30 March 2014

NƯỚC NON BỤI MỜ, thơ


Philippines đệ trình luận chứng vụ kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế

Hôm Chủ nhật, Philippines đã đệ nạp các văn kiện luận chứng về vụ kiện tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc cho tòa án quốc tế ở La Haye. Thông tín viên Simone Orendain tường thuật từ Manila.

Bộ trưởng Ngoại giao của Philippines Albert del Rosario cho biết nhóm phụ trách về pháp lý của Philippines đã đệ 10 tập luận chứng lên đến gần 4.000 trang tài liệu hỗ trợ cho những lý lẽ vụ kiện của mình.

Ông nói việc đệ nạp, được gọi là một ‘kiến nghị’, là vì quyền lợi quốc gia của Philippines và về việc ‘bảo vệ những gì hợp pháp’ của họ:

“Đó là về việc bảo đảm an ninh tương lai của con em chúng tôi. Đó là việc bảo đảm quyền tự do về đi lại của tất cả các nước. Đó là về việc tiếp tay duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Và cuối cùng đó không phải chỉ để tìm bất cứ giải pháp nào cũng được mà là để tìm một giải pháp hợp lẽ phải, lâu bền đặt căn bản trên luật pháp quốc tế.”

Tháng 1 năm ngoái, Philippines đã đưa những bất bình của mình lên Tòa án Quốc tế về Luật biển, về điều mà họ gọi là ‘những đòi hỏi quá đáng’ của Trung Quốc trong vùng Biển Đông.

Philippines đã nêu câu hỏi rằng liệu có bất kỳ căn bản pháp lý nào về những tuyên bố chủ quyền trên 70% vùng biển này hay không.

Philippines cũng mưu tìm bảo đảm rằng những vùng mà họ nói thuộc thềm lục địa của họ và nằm trong vòng 370 kilomet vùng đặc quyền kinh tế của họ, theo định nghĩa của luật quốc tế, mà không một ai khác có thể tuyên bố chủ quyền.

Các bãi cạn, rạn san hô và đảo san hô trong vùng biển nhiều tàu bè qua lại nằm trong một ngư trường dồi dào cùng với tiềm năng lớn hydrocarbon.

Trung Quốc không công nhận trọng tài quốc tế và chưa đáp lại vụ kiện này. Nước này dựa trên các bản đồ cổ xưa của mình để đưa ra đòi hỏi và tuyên bố rằng họ có ‘chủ quyền không thể tranh cãi các đảo ở Biển Đông, vùng biển nằm về phía nam nước này, và các vùng biển kế cận.’

Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền một phần hay toàn thể vùng biển này.

Phân tích gia về an ninh Rommel Banlaoi, đứng đầu Viện nghiên cứu Khủng bố, Bạo động và Hòa binh ở Manila, nói rằng vụ kiện này có thể mở đầu cho hàng loạt vụ khác. Ông nói:

“Nhiều, nhiều nước tuyên bố chủ quyền đang cân nhắc khả năng của tòa án trọng tài, nhưng họ chưa sẵn sàng. Họ đang quan sát diễn biến của trọng tài trong vụ kiện của Philippines sẽ dẫn đến đâu.”

Ông Balaoi nói rằng cũng có khả năng là nếu tòa án phán quyết có lợi cho Philippines, Trung Quốc chỉ đơn giản chọn phương sách rút khỏi Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển. Và ông nói rằng cho dù đơn kiện đã được đệ nạp, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng việc giám sát vùng biển để khẳng định yêu sách của họ.

Năm 1995, Trung Quốc chiếm rạn san hô Đá Vành Khăn, nằm cách tỉnh Palawan của Philippines khoảng 200 kilomet về hướng tây. Trong gần 2 năm các tàu hải giám của Trung Quốc không cho ngư dân địa phương vào khu vực Bãi cạn Scarborough, nằm cách tỉnh Zambales của Philippines 225 kilomet về hướng tây, là nơi đã xảy ra tình trạng bế tắc căng thẳng giữa tàu thuyền của 2 nước năm 2012.

Trước đây trong tháng này, các tàu hải giám của Trung Quốc đã chặn một chiếc tàu của Philippines tìm cách đưa lương thực đến cho một cơ sở trên Bãi Cỏ Mây. Đây là một chiếc tàu mắc cạn của Philippines có một số quân nhân đóng trên đó.

Và chỉ mới hôm thứ Bảy 2 chiếc tàu dân sự của Trung Quốc lại tìm cách ngăn một tàu lương thực, có chở theo một số nhà báo, cũng vào bãi cạn này, phía tây tỉnh Palawan.

Tòa án trọng tài, bước kế tiếp, sẽ phải quyết định liệu tòa án này có thẩm quyền tài phán trong vụ kiện hay không. Các giới chức của Philippines nói rằng việc đệ nạp này chứng tỏ là có.

29 March 2014

Quả bom nợ ở Trung Quốc

Ngô Nhân Dụng
(NguoiViet)

Ngày hôm qua, Thứ Sáu, 7 Tháng Ba, 2014, công ty Siêu Nhật Thái Dương ở Thượng Hải đã thú nhận không thể trả đủ số tiền lãi gần 90 triệu được Nguyên (14.6 triệu đô la Mỹ) cho các trái khoán mới phát hành hai năm trước. Ngày Thứ Ba, công ty này đã loan báo họ không thể đi vay nợ thêm để trả tiền lãi, sau khi cố gắng kiếm được khoảng 4 triệu đồng Nguyên.

Siêu Nhật Thái Dương thành lập năm 2003, chuyên bán các bản kính biến năng lượng mặt trời thành điện bán ra khắp thế giới, thuộc một ngành đã phát triển rất nhanh trong mươi năm gần đây. Ðây là công ty đầu tiên khai vỡ nợ trong thị trường nội địa Trung Quốc mà không được chính quyền ra tay cứu. Trước đó, có những công ty Trung Quốc đã khai vỡ nợ trên các trái khoán vay bằng đô la Mỹ, ở nước ngoài; như công ty Trại Duy Thái Dương ghi danh ở Cayman Islands, và công ty Suntech Power Holdings Co khai phá sản tại tòa án ở Mỹ.

Siêu Nhật Thái Dương phá sản, cho thấy Ðảng Cộng sản Trung Quốc đang làm đúng lời hứa hẹn gần đây, là để cho thị trường đóng vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế, ít nhất đối với một công ty nhỏ và một món nợ nhỏ. Cho đến Tháng Giêng vừa qua, một quỹ đầu tư lớn là Trung Thành Tín Thác đã được nhà nước bỏ tiền ra cứu sau khi không có tiền trả nợ cho các trái chủ. Lý do khiến đảng Cộng sản phải cứu các trái phiếu này, không để cho vỡ nợ là vì những trái chủ mua nhiều phiếu nhất chính là các ngân hàng lớn do nhà nước làm chủ. Nếu để cho công ty phát hành khai phá sản thì cả hệ thống ngân hàng đều lâm nạn!

Các xí nghiệp nhà nước ở Trung Quốc thường vay nợ của các ngân hàng, vì bên cho vay và bên đi vay đều thuộc quyền đảng cộng sản; nếu không trả được nợ cũng xí xóa! Thị trường trái phiếu mới phát triển gần đây, khác với giao dịch ngân hàng, cho phép các xí nghiệp phát hành “giấy nợ” (trái phiếu), cho công chúng. Thị trường này đã lớn lên rất nhanh, hiện nay tổng số nợ đã có trị giá trên giấy tờ khoảng 4,200 tỷ đô la Mỹ; tương đương với số ngoại tệ dự trữ tại ngân hàng trung ương. Vụ vỡ nợ của Chaori Solar còn rất nhỏ, nhưng cho thấy thị trường trái phiếu trong nước Tầu đang bị đe dọa với nhiều vụ phá sản khác. Các công ty sản xuất khí cụ biến ánh sáng mặt trời thành điện đua nhau ra đời nhờ nhu cầu lớn trên thế giới, kỹ thuật dễ bắt chước các nước tiên tiến và tiền lương công nhân tương đối vẫn thấp.

Nhưng số xí nghiệp bước vào ngành này nhiều quá, vay tiền để phát triển khả năng sản xuất rất nhanh trong khi nhu cầu trên thế giới bắt đầu giảm dần. Chaori Solar là công ty đầu tiên bị vỡ nợ vì không bán được hàng, nhưng chắc không phải là công ty chót phá sản. Trong năm 2014 này sẽ có nhiều công ty cùng ngành điện mặt trời phải trả đến tiền vốn đã vay, tổng số vốn phải trả cho các trái phiếu đáo hạn lên tới gần 8 tỷ đô la.

Ngành điện mặt trời cũng tương đối nhỏ. Các món nợ, vay qua ngân hàng hoặc vay bằng trái phiếu, của các ngành khác cũng đang lo ngại khó trả được, thuộc công nghiệp luyện thép, nhôm, làm tàu thủy, và khai thác than. Tất cả đều do cùng một nguyên nhân là vay nợ để phát triển khả năng sản xuất trong khi nhu cầu trong nước và trên thế giới không tăng mà lại giảm.

Nợ đang là một mối lo lớn của nền kinh tế Trung Quốc. Nó có thể bùng nổ khi các công ty không thể trả được nợ cho các ngân hàng hay trái chủ, và các ngân hàng chứa quá nhiều “nợ xấu” không thể tiếp tục cho vay, cả nền kinh tế vì thế sẽ đình trệ, giống như cơn khủng hoảng bắt đầu năm 2007 ở Mỹ, khi quá nhiều người vay tiền mua nhà rồi không trả được nợ. Ngày Thứ Tư vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Trường đọc báo cáo trước 2,900 đại biểu quốc Hội đã tuyên bố chính phủ ông hứa sẽ “tháo gỡ quả bom nợ” không cho nó bùng nổ!

Công ty nghiên cứu Thomson thuộc hãng Reuters cho biết tổng số nợ của 945 công ty ghi danh trên các thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đã tăng từ 1,820 tỷ được Nguyên năm 2008 lên tới 4,740 tỷ trong năm 2013, tức là tăng hơn hai lần trong năm năm. Trong năm năm vừa qua, tổng số nợ đã gia tăng, từ 120% Tổng Sản lượng Nội địa (GDP) lên tới 215% GDP. Hầu hết các món nợ chồng chất và sẽ thiếu khả năng trả tiền vốn và lãi cho các ngân hàng chính là các doanh nghiệp nhà nước lớn và các chính quyền địa phương. Năm 2007, thị trường trái phiếu của các doanh nghiệp trị giá tổng công an 800 tỷ đồng nguyên, năm 2013 đã tăng hơn 10 lần, thành 8,700 tỷ. Tỷ số nợ trên tài sản của các xí nghiệp Trung Quốc đã lên tới 93%, trong khi ở các nước Châu Á khác trong mười năm qua chỉ lên tới tỷ số trung bình là 70%.

Quả bom nợ tại Trung Quốc đã đe dọa bùng nổ từ ba bốn năm qua, nhưng được trì hoãn vì chính quyền trung ương vừa bỏ tiền ra cứu, vừa ra lệnh giảm bớt việc cho vay. Trong nền kinh tế nửa thị trường, nửa chỉ huy, đảng Cộng sản vừa đóng vai chủ nợ, qua các ngân hàng của nhà nước, vừa đóng vai con nợ, qua các công ty quốc doanh và cơ quan chính quyền địa phương.

Giống như tay phải rút tiền từ trong túi ra cho tay trái vay vậy. Khi số nợ xấu gia tăng đến mức đe dọa, đảng cộng sản có thể ra lệnh cho tay phải giảm bớt, không cho tay trái vay nữa. Họ đã từng tăng lãi suất, tăng số dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, để ban lệnh ngưng bớt việc gia tăng tín dựng. Khi số nợ xấu của các ngân hàng lên quá cao, nhà nước bèn bỏ tiền ra, lập ra một cơ quan đứng mua các món nợ xấu đó. Số nợ xấu trong sổ sách của các ngân hàng thương mại giảm ngay lập tức, vì đảng cộng sản lấy công quỹ “mua” các món nợ xấu đó; tức là lấy tiền của dân chúng bù lỗ cho việc làm ăn thất bại của cả hệ thống, từ các doanh nghiệp nhà nước đến các chính quyền địa phương, và các ngân hàng.

Tất nhiên, tình trạng đó gây ra một tâm lý “ỷ y” của tất cả các cán bộ trong hệ thống, trong ngôn ngữ kinh tế học gọi là “moral hazard” (mối rủi ro vì tinh thần ỷ lại). Nếu biết mình không bao giờ lo vỡ nợ, có thất bại cũng không lo mất chức, thì ai còn thấy cần phải cố gắng làm việc có hiệu quả hơn?

Cho nên trước đây hai tháng, Trung Ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố trong thời gian tới sẽ để cho thị trường đóng vai quyết định, thay vì để cho nhà nước quyết định tất cả. Muốn vậy, phải ra lệnh cho các ngân hàng giảm bớt số tín dụng, không được cho vay nhiều như trước nữa. Nhưng tuyên bố thì dễ, thực hiện mới khó.

Cũng trong ngày Thứ Tư vừa qua, ông Lý Khắc Cường đã nói trước quốc hội rằng sẽ đặt mục tiêu phát triển kinh tế trong năm nay là 7.5%. Con số này khiến nhiều người nghi ngờ khả năng kiềm chế tín dụng của chính quyền Bắc Kinh. Bởi vì muốn kinh tế phát triển ở mức 7.5%, kinh tế Trung Quốc không thể dựa vào người tiêu thụ tiêu tiền, như ở các nước tiên tiến. Thúc đẩy người dân tiêu thụ khó hơn, vì cơ cấu kinh tế vẫn không nâng đỡ người tiêu thụ. Dễ dàng hơn cả, là chính quyền Trung Quốc cứ tiếp tục đổ tiền cho các doanh nghiệp nhà nước và các chính quyền địa phương, cho họ đầu tư mở mang thêm những nhà máy sản xuất ra rồi không bán được hàng, và xây dựng thêm những xa lộ, phi cảng không cần thiết, và dựng những khu gia cư xây lên không ai mua ở.

Quả bom nợ vẫn tiếp tục đe dọa nặng nề trong năm nay. Số tiền nợ các ngân hàng không đáng lo bằng số tiền mà các quỹ tín thác (trust) cho vay. Ðây là một hệ thống “ngân hàng nửa sáng nửa tối,” vì họ có thể gây vốn, cho vay, nhưng không phải tuân theo luật lệ ngân hàng bình thường. Những quỹ tín thác là một phương tiện làm tiền của các đại gia, trong đó có cả các người quản lý các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng nhà nước lớn. Họ có thể vay tiền của chính xí nghiệp hay ngân hàng của họ, đem góp vốn, rồi cho vay với lãi suất cao hơn, kiếm lời dễ dàng. Ðại đa số các xí nghiệp tư nhân không thể đi vay ngân hàng, đều đến vay các quỹ tín thác. Tổng số nợ mà các quỹ tín thác cho vay năm nay đã lên tới 4,600 tỷ đồng nguyên, tương đương với 750 tỷ đô la Mỹ. Trong năm 2014, một phần ba số nợ đó đáo hạn, mà rất nhiều công ty đứng vay nợ đang gặp khó khăn.

Số nợ của các chính quyền địa phương đã tăng 67% từ năm 2010, lên tới 17,900 tỷ đồng nguyên, khoảng 300 tỷ đô la trong năm 2013, theo số thống kê của nhà nước cộng sản. Trong năm nay, một nửa số nợ đó cũng đáo hạn. Theo ước tính của chuyên gia Ngân hàng Standard Chartered thì một nửa số nợ đó sẽ không trả được.

Theo cuộc nghiên cứu khác của ngân hàng JP Morgan thì tổng số nợ của các quỹ tín thác đã tăng gấp đôi trong ba năm, 2010 đến 2012, lên tới gần 6,000 tỷ Mỹ kim, lớn bằng 70% tổng sản lượng nội địa Trung Quốc. Trong năm 2013, tổng số đó đả tăng thêm 46% nữa. Ðiều nguy hiểm là hệ thống “ngân hàng nửa sáng nửa tối” này nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng trung ương.

Trung Quốc đang ngồi trên một quả bom nợ. Không biết bao giờ thì bom sẽ nổ.

Dân Ninh Thuận chống lại CS cho phép khai thác Titan trở lại.


Một Video clip đặc biệt (Ngày 28/3) ghi lại khoảnh khắc vùng lên của Nhân dân xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam - Ninh Thuận chống lại bọn côn an cộng sản sau khi bọn tà đạo côn an này đứng về phía Công ty Quang Thuận - Ninh Thuận. Sau khi nhà cầm quyền cộng sản cho phép công ty này khai thác Titan trở lại. Điều khiến bọn chính quyền cộng sản không ngờ là quyết định cho phép Công ty Quang Thuận - Ninh Thuận khai thác titan trở lại đã khiến dân chúng xã Sơn Hải nổi giận.

6 người dân đã bị bắt vì tội "chống người thi hành côn vụ."

Ngày 28 tháng 3, dân xã Phước Dinh vẫn đổ về trụ sở tỉnh Ninh Thuận, lặp lại yêu cầu trả tự do cho hai người bị bắt và hủy các quyết định khởi tố mà họ cho là vô lý.

28 March 2014

Ngày 29 tháng Ba giỗ 5 năm Vũ Công Hùng 2009-2014

"Nhớ các bạn nhiều lắm nhưng không thể nán lại lâu. Xin cho hỏi thăm tất cả".
 (Vũ Công Hùng gửi Nguyễn Thế Vĩnh ngày 11 tháng 10, 2008) 
** 

LD: Nửa đêm về sáng ngày 3/29/09, thấy có ai đánh thức. Sáng sớm, hỏi Bà Nhật Ký . Không phải Bà. Thì ra, có lẽ, Hùng. Rồi điện thoại cho Phước. Rồi ba người cùng khóc. Nên buồn cả ngày, từ đó. Nên mở chai rượu quý dành cho Hùng ra uống. Một mình. (File) 

**
 
 (File)
**
Thế là hết

Những cú điện thoại dài thu ngắn lại, thưa dần rồi tắt hẳn. Những buổi điện đàm kéo dài hàng giờ sau chót chỉ còn vài tiếng nghe thều thào, đứt quãng. Từ nay không còn nghe được tiếng mi nữa!

Ngôi nhà bên dốc cầu còn đó nhưng đã vắng mi từ sau buổi tan hoang. Billings giang tay đón nhận kẻ mới tới, ngơ ngác. Những con đường quanh co tuyết phủ khi đông về sẽ không còn cảnh phải đẩy chiếc xe chở đời mình bị sa lầy sau một ngày của tháng Tư. Và rồi những ngày hè nóng bỏng Colorado sẽ trở thành lạnh giá.

Colorado vách núi vẫn sừng sững bàng quan nhìn xuống đời người vắn vỏi như kiếp cỏ hoa. Và lũng sâu kia vẫn ôm ấp nỗi niềm riêng nhỏ bé. Nhưng, Phước ơi hãy nín đi. Uyên, Vi ơi hãy nín đi. Hãy để người đi bay bổng về chốn cao, chốn mênh mông vô cùng mà mọi người đang bước tới.

Thế là hết!

Mà dường như chưa. Tiếng gọi hư vô từ lẽ vô thường vang vọng, nhưng bóng hình vẫn còn phảng phất. Trí thông minh đôi khi gàn bướng chưa tan loãng hẳn. Diễn Đàn vẫn còn đó, kết quả của một chút sáng tạo và lì lợm.

Vẫn còn đó tiếng mè nheo giữa hai đứa đều là con út của gia đình. Đòi điều này muốn điều kia. Ước vọng lúc nào cũng nở rộng. Mi không còn và ta càng nhận ra sức người không phải vô hạn. Nhưng đáp trả thách thức thực sự mới là điểm kết thúc.

Lạ thay những lời mè nheo phiền trước kia nay ta lại nhớ. Những ngày ế độ, cứ mè nheo đi, làm được gì ta sẽ gắng sức.


Hình như ta đang mơ.

Điền Thảo

(File)

Crimea hôm nay và 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam ngày mai.

Nguyễn Nghĩa650 (Danlambao) - Cuộc trưng cầu dân ý mới đây tại Crimea với 97% cử tri ủng hộ việc tách Crimea ra khỏi Ukraine, để gia nhập Liên bang Nga, đã trao vào tay Tổng thống Nga Putin một lý do hợp pháp, nhằm đề nghị Quốc hội Nga tiến hành qui trình sát nhập Crimea vào Nga.

Đây là một hình thức chiếm đoạt lãnh thổ thời dân chủ: 97% dân số tình nguyện từ bỏ chủ quyền của bán đảo này.

Trước đây, trong lịch sử của Crimea, người Tatar luôn chiếm ti lệ đông nhất quãng 90% tổng dân số.

Vài chục năm về trước, khi Stalin còn sống, ông ta đã đuổi đi hầu hết người Tatar crimea.

Sau khi Liên Xô tan rã, người Tatar tha hương dần trở lại quê hương của mình.

Tuy vậy, hôm nay họ chỉ là thiểu số trên chính quê hương của mình.

Hiện nay, những chủ nhân gốc của Crimea chỉ còn chiếm khoảng dưới 10% dân số bán đảo Crimea, người Nga chiếm quãng 60% tổng dân số hiện nay.

Là Iwan hung tàn, giết người vô số, nhưng Stalin đã làm 1 việc mà vài chục năm sau còn có lợi cho Nga. Dĩ nhiên là sau khi đuổi người Tatar khỏi Crimea, Stalin di dân Nga vào Crimea.

Hôm nay hậu quả của việc di dân đã thấy rõ ràng: Nga xâm lược Crimea theo yêu cầu của người dân Nga tại Crimea.

Dẫu sao thì cũng phải nhận thấy rằng Stalin đã nhìn xa và muốn làm lợi cho nước Nga.

Còn các lãnh tụ Việt Nam ta thì sao?

Nguyễn Phú Trong, Tổng bí thư ĐCS VN ngày 15/10/11 trong Thông báo chung với Trung Quốc đã nhấn mạnh:

"4.11. Mở rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc."

Mở rộng giao lưu giữa các tỉnh biên giới là gì, nếu không phải là tuồn hàng hóa kém chất lượng sang VN; nếu không phải là di dân bất hợp pháp sang Việt Nam; nếu không phải là hối lộ, tha hóa cán bộ các tỉnh biên giới của Việt Nam; nếu không phải là thu mua lậu khoáng sản Việt Nam....

Chỉ một thời gian không lâu nữa, khi tình hình chính trị Việt Nam có biến động, cái trò hề nhân dân các tỉnh biên giới trưng cầu dân ý tình nguyện sát nhập với TQ sẽ được diễn ra.

Stalin làm lợi cho Nga ngay cả khi đã chết rồi, còn Nguyễn Phú Trọng làm lợi cho TQ, có thể khi đang còn sống.

Hôm nay ông ta còn dập khuôn TQ, ra vẻ như trong sạch chống tham nhũng.

Thế chiếc phong bì đầy ắp tiền. mà các ủy viên BCT ĐCS VN ai cũng được nhận sau khi dự án Boxit Tây Nguyên được triển khai, có tính là hối lộ của TQ không, hả TBT.

Bán nước tinh vi, nhận hối lộ cả tập thể là đặc tính chung của chóp bu cộng sản hôm nay.

Nguyễn Nghĩa650
danlambaovn.blogspot.com

Bềnh Bồng Ngày Tháng Cũ

Viết nhân dịp Thời Luận tái bản tác phẩm “Yêu” - 
Truyện Phim và Phân Cảnh của Đạo Diễn Đỗ Tiến Đức)

Vào những năm đầu thập niên 50’s của thế kỷ trước, ở Việt Nam, phong trào Hướng Đạo tái phát triển mạnh mẽ sau nhiều năm bị gián đoạn vì thời cuộc. Năm 1949 tại Hà Nội, Trưởng Trần Trung Ru (1916-2000) thành lập Liên đoàn Bạch Đằng mà khởi sự chỉ có một Thiếu đoàn và một bầy Sói con (1949), nhưng chỉ một năm sau (1950) nhân số Hướng Đạo Sinh đã lên tới 4 liên đoàn, bao gồm các đoàn: Bạch Đằng, Chí Linh, Ngô Quyền, Bình Than và Trưởng Ru trở thành Đạo Trưởng một đạo có tên là Đạo Đồng Nhân, quản trị cả 4 liên đoàn kể trên.

Vào thời gian ấy, tôi gia nhập Thiếu đoàn Bình Than do anh Phạm Đản làm Đoàn trưởng. Sau một năm sinh hoạt thì tôi được tuyên hứa, lại sau 6 tháng lấy được bằng Hạng Nhì, tôi  được giao phó nhiệm vụ làm đội trưởng đội Én mà trong số bẩy đội viên dưới quyền trông nom của tôi, có đội sinh Đỗ Tiến Đức !

Đức hồi đó người nhỏ nhắn, chân tay mảnh khảnh và hiền như cục đất. Nhà anh ở mãi dưới khu Hoàng Mai, gần chùa Liên Phái, ngoại ô Hà Nội. Xa xôi là thế mà chẳng kỳ họp nào anh vắng mặt. Mà nơi họp đâu có gần gũi gì. Chúng tôi thường hay tụ tập vào mỗi sáng Chủ Nhật để họp Đoàn ở sân cỏ Nhà Bác Cổ ngay sau lưng Nhà Hát Lớn Hà Nội. Họp Đoàn xong thì họp Đội để học luật Hướng Đạo, tập hát, tập thắt Nút bằng dây thừng, tập thông tin bằng chữ Morse và chơi những trò chơi Hường Đạo. Năm ấy, Đỗ Tiến Đức còn là học sinh Lớp Nhất của trường tiểu học Đại La ở đường Tô Hiến Thành mà anh Đoàn Trưởng Phạm Đản lại cũng là giáo viên dạy lớp mà Đỗ Tiến Đức đang theo học.

Phải thành thật mà nói, trong suốt thời gian sinh hoạt với nhau ở Thiếu đoàn Bình Than ấy, tôi không hề thấy Đỗ Tiến Đức chứng tỏ mình là một tay có khiếu về văn chương nghệ thuật. Đức tầm ngầm viết lách những gì mà chẳng hề hé môi tiết lộ cho ai biết. Thỉnh thoảng tôi tới thăm anh Đản sau giờ anh giảng dạy, anh có cho tôi coi bài Luận văn của Đức làm trong lớp. Đọc thấy cũng không có gì xuất sắc để nghĩ rằng cái cậu học trò chân chỉ hạt bột này về sau sẽ trở nên tiếng tăm lừng lẫy chẳng ở một ngành mà nhiều ngành khác biệt.

Thế rồi Hiệp định Genève được ký kết. Trong cả đám người khổng lồ di cư vào Nam năm 1954 có cả tôi và Đỗ Tiến Đức. Ngay năm ấy, Đỗ Tiến Đức đã cho ra đời tác phẩm đầu tay là một cuốn tiểu thuyết có tên là Hoa Niên. Thật là bất ngờ khi tác giả hãy còn ở tuổi vị  thành niên ! Tuy nhiên, vào thời gian ấy, tức những năm đầu của cuộc di cư vĩ đại, cuộc sống ở đâu cũng gần như bị xáo trộn nên ai cũng bù đầu lo chuyện riêng tư, thành ra tác phẩm đầu tay này của Đỗ Tiến Đức ít  ai được biết tới. Đã thế, ngay về mặt đời sống, vào giai đọan đó, Đỗ Tiến Đức ở đâu, làm gì, tôi cũng không được biết vì chúng tôi cũng không có dịp liên lạc với nhau sau khi di cư vào Nam nữa.

Tuy vậy, con đường lập thân của cậu Đội sinh đội Én năm xưa cũng đã rất thênh thang. Đỗ Tiến Đức qua bậc trung học rồi đi học Luật, học Quốc Gia Hành Chánh, rồi nhập ngũ Sinh viên Sĩ Quan Khóa 3 Đồng Đế và là cựu học viên Khóa I Trường Cao  Đẳng Quốc Phòng. Ở lãnh vực dân sự, anh còn làm Thanh Tra Trưởng Bộ Thanh Niên, làm Giám ĐốcThông Tin, rồi Giám Đốc Nha Điện Ảnh nữa.

Phải thành thực mà nói, trong cái đám học sinh lau nhau dời cư từ Hà Nội vào Sài Gòn, tạo được một chỗ đứng bề thế vừa kể trên như Đỗ Tiến Đức thì thật là hiếm hoi và hết sức đáng kể. Tuy nhiên, đối với tôi thì điều đáng kể nhất về Đỗ Tiến Đức chính là tác phẩm Má Hồng mà anh cho in nhiều kỳ trên tạp chí bách Khoa, tới năm 1968 thì nhà Thời Mới ấn hành thành sách, qua năm 1969 tác phẩm này đoạt ngay Giải Nhất Văn Chương Toàn Quốc.

Những ‎tưởng Đỗ Tiến Đức chỉ viết văn thuần túy, nhưng hầu như ở con người này, chẳng có lãnh vực nào anh coi là thuần túy cả. Cũng giống như cái chuyện tác phẩm Má Hồng đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc đâu có phải anh có ý ‎ ‎định dự Giải mà là do tòa soạn Bách Khoa tự ý gửi đi theo thể lệ hồi đó Giải chỉ tuyển chọn trong số các tác phẩm gửi tới dự thi. Anh ỡm ờ với văn chương như vậy nên tôi không lấy làm lạ khi anh ngỏ ‎‎‎ định viết cuốn hồi ký ‎ “ Thuở không mơ làm văn sĩ” sau khi đã đọc cuốn  “Thuở Mơ Làm Văn Sĩ “ của tôi  vừa tái bản ở hải ngoại. Thế cho nên tác phẩm kế tiếp sau Má Hồng không phải là một cuốn tiểu thuyết khác như mọi người chờ đợi, mà lại là một tác phẩm chuyên ngành rất hiếm hoi. Đó là cuốn Phim Truyện Ngọc Lan do chính anh viết kịch bản phim lại cũng là đạo diễn khi chuyển từ sách sang phim nhựa. Cuốn phim Ngọc Lan này là một thất bại cay đắng mà theo tiết lộ của nhà văn Trùng Dương Nguyễn thị Thái thì : “Ngọc Lan bị giới ba-tầu trù ếm bằng cách mua về chiếu nhưng không hề quảng cáo khiến số thu hết sức thê thảm ảnh hưởng tới tư thế đạo diễn không nhỏ”( trong bài viết Nhóm Phim Nghệ Thuật, một tổ hợp của những người tay trắng)

Tuy nhiên không vì thế mà Nhóm Phim Nghệ Thuật chịu lùi bước. Nhân cuốn truyện Yêu của nhà báo Chu Tử đang gây sôi nổi trong dư luận thời đó, Đỗ Tiến Đức điều đình với tác giả xin chuyển thể thành phim và anh đã ngồi xuống viết ngay tác phẩm “Yêu, truyện phim và phân cảnh” vừa được thực hiện thành phim, vừa ấn hành thành sách năm 1972 ở Sài Gòn.

Cuốn sách này không có số phận may mắn như cuốn Má Hồng, vì tác giả sau những năm tù đầy vì “cải tạo”, đã xuống thuyền vượt biên và mang theo được cả cuốn Má Hồng. Năm 1980, nhà xuất bản Kim của họa sĩ Lâm Triết ở Los Angles khi tái bản tác phẩm này đã cho biết : “ Má Hồng bản in  trên giấy báo đã nhàu nát và hoen ố nước biển lẫn mồ hôi  của Đỗ Tiến Đức, phải cố gắng và kiên nhẫn lắm mới có thể gửi tới tay bạn đọc, nếu còn những trang nào bị mờ hoặc lem đôi chút xin quý bạn niệm tình thứ lỗi”.

Ngẫm lại những năm vật đổi sao rời, dân chúng miền Nam mất mát đã lắm, nổi trôi cũng nhiều, nhưng trong lãnh vực văn học nghệ thuật thì những chi tiết kể trên hẳn cũng đã là chứng tích của cả một thời nước non điên đảo  khiến cho người đọc vừa cảm động lại cũng không khỏi thấy lòng ngậm ngùi.

Còn nói cuốn “Yêu, truyện phim và phân cảnh” không được may mắn như cuốn Má Hồng vì chẳng tác giả nào lại có thể khuân đi hết những tác phẩm của mình lúc xuống thuyền vượt biên (ở thời gian đó Đỗ Tiến Đức đã có tới 6 tác phẩm in thành sách rồi). Cũng như số phận các tác phẩm của hầu hết các nhà văn miền Nam sau 30-4-1975, một số bị đám thanh niên đeo băng đỏ xông vào từng nhà tịch thu để đem đi xay thành bột giấy, một số khác tràn xuống lề đường để trở thành những loại sách bán xon (solde) mà người đứng bán, nếu không phải họ hàng thân thích của cán bộ thì cũng là những người đã được cán bộ bảo kê. Một loại chợ sách bán xon như thế đã tồn tại thêm vài năm nữa và tọa lạc ở đường Ký Con sau lưng đường Hồ văn Ngà, gần rạp Đại Nam Sài Gòn.

Tuy nhiên, không phải cuốn sách nào cũng chịu chung những số phận như thế. Đã có nhiều cuốn trôi giạt vào tủ sách ở nhà của những cán bộ có quyền hành và ngay cả trong thư viện của một số cơ quan, trong đó có thư viện của Thành Ủy Sài Gòn. Sở dĩ tôi biết được điều này là vì một ấn bản cuốn “Yêu, truyện phim và phân cảnh” của Đỗ Tiến Đức đã có đóng dấu “Thư Viện Thành Ủy”. Cái cuốn này quả cũng có một quá khứ phiêu giạt ly kỳ không kém cuốn Má Hồng của cùng tác giả.

Thoạt tiên nó “xổng” từ cái gọi là  thư viện Thành Ủy nói trên để phải ra nằm lề đường và một ngày nào đó đã có người bỏ tiền ra “chộp’ được. Người may mắn đó chính là ông Nguyễn Hùng Trương, Giám đốc nhà sách Khai Trí, một người nổi tiếng yêu quí sách, nhất là những cuốn sách giá trị của miền Nam trước năm 1975.

Năm 1991, ông Nguyễn Hùng Trương được xuất cảnh sang Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình. Nhân dịp này ông đã chuyển qua đường hàng hải rất nhiều cuốn sách quý, trong đó có cuốn “Yêu, truyện phim và phân cảnh” của Đỗ Tiến Đức.

Một ngày đầu mùa hạ năm 1996,  tôi tới thăm ông và ông hỏi tôi có rảnh rang không. Tôi đáp dĩ nhiên là có. Thế là ông nhờ tôi chở tới một cái kho chứa cho thuê (storage) nằm trên đường Bolsa ở Orange County mà ngày nay nơi đó đã trở thành một khu thương xá nhộn nhịp và bề thế. Tôi đã phụ với ông dọn dẹp sạch boong cái kho chứa này vốn chỉ có toàn sách và báo. Thì ra ông đã dọn dẹp mọi thứ để chuẩn bị hồi hương. Tôi đã chuyên chở về nơi ông cư ngụ một số thùng sách mà ông quyết định mang về nước, còn một vài thùng khác ông bảo tôi “chú giữ lấy mà xài”.

Những thùng sách ấy tôi đã rỡ ra một vài thùng vốn chứa toàn những tạp chí giá trị phát hành ở hải ngoại như Văn, Văn Học, Thế Kỷ 21 và đặc biệt  có cả một xấp gồm toàn những bài nghiên cứu, sưu tầm về những đề tài khác nhau đã từng đăng rải rác trên nhiều loại báo ở hải ngoại và ông đã cho photo copy lại để lưu giữ. Còn một, hai thùng khác thì vẫn còn nằm nguyên đó trong garage nhà tôi, cho mãi đến tháng 5-2013 tôi mới có cơ hội rớ tới, và tôi đã tình cờ tìm thấy cuốn “Yêu, truyện phim và phân cảnh” trong số sách bị bỏ quên này.

Thú thật là tuy tác phẩm này in từ năm 1972 ở Sài Gòn, nhưng nay thì tôi mới có dịp đọc tới. Nó đã mang cho tôi nhiều ngạc nhiên, không phải vì nội dung hấp dẫn của nó dựa theo tác phẩm YÊU của Chu Tử mà chính vì cái kỹ thuật viết phân cảnh rất công phu, rất tỉ mỉ, rõ ra là của một nhà đạo diễn chuyên nghiệp nắm vững nội dung và biết tính toán những thước phim sử dụng trong mỗi cảnh đến từng giây đồng hồ ( Nó bảo đảm cho cuốn phim phải được thực hiện  chặt chẽ không rông rài và đồng thời tiết kiệm được những thước phim quý  báu do xứ mình còn nghèo phương tiện).

Để thực hiện được điều này, Đỗ Tiến Đức đã chứng tỏ mình không phải chỉ là một nhà văn thuần túy mà còn là một nhà dựng truyện Phim và một đạo diễn chuyên nghiệp. Chẳng thế mà khi  là Giáo sư  Trưởng Ban Truyền Thông Đại học Minh Đức Sài Gòn, năm 1973 ông đã mở phân khoa Điện Ảnh tại Đại Học này, mỗi năm thi tuyển 100 sinh viên, học 4 năm, chương trình cử nhân, và ông đã đi dự một số đại hội điện ảnh quốc tế…

Trong khuôn viên một đại học thì tôi không rõ một Giáo trình về Khoa Điện Ảnh sẽ như thế nào nhưng cho tới nay, trên thị trường sách Giáo khoa tôi chưa thấy một cuốn giáo trình nào dành cho ngành dựng truyện Phim và ngành đạo diễn được in thành sách để phổ biến rộng rãi. Nhưng có điều chắn chắn là sự đào luyện sinh viên cho ngành điện ảnh nếu được tiến hành một cách nghiêm chỉnh như thế, và nếu không có biến cố 30-4-1975 thì ngành điện ảnh Việt Nam sau gần 40 năm hẳn đã tiến xa tới đâu rồi chứ không thể có tình trạng thê thảm như hiện nay mà ngòi bút Nguyễn Thanh Trúc hồi đầu năm 2013 đã phải viết trên VN Expess online những lời lẽ như sau :

“Sau nhiều vật vã với những bộ phim Việt như Gió nghịch mùa, Ký túc xá..., tôi đã quyết định không xem phim Việt nữa. Nội dung chỉ xoay quanh tình tiền. Tình thì là chuyện phản bội, giả dối, còn tiền thì là lừa đảo chiếm đoạt. Nội dung thì như vậy còn hình thức thể hiện thì xin lỗi tôi phải dùng từ "thô thiển". Lời thoại rất nhiều câu nói tục chửi thề, ngôn từ độc ác.”

Phim truyện Việt Nam bây giờ phải gánh những lời than trách ấy phải chăng ngành Điện Ảnh trong nước đã thiếu những đạo diễn có chân tài được đào luyện có bài bản và nhất là đã thiếu vắng vấn đề lương tâm chức nghiệp để dẫn tới tình trạng ngành Phim Ảnh đã hầu như rất coi khinh trình độ thưởng ngoạn của khán giả.

Chính vì cái thực trạng đáng buồn này mà khi tìm lại được cuốn “Yêu, truyện phim và phân cảnh” tôi đã hoàn lại ngay cho chính tác giả của nó với lòng mong mỏi nó sẽ được tái bản để qua đó, những bạn trẻ ở cả trong lẫn ngoài nước vốn quan tâm đến lãnh vực điện ảnh sẽ có thêm được tài liệu nghiên cứu trong việc viết truyện phim, phân cảnh và dàn dựng nó như công trình của một đạo diễn.

Hẳn anh Đỗ Tiến Đức cũng đồng‎‎‎ ý với tôi về suy nghĩ này nên có ủy cho tôi công việc viết một đôi dòng giới thiệu tác phẩm cho lần tái bản này. Vì không có kiến thức chuyên môn trong lãnh vực điện ảnh, tôi chỉ xin rông rài một vài kỷ niệm giữa tôi và anh Đỗ Tiến Đức, gọi là bồng bềnh đôi chút chữ nghĩa với ngày tháng cũ, còn chuyện giới thiệu kỹ lưỡng phần kỹ thuật của cuốn sách, tôi xin dành cho các vị có thẩm quyền chuyên môn làm công việc đó.

Garden Grove, California ngày 26-5-2013
Nhật Tiến

Le Verre, Une Fois Vide...

Prélude:
     Le verre est vide,
     Ainsi nos bras.
     Âme invalide,
     Ne pleure pas!

Le Verre, Une Fois Vide...

Ma chère, mon cœur se resserre,
Chaque fois que je me souviens
Du jour où tu saisis mon verre,
Et, d'un coup, l'as vidé par terre.

Ainsi disparut le liquide,
Ainsi s'éteignit le bonheur.
J'ai beau fouiller la nuit torride,
Seul m'est resté mon verre vide.

Comment pourrais-je imaginer
Que notre si belle romance
A dû si mal se terminer,
Et tant de douleur déchaîner.

Mon Dieu, c'est souvent la colère,
Qui fait sortir du fond du cœur,
Quoique de façon éphémère,
Le sentiment le plus sincère.

Il m'advient, non sans grande peine,
D'accepter cette absurdité
Que l'amour, malgré sa rengaine,
N'est rien que l'envers de la haine.

Nous avons, sans succès, tâché
De raviver la flamme éteinte.
Le philtre, sur le sol versé,
Ne peut point être recouvré.

Chérie, ne blâmons pas le sort.
Le cœur, passionné mais fragile,
N'endure pas le moindre tort.
Un faux pas et hélas, la mort!

              Trần Văn Lương
      Rabat - Maroc, 27/ 3/2014


Phỏng dịch thơ:

Dạo:
        Rượu xưa trót đổ đi rồi,
Hai con tim nát bồi hồi trách nhau.


       Một Khi Ly Đã Đổ...

Em yêu dấu, trái tim tôi quằn quại,
Khi một mình ngồi nhớ lại ngày qua,
Em đang tay, trong một phút bất hòa,
Cầm ly rượu hắt ra ngoài sân trống.

Từng giọt thắm thấm dần trên đất nóng,
Hạnh phúc mình cũng lóng nhóng ra đi.
Ngàn đêm vui nóng bỏng có còn chi,
Chỉ trơ trọi chiếc ly không lạnh giá.

Ai đoán được khúc quanh đời nghiệt ngã,
Mối tình đang như một đóa hoa xuân,
Chợt bất ngờ gánh chịu cảnh chia phân,
Đau đớn ngập từng bước chân lận đận.

Có nhiều lúc phải nhờ cơn nóng giận,
Mà những gì thật nhất tận trong tim,
Qua bao năm nằm ẩn nấp im lìm,
Nay mới được tạm tìm ra dấu tích.

Làm sao có được một lời giải thích,
Nếu không tin vào nghịch lý đau thương,
Rằng tình yêu, với điệp khúc du dương,
Là thù hận đang chưng bày mặt trái.

Hai đứa đã chịu nhiều phen thất bại,
Khi cố làm sống lại mối tình si.
Rượu đổ rồi theo bụi đất thấm đi,
Làm sao hốt được đầy ly như cũ.

Đừng than khóc, đổ thừa cho mệnh số.
Con tim thường lầm lỡ lại mong manh,
Một tia nhìn, một câu nói đành hanh,
Cũng đủ để mảnh tình xanh giãy chết.

                 Trần Văn Lương
          Rabat - Maroc, 27/3/2014

HÀ NỘI, MỘT HOÀI NIỆM

An  Bình

Sau khi dùng bữa tối, An ngồi lặng lẽ một mình nơi phòng khách tĩnh lặng và nhìn ra khung cửa kính phía ngoài.  Ánh đèn từng chiếc xe chiếu sáng con đường hiu quạnh rồi tắt ngúm trả lại sự êm đềm, lặng lẽ thường lệ cho khu phố chung quanh đã bao lâu như vậy.  Quá khứ ngập tràn tâm tư về Hà Nội, thành phố cổ kính, trang nghiêm, mang đầy tính thơ với liễu rũ bên hồ Gươm, tô điểm bằng Tháp Rùa, Cầu Thê Húc cong vút dẫn vào đền Ngọc Sơn luôn phủ trầm hương nghi ngút, thơm ngát, thành phố đã cưu mang An từ tấm bé, nơi chàng đã ngọng nghịu cùng run rẩy tay khi tập đọc, tập viết chữ Phú Lang Sa và chữ Việt đầu đời lại hiện về.

An không thể nào quên được nơi chốn đã cư ngụ tại phố Nguyễn Thượng Hiền, gần Hồ Ha Le (giờ gọi là Hồ Thuyền Quang)  Nhưng chàng lại thường xuyên ra Hồ Hoàn Kiếm vì hồ này nên thơ hơn hồ Ha Le nhiều tuy phải đi bộ xa hơn.

An dạo chung quanh hồ cùng với hai chị em láng giềng với An.  Lúc mỏi chân thì ngồi bệt xuống ven hồ và thi nhau xem ai ném những viên sỏi nhỏ rơi xuống hồ xa nhất hoặc thẩy ngang nhẩy trên mặt nước nhiều lần nhất để rồi thấy vật đó từ từ chìm nghỉm dưới mặt nước sâu phiá dưới.

Cô chị tên Trinh, cô em tên Mi, hai tên tiền định lạ và buồn như cuộc đời.  An tỏ vẻ thân với cô chị nên cô em hiểu ý An và từ từ lảng tránh những cuộc dạo chung ấy.  Trinh tỏ ý vui vì không còn cô em gái cứ quấn quýt sánh bước chung bên cạnh An nữa.  Tuy chỉ có hai người, nhưng vì e lệ, rụt rè thường tình trời ban cho phái nữ nên thường thì Trinh cúi đầu e lệ đi trước, còn An lẽo đẽo, ngẩn ngơ theo sau người bạn bé nhỏ, đôi khi lạng choạng muốn ngã vì vấp phải mô đất.  Hai người cứ lặng lẽ nối bước nhau như vậy thường thì cuộc dạo chung này chỉ chấm dứt khi người nhà đi tìm vì đã quá giờ dùng bữa cơm chiều khi thì Mi tìm, lúc là mẹ An vì chàng là con một chẳng có anh, chị hay em gái gì cả nên người Mẹ thường đi tìm con, đứa con trai duy nhất về nhà, sợ bị ai đó bắt cóc đi mất, bỏ bà ở lại bơ vơ trên cõi trần gian. Tuy vậy hình như cha mẹ của Trinh lẫn An đều hiểu tình cảm hai đứa trẻ dành cho nhau và chấp thuận mối tình nở sớm nếu tính số tuổi của cả hai người và mong mỏi hai đứa nên duyên vợ chồng với nhau khi khôn lớn.

Chưa kịp thề nguyền cùng đính ước gì với nhau vì có lẽ đều nghĩ rằng đã là của riêng nhau rồi thì hai người đành xa nhau vì nguyên do thời cuộc xa vời vợi xẩy đến mà cả hai, cũng như người dân của đôi miền đất nước Việt Nam đều không hiểu nguyên do vì đâu lại xẩy đến: Hiệp Định Genève chia đôi đất nước với ranh giới là Vĩ Tuyến 17.

Thế là xẩy nghé tan đàn, thế là vĩnh viễn chia lìa, đôi khi một gia đình chia hai, chẻ ba, xé nhỏ, kẻ ở lại phương Bắc, người xuôi Nam.  Bố Mẹ An lôi tuột chàng di cư vào Nam trên chiếc máy bay DC 3 của Pháp, gia đình Trinh Mi chọn ở lại Miền Thăng Long Ngàn Năm Văn Vật vì còn nhiều bất động sản chưa kịp bán hết để rồi cha mẹ Trinh Mi chết thảm sau cuộc đổi đời đó không lâu vì cuộc đấu tố với tội địa chủ do Cộng Sản Việt Nam cố tình dựng lên để gây chia rẽ.

An và Trinh gạt lệ trước khi nghìn trùng xa cách cùng hẹn hò sẽ gặp lại nhau vào một ngày không xa và không ngờ điều đó là sự thật, dù là sự thật não nề, bi đát sau này: giữa người thắng và kẻ thua, giữa cai tù và tên tôi đồ của chính quyền mới vì đã phạm phải một tội đáng chết bằng bị tùng xẻo, chết từ từ vị bị gọt da, xẻ thịt, cắt từng ngón tay, lóc gân chân: tội đi theo “ngụy quân, ngụy quyền” để “bán nước, hại dân”.

Trinh chọn vào ngành công an của Cộng Sản vì muốn mọi người quên đi gốc gác địa chủ của cô và quan trọng nhất là nhà cầm quyền lúc bấy giờ muốn vậy để tô son, điểm phấn cho chế độ còn cô em Mi trôi giạt phương trời nào thì không ai rõ.  Cao Xanh đã nghiệt ngã để Trinh gặp lại An khi nắm quyền sinh sát một đội tù gồm khoảng 40 người lẫn lộn quân nhân, công chức, cảnh sát các cấp của Chế Độ Miền Nam chậm chân nên còn kẹt lại Việt Nam sau biến cố Tháng 4 Đen Năm 1975, trong đó có An.

Đôi trai gái tình tự năm nào đã gặp lại nhau như vậy.  An dù đã lớn tuổi hơn xưa nhiều, nhưng nét mặt không khác mấy nên có lẽ Trinh đã nhận ra và nàng xuống tay trả thù như để rửa nhục cho chế độ.

An quằn quại đau đớn, khổ sở, chết dở, sống dở dướt sự hành hạ dã man, tàn bạo của cai tù cái Việt Cộng tên Trinh: bị cùm hai chân chéo vào nhau, hai tay còng sau lưng vì An toan tính vượt ngục bằng cách khoét vách tường đắp bằng đất của trại giam vào ban đêm.  Đằng nào thì cũng chết, chết trong hy vọng sống còn nếu cuộc vượt ngục thành công cho dù xác xuất nhỏ nhoi thì vẫn hơn và chàng đã bị bắt lại trong khuôn viên trại tù khi vừa chui ra khỏi lán tù.

Mỗi ngày được hưởng một xuất cơm thiu đựng trong cái gáo dừa sứt mẻ thêm chút muối hột rắc vào cùng một gáo dừa khác đựng nước uống. Với chân tay bị cùm cùng còng chéo sau lưng như vậy, vì bản năng sống còn, An chỉ còn biết cố trườn, lết đến chỗ gáo dừa đựng cơm, nước mà gục mặt vào liếm láp y hệt một con chó ghẻ lở, đói khát.

Quần áo một bộ tù xanh nhạt duy nhất với dấu chữ “Cải Tạo” đóng bằng hắc ín đen ngòm phía sau lưng, bám trên người An đã lâu, rách bươm, mục nát.  Bị cùm trong thùng connex do quân đội Mỹ để lại và chẳng có thứ gì lót cái lưng trơ xương nên chàng lại càng cảm thấy buốt lạnh tận xương tủy về đêm và nóng hừng hực như đổ lửa làm tan da, nát thịt vào ban ngày.  Với điều kiện sống như vậy, vào lúc đó, An không thể nghĩ rằng chàng có thể tồn tại đến ngày hôm sau.

Nhiệm mầu thay Quyền Năng cao cả của Thượng Đế, An sống sót sau những đòn thù giáng xuống thân thể còm cõi của chàng và thất thểu về lại dương thế như bộ xương khô biết đi mà trở về nhà với vợ dại, con thơ ở Sài Gòn khi chúng thả chàng ra sau sáu năm bị đầy ải.  Tiếp theo những vất vả gian nan thăm nuôi chồng trong trại tù Cộng Sản, vợ An lại tần tảo chăm sóc chồng chóng bình phục khi đi tù về và rồi lại lo cho An vượt biển.  Sau nhiều chuyến đi thật bị lộ phải bỏ nửa chừng cũng như bị lừa, An đã đến được bến bờ tự do, bến mà mọi người đều cho là ảo mộng vì xa xôi quá, là viễn vông, là mộng tưởng, là hoang đường: hải đảo Pulau Bidong của Malyasia rồi cuối cùng đặt chân lên nơi định cư An đã sinh sống từ ngày đó cho đến tận bây giờ: thành phố New York nơi Tượng Nữ Thần Tự Do ngự trị với cây đuốc tỏa sáng trên tay như để hướng dẫn mọi người đến được vùng trời tự do.

Cai tù VC tên Trinh hoàn toàn biến mất khỏi cuộc đời An cũng như ý nghĩ của chàng kể từ khi Cộng Sản chuyển trại nhốt An xoành xoạch cho đến tận ngày hôm nay .

Dù sao thì An cũng mong mỏi Trinh luôn được an bình trong cuộc sống dù biết rằng cô bạn nhỏ bé ngày trước khó mà tồn tại trong mọi cuộc thanh trừng nội bộ của Cộng Sản vì bản tính Cộng Sản là đa nghi và chúng đã tồn tại vì đã áp dụng triệt để cùng cứng ngắc nguyên tắc căn bản này.

An hy vọng sẽ gặp lại cô bạn thanh thanh, dễ mến ngày xưa này để cùng nhau nhắc nhở lại những ngày đánh đáo, nhẩy dây với nhau và cùng nhau thưởng thức món bánh tôm thơm lừng trên đường Cổ Ngư tình tứ nằm uốn mình giữa hai hồ nổi tiếng trong số hàng nghìn hồ của Hà Nội: Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch.

Đâu đây tiếng hát nữ mềm mại vang lên thật tha thiết, ngọt ngào và trữ tình:
“….Hà Nội ơi những ngày vui đã qua đi, 
Biết người còn nhớ nhung chi, hết rồi giây phút phân ly
Hà Nội ơi dáng huyền ngây ngất đê mê
Tóc thề thả gió lê thê, biết đâu ngày ấy anh về….”
Phải, sâu thẳm trong tâm thức, An vẫn mong muốn có ngày trở về lại Miền Đất thanh lịch ngày xưa: Thăng Long Thành cổ kính trong thơ mộng, hiền hoà nhưng trang nghiêm nhưng rồi lý trí An ngăn cản, không muốn chàng trở về Quê Cũ khi quân thù vẫn còn ngự trị, làm mất đi hình ảnh thân yêu một thời.
“…Quê Hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai…”
New York City, Tháng 4 Đen Năm 2014
An Bình Nguyễn Ngọc Cường  ĐS 14
tức Người Bên Lề Nữu Ước

Hình ảnh quê hương miền núi.

 (NT)
Comment:
Xạo, Thượng gì mà đẹp dữ vậy, đẹp hơn cả người mẫu! (Đ)
*
Gái Việt bây giờ nghe nói mi-nhon lắm nghe!
Người Thượng cũng văn minh, chải chuốt, tất nhiên là một bô phận nào đó thôi. (TTR)
 
**
Xin cảm ơn Anh đã cho xem Hình Ảnh Quê Hương Miền Núi.

Đẹp ngất ngây, ngất ngây con tàu đi! Đẹp đến nỗi khiến cho kẻ ngắm giả là tui đây ngất ngư luôn! Người nhà phải giật tóc mai, kêu hú ba hồn chín vía hồi lâu, mới tỉnh lại

"Xạo, Thượng gì mà đẹp dữ vậy, đẹp hơn cả người mẫu!" (Đ)

Sao ai đó nỡ đành lòng buông câu làm nát lòng nhau vậy? Hỡi Người ơi! Thượng thì đẹp theo Thượng. Kinh thì đẹp còn "kinh" hơn! Kinh, Thượng một nhà! Xin ai kia đừng phân biệt chũng tộc mà làm đau lòng con quốc quốc.

Em là giòng máu Thượng một trăm phần trăm đó! Sau khi hiệp định Genève được ký kết, theo tinh thần " Kinh, Thượng một nhà" của ngài Tổng thống của chúng ta, Em xin "nhập tịch". Kể từ đó cho đến ngày hôm nay, Em là người "kinh" thật  một trăm phần trăm!!!

Chỉ cần "nhìn" em, "thấy" em, là "kinh" ngay thôi mà! Sao lại bảo "thượng" là sao! Chỉ khi nào nhìn "kỹ" và nhìn "lâu" lắm thì may ra mới thấy "thượng" được chớ!!!

Ai không tin, thử sẽ biết liền hà! Thử gì? Thì thử... "hỏi" em đó mà !!! (Một độc giả)

THAM VỌNG ĐẾ QUỐC BÀNH TRƯỚNG CỦA PUTIN ĐẨY NƯỚC NGA VÀO THẾ BỊ CÔ LẬP

 LÝ ĐẠI NGUYÊN
Dân chúng Ukraine nổi lên chống đối nhà độc tài tham nhũng thân Nga là tổng thống Viktor Yanukovych, để cho Quốc Hội Ukraine truất phế ông này. Nhân cơ hội đó, Vladimir Putin, tổng thống nước Nga, lấy cớ bảo vệ người Ukraine gốc Nga, đã mở ra các cuộc tập trận ở giáp ranh giới giữa Nga và Ukraine, đồng thời tung quân (không mang phù hiệu Nga) vào chiếm giữ Crimea, rồi ngày 16/03/2014, tổ chức cuộc ‘trưng cầu dân ý, kết quả có đến 97% cử tri Crimea xin gia nhập nước Nga, liền sau đó nhà nước Nga đã công nhận Crimea sát nhập vào nước Nga. Làm như thế Nga đã vi phạm Luật Pháp Quốc Tế, về Tuyên Bố Alma Ata tháng 12/1991 của một nước Ukraine Độc Lập Thống Nhất. Vi phạm bản ghi nhớ Budapest năm 1994 (có Anh Mỹ tham dự), nhằm bảo đảm an ninh cho Ukraine để đổi lấy việc chuyển kho võ khí nguyên tử về Nga. Xé bỏ Hiệp Định năm 1997 về việc cho phép hạm đội Biển Đen của Nga đóng tại quân cảng Sevastopol ở Crimea, ký giữa Ukrane và Nga.

Đây là lý do chính đáng để tổng thống Mỹ, Barack Obama và  các nước Đồng Minh Liên Âu, tung ra một cuộc vận động, nhằm Cô Lập Hoá nuớc Nga. Trong một sắc lệnh mới được công bố, tổng thống Obama cho hay: “Các chính sách và hành động của Liên Bang Nga tỏ ra là gây phương hại cho các tiến trình và cơ chế dân chủ ở Ukraina, đe dọa đến hoà bình, an ninh, ổn định và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, và  góp phần vào việc phân bổ không đúng các tài sản, do đó gây ra mối đe dọa bất thường đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”. Cả Liên Âu và Hoa Kỳ đều  đưa ra các biện pháp trừng phạt cụ thể, nhắm vào các cố vấn chính trị hàng đầu và các nhà đại tài phiệt của Nga đang ủng hộ chính sách Đế Quốc Bành Trướng của Putin. Giữa lúc nền kinh tế của Nga bết bát, thị trường chứng khoán Nga xuống dốc thê thảm, các nhà đầu tư ngọai quốc chuẩn bị bỏ chạy. Hiện nước Nga đang nợ nước ngoài lên đến 732 tỷ Mỹ kim. Nga chỉ dựa vào dầu hỏa và khí đốt để duy trì nền kinh tế èo uột của mình, nên không thể ngưng cung cấp nguồn nhiên liệu này để trả đũa Liên Âu, vì đó là thị trường không thể thiếu của Nga. Putin cũng không dám phiêu lưu dùng giải pháp quân sự.

Lại cũng không còn thể dùng tư thế chính trị quốc tế để mặc cả với Âu- Mỹ. Như việc Nga hợp tác với Mỹ về vấn đề Syria, hay vấn đề giải từ nguyên tử của Iran. Vì hiện nay Syria đã trao nộp kho võ khí hóa học cho Quốc tế, trừ được hiểm họa diệt vong của Do Thái, nên Mỹ đâu còn cần tới vai trò hoà giải của Nga nữa. Vì Putin cố giữ chiếc ghế tổng thống độc tài ác nhân cho ông Bashar al-Assad, làm cho hội nghị Genève về Syria đã thất bại. Mỹ quyết bỏ al-Assad, nên đã ra lệnh đóng cửa tòa Đại Sứ và các tòa Lãnh Sự của Syria trên đất Mỹ. Vấn đề chiến tranh huynh đệ tương tàn ở Syria để cho các nước Ả Rập tự lo lấy. Còn Iran vì không chịu nổi sự cấm vận của Mỹ và lệnh trừng phạt cũa Liên Hiệp Quốc, đã chịu ngồi vào bàn thương thuyết. Như thế đâu còn cần tới lá phiếu phủ quyết của Nga nữa. Vậy là cuộc vận động “Cô Lập Hóa” Liên Bang Nga của tổng thống Mỹ, Obama đã thành hình, chỉ cần nước Tầu Cộng Sản theo suôi là xong.

Bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân ở La Haye, 2 ngày 24-25/03/14 tại Hà Lan, trong cuộc họp bất thường khẩn cấp của nhóm G7 gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật. Tổng thống Obama nói rằng: “Mỹ và Âu Châu đồng lòng trong việc tìm cách áp đặt trừng phạt lên nước Nga vì hành động của nước này ở Ukraine”. G7 quyết định không tham dự hội nghị G8 do Nga chủ trì ở Sochi, mà sẽ họp G7 vào tháng 6 này tại Brussels. Tức là loại Nga ra khỏi tổ chức của các nước Kỹ Nghệ Hàng Đầu Thế Giới. Trong cuộc gặp với thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte ở Amsterdam cùng ngày, tổng thống Obama cho biết:“Âu Châu và Hoa Kỳ đoàn kết ủng hộ chính phủ Ukraine và người dân Ukraine”. Phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đi Âu Châu  để trấn an các nước Đông Ấu.

Ngày 24/03/14, Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Cộng ở Hà Lan. Hai bên đã đạt được 10 thỏa thuận. Trong đó có việc thiết lập các nguyên tắc về an toàn hàng hải và không phận tại các vùng biển quốc tế. Dịp này ông Tập Cận Bình nói với ông Obama rằng “Hoa Kỳ nên có thái độ công bằng trong vụ tranh chấp ở biển Hoa Đông và biển Đông” Thật là ngược ngạo, kẻ đang gây hấn ở Biển Hoa Đông, đang ngang nhiên dùng sức mạnh vũ lực xâm chiếm toàn vùng Biển Đông của các nước láng giềng Đông Nam Á một cách bất hợp pháp, và trực tiếp đe dọa an toàn hàng hải khắp vùng, lại yêu cầu Mỹ có thái độ công bằng ở đây là sao?”. Công bằng duy nhất là Mỹ phải làm cho Trung Cộng ra khỏi cơn mê sảng Đế Quốc Bành Trướng, mới là thái độ công bằng chính trực nhất. Trong khi đó ông Obama lên tiếng cảm ơn ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã tiếp đón bà Michelle Obama, hai con gái và bà mẹ vợ của ông, trong chuyến viếng thăm nuớc Trung Hoa ở Bắc Kinh đầy tình cảm. Ông vui vẻ nhắc tới trận bóng bàn giữa bà Obama với một cây vợt Trung Hoa, và đùa rằng: “Đây không phải là cuộc ‘Ngoại Giao Bóng Bàn”. Làm cho tất cả đều nhớ tới trận ngoại giao bóng bàn giữa các tuyển thủ Mỹ- Hoa năm 1971. Ngay sau đó, Trung Hoa Cộng Sản của Mao Trạch Đông được vào thay thế Trung Hoa Quốc Gia của Tưởng Giới Thạch trong vị trí Hội Viên Thường Trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.  Phải chăng Obama ngầm gợi ý với họ Tập, G8 còn trống một ghế đang chờ nước Tầu. Nếu Tầu từ bỏ tham vọng Đế Quốc, bành trướng ở Biển Hoa Bắc, cũng như ở Biển Đông, làm hòa với Nhật và có trách nhiệm với các nước trong khối ASEAN.

Ngày 25/03/14, Tổng thống Obama tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh 3 bên với thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Hàn Quốc Parl Geun- Hye, để hoà giải thù hận lịch sử giữa hai đồng minh chiến lược, đang có quân Mỹ đóng ở các nước này. Nhằm củng cố thế Liên Minh Quân Sự, Chính Trị, Kinh Tế vững mạnh ở khu vực Bắc Á, vừa để “Cô Lập Hóa Nga” vừa “Ngăn Bành Trướng Tầu”. Việc, Mỹ cô lập Nga, lôi kéo Tầu, nhưng vẫn không quên đề phòng tham vọng bành trướng của Tầu, đó là một tuyệt chiêu chính trị trong giai đoạn đầy mâu thuẫn chằng chịt này. Đến đây thì không thể chê ông Obama là tay non kém chính trị, nhu nhược trước các Đế Quốc bành trướng hung đồ, như Nga và Tầu.  Obama biết cách nuôi tham vọng của các Đế Quốc đó, để cuối cùng họ bị bại vì chính lòng tham của họ. Việt Nam ta ngàn từ xưa đã có thành ngữ: “Tham thì Thâm, Bụt đã bảo thầm rằng Chớ Có Tham!”. Không biết ông Tập Cận Bình của nước Tầu đã học được bài học này của ông Putin nước Nga hay chưa? Liệu Nguyễn Tấn Dũng và giới lãnh đạo Việt Cộng có học được bài học cay nghiệt của Ukraine, hay vẫn cứ ngu si dựa vào Đế Quốc Tầu, bám lấy quyền hành tham nhũng, để rồi chịu chung số phận như Viktor Yanulovych của Ukraine? 

LÝ ĐẠI NGUYÊN

CHIA BUỒN

Được tin buồn Nhạc Phụ đồng môn Lê Xuân Sướng, Cựu Sinh Viên Khóa 8 Đốc Sự, 
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sàigon

Cụ Ông TRƯƠNG KHÔN PHƯƠNG

vừa thất lộc tại San Jose, Bắc Cali ngày 25 tháng 3 năm 2014,
hưởng thượng thọ 94 tuổi.

Thành thật chia buồn cùng
Đồng Môn Lê Xuân Sướng và Tang Quyến.
Nguyện cầu Hương Linh Cụ Ông Trương Khôn Phương
sớm tiêu diêu Miền Cực Lạc

Đồng Môn Khóa 8 Đốc Sự QGHC Và Gia Đình

27 March 2014

Vệ tinh Thai Lan chụp khoảng 300 vật nổi trên Ấn Độ Dương

Trả lời phỏng vấn do đài BBC, một nhân viên Thái Lan cho hay một vệ tinh Thái Lan đã nhìn thấy khoảng 300 vật trôi rải rác trên một diện tích 450 km2 trên Ấn Độ Dương nằm cách thành phố Perth của Úc 2700km về phía tây nam. Vệ tinh Thái đã chụp được các vật thể này vào 24 tháng ba, một ngày sau khi có tin vệ tinh Nước Pháp phát hiện ra 122 vật thể ờ Nam Ấn Đô Dương.

Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Mã Lai bị ghi mất tích ngày 8 tháng ba với 239 người trên tầu đa số là người Hoa.


QGHC Họp Mặt Liên Khóa 2014 Texas: Dự thảo

DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGỘ QGHC 2014
                                 Thời gian: Thứ Sáu 17 đến Chủ Nhật 26 tháng 10 

      1HỌP MẶT TẠI HOUSTON: Thứ Sáu 17 và Thứ Bảy 18 October 2014
            * Thứ Sáu 17: HỌP KHÓA
                         5:00 PM:  Tiếp đón đồng môn đến Houston và ăn tối tại nhà đồng môn cùng khóa
                                          hoặc nhóm 2, 3 khóa gần nhau nếu mỗi khóa có ít người dự
           * Thứ Bảy 18: DU NGOẠN và HỌP MẶT CÁC KHÓA
10:00 AM:  Du ngoạn City Tour, VietNam Town & NASA bằng xe van + ăn trưa (Ticket cho NASA: + $22.00) + tự do vui chơi
5:00 PM:  Ban Tổ Chức chào mừng đồng môn các Khóa tại nhà hàng, ăn tối và thưởng thức chương trình văn nghệ
          * CHI PHÍ ƯỚC TÍNH:  US$100.00 mổi người (du ngoạn tại Houston và ăn cho 2 ngày)
                                               US$70.00 mỗi người (không du ngoạn)
    2DU HÀNH 7 NGÀY biển CARIBBEAN từ 19-26 October 2014
           * Chủ Nhật 19: khởi hành chuyến du hành 7 ngày bằng tàu Royal Carribean:
- Lên tàu tại Galveston từ 12:00 PM – 3PM
                                    - Lộ trình : Roatan, Honduras - Belize City – Cozumel, Mexico
          * Chủ Nhật 26: Về lại Galveston 7:00 AM
                                   - Giá vé US$510.00 mổi người (Inside cabin)
* Giá nêu trên đã gồm cả thuế và fee (chưa có tips) và có thể thay đổi chút ít khi book vé
* Khi giữ chỗ, mỗi vé phải trả ngay deposit khoảng US$150.00 và phần còn lại phải trả trong vòng 1 tháng sau, bằng credit card  
* Khi đi cruise ngoài việc gặp mặt trong các bửa ăn, BTC sẽ thu xếp để tàu cho mượn 1 phòng riêng để tiếp tục họp mặt vui chơi trong khi đi du hành.
* Về cruise: BTC sẽ có bus đưa từ Houston ra bến tàu Galveston và rước về Houston (US$20.00/người/bận), hoặc ra thẳng phi trường vào ngày Oct 26 nếu chuyến bay sau 1:00 PM (transfer fee IAH=US$45.00; transfer fee HOU=US$35.00)  

3 NƠI CƯ NGỤ TẠI HOUSTON: xin tùy nghi lựa chọn
* Hotel Hilton Garden Inn gần Trung tâm Thương mại VN - khu SW Houston với group rate là:  $US $ 94.00 ($79.00 + tax) cho 2 hay 4 người một phòng
          * Nhà đồng môn Houston do Hội TX sắp xếp,
          * Nhà người thân quen của đồng môn

  4 – VIỆC VẬN CHUYỂN (đón và đưa từ phi trường IAH và HOU):
 Xin quý bạn tự túc tối đa, (mướn xe hay nhờ người thân), nếu ai thực sự không tìm được phương tiện riêng mà cần Ban tổ chức giúp thì cho biết thật rõ ràng ngày giờ đến, phi trường nào và số chuyến bay. Đề nghị các bạn ở cùng khu vực thì nên rủ nhau đi tập thể và chọn chuyến bay đến cùng giờ cho việc tiếp đón không bị trở ngại nhiều .

5 – LIÊN LẠC:
Ban Tổ Chức thuộc Hội CSV/QGHC TEXAS hoan nghênh sự hưởng ứng và tham dự của tất cả đồng môn các khóa cũng như mọi ý kiến đóng góp  hoặc câu hỏi xin gởi về
a/ CSV Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Hội CSV/QGHC Texas qua email của Hội là: qghctexas@gmail.com
b/ Đại diên của khóa (nếu có)

**
(Nguồn: Nguyễn Văn Sáu)

Trận Chiến Ngủ Chung Giường

“Người xưa đã từng chung chăn gối hàng nhiều thế kỷ với mục đích giữ ấm, bảo vệ sự an toàn của nhau, trông chừng thú dữ và kẻ lạ. Ngày nay, cảm giác ấm áp và an toàn khi có người ngủ chung vẫn là những đặc lợi hữu ích. Nó còn khiến nhiều người ít mặc quần áo và để trần trụi khi ngủ.”

Rachel E. Salas, một nhà thần kinh học, nhà nghiên cứu lịch sử của giấc ngủ, phụ tá giám đốc trung tâm Johns Hopkins Center for Sleep đã chia sẻ ý kiến chuyên môn của mình như trên.

Người Mỹ thích khảo cứu, ưa thăm dò ý kiến và tốn rất nhiều tiền vào những cuộc nghiên cứu chính trị, khoa học, y tế, tâm lý cũng như xã hội. Nhờ kết quả thăm dò lòng dân mà người Mỹ làm được rất nhiều việc, từ bầu cử, sửa sai, sản xuất, cho đến những chữa trị tâm lý, các cuộc khảo cứu do thăm dò đạt vô số hiệu quả.

Chuyện chăn gối, ngủ chung hay riêng giường họ cũng nghiên cứu. Gần đây theo một báo cáo của National Sleep Foundation thì con số những cặp vợ chồng Mỹ ngủ riêng lên tới 25%. Còn cuộc nghiên cứu của đại học Toronto's Ryerson thì có tới 30 tới 40 % cặp ngủ riêng hàng đêm theo tiết lộ của giám đốc Ryerson với đài CBC.

Bài viết của Heidi Michell của tờ Wall Street Jounal đã nêu lên một số câu hỏi liên quan tới việc ngủ chung với người yêu dấu có lợi cho sức khoẻ hơn ngủ một mình hay không? Tiếp đó chương trình Wincosin Afternoon News đã thực hiện một phỏng vấn tác giả bài viết về đề tài nóng bỏng này.

Cơ quan National Sleep Foundation nói rằng các nguyên nhân chính khiến những kẻ đầu ấp tay gối bắt buộc từ bỏ “cái máy sưởi mềm mại ấm áp” của mình ra ngủ riêng, vì giấc ngủ họ bị phiền nhiễu bởi tật ngáy to, cướp chăn mền, hay những cơn nóng bừng (hot flashes) bất thường của người kia.

Những nhà ngiên cứu chuyên môn đã thực hiện vài thí nghiệm khoa học trên việc khảo cứu những cặp vợ chồng ngủ chung giường, tiết lộ. Trước hay trong khi ngủ, hành động yêu thương, âu yếm, đụng chạm, sờ mó của họ đã tạo ra những kích thích tố oxytocin, còn được gọi là “love hormone”. Chất này giúp cơ thể thư giãn, giảm huyết áp và cũng góp phần cho việc chữa bệnh.

Hơn thế nữa, một giấc ngủ ngon ban đêm có ảnh hưởng trực tiếp đến các cử chỉ và hành động vào ngày hôm sau của một cặp vợ chồng. Các ông sẽ tỏ ra dễ chịu, các bà ít cáu gắt và dịu dàng với đức ông chồng hơn khi cả hai trải qua một đêm hạnh phúc bên nhau. Điểm quan trọng mà các nhà khoa học nhấn mạnh là vai trò của sự an toàn. Khi nằm bên nhau, thần kinh truyền tín hiệu “an toàn” khiến giấc ngủ sâu, không còn chập chờn, một nguyên nhân của các cơn mất ngủ.

Ngủ ngon làm gia tăng giá trị của cuộc sống. Ngủ chung rất có ích cho những người bị bệnh mất ngủ, mộng du, hay gặp ác mộng vì nếu có chuyện gì xảy ra, người phối ngẫu có thể giúp đỡ hữu hiệu.

Tuy nhiên nếu một người hay thức giấc thường xuyên vì tiếng động, bị nóng lạnh bất thường, đi tiểu suốt đêm, hay trằn trọc thì nên ngủ riêng là điều tốt cho cả hai.

Mỗi nơi chốn, mỗi quốc gia, dân tộc, đều có một phong tục, văn hoá, sinh hoạt ăn ngủ, tắm giặt khác nhau. Có những nơi, vợ chồng, con cái, anh em trong một nhà đều ngủ chung với nhau. Ở Nhật, gia đình thường tắm chung trong một bồn tắm hay trong các bồn tắm công cộng. Trong các bộ tộc còn giữ phong tục xưa, những người con trai chưa vợ còn được “cạy cửa” đi ngủ thăm.

Người Dao ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Từ ngàn xưa đã lưu truyền một phong tục hết sức kỳ lạ, giờ vẫn còn, đó là tục “cạy cửa… ngủ thăm”. Mỗi khi màn đêm buông xuống, những chàng trai chưa vợ có thể cạy cửa nhà các thiếu nữ mới lớn để chui vào tán tỉnh trong tư thế chung chăn, chung gối với cô gái. Nếu cô gái ưng bụng chàng trai, sau 5-6 lần ngủ thăm, để được “ngủ thật” cùng nhau, hai người phải thưa với bố, mẹ cả hai bên gia đình để xem có hợp tuổi không, sau đó chàng trai sẽ mang bạc trắng, lợn béo, rượu cần sang hỏi cô gái làm vợ...

Người Raglai, Sơn Bình, Khánh Sơn - Khánh Hoà cũng có tục “ngủ thảo” tương tự như vậy, nhưng ngày nay họ không còn tục này nữa. Đây là tục ngủ chỉ đơn thuần để tìm hiểu lẫn nhau, chứ không được phép có quan hệ thân xác với những hình phạt nghiêm khắc của luật tục. “Thanh thiếu niên phải từ 20 tuổi trở lên mới được ngủ thảo. Việc ngủ thảo được thực hiện trong một nhà dài, là một dạng nhà truyền thống của người Raglai. Các đôi nam nữ vào đó ngủ chung, mỗi đôi một chỗ khác nhau, mục đích chính để thử thách sự tôn trọng lẫn nhau dù họ là nam thanh nữ tú đang tràn đầy sức sống.” Ngủ chung mà vẫn làm chủ được mình, không đi quá giới hạn hay sự quyến rũ của tình dục thì bài học giáo dục này quả là bài học quá khó phải không các bạn?

Những người độc thân bất đắc dĩ phải ngủ một mình, đêm đêm nằm chơ vơ, bỗng cảm nhận mình thiếu hơi ấm người tình chung và thấm thía cái thú đau thương của một “giấc ngủ cô đơn”.

Mới đây, ở Mỹ có một cô gái bỏ lên mạng một câu hỏi xem ra có vẻ dị hợm nhưng thực ra đó là điều mà nhiều người hằng ao ước nhưng vẫn chưa thực hiện được. Cô viết “Bạn thấy có kỳ không, khi tất cả điều tôi muốn chỉ là một người bạn để ngủ chung(sleep buddy)? Hiện tại tôi chưa có người yêu, nên chỉ cần một bạn chung giường. Tôi không muốn có quan hệ tình dục, nếu tôi không yêu. Nếu tôi đi hỏi vòng vòng tìm một người như vậy, không biết có kỳ không nhỉ?.

Cô được nhiều người góp ý với một sự thông cảm tuyệt đối vì đã từng có người nghĩ như cô ta. Tuy nhiên, điều này xem ra rất khó thực hiện vì ở Mỹ một khi ngủ chung giường, mối quan hệ giữa hai người thường được đặt ra. Tình dục và giới tính sẽ là lá chắn khi vô hình, khi hữu hình, khiến vấn đề trở nên hóc búa, dễ đưa đến hiểu lầm.

Trong khi đối với nhiều người, ngủ riêng lại có lợi cho sức khoẻ và là một nhu cầu khẩn thiết. Những lý do có thể là, thời khoá biểu và thói quen khác biệt. Người đi ngủ trước, người ngủ sau. Người đọc sách, dùng máy vi tính, Iphone, Ipad, chơi games, xem ti vi, mở đèn, gây tiếng động ồn người kia không thể ngủ. Có những người thích khí lạnh ban đêm mát mẻ, yên tĩnh, hợp cho việc sáng tác, hay đi ngủ muộn. Kẻ lại ưa sự riêng tư, mến không gian riêng, hành động theo phong cách của mình, và không muốn bị ai làm phiền. Người không thích bị kéo chăn, bị đạp bất ngờ, bị gác suốt đêm, bị ép ra tận mép giường hay trằn trọc cả đêm trong tiếng ngáy hay các loại mùi khó ngửi phả ra từ người bạn đời.

Con người càng lớn tuổi, càng rơi vào tình trạng khó ngủ hay chu trình giấc ngủ ngắn hơn, lại sinh tật ngáy to, phụ nữ thêm chứng “hot flash” tức bị nóng bừng bất chợt, thành ra càng khó chịu đựng lẫn nhau. Chưa kể vấn đề sinh lý bị “tắt nghẽn”, sinh việc lẩn trốn lẫn nhau nên đành phải áp dụng chế độ “ly giường”.

Hôn nhân đi kèm với sinh lý, ngủ chung khiến việc chăn gối tiện lợi và giúp một cặp vợ chồng hạnh phúc hơn. Khoảng cách của việc riêng giường khiến chuyện cảm hứng chăn gối và tình cảm dễ đi đến chỗ nguội lạnh và tắt hẳn.

Con người là một sinh vật cô đơn nên đã tìm đến nhau sống hợp quần, ăn ngủ, chia sẻ, chung lưng giúp đỡ lẫn nhau như một định luật sống còn. Nền tảng hạnh phúc một gia đình tùy thuộc vào sự hoà thuận của hai nhân vật chính của gia đình ấy. Ngủ chung giường tạo cơ hội cho hai tâm hồn dễ gần gụi và thông cảm nhau hơn. Khi gặp những vấn đề rắc rối, chiếc giường còn là nơi chứng kiến những cuộc thảo luận, góp ý và bổ túc cho nhau của hai người. Tự do cá nhân càng nhiều, sự đòi hỏi riêng tư càng cao, con người dễ đi đến chỗ tự cô lập mình với đồng loại và những người thân thuộc chung quanh. Mong rằng việc ngủ riêng chỉ là giải pháp cuối cùng của những cặp vợ chồng khi vấn đề chung chăn gối đi vào ngõ bí.

Trịnh Thanh Thủy

Việt Báo Online

26 March 2014

Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

(Văn hóa) - Trên Facebook cá nhân, danh hài độc thoại Dưa Leo và blogger Robbey chia sẻ bài viết về văn hóa con người Việt Nam của một bạn du học sinh Nhật khiến cộng đồng mạng xôn xao...
Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào

Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất.” Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.

Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.

Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào

Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.

Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?

Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.

Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?

Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?

Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?

Tiếp viên Vietnam Airlines bị Nhật bắt

Văn phòng của hãng hàng không quốc gia Việt Nam tại Tokyo bị cảnh sát Nhật lục soát, trong khi một tiếp viên bị bắt.

Hãng tin Kyodo của Nhật dẫn lời cảnh sát Tokyo nói về vụ bắt giữ nữ tiếp viên 25 tuổi của Vietnam Airlines hôm 26/3.
Các bài liên quan

Cô Nguyễn Bích Ngọc bị nghi ngờ chuyển quần áo ăn cắp trị giá 125.000 yen lên một chiếc xe buýt đi từ một khách sạn ra sân bay quốc tế Kansai tháng Chín năm ngoái.

Cô bị cáo buộc có dự tính chuyển lậu đồ theo yêu cầu của một phụ nữ 30 tuổi sống tại Nhật, người đã bị truy tố vì tội mua hàng ăn cắp.

Theo cảnh sát, cô Ngọc phủ nhận mọi cáo buộc, nói rằng cô không biết quần áo đã bị đánh cắp.

Cô cũng được dẫn lời nói nhiều đồng nghiệp tại Vietnam Airlines đã chuyển lậu hàng về Việt Nam để có thêm thu nhập.

Theo hãng tin Kyodo, cảnh sát Tokyo còn nghi ngờ khoảng 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines có liên quan việc buôn lậu.

Cảnh sát yêu cầu năm người đến trình báo, nhưng tất cả - gồm một cơ phó và bốn tiếp viên – đều đang không có mặt tại Nhật.
Cấm mang vali to

Mới trong tháng Ba, Vietnam Airlines đã cấm tổ bay mang vali to ra nước ngoài sau các cáo buộc nhân viên mang hàng lậu về Việt Nam.

Vietnam Airlines liên tục muốn cải thiện hình ảnh và chất lượng dịch vụ

Chỉ thị của Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh yêu cầu từ ngày 17/3, tất cả tổ bay khi thực hiện nhiệm vụ trên các đường bay ngắn/trung chỉ được mang cặp bay hay vali xe kéo nhỏ.

Ông Minh yêu cầu nhân viên "tuân thủ nghiêm ngặt quy định của nước sở tại trong việc mua và vận chuyển hàng hóa đặc biệt đối với các đường bay đi Nhật Bản, Nga và châu Âu. Nghiêm cấm việc mang hành lý, vận chuyển hàng hóa sai quy định."

Chỉ thị cũng nói các trung tâm khai thác của Vietnam Airlines tại Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Nội Bài, chi nhánh Vietnam Airlines tại nước ngoài, đặc biệt tại Nhật Bản, Nga, Úc và châu Âu phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định này.

Năm 2009, phi công Đặng Xuân Hợp của Vietnam Airlines bị tòa án ở Nhật phạt 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm.

Người này còn bị phạt 500.000 yen Nhật và bị trục xuất về Việt Nam vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. (BBC)

25 March 2014

Những hồi ức từ buổi họp mặt của khóa 16 Võ Bị lừng danh

Phạm Tín An Ninh

Tối Chủ Nhật 24/11, trước Thanksgiving, tôi được ông anh bà chị cho tháp tùng tham dự buổi họp mặt Cựu SVSQ Khóa 16 VBQGVN của anh, kỷ niệm 54 năm ngày khai giảng Khóa Võ Bị đặc biệt vang danh này. Ông anh là người luôn trọn lòng với trường Mẹ và đồng môn Võ Bị, còn bà chị thì sống cả một đời cùng tình tự Lâm Viên.


Có lẽ hầu hết những ai đã trưởng thành tại miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống Cộng đều biết hay nghe nói về Khóa 16 VB(Đà Lạt). Khóa đầu tiên cũng là khóa điển hình của quân trường mang danh “Võ Bị Quốc Gia Việt Nam”, hậu thân của trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (École Militaire InterArmes de Dalat (EMIAD).  Một quân trường danh tiếng nhất Vùng Đông Nam Á, đào tạo những sĩ quan hiện dịch mẫu mực nhất. Với Đại tá Trần Ngọc Huyến, vị chỉ huy trưởng nhiều tài năng và huyền thoại,  một chương trình huấn luyện bốn năm mới mẽ, đặc biệt chú trọng đến kiến thức văn hóa, với châm ngôn được dùng như kim chỉ nam: “Tự Thắng Để Chỉ Huy”, những bài giảng về nghệ thuật lãnh đạo có sức lôi cuốn, cùng với bài truy điệu và những hình thức tưởng niệm đầy tính bi hùng của chính vị chỉ huy trưởng đặt ra, đã thổi vào tim óc học trò của ông, những SVSQ Khóa 16 VB, lòng say mê binh nghiệp, niềm kiêu hãnh của một người lính sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc, để sau này trở thành những vị chỉ huy tài ba, thao lược, văn võ song toàn, làm rạng danh cho Quân Lực VNCH.

Hôm nay, những cánh “đại bàng” còn sống sót từ một thời lẫy lừng trên khắp chiến trường ngày ấy, dù trên thân xác và trong tâm hồn còn mang nhiều thương tích, và tuổi đời đã đến lúc không còn nhiều cơ hội để hẹn một lần sau, nhưng đã cố qui tụ về đây để cùng gặp gỡ những đồng môn năm xưa, khi tất cả còn là những SVSQ trai trẻ, đứng trên đỉnh Lâm Viên với hào khí ngút trời, cùng một lời nguyền :” Chúng tôi không cầu an lạc dễ dàng, mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm”. Nhìn những mái đầu bạc, những bước chân khập khiểng, những đôi mắt mơ hồ như đang hồi tưởng về quá khứ lẫm liệt một thời, có ai không khỏi chạnh lòng?

Đại Vệ Chí Dị - Thiên hạ loạn bàn.

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.

Nước Vệ đang cảnh đói nghèo, bỗng nhiên họa trên trời giáng xuống. Năm ấy tàu bay xứ Mã bỗng nhiên mất tích. Thiên hạ đồn rơi xuống biển phía Nam nước Vệ. Báo hại nhà Sản phải dốc kho mỗi ngày mấy trăm lạng vàng chi phí tìm kiếm.

Đã thế Tề mượn cớ nhân đạo tìm người mất tích, phái chiến thyền hùng hậu tiến sang quần thảo vùng biển Vệ. Khi tin báo tàu bay không rơi biển nước Vệ, chiến thuyền Tề quay về giả cớ tránh báo đi thám thính hết những vùng trọng yếu của Vệ.

Nước Vệ thiệt đơn thiệt kép. Khi có người tâu lên Vệ Kính Vương chuyện cần phải bày binh bố trận lại vì e thế trận bị dòm ngó. Vệ Kính Vương cười nhạt đáp.

Ta với Tề tình thân như thủ túc, lo chi phải phòng vậy.

Người kia băn khoăn.

Chúng ta không làm, e bất trắc trở tay không kịp, vả lại dân chúng sẽ dị nghị chuyện chúng ta lơ là phòng thủ. Bọn xấu đuợc thể khoét sâu kích động.

Vương phất tay ra hiệu kẻ đó lui. Đoạn gọi đại thần truyền thông vào nói.

Sắp tới dân chúng không có chuyện bàn, sợ bọn xấu lại nhè chuyện hải quân Tề. Trẫm lệnh cho khanh tức tốc kiếm chuyện gì cho dân chúng có cái bàn.

Đại thần truyền thông lĩnh mệnh, về phủ rà soát báo cáo. Thấy trong giới nghệ sĩ có tên diễn viên nỗi tiếng một thời nay làm ăn phá sản. Thầm gật gù cười mỉm rồi soạn công văn đưa các xứ, nói phải chú ý đưa tin tới hoàn cảnh khó khăn này, kêu gọi người hâm mộ giúp đỡ.

Tin đưa ra, thiên hạ lao vào cãi nhau loạn xạ. Xảy có thằng hề đánh hơi đuợc đây là chủ ý nhà Sản muốn thu hút dư luận, hề ta nhảy tót lên gào toáng chuyện giúp đỡ nghệ sĩ già. Khiến cho việc rầm rộ lại rầm rộ hơn.

Lại nói về người kia ở vương phủ về, lòng dạ không yên, hôm sau vào phủ Chúa tâu chuyện ấy. Chúa bảo.

Ngân khố cạn kiệt, tiền đâu mà bày lại. Cứ để thế đi. Giờ còn nhiều chuyện gấp hơn.

Người kia cố nài.

Chúng ta không làm, e bất trắc trở tay không kịp, vả lại dân chúng sẽ dị nghị chuyện chúng ta lơ là phòng thủ. Bọn xấu đuợc thể khoét sâu kích động.

Chúa cười nhạt, đuổi kẻ ấy ra ngoài. Đoạn gọi bọn đại thần quản chất đốt lại bảo.

Sắp tới dân chúng không có cái lo, rảnh rang lại thóc máy chuyện triều đình. Ngươi sao cho dân chúng có cái phải quan tâm, vừa giúp triều đình tránh dị nghị chuyện nước Tề, lại vừa tăng thêm ngân khố đang cạn.

Quan coi chất đốt tâu.

Khải chúa, mới rồi thông báo không tăng. Bầy tôi nghĩ...

Chúa gạt phắt.

Nghĩ gì, chúng bay mà biết nghĩ thì ta đâu phải ngày một xuống nước với Vương phủ thế này. Bảo không tăng giờ tăng thì thiên hạ mới có cái để bàn, để lo chứ. Đi làm ngay.

Mấy hôm sau chất đốt tăng giá, dân chúng đám nhao vào chuyện nghệ sĩ xin tiền, đám lao vào chuyện chất đốt tăng giá. Tranh cãi loạn xạ ngầu.

Kẻ tâu chuyện Tề với Vương , Chúa thấy cảnh thiên hạ bát nhái, tự lấy làm hối hận, về vắt tay lên trán ngẫm.

- Thế mới biết thằng Quảng lùn ở hồ Nước Xanh nói đúng. Nó bảo động đến Tề là đời sống nhân dân Vệ khốn đốn ngay, cứ để yên không nói gì còn hơn. (NBG)

Nhật ‘chưa cung cấp danh sách’ quan chức Việt Nam nhận hối lộ

Bốn bộ hài cốt chiến sĩ VNCH mới đào được ở Thừa Thiên

VIỆT NAM (NV) - Vào tháng 4 năm 2013, trong khi dọn cỏ mảnh vườn sau nhà, vốn là một “độn” cát để mở rộng nơi canh tác, anh Huỳnh Văn Ðình, nguyên là một hạ sĩ quan Biệt Ðộng Quân (HSQ/BÐQ) và anh Trương Văn Niệm, nguyên trung sĩ nhất (TSI) thuộc Tiểu Khu Quảng Tín, tại xã Phú Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên, đào thấy bốn thi hài quân nhân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), với các lại quần áo rằn ri đã mục nát, xương cốt và xương sọ đã bị rễ dương bao bọc.


Bản đồ bãi biển Thuận An-Thừa Thiên.

Bốn tấm thẻ bài được tìm thấy, đọc rõ được tên họ, số quân và loại máu. Căn cứ vào hai số quân đầu của chủ lực quân VNCH, chúng tôi sẽ ghi thêm năm sinh để gia đình dễ nhận ra thân nhân của mình.

Thẻ bài số 1: Ðặng Mòi. SQ: 55/210-905. Loại Máu O. Sinh năm 1935.

Thẻ bài số 2: Trần Quang Minh. SQ: 77/111-653. Loại Máu O. Sinh năm 1957.

Thẻ bài số 3: Lê Văn Trung. SQ: 73/214-237. Loại Máu O. Sinh năm 1953.

Thẻ bài số 4: Trần Phiên. SQ: 73/117-885. Loại Máu B+. Sinh năm 1953.

Khi khai quật, hai anh còn tìm thấy đủ nón sắt, áo giáp, dày da đã mục nát theo thời gian, đã được chôn lại theo hài cốt. Về vũ khí, có lẽ đã bị tịch thu trước khi xác họ bị vùi lấp. Hai anh chỉ còn giữ lại thẻ bài, một số dây đeo, một cái muỗng nhỏ, một quả tim và một chiếc nhẫn bằng nhựa và một chiếc nhẫn bằng kim loại.


Người đưa tin cho chúng tôi, TSI Trương Văn Niệm, quê ở xã Lộc Sơn, xã Phú Xuân, nguyên là quân nhân thuộc Tiểu Ðoàn 102 Ðịa Phương Quân (ÐPQ), Tiểu Khu Quảng Tín, bị thương tại mặt trận, được phân loại 2, làm công chức tại Ty Thuế Vụ Nha Trang trong những ngày cuối cùng. Sau ngày 30 tháng 4 anh trở về làng và chứng kiến nhiều ngôi mộ của anh em quân nhân VNCH tử trận trên đường rút quân vào tháng 3 năm 1975, chôn rải rác rất nhiều trong vùng. Tuy vậy sau vụ cải táng quy mô ở thôn An Dương cho 132 hài cốt quân nhân (chỉ còn được 13 thẻ bài và 1 căn cước) tháng 7 năm 2010, thì chính quyền địa phương ngăn không cho dân địa phương cải táng thêm những nấm mồ xiêu lạc vì sợ ảnh hưởng bất lợi cho chế độ.

Cũng theo anh Trương Ðình Niệm thì hiện nay tại xã Phú Hải, thôn Cự Lại còn một mộ chôn 17 tử sĩ (nghi là anh em Thủy Quân Lục Chiến (TQLC)), không có di vật, riêng 4 hài cốt có thẻ bài đã được hai anh Niệm và Ðình đưa lên vùng đất cao, xây mộ và có gắn bia.

Tưởng cũng nên nói lại, nơi bờ biển này, một số quân nhân TQLC đã lên được tàu hải quân ra đi, có những người bị bắt vào trại tù Cộng Sản như trung úy Cao Xuân Huy, tác giả “Tháng Ba Gẫy Súng,” Thiếu Tá Phạm Cang, tiểu đoàn trưởng (TÐT) Tiểu Ðoàn (TÐ) 7, Thiếu Tá Lê Quang Liễn, TÐP-TÐ7, Thiếu Tá Phạm Văn Tiền, TÐT-TÐ5... Số người chết, trong đó có Thiếu Tá Nguyễn Chí Nam, TÐT-TÐ4, riêng Ðại Úy Tô Văn Chiêu thuộc TÐ4 và hằng trăm người bị chết tại chỗ không tìm được hài cốt.

Qua điện thoại của chúng tôi gọi về Việt Nam nói chuyện với anh Trương Ðình Niệm, anh ao ước chúng tôi sớm đưa tin tức này lên các cơ quan truyền thông hải ngoại, cũng như làm sao đưa tin này trở lại Việt Nam, để thông báo cho bốn gia đình anh em còn thẻ bài nêu trên biết tin, để sớm đưa hài cốt các anh về với gia đình, nhang khói cho ấm cúng sau hơn 38 năm lưu lạc.

Cũng như vào năm 2011, trên nhật báo Người Việt và chương trình Huynh Ðệ Chi Binh/SBTN, chúng tôi đã có cơ duyên may mắn, đưa tin về ngôi mộ tập thể 152 quân nhân tử trận trong ngày lui binh trên bãi biển Thuận An, chúng tôi hy vọng, hôm nay, bài báo này với 4 danh tính tử sĩ nêu trên sẽ đến được với người thân trong những ngày cuối năm này. Gia đình sẽ nhận thẻ bài như là một di vật quý giá còn lại và cải táng hài cốt tử sĩ đưa về quê nhà an táng.

Xin liên lạc với chúng tôi, nếu quý vị cần biết thêm chi tiết, để giữ an toàn cho những người có lòng đang còn ở lại quê nhà.

Trong nỗi đau xót của cả một dân tộc, chúng tôi xin nghiêng mình trước những anh linh tử sĩ và xin gửi lời chia buồn đến với gia đình những người đã khuất.

Gia đình có liên hệ tới 4 thẻ bài này, xin vui lòng gửi thư qua địa chỉ e-mail: huyphuong37@gmail.com hay vui lòng gọi cho chúng tôi ở số (949) 241-0488.

Một ít di vật. (Hình: Tài liệu của ông Trương Văn Niệm)

24 March 2014

Tin ngắn đáng chú ý

*** Thủ Tướng Malaysia Najib Razak loan báo trong chương trình tin tức tối hôm nay thứ Hai, giờ địa phương, rằng các dữ liệu vệ tinh đã kết luận rằng chuyến bay MH370 của Hãng Hàng Không Malaysia, với tất cả 239 hành khách và nhân viên phi hành, đã rơi xuống Ấn Độ Dương.

*** Những cảnh báo từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm chính phủ lâm thời Ukraine, tổng tư lệnh quân sự của NATO và Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, rằng lực lượng Nga đã chuẩn bị sẵn sàng tiến xa hơn Crimea, đang khơi lên những lời kêu gọi một phản ứng mạnh mẽ hơn từ Washington và các thủ đô phương Tây khác.

*** TT Obama đã công bố nơi rộng mục tiêu trừng phạt bao gồm giới thân cận của TT Putin kể cả một ngân hàng do những đồng minh của ông nắm giữ. Ngược lại TT Putin cũng đã đưa ra các biện pháp trừng phạt trả đũa nhắm vào nhiều giới chức cao cấp Hoa Kỳ.

*** Trong khi căn cứ cuối cùng của Ukraine ở Crimea đã dược lệnh Kiev rút bỏ, các giới chứ từ nhiều phía như NATO, Hoa Kỳ, Liên Âu lo ngại Nga sẽ vẽ lại bản đồ bao gồm nhiều vùng phía đông Ukraine. Thế nhưng qua chương trình the Andrew Marr Show, đại sứ Vladimir Chizhov của Nga tại Liên Âu nhấn mạnh rằng chẳng việc gì phải sợ Nga cả, ngoài Crimea Nga không nhắm can thiệp vào lãnh thổ Ukraine.

*** Một tòa án Ai Cập đã tuyển án tử hình 529 người ủng hộ cựu TT Mohammed Morsi (thuộc Đảng Anh Em Hồi Giáo). Những can nhân này bị cáo buộc gây bạo động tấn công tài sản quốc gia và sát hại một cảnh sát viên.

*** Thứ Sáu trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice nói rằng việc Moscow can thiệp váo Ukraine khiến cho Hoa Kỳ phải đánh giá lại các mối quan hệ với Nga.  Bà Rice nói rằng trong những năm sau Chiến tranh Lạnh, cộng đồng quốc tế đã cố gắng để cho Nga hội nhập vào điều được bà mô tả là cơ cấu của hệ thống quốc tế và nền kinh tế toàn cầu.

Bà Rice nói: “Nhưng điều đó căn cứ vào sự mong đợi rằng Nga sẽ hành xử theo luật pháp, theo những luật lệ về an ninh và kinh tế, theo luật quốc tế, theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc chi phối hành động quốc tế có trách nhiệm.  Nhưng những gì chúng ta chứng kiến ở Ukraine rõ ràng đã vượt ra quá xa những nguyên tắc đó.”