31 May 2013

Gai Mắt, ...thơ


KHÉP LẠI NÚI RỪNG

"Con coi chừng em, mẹ đi ..." chỉ nói vỏn vẹn ngần ấy chữ trong nước mắt rồi mẹ tôi quảy gánh đi! Một gánh tình đầy ăm ắp, trông sao quá luộm thuộm thế này nhỉ!?

 Dáng người khệ nệ ôm, tay xách, tay mang, khuôn mặt khắc khổ của lo toan bỗng trở nên già nua tột cùng chắc cũng động lòng Trời? Hai cái bao bố tời, một chiếc thùng giấy, hai giỏ đệm xách tay... thế mà Mẹ tôi đếm đi đếm lại không biết bao nhiêu lần trước khi rời ngôi nhà! Duy nhất chỉ có mình Mẹ tôi biết trong ấy đựng những gì …

 Những chiếc bánh nướng nhỏ, được gói vuông vức bằng những miếng nylon không đều nhau, lại được gói trong những trang báo nhật trình kỹ lưỡng, rồi cột thun kỹ càng. Những miếng thịt vuông vức trong một hủ nhựa đầy nước mắm và những quả trứng luộc nổi lều bều. Tất cả được gài chặt xuống với nước mắm mặn, lại những miếng nylon và nắp đậy buộc thun ... Nén hết nỗi lòng chắt chiu trong mặn mà ...

 Những con ruốc rang vàng thơm tóp mỡ, muối, đường và lẫn cả những giọt nước mắt âm thầm rơi trong đêm được nén trong những chai nhựa với kích thước khác nhau, thế là thành một khối ruốc tùy theo hình dạng của cái chai! Tình Yêu năm tháng đã ươm vàng con ruốc, con tim người Vợ ... để mong được vừa khẩu vị Chồng như ngày xưa ...

 Năm bảy món ăn khác được chia đều từ một con gà ! Bao nhiêu món ngon vật lạ mà thuở nào Vua ngự thiện chắc cũng không bằng dăm ba miếng gà của món Ragout, Cà ri, Rô Ti, gà kho sả ớt ... Người Vợ dường như mải mê săm soi với chia phần đã quên rằng người Chồng bây giờ không còn đầy đủ răng để có thể gặm xương gà một cách ngon lành được! Thế nhưng, người Vợ đã chăm chút tỉ mỉ từng muỗng muối, gia vị như một người đang trổ tài nấu ăn trong tháng ngày mới về làm vợ.

 Những trang thư lại được lén lút mở ra đọc lại trong đêm khuya dưới ánh đèn dầu leo lét ... "Em làm cho anh món ... Em mua cho anh cái này ... đừng mua nhiều lắm, tốn tiền ..." . Trái tim tình thổn thức của ngày xưa khi hai người yêu nhau bây giờ cũng thổn thức vì phân chia đôi ngã. Người Vợ lặng lẽ làm hết tất cả những dặn dò trong những lá thư của một năm, hai năm trước từ những địa chỉ xa xăm và xa lạ nghe đâu tận miền Bắc. Cái sắt son thủy chung tự thuở nào ...

Vọng Cố Nhân, thơ

VỌNG   CỐ   NHÂN

Em , em  ở  đâu ?
Ta  gọi  tên  em  khắp  nẻo
Kiếm  tìm  em trong  mộng  hao  gầy .
Em  ở  Arizona  nắng  cháy , Texas  khô  cằn  hay  Santa  Ana  cuồng nhiệt
Có  khi  nào  ẩn  mình  nơi  Boston  buồn  thương  .

Ôi , giọng nói  nét  mắt  làn  môi
Còn  chút  gì  đọng lại  hay  đã  nhòa  theo  thời  gian  mất  mát
Từ  trong  tim , mạch  máu  cùng  các  thần  kinh  ảo  giác
Hình  dáng  tiếng  cười  quấn  quít  không  nguôi
Ngồi  nhớ  em  trong  nhịp  đời  chất  ngất
Hình  hài  này  tàn  lụn  bởi  thời  gian
Rồi  một  giây  tất  cả  mãi  xa  rời
Ta  tìm  kiếm  bàn  tay  em  sưởi  ấm  .
Bây  giờ  em  ở  đâu , hỡi  người  con  gái  hiền  ngoan  thùy  mỵ
Trong  phút  nào  quay  quắt  nhớ  em 
Những  giọt  lệ  hay  giọng  cười  quá  vãng
Làm  tim  ta  lạc  mất  lối  về  .

Bây  giờ  em  ở  đâu  ?
Khi  hoàng  hôn  tắt  nắng  hay  bình  minh  thức  giấc
Em  có  nghĩ  về  ta  như  kẻ  tìm  trầm
Bao  đắng  cay  bao  uất  nghẹn  đổi  dời
Ta  một  lòng  khắc  khoải  nhớ  thương  em .
PHAN   NGHĨA 

30 May 2013

Những bức tranh mầu nước tuyệt vời của Nita Engle

Nita Engle là một trong những họa sĩ mầu nước hàng đầu của Hoa Kỳ. Tranh của bà đưa người thưởng lãm như đứng trước cảnh vật. Tranh của Nita Engle được gợi hứng từ mọi chân trời góc bể trên trái đất. Từ những sa mạc nóng bỏng Phi Châu đến những vùng thảo nguyên hoang vu ở Alaska, dưới nét cọ của Nita đều trở nên sống động. Dù diễn tả cảnh trí ở Âu hay Á, hay ở ngay nơi quê hương trên bờ nam hồ  Superior, kỹ thuật độc đáo của Nita tiếp tục gây kỳ thú. Kỹ thuật này phần lớn do đào luyện qua trải nghiệm mà đạt được.

Nita nói: "Cái kỳ thú khi vẽ tranh mầu nước là mầu di dộng trên giấy chứ không giống như sơn dầu."

Bởi vậy mà một trong những sách hướng dẫn của bà có tên là "Làm sao để mầu nước tự vẽ lấy" (How to Make a Watercolor Paint Itself).

(A.C.La)




Phản ứng từ quần chúng về vụ Blogger Trương Duy Nhất bị bắt

Bộ Công an Việt Nam hôm 27/5 xác nhận blogger Trương Duy Nhất bị bắt.
 
Bản tin ngắn của Bộ Công an trên trang điện tử chỉ bao gồm bốn câu thông báo:

"Ngày 26/5/2013, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an ra Lệnh bắt khẩn cấp và Lệnh khám xét khẩn cấp đối với Trương Duy Nhất, sinh năm 1964 tại Quảng Nam; hộ khẩu thường trú và chỗ ở số 25, phố Tống Phước Phổ, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng vì có hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 258 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam.

"Quá trình thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp, Cơ quan ANĐT Bộ Công an phối hợp với Công an TP. Đà Nẵng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

"Thái độ của Trương Duy Nhất chấp hành. Các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của Trương Duy Nhất để xử lý theo quy định của pháp luật."

Bộ Công an không nói gì về chuyện họ đã chuyển ông Nhất từ Đà Nẵng ra Hà Nội ngay trong ngày 26/5. Trước đó Bộ này cũng đã có thông báo về vụ ông Nhất bị bắt nhưng không đầy đủ như thông báo mới nhất.

Blogger Trương Duy Nhất đã có nhiều năm viết cho báo của ngành công an và của Mặt trận Tổ quốc trước khi tuyên bố nghỉ viết báo để có thể viết những gì ông thực sự muốn viết trên blog 'Một góc nhìn khác'.

Ông Nhất từng đề cao vai trò và khả năng của ông Nguyễn Bá Thanh, cựu Bí thư Đà Nẵng và nay là Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

Tuy nhiên ông Nhất đã bày tỏ sự thất vọng khi ông Thanh thất bại trong cuộc chạy đua giành ghế trong Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi đầu tháng này.

Cựu Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh nói Bộ Công an bắt blogger Trương Duy Nhất để đe dọa những người 'yếu bóng vía'.

Trả lời phỏng vấn BBC hôm 27/5, ông Lê Hiếu Đằng nói ông không ngạc nhiên trước vụ bắt chủ nhân của trang blog 'Một góc nhìn khác' vì đây là cách mà Đảng Cộng sản Việt Nam hay dùng để trấn áp những người đấu tranh.

Ông Đằng nói: "Đây là biện pháp để họ răn đe những người yếu bóng vía tham gia vào cuộc đấu tranh chính đáng hiện nay vì một nước Việt Nam dân chủ giàu mạnh và chống bọn bành trướng Bắc Kinh."

Nhưng ông Đằng nói hành động của Bộ Công an sẽ không thể đảo ngược xu thế đấu tranh vì dân chủ và dân quyền ở cả trong và ngoài nước.

Blogger đồng thời là nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh đã có những nhận xét tích cực về ông Trương Duy Nhất.

Ông Chênh nhận xét ông Nhất là "người thẳng thắn, mạnh dạn, tích cực đóng góp cho hệ thống này" và mô tả điều ông gọi là "Tất cả các bài viết của ông Nhất đều toát lên tinh thần xây dựng để mong muốn có hệ thống tốt đẹp hơn".

Chuyển ra Hà Nội

Tin ngắn

Pháp bắt giữ thuốc Aspirin giả từ Hoa Lục

Lực lượng hải quan Pháp vừa thu giữ 1,2 triệu viên thuốc Aspirin giả được giấu trong một kiện trà gửi tới từ Trung Quốc. Bột thuốc chủ yếu là gluco và không chứa các hoạt chất.

Lô thuốc Aspirin này dự kiến được chuyển cho một công ty Tây Ban Nha đặt trụ sở tại quần đảo Balearic để phân phối tại thị trường bán đảo Iberia, miền Nam nước Pháp và khu vực châu Phi nói tiếng Pháp.

Theo Bộ Kinh tế Pháp, đây là vụ phát hiện và thu giữ thuốc lớn nhất từ trước tới nay tại Pháp và EU. Đầu tháng 4, hơn 2 triệu liều thuốc giả của Trung Quốc cũng được cảnh sát Anh phát hiện khi phá đường dây buôn thuốc giả đa quốc gia. (Theo AFP)

Viên chức ngoại giao Mỹ bị truy tố vì bán visa

Một giới chức lãnh sự quán Hoa Kỳ đã bị truy tố vì thu được nhiều triệu đôla do bán thị thực nhập cảnh Hoa Kỳ cho người Việt Nam tại thành phố Sài gòn, dùng tiền này để mua nhà đất tại Phuket và Bangkok, Thái Lan.

Tin cho hay, nhân viên ngoại giao Michael Sestak, 42 tuổi, đã bán mỗi visa từ 50.000 đến 70.000 đôla.

Vụ này đã được Bộ Ngoại giao Mỹ giữ kín nhưng đã được hãng tin McClatchy công bố hôm thứ Sáu.

Không biết có bao nhiêu visa đã được bán ra, nhưng theo bản cáo trạng dài 28 trang, ông Sestak đã nhận được “nhiều triệu đôla hối lộ” của những người Việt Nam muốn đi định cư ở Mỹ.

Cáo trạng còn cho hay ông Sestak đã dùng nhiều mánh khóe để chuyển tiền ra khỏi Việt Nam và sau đó dùng tiền này để mua bất động sản taị Thái Lan.

Cuộc điều tra bắt đầu cách nay 10 tháng và kết kết quả là việc bắt giữ ông Sestak tại California.

Vụ này được khui ra sau khi một người Việt Nam tố giác với chính phủ Hoa Kỳ rằng chỉ riêng một ngôi làng ở miền Trung Việt Nam, đã có từ 50 đến 70 người trong làng đi định cư ở Mỹ bằng cách hối lộ để có visa. (Theo VOA)

Học giả quốc phòng Hoa Cộng: "Khi cần cứ đánh, không đàm".

Một học giả Trung Quốc bày tỏ quan điểm rằng Bắc Kinh nên tấn công khi cần thiết để giải quyết các tranh chấp lãnh hải trên Biển Nam Trung Hoa, Việt Nam gọi là Biển Đông, mà các nước khác đang chiếm bất hợp pháp.

Thông tấn xã Đài Loan CNA hôm 28 tháng 5 trích lời Giáo sư Hàn Húc Đông của đại học Quốc phòng Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn mới đây với một đài phát thanh ở Thượng Hải nói rằng rất khó giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực thông qua quyền lực mềm, như “vận động ngoại giao,” mà thay vào đó Bắc Kinh nên "tấn công bất cứ lúc nào cần thiết đối với bất kỳ nỗ lực nào của các  nước khác nhằm kiểm soát các đảo nhỏ trên Biển Đông."

Ngoại giao chỉ phát huy tác dụng khi có quân đội đứng sau," học giả quốc phòng này nói, và đặt câu hỏi tại sao Bắc Kinh lại không có ngay hành động quân sự khi mà bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Giáo sư Hàn Húc Đông phân tích rằng sức mạnh hàng hải của Trung Quốc hiện nay đủ mạnh để bảo vệ lợi ích và quyền lợi quốc gia, và Bắc Kinh nên kết hợp ngoại giao với sức mạnh quân sự để đạt mục tiêu của mình. (Theo VOA)

Thơ

MỘT THOÁNG HƯƠNG XƯA

Ngày tháng năm, trời nhiều mưa hơn nắng
Hàng phượng buồn vì thiếu vắng ... , chờ mong
Dòng sông xưa, con nước lớn lại ròng
Như mong nhớ, nhớ mong người phố thị

Đời đôi ngã rẽ chia tình mộng mị
Hoàng hôn về nào thấy bóng giai nhân
Tháng Tư qua đây biết bấy nhiêu lần
Không mong đợi cuộc "đổi đời", tay trắng

Đau thương đó biết lấy gì hàn gắn
Bao đau buồn, bao cay đắng , xót xa
Của những ngày tù ngục chốn quê nhà
Đã hằn dấu bao trái tim khắc khoải

Người đã hỏi, bao giờ ta trở lại
Thăm con đường in bóng lá me bay
Thuở thanh bình, thuở mộng ước chưa phai
Giờ đã mất, đành trôi theo thế kỷ

Mắt đăm đắm vời trông về cố lý
Lòng bâng khuâng, tháng tư mới qua đây
Ngẩng mặt nhìn:  chỉ non nước, trời  mây
Lòng tự hỏi, giờ tháng năm hay tháng sáu.

MAI-LAN-NGỌC
5/2013

29 May 2013

Hạng Võ Biệt Ngu Cơ

Cuốn phim nổi tiếng của Trần Khải Ca

Trọng Đạt

Nhân dịp Đại hội điện ảnh quốc tế Cannes tại Pháp  năm nay được tổ chức vào hạ tuần tháng 5 năm 2013, tôi xin giới thiệu cùng quí vị Hạng Võ Biệt Ngu Cơ, cuốn phim Trung Hoa đầu tiên và duy nhất đoạt giải Nhành dương liễu vàng tại Cannes năm 1993, cách đây 20 năm.

Trước hết tôi xin nói sơ về Đại hội điện ảnh Cannes . Trên thế giới từ trước đến nay có ba Đại Hội điện ảnh quốc tế có uy tín và lâu đời, trước hết Đại hội Venise, Ý, (Le Festival de Venise) có từ 1932, sau đó Đại hội điện ảnh Cannes (le Festival de Cannes) thành lập 1946 và cuối cùng Đại Hội điện ảnh Bá Linh (Le Festival de Berlin) có từ 1951. Trên thế giới ngày càng nhiều Đại hội điện ảnh, nhưng ba Đại hội kể trên được coi là lâu đời, nổi tiếng, nhiều uy tín.

Le Festival de Cannes được thành lập từ 1946, tại miền nam Việt Nam hồi xưa dịch là Đại hội điện ảnh Cannes, tới 2002 tức 56 năm sau được gọi là Le Festival international du film, Đại hội điện ảnh quốc tế. Từ 1946-1955 giải thưởng cao quí nhất được gọi là Grand Prix du Festival International du Film, hồi xưa tại Sài gòn trước 1975 gọi là giải thưởng Ưu hạng, sau đó còn những giải về đạo diễn, về diễn xuất... Từ sau 1955 tới nay giải cao nhất được gọi là Palme d’or mà tại Sài gòn hồi xưa gọi là giải Nhành dương liễu vàng  cũng như tại Đại Hội Venise có giải Sư tử vàng (Lion d’or) và Đại hội Bá Linh có giải Gấu vàng (Ours d’or).

Nói về những giải thưởng cao nhất Grand prix hay Palme d’or (theo yahoo.fr) được tính số lượng như sau: năm 1948, 1950 không tổ chức Đại hội Cannes. Từ năm 1949 trở đi cho tới nay mỗi năm phát một giải Grand prix hay Palme d’or (chưa kể các giải đạo diễn, diễn xuất..), thỉnh thoảng có năm cũng phát hai giải đồng hạng như năm 1993 Hạng Võ biệt Ngu Cơ của Tầu và Bài Học Dương Cầm (La Leçon de piano) của Tân Tây Lan cùng được Palme d’or. Đa số các giải thưởng hạng nhất này (Grand prix và Palme d’or) được phát cho Mỹ và các nước Tây Âu trong đó Mỹ 21 giải, Pháp 11 giải, Anh 10 giải, Đan mạch 4 giải, Tây Đức 2 giải, Áo 2 giải....các nước khác ở Á châu, Phi châu, Trung đông.. chỉ được một số nhỏ. Tại Á châu  Nhật được bốn giải (1954 Địa ngục môn, 1980 Kagemusha, 1983 Trận Narayama, 1997 Con Lươn),  Trung Hoa một giải 1993 Hạng Võ Biệt Ngu Cơ, 2010 Thái Lan một giải (Bác Boonmee, Người nghĩ về tiền kiếp, Oncle Boonmee, celui qui se souvient de ses vies antérieures).

Thương nhớ Huynh trưởng Hoàng Trọng Cang

Được tin muộn huynh trưởng Hoàng Trọng Cang từ trần, một đồng môn (tiểu đệ) Đốc sự khóa 20, thành kính phân ưu cùng tang quyến huynh trưởng, cầu mong anh linh huynh trưởng sớm tiêu diêu cực lạc.

Năm 1974, một nhóm sinh viên HVQGHC, Đốc sự khóa 20 thực tập tại Tòa Hành chánh tỉnh Tuyên Đức và Tòa Thị chính Dalat. Tôi thực tập bên Tòa Thị chính Dalat dưới sự giám sát của phó thị trưởng Phạm Gia Định nhưng lại rất hay qua Tòa Tỉnh chơi với huynh Nguyễn Thế Vĩnh, lúc đó là trưởng ty Hành chánh. Tôi có đôi lần tiếp xúc với huynh trưởng Hoàng Trọng Cang. Huynh trưởng là người mộc mạc, hiền hòa, chân tình và có nét khắc khổ.

Lễ mãn khóa thực tập tổ chức tại hội quán, đấu lưng với bưu điện, gần nhà thờ “Con Gà” vào một buổi chiều mưa tầm tã. Huynh trưởng Hoàng Trọng Cang đọc diễn từ bằng một câu truyện đại để như sau:

Một sư phụ đạo chích, sau khi nhận lễ vật xin nhập môn của một học trò, đã truyền cho học trò này bài học thực hành đầu tiên. Nghiên cứu địa hình đột nhập vào một ngôi nhà là quan trọng, nhưng chuẩn cho bị đường rút lui còn quan trọng gấp bội. Đường rút lui được đánh dấu bằng nhang đã đốt trước khi đột nhập. Học trò thực tập với sự giám sát chặt chẽ của thầy. Trong khi học trò khoét ngạch đột nhập thì ngoài sân, thầy lặng lẽ nhổ hết nhang trên đường rút an toàn và cắm lại dọc theo đường rút lui mới dẫn đến một cái giếng! Khi biết học trò đã vào được nhà thì ngoài này thấy hô lớn “Ăn trộm! Ăn trộm!” Cả nhà khổ chủ vùng dậy, nhốn nháo, tung cửa gậy gộc xông ra truy đuổi. Học trò thất kinh hồn vía nhưng cũng còn nhớ lời thầy dạy theo đường rút lui đánh dấu bằng nhang đã cắm. Chẳng dè khi nhận ra tử lộ mà phía sau thì gậy gộc xông tới, học trò cuống cuồng xô vội một hòn đá to nằm trên mép xuống giếng đánh “ùm”, rồi vội vã chuyển hướng, vắt giò lên cổ biến vào bóng đêm. “Nó ngã xuống giếng rồi! Nó ngã xuống giếng rồi!” …

Huynh trưởng kết luận: “Tôi mong rằng các anh chị đồng môn khóa 20 luôn sáng tạo và nhậy bén trong mọi tình huống, chứ không đóng khung trong những lý thuyết, nguyên tắc mà chúng ta học ở trường.”

Ba mươi chín năm đã qua, khung trời Dalat vẫn bàng bạc!

Một đồng môn, ĐS 20

28 May 2013

Cẩn thận khi ăn trái cây nhập từ Tầu và Việt

Truy tìm loại hóa chất lạ ép mít chín siêu tốc

Để có được những ruột mít thơm ngon, đẹp mã bán ra thị trường, nhiều chủ vựa mít đã bất chấp an toàn sức khỏe người tiêu dùng, bằng cách dùng hóa chất “hô biến” những trái mít còn xanh thành chín vàng, mùi thơm ngào ngạt chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Sau một thời gian dài thâm nhập và theo dõi tại các vựa thu mua số lượng lớn, cung cấp mít thương phẩm cho thị trường Sài Gòn cũng như các tỉnh lân cận hàng tấn trái mỗi ngày, nhóm PV đã bí mật ghi lại toàn bộ "xảo thuật" của công nghệ ghê rợn này.

Hóa chất, ép mít, chín siêu tốcHóa chất, ép mít, chín siêu tốc

Chủ vựa đang tiêm hóa chất vào quả mít xanh (Ảnh:Kha sinh)

Vạch trần thủ đoạn  kinh hoàng

27 May 2013

Thơ viết cho nước non

CẮT TAY NHỎ MÁU ĐÀO HỒN NƯỚC

Tiên ơi...
Em cắt tay nhỏ máu đào hồn nước
Toàn dân vùng dậy sóng chống ngoại xâm
Xóa tan gian đảng cướp nhà bán nước
Tự do no ấm quê mẹ Việt Nam...
Rồng ơi ...

MD.05/25/13
LuânTâm
Vô cùng trân quý ngưỡng mộ thương mến thân tặng em sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha cùng toàn thể thanh niên tuổi trẻ yêu nước Việt Nam
* Nguyễn Phương Uyên đã kiên cường hiên ngang cắt ngón tay lấy máu viết 2 câu bất hủ bất tử :1/"Đi chết đi ĐCSVN bán nước" ; 2/"Tàu khịa cút khỏi biển Đông" .


**

BÀI THI SỬ VIỆT

Sân trường ngóng đợi Phương Uyên
Nở mùa hoa phượng ... Em biền biệt đâu
Miệt mài sách vở đêm thâu
Áo em trắng giữa nhiệm mầu ước mơ
Thầy Cô, bè bạn đợi chờ
Tên em xướng giữa những tờ báo danh
Phượng về trong nắng thiên thanh
Bảng đen phấn trắng em đành lìa xa
Em vì mệnh nước nhạt nhoà
Dấn thân nhi nữ. Quan toà sài lang
Tù vì thương nước non ngàn
Chốn xa biên ải cờ vàng tung bay
Tháng Năm bản án nghiệt cay
Trước vành móng ngựa trao tay học trò !
6 Năm em mất Tự Do
3 Năm quản chế - Mẹ lo rối bời
*
Huyết thư em viết rạng ngời
Quê hương vạn dặm vọng lời khúc nôi
Mùa thi vắng bóng em rồi
Một trang sử khóc ... em ngồi tù oan
Biển Đông đẫm lệ tuôn tràn
Bài thi Sử Việt tên vàng : PHƯƠNG UYÊN

Như Thương

Trận cầu chung kết giải Champions League 2013

Sau cùng rồi trận cầu chung kết mong đợi của giải Champions League 2013 cũng đã diễn ra vào ngày thứ bảy 25/3/2012 tại sân vận động Wembley thủ đô Luân Đôn giữa hai đội cầu cùng là của Đức Quốc:                                   
- đội Dortmund vừa thắng vẽ vang đội Real Madrid của Tây Ban Nha trong vòng bán kết.

- đội Bayern Munich đã đè bẹp đội cầu số 1 thế giới Barcelona.

Hai đội cùng ra quân với đội hình 4-2-3-1, đội Munich áo đỏ và đội Dortmund áo vàng dưới sự điều khiển của trọng tài người Ý Nicola Rizzoli và sự chứng kiến của 85.000 khán giả mà hơn 1/3 là fans của cả hai đội tranh giải mặc cùng màu áo của đội mình ham mộ.

Mở đầu trận đấu với sự dò dẫm của Munich trong khi Dortmund đã tấn công ào ạt. Phút thứ hai, hữu biên Blaszczykowski thoát banh nhanh xuống vòng cấm địa của Munich may nhờ Ribery chuồi ngang phá banh. Chỉ một phút sau, Dortmund hưởng quả phạt góc từ cánh phải, Reuss rót bổng vào để trung phong tài ba người Ba Lan Lewandowski tạt volet hướng thẳng khung thành trúng phải cái đầu của tả vệ Dante ra ngoài.

Dortmund tiếp tục tạo áp lực trên sân Munich làm thủ môn Neuer phải nhiều lần vất vả cứu nguy. Phải đợi tới phút thứ 26, Ribery của Munich mới có dịp dẫn banh qua khỏi hữu vệ Piszczek tràn xuống tạt một đường banh tuyệt đẹp để trung phong Mandzukic đá một cú sấm sét vào ngay dưới đà ngang khung thành nhưng thủ môn Weidenfeller xuất sắc tung mình lên phá banh ra ngoài chịu quả phạt góc.

Kể từ bây giờ, thế trận đã quân bình và hai bên thay nhau tấn công. Phút thứ 30, hữu biên Robben của Munich gạt người qua khỏi hai cầu thủ địch rồi thoát xuống một mình, thủ môn Weidenfeller chạy nhanh lên vừa đúng lúc Robben sút banh trúng vai Weidenfeller văng ra cuối sân. Đường banh nầy nếu Robben đừng vội sút mà kéo banh qua bên mặt thì chắc chắn anh sẽ sút banh vàơ lưới trống. Munich đã mất một dịp may bằng vàng. Phút thứ 35, Lewansdowski thoát qua khỏi Dante chạy nhanh xuống 10 m cách khung thành, anh sút chéo góc nhưng Neuer bay người phá được.

Hiệp đầu chấm dứt với tỷ số 0-0 cho cả hai bên thể hiện tương đối đúng cuộc diện trận đấu.

Vừa khởi đầu hiệp 2, ngay phút thứ 46, đệ nhất trung phong Dortmund Lewandowsky đã khôn khéo thoát xuống cánh trái rór banh vào cho Blaszczowsky nhưng hậu vệ Munich đã nhanh chân cắt đường chuyền nầy.

Phút thứ 54, tiền vệ Martinez của Munich đá đường banh bổng vào vòng cấm địa Dortmund, trung phong Mandzukic nhảy lên dùng đầu đưa banh vào lưới nhưng thủ môn Weidenfeller bắt được.                            

Phải đợi tới phút thứ thứ 60, tiền vệ Munich Schwensteiger phóng banh xuống cánh trái cho Robben để chàng cầu thủ người Hòa Lan 29 tuổi nầy vượt qua hai đối thủ ở tận lằn cuối sân rồi xuất sắc tạt ngược về banh đúng chân trung phong Mandzulic để anh nầy thắng bàn dễ dàng:

Munich 1-0 Dortmund

Robben vừa té vừa giao banh cho Mandzukic(9) tung lưới Dortmund trước sự ngẩn ngơ của Subotic(9)   

Như bừng tỉnh lại, Dortmund dốc toàn lực tấn công hầu san bằng cách biệt. Phút thứ 63, hậu vê Grosskreutz tung một quả sút dài nhưng banh ra ngoài trong gang tấc. Tới phút thứ 69, trong một pha tấn công của Dortmund, Dante truy cản một cách nguy hiểm bằng cách đưa gót giày trúng ngực Reus. Munich bị phạt đền. Lewandowski không được lãnh đá vì anh đã làm hỏng trái phạt đền 2 tuần trước đây trước thủ môn Neuer (phá banh ra ngoài) nên tiền vệ Gundogan (vừa mới vào sân) lãnh đá thay và tung lưới Neuer:

Munich 1-1 Dortmund

Dante đã bị một lần thẻ vàng trong hiệp 1, lẽ ra cộng thêm thẻ vàng lần nầy thì anh phải bị đuổi ra sân nhưng may mắn cho Munich là trọng tài cho anh vẫn được ở lại.

Trận đấu từ đó lại càng sôi nổi hơn với quyết tâm đoạt cúp Champions League của Munich. Họ mở những cuộc tấn công với hai mũi nhọn Robben và Ribery buộc Dortmund phải lui về thế thủ. Nhưng bất ngờ ở phút  thứ thứ 70 trong một đợt bất ngờ phản công của Dortmund, Blaszczyskowski có khoảng trống ở cánh phải từ 25 m sút banh trúng trụ thành.

Sau đó Munich đáp lễ , phút thứ 72 rồi 73, Muller rồi Robben lần lượt làm khó dễ thủ môn Weidenfeller nhưng cả hai lần banh trúng sà ngang.

Phút thứ 74, Lewandowsky của Dortmund nhận một đường banh chuyền dài, banh trúng tay anh trước khi vào lưới vừa đúng lúc trọng tài thổi còi từ chối bàn thắng.

Phút thứ  76,  hậu vệ Munich Alaba tung cú sút mạnh nhưng thủ môn Weidenfeller xuất sắc cứu nguy trái thua thấy rõ.

Như để đền đáp lại cho Dortmund trong quyết định không đuổi hậu vệ Dante của Munich ra sân vì có hai thẻ vàng, trong tài cũng tha tào trung phong Lewandowski -người đã nhận thẻ vàng hiệp nhất- ở phút thứ 79 khi anh đạp vào mắt cá của hậu vệ Munich Boaten người luôn đeo theo anh như bóng với hình.

Trận đấu ở những phút cuối như chậm lại và ai cũng nghĩ là sẽ xem hiệp phụ đá thêm giờ nhưng…chuyện gì đến phải đến, phút thứ 89, nhận quả phạt trực tiếp từ xa, Ribery của Munich xuất sắc lớp banh qua hậu vệ Piszczek để Robben nhanh nhẹn lách người qua khỏi Hummels, một mình trước mặt thủ môn Wendenfeller và lần nầy anh kéo banh tạt ngang để đá nhẹ nhàng vào lưới trống:

Munich 2-1 Dortmund

Winning Goal: Robben vờn banh trước mặt Wendenfeller, anh kéo banh sang phía trái làm Wendenfeller lỡ bộ và đưa banh vào lưới trống.
Trận đấu kết thúc với tỷ số 2-1 phần thắng nghiêng về đội Bayern Munich đoạt giải Champions Leage 2013.

Như vậy tính từ Cup Champions League được thành lập từ năm 1956 đến nay, Munich được 5 lần đoạt giải và 5 lần vào chung kết.

Sau trận đấu để đời  nầy, huấn luyện viên đội Munich ông Jupp Heynckes sẽ về hưu và người thay thế là cựu huấn luyện viên Barcelona, Pep Guardiola, người đã có công đưa Barcelona tới đài vinh quang. Và Guardiola sau những thất bại của Barcelona trong mùa bóng năm rồi đã bị đuổi trong niềm thương tiếc của nhiều cầu thủ trong đó có Messi. Riêng ông Jupp Heynckes, tuy về hưu nhưng ông  nói sẽ ở lại một thời gian để phụ giúp Guardiola .

Nguyên Trần
từ Missisauga 
____________
Hình dưới:  Pep Guardiola
Hình bên phải:  Jupp Heynckes


  

26 May 2013

Tin buồn

Xin thông báo đến quý Đồng môn CSV Học viện Quốc gia Hành chánh Sài gòn
đặc biệt quý anh chị khóa ĐS15:

Dồng môn

HỒ SĨ MỪNG
Pháp Danh Liễu Thoát

Cựu Sinh viên Quốc gia Hành chánh Ban Đốc Sự Khóa 15,

Sinh ngày 8 tháng 4 năm 1948 (năm Mậu Tý) tại Quảng Trị
Đã từ trần ngày 23 tháng 5 năm 2013 tại tư gia, Houston, Texas, Hoa Kỳ
Hưởng thọ 65 tuổi
**
Linh Cửu hiện đặt tại nhà quàn Vĩnh Phước
Địa chỉ: 8514 Tybor Drive – Houston, TX 77074
Tel: (713) 771-9999
*
(Người đưa tin: Nguyễn Văn Sáu)

Tin ngắn

Nợ nần của sinh viên Mỹ năm nay.

Chúc mừng và cũng chia buồn đến các sinh viên vừa tốt nghiệp các đại học Hoa Kỳ trong mùa xuân năm 2013. Những người trẻ này sẽ là tập thể những người sẽ bị những suy thoái tâm thần trong nhiều năm sắp đến.

Hãy nhìn vào những thống kê:

-Năm 2007, khi thời kỳ kinh tế Đại Suy Thoái vừa bắt đầu, và chưa ảnh hưởng đến số công ăn việc làm của những người mới ra trường, tỷ lệ thất nghiệp năm đó là 5.4 phần trăm và lương trung bình của một sinh viên mới ra trường là 41 ngàn Mỹ kim.

-Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ lên đến 7.9 phần trăm và mức lương của một sinh viên mới ra trường giảm xuống còn 37 ngàn Mỹ kim.

Trung bình, các sinh viên Mỹ ra trường trong năm nay đã phải gửi đi ít ra là 200 đơn xin việc. Số nợ sinh viên đã lên đến mức kinh khủng.

Theo công ty đầu tư Fidelity Investments, một sinh viên Mỹ vừa ra trường năm 2013, sẽ nợ khoảng

-$26,000 nợ quỹ học phí sinh viên của chính quyền liên bang
-$19,000 nợ tư nhân
-$18,000 nợ quỹ học phí của chính quyền tiểu bang
-$13,000 nợ từ bố mẹ, gia đình
-$3,000 nợ thẻ tín dụng

Một sinh viên Mỹ ra trường năm nay trung bình nợ khoảng 80 ngàn Mỹ kim. Theo những ước lượng của đài truyền hình CNBC thì có khoảng 2 triệu sinh viên Mỹ tốt nghiệp đại học trong năm nay. (theo CNN Money).
** 

Một bức tranh của họa sĩ VN bán giá kỷ lục  US$ 390.000

Hồng Kông (Theo Bloomberg): Trong cuộc bán đấu giá tranh tại công ty Christie’s International tại Hồng Kông hôm thứ bảy ngày 25 tháng 5, một bức tranh của một họa sĩ Việt Nam được định giá khởi đầu là 75 Mỹ kim, cuối cùng đã bán được với giá 390 ngàn Mỹ kim, giá bán kỷ lục của một họa sĩ Việt Nam.

Bức tranh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh có tên là “Những nhà buôn gạo” (La Marchand de Riz) vẽ từ năm 1932, đã được định giá 75 Mỹ kim, vì người ta tưởng là bức tranh này của một họa sĩ Trung quốc tập sự. Nhưng sau khi các chuyên viên xem xét lại, họ nhận ra giá trị thực sự .

Theo chuyên gia về tranh ảnh, Jean Francois Hubert, thì bức tranh là một công trình hoàn hảo. Khung của bức tranh đã được đóng khung bởi nhà chuyên môn Gardin ở thành phố Paris và đã từng được trưn bày ở thành phố Napoli, Ý vào năm 1934. (Theo Thời Báo Toronto)

**

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Có thời, ông được giới báo chí mệnh danh là ông hoàng trong lĩnh vực phổ thơ thành nhạc. Ông đã khuất bóng hơn hai chục năm nay nhưng những tác phẩm ông để lại cho đời như:

“Nửa hồn thương đau”, “Tiếng dân chài”, “Đôi mắt người Sơn Tây”, “Đêm cuối cùng”, “Người đi qua đời tôi”… vẫn được các ca sĩ thời hiện đại hát vang lên trong khắp các sân khấu trong Nam, ngoài Bắc và cả hải ngoại với danh tiếng là dòng nhạc sang trọng, được nhiều người yêu thích.

Thế nhưng ít ai biết rằng nhạc phẩm “Nửa hồn thương đau” lại được người nhạc sĩ tài hoa này phổ thơ của 
Thanh Tâm Tuyền trong một đêm mưa gió tuyệt vọng nhất của cuộc đời, sau cuộc tình lớn nhất trong đời ông nhưng lại tan vỡ trong tai tiếng lúc bây giờ.
Từ trước cho đến nay có thể nói hiếm có gia đình nào như gia đình nhạc sĩ Phạm Đình Chương, bởi vì đây là gia đình đã sản sinh ra những tên tuổi có tiếng tăm và trở thành một phần quan trọng trong đời sống của âm nhạc Việt Nam một thời.

Trong đó có thể nói tươi sáng nhất của ban nhạc gia đình này, phải kể đến Phạm Đình Chương (1929 – 1991), mà khi đi hát ông còn có nghệ danh khác là Hoài Bắc.

Cần phải nhắc một chút về đại gia đình tài tử của Phạm Đình Chương mới thấy rằng ảnh hưởng của gia đình này đến đời sống âm nhạc một thời là không nhỏ. Cụ thể thân phụ của Phạm Đình Chương, là ông Phạm Đình Phụng (một người có biệt tài chơi đàn Tranh) là người có hai đời vợ.

Người vợ đầu của ông Phụng có hai người con: Phạm Đình Sỹ (là chồng của nữ kịch sĩ Kiều Hạnh, là cha ruột của ca sĩ Mai Hương) và Pham Đình Viêm (tức ca sĩ Hoài Trung).

Còn người vợ hai (một người đàn bà có tài chơi đàn Bầu) lại là mẹ ruột của những tên tuổi lớn một thời như: Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng – vợ của nhạc sĩ Phạm Duy), Phạm Đình Chương và Phạm Thị Băng Thanh (ca sĩ Thái Thanh).

Riêng về nhạc sĩ Phạm Đình Chương, vì có truyền thống gia đình nên ông được học nhạc lý từ rất sớm. Ngoài cha, ông còn may mắn được nhiều người khác chỉ dạy. Tuy nhiên một thực tế là tài hoa của nhạc sĩ này được biết đến đều nhờ vào khả năng tự học, tự rèn luyện của ông là chính.

Giai đoạn sau năm 1945, khi  giai đoạn kháng chiến chống Pháp đang sục sôi thì các anh em của Phạm Đình Chương cũng lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi yêu nước, lúc bấy giờ anh em của gia đình ông vào ban văn nghệ Quân đội của quân khu IV và quân khu III.

Trong giai đoạn mang lời ca tiếng hát để phục vụ cho cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ấy, ban hợp ca Thăng Long gồm những thành viên trong gia đình Phạm Đình Chương đã ra đời.

Lúc bấy giờ ngoài việc ngày đêm lặn lội khắp các đồng bằng, rừng núi đi theo cuộc kháng chiến chống Pháp thì riêng bản thân Phạm Đình Chương bắt đầu tập tành sáng tác.

Những tác phẩm đầu tay của ông trong giai đoạn này là các nhạc phẩm tiền chiến mang không khí hào hùng, mạnh mẽ. Theo nhiều tài liệu để lại thì những nhạc phẩm đầu tay của Phạm Đình Chương viết khi ông 18 tuổi đó là bản : “Ra đi khi trời vừa sáng”, “Hò leo núi”, “Được mùa”….

Xin mời quý anh chị nghe "Sáng Rừng", có thể được PĐC viết trong giai đoạn đầu dời này. (Theo PN Today)

25 May 2013

Hai Bản Án, thơ Trần Văn Lương

Dạo:
      Chỉ vì thương mảnh giang san,
Đầu xanh gánh chịu gian nan ngục tù.

**

Hai Bản Án

(Ghi lại một vài cảm xúc khi nghe tin hai em Đinh Nguyên Kha và
Nguyễn Phương Uyên bị bạo quyền Việt Cộng kết án tại Long An
chỉ vì các em, với tấm lòng yêu nước, đã can đảm cất tiếng phản
đối Tàu Cộng xâm lăng và bọn Việt gian Cộng sản bán nước)

Phòng xử nhỏ sặc lên mùi khủng bố,
Bầy công an lố nhố khắp trong ngoài.
Hai bị can, màu áo trắng gầy vai,
Thản nhiên giữa đám sài lang hung bạo.

Hai bản án, một trò hề trâng tráo,
Lũ Việt gian đã xảo quyệt an bài,
Để trả thù và đe dọa những ai
Tố cáo chúng làm tay sai cho giặc.

Chúng sợ hãi bọn quan thầy phương Bắc,
Nên thẳng tay khóa chặt miệng dân lành,
Vẽ vời thành đủ trăm thứ tội danh,
Rồi bắt giải ra pháp đình xét xử.

Ung dung người thiếu nữ,
Không van xin, không than thở dài dòng,
Chỉ một lời bày tỏ với non sông :
Tôi bị bắt chỉ vì lòng yêu nước !

Người trai trẻ hiên ngang nhìn thẳng trước :
Đảng không là dân tộc với giang san,
Đất nước này không phải đảng Việt gian,
Chỉ chống đảng, tôi hoàn toàn vô tội !
*
* *
Kha Uyên hỡi, từ phiên tòa gian dối,
Lời các em vang dội khắp năm châu.
Xin ngả nón cúi đầu,
Thốt lên câu cảm phục.

Sinh ra giữa chốn bùn đen nước đục,
Lớn lên trong nền giáo dục phi nhân,
Nhưng các em biết yêu nước thương dân,
Và giữ được cái tâm mình tinh khiết.

Vốn mang sẵn trong tim dòng máu Việt,
Nên khi nhìn cảnh nước diệt nhà vong,
Các em không nén được nỗi đau lòng,
Đành lên tiếng mặc gió giông cuồng nộ.

Lòng thầm biết sẽ gặp nhiều khốn  khó,
Sợ chúng còn làm khổ đến người thân,
Rồi mai đây, chốn tù ngục gian truân,
Sẽ có lắm đòn ngầm trong bóng tối.

Các em đã anh hùng không nhận tội,
Yêu quê hương nào có lỗi gì đâu ?
Lời các em là cái tát thật đau,
Vào mặt đám đầu trâu nơi Bắc phủ.

Hai bản án là hồi chuông báo tử,
Đà gióng lên cho lũ giặc Ba Đình.
Bao năm trời làm nô lệ Bắc Kinh,
Chúng xem mạng người mình như rác chợ.

Đã đến lúc dân Nam thôi hết sợ,
Bắt bạo quyền phải trả nợ máu xương.
Nắng tự do sẽ rạng khắp phố phường,
Hoa lại nở trên nẻo đường quang phục.
*
* *
Hỡi những kẻ trở cờ không biết nhục,
Vì lợi danh về lạy lục bạo quyền,
Suốt ngày đêm lo luồn dưới bợ trên,
Sao chẳng nhớ công tiền nhân giữ  nước ?

Hỡi những kẻ tự xưng là "trí thức",
Có dám nhìn khuôn mặt thực trong gương,
Để thấy mình đang phản bội quê hương,
Khi hăm hở hùa theo phường giặc đỏ ?

Đừng ham hố miếng đỉnh chung nho nhỏ,
Kiến nghị này kiến nghị nọ dâng lên.
Hãy lắng nghe triệu tiếng thét ngày đêm,
Hãy nhìn cảnh dân đen đang quằn quại.

Đừng mù quáng ôm giấc mơ "hòa giải",
Hãy bình tâm để nhớ mãi câu này :
Bao lâu mà bọn Vẹm vẫn còn đây,
Thì nước Việt chóng chầy gì cũng mất.

Trần Văn Lương
Cali, 5/2013

24 May 2013

Ơi đồng bào Việt Quốc !!!


Ơi đồng bào Việt Quốc !!!

Đất nước không chiến tranh
Cớ chi đau thắt ruột
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến tranh

Bọn cường quyền gian manh cơ hội
Đào bới bóc lột dân lành
Núp dưới bóng cờ máu, bác đảng
Âm thầm bán từng mãnh đất quê hương

Tổ quốc thân yêu ơi!
Đồng bào thân yêu ơi!
Ôi, ta thương quá đi thôi!
Vết sẹo hằn sâu vào trái tim, trải dài theo năm tháng

Xuyên qua chiến tranh có những đống mồ hùng vĩ
Người phơi thây ngã xuống mắt trừng trừng nhìn nhau
“Hậu thế ơi hãy giữ gìn non sông”
Ôi đất nước giờ tả tơi từng mảnh trao cho giặc!

Sự hy sinh bất công!
Xứ sở linh thiêng có còn không?
Phật khóc, Thánh rơi lệ!
Công lý lưu lạc để đức tin chìm vào đáy biển

Tràn ngập hôn mê
Ơi thanh niên Việt Quốc!
Chúng ta là ai?
Hãy đứng lên trước vận mệnh tổ quốc

Giặc đang tràn tới ngõ
Hãy đứng lên đi
Đứng lên niềm tự hào để sử sách lưu danh
Đứng lên đi cho tự do tỏa sáng

Đứng lên đi giành lại nước của dân lành
Hỡi tất cả những ai là đồng bào Việt Quốc
Hãy chung tay gìn giữ cội nguồn cho con cháu mai sau.

Nguyễn Phương Uyên

___**___
*
Xin cáo lỗi. Hình Phương Uyên trên Báo Time không kiểm chứng được nên đã gỡ bỏ. TTR

Chắc không phải gà cùng một lý tưởng...


23 May 2013

Đôi Bạn, tranh mới A.C.La


Đôi Bạn
(The Couple)

Oil on canvas \
18x24 inch (47x61 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh 
**

Chuyện gà-kê-dê-ngỗng: Tự phê!

Nói chuyện thì phải nói cho hay, nói cho có duyên. Nếu nói đã không có duyên thì cố gắng nói sao cho ngắn gọn, nói sắc bén, bằng không thì người ta bảo là nói gà-kê-dê-ngỗng. Không hiểu tại sao dân gian lại lôi con gà, kê, dê, ngỗng ra mà ám chỉ những câu chuyện chẳng đâu vào với xoan. Thật bất công cho mấy con vật này đặc biệt là con gà.

Thử nghĩ mà xem, thả gà ra vườn để chúng lao động tự kiếm ăn. Chúng bắt giun bắt dế, ăn sâu ăn bọ rồi đẻ ra trứng thơm ngon và bổ cho mình hưởng. Thế còn chưa đủ, người ta đôi khi còn bầy đặt ăn con của chúng khi chưa nở gọi là ăn gà lộn, vịt lộn! Kể ra cũng hơi bất nhẫn!

Riêng con gà trống coi bộ vô dụng. May mà gà trống còn có cái nhiệm vụ giúp truyền nòi giống gà. Gà trống còn có tiếng gáy xưa kia giúp điểm canh để nhắc giờ khắc đánh thức bà con dậy ra đồng cầy cấy. Đấy là chuyện xưa chứ như bây giờ đã có đồng hồ báo thức.

Gà là loài chim. Mà loài chim con trống thường đẹp hơn con mái. Gà trống đã đẹp mã lại có tiếng gáy. Từ đó sinh ra lắm chuyện.

Chuyện phụ nữ vùng lên không phải là chuyện mới đây, nhưng đã âm ỷ từ thế kỷ 16, 17 gì đó. Vào thời đó đã xuất hiện câu tục ngữ được truyền lại cho đến nay: "The cock may crow, but it’s the hen who lays the egg." - Gà trống có thể gáy, nhưng chính gà mái mới đẻ trứng.

Câu tục ngữ này đã được nữ thủ tướng Anh Margaret Thatcher xử dụng nhắm lôi kéo phụ nữ giương cao ngọn cờ vùng lên chống lại đàn ông để tự giải phóng.

Thiệt tội nghiệp cho đàn ông chúng tôi. Đâu có phải chúng tôi ai cũng ba hoa chích chòe, cũng chỉ thích gáy đâu. Mà nhiều khi chúng tôi có thích gáy thật, nhưng chẳng qua cũng là tính trời ban thôi. Chúng tôi đâu có phải chỉ nói suông. Chúng tôi cũng biết hoàn tất công việc được giao phó đấy chứ.

Chết thật! Trên kia vừa mới tự răn là nếu viết đã không có duyên thì ít ra cũng phải viết cho gọn gàng, vậy mà bây giờ coi bộ tôi đang gà-kê-dê-ngỗng rồi!

Ngày xưa đàn ông quả thật có ăn hiếp đôi chút phụ nữ. Ngày nay thì rõ ràng phụ nữ đang vùng lên để trả thù. Bức tranh "Đôi Bạn" cố vẽ ra chút cảnh êm thắm giữa mình với ta sau khi đã có hòa giải giữa ta với mình.

Chúc quý anh chị tâm thân an lạc.

A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

Comment_________

Bạn Vĩnh,

1-Nhân xem tranh và đọc bài gà,kê,dê,ngỗng của Bạn, xin được góp ý.
2-Tôi thấy bức tranh chưa nói được ý hòa giải nh
ư lời bình trong bài viết.
(gà trống quay nhìn một hướng có vẽ trịch thượng, trong khi gà mái kiếm ăn)
3-Tôi đề nghị Bạn phải sửa : gà trống đang bới đất cho gà mái kiếm mồi.

Tôi cố gắng viết ngắn kẻo mang tiếng dê ngỗng.
Điều

 **
Một người bạn khi đọc lời chia sẻ của đại gia đã mau mắn trả lời giùm: Dáng điệu con gà trống không phải trịch thượng đâu mà là hết lòng canh gác không hề dám lơi là để cô bạn mình được an tâm thưởng thức thoải mái bữa ăn của nàng. Nếu gà trống cũng miệt mài việc bếp núc, ngộ nhỡ cọp tới không hay thì cả hai... chết thảm! (A.C.La) 
**

Ngày Phụ Nữ Khùng Lên!

 Nghe tác giả tự biện lại càng thấy như sống lại cái thuở  "nước thanh bình ba trăm năm cũ"(!)

Thì nào đã có ai hiếp đáp ai bao giờ đâu nào! Đó là do tác giả "phê" và "tự phê" mà thôi!

Nhớ lại cái thuở mà "Trời đất chưa nổi cơn gió bụi " thì ôi thôi sao mà Thái bình thịnh trị là thế! Phu xướng thì phụ tùy ... Nhưng thôi, tiếc thương thì cũng đã qua rồi!

Nhớ lại ngày nay Thế giới có ngày Tám thánh Ba. Ngày đó gọi là ngày Phụ Nữ Vùng Lên. Nhớ khi xưa , lúc còn  "tại chức", vào ngày nầy, tôi thường bảo với các bạn của mình, hình như cái ngày nầy ai đó đã viết lộn một từ! Sở dĩ tôi bảo lộn một từ là vì nó phải là ngày  "Phụ nữ Khùng lên" mới đúng.

Nói như vậy chắc là sẽ có nhiều người phản đối! Phản đối là vì phải đổ biết bao xương máu, bao đấu tranh gian khổ mới có được ngày nầy! Điều nầy đúng trăm phần trăm. Nhưng mà quanh năm thì mọi sự cứ trôi chảy bình thường, nhà nào theo nếp nhà nấy! Kịp đến ngày Tám tháng Ba, tất cả phụ nữ phải thức sớm hơn thường lệ ít nhứt là hai tiếng đồng hồ để giải quyết những việc không tên thường lệ cho gia đình. Sau đó phải hộc tốc vào "cơ quan" để tổ chức cho thật linh đình cái ngày TRỌNG ĐẠI của mình. Phải chính mình tự tổ chức lấy chứ nào ai đứng ra cáng đáng vì như vậy sẽ mất đi ý nghĩa lớn lao của nó!!! (mặc dù vào những ngày trước đó đã phải bỏ hết công sức chuẩn bị rồi)

Rồi thì hồi chuông điểm, tiếng kẻng báo giờ linh thiêng đã đến. Tất cả các chị em phụ nữ , đàn bà,  nữ nhi cùng hồ hởi phấn khởi ngồi vào cái chỗ vô cùng quan trọng của mình. Sau đó là diễn văn, diễn từ thật là rôm rả khiến người nghe nức lòng muốn ôm súng chạy ngay ra chiến trường mà thôi!

Tiếp theo là màn trình diễn Tâng Công của Gà nhà. Rồi là màn Cơm Bưng Nước Rót! Cũng tự phục vụ mà thôi. Và cuối cùng là màn dọn dẹp sạch sẽ đâu đấy cho phong quang để không hổ danh là con nhà PHỤ NỮ VÙNG LÊN!!!

Chỉ một ngày thôi! Quang vinh là thế, To tát là thế! Sau đó, mọi việc lại VÀO NẾP "như cũ"!

Đấy, cái ngày Phụ Nữ Vùng Lên nó Quang Vinh là thế, nó đáng được tự hào là thế! May mà mỗi năm chỉ được hưởng cái quang vinh ấy có mỗi một lần chứ nếu không thì ngoài cái Khùng ra thì còn có cái gì xứng đáng hơn nữa?

Bây giờ nói về bức tranh. Cảnh thanh bình thật hiếm thấy!

Chàng và nàng đang dạo bước phồn hoa. Chưa thấy một chú nhóc nào lót tót theo sau (đã bảo nước thanh bình ba trăm năm cũ kia mà!) Nàng thì cần mẫn kiếm mồi , dáng e ấp dịu dàng , núp bóng tùng quân . Chàng ra tay nghĩa hiệp: Nàng hãy yên tâm, đừng lo lắng chi mô, Qua đây sẽ lo toan mọi việc!

Nàng yên tâm nghe lời dặn bảo của chàng, không hề  "quan tâm " tới mọi việc xung quanh. Nàng như ngầm bảo chàng rằng "thiếp đã trao thân gửi phận cho chàng rồi thì thân nầy phó thác ở chàng mà thôi! "Tuyệt hảo, tuyệt hảo! Nghe lời như cởi tấc lòng, chàng không còn phải bận tâm lo lắng gì tới nàng nữa vì nàng đã là của ta rồi!

Bây giờ chàng đã rảnh nợ đời! Thấy nàng đang cặm cụi tìm mồi, chàng đảo mắt một vòng. Không có gì cả.  Nhưng mà chưa vội thất vọng. Chàng liếc vội sang nàng. Ô hay, nàng vẫn cặm cụi! Tốt.

Chàng bèn quét một góc ba trăm sáu mươi độ và mở khẩu độ lớn hơn. Ô hay, cái gì thế nầy! Mắt chàng như muốn nổ đom đóm. Chàng phải dụi mắt đôi ba lần. Cuối cùng tim chàng như muốn nhảy ra ngoài! À thì ra là cô Em láng giềng đây mà. Sau bấy lâu nay ta không hề hay, ta không hề biết vậy cà.

Chàng bèn nổi máu anh hùng, vổ cánh phành phạch hét lên: Em ơi, ta đây nè! Em ơi, ta đây nè! Nàng vợ tưởng đức lăng quăng nhắc nhở mình, bèn cảm động rên rỉ: Em đây, Em đây! Nhưng nàng đâu có nhòm lên mà thấy chàng đang ngẫng cao cổ nhìn sang nhà hàng xóm để ngắm nhìn Em láng giềng còn trẻ đẹp và thơm như múi mít !!!

Một ngày cuối Xuân
H.H. 
________

Sau khi ngắm bức tranh, thi sĩ Như Thương nói: "Màu trắng giống gà "công tử" quá! Yếu xìu hà... Tui nói gà yếu xìu nha, chứ hỏng phải ông họa sĩ đâu ạ... !!!!"

Chắc NT muốn tôi vẽ con gà trống iêng hùng hơn, du côn hơn một tí phỏng? Xin ghi nhớ lời bàn cho lần vẽ sau. Bây giờ thì tranh đã ... đóng thuyền mất rồi!! (A.C.La) 

22 May 2013

Vì sao phương Tây yêu mến Dalai Lama?

Với chính phủ Trung Quốc và nhiều người dân nước này, Dalai Lama là kẻ khích động bạo lực, biện hộ cho một xã hội phong kiến, thần quyền, lạc hậu, tàn nhẫn.

Nhưng với nhiều chính trị gia và người dân Tây phương, Đức Dalai Lama là siêu anh hùng chính trị, tinh thần luôn mỉm cười.

Với một số người, ông thuộc vào hàng ngũ đại nhân vật mà hiện chỉ có một người nữa - Nelson Mandela.

Thật khó mà không nghĩ rằng Dalai Lama được một số người gần như xem là Ông già Noel thân thiết, nói như Tiến sĩ Nathan Hill, giảng viên cao cấp về Tây Tạng ở trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi (SOAS), London.

"Ông rất ăn ảnh. Ở phương Tây chúng ta thích những ngôi sao. Ông là người cực kỳ dễ bắt chuyện, cực kỳ thông minh. Tôi thấy ông ấy cực kỳ khôn ngoan về chính trị, luôn nhìn về phía trước."

Có nhiều người ở Tây phương tìm kiếm một lực đẩy tinh thần không đe dọa trong thời đại của chủ nghĩa vật chất - đó là gợi ý của Alexander Norman, người gần đây viết sách, Những cuộc đời bí mật của Dalai Lama.

"Có khao khát to lớn ở phương Tây thế tục... khát khao những gì trái với những lợi ích mà xã hội công nghiệp hiện đại có thể đem tới."

Thử tìm trên Amazon về các sách của Dalai Lama và ta thấy danh sách dài những lời khuyên tinh thần và giúp đỡ.

Sự mến mộ Dalai Lama cũng đánh vào ý tưởng của một số người phương Tây về Tây Tạng như một thiên đường xa xôi.

Hình ảnh Dalai Lama từ khi còn trẻ đến hôm nay.


Tiến sĩ Hill nói: "Tây Tạng có chính sách từ 1792 tới 1903 không để cho người phương Tây vào nước họ. Nó tạo ra một huyền thoại. Một quốc gia gần như đóng cửa trước người da trắng."

"Khi ta có thêm thông tin, ta hình dung Tây Tạng như một miền đất huyền hoặc của màu nhiệm và kỳ diệu. Đó là sản phẩm của văn học du ký phiêu lưu châu Âu."

Có cảm giác Dalai Lama được mô tả về chính trị theo một cách không hoàn toàn đúng như thực tế.

Norman nói: "Phần nào đó, ngài là bức ảnh quảng cáo cho nhiều phong trào - quyền động vật, tôn giáo. Có nhiều suy nghĩ phi thực tế xoay quanh Dalai Lama."

Bối rối

Sự bối rối của phương Tây về Dalai Lama được minh họa rõ nhất bởi những cố gắng phân tích quan điểm của ngài về quyền của người đồng tính.

Ông đã biểu lộ sự ác cảm với tình dục đồng tính, và ngay cả tình dục đường miệng giữa những cặp bạn tình, nhưng có những lúc lại có quan điểm tinh tế hơn, theo lời Norman.

"Ngài sẽ nói đó là lựa chọn của bạn, tùy vào lương tâm con người. Ngài rất để ý việc không làm người khác mất lòng."

Một số người Tây Tạng lưu vong chỉ trích ngài là giữ quan điểm trung hòa, phi bạo lực, theo Norman. Những người khác thì chỉ trích ngài là đã sai lầm khi cấm thờ phụng thần có tên Shugden.

Robert Barnett, giám đốc Nghiên cứu Tây Tạng Hiện đại ở Đại học Columbia, nói: "Trong những người lưu vong, ngày càng có thiểu số công khai chống đối ngài, nhưng đó là thiểu số nhỏ."

"Bên trong Tây Tạng, gần như ai nấy đều ngưỡng mộ ngài, và vì cố gắng có giải pháp phi bạo lực."

Đã có tranh luận là liệu Dalai Lama và các đồng sự có vẽ bức tranh chính xác về Tây Tạng trước sự can thiệp của Trung Quốc năm 1950, hay liệu huyền thoại có phải là do những người ngưỡng mộ ở phương Tây tạo ra.

Tiến sĩ Hill nói một số người ngưỡng mộ mù quáng còn tin rằng ở Tây Tạng trước 1950, "phụ nữ hưởng quyền bình đẳng và tất cả đều chan hòa với môi trường."

Nhưng theo Norman, trách nhiệm cho việc thần thánh hóa không thể quy hoàn toàn cho Dalai Lama.

"Ta có thể cáo buộc ngài vẽ một bức tranh phi thực tế về Tây Tạng. Nhưng mặt khác, người Tây Tạng thực sự nghĩ về đất nước họ như vậy - hình ảnh lãng mạn."

Sự chỉ trích của Trung Quốc về Dalai Lama, mặc dù chủ yếu liên quan ý tưởng rằng Tây Tạng đã thuộc về Trung Quốc trong lịch sử, nhưng nó cũng lên án ý tưởng rằng đã có một thiên đường Shangri-La trước 1950, mà thay vào đó, họ tập trung về chế độ nô lệ và điều kiện sống tồi tệ.

Donald Lopez, Giáo sư Nghiên cứu Tây Tạng và Phật giáo ở Đại học Michigan, nói: "Dalai Lama là một trong những nhà chỉ trích gay gắt nhất về 'Tây Tạng cũ'."

"Ngài không phải là người cung cấp Hội chứng Shangri-La. Có bằng chứng là ngài sẽ đưa ra cải tổ chính trị nếu người Trung Quốc đã không xâm lăng."

Dalai Lama cũng có óc hài hước

Theo Giáo sư Barnett, ý tưởng rằng người phương Tây tôn thờ Dalai Lama mà không biết gì về sự phức tạp của Tây Tạng thì là sai lầm, cho dù ý này "rất thời thượng".

Ngoại giao tách trà

Vị trí của Tây Tạng ở điểm giao nhau của ba cường quốc hạt nhân và đóng vai trò quan trọng về nguồn cung cấp nước cho thế giới sẽ luôn khiến Tây Tạng vượt lên trên thân phận chỉ là thứ tiêu khiển của phương Tây.

Có động cơ rõ ràng cho các lãnh đạo chính trị tiếp xúc với ngài bất chấp sức ép Trung Quốc. Với những ai không thoải mái về vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, đây là cơ hội làm Trung Quốc bực mình mà không gây ra tình huống ngoại giao bùng nổ.

Giáo sư Barnett nói Dalai Lama "là cơ hội lý tưởng cho họ, vì là lãnh đạo chính trị, ngài đòi hỏi rất ít - ngài dường như vui vẻ chấp nhận một cử chỉ thuần biểu tượng như một tách trà và một bức ảnh."

"Trung Quốc càng lớn tiếng, các lãnh đạo phương Tây càng trông có vẻ nguyên tắc và mạnh mẽ khi gặp ngài."

Có lẽ dễ hiểu vì sao ngài đã gặp mọi tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm từ năm 1991.

Nhưng với người thường, dù đúng hay sai, sức hấp dẫn của Dalai Lama liên quan nhiều hơn đến sức thu hút của nhân vật này và những tư tưởng mà họ tin rằng ngài có thiện cảm.

Như ghi nhận của Norman, dân hâm mộ phương Tây của ngài nhìn thấy một "vị thánh thế tục" hoặc một "thượng đế đúng đắn về chính trị giữa một thế giới vắng thượng đế". (BBC)

**
 



Tin ngắn

Nguyên Trần

Bốn ngân hàng Canada nằm trong danh sách 10 ngân hàng mạnh nhất thế giới: 

Theo sự thăm dò nghiên cứu của tạp chí chuyên về kinh tế tài chánh Bloomberg Markets thì bốn ngân hàng Canada là CIBC, Royal Bank, Scotia Bank và TD được vào danh sách 10 ngân hàng mạnh nhất thế giới.

Bloomberg đã lượng giá 78 ngân hàng trên thế giới có tích sản từ 100 tỷ mỹ kim trở lên và qua cách điều hợp phát triển cũng như tổng số tiền mặt dự trữ, ký thác, cổ phiếu để đưa ra kết quả trên.

Trong danh sách 10 ngân hàng đứng đầu nầy thì so với năm 2011, ngân hàng CIBC vẫn đứng yên hạng 3, Royal Bank từ hạng 6 lên hạng 4, Scotia Bank từ hạng 12 lên hạng 7, TD Bank từ hạng 4 xuống hạng 8. Riêng ngân hàng Qatar từ hạng 14 vượt lên dẫn đầu, còn ngân hàng Singapore Oversea-Chinese Banking Corp. đang dẫn đầu bị tuột xuống hạng nhì.

Một con đường mòn thiên nhiên ở Don Valley Toronto  được đặt tên họa sĩ Robert Bateman.

Hội đồng thành phố Toronto đã quyết định đổi tên con đường mòn Kay Gardner Beltline Trail thành tên Robert Bateman Urban Nature Trail theo tên của họa sĩ nổi tiếng Robert Bateman như một vinh danh nhân ngày sinh nhật lần thứ 83 của ông, 24/5/2013.

Robert Urban Nature Trail là một đường hình vòng cung dài 18 km  nằm trên đường Eglinton W. hướng Đông Nam Moore Park-Don Valley là nơi mà họa sĩ sinh ra và lớn lên.

Ông là giáo sự hội họa ở trường trung học nhưng tính ra ông kiếm tiền nhờ vẽ tranh nhiều hơn nghề dạy học rất nhiều. Là một người vui tính, linh hoạt dễ thương, ông được cảm tình của mọi người. Di sản của ông là trung tâm Robert Bateman ở tại trung tâm thành phố du lịch an bình Victoria (BC) là nơi trưng bày nhiều họa phẩm để đời của ông. Ngoài ra, những hình ảnh phản ảnh thực trạng xã hội của đời sống thế giới của Bateman cũng đã được trưng bày tại hầu hết các phòng tranh từ Bắc Mỹ, Âu Châu tới Nhật Bản và được nhiều tới chiêm ngưỡng.

Boeing 787 Dreamliners tái xuất giang hồ.

Chắc quý độc giả  còn nhớ vào tháng 1/2013, biến cố hàng không liên tục xảy ra cho loại máy bay tối tân nhất của hãng Boeing là Dreamliners Boeing 787, đó là hai trở ngại lớn là sự rò rỉ hệ thống xăng và hệ thống điện bị chạm. Sự việc đã khiến tất cả hãng hàng không thế giới đều quyết định ngưng bay Dreamliners làm hãng Boeing phải điên đảo. Nay thì mọi sơ suất kỹ thuật đã được chấn chỉnh hoàn toàn và cơ quan quản trị hàng không liên bang Mỹ (US Federation Avation Administration:USFAA) đã kiểm soát cẩn thân trước khi chuẩn thuận cho Dreamliners hoạt động trở lại.


_____________
Comment:
Ngân hàng Chase Mỹ có lẽ số 1, vốn của nó 3,000 tỷ (3 trillions) (TĐ)
***
Bản tin của Nguyên Trần dựa vào tiêu chuẩn đánh giá của một tạp chí kinh tế nổi tiêng không chỉ dựa vào số vốn lưu chuyển hay tích sản mà chính yếu dựa vào hiệu quả quản lý, tỷ lệ lợi nhuận cao, vững vàng trên thị trường chứng khóan... (TTR)

21 May 2013

Tin buồn

Trân trọng báo tin cùng toàn thể quý đồng môn
CSV Học Viện QGHC Sài Gòn

Huynh Trưởng:
HOÀNG TRỌNG CANG
Pháp Danh Nguyên Phương

Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Ban Đốc Sự Khóa 1
Chức vụ sau cùng: Phó tỉnh trưởng Tuyên Đức
vừa từ trần ngày 19 tháng 5 năm 2013 tại Texas – Hoa Kỳ.
Hưởng thọ 86 tuổi.

Xin thành kính chia buồn cùng Chị Hoàng Trọng Cang và tang quyến.
Nguyện cầu hương linh Huynh Trưởng Nguyên Phương HOÀNG TRỌNG CANG
sớm được tiêu diêu nơi miền Cực Lạc.
**
Đồng kính bái:
Toàn thể Bằng Hữu và các Cựu Đồng Sự
Toàn thể CSV Khóa ĐS1
Hội CSV QGHC Nam California
Blog Tiếng Thông Reo
**
(Điện thoại của Chị Hoàng Trọng Cang:
(214) 669-7852)

20 May 2013

BÀI BÀO CHỮA CỦA LUẬT SƯ HÀ HUY SƠN CHO NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN.

Luật sư Hà Huy Sơn
Nguồn Bauxite Việt Nam
**
Kính thưa: Hội đồng xét xử
Tôi, Luật sư Hà Huy Sơn Công ty Luật TNHH Hà Sơn thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội là người bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên trình bày quan điểm bào chữa như sau:

I. Tóm tắt vụ án:
Nguyễn Phương Uyên, sinh 12/10/1992; sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Tp.Hồ Chí Minh.
HKTT: Thôn Lâm Giang, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Chỗ ở: Số 9 Dương Đức Hiền, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Tp.HCM.
Trình độ học vấn: 12/12.
Bị truy tố theo điểm c khoản 1 điều 88 Bộ luật hình sự 1999, 2009:
“Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
A) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
B) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
C) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Quyết định khởi tố vụ án số 01 ngày 19/10/2012.
Quyết định khởi tố bị can số 03 ngày 19/10/2012 đối với Nguyễn Phương Uyên.
Bị bắt từ ngày 19/10/2012.
Tiền án, tiền sự: không.
Kết luận điều tra số 01/ANĐT ngày 26/02/2013 của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An “Vụ án: Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, khởi tố ngày 19/10/2012 do Đinh Nguyên Kha và đồng bọn thực hiện”.
Cáo trạng số 31/QĐ-KSĐT ngày 06/03/2013 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An.

II. Các hành vi bị truy tố:
Lần thứ nhất vào khoảng giữa tháng 08/2012:
1. Về lá cờ vàng ba sọc đỏ: Uyên sử dụng giấy trắng A4, dùng bút sáp màu vàng và màu đỏ tô thành lá cờ; phía dưới lá cờ có ghi chú thích bằng bút sáp màu đen dòng chữ: “1890 – 1920: Đại Nam quốc kỳ từ thời vua Thành Thái tới vua Khải Định; 1948 – 1975: Cờ Quốc Gia Việt Nam”. (trang 03 – Cáo trạng)
1.1. “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, còn gọi là cờ vàng ba sọc đỏ được vua Bảo Đại sử dụng năm 1948. Đây là Quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam (do Pháp kiểm soát ở cả miền bắc và miền nam Việt Nam) từ năm 1949 đến 1955.
Năm 1890, lá cờ vàng ba sọc đỏ được tạo ra và sử dụng lần đầu tiên như là lá cờ quốc gia (Đại Nam Quốc kỳ 1890-1920)”.
Theo lịch sử thì đây là lá cờ của tổ tiên mà sau này Nhà nước Việt Nam Cộng hòa dùng lại và cũng như tên “Việt Nam” là do tổ tiên để lại chứ không phải là biểu tượng của thế lực phản động nào. Phương Uyên không làm ra, không xuyên tạc, không phỉ báng chính quyền nhân dân vì đây là sự thật lịch sử có trước cả Nhà nước CHXHCN Việt Nam (sinh ra năm 1976).
1.2. Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào cấm vẽ, dán cờ vàng ba sọc đỏ tại nơi công cộng.
1.3. Điều 69 Hiến pháp năm 1992, quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận,”.
Khoản 2 điều 19 Công ước Quốc tế về những quyền dân sự và chính trị năm 1996 (Việt Nam tham gia năm 1982), quy định: “Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.”
Điều 19 Tuyên ngôn nhân quyền Liên hợp quốc năm 1948, quy định: “Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.”
Hành vi này không vi phạm pháp luật, không có nội dung chống Nhà nước CXHCN Việt Nam nên không vi phạm điểm c khoản 1 điều 88 BLHS.
2. Về khẩu hiệu: Uyên sử dụng hai mảnh vải trắng, lấy máu pha loãng với nước, rồi dùng ngón tay chấm viết, một mảnh có nội dung phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam, mảnh vải còn lại có nội dung không hay về Trung Quốc. Cả hai mảnh vải phía dưới đề ghi: “TH: TTYN”; (trang 03 – Cáo trạng)
2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam không phải là một, nên không thể cho rằng phỉ báng Đảng là phỉ báng Nhà nước; đây không thuộc nội hàm của điều 88 BLHS. Hơn nữa, trong BLHS không có “Tội tuyên truyền chống Đảng Cộng sản Việt Nam”.
2.2. Nội dung mảnh vải ghi: “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” là quyền của công dân ghi ở điều 77 Hiến pháp năm 1992 “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân”. Về yếu tố lịch sử và luật pháp quốc tế Trung Quốc không có chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc là kẻ đã xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam việc phản đối kẻ xâm lược là một hành động yêu nước không thể bị kết tội.
2.3. Chữ viết tắt “TH: TTYN” không có nội dung, không ý nghĩa gì.
3. Về bức tranh: Uyên vẽ bức tranh miêu tả một người công an to lớn, tay cầm dùi cui chỉ về phía người dân đang xếp hàng. Bên trên bức tranh ghi dòng chữ “tự do dân chủ”, phía dưới bức tranh ghi: “TH: TTYN”.
3.1. Tệ nạn bất công, tham nhũng, thiếu dân chủ trong xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lúc Đảng và Nhà nước đã nhiều lần thừa nhận công khai. Những năm gần đây các các trường hợp công an đánh người, bắn chết người xảy ra nhiều …gây ra bức xúc cho xã hội nên việc Phương Uyên có vẽ bức tranh đó cũng không phải là xuyên tạc, phỉ báng mà là phản ánh một phần sự thật của xã hội, tất nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều hình ảnh đẹp về cán bộ, chiến sĩ công an.
3.2. Như trên tôi đã nêu đây là quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.
Lần thứ hai: vào các ngày 03/10/2012, 08/10/2012, Phương Uyên chỉ đổi tiền lẻ do Kha nhờ chứ không biết đến nội dung ghi trên tờ rơi.
Khoản 2 điều 63 “Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự” BL TTHS, quy định:
“Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh: Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;”
1. Biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu ngày 10/10/2012 (Bút lục 55). Thu được khoảng 650 tờ rơi KT (07 x 14) có nội dung kêu gọi “Tuổi trẻ Việt Nam đứng lên chống lại Trung Quốc”. Không thể coi đây là hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
2. Biên bản hỏi cung Phương Uyên ngày 23/11/2012 (Bút lục 730). Nội dung cho rằng Phương Uyên phỉ báng lãnh tụ Hồ Chí Minh là “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là không đúng, bởi lẽ: Hồ Chí Minh không đồng nghĩa với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hơn nữa Hồ Chí Minh mất năm 1969, đến năm 1976 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới ra đời.
3. Mặc dù Kết luận điều tra không hề nói đến nhưng Cáo trạng của Viện kiểm sát lại cho rằng sau khi các hành vi trên của Phương Uyên: Nguyễn Thiện Thành có kế hoạch chống nhà nước quy mô hơn bằng cách rải truyền đơn, có tên gọi là “Chiến dịch tờ tiền lẻ” làm nghiêm trọng hơn tính chất của sự việc mà không đưa ra chứng cứ để chứng minh: Kế hoạch, chiến dịch đó như thế nào? làm bất lợi cho các bị cáo là vi phạm (điều 64 – chứng cứ của BL TTHS) và làm sai lệch sự thật khách quan của vụ án, vi phạm (điều 10 BL TTHS).
4. Việc làm của Kha và Uyên rải tờ rơi ngày 10/10/2012 tại cầu vượt An Sương, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, Tp.HCM là lần đầu tiên do Nguyễn Thiện Thành giới thiệu thì hai người mới biết nhau, hành vi kết hợp giản đơn không có sự phân công chặt chẽ nên không phải là hành vi có tổ chức.

III. Các vi phạm tố tụng hình sự:
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định được trang thông tin điện tử “Tuổi trẻ yêu nước” được lập ra ở lãnh thổ nước nào? đã đăng tải các hình ảnh như cáo trạng đưa ra vào thời gian cụ thể nào? là vi phạm khoản 1 điều 63 – BL TTHS, quy định phải chứng minh:
“Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;”
Ai là người quản trị trang thông tin điện tử “Tuổi trẻ yêu nước”? là vi phạm khoản 2 điều 63 – BL TTHS, quy định phải chứng minh:
“Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;”
Không xác định được trang thông tin điện tử “Tuổi trẻ yêu nước” có số lượt người trong nước truy cập là bao nhiêu để đánh giá mức ảnh hưởng của nó? là vi phạm khoản 4 điều 63 – BL TTHS, quy định phải chứng minh:
“Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.”
Việc đăng tải các file ảnh trên trang thông tin điện tử “Tuổi trẻ yêu nước” là do người quản trị trang này phải chịu trách nhiệm về việc “phổ biến, tuyên truyền” chứ không phải là trách nhiệm của Nguyễn Phương Uyên.
2. Không có chứng cứ để xác định trang thông tin điện tử “Tuổi trẻ yêu nước” là có thật – là vi phạm khoản 1 điều 64 “Chứng cứ” – BL TTHS, quy định:
“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
3. Các cơ quan điều tra không xác định định được chứng cứ là Phương Uyên đã gửi các file ảnh từ máy tính nào (số hiệu máy tính), thời gian (ngày, tháng) nào? mà chỉ vừa duy nhất là lời khai của Phương Uyên.
4. Các biên bản hỏi cung ngày 23/11/2012 (BL 729), 09/01/2013 (BL 738) đều do các điều tra viên in từ máy vi tính để Phương Uyên ký là vi phạm khoản 1 điều 95 “Biên bản” – BL TTHS, quy định:
“Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất.”
5. Bút lục 38 “Đề nghị xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can” ngày 19/10/2012 của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An đối với Phương Uyên gửi Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An không có số, nội dung không ghi số quyết định khởi tố vụ án, số quyết định khởi tố bị can. Đây là dấu hiệu vi phạm tố tụng hình sự để hợp thức hóa hồ sơ vụ án.

IV. Các cơ sở suy đoán vô tội:
6. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và gặp Phương Uyên tôi nhận thấy Phương Uyên là nạn nhân của Nguyễn Thiện Thành, người mà Phương Uyên chưa gặp mặt bao giờ. Cơ quan an ninh điều tra không bắt được Nguyễn Thiện Thành; không xác định được tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” của Nguyễn Thiện Thành là như thế nào hay đây chỉ là cái bẫy để Nguyễn Thiện Thành gài những thanh niên sinh viên có nhiệt huyết với đất nước như Nguyễn Phương Uyên và những thanh niên sinh viên khác. Theo quan điểm của tôi vụ án Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên sẽ làm cho thanh niên sinh viên Việt Nam không dám quan tâm đến chủ quyền biển đảo Quốc gia và đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng trong xã hội; gây bất lợi cho việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam.
7. Bức xúc trước tệ nạn tiêu cực, tham nhũng ngày càng diễn ra phổ biến trong xã hội, nguyên nhân là do tội của không ít các cán bộ công quyền trong bộ máy nhà nước gây ra. Điều đó đã tác động đến tinh thần của Phương Uyên một sinh viên trẻ tuổi trung thực nên Phương Uyên nhìn và có phản ứng tiêu cực với bộ máy nhà nước là một tâm lý chính đáng, dễ hiểu. Các hành động xâm phạm chủ quyền và tàn sát ngư dân Việt Nam ngày càng gia tăng của nhà cầm quyền Trung Quốc trong những năm gần đây; được giáo dục trong nhà trường về trách nhiệm và tình yêu Tổ quốc là một người Việt Nam tất yếu Phương Uyên có phản ứng phản đối Trung Quốc. (điểm đ khoản 1 điều 46 – BLHS).
8. Phương Uyên đã trung thực hợp tác với Cơ quan điều tra như trang 11 của Kết luận điều tra số 01/ANĐT ngày 26/02/2013 của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An. Tự nguyện giao nộp các đồ vật tại Biên bản tạm giữ đồ vật và kiểm tra tài liệu ngày 14/10/2012 (BL 752 – 755) của Cơ quan điều tra. (điểm p khoản 1 điều 46 – BLHS).
9. Phương Uyên ngày 19, 20/08/2012 có dán cờ vàng, 01 khẩu hiệu “Tàu khựa cút khỏi biển Đông”, 01 tranh biếm họa ở gần nhà thuộc địa bàn xã Hàm Trí, Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận thì đây là một vùng nông thôn nghèo, ít người biết đến, dân trí còn thấp không có ảnh hưởng đáng kể.
10. Phương Uyên bị truy tố theo điểm c khoản điều 88 BLHS: “Làm ra, tàng trữ, lưu hành…” nhưng Phương Uyên không “tàng trữ” bất cứ một tài liệu nào. Theo Biên bản tạm giữ đồ vật và kiểm tra tài liệu ngày 14/10/2012 (BL 752 – 755) các file ảnh Cơ quan điều tra có được là do phục hồi thẻ nhớ sau đó in ra giấy bắt Phương Uyên ký xác nhận.
11. Phương Uyên không có tiền án, tiền sự, chưa bị xử phạt hành chính.
12. Phương Uyên là một sinh viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội của Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Tp.Hồ Chí Minh.
13. Được bạn bè sinh viên quý mến; là một người con ngoan của gia đình.
V. Về phần dân sự:
Biên bản tạm giữ đồ vật và kiểm tra tài liệu ngày 14/10/2012 (BL 752 – 755), Phương Uyên là người tự nguyện giao nộp đồ vật. Đề nghị Tòa trả lại cho Phương Uyên:
1. Thẻ nhớ máy ảnh hiệu Transcend HC 4GB vì không có thông tin, tài liệu liên quan vụ rải truyền đơn;
2. Thẻ nhớ điện thoại loại micro 256MB vì kết quả, máy vi tính không nhận diện được thẻ nhớ này;
3. Điện thoại di động, hiệu Nokia 6131 vì kết quả, máy vi tính không nhận diện được thẻ nhớ của điện thoại (mục 2).

VI. Kết luận:
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Theo như Cáo trạng của Viện kiểm sát thì hành vi của Nguyễn Phương Uyên không gây ra hậu quả nào cho xã hội; không có động cơ, mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các hành vi của Nguyễn Phương Uyên chỉ là phản ánh bức xúc cá nhân trước hiện trạng của đất nước và muốn cảnh tỉnh thanh niên sinh viên về ý thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Các hành vi của Nguyễn Phương Uyên không cấu thành trách nhiệm hình sự vì vậy tôi đề nghị Hội đồng xét xử hãy công minh xem xét tuyên Nguyễn Phương Uyên vô tội.

Trân trọng cám ơn sự lắng nghe của các quý vị./.

Long An, ngày 16/05/2013
Người bào chữa
Luật sư Hà Huy Sơn