28 February 2013

Cú Ném Đá Tập Thể

Minh Huy

Nhà báo Mỹ, Joel Brinkley, đang bị cú ném đá tập thể trên mạng vì bài báo mới đây của ông trên tờ Chicago Tribune. Ông mở đầu như sau: “Chẳng cần ở Việt Nam lâu bạn cũng có thể nhận thấy một điều bất thường. Bạn không nghe thấy tiếng chim hót, không thấy sóc leo trèo trên cây hay chuột chui rúc trong các đống rác, không thấy chó chạy ngoài đường. Sự thật là, bạn không nhìn thấy con nào, thú hoang hay thú nuôi. Chúng đi đâu hết rồi? Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng: phần lớn đã bị ăn thịt.”

Gọi là cuộc ném đá tập thể có quá đáng không khi mà người ta liên tục xỉ vả, chửi bới ông thay vì viết bài biện luân, phản bác những điều ông viết. Xa hơn nữa, người ta còn lập những trang web, ký kiến nghị đòi ông xin lỗi, yêu cầu trường đại học Stanford, nơi ông đang là giáo sư môn báo chí, sa thải ông vì những nhận xét của ông bị cho là “chủ quan” và “làm tổn thương một dân tộc.”
Ở Việt Nam chưa từng có những cuộc nghiên cứu khoa học về cách ăn uống của người Việt, mà đâu đó thỉnh thoảng chỉ xuất hiện những bài phóng sự bằng mắt, bằng hình của cánh nhà báo về phong cách ẩm thực của các vùng, miền, các món ngon vật lạ đó đây, những món ăn bổ dương bổ thận “ông khỏe bà vui”…

Vì không có những nghiên cứu khoa học nên không thể dùng luận cứ khoa học để phán xét nhận định của Joel Brinkley, mà phải dùng con mắt quan sát như Joel Brinkley đã làm sau chuyến thăm Việt Nam hai tuần. Ông đã ngạc nhiên thốt lên rằng người ta ăn cả thịt chó và thịt chuột. Chó, chuột là món ăn “truyền thống” rồi, có gì đâu mà ông hoảng hốt vậy, nếu ở lâu hơn chút nữa ông sẽ phát khiếp khi phát hiện ra người ta ăn cả voi, cọp, khỉ, rắn, rít, chim chóc, cóc, nhái, ễnh ương, cào cào, châu chấu, đuông, nhộng, dòi, bọ… với nhiều cách ăn tàn bạo khác nhau. Nói chung con gì nhúc nhích được thì cho lên bàn nhậu, kể cả con người, không biết có xảy ra ở Viêt Nam chưa nhưng ở Trung Quốc đã phát hiện nhiều trường hợp ăn bào thai hầm thuốc bắc.

Thật vậy, nếu đi một vòng từ Nam chí Bắc, đâu cũng thấy những nhà hàng, quán nhậu “đặc sản” mọc lên như nấm. Ở đây không thiếu thịt con gì từ dưới sông, dưới biển, trên rừng, trên trời, hay dưới lòng đất. Thịt ngon hay dở khoan bàn, miễn càng hiếm thì càng mắc, càng tươi càng được ưa chuộng. Vì vậy mà người ta sẵn sàng nhổ lông, vặt cánh, chặt đầu, cắt cổ, lột da… trước mặt thực khách để chứng minh mức độ tươi sống của miếng thịt.

27 February 2013

Nữ Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên nhậm chức

Bà Park Geun-Hye hôm nay đã tuyên thệ trở thành tổng thống thứ 18 và cũng là nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, với sự chứng kiến của khoảng 70.000 người ở thủ đô Seoul.

Quần chúng lũ lượt đổ về nơi cử hành lễ cạnh toàn nhà Quốc Hội và phải đi qua những chốt kiểm soát an ninh.

Việc bầu cử tân giáo hoàng

Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI ngày từ biệt
Có khoảng 15.000 người đã đến quảng trường Thánh Phê-rô để từ biệt Đức Giáo Hoàng Bênêdictô 16 sáng nay. Đây là vị giáo hoàng đầu tiên đã thoái vị kể từ sáu thế kỷ qua.

Cuộc bầu cử tân giáo hoàng sẽ được tổ chức sau 15 ngày . Hội Đồng Hồng Y sẽ quy rụ 115 hồng y "cử tri" đại diện cho trên 60 quốc gia. Hội Đồng sẽ họp kín tại nhà nguyện Sistine Chapel có bổn phận bầu ra giáo hoàng mới. Hội Đồng sẽ rời nhà nguyện chỉ sau khi đã hoàn thành trách nhiệm.

Trong thế kỷ vừa qua cuộc họp bầu cử kéo dài lâu nhất là 5 ngày mới bầu ra giáo hoàng Piô XI vào năm 1922. Cuộc họp ngắn nhất chỉ có một ngày và bầu được giáo hoàng Piô XÌ năm 1939 và bầu giáo hoàng John Paul I năm 1978

Cuộc họp lâu nhất trong lịch sử kéo dài hai năm chín tháng hai ngày và bầu ra giáo hoàng Gregory X vào ngày 1 tháng 9, 1271

Để tránh việc bầu cử kéo dài bất tận, hiện nay sắc dụ quy định nếu đạt đa số 2/3 thì cuộc bầu hoàn thành. Đa số này tính trên số cử tri hiện diện có bỏ phiếu.

Nếu sau ba ngày cuộc đầu phiếu không có kết quả, thì sẽ để ra một ngày để "cầu nguyện, suy tư và đối thoại.

Rồi hai vị đạt số phiếu cao nhất trong các cuộc bỏ thăm trước đó sẽ được chọn bầu và vẫn áp dụng đa số 2/3 hồng y hiện diện và bỏ phiếu. Hai ứng cử viên không có quyền bỏ phiếu.

(TTR sưu tầm)

Bởi Vì Tôi Khao Khát Tự Do, thơ Nguyễn Đắc Kiên

*. Tặng những người biểu tình ngày 09/12/2012

Nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó giam giữ Tự do,
giam giữ những trái tim khao khát Sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó giam giữ những nhà thơ,
giam giữ kẻ ngủ hoang
để thức tỉnh muôn đồng bào vô thức.
bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thiên thể Tự do.
bắt Tự do giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thơ tứ Con người.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
thì chắc chắn là nhà tù Cộng sản,
bởi vì tôi khao khát Tự do.

Nguyễn Đắc Kiên
09/12/12

PHÂN ƯU

Vô cùng xúc động nhận được tin buồn

Đồng môn:

TRẦN ĐÌNH MƯỜI

Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Ban Đốc Sự Khóa 17,
vừa từ trần ngày 25 tháng 2 năm 2013
tại Anaheim California – Hoa Kỳ.
Hưởng thọ 66 tuổi.

Xin thành kính chia buồn cùng Chị Trần Đình Mười và tang quyến.
Nguyện cầu hương linh đồng mônTRẦN ĐÌNH MƯỜI
sớm được siêu thăng về cõi Vĩnh Hằng.

ĐỒNG MÔN VÀ HỘI CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH
NAM CALIFORNIA

26 February 2013

'Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng'.

Bí quyết để có Tự Do là Lòng Can Đảm
***
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên:
Bằng tất cả sự tôn trọng dành cho người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:

Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.

Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?
Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng…  đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc là suy thoái. Ông đương kim Tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.
Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:

    Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.

    Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.

    Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.

    Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.

    Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.

Nguyễn Đắc Kiên
Nhà báo, Báo Gia đình & Xã hội
(*)Nguồn: Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2; phần âm thanh và gỡ băng của Anhbasam.
_______________________________________________________________
Ngay sau khi bài viết trên đây của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên được đăng tải ông đã bị báo Gia Đình và Xã hội ra quyết định kỷ luật, buộc thôi việc vì một bài viết phê phán mạnh mẽ lời phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Đây là bài báo được phổ biến vào đêm ngày 25/2/2013, ngay sau khi ông Trọng lên tiếng cáo buộc những người đòi sửa hiến pháp là 'suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức'.

Bài viết đang được phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội, gây sự chú ý đặc biệt bởi nội dung truyền tải những thông điệp mạnh mẽ, dứt khoát và đanh thép hiếm thấy, nhất là những phản biện được nêu công khai từ một nhà báo là phó phòng, biên tập viên của một tờ báo tại VN.

Trong bài viết truyền đi vào tối 25/2/2013, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã khẳng định TBT Nguyễn Phú Trọng 'không có tư cách' để nói với nhân dân cả nước.

Đúng một ngày sau, 26/2/1013, báo Gia Đình & Xã hội phát đi bản thông báo với tít: Anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

***
Anh Nguyễn Đắc Kiên đã cứu danh dự chung cho các nhà báo Việt Nam dưới chế độ toàn trị dù cái giá anh trả là bị đuổi việc, là tương lai bấp bênh đang chờ anh và gia đình.

Trong một thời gian ngắn ngủi, tên gọi Nguyễn Đắc Kiên, bài viết Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng của anh đã lan truyền khắp thế giới mạng. Trong một xã hội nặng mùi xin cho và nhiều đường lạn lách, người ta cảm phục những lời bút thép của anh "Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tước đoạt hay phán xét nó..." . - Vũ Hà Đông (DLB)
***
“Nếu một người cộng sản còn có phẩm chất tốt nào đó, thì đó là những phẩm chất Con người cơ bản, không phải phẩm chất đặc thù của cộng sản do đảng CS cho họ. Thực tế đảng CS của họ là guồng máy kiên định “chuyên chính” được thiết kế và vận hành để loại bỏ rất hiệu quả tất cả các phẩm chất tốt của từng Con người đảng viên lúc đầu mang vào đảng. Vì thế, những người cộng sản cũng có thể còn giữ được đôi chút phần tốt của Con người, nhưng họ không phải họ là những người Cộng sản tốt hay cộng sản chân chính. Vì không tồn tại “thực thể nào” như vậy nên không có khái niệm như vậy, hay khái niệm “người cộng sản tốt” chỉ là ngộ nhận.” (Phan Thanh Châu (DLB)
_____________________________________
(TTR thu thập từ các trang trên Internet)

24 February 2013

Từ Nhật Bản hậu chiến đến Việt Nam hậu chiến [4]*

Đôi giòng: Đã có nhiều tác giả viết về sự phá huỷ liên tục, toàn diện của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đến tận gốc rễ của sắc thái Việt.  Những bài viết của Việt Dương-Nam Dao cho ta thấy những hình tượng cụ thể, rõ ràng. (Sầu Đông)
3. Về văn hóa

Văn hóa Việt Nam về căn bản là văn hóa xã thôn với con người hiền hòa, giàu đạo nghĩa được khuôn đúc từ tôn giáo: Thờ kính tổ tiên, theo đạo từ bi của Phật, theo tín nghĩa của đạo Nho, từ nhiều thứ lễ hội biểu hiện tín ngưỡng phong tục và nếp sống văn hóa dân gian. Nhưng với chủ nghĩa Marx-Lenin thì tất cả nền văn hóa này đều là tàn tích phong kiến phản động, và đảng Cộng Sản đã sử dụng thành phần cán bộ nông dân cuồng tín theo đảng tàn phá hết từ đình, chùa, miếu mạo, nhà thờ họ tới tất cả lễ hội. Chuyện phá nhanh, phá hết những cơ sở văn hóa tinh thần đã trở thành một chính sách thi đua lập thành tích, đến như học giả Nguyễn Huệ Chi, một nhà nghiên cứu hàng đầu về văn hóa dân tộc dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã phải nói:

“Từ hơn 50 năm trở lại đây, văn hóa truyền thống đã trải qua một “đại nạn”. Vì nghĩ đây là những tàn tích phong kiến, chúng ta đã công nhiên lên án chúng, thẳng tay “đàn áp”, “xử tội” chúng, đã để cho bao nhiêu đình, chùa, bia mộ, sách vở quý giá ở khắp mọi vùng bị đốt phá, hoặc mất mát hư hỏng mà không một chút động tâm, như nhiều thế hệ đã tận mắt nhìn thấy”.

(Talawas, 21/9/2005 – Để làm được chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại)

Như thế là đảng Cộng Sản Việt Nam trên đường thực hiện cách mạng vô sản Mác xit-Leninit đã phá hủy văn hóa truyền thống. Sự tàn phá này đã kéo dài trên 40 năm, ở miền Bắc 20 năm (1954-1975) và trên cả nước cho tới những năm đầu thập niên 1990, khi tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Sô sụp đổ thì đảng Cộng Sản Việt Nam đành phải quay lại với văn hóa dân tộc. Vì thế, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Khóa VIII đã họp hội nghị lần thứ 5 để bàn chuyện văn hóa và đã đi tới nghị quyết: “Về xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Nói như thế, nhưng thực sự văn hóa bạo lực Mac-xít với con người mới xã hội chủ nghĩa của đảng đã phá hủy bản sắc dân tộc và đưa dân Việt vào sự khủng hoảng mất niềm tin ở tương lai với lối sống chụp giựt hoang tàng để thích ứng với chủ nghĩa bạo lợi của đảng. Tính chất này đang ngự trị xã hội Việt Nam mà học giả Nguyễn Huệ Chi đã nói rất rõ:

“Những nét đẹp văn hóa ngàn đời thì hao mòn, thay vào đó là lối sống thực dụng ăn tục nói phét, kích động bạo hành, hãm hiếp, giết người cướp của, lừa đảo bán trẻ con, phụ nữ và đưa thiếu nữ đi “làm vợ” người già, người tàng tật ở nước ngoài, những tiếng chửi thề như hát hay lúc nào cũng inh ỏi từ đầu phố đến cuối thôn. (Xin cứ bình tâm nhớ lại xã hội Việt mấy chục năm về trước có thế hay không).

(Talawas/11/6/2007, Mấy chữ “Cư trần lạc đạo” và vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc hiện nay)

Trong tình trạng xã hội nghèo tinh thần và văn hóa như thế thì đảng Cộng Sản Việt Nam bước vào thời kỳ lệ thuộc Trung Quốc, tự nguyện làm chư hầu và đã đem văn hóa Trung Quốc lấp vào khoảng trống văn hóa mà đảng Cộng Sản đã phá để làm đẹp lòng Thiên Triều.

Từ đó, văn hóa Trung Quốc đã hiện diện khắp mặt trong xã hội Việt Nam mà chúng ta đã nhìn thấy:

a. Sự nhập cư ồ ạt của người Hoa:

Tình Quê, thơ


Tình Quê

Một chiều trời mây xám 
Núi xa phủ mưa bay 
Đò ai về bến đổ
Thuyền trôi đáy sông mây
Chim đàn về tổ ấm
Quê tôi giấc mộng đầy

 ~*~

Tan trường về chung lối   
Muốn nói sao ngập ngừng
Yêu quê và ai nữa
Cô bạn học thẹn thùng
Tình đầu thơ ngây ấy
Như sương khói ven sông

~*~

Bao năm rời quê cũ 
Hồn quê theo mây trời
Dòng đời trôi nghiệt ngả
Quê hương yêu dấu ơi
Xa quê dù vạn dặm
Tình quê vẫn muôn đời!

Vũ Long Hương

Nấp sau một tấm yết thị

Tấm giấy thông báo trước cửa một tiệm ăn nhanh "Snacks Bắc Kinh", gần khu vực tử cấm thành, Trung Quốc: "Cửa hàng này không tiếp đón người Nhật - người Philippines - người Việt Nam và chó"

Ba nước nêu trên hiện có tranh chấp chủ quyền, hay đúng hơn là bị xâm phạm thường xuyên bởi chính quyền Trung Quốc.

Rose Tang - tác giả bức ảnh là người Mỹ gốc Hoa đang sinh sống tại New York. Bức ảnh chụp vào ngày 21/2/2013 trong khi cô đang công tác tại Bắc Kinh. Cô chia sẻ thêm trên facebook cá nhân:

"Bạn có thể chia sẻ nó, xin vui lòng chia sẻ nó với mọi người càng nhiều càng tốt, tôi hy vọng các phương tiện truyền thông và áp lực từ công chúng sẽ dạy cho những người này một bài học."

"Lý do khiến cho sự thù hận / chủ nghĩa dân tộc được xây dựng và khuyến khích bởi đảng (cộng sản TQ) là vì nó (ĐCSTQ) muốn dùng khía cạnh bẩn thỉu của con người để đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn nạn tham nhũng, bất công, khủng hoảng môi trường, v.v..."



Ảnh: Facebook Rose Tang

"Of course you can share it, please share it with as many people as possible, i'm hoping pressure from the public and media will teach these guys a lesson.

The very reason why such hatred / nationalism is cultivated and encouraged by the party is because it needs to use such an ugly aspect of human life to divert public attention from corruption, injustice, environmental crises, etc..."

23 February 2013

Lực lượng năm mươi xu

Phạm Đức Đồng Hùng

Để chống lại một đối thủ lớn mạnh hơn mình thì phải luôn đi trước đối thủ về cơ mưu, chiến thuật, chiến lược. Thế nhưng cái gì Hà Nội cũng lẹt đẹt đi sau để máy móc sao chép đúng chính xác những gì Bắc Kinh đã làm, thí dụ việc sao chép lực lượng tuyên truyền mệnh danh “Đảng năm mươi xu”.

 Ngũ mao đảng?

 “Năm mươi xu” hay “năm hào”, tiếng Trung Quốc gọi là “Ngũ mao” và đội quân này gọi là “Ngũ mao đảng” (Wu Mao Party), báo chí Anh ngữ gọi là “Fifty Cent Party”.

Sự tích của lực lượng tuyên truyền này bắt nguồn từ “sáng kiến” của Sở Thông tin thành phố Trường Sa (Chang-sha), thủ phủ tỉnh Hồ Nam (Hu-nan) vào tháng 10 năm 2004.

Lúc đó, khi nhận ra ảnh hưởng và tác động của dư luận của các bài viết trên internet, để tán dương và bảo vệ những chính sách và đường lối của chính quyền và đảng bộ thành phố, tạo dư luận để tô vẽ uy tín các cá nhân và tập thể lãnh đạo thành phố; sở này tiến hành thuê mướn đội quân bút chiến “chuyên nghiệp”, chuyên họat động trên mạng Internet.

Cứ mỗi “comment” hay bài tuyên truyền ngăn ngắn trên các blog hay các trang mạng xã hội kiểu như Facebook hay Twitter, những kẻ viết thuê này được trả nửa đồng, tức năm “mao”. Từ đó đội quân chửi và ca ngợi thuê này “chết tên” Ngũ Mao Đảng.

Chỉ vài tháng sau, “sáng kiến” này được đại học Nam Kinh (Nanjing University) sử dụng để chống lại lệnh của Bộ giáo dục Trung Quốc, muốn thực hiện việc kiểm duyệt các hệ thống thông tin của các đại học qua các bản tin nội bộ hay nội san.

Nếu thực hiện cứng nhắc lệnh này thì bản tin Hoa Lily nhỏ (Little Lily) rất ăn khách của đại học này phải đóng cửa. Để chống lại, các nhân viên quản trị của đại học bắt đầu tuyển mộ các sinh viên làm bình luận viên bán thời trên mạng, trả lương từ ngân sách của nhà trường. Mục tiêu của trường này là tạo ra một diễn đàn để chống lại cải tổ của Bộ giáo dục.

Vài tháng sau chính quyền tỉnh Giang Tô (Jiangsu) bắt đầu tuyển mộ “ngũ mao quân” tương tự thành phố Trường Sa.

Sau đó giới lãnh đạo trung ương đã nhanh nhẩu nhận ra lợi ích của việc này. Khi công chúng ngày càng cắm đầu và các trang mạng, nhà nước này đã thừa hiểu rằng các cuộc tranh luận trên thế giới ảo ngày càng có tác động mạnh mẽ đối với công chúng, thậm chí có với sức lan tỏa hơn cả hẳn báo chí và sách vở hay truyền hình.

Ngày 23.1.2007 nguyên chủ tịch kiêm tổng bí thư Hồ Cẩm Đào phát biểu trong một hội nghị của Bộ chính trị, yêu cầu phải “tăng cường trên mặt trận xây dựng ý thức hệ và dư luận quân chúng để tạo nên một hình ảnh tích cực” cho đảng và chợt “Ngũ mao quân” trở thành một biện pháp thời thượng.

Từ đây, đảng năm hào phát triển ào ào. Đến giữa năm 2007 thì hầu như tỉnh nào, đại học nào ở Trung Quốc cũng có đội quân năm hào, rồi cả cơ quan tuyên huấn trung ương cũng ra tay tuyển mộ “ngũ mao quân”.

“Ngũ mao quân” đặc biệt hữu dụng trong tác dụng “chữa cháy” mà điển hình là đội quân của Sở Công An thành phố Tiêu Tác (Jiaozuo), thuộc tỉnh Hà Nam (Henan). Tháng Sáu năm 2007 Sở công an Tiêu Tác tuyển mộ 35 bình luận viên từ các các cơ quan truyền thông, các thân nhân của công an. Sở này còn chọn lựa 120 nhân viên công an có khả năng viết lách để bổ sung vào đội quân tạo dư luận.

Trong bài Chinese Bloggers on the History and Influence of the “Fifty Cent Party” đăng trên báo mạng China Digital Times, tác giả Wang Xiaoshan đã diễn tả cách cơ quan công an Tiêu Tác đương đầu hiệu quả với tai tiếng như thế nào. [1]

Ngày 10.78.2008, xuất phát từ một tai nạn giao thông, vì bất mãn với cách xử trí của công an, nhân vật nọ đã giận dữ đưa câu chuyện lên mạng, thu hút hàng loạt ý kiến giận dữ khác. Tại đây ai cũng bày tỏ sự giận dữ với cách thức mà công an giải quyết trong tai nạn này.

Cơ quan công an nhanh chóng triệu tập các ngũ mao quân của mình. Chỉ 10 phút sau họ nhanh chóng chỉ định một tiểu ban để phân tích lập luận của các ý kiến chỉ trích rồi đề ra các phương hướng phản bác. Sau đó thì 120 công an có tài viết lách thi nhau oanh tạc các trang blog kia với các ý kiến bênh vực công an ở các mức độ khác nhau, bằng nhiều bút hiệu khác nhau.

Chỉ 20 phút sau thì các ý kiến bênh vực công an đã trở thành “chính mạch” và nhiều người bắt đầu quay mặt chỉ trích kẻ đã tố cáo công an nói trên.

Theo ước lượng của nhiều nguồn tin khác nhau, hiện đội quân này quy tụ khỏang từ 280,000 đến 300,000 người. Để được tuyển nhận, những thành viên này chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận làm việc và lọt qua một kỳ thi để chứng tỏ năng lực viết lách và cãi cọ. Sau đó, họ được Bộ Văn Hóa Trung Quốc tổ chức “tu nghiệp” với các khoa huấn luyện thường xuyên.

Kỹ thuật tâm lý chiến mà các “chiến sĩ tuyên truyền” này được huấn luyện trên các vấn đề thời sự quốc gia và quốc tế có thể tóm tắt như sau:

1. Nên chú trọng vào việc chỉ trích Mỹ và xem nhẹ sự tồn tại của Đài Loan.

2. Không nên cãi cọ trực tiếp với ý niệm dân chủ, thay vào đó chỉ nên chú mục vào đề tài “hình thức dân chủ nào mới được xem là dân chủ đích thực”.

3. Nắm vững các sự kiện mang tính bạo lực và các tình thế vô lý ở các xã hội Tây phương để luận giải rằng tại sao dân chủ không phải là thể chế thích hợp với chủ nghĩa tư bản.

4. Vận dụng các hành động can thiệp của Mỹ vào các quốc gia khác trong các vấn đề quốc tế để giải thích rằng thực chất các nền dân chủ Tây phương đang xâm lược các quốc gia khác, đang sử dụng sức mạnh để áp đặt các giá trị Tây phương.

5. Sử dụng các sự kiệu đau thương và đẫm máu của nhân dân trong lịch sử để khuấy động tình cảm yêu nước và ủng hộ đảng.

6. Luôn nhấn mạnh những thành tựu của Trung Quốc, từ đó chứng minh nhu cầu ổn định xã hội.

Khi đã nâng lên hàng chuyên nghiệp với bài bản tuyên truyền như thế, đồng lương của của đội quân này cũng thay đổi: tùy theo nơi, tùy vào công việc và năng lực. Đó là “nhà bình luận” này làm việc cho tổ chức nào: của quận, huyện, của một cơ quan địa phương, một trường đại học nhỏ hay lớn, hay làm việc cho cơ quan tuyên huấn trung ương.

Sở Thông tin tuyên truyền Trường Sa chỉ trả 5 hào vào năm 2004 nhưng theo thông tin từ Trung Quốc, lương căn bản của những tuyên truyền viên này là 600 Nhân dân tệ một năm. (Theo thời giá hiện tại thì 600 yuan đổi được gần 92 Úc kim).

Năm 2010 Trường Đảng thành phố Hành Dương (Hengyang Municipal Committee Party School) trả cho các nhân viên này chỉ 1 hào cho mỗi ý kiến và mỗi tháng không hơn 100 yuan tiền thưởng.

Mới đây tờ Hòan Cầu thời báo (Global Times) dẫn lời một quan chức thành phố Hồ Nam, cho biết với mỗi bài viết 500 chữ, họ sẽ trả tiền nhuận bút 40 yuan nếu đăng trên các trang web địa phương và 200 yuan nếu được đăng trên các trang mạng quốc gia.

Xấu hổ vì quân năm hào

 Khỏi phải nói nhiều, cách thức hình thành và hoạt động nói trên đã tỏ rõ tính chất ô hợp và đá cá lăn dưa của ngũ mao quân và chuyện này đã khiến một nhà báo bảo thủ Trung Quốc cũng phải thấy ngượng.

Đó là Lý Hồng Mai (Li Hongmei), kẻ không xa lạ gì với người Việt Nam quan tâm đến việc nước. [2]

Ả Lý là nhà bình luận của báo Nhân Dân của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ngày 17.8.2010 ả ta đã trịch thượng dạy dỗ và doạ nạt cả chế độ cộng sản Việt Nam với lọat bài bình luận trên trang web của báo này bằng giọng điệu diều hâu và bảo thủ.

Ở đây, cũng bằng giọng điệu diều hâu và bảo thủ, ả Lý tỏ ra xấu hổ khi một “đại quốc ngời ngời chính nghĩa” như Trung Quốc mà phải trông đến lực lượng “lính đánh thuê trên mạng” ô hợp với các bài viết năm mươi xu.

Ngày 23.5.2011, trong bài viết “Let go of ‘WuMaoDang’ and ‘50-cent Party” trên trang mạng của báo Nhân dân (English.people.com.cn, 23-5-2011), ả cho rằng việc sử dụng đội quân “Ngũ Mao” chỉ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Trung Quốc vì hiện Trung Quốc đã “có đủ can đảm để thể hiện chính mình như vốn có của nó”.

Ả Lý cho rằng với “sự tự tin và sức mạnh tăng dần” như hiện tại, người dân Trung Quốc sẽ cứng cáp hơn để khỏi phải được nuốt những “viên đạn bọc đường” và rồi Ngũ Mao đảng cuối cùng sẽ tự thân rã đám.

Theo ả thì đã đến lúc mà người Trung Quốc phải nỗ lực để
xây dựng một môi trường lành mạnh trên mạng Innternet qua việc “sử dụng những con mắt sắt bén để loại bỏ những thông tin thất thiệt” và “tạo ra một nếp suy nghĩ lành mạnh để đối mặt với tình trạng hỗn mang của thế giới mạng trong khi bị cuốn hút vào một biển thông tin.”

Điều lạ là, trong khi một người như ả Lý cảm thấy ngượng, các quan chức Việt Nam lại cảm thấy tự hào.

 “Ngũ Mao quân” Việt Nam

 Vài năm trở lại đây nhiều người Việt Nam đã lấy làm thắc mắc: tại Việt Nam có tồn tại một lực lượng tương tự hay không?

Không ai có thể xác nhận được tuy nhiên nhìn các phản hồi bất chấp sự thật trên các blog ăn khách thí dụ phản hồi chuyên ký tên “Nhô” trên blog của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, ai có thể thoát khỏi cảm tưởng rằng đây là một tên “comment thuê chuyên nghiệp?

Đến đầu năm nay chính quyền mới chính thức xác nhận trò này.

Báo Lao Động ngày 9.1.2013 đăng bản tin “Tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet” với nguyên văn dưới đây:

“Ông Hồ Quang Lợi - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - nêu kinh nghiệm "Tổ chức nhóm chuyên gia" đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên Internet trong việc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Phát biểu tại Hội nghị công tác tuyên giáo toàn quốc 2012 diễn ra sáng nay (9.12) tại Hà Nội, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy đã dùng từ “tuần hành, biểu tình liên quan đến biển Đông” với số lượng lên tới "hàng chục cuộc" ở Hà Nội.

Theo ông Lợi, Hà Nội là địa bàn chống phá của các đối tượng. Trong nước, các nhóm đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng lòng yêu nước của quần chúng nhân dân đối với các hành vi của Trung Quốc trên biển Đông, sự bức xúc trong đền bù giải tỏa đất đai đã kích động nhân dân tổ chức hàng chục cuộc tuần hành biểu tình, gây những hệ quả tiêu cực, ảnh hưởng đến hình ảnh và sự phát triển chung của đất nước.

Về các biện pháp tuyên giáo - theo ông Lợi, thành phố đã tổ chức đội ngũ 900 dư luận viên trên toàn thành phố nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng. Trong khi đó, báo chí thủ đô thực hiện ý kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm; thành lập các tổ phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh. Tổ chức “nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện trên mạng Internet, tham gia bút chiến trên Internet. Đến nay, đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng.

Thành phố cũng đã tổ chức đối thoại, thuyết phục với tác giả cuốn "Không thể một lúc đi trên 2 con đường”. Qua đó, tác giả nhận ra sai lầm, cam kết không in, hứa thu hồi những gì đã phát tán.

Bảy kinh nghiệm - cũng là bài học được ông Lợi rút ra. Trong đó, báo chí, truyền thông cần đưa tin chính xác, kịp thời sẽ ngăn chặn kẻ xấu kích động nhân dân. Chủ động đối thoại trong các vụ việc liên quan đến tư tưởng, đường lối, không để họ đối đầu với chính quyền. Tổ chức các lực lượng quần chúng tham gia đấu tranh.”

Cũng ngày 9.1.2013, Thông Tấn Xã Việt Nam đăng bản tin "Việt Nam có đội ngũ làm công tác tư tưởng hùng hậu" của Nguyễn Sự và Hương Thủy, trong có đọan viết:

“Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013 của ngành tuyên giáo ngày 9/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ làm công tác tư tưởng hùng hậu, phương tiện hiện đại, nhanh nhạy như bây giờ, với hơn 800 cơ quan báo chí, hàng nghìn ấn phẩm, 17,000 nhà báo...

 […] Toàn ngành đã tập trung tuyên truyền nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của đất nước; tích cực góp phần vào việc thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh."

 Ngành tuyên giáo đã tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế; khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ gắn với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; tổ chức chỉ đạo đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch xuyên tạc thực tế dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, tự do ngôn luận… nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của đất nước ta.”

 Như vậy đã rõ, các “Ngũ Mao quân” Việt Nam, dưới danh nghĩa “dư luận viên” đang đảm nhiệm vai trò lèo lái dư luận, nhất là hai vấn đề: Trung Quốc cướp biển và nhà nước cướp đất.

Đây là hai vấn đề rõ ràng khiến nhà nước đau đầu, không thể trần tình được. Do đó phải có đội quân gây nhiễu thông tin với giá rẻ mạt, theo đúng cái cách mà Trung Quốc đã làm từ lâu.

Cái gì cũng sao y

 Việc “sao y Trung Quốc” này nhắc lại hành động của Hồ Chí Minh lúc sinh thời, vào thập niên 60.

Lúc đó, khi trả lời câu hỏi của một ký giả nước ngoài rằng tại sao không viết sách về lý luận, Hồ Chí Minh thản nhiên cho biết mọi vấn đề lý luận - tư tưởng đã được đồng chí Mao Trạch Đông nêu ra hết cả rồi.

Thời gian đó, tức thập niên 60, Đảng Lao Động Việt Nam – tức Đảng Cộng Sản bây giờ -- đưa ra khẩu hiệu: “Chủ nghĩa Mác Lê-nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Tác phong Hồ Chủ tịch”. Đến hôm nay, khi Chủ nghĩa Mác Lê-nin và Tư tưởng Mao Trạch Đông đã bị phá sản, khẩu hiệu trên đã gỡ xuống cất vào kho phế liệu, thay vào đó là khẩu hiệu “Tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Trên thực tế thì giới lãnh đạo VN hiện tại đang theo đúng bước chân của HCM trước kia: những điều cần thiết Trung Quốc đã viết ra hết rồi, chỉ việc nhai lại là đủ.

Trong quá khứ, toàn bộ các chiến dịch cải cách ruộng đất, rèn quân chỉnh cán của họ đều nhai lại những khuôn mẫu của Trung Quốc.

Cả chiến lược đổi mới sau này, tiếng là theo Nga nhưng thực chất là nhai lại Trung Quốc.

Từ ngữ chủ đạo của chiến lược an ninh chính trị của ĐCSVN mấy năm nay là “diễn tiến hoà bình”, mà từ này là học theo Trung Quốc .

Toàn bộ những đợt đánh phá “văn hoá phẩm độc hại & đồi trụy” tại Việt Nam thời hậu đổi mới đều nối đuôi và rập khuôn những chiến dịch tương tự tại Trung Quốc.

Cái gì cũng lẹt đẹt đi sau Trung Quốc. Cả việc đối phó các cuộc biểu tình biểu tình yêu nước cũng phải mày mò sao y thủ đoạn bẩn thỉu của Trung Quốc, giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam làm sao có đủ cơ mưu và bản lĩnh để đối phó với Trung Quốc?

Sự “hồ hở” của Hồ Quang Lợi về đội ngữ “dư luận viên”, lời khẳng định đầy “phấn khởi” của Nguyễn Phú Trọng về đội ngũ tuyên giáo càng làm những người quan tâm đến vận nước lo âu!

 TK:

[1] http://chinadigitaltimes.net/2008/05/chinese-bloggers-on-the-history-and-influence-of-the-fifty-cent-party/

[2] Bài viết có những đọan như sau:

“Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã bước vào một thời điểm khó khăn, bất cứ một quyết định dại dột nào của Việt Nam cũng chỉ làm cho tình hình nghiêm trọng hơn. Có thể Việt Nam sẽ đưa ra một cách giải thích hợp lý là họ thích làm gì thì làm miễn là nó tuân thủ với Luật pháp Quốc tế…. Khi Trung Quốc quyết tâm bảo vệ đến cùng những quyền lợi quốc gia của mình thì Việt Nam không còn có thể chơi trò câm điếc thêm nữa. Có lẽ Việt Nam cần phải nhận ra rằng trò đi dây giữa hai khối quyền lực là một canh bạc đầy may rủi, khi mà tình trạng của Việt Nam chênh vênh như một mớ trứng đối mặt với nguy biến từ mọi phía. Nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích để hai siêu cường xáp chiến với nhau thì chẳng có ai khác ngoài Việt Nam là nước phải nếm mùi đau khổ trước.”

Dư luận trong nước và hải ngoại đã thật sự chú ý thì ngày 29.8.2010 báo Công an Nhân dân tại Hà Nội đã tỏ thái độ “dũng cảm khác thường khi” khi đăng bài viết phản bác "Đừng nhắm mắt nói bừa" của Lưu Nguyễn. Bà Mai đe doạ cả nước Việt Nam thì trong bài này tác giả Lưu Nguyễn chỉ tập trung phân tích những luận điểm vô lý của bà ta, nhấn mạnh rằng bà Mai chỉ biết “nói bừa” và cuối cùng chất vấn:

“Nhân Dân Nhật Báo là tờ báo chính thức của Trung Quốc. Cứ cho bài viết trên Nhân dân nhật báo của bà Lý là thể hiện ý kiến riêng của bà ta, như lời thanh minh của bản báo, thì người ta vẫn hiểu rằng nếu "ý kiến riêng" đó không phù hợp với quan điểm của Nhân dân nhật báo thì có "các vàng", tờ báo này cũng không đăng. Cá nhân tác giả Lý Hồng Mai có thể nhầm lẫn; một tờ báo chính thức của Trung Quốc lẽ nào lại như thế? Thật tiếc!”

Bài báo của Lưu Nguyễn đã gây sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên chỉ hai ngày sau thì bài báo này đã bị gỡ xuống khỏi trang web của báo Công An Nhân Dân trong khi bài báo của Lý Hồng Mai vẫn tiếp tục lưu hành trên trang web của Trung Quốc.

[3] http://english.peopledaily.com.cn/90002/96417/7388336.html

22 February 2013

Bịnh Gout, nhức khớp, sưng khớp

Góp Ý:

Nhân đọc bài Cách chữa trị bịnh Gout của TTR , tôi mới trực nhớ lại bài thuốc mà bà chị của tôi mách cho từ hôm Tết
Số là chị ấy bị đau đầu gối (vì thiếu chất nhờn), trước đây mấy năm tôi đã mua cho bà ấy hai hộp Glucosamine . Nhờ vậy đầu gối đã yên ổn. Mấy lúc gần đây chị ấy than đầu gối bị đau lại. Tôi có gợi ý là mua thuốc gởi cho để uống, nhưng vì không có viên loại cupsule nên không đồng ý. Sau đó, chị gọi báo cho tôi biết là đã hết bị đau nhức nhờ vào dầu dừa.
Muốn có dầu dừa thì "thắng" từ nước cốt trái dừa (coco nut milk). Khi thắng thành dầu rồi thì múc ra chứa trong một cái hộp thiếc dẹp, để dành thoa (mùa lạnh, dầu hay đông lại nên đừng đựng trong chai, sẽ khó khi dùng). Dầu nầy cũng có bán ngoài thị trường.  (Có thể mua nước cốt dừa bán sẵn trong lon, cũng có thể mua dừa khô về nạo ra tốt hơn)

 Mỗi ngày, tùy theo chúng ta có nhiều thì giờ hay ít, có thể dùng ba hoặc bốn lần. Thoa dầu lên chỗ đau nhức (đau nhức vì: bịnh gout, bịnh thấp khớp, bịnh thiếu chất nhờn ở khớp xương, bịnh gai cột sống v.v...) xong rồi xoa bóp nhiều lần chỗ bị đau nhức đó. Nều như không có thì giờ thì ít nhứt một ngày cũng phải làm hai lần.
Bà chị tôi bị bịnh gout (đau nhức ngón chân cái), bị bịnh thiếu chất nhờn (hai đầu gối bị đau) . Ông chồng của chị ấy bị gai cột sống (đôi khi đau quá đi phải khòm lưng). Hai người đều dùng dầu dừa xoa bóp như trên và xoa bóp MỖI NGÀY. Sau một thời gian không còn thấy bị đau nhức nữa.

 Bây giờ đến phiên tôi. Trước Tết, hai ngón tay út của tôi sưng húp lên, không còn thấy lằn nhăn của đốt tay (đốt gần bàn tay). Tôi khó chịu quá nhưng không biết phải làm sao. May thay,  bà chị tôi gọi cho biết là chị ấy và đức ông chồng của chỉ không còn phải khổ sở vì đau nhức nữa nhờ cách xoa bóp với dầu dừa. Được lời như cởi tấc lòng, tôi thắng dầu dừa ngay ngày mùng một Tết và xoa bóp. Tôi làm như thế cho đến hết ngày mùng bảy Tết thì hai ngón tay không còn sưng, và đau nhức xem như giảm 95% !!!

 Sau đó, tôi vẫn tiếp tục xoa bóp mỗi ngày. Cho đến hôm nay thì 2 ngón tay đó xem như đã bình thường. Có điều, tôi không biết là nếu tôi ngưng xoa bóp (với dầu dừa) thì chúng có bị đau nhức trở lại hay không (vì da khô nên ngày nào tôi cũng xoa bóp tay tôi với dầu). Tôi không biết cái đau nhưc của tôi thuộc bịnh gì. Con gái tôi cho rằng tôi bị chứng Arthritis (thấp khớp hay là tê thấp gì đó mà tôi không phân biệt rõ).

 Tôi gửi TTR bài viết nầy, để mong có thể giúp những ai đang bị đau nhức, chớ thật ra tôi không hề nắm vững được dược tính của dầu dừa hay biết rõ về nó (mà đây chỉ là một sự tình cờ may mắn mà thôi).

 Ngoài ra, riêng cho những ai bị bịnh gout thì cũng có thể luộc cải bẹ xanh ăn cũng giảm đau, nhưng muốn hết thì cũng phải ăn kiêng như bài thuốc mà TTR đã chỉ. Và một điều nữa riêng cho giới phụ nữ  (nói nhỏ mà thôi) những ai bị bịnh HÔI NÁCH thì cũng có thể dùng dầu dừa thoa vào nách thì sẽ thấy thần diệu ngay (điều nầy tôi chỉ được nghe mách chớ không hề chứng nghiệm nên không biết chắc như là trường hợp hai ngón tay út của tôi!!!)

 Kính mong tất cả quý đồng hương, những ai rơi vào trường hợp trên sẽ mau chóng hết bịnh để hưởng những tháng ngày còn lại của cuộc đời một cách tươi đẹp hơn.

 Kính
  HH
 ***
Bịnh Gout, nhức khớp, sưng khớp

Nguyên nhân bị bịnh:

 Do sự rối loạn của chất acid uric đã kết tụ tại các khớp xương và gân chung quanh làm sưng và gây đau nhức cho người bịnh, có khi đau tại cổ chân, gót chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay hoặc lưng....

Bịnh Gout lâu ngày với giai đoạn nặng hơn có thể sẽ bị sạn thận, đau thận và bịnh cao máu

Nguyên nhân chính tạo ra acid uric là chất Purines, chất này thường thấy trong một số thức ăn

Phương cách trị bịnh:

Bằng thuốc tây: Để chữa ngắn hạn, các bác sĩ tây y thường cho thuốc indomethacin, glucocorticoids, Colchicine  etc...

Để chữa dài hạn và ngăn ngừa bịnh tái phát trong tương lai, bịnh nhân phải cắt giảm chất Purines trong thức ăn hàng ngày

Các thức ăn phải tránh:

- Các loại thức ăn nhiều chất đạm (protein) như thịt, đồ biển (tôm, cá), đậu (đậu nành, đậu pea, lentils...)

- Các loại rượu, bia, thịt nướng bacon

-Yeast  (thức ăn có men)

- Măng (asparagus) cauliflower, nấm,(mushrooms) spinach, peas

- Các thức ăn đóng trong hộp,  đồ hộp nói chung

Các thức ăn an toàn hoặc giúp chữa bịnh nên ăn:

- Trái dâu (strawberries, cherries, blueberry). các loại rau tươi, cà chua, trái cây

- Bánh mì và cereals nhưng tránh loại whole-grain

- Vitamin C, cheese, trứng, cà fê, trà, chocolate (sô cô la)

- Low-fat yogurt,
_______________________
www.QuanTheAmBoTat.com

Sửa Hiến Pháp Chứ Không Phải Xây Hầm Trú Ẩn

Huy Đức

Nếu tôi là Chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiếp pháp 1992 tôi sẽ đề nghị ngưng lại cho đến khi trong Đảng thực sự biết rõ mình muốn duy trì mô hình đảng chủ lập hiến như hiện nay hay muốn thiết lập ở Việt Nam một nền cộng hòa thật sự.

Các nhà nước quân chủ phải lập hiến khi nhà vua bị các tôn giáo, lãnh chúa... buộc phải chia sẻ quyền lực. Các nhà nước đảng chủ phải lập hiến vì muốn tạo ra cái vỏ bọc cộng hòa cho sự toàn trị của mình. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam muốn tiếp tục chế độ chính trị như hiện nay thì cách khôn ngoan nhất là cứ giữ Hiếp pháp 1992 vì nó vẫn đang làm tốt vai trò "phông màn" cho Đảng.

Sẽ là một sai lầm chính trị (của Đảng) nếu sửa đổi hiến pháp không phải vì cải cách mà chỉ để tự trấn an. Khi lực lượng vũ trang đã khẩu hiệu "chỉ biết còn Đảng, còn mình" mà vẫn không hết sợ hãi thì lẽ ra Đảng phải sửa cái gốc là trao quyền lực cho dân. Bảo vệ sự cầm quyền của Đảng mà bằng cách hiến định lòng trung cho quân đội và cố thủ trong điều 4 như một thứ lô cốt thì chỉ gây ra tranh cãi về tính hợp hiến của đảng độc tôn và khiến dân chúng nghĩ rằng Đảng coi mục tiêu cầm quyền cao hơn chủ quyền quốc gia, dân tộc.

Nếu chỉ quan tâm tới việc phân chia quyền lực thì không cần sửa hiến pháp. Quyền lực lâu nay vẫn được phân chia một cách bất thành văn và phe nhóm thường giải quyết tốt hơn hiến pháp. Vấn đề là tại hội nghị trung ương sắp tới ông Nguyễn Bá Thanh có đủ phiếu vào Bộ chính trị, ông Vương Đình Huệ có trở thành bí thư trung ương Đảng hay không? Ông Nguyễn Bá Thanh rồi sẽ chọn con đường đi vào lịch sử như một bao công, hay với không ít tỳ vết hiện nay, sẽ bắt tay với Thủ tướng đương nhiệm, quay lưng với những người đã từng nuôi kỳ vọng?

Nếu nhận ra đây là cơ hội chính trị thì đừng vội vã, hãy ngồi lại với nhân dân, hình thành một bản hiến pháp có thể thiết lập một nền cộng hòa, trên nguyên tắc: một chính quyền không phải do dân thì không thể là của dân và không thể hy vọng chính quyền đó sẽ vì dân được. Với quyền lập hiến, nhân dân phải tham gia với tư cách là người quyết định chứ không phải "khách" mời "góp ý" như Đảng đang làm.

Ủy ban sửa đổi hiếp pháp, vì thế, phải thay đổi quy trình làm việc của mình. Thay vì cắm đầu viết lách, bước một, chuẩn bị những vấn đề phải trình Quốc hội biểu quyết đưa ra trưng cầu dân ý. Điều phải trưng cầu dân ý đầu tiên là Việt Nam nên chọn mô hình cộng hòa đại nghị (nơi quốc hội bầu ra chính phủ và nguyên thủ quốc gia) hay cộng hòa tổng thống (nơi cử tri trực tiếp bầu ra nguyên thủ).

Cộng hòa đại nghị thường thành công hơn ở các quốc gia đi từ nền quân chủ lập hiến. Nơi hoàng gia, tuy không trực tiếp cầm quyền, vẫn còn uy tín để trị vì như một biểu tượng quốc gia. Tuy các triều vua của Việt Nam đã bị "phế từ lâu", vẫn nên hỏi xem dân chúng muốn tìm một hoàng thân hay tự tay bầu ra tổng thống.

Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn có thể đưa điều 4 ra trưng cầu dân ý và nếu nhân dân tán thành trong một cuộc bỏ phiếu hoàn toàn tự do thì việc cầm quyền của Đảng sẽ thực sự vinh quang. Nếu dân muốn Đảng cộng sản chỉ là một trong các đảng chính trị của người Việt Nam thì anh chỉ có thể cầm quyền khi thắng trong bầu cử.

Trong tình huống đó, hiến pháp nên quy định sự khác nhau giữa ứng cử viên độc lập với ứng cử viên được đề cử bởi một đảng chính trị. Ví dụ: một người có thể trở thành ứng cử viên tổng thống nếu được một đảng chính trị có cơ sở hoạt động ở tầm quốc gia đề cử hoặc có đủ một lượng chữ ký ủng hộ nhất định (nếu là ứng cử viên độc lập).

Với một dân tộc đang có hàng triệu người sống và làm việc ở khắp năm châu như Việt Nam, cần trưng cầu dân ý về điều kiện của các ứng cử viên: có chấp nhận người có hai quốc tịch ứng cử tổng thống, nghị sỹ Việt Nam hay không? Có nên đòi hỏi ứng cử viên tổng thống và ứng cử viên nghị sỹ quốc hội phải là người sinh ở Việt Nam và sống liên tục ở trong nước 5 năm tính đến ngày bầu cử?

Chế độ kinh tế cũng cần được đưa ra hỏi dân. Tự do tư tưởng là vấn đề phải được bảo vệ trong xã hội tương lai. Hiến pháp tôn trọng niềm tin cộng sản của một thiểu số nhân dân nhưng dân chúng không thể trả chi phí để nuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" bằng cách coi "kinh tế nhà nước là chủ đạo". Nên trưng cầu dân ý về việc cấm nhà nước thành lập những xí nghiệp mang tính kinh doanh (trừ các doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp khai thác những loại tài nguyên đặc biệt).

Hãy trưng cầu dân ý để dân chúng chọn giữa sở hữu toàn dân và chế độ đa sở hữu đối với đất đai.

Sau khi có kết quả trưng cầu dân ý, Ủy ban sửa đổi hiến pháp mới tiến hành bước hai: thiết kế một mô hình nhà nước có khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia, có thể hòa giải quốc gia, phát triển quốc gia, đảm bảo an ninh và mang lại công lý cho người dân tốt nhất. Ủy ban cũng không nên giấu dốt, cái gì biết thì hẵng làm cái gì không có kinh nghiệm thì nên học hỏi, nhất là từ những mô hình nhà nước đã được loài người áp dụng thành công. Việt Nam cần một mô hình chính trị bền vững dài lâu chứ không phải chỉ "bay 15 phút" rồi "bỏ kho" như những chiếc máy bay Vam mà Việt Nam đã từng tự chế.

Cách mà công an Hải Phòng đối xử với anh em ông Đoàn Văn Vươn cho thấy, hệ thống tư pháp hiện hành không thể đảm bảo công lý, nhất là đối với những xung đột giữa công dân với địa phương. Ngoài việc tổ chức tòa án theo cấp xét xử (thay vì theo cấp hành chính), lực lượng điều tra hình sự và công tố nên tổ chức thống nhất ở cấp toàn quốc gia. Cảnh sát địa phương chỉ đảm bảo giao thông và trật tự, trị an; có thể bắt trộm, cướp rồi giao lại cho cơ quan công tố.

Các địa phương tùy vào ngân sách và tình hình an ninh mà quyết định số lượng cảnh sát. Không để tình trạng như Thành phố Hồ Chí Minh phải lấy thanh niên xung phong ra điều khiển giao thông và chống cướp bằng lực lượng từ trung ương cứu viện.

Thật là nguy hiểm nếu lực lượng công an, quân đội thay vì trung thành với quốc gia lại trung thành với đảng phái. Đảng có thể nay tồn, mai vong nhưng Nước thì muôn đời phải giữ. Nếu quân đội không coi nhiệm vụ quan trọng nhất là giữ nước thì khi trong Đảng có bất đồng, quân đội mất phương hướng, những kẻ có dã tâm lãnh thổ như Trung Quốc rất dễ thừa cơ chiếm nốt Trường Sa bằng một cuộc chiến tranh cục bộ.

Cũng cần tách bạch hành pháp chính trị và hành chính công vụ để khi Đảng tan rã thì chỉ có chức năng hành pháp chính trị tạm ngưng, trộm cướp vẫn có người bắt; đèn xanh, đèn đỏ vẫn sáng ở ngã tư; người dân vẫn có thể làm passport, đăng ký xe và sang tên nhà, đất...

Bước thứ ba, Ủy ban sửa đổi hiến pháp trình những mô hình hành chánh, tư pháp tương thích này để quốc hội thông qua. Sau đó tới bước thứ tư mới tiến hành cho chuyên viên thảo ra hiến pháp. Do đã trưng cầu dân ý, hiến pháp chỉ cần 2/3 tổng số đại biểu thông qua chứ không cần đưa ra phúc quyết toàn dân. Chỉ phải giữ nguyên tắc cái gì dân đã quyết khi trưng cầu dân ý thì quốc hội không có quyền thay đổi.

Cũng có thể rút ra các bài học lập hiến từ Việt Nam. Hiến pháp 1946 từng được viết bởi những trí thức có tinh thần pháp quyền và bác ái, tự do. Cho dù nó được quyết định bởi một quốc hội được bầu lên trong cuộc tổng tuyển cử do Việt Minh kiểm soát, Hiến pháp 1946 đã được thông qua bởi những người yêu nước và khát khao độc lập, tự do.

Tuy chưa được công bố chính thức do chiến tranh nhưng Hiến pháp 1946 đã có hiệu lực trên thực tế. Hồ Chí Minh đóng một vai trò quan trọng trong Hiến pháp 1946, nhưng chính ông, sau khi đi dự Hội nghị 81 đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế từ Mascova trở về, đã phế bỏ bản hiến pháp dân chủ này để thay thế bằng Hiến pháp 1959.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc, Hiến pháp 1959 được dịch ra từ Hiến pháp Liên Xô nhưng qua bản tiếng Trung nên nhiều định chế nhà nước đã được copy một cách vội vã và không chính xác. Hiến pháp 1980 cũng copy từ hiến pháp của các nước cộng sản Đông Âu, áp dụng nguyên si những định chế mà ngay sau đó đã bị các nước này bãi bỏ. Không nên sợ hãi trước những mô hình nhà nước đã được áp dụng thành công. "Nhập khẩu" mô hình chính trị đã là truyền thống mà Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ năm 1959.

Một chế độ toàn trị thường đi đến sụp đổ hoặc tiếp tục tồn tại bằng cách siết chặt dân chủ, tự do. Quá trình này càng kéo dài bao nhiêu thì càng hủy hoại các nguồn lực và giá trị quốc gia tới đó. Sự sụp đổ hay sự ngắc ngoải của chế độ đều trút hậu quả lên đầu thường dân. Chủ động cải cách để từng bước trao mọi quyền lực cho nhân dân không chỉ là lối thoát của Việt Nam mà còn là cánh cửa để Đảng thoát ra trong danh dự.
_______________
Nguồn: //www.facebook.com/notes/osin-huyduc/

21 February 2013

MÙA XUÂN CỦA NGƯỜI ĐIÊN

Truyện ngắn của Phạm Phong Dinh

Sài Gòn những ngày cuối đông ủ ê như một người bệnh nằm trăn trở trên giường. Những tòa cao ốc xám xịt và rêu mốc oằn thân phiền buồn nhìn xuống những con đường đầy những chiếc xe đạp cũ kỹ bên dưới những chiếc lưng còng. Những chú heo từ trên những chiếc lan can lầu thò mõm ra khỏi những lỗ gạch tường nhìn khoảng bầu trời âm u, ngao ngán bỏ lửng chiếc máng còn một nửa thức ăn, điều gọi là thức ăn của những lát thân chuối xắt mỏng chát ngắt trộn với vụn cám đắng nghét. Thức ăn bạc bẽo như thế nên những cô chú heo rầu rĩ và ốm o.

Chỉ mới có mấy năm đón nhận hòa bình mà những tòa nhà cao ốc đẹp đẽ của ngày nào đã trở thành dột nát, loang lổ và xấu xí đến mủi lòng. Thầy thợ, công nhân, giáo chức, cán bộ, viên chức nhồi nhét nhau, chen chúc ngụ cư trong những tòa cao ốc này. Cha chung không ai chăm sóc, nên cầu tiêu cầu tiểu nghẹt cứng hôi thối. Tường vôi ẩm thấp vì nước thải và phân heo chảy tràn lan đóng rêu xanh biếc. Những cánh cửa kêu than kẽo kẹt vì bản lề rỉ sét. Hàng đống rác bốc mùi thối rữa nằm dồn đống trên lề đường mỏi mòn chờ những người phu dọn rác è ạch kéo những chiếc xe cút kít đến.

20 February 2013

Biếm họa ngày xưa

Ngày nay chú thích được là: "Vừa là đồng chí vừa là anh em!"


Trước nghĩa lớn, tức giận có cần thiết không?

CÁI GIÁ CỦA SỰ TỨC GIẬN

Một bà cụ có tính tình cau có, thường xuyên nổi giận vì những sự việc nhỏ nhặt, hơn nữa, mỗi khi tức giận hay dùng lời lẽ ác độc, vô tình đã làm tổn thương nhiều người, vì thế bà ta giao tiếp với hàng xóm bạn bè đều không được hài hòa.

Bà ta cũng biết khuyết điểm của mình, mong muốn sửa lại lỗi lầm thành tật này. Nhưng mỗi khi tức lên thì chính bà ta cũng không thể khống chế được tâm mình.

Một hôm, một người đã nói với bà : “Chùa gần đây có một vị thiền sư, cũng là vị cao tăng, tại sao bà không đến xin lời chỉ dạy, biết đâu thiền sư có thể giúp được cho bà.”

Bà ta cũng cảm thấy có lý, đã đến tham vấn với thiền sư.

Khi bà ta thổ lộ tâm trạng của mình, bà ta có thái độ rất thành khẩn, rất mong muốn có được một vài lời khai thị từ vị thiền sư đó. Vị thiền sư im lặng nghe bà kể lể, chờ cho bà ấy nói hết, mới dẫn bà ta vào một thiền phòng, sau đó khóa cửa thiền phòng và rời khỏi đó.

Bà ta một lòng muốn có được lời chỉ dạy của thiền sư, nhưng không ngờ thiền sư đã nhốt bà ta vào trong một thiền phòng vừa lạnh vừa u tối. Bà ta tức tối hét lên, cũng như ngày thường, bà ta buông những lời nhục mạ quái ác. Nhưng cho dù bà ta có la hét cách nào, nhưng ở ngoài vẫn im lặng, thiền sư hình như không nghe thấy lời nào.

Khi không còn chịu đựng được nữa, thì bà ta thay đổi thái độ cầu xin thiền sư thả mình ra, nhưng thiền sư vẫn không động lòng thay đổi cách hành xử của mình, vẫn mặc kệ bà ta tiếp tục nói gì thì nói.
Qua một hồi rất lâu, cuối cùng trong thiền phòng cũng không còn tiếng la hét hay nói năng của bà ta nữa, thì lúc này, phía ngoài thiền phòng mới có tiếng nói của thiền sư hỏi : “Bà còn giận không ?”

Thế là bà ta giận dữ trả lời : “Tôi chỉ giận tôi, tôi hối hận sao phải nghe lời người khác, tìm đến cái nơi quỷ quái này để xin ý kiến của ngươi.”

Thiền sư ôn tồn nói : “Kể cả chính mình bà cũng không chịu buông tha, thì bà làm sao có thể tha lỗi cho người khác chứ ?” Nói xong thiền sư lại im lặng.

Sau một thời gian im lặng, thiền sư lại hỏi : “Bà còn giận không ?”
Bà ta trả lời : “Hết giận rồi !”

“Tại sao hết giận !”

“Tôi giận thì có ích gì, không phải vẫn bị ông nhốt tôi trong cái phòng vừa u tối vừa lạnh lẽo này hay sao ?”

Thiền sư nói với vẻ lo lắng : “Bà xử sự kiểu này càng đáng sợ hơn đấy, bà đã đè nén cơn tức giận của mình vào một chỗ, một khi nó bộc phát ra thì càng mãnh liệt hơn.” Nói xong, thiền sư lại quay đi.

Lần thứ 3 thiền sư quay lại hỏi bà ta, bà ta trả lời : “Tôi không giận nữa, ông không xứng đáng để tôi giận !”

Thiền sư nói : “Cái gốc tức giận của bà vẫn còn, bà cần phải thoáng ra khỏi vòng xoáy của tức giận trước đã.”

Sau một hồi lâu, bà ta đã chủ động hỏi thiền sư : “Bạch thiền sư, ngài có thể nói cho con biết tức giận là cái gì không ?”

Thiền sư bước vào, vẫn không nói chuyện, chỉ có động tác như vô tình đổ đi ly nước trong cái ly trên tay.

Lúc này thì bà ta hình như đã hiểu.

Thì ra mình không bực tức, thì làm gì có tức tối giận hờn? Tâm địa trống không, không có một vật gì, thì làm gì có tức tối?

Trong lòng không có bực tức, thì làm sao có cơn giận?

Thật ra tức tối không những tự làm cho mình khổ đau, và những người xung quanh cũng theo đó mà buồn lòng. Lúc tức tối, tức giận, không gì ngăn cản cái miệng, buông lời quái ác, một số lời lẽ trong đó có thể làm đau lòng người nghe, thậm chí có cả những người yêu thương quan tâm mình.
"Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai"
Chỉ một niệm khởi sân mà kết quả là muôn ngàn chướng ngại nẩy sanh.

Cho nên đừng nên vì sự việc nhỏ nhặt mà gây ra chuyện hại người hại mình, tức tối la hét là hành vi của kẻ ngu muội.

Tuy chúng ta chưa thể là một người thông minh, nhưng tối thiểu chúng ta cũng đủ trí tuệ ngăn cản mình làm một con người ngu dại. Xem nhẹ hơn mọi sự việc không như ý, đồng thời tìm thấy ích lợi trong im lặng, giác ngộ ý thiền trong cuộc sống. Từ đó chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống không cần phải mệt mỏi như ta tưởng, cũng không phài khốn khó như ta đã gặp.

Những sự việc nhỏ nhặt cũng giống như những hạt cát trong đôi giày đã làm cho bạn khó chịu.

Thế thì bạn lựa chọn cách giũ bỏ hạt cát hay vứt bỏ đôi giày? Chúng ta không thể không mang giày, vì còn con đường dài phía trước, thế thì tại sao chúng ta không chịu giũ bỏ hạt cát!

VT Sưu tầm

19 February 2013

Nhớ ơn chiến sĩ đã chết vì đạn quân Tầu xâm lược.

Hỡi những kẻ bán nước:
"Dù chạy sang Trung Quốc chúng mày cũng không thoát!" 
(Lời người dân) 

Thơ Xuân LĐ


18 February 2013

"Hồi ký cựu Đại sứ Pháp Mérillon"

Bịp bợm Lịch sử lớn nhất Hải ngoại

 Trọng Đạt

 Vụ bịa đặt lịch sử động trời này đã được phổ biến sâu rộng tại Hải ngoại từ 1989 tức 24 năm qua, cho tới những năm gần đây trên truyền thông, báo chí đài phát thanh. Ảnh hưởng của nó rất lớn, nhiều vị đã từng giữ chức vụ lớn như Thủ tướng, Tổng trưởng, Tướng lãnh, Đại tá, các vị khoa bảng tiến sĩ, các nhà nghiên cứu sử… cũng đã bị mắc lừa. Vụ đại bịp này đã bị nhiều người phát hiện, lật tẩy từ 1996, đã có nhiều bài viết nghi ngờ tính xuyên tạc lịch sử của nó . Đầu năm 2009 tôi đã viết vấn đề này trong bài “ Saigon et moi Một cuốn Sách ma”.

Từ 2008 trở về trước, hàng năm đến tháng tư đen, báo chí, đài phát thanh say sưa cho phổ biến một tài liệu quí giá gọi là Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa (NNCCCVNCH), bản dịch cuốn hồi ký Saigon et moi (Saigon và tôi) của cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam trước 30/4/1975 Jean M. Mérillon, dịch giả Vũ Hải Hồ  (xin đừng nhầm với Những Ngày Cuối của VNCH do Nguyễn Kỳ Phong dịch từ bản tiếng Anh The Final Collapse của Cao Văn Viên). Khoảng bốn năm trở lại đây (2009-2012) bản dịch này tương đối ít xuất hiện nhưng nay tự nhiên nó lại được phổ biến  nhiều trên mạng vì thế tôi trở lại viết về đề tài này.

Diễn tiến

Để cho vấn đề được dễ hiểu, trước hết tôi xin kể sơ diễn tiến vụ bịa đặt này. -Năm 1989, một tác giả tên Vũ Hải Hổ viết bài Những Ngày Cuối Của VNCH dài gần 20 trang đánh máy, nói là bản dịch cuốn “Saigon et moi” của cựu Đại sứ Pháp Mérillon tại Việt Nam hồi 1975 và cho phổ biến.

- Tháng 4 năm 1991, nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam số 4 in tại miền nam Tây Đức đã cho đăng bản dịch kể trên (tức NNCCCVNCH). Tòa soạn cũng cho biết Ông Mérillon, đã ra mắt cuốn hồi ký Saigon et Moi tại khách sạn La Fayette, quận 6, Paris trước một số cử tọa thượng thặng như 3 vị cựu Thủ tướng Giscard D'Estaing, Pierre Mesmer, Jacques Chirac, Jacques Hunzinger (Ủy viên ngoại vụ đảng Xã Hội Pháp), Louis Mermas (Chủ tịch Hạ Viện) v.v... Theo một nguồn tin được biết là cuốn sách này đã bị Bộ Ngoại Giao cho lệnh thu hồi. Rút cuộc, nay người ta chỉ được thấy một bản tóm tắt dưới đây do một nhân vật tình cờ có được cuốn đó.

-Từ đó bản dịch cuốn sách này được đăng đi đăng lại tại Hải ngoại vào dịp tháng tư đen hàng năm. Năm 1989 nhà sử học Hoàng Ngọc Thành  nghe tiếng cuốn “Saigon et moi” và nhân dịp qua Paris tìm mãi không ra quyển sách đó, ông đành liên lạc với chính tác giả Mérillon lúc đó đang là Đại Sứ Pháp tại Mạc Tư Khoa. Merillon trả lời và phủ nhận ông không phải là tác giả Saigon et moi và không viết bất cứ cuốn sách nào về VN.

-Năm 1994 ông Hồng Ngọc Thành và Bà Thân Thị Nhân Đức xuât bản  cuốn “Những Ngày Cuối Cùng Của Ngô Đình Diệm", tại trang 622 và 623 (cuối sách) phần Phụ Lục có bản phóng ảnh thư và chữ ký của ông Mérillon, đề ngày 12/11/1990, đại sứ Pháp tại Nga, phủ nhận không phải là tác giả Saigon et moi. (quí vị có thể vào thư viện coi)

- Tác giả Ngự Sử ngày 15/4/1996, đăng bài trên báo Ngày Nay tại Houston Texas cho biết bản dịch Saigon et moi của Vũ hải Hồ chỉ là trò cá tháng tư, bịa đặt.

-Năm 1997 Đại Nam cho xuất bản cuốn Nước Việt Nam Cộng Hòa Bị Bức Tử, Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa dịch từ cuốn La Mort Du Vietnam của Tướng Vanuxem. Phần cuối sách ông Dương Hiếu Nghĩa cho in thêm vào bản dịch Saigon et moi của Vũ Hải Hồ (tức NNCCVNCH) với lời giới thiệu rất trân trọng.

Bản dịch cuốn sách “ma” này được tiếp tục phổ biến tại hải ngoại, nhiều đài phát thanh tiếng Việt đọc tài liệu say mê, nhiều báo cho đăng kèm hình ảnh.

Hoạt Động Cộng Đồng của Hội Miền Đông

Vài hình ảnh ngày Hội Cựu Sinh Viên QGHC Miền Đông khai thuế miễn phí cho đồng bào

Hội đã hoàn tất tốt đẹp hồ sơ thuế liên bang và tiểu bang cho trên 50 gia đình đồng hương.

Tham dự trong ngày khai thuế miễn phí này có các anh chi đồng môn QGHC và thân hữu như các anh Lê Hữu Em, Lê Hữu Đạt Quân, Nguyễn Văn Thành, Leon Nguyễn Hoàng, Gs Cao Thị Lễ, chị Trương Đình Thăng, các cô Kim Khánh, Kim Liễu, cô Út, cô Ngọc và cháu Lan Anh Hoàng. Ngoài ra còn có các anh HHỏa, Quan, Hoan, Tỏa, Bỉnh và TĐThăng..

Cám ơn tất cả quý anh chị đã hiến một ngày tình nguyện công tác cộng đồng. (Người chuyển tin: Nguyễn Văn Sáu)

17 February 2013

Mùa Xuân Quê Hương, nhạc xuân

Nhạc và Lời: Chinh Nhân
Trình bày: Quốc Duy 


Chinh Nhân là bút hiệu của một đồng môn QGHC

Chắc Tận Thế Mất!

Phiếm luận của Điền Thảo
Tờ rờ mờ sáng hôm kia chỉ có một cục vẩn thạch nhỏ đi lạc và lao vào khí quyển nổ tung trên không phận  Nga mà đã gây ra những chấn động nhiễu loạn từ trường cắt đứt điện đàm, miểng vung vãi làm bể cả nhà cửa và có đến 960 người bị thương!

Ngay buổi chiều lại có tin một vẩn thạch khác lớn hơn, đường kính khoảng 25m nghĩa là cao bằng một cao ốc hình hộp 7 tầng (3.5mx7) lại tính ghé thăm trái đất. Trên đường bay vòng quanh mặt trời, nó bay sát trái đất, lúc gần nhất chỉ cách hành tinh chúng ta có 27,700 km, 1 phần 10 khoảng cách giữa địa cầu và mặt trăng. Trái đất đang yên ổn(?) không muốn bị can thiệp, nhưng nhiều khi khách không mong đợi vẫn cứ đến. Phiền thiệt!

Vũ trụ mênh mông nên gọi đó là vẩn thạch, hạt bụi, chứ so với vóc dáng con người, thì đó chả phải là hạt bụi. Nó mà chui vào khí quyển theo góc nhanh nhất, cháy không hết, đâm vào vỏ trái đất mà nổ thì ôi thôi... , nhẹ thì trái đất rung rinh, mà lớn thì thành mùa đông nguyên tử, trái đất nứt ra dung nham trào lên, khói dầy đặc bao phủ hành tinh nhiều thập niên, sinh vật chết dần, càng lớn càng chết mau. Những con khủng long (dinosaurs) không còn nữa sau khi chỉ một vẩn thạch lớn đâm vào trái đất cách đây 50 triệu năm.

Thiên tai có vẻ ngày một nhiều. Đặc biệt là động đất. Hình thái động đất thường xẩy ra nhất khi hai lớp vỏ trái đất tiến sát, va chạm, đẩy nhau, một phía trồi lên, một phía sụp xuống (subduction). Trận động đất ngoài khơi phía tây đảo Sumatra ngày 26. 12. 2004 đã gây nên đợt sóng thần cao 30 mét tràn quét các bờ biển lân cận khiến 230,000 người vong mạng. Đó là thiên tai gây chết người nhiều nhất trong thời kỳ hữu sử. Gần đây hơn, trận động đất 9.03 cùng loại ngoài khơi Nhật Bản gây nên đợt sóng thần cao 40.5 mét. Trận động đất đã khiến đảo lớn nhất Honshu của Nhật xê dịch về phía đông 2.4 mét và làm nghiêng trục quay địa cầu từ 10 cm tới 25 cm. Trận động đất đã làm gần 16,000 người vong mạng và trên 6000 người bị thương.

Con người chết dễ như bỡn và rất nhiều bất ngờ. Cuối năm dẫn nhau tới bờ biển nghỉ mát, đang vui vẻ yêu đời bỗng sóng ập tới nhận chìm và cuốn phăng đi. Tuyết đổ đầy sân lối trước ngã sau quanh ngôi nhà khang trang nhiều người nhìn mà thèm, thế là xách xẻng ra xúc tuyết, trước là thi hành luật thành phố, sau là giữ đẹp cơ ngơi: đúng quá đi chứ lỵ! Nhưng có biết đâu tuổi già sức yếu, đâu có còn mạnh như xưa - mà chẳng có ai còn mạnh như xưa cả - xúc hoài tuyết vẫn còn, gắng thêm chút nữa cho xong. Tuyết quang, người mệt, vào nhà không còn ngồi nổi, lên phòng nằm để nghỉ ..... giấc ngàn thu, về với tiên tổ, bỏ lại ngôi nhà trả gần xong mortgage!

Ai bảo sức người vô hạn chứ như mỗ này thấy con người yếu xìu. Ngay cả những con người ý chí cùng mình như "Bác" Hồ hay những người có khối óc đầy mưu kế như  Mao quân "chủ tịch vĩ đại" lãnh tụ của cái xứ "vừa là đồng chí vừa là anh em" phía bắc, cả hai vị nhiều khi cũng có hiện tượng tiêu cực, nhất là lúc sắp vĩnh viễn lìa bỏ quyền lực mình đã tạo dựng được để về gặp Diêm Vương. Chuyên bí ẩn cung đình lọt ra ngoài truyền thổi rằng khi về già ông Hồ thường ngồi một mình và hay khóc. Còn Mao quân lúc sắp chết hỏi "cục phân" bác sĩ riêng của ông ta rằng: "Any hope?" (Còn chút hy vọng gì không?). Có lẽ những nhà độc tài chỉ khi gần chết mới thấy mình cũng chỉ là một con người yếu đuối và lắm khi bất lực.

Nhưng khi còn tráng kiện, họ coi trời bằng vung, luôn luôn tìm cách áp đặt ý muốn của mình lên người khác, lên thiên hạ. Khi hiểu ra quyền lực là gì thì họ bám chặt lấy nó, một mặt vì nó vuốt ve thỏa mãn những gì cái ngã muốn. Nguyên việc sai khiến được người khác phải cúi đâu răm rắp làm theo hiệu lệnh của mình thì cũng đã khoái chí lắm rồi. Hai là vì sau đó tiền bạc rủng rỉnh vô nhà, gia đình mũ áo xênh xang, họ hàng ăn theo vui vẻ.

Đó vẫn còn là chuyện nhỏ, nhằm nhò gì, vì cái hệ lụy nhiều lắm cũng chưa ra khỏi ngõ. Nhưng khi áp đặt ý định của mình lên cả một khối người, lên cả một đất nước thì sự việc sẽ nguy to. Để bè nhóm có lý do chính đáng mà cai trị, họ tìm mọi cách để biện minh. Đảng giành được độc lập thì đảng là người có quyền trị vì. Nếu đảng tha hóa sợ nội loạn thì tìm cách gây căng thẳng với những nước khác. Ai cũng biết tướng ngoài trận địa được phép tiền trảm hậu tấu. Dân nào nghe vậy mà chả sợ run lên cầm cập.

Trời đất và xã hội con người có những quy luật giống nhau. Hai lớp vỏ đại dương chèn nhau thì sinh động đất và sóng thần. Hai nước rồi hai khối chèn nhau tất sinh chiến tranh. Cả hai cùng gây dao động và chết chóc.

Chiến tranh chỉ xẩy ra khi hai bên (1) thấy không còn cách nào khác và (2) hai bên đều cho rằng mình sẽ thắng. Tất nhiên cuộc chiến nào cuối cùng cũng có kẻ thắng người bại. Như vậy việc tính toán đã hàm chứa 50% là sai, là lầm, là hố. Có nhiều yếu tố đưa đến sai lầm. Cái lợi khi chiến thắng lớn quá. Không dám đối đầu sẽ bị mất mát lớn quá và phù phiếm hơn: nhục nhã quá. Nhưng quan trọng nhất phải là tìm cho ra lẽ chính đáng để mà cai trị.

Ở phía tây, một nước Tầu to lớn quá, uy danh quá khứ huy hoàng quá không thể để một nước gồm dăm ba hải đảo ngang nhiên chiếm đất "của mình". Ở phía đông, có nhiều dấu hiệu tinh thần Phù Tang đang trỗi dậy. Chắc hẳn dân Nhật cũng biết rằng Mỹ sẽ chẳng bao giờ đứng mũi chịu sào để bảo vệ nhóm đảo Senkaku cho mình. Có thể dân Nhật tin rằng Mỹ sẽ không thể để cho nước Nhật bại trận trước một nước Tầu đang gây khó cho kinh tế và  thế chính trị của Mỹ. Nhật mà bại, Mỹ không còn đồn tiền tiêu vì Nam Hàn chắc cũng không còn cùng phe và Việt Nam hết đu dây.

Nước Tầu không có nhiều kinh nghiệm hải chiến như Nhật, nhưng lại có hậu phương lớn mạnh. Nước Nhật làm sao bỏ bom hết các thành phố kỹ nghệ của Tầu cùng một ngày cho được. Nhưng có một điều ít ai để ý là Hoa Lục có biên giới chung với 16 nước lận; lại nữa những nước này ít khi coi Bắc Kinh "vừa là đồng chí vừa là anh em" với họ.

Cho đến giờ này hai bên tỏ ra không nhượng bộ. Cuối năm qua Nhật đã mua lại ba đảo chính trong nhóm đảo này từ chủ tư nhân. Phía Hoa Lục đã liên tục phái tầu chiến ra vào nơi mà Nhật cho là lãnh hải của mình. Mới đây vào tháng giêng năm 2013, Bắc Kinh hê lên rằng họ sẽ tiến hành một cuộc điều tra thổ nhưỡng các hải đảo này như một phần của "chương trình bảo vệ quyền lợi hải dương của họ".

Không thiếu những nhà quan sát cho rằng chiến tranh khó tránh khỏi giữa hai cường quốc Á Châu. Nếu thật sự có chiến tranh, hệ quả khó lường.

Rất lâu trước khi mặt trời trở nên nguội lạnh, chính con người vì ham hố sẽ cùng với thiên tai đưa ngày tận thế tới nhanh hơn chăng?

Điền Thảo

16 February 2013

Động thiên nhiên lớn nhất thế giới

Động Sơn Đông nằm trong công viên quốc gia Phong Nha - Kẻ Bảng trong tỉnh Quảng Bình nằm sát biên giới Lào. Nơi rộng nhất đo được 200m, noi cao nhất đo được 150m. Động có chiều dài ít nhất là 6km. Một con sông nước chảy xiết dưới mặt đất dài hơn 2.5km nằm trong động, nước tinh tuyền. Động thiên nhiên coi như lớn nhất trước đây, Động Cave Deer, ở Mã Lai nay rơi xuống thứ nhì sau Động Sơn Đông của Việt Nam.

15 February 2013

Tin ngắn: Vẩn thạch lớn lao vào khí quyển trên đất Nga

Tin Reuters cho hay hơn 500 người bị thương khi một khối vẩn thạch lao vào khí quyển và nổ tung trên bầu trời Nước Nga sáng nay thứ sáu 15.2. Từ xa 200km người ta có thể nhìn thấy một giải trắng xuyên qua bầu trời.

Người ta nghe được một tiếng nổ lớn và sau đó cảm nhận được sóng chấn động. Điện đàm qua điện thoại cầm tay bị cắt đứt, xe hơi tự bật coi báo động, cửa sổ bị bể. Vụ nổ tạo thành một khối cầu lửa khổng lồ và bắn ra những mảnh vụn phá vỡ cửa kính, nhà cửa bị hư hại, và khiến nhiều người bị thương. Chưa có trường hợp tử vong nào được xác nhận.

Một người lái xe đi làm trời còn tối nói rằng "bỗng nhiên trời sáng như ban ngày". Giới chức trách địa phương, cách thủ đô Moscow khoảng 1500km về phía đông nói rằng hiện tượng này cực kỳ hiếm.


14 February 2013

STENDHAL ET MES SAISONS EN ENFER COMMUNISTE

 STENDHAL VÀ NHỮNG MÙA DƯỚI HỎA NGỤC CỘNG SẢN
Nguyễn Kim Quý
Lời Người Dịch: Hè 1991, sáu năm sau ngày đến Mỹ, cựu đại úy Nguyễn Kim Quý, cựu tù nhân cải tạo, cựu thuyền nhân, tiến sĩ và giáo sư Pháp văn và Latin tại Đại Học Eastern Washington University, đã được Phù Luân Hội (Rotary Club) Antony, mời đến Paris thuyết trình về đề tài "Việt Nam sau 1975". Ông đã chọn nói về những năm ông bị giam trong các trại cải tạo Việt Cộng. Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện bằng tiếng Pháp trong đó ông mô tả các trại tù và sự độc ác của Việt Cộng và cho biết nhờ ơn Thượng Đế và tiểu thuyết của Stendhal ông đã được sống còn như thế nào, sau tám năm đày ải.

Bài thuyết trình của Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý (tựa đề lấy theo từ một bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Rimbaud, “Une saison en enfer”) là một phối hợp độc đáo, lý thú, giữa văn chương huyễn mộng qua Stendhal và thực tế ghê tởm qua những tù ngục Việt Cộng.

Stendhal, tên thật Henri Beyle, là văn sĩ Pháp, thế kỷ XIX, tác giả những tiểu thuyết nổi tiếng, Le Rouge et le Noir, La Chartreuse de Parme... mà những nữ nhân vật đều tuyệt đẹp, và những nam nhân vật đều bị vào tù, thực tế hoặc theo nghĩa bóng. Thế giới trong tiểu thuyết của Stendhal, kể cả những truyện về tù ngục, vì thế, ngạt ngào phấn hương nhờ tình yêu, hạnh phúc và hình bóng mỹ nhân. Lúc Stendhal còn sống, không ai đọc sách của ông. Mãi 50 năm sau khi chết, ông mới được nổi tiếng và trở thành một hiện tượng trong văn học sử Pháp. Hiện tại, ông là một trong những văn sĩ hiếm hoi được nghiên cứu, phê bình, ái mộ nhiều nhất. Có cả một Hội gọi là Stendhal Club, tại Paris và Grenoble.
Ngoài ra, luận án tiến sĩ (1990) của giáo sư Nguyễn Kim Quý có tựa đề: “La prison dans l’œuvre romanesque de Stendhal” (Tù ngục trong tiểu thuyết của Stendhal). Tháng 3, 1992, cùng với một số giáo sư đại học trên thế giới, ông được mời thuyết trình về Stendhal nhân ngày mất lần thứ 150 của văn sĩ được tổ chức tại Paris, dưới sự chủ tọa của Tổng thống Pháp François Mitterrand. Bài của các thuyết trình viên đều được in thành sách bán tại Paris. (Lê Khánh Thọ)

"Tôi không thể sống mà không mộng mơ"

1. Tôi không bao giờ biết tại sao tôi yêu thích Stendhal và tiểu thuyết của ông nhiều đến thế. Và điều đó, ngay từ thời trung học khi mà tôi thích thú đọc đi đọc lại những trang đầy hương của Đỏ và Đen và Tu Viện thành Parme, mặc dù cha tôi, một giáo dân Công giáo mộ đạo gần như cực đoan, rất ghét. Về chuyện này, tôi sực nhớ câu mà ông Victor del Litto, Hội trưởng Stendhal Club, đã bất thình lình hỏi tôi nhân dịp tôi đến Grenoble lần chót, cách đây bốn năm: “Tại sao anh thích Stendhal?” Tôi bối rối, không biết trả lời sao. Trong những lần phỏng vấn xin dạy học ở Mỹ, tôi cũng nghe lặp lại câu hỏi tương tự. Nói thực, tôi thú nhận hoàn toàn không biết những lý do nào khiến tôi ái mộ văn sĩ ngoại biên lỗi lạc này –nhưng được ít người biết, và có lẽ ít người thích trong đám độc giả cùng thời với ông.

Quả vậy, đối với tôi, yêu thích Stendhal cũng giống như yêu một người đàn bà, hay một người đàn ông. Yêu hay không yêu, thế thôi. Nhất là với Stendhal, khởi đầu như một tiếng sét ái tình rất êm ái. Sự kết tinh, để dùng chữ của ông trong De l’amour, chỉ đến chậm và rất lâu sau đó. Và một tiếng sét ái tình, “nạn nhân” nào cũng biết, là không cắt nghĩa được.

Tin ngắn: Berkshire Hathaway mua lại Heinz

Tổ hợp Berkshire Hathaway của tỉ phú Warren Bffett mua lại công ty thực phẩm nổi tiếng Heinz với giá 28 tỉ Mỹ kim. Trong bản tuyên bố của mình Heinz nói rằng đây là một cuộc thương lượng "lịch sử".

Cho đến nay đây là một vụ chuyển nhượng lớn nhất trong ngành thực phẩm.

Hoa xuân dưới ống kính Hương Kiều Loan