầy ắp tiếng rôn ràng hiếm thấy của bạn bè khắp nơi hội tụ vể đây: anh chị LBKiệt đến từ Austin Texas, vợ chồng NĐTín , TANinh, PĐHưng cùng với NVẢnh, BĐDanh đến từ Quận Cam. Phía Bắc Cali có vợ chồng HHSơn, LĐHưng và lẽ dĩ nhiên có vợ chồng phóng viên không ăn lương tôi và cặp  đôi chủ nhà với vài thân hữu khóa 12.

Màu thời gian cũng có vẻ không khắt khe với bạn bè vì sau hai năm xa cách từ buổi họp mặt năm 2012, bạn bè nay trông còn rất phong độ: huynh trưởng LBKiệt  đả quá bát tuần mà vẫn còn gân và tếu  “tớ tên Kiệt mà chưa kiệt vì vẫn còn đáp máy bay đều đều“. 

“Đại hội” tín nhiệm bạn NĐTín, người trầm tính, đã có nhiều đóng góp cho sinh hoạt lớp tại hải ngoại trong những năm qua làm Trưởng lớp. (Trích tường trình của TeHong)
**
Thân gởi bạn Tề,
Đọc bài phóng sự bạn viết về buổi họp mặt thật là thích thú, chỉ buồn cho mình không có điều kiện tham dự cùng các bạn. Hy vọng sẽ có ngày mình trở lại Cali để cùng các bạn chia sẻ những vui buồn của những ngày cùng chung dưới mái trường hay những gi đang trải qua nơi quê hương thứ hai.
Xin cho gởi lời hoan hô tinh thần mình vì mọi người của hai bạn Tín và Danh đứng ra gánh vác công viêc để giúp anh em. Thân.
Cẩm Diệp
 **
Quí bạn ở Cali, chỉ alo6 một tiếng là chạy đến. Tụi này ở các nơi khác phát thèm. Làm sao các bạn ở xa có thể hẹn một ngày đến Cali. Kêu gọi các bạn, có thể sang năm hoặc sang năm nữa về tham dự đủ mặt. Già quá rồi. Có thể sau đó, người thì bịnh, đi không nổi, người thì lên thiên đàng?! (Phạm Thành Châu). 
 
**Lên thiên đàng ngồi ngó xuống thì thèm đến chết ...lần thứ hai!!!(Nguyễn Thế Vĩnh)

 
Thưa Quý Anh Chị,
Tôi thấy vui trong niềm vui của Quý Anh Chị sau khi ðọc bài tường trình nồng ấm tình thân của Bạn Ðinh Ngọc Tề.
Tôi hình dung khung cảnh họp mặt tươi vui, rộn rã tiếng cười của Quý Anh Chị. Ở Mỹ, thân hữu ðồng môn cùng lớp của chúng ta ðông, có nhiều cơ hội tổ chức gặp nhau, Quý Anh Chị thật diễm phúc. Ở Úc, ðồng môn lớp mình chỉ có 4 ngoe (Cương, Xưa, Diệp, Phong) nên chưa bao giờ Họp Mặt Ðịnh Kỳ Hằng Nãm như ở Mỹ. Tuy nhiên, mỗi khi có thân hữu ðồng môn phương xa ðến Melbourne, như trương hợp Anh Chị Trần Ðình Minh trước ðây, Hội Cựu SV/QGHC tại Victoria thường tổ chức tiếp ðón; nhờ ðó, tình thân hữu ðồng môn cũng ðược hâm nóng, nồng nàn. Chúng ta ngày.
càng già, nếu có cơ hội gặp nhau sẽ quý vô cùng. Cho nên, khi được tin Quý Anh Chị tổ chức Họp Mặt Thân Hữu Lớp Mình, tôi thấy "buồn vào hồn không tên" vì tiếc không tham dự được. Cũng may, nhờ Bạn Nguyễn Ðức Tín, Bạn Hồng Tề, Bạn Ninh...gửi hình, gửi tin, gửi tường trình...; nhờ ðó, cũng cảm thấy vui lây, ðược an ủi phần nào; nếu không, chắc buồn lắm ?!
Thấy nhớ Anh Chị Lâm Bỉnh Kiệt. Ngày "Ăn Ðầy Tháng" của ðứa con trai của Anh Chị Lâm Bỉnh Kiệt, mình có tham dự. Mình cũng có  nhiều kỷ niệm khác với những thân hữu ðồng môn ÐS.14, biết làm sao kể hết ?...
Xin ðành hẹn ngày Hội Ngộ mới cạn nỗi khúc nhôi ?!
Vài hàng cởi mở tấc lòng với Quý Anh Chị. Cầu mong Quý Anh Chị cùng Bửu Quyến lúc nào cũng an vui.
Với tất cả lòng cảm mến,
Lý ngọc Cương