17 July 2013

Lá Thư Canada: Những chuyện chưa từng xẩy ra ở Canada.

Nguyên Trần
Tai nạn xe lửa tham khốc nhất trong lịch sử Canada

Một tai nạn hỏa xa kinh hoàng nhất trong lịch sử Canada: Đêm thứ bảy 6/7 lối 1:00 giờ khuya một tai nạn hỏa xa thảm khốc đã xảy ra tại thị trấn nhỏ Lac - Megantic (tỉnh bang Quebec) với dân số chỉ 6.000 người cách thành phố Montreal 155 dặm về hướng Đông và cách biên giới tiểu bang Maine 10 dặm về hướng Tây

Một đoàn xe lửa với 5 đầu máy kéo và 73 toa toàn là bồn chứa dầu thô với dung tích tổng cộng là 100 tấn chuyên chở từ  Bakken Field, tiểu bang North Dakota của Mỹ tới hãng lọc dầu Irving Oil Corp ở thành phố Saint John tỉnh bang New Brunswick nhưng khi tới thị trấn Nantes  thì bỗng nhiên đoàn tàu chạy nhanh khi xuống dốc như không ai điều khiển trong gần cả tiếng đồng hồ (giống như phim Runaway Train, người điều hành đường sắt nói) tới Lac-Meganic rồi bị trật đường rầy làm một số toa lao xuống hố nhưng đa số nhào lên khu gia cư buôn bán ở trung tâm Lac Megantic rồi lần lượt nổ tung lên và phát cháy dữ dội. Đoàn xe lửa nầy trực thuộc công ty Montreal.


 
Cảnh điêu tàn đổ nát sau khi các toa chở dầu phát nổ và bốc cháy

Maine & Atlantic Railway là công ty lớn ở Bắc Mỹ chuyên chở dầu thô và ống dẫn dầu từ  tiểu bang North Dakota tới các thành phố Bắc Mỹ. Tin tức tới nay cho biết có 35 người bị thiệt mạng và hơn 50 người mất tích mà theo Cảnh Sát thì chắc chắn sẽ còn tăng thêm lên.

Cuộc điều tra sơ khởi tập trung vào hệ thống thắng của xe lửa và vẫn còn đang tiếp diễn. Theo lời điều tra viên Donald Ross thuộc Ủy Ban An Toàn Giao Thông thì chiếc xe lửa lúc bị trật đường rầy đã phóng với tốc độ 101km/giờ. Riêng ban giám đốc công ty xe lửa thì tin rằng tai nạn do hệ thống thắng.

Anh tài xế xe lửa  hơn 20 năm trong nghề đã bị đình chỉ công tác và  sẽ bị đuổi việc.

Chánh sở cứu hỏa địa phương Denis Lauzon diễn tả cảnh tượng lúc xảy ra giống như là  một bãi chiến trường tệ hại. Ngay sáng chúa nhật thủ tướng Stephen Harper đã bay tới hiện trường quan sát tình hình. Ông nói đây là một thảm họa không thể tưởng tượng nổi. Ông cũng chia buồn với gia đình nạn nhân và cầu nguyện cho những người mất tích và nguyên thị trấn. Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị cũng gởi lời chia buồn cùng Canada và chúc lành cho mọi nạn nhân và gia đình.

Tính ra có hơn 40 tòa nhà cao ốc và cơ sở thương mại hoàn toàn bị thiêu hủy. Và 2.000 cư dân Lac-Megantic phải di tản ra khỏi nhà để tới nơi an toàn hơn vì hiện nay nhân viên cứu hỏa còn phải lo dọn dẹp 27.000 galons dầu đỗ vương vãi khắp nơi.

Thị trấn  Lac-Megantic quá nhỏ nên cư dân đều quen biết thân thiện với nhau. Những người không bị nạn đã tận tình chia sẻ nổi đau với các gia đình nạn nhân và mời những người bất hạnh nầy tới nhà để lo lắng săn sóc tạo nên một cảnh thật cảm động qua tình người.

Nước ngập mênh mông ở Toronto.

Đại đô thị Toronto và vùng phụ cận lâm cảnh ngập lụt chưa từng có: Vào chiều ngày thứ hai 8/7 một trận mưa lũ kinh hoàng đã như nhận chìm đại đô thị Toronto và các vùng phụ cận trong biển nước. Cơn mưa kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ như trút nước đã khiến nhiều vùng trong đại đô thị Toronto, thành phố Vaughan, toàn thể thành phố Mississauga và Brampton bị mất điện.


                  Xe cộ tại Toronto

Tệ hại nhất là các ngã tư giao lộ bị mất điện dưới làn mưa bão mà không đủ Cảnh Sát hướng dẫn lưu thông làm tắc nghẽn toàn bộ lưu thông.

Tình trạng càng khó khăn nguy hiểm hơn khi đó là giờ cao điểm tan sở. Ngay ngã tư Dixie Rd và Islington Ave. nghị viên Dough Ford, anh của thị trưởng Rob Ford phải dầm mưa đứng chỉ đường.

Ảnh hưởng nặng nề nhất là 1400 hành khách SubWay.

Một chiếc xe bị nước cuốn lật nghiêng tại các trạm Union, Bayview đã phải dùng xuồng cấp cứu để thoát thân. Và có hành khách còn quay phim được con rắn dài hơn một thước bò trên sân ga lánh lụt.

Tình trạng cúp điện kéo dài từ 5:30 chiều tới 12:00 giờ khuya nhờ Trung Tâm Điện Lực Hydro đã huy động khẩn cấp toàn thể chuyên viên. Nhiều nhà không chuẩn bị đồ ăn trước và không có đèn dầu đã  phải chạy ra tiệm ăn và mua đèn cầy. Các chuyến bay ở những phi trường lớn nhỏ tại Toronto đều phải hủy bỏ. Chính quyền luôn kêu gọi dân chúng hãy ở trong nhà đừng ra đường vì nguy hiểm trừ trường hợp khẩn cấp.

Cá nhân bị thiệt hại nặng nhất phải là luật sư Howard Lewitt, ông mới mua chiếc xe hơi cáo cạnh Ferrari trị giá 200.000 gia kim nhân ngày sinh nhật. Chiếc xe deluxe đã chìm hẳn trong cơn lụt.


                   Hành    khách đi Go Train mà giống như đi tàu thủy

Trong ngày thứ ba hôm sau, các lớp học Hè tại các trường đều phải đóng cửa.

Khách hàng không mời mà đến.

Chuyện xảy ra tại Úc.

Một con trăn dài 6m xâm nhập cửa hàng áo quần: Nhân viên tiệm bán áo quần St Vincent de Paul tại thành phố nhỏ Ingham quận hạt Cairns Úc Đại Lợi khi mở cửa  hàng thì tá hỏa tam tinh thấy trần nhà  bị vỡ toang một lỗ hổng lớn còn áo quần thì nằm tung tóe  trên sàn nhà cộng thêm mùi hôi tanh nồng nặc.
Họ liền báo ngay Cảnh Sát và điều tra viên tới nơi. Với hiện trường như vậy, thoạt đầu ai cũng nghĩ là có bọn trộm tới viếng và chúng bị ói mửa hay đau yếu nặng cho tới khi họ phát giác ra thủ phạm là... một con trăn dài 6m và nặng 17 kg mà cái đầu cở đầu con chó nhỏ.

Trung sĩ Cảnh Sát Don Auld nói: “Chúng tôi cử tưởng là tên trộm té từ trần nhà xuống vì cai khung drywall bị vỡ cả phân nửa. Và khi hắn ta rớt tới đất thì bị ói và loạng choạng ngả xuống”. Cảnh Sát tin rằng con trăn chui vào tiệm qua ngõ  nóc nhà đã bị hư hại trong trận bão tố cách nay hai năm. Con trăn đã lao thẳng xuống từ  trần nhà, đập phải thức ăn và các giá treo áo quần cũng như nhiều thứ khác trước khi đổ ập xuống sàn nhà rồi sau đó đã lết vào nằm ẩn sát vách tường dưới cái giá lớn để quần áo. Sau đó, một chuyên viên bắt rắn đã được gọi tới để bắt trả con trăn  về khu sinh lầy gần đó.

 Con trăn nầy may mắn ở Úc chứ còn ở Việt Nam thì nó sẽ nằm gọn trong nồi cháo đậu xanh rồi.


Chuyện này bình thường hơn:
Canada được tiếp tục xếp hạng là quốc gia uy tín nhất thế giới: 

Kết quả cuộc thăm dò mới đây của Viện Uy Tín (Reputation Institute) có trụ sở chính tại Nửu Ước (Mỹ) và Copenhagen (Đan Mạch) thì Canada tiếp tục bình chọn là quốc gia uy tín nhất thế giới (lẽ dĩ nhiên là không có Việt Nam trong nầy). Cuộc thăm dò được thực hiện với trên 27.000 người tại 8 quốc gia G8 là những quốc gia giàu mạnh nhất trên thế giới và dựa trên những ưu tiên về kinh tế, chính trị,xã hội, chính quyền, dịch vụ, điều kiện sống, thực phẩm, sản phẩm ,môi trường, tài nguyên thiên nhiên,thể thao, giải trí, du lịch an toàn, thân thiện tử tế. Qua những câu hỏi điển hình là: bạn có cảm nghĩ tốt, bạn có ngưỡng mộ, bạn có tin tưởng và bạn có kính trọng xứ sở của bạn hay không?

Kết quả 10 nước đứng hạng cao nhất (top ten) là:

1.    Canada – Score: 76.6. Canada has held it’s first place position on this list for third year in a row.
2.    Sweden – Score: 76.5. Sweden moved up one spot from a 2012 3rd place finish.
3.    Switzerland – Score: 76.3. Switzerland moved up one spot from 4th place in 2012.
4.    Australia – Score: 76.1. Australia fell two places on the list as they ranked 2nd in 2012.
5.    Norway – Score: 74.1. Norway held their 5th place ranking from the 2012 list.
6.    Denmark – Score: 73.3. Denmark moved up two positions from their 2012 8th place finish.
7.    New Zealand – Score: 72.5. New Zealand fell one position from their 2012 ranking of 6th.
8.    Finland – Score: 71.8. Finland fell one position from their 2012 ranking of 7th.
9.    Netherlands – Score: 70.6. Netherlands moved up one position from their 2012 10th place finish.
10. Austria – Score: 70.6. Austria fell one position from their 2012 ranking of 9th                                     

Theo bảng sắp hạng nầy, Canada tiếp tục đứng nhất trong 3 năm liên tiếp. Âu Châu có tới 7 nước trong top ten. Đại Dương Châu có hai nước. Nước láng giềng anh em phương Nam đứng hạng 22 với số điểm 57.4 mà theo cuộc thăm dò vì hậu quả Obama (due to Obama effect) Mỹ còn sau cả Brazil và chỉ  sát trên Peru, Ý hạng 16, Pháp 17, Tây Ban Nha 18, Bồ Đào Nha 19. Đứng hạng chót hạng thứ 50 là Iraq, Iran 49, Pakistan 48. Điều nghịch lý là một nước trong khối G8 là  Nga chỉ có 33 điểm số cao hơn cả mức thẩm định quốc tế, đứng hạng thứ 45. Trung Hoa 36 điểm cao hơn cả điểm thẩm định quốc tế đứng hạng thứ 46.


No comments:

Post a Comment