31 December 2013

Ai đã «trảm» Lênin ở Ukraina?


Tượng Lênin tại Kotovsk sau khi bị phá.

(LND : Đối với các bạn đọc chú ý đến vụ tượng Lênin ở thủ đô Kiev của Ukraina bị người biểu tình dùng dây cáp kéo đổ và gãy mất đầu mới đây -báo trong nước đã gỡ bài; có lẽ bài điều tra dưới đây của báo Le Monde ngày 27/12/2013 về một tượng Lênin khác cũng bị mất đi «thủ cấp», sẽ làm rõ hơn bối cảnh hiện nay tại Ukraina - tuy xa xôi, nhưng lại có điều gì đó quen quen…)

Tại Kotovsk - thành phố nhỏ sử dụng tiếng Nga xưa nay không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng chính trị đang làm rung chuyển Kiev - bức tượng của nhà sáng lập Liên Xô đã bị phá hoại. Bí mật vẫn bao trùm, nhưng người ta tha hồ đồn đại, và sự kèn cựa  tại chỗ lại nổi lên.

Từ hiện trường, có thể tạo nên một tác phẩm nghệ thuật cách mạng. Tại Kotovsk, người ta lại vội vã giấu đi: bức tượng Lênin bằng bê-tông mạ vàng đã bị ai đó phạt mất đi phần đầu cho đến nửa ngực, được bọc trong một tấm vải bạt. Phần trên của bức tượng cao năm mét được cho vào một xó của Hội cựu công nhân đường sắt ở thành phố nhỏ miền nam Ukraina này.

Những mảnh sắt lòi ra khỏi đầu, khuôn mặt tượng đã bị hư hại khi ngã đổ. Cánh tay phải trước đây giơ cao hướng về một tương lai huy hoàng, nay lại chỉ về phía kho sắt vụn chìm khuất trong sương mù cách đó khoảng một trăm mét. Vụ phá hủy bức tượng đã được báo cáo vào sáng sớm thứ Hai 9/12.


Phần trên tượng Lênin bị chặt đứt.

Hôm trước đó, sau một cuộc biểu tình lớn của phe đối lập tại Kiev, một bức tượng tương tự được dựng lên để vinh danh người sáng lập Liên Xô, đặt tại quảng trường Bessarabiedans ở trung tâm thủ đô cũng đã chịu chung số phận, gây náo động trong một Ukraina đang phải chịu đựng một cuộc khủng hoảng chính trị lớn lao từ nhiều tuần qua.

Bị tập trung mọi nghi ngờ từ tối Chủ nhật 8/12, đảng dân tộc chủ nghĩa cực đoan Svoboda nhanh chóng nhìn nhận các thanh niên mũ trùm đầu đã hạ đổ tượng Lênin ở Kiev nhờ một sợi cáp kim loại to tướng, là người của mình. Một thông điệp khá rõ ràng nhắm đến chính sách bảo thủ của Tổng thống Viktor Innoukovitch, cũng như ý định xích gần lại với Nga – bị coi là đế quốc.


Tượng Lênin ở Kiev đã mất đầu,
người biểu tình vẫn tiếp tục đập.

Ngược lại, vụ tấn công vào Lênin ở Kotovsk, cách thủ đô 400 km, trong một vùng nói tiếng Nga nổi tiếng là ủng hộ chính phủ, lại không được mấy ai biết đến. Ở đó không có caméra nào ghi lại cảnh tượng, và nhất là khác với sự kiện tại Kiev, không có ai lên tiếng nhận là tác giả.

Các thành viên của Svoboda cũng là thủ phạm đã « trảm » phần đầu của Lênin ở Kotovsk ? Cảnh sát thường là đồng minh tốt nhất cho những người thích tìm tòi. Vấn đề là cảnh sát Kotovsk không muốn tiếp.

Đành rằng theo thủ tục thông thường, cần phải gởi yêu cầu chính thức với đầy đủ chi tiết cho Bộ Nội vụ, nhưng nếu làm đúng thủ tục thì phải đợi mất mấy tuần. Và đã không có phép thì không cung cấp gì hết. Họ cho biết một cuộc điều tra đã được mở theo điều 296 – tội danh hooligan – theo luật hình sự Ukraina. Còn báo chí nêu ra giả thiết các thanh niên vô công rỗi nghề, say xỉn.

Thế là chúng tôi phải đứng trước một hiện trường tội phạm câm lặng – không nhân chứng, không có dấu vết nào về dụng cụ đã được sử dụng – và hai hướng điều tra : hướng « chính trị » vốn hấp dẫn nhất trong thời buổi khủng hoảng này, và hướng rượu chè – thật là chán.

"Tàn dư" thời xô-viết: 
Danh sách công nhân tiên tiến
trước cửa tòa thị chính.

Anatoly Pavlovitch Ivanov nhanh chóng chọn lựa hướng thứ hai. Dưới mắt vị thị trưởng, sự giống nhau giữa các sự kiện ở Kiev và Kotovsk chỉ « đơn thuần là sự trùng hợp » : « Dân địa phương tôi là những người ôn hòa, tôn trọng di sản. Vụ bức tượng sụp đổ là một cú sốc cho tất cả mọi người ».

Là cựu đảng viên cộng sản, ông Pavlovitch là thành viên Đảng các vùng đang nắm quyền tại Kiev. Lãnh đạo tòa thị chính từ năm 1988, ông cho rằng mình hiểu rõ các thần dân, « những người biết điều, không hồ đồ như phe cực đoan ở miền tây Ukraina ».

Ông tiếp chúng tôi, thậm chí rất nhiệt tình, ở nhà hàng Chez grand-père. Chủ nhà hàng, ông Vassil Chepitko giơ cao ly rượu khi mời món bánh mì nướng, nhấn mạnh : « Điều quan trọng đối với chúng tôi là đứng ngoài những vụ lộn xộn như thế và có thể tiếp tục làm ăn ».

Ông thị trưởng tiếp lời : « Người dân hiểu rất rõ chính sách của Tổng thống. Hãy nhìn xem những gì diễn ra tại đây. Khi các nhà máy dời đi, địa phương đã bị mất một phần lớn thu nhập. Tổng thống Ianoukovitch phải tìm kiếm tại Matxcơva khí đốt rẻ hơn, trong khi châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế muốn tăng giá đối với cá nhân sử dụng. Đó là những vấn đề mà tôi quan tâm ».

Stepan Efimovitch Batsoura, bí thư đảng Cộng sản địa phương cũng có mặt ở đây, hứa hẹn rằng bức tượng sẽ sớm được sửa chữa. Ông nhấn mạnh : « Công việc của thị trưởng trong lãnh vực xã hội là quan trọng… » Anatoly Ivanov ngắt ngang : « Điều mà Stepan Efimovitch muốn nói, đó là tình hình ở đây khá hơn những nơi khác. Có lẽ là những người từ nơi khác đến đã phá hoại tượng Lênin. Các vị biết đấy, ở gần bức tượng có một trường trung học kỹ thuật với rất nhiều học sinh ngoại tỉnh… »

Có hai thứ trong một. Hoặc là ông thị trưởng nắm được dân của mình, hoặc là các lãnh đạo Kotovsk chỉ muốn được yên thân. Thủ phủ của vùng dù có đến 40.000 dân, vẫn mang dáng vẻ của một ngôi làng lớn với những ngôi nhà thấp ở khu trung tâm, những thân cây tuyết phủ và những bà già đi lại trên đường phố, đầu trùm khăn để tránh sương mù lạnh giá từ Hắc hải.

Các “sự kiện ở Maidan”, quảng trường lớn của Kiev nơi diễn ra cuộc chiến đấu giữa chính quyền và đối lập, chừng như đã giảm đi tầm quan trọng tại đây. Trước giáo đường Chính thống giáo Thánh Nicolas, một bà cụ tránh né: “Đối với những vấn đề khó thì phải hỏi Cha sở”.

Ngôi làng với những tòa nhà từ thời Kút-sếp và các nhà máy bị bỏ hoang một phần, là chứng nhân cho quá trình công nghiệp hóa thành phố trong thập niên 60. Tuyến đường sắt, nhà máy đường, tổ hợp nhà máy nông sản thực phẩm đã khiến Kotovsk trở thành một thành phố xô-viết thịnh vượng. Quá trình chuyển tiếp diễn ra một cách khó khăn.

Thị trưởng ra lệnh cho chúng tôi: “Hãy quên Lênin của các vị một chút đi. Tốt nhất là viết rằng thành phố sẵn sàng đón nhận đầu tư nước ngoài”.

Thế là phải đi cả đoàn đến thăm xi-lô mới được lắp đặt để trữ các loại hạt, đã tạo ra được 90 công ăn việc làm. Giám đốc Iouri Tchistiak, vừa từ Dniepropetrovsk ở miền đông đến, ca ngợi công trình này. Rồi ông hạ giọng: “Tôi cũng đã có mặt ở Maidan. Tôi thông cảm với người dân, đặc biệt là các doanh nhân, đã biểu tình vì một Nhà nước pháp quyền, chống nạn tham nhũng. Tại đây cũng đã có một cuộc biểu tình nhưng nhỏ xíu. Khó lắm, trong một thành phố nhỏ mà mọi người đều quen biết nhau”.

Có nghi ai không? Ông trả lời: “Không phải chúng tôi đã dựng lên bức tượng đó, nên dỡ bỏ đi cũng không phải là việc của chúng tôi. Nhưng việc nó bị phá đi chẳng làm tôi phải nhỏ lệ”.

Còn Larissa Chirokova thì có tham gia vào vụ “Maidan của Kotovsk”, tổ chức hôm 4/12, ở đường 50 Năm – Tháng Mười, để ủng hộ việc hòa nhập với châu Âu. Khoảng ba mươi người đã tập hợp lại, không hơn. “Hai tuần trước đó, chúng tôi đã sẵn sàng lên đường đi Kiev. Đã chuẩn bị pirojki (ND: một loại bánh nướng nhân thịt băm hoặc phô mai, khoai tây của Nga, hơi giống bánh patêsô) để ăn đường, đã thuê hai chiếc xe buýt. Chiếc đầu tiên bị vỡ kính phải quay trở lại, chiếc thứ hai không bao giờ tới”.

Bà Chirokova

Bà Chirokova năm nay 50 tuổi, bán mỹ phẩm và nước hoa Pháp. Bà rất linh hoạt, ăn mặc lịch sự với chiếc mũ trùm đầu bằng lông thỏ, đôi bông tai và chiếc khăn quàng cổ. Người ta coi bà là lớp trung lưu của Kotovsk, nhưng cửa hàng của bà “gần như là thú giải trí mà thôi” – bà nói với vẻ gần như có lỗi. Bà Chirokova sống với món trợ cấp hưu trí 1.000 hrivna (khoảng 90 euro) một tháng.

Ông thị trưởng đã ra xa, người ta dám nói hơn. Người phụ nữ thổ lộ: “Ai cũng chán sống trong cái xã hội côn đồ này! Chồng tôi làm việc ở Viện Kiểm sát. Người ta đã buộc ông ấy phải từ chức rồi giải thích rằng ông phải đưa hối lộ, nếu muốn quay lại vị trí cũ”.

Larissa đến cùng với con trai là Iouri, 19 tuổi. Bà ra lệnh cho cậu con : « Kể lại đi Iouri ! » Và anh con trai bèn kể : « Các bạn của tôi là sinh viên ở Odessa, cứ mỗi cuối học kỳ là phải hối lộ nếu muốn lấy bằng. Ngay cả những bạn học giỏi nhất cũng vậy. Đến với châu Âu không dễ, nhưng người ta không đến nỗi gặp phải tình trạng ấy, và có thể có được một việc làm đàng hoàng ».

Iouri, 19 tuổi

Bản thân Iouri học ngành nấu bếp và nay đang làm ở Doka Pizza, nơi hai mẹ con dùng trà. Mười sáu giờ một ngày, bốn mươi phút đi đường, một vợ, một con gái sáu tháng tên Nastia và lương tháng 90 euro. Cho dù họ có bất mãn, nhưng khó thể tưởng tượng ra một bà Larissa lịch sự và anh chàng Iouri hiền lành, khi đêm xuống, leo lên bức tượng ở công viên Công nhân đường sắt.

Nhưng vụ hai chiếc xe buýt cũng đáng để đến quán cà phê Perle, do Valentin Perle làm chủ. Ông là chủ nhân hai chiếc xe buýt trên, và du hành với chúng khắp châu Âu. Từ những chuyến đi này, ông khẳng định : « Châu Âu, đó là luật lệ, và đây là điều chúng tôi đang cần ở đây ».


Tuy không muốn gặp phiền phức, nhưng ông rất muốn kể với chúng tôi « những gì mà ai cũng biết ». Trước hết, buổi sáng khởi hành đi Kiev hôm 21/11, ông đã phải chịu các cuộc kiểm tra hành chính dài vô tận. Rồi người tài xế, bị bốn chiếc xe hơi khác theo sát nút ngay từ lúc mới ra khỏi ga-ra, sau khi dừng trước nhà vài phút đã thấy kính xe bị đập vỡ. Valentin Perle muốn có được băng hình từ caméra quan sát của siêu thị đối diện nhà anh tài xế, nhưng các băng ghi hình này đã biến mất. Vợ ông, người dọn các bánh « pizza môn-đa-vi » tại quán cà phê Perle kết luận : « Đúng là hành động của những kẻ chuyên nghiệp ».

 - Thụy My

30 December 2013

Chúc giầu sang cũng mệt, vì biết bao nhiêu mới là giầu sang?

Thử hình dung ra một trillion đô-la xem sao ($1.000.000.000.000,00):
 

Đây là tấm giấy một trăm đô-la:










Và đây là 10 nghìn đô-la:
Coi bộ cũng không bao nhiêu!
(Một trăm tờ 100 đô ... chứ mấy!)







Dưới chân  anh chàng này là gói tiền

Một triệu đô-la
(100 gói $10.000)


Trông cũng chẳng to tát gì!







Một trăm triệu

Một khối đứng gần vừa vặn trên một
 chiếc pa-lét dùng kê kiện hàng.

Trông "khá hơn", phải không? 

 



Và một tỷ

Một tỉ đô-la! Trông có vẻ hơi khớp rồi nhe!





***

Một ngàn tỉ (Trillion)

Bước vô vô cái sân bóng đá chất đầy tiền thế này
chắc muốn xỉu quá!!
Chú ý: những khối bạc chồng hai tầng trên các pa-lét!

**
*


Từ nay trở đi khi nghe ai nói đến 1 trillion, bạn hiểu là họ đang nói đến
cái quảng trường chứa đầy tiền như thế đó.

(Hình ảnh: TTR sưu tầm)

Cuối Năm Xem Tranh A.C.La

Như Thương

Vào trang Blog Tiếng Thông Reo, cái thú nhất là xem tranh bởi vì "Tranh là Thơ không có chữ" - đó là định nghĩa của Như Thương nhé...

Cuối năm, ai cũng vội vàng chuẩn bị năm mới, có mấy ai ngoảnh nhìn lại năm cũ … Như Thương cũng thế, nhưng xin xem tranh A.C.La với cái nhìn của một người chưa cầm cọ bao giờ.

Bức tranh thể hiện bốn mùa thay đổi để rồi trong khoảnh khắc cuối năm, họa sĩ đã bảo thầm rằng "LÁ ĐÃ RỤNG". Ừ thế đấy, bốn mùa đã trôi qua cho một năm tròn, có gì đâu mà vội vàng, cứ nhẩn nha - hết Xuân, đến Hạ, qua Thu và sang Đông. "Lá đã rụng" có phải như đời người cuối ngõ trần gian hay chỉ là lá vàng rụng đi cho chồi lá ủ mầm nhựa, rồi giao thoa với Xuân hồng năm mới thấp thoáng đầu ngõ? Nhưng sao bức tranh mùa Đông lại buồn thế nhỉ, đó là Mùa Cưới mà ...

Một cảm giác thật phũ phàng đến trong lòng Như Thương khi xem tranh "KIẾP HOA" - đâu nét hoa rực rỡ, đài các, kiêu sa, lộng lẫy để cuối đời lại khép nép phận mình bên núi đá lạnh lùng !? Thay vào đó, thì sắc màu óng ánh của núi lại như thể trêu ghẹo giai nhân - em đã tàn phai rồi. Cái thảng thốt thật lạ lùng để mắt nhìn mải mê bị cuốn hút bởi vách núi, nhưng lại thấy thương và tội nghiệp cho Kiếp Hoa, chỉ còn một chút mong manh thoảng bay theo gió ...Bay hết hương sắc rồi, còn đâu ...

Đặc biệt năm nay họa sĩ bỗng dưng sao lại cảm hứng hai lần cho đề tài trong tranh “CHỚM THU”. Thôi chắc là Nàng Thu quyến rũ quá đi
mất, để trải màu trên canvas một lần vẫn thấy
như còn thiếu nét đẹp của Thu. Hay thêm chút hương nhụy vàng, chút ẩn hiện lấm tấm li ti xanh đỏ cho bối cảnh rừng Thu để diễn tả nét trẻ trung còn sót lại của Xuân Hạ bên ven rừng trong bức tranh “Chớm Thu” Version mới.

Ngược lại, bức “Chớm Thu” đầu tiên lại trầm mặc hơn trong sắc màu, có vẻ như mái tóc của người con gái xưa hay đã luống tuổi, nên được bới vén cao lên một cách kiêu sang. Đối với bức tranh “Chớm Thu” đầu tiên này, Như Thương ao ước có được bóng dáng của một người phụ nữ ngồi bên tảng đá nhìn sương mù bên kia rừng như thể là vọng về quá khứ xưa.

Nói gì thì nói người họa sĩ A.C.La quen thuộc vẫn quay về với biển! Có bao giờ anh đếm lại xem trong gia tài tranh về biển của anh có tất cả bao nhiêu bức họa không? Rồi thích bức tranh nào nhất? Và tại sao lại thích bức tranh ấy nhất? Riêng Như Thương, ngắm tranh về biển của anh Vĩnh là ... dễ chọn bức nào xuất sắc nhất có thể là vì NT sống gần biển nên đến được với biển mỗi ngày, nhìn ngắm và sống với biển.... Những con sóng như đã quá quen thuộc trong mắt nhìn, để biết được khi nào biển thì thầm, cũng như bao giờ biển nổi giận! Tranh vẽ biển có âm thanh của dịu dàng, cuồng nộ, lặng lẽ và cả cảm xúc. Tranh gom hết cả vũ trụ của huyền bí từ dòng chảy của đại dương bên cạnh núi non hùng vĩ. Từ đâu có biển và núi có tự bao giờ để đứng gần biển xanh, rồi đá bỗng tách rời ra những mảng vỡ theo dấu ấn của thời gian cho nét cọ của người họa sĩ lưu luyến những lằn nét thời gian ấy - giữ lại tuổi thanh xuân hay giữ lại buổi xuân tàn khi núi đã già? Đấy là tất cả cảm nghĩ của Như Thương khi xem tranh "BIỂN VẮNG" - "TRIỀU DÂNG".

Năm nay, nhà họa sĩ "thật hiền" - vẽ duy nhất một bức tranh có bóng dáng giai nhân, chẳng bù với những năm trước, tranh họa sĩ A.C.La thì nhất định sẽ có bóng hồng! Thế là bức " MÙI HOA XOAN" được ngự trị như điểm nhấn giữa những bức tranh không thấy Em ...

Ngắm bức tranh ấy, Như Thương thích nhất mảng hoa xoan dịu dàng, dẫu mảng hoa ấy phủ một bờ vai rất con gái - một bờ vai trần nghiêng nghiêng. Màu hoa xoan ấy thật đẹp, nhưng không hiểu sao ông họa sĩ lại đặt tên cho bức họa là Mùi Hoa Xoan?! Chả nhẽ mùi hoa xoan quyến rũ hơn em à, hay là mùi hoa ấy sẽ làm gợi nhớ lòng người khi xa hàng xoan đâu đó bên phố xưa ?

Tranh có màu sắc như là điều hiển nhiên, có đường nét để phối hợp hài hòa trong bố cục thành những mảnh đời trong chuyện kể. Có bao giờ bức tranh "ĐÔI BẠN" đã được diễn đạt thành một câu chuyện trong trí tưởng tượng của người họa sĩ trước khi vung cọ không nhỉ? Sao lại là "Đôi Bạn" mà không thể là "Vợ Chồng" hay "Tình Nhân". Ngắm lại bức tranh đi ... để hiểu được ẩn ý của người sáng tạo - à thì ra chỉ là Bạn! Cái khoảng cách của hai chú gà trống mái chỉ một chút xíu thôi mà đã thành một định nghĩa của Chữ Bạn (khác Chữ Tình).

Một năm tròn với 10 bức tranh thế cũng thú vị rồi, gần như mỗi tháng "sinh hạ" một đứa con tinh thần ...Nhẩm lại năm tháng để cộng lại bao nhiêu hiến dâng tấm lòng cho nghệ thuật - thế cũng gọi là trả nợ cho đời, cho nhân thế - cọ màu mãn nguyện không ? Mong thế ạ .... Riêng Như Thương, cảm ơn người họa sĩ vẫn còn cầm cọ vẽ, đừng quên rằng khi người sáng tác không còn cảm hứng sáng tác nữa thì kể như cuộc đời nghệ sĩ ... chấm hết ... chỉ còn là đời sống cơm áo của 24 tiếng đồng hồ đời thường mà thôi ... Người họa sĩ có nghĩ vậy không?

Út Như Thương
(Tháng Chạp 2013)

Đẹp Giấc Mơ Hoa

Nói về nhạc trữ tình tiền chiến thì phải nói ngay đến đến những sáng tác của Hoàng Trọng. Nói về giọng ca nam trữ tình là nghĩ ngay đến Duy Trác, người có giọng ca điêu luyện và truyền cảm bậc nhất. Những điểm độc đáo của những nghệ sỹ này đã được yêu mến, ngưỡng mộ từ rất lâu và vẫn gây rung động nơi người nghe hôm nay.

Sau đậy là "Đẹp Giấc Mơ Hoa" của Hoàng Trọng qua giọng Duy Trác. Xin mời quý anh chị thưởng thức.

29 December 2013

Bàn về Đạo đức thay lời chúc mừng Giáng sinh

 Huỳnh Thục Vy
Trước nay tôi thích nói về luật pháp hơn đạo đức. Không phải do tôi xem thường tầm quan trọng của nó trong mối các quan hệ nhân sinh mà bởi tôi cho rằng một chuẩn mực chỉ có thể được giữ gìn khi đi kèm theo nó là những biện pháp thúc ước hữu hiệu. Chúng ta thấy rõ luật pháp có được điều kiện tích cực đó — cái mà đạo đức không có được hoặc có, nhưng kém hiệu quả hơn.

Thế nhưng cuộc đấu tranh hiện nay của chúng ta là vì một thể chế dân chủ tự do- một chế độ chính trị mà đặc trưng của nó là đạo đức, trong khi sự sợ hãi là đặc trưng của chế độ độc tài, như Montesquieu đã nói. Tuy nhắc đến những giá trị dân chủ tự do, chúng ta không trực tiếp đưa ra những tuyên ngôn cho tinh thần đạo đức nhưng kỳ thực chúng ta đang cổ vũ cho một xã hội nơi đạo đức được trọng vọng. Thật lạ đời  rằng trong một chế độ dân chủ tự do, nơi người ta  không chính thức đưa đạo đức lên như một giá trị của thể chế, nơi người ta chỉ dành nhiều thời gian và công sức để đề cao và bảo vệ nền pháp trị thì đạo đức lại được phát huy. Bởi xét cho cùng những giá trị như công bằng, tự do, tự thân chúng lại là  một vấn đề đạo đức. Không có kẻ vô đạo đức nào yêu chuộng công bằng, tự do. Bởi vậy, không ngoa chút nào khi ta nói xã hội dân chủ được đặc trưng bởi đạo đức.

Trong xã hội hiện đại, con người vướng mắc vào khá nhiều vấn đề khó tháo gỡ dù đã cố gắng không mệt mỏi theo đuổi việc hoàn thiện những định chế chính trị và xã hội hiện có của mình . Và khi các chuẩn mực luật pháp chẳng thể phát huy vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực, chuẩn mực đạo đức sẽ làm tiếp phần việc ấy.

Trong các chế độ độc tài, như một điều rất tự nhiên, con người thường sống, suy nghĩ và hành động trong nỗi sợ hãi; tất cả mọi tình cảm, ý chí và nguyện vọng hầu như chỉ để xoa dịu, khỏa lấp và thậm chí là để tự phù hợp với nỗi sợ hãi từ tâm thức đó. Nơi đó, đạo đức chỉ là thứ yếu, là thứ để ca ngợi chứ không phải để thực hiện. Vì thế  sự băng hoại đạo đức là hậu quả trực tiếp của nền độc tài; đến lượt mình sự suy đồi đó lại củng cố cho sự vững mạnh của nền chuyên chính. Sự xói mòn nền tảng đạo đức là vấn đề đáng lo nhất trong tất cả những vấn đề đáng lo ở Việt Nam ta ngày nay. Đồng ý là thiện ác luôn song hành trong bất cứ xã hội nào. Nhưng nếu một xã hội dung túng cái ác và không có những biện pháp tích cực để chế tài cái ác và bảo vệ cái thiện, thì ắt xã hội đó có vấn đề từ gốc rễ. Trong những xã hội được vận hành bằng sự sợ hãi, đạo đức trở nên điều thứ yếu, và khi đạo đức đóng vai phụ trong nền văn hóa, cái ác sẽ lên ngôi. Bởi vậy, dù với một lực lượng công an hùng hậu, chính quyền Việt Nam chỉ có thể trấn áp những người dân lương thiện mà không thể ngăn cản nổi tội phạm tung hoành khắp nơi, cũng bởi chính nó là hiện thân vĩ đại của cái ác. Tư tưởng Hồ Chí Minh, những giáo trình giáo dục công dân… không thể ngăn nổi những vụ giết người man rợ, hàng ngàn vụ phá thai mỗi năm, những vụ tài xế xe tải đâm xe cho tới khi nạn nhân chết mới thôi để khỏi tốn phí tổn y tế, cùng những vụ bê bối học đường…

Không nói những tưởng tất cả chúng ta đều nhận thức rõ đạo đức là nguồn mạch của nhân văn, là thứ thể hiện bản chất một xã hội. Nếu đạo đức là nhân tố chính hình thành nên cốt cách một con người  thì cũng chính đạo đức tạo nên thần thái của một dân tộc. Theo tôi, một con người đáng tôn kính không phải vì tiền bạc và danh vọng mà chính vì đức hạnh của họ. Không khó hiểu khi Đức Đạt Lai Lạt Ma được ca ngợi là vị Thánh sống, một biểu tượng cho tình yêu và đạo hạnh dù Ngài chỉ là một Quốc vương vong quốc. Cũng như thế, một dân tộc mạnh không phải vì nó có vũ khí hạt nhân. Sức mạnh tinh thần và tiềm lực nội tại của nó phần chính đến từ đạo đức. Xây dựng kinh tế, thủ đắc vũ khí hạt nhân đã khó khăn, bảo vệ nền văn hóa, xây dựng một xã hội văn mình còn khó hơn gấp nhiều lần. Thật khó tưởng tượng một dân tộc có thể hội nhập nhân loại văn minh với nền đạo đức suy hoại của mình. Bạn sẽ coi quốc gia nào mạnh hơn, đáng kính phục hơn: Đan Mạch hay Bắc Triều Tiên? Nơi mà một người viết truyện cổ tích nhân văn được suy tôn là người Anh hùng dân tộc hay một quốc gia bất hảo thủ đắc vũ khí hạt nhân, được lãnh đạo bởi một tên độc tài bệnh hoạn? Thật vậy, giá trị tinh thần và nền văn minh của một dân tộc bắt nguồn từ những giá trị đạo đức.

Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ hiện nay, đạo đức  phải được đề cao hơn nữa. Bởi trong những yếu tố cần thiết đóng vai trò động lực cho cuộc đấu tranh, nâng cao tinh thần người dân hướng về dân chủ tự do và đoàn kết người Việt khắp nơi , đạo đức đóng vài trò lớn. Bởi thứ nhất, không một người Việt nào có thể được gọi là người tốt mà cảm thấy an lòng, cảm thấy không phẫn nộ khi sống trong xã hội Việt Nam hôm nay; không một người có đầy đủ tư cách đạo đức nào ủng hộ những kẻ chà đạp con người. Không cần trí tuệ cao xa, bất cứ ai có lòng nhân ái, lòng yêu nước đều không sớm thì muộn sẽ nhận rằng rằng chế độ độc tài là vật chướng ngại cho an sinh và sự phồn thịnh của chúng ta. Chính đạo đức chứ không gì khác sẽ góp phần chính vạch ra chiến tuyến giữa một bên là những người yêu nước, yêu chuộng tự do dân chủ và bên kia là chế độ độc tài. Thứ nữa,  đối với những người đang đấu tranh trong và ngoài nước, tinh thần đạo đức sẽ  là chất keo kết dính họ với nhau dưới ngọn cờ dân chủ tự do bất chấp những khác biệt về quan điểm. Vì khi tinh thần dân chủ kết hợp với đạo đức, mọi toan tính chính trị, mọi đố kỵ ghen ghét, mọi mưu đồ trục lợi cá nhân sẽ nhường chỗ cho tình tự dân tộc, cho sự yêu chuộng công lý và tự do.  Tôi thiết nghĩa rằng, không thể dễ dàng để có một chính thể tốt đẹp khi lãnh đạo nó là những kẻ vô đạo đức, mưu mô trục lợi. Vì thế, đạo đức  là vũ khí của chúng ta chống độc tài và cũng chính nó mở ra khả năng xây dựng thành công nền dân chủ tự do sau này.

Lâu nay với công việc dạy học ở nhà, tôi đã không ít lần nghĩ ngợi và thấy buồn khi từng lớp học sinh đi qua mỗi năm, tôi nhận thấy lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm của những em lớp mới chẳng bằng lớp cũ- một sự tụt hậu về đạo đức. Trong những câu chuyện của các em, các em nói về những việc đau lòng như thể nó là việc bình thường, với một thái độ rất thờ ơ. Các em đối xử với một người bạn nghèo như kẻ ngoài lề. Các em không giữ được sự lễ phép thường có của trẻ em thời tôi còn bé. Thật lòng, trong góc nhà bé nhỏ của mình, tôi lo lắng cho con đường đi lên của dân tộc.

Nhưng những sự việc đã xảy ra với gia đình tôi hai tháng vừa qua cho tôi cơ hội có một cái nhìn khác. Hôm nay xin kể ra đây một vài câu chuyện mà chúng ngày càng trở nên thưa thớt trong xã hội này. Có một bác buôn bán ở chợ cóc, dành dụm những đồng tiền vất vả, lăn lộn cả ngày ngoài chợ để gởi cho tôi dù bác chỉ biết tôi qua mấy bài viết được in chui ra giấy. Những đồng tiền cũ, nhàu nát, nhưng được gấp phẳng phiu như mảnh đời khó nhọc của bác, như tấm lòng yêu thương chất phác mà bác dành cho tôi. Lại có một bạn gọi điện thoại cho bạn trai tôi phân trần vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn không thể giúp nhiều cho tôi và hỏi xem có thể tặng tôi ba chục ngàn bằng cách nạp tiền vào tài khoản di động  của tôi được không? Một cụ già sống tận Houston, Mỹ quốc dành tặng tôi 30 đô la. Rồi một tăng sĩ ở Sài Gòn đã tám mươi tuổi, dành tặng tôi hơn một triệu. Rồi những em sinh viên, những nhà giáo nghèo, những cô chú bác tôi chưa từng gặp mặt khác… Và còn nhiều tấm lòng Người Việt  khác ưu ái dành cho gia đình tôi trên khắp thế giới.

Mọi người thấy không? Đó chính là Đạo đức- Đạo đức dũng mãnh vạch ra lập trường đối lập với Nhà cầm quyền bằng hành động ủng hộ Dân chủ, Đạo đức  lên án kẻ ác vì chứng kiến sự chà đạp nhân phẩm của họ, Đạo đức yêu thương  chia sẻ vì nhìn thấy khổ đau của đồng loại. Tổ quốc sẽ vì có những con người này mà có thể vượt qua mọi kiềm tỏa để vươn lên. Đó là tình yêu thương mà những kẻ thấp cổ bé miệng dành cho nhau lúc hoạn nạn. Đó là hành động minh chứng dân tộc đứng về phía của lẽ phải và đỡ đầu cho Công lý.  Đó chính là sức mạnh của chúng ta, là tia lửa hy vọng đang nhen nhóm một ngày nào đó sẽ thắp bừng lên ngọn đuốc canh tân. Đó là những lá phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ xây dựng thể chế Dân chủ tự do. Tôi tin vào chiến thắng cuối cùng của chúng ta khi chúng ta là những kẻ biết thương yêu nhau, những kẻ có chính nghĩa! Chế độ độc tài! Các người sẽ thua không chỉ vì hoàn cảnh thế giới bất lợi cho các người, mà còn bởi đạo đức  đang ở phía chúng tôi, những người dân có lương tri và trí tuệ  của đất nước này ủng hộ chúng tôi.

Trong những ngày mùa đông lạnh lẽo này, những ngày chờ đợi lệnh cưỡng chế từ Nhà Cầm quyền, gia đình tôi đã có được sự ấm áp trong tình yêu thương và ơn nghĩa của đồng bào. Tôi mừng vui nhưng không kém phần lo lắng vì nghĩ mình chưa làm được gì xứng đáng với tình yêu thương đó. Mùa Giáng sinh đã đến gần. Giáng sinh là mùa của yêu thương, là dịp để gởi đi thông điệp của tình yêu không kể tôn giáo, văn hóa; bởi  vì cũng như đạo đức, tình yêu mang tính phổ quát. Xin nhân dịp này, kính chúc quý đồng bào trong nước cũng như hải ngoại một mùa Giáng sinh ấm áp và an lành. Xin cầu nguyện cho một Việt Nam sớm có dân chủ tự do, cho dân tộc Việt Nam thăng tiến cùng thế giới.

Tôi biết rằng khi nói đến đạo đức là nói đến thứ khó nắm bắt và thúc ước. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta không nhận thức  được vai trò to lớn  của nó. Nếu chúng ta có thể tốn giấy mực để lý luận về dân chủ, pháp trị, thì không lý nào không thể có những nỗ lực cần thiết để đề cao Đạo đức trong tình hình xã hội Việt Nam ngày nay. Vì thế xin mượn bài biết này như một thông điệp của tinh thần Đạo đức và Tình yêu trong mùa Giáng sinh. Đạo đức và Tình yêu sẽ xóa nhòa bao cuộc chia rẽ, ly tán và tổn thương của dân tộc, sẽ giúp những người yêu nòi giống Việt đoàn kết bên nhau trong cuộc đấu tranh cam go này.

Tam Kỳ ngày 22 tháng 12 năm 2011
Huỳnh Thục Vy
(www.vietthuc.org)

Nghệ sĩ Asia & SBTN tưởng nhớ Nhạc sĩ Việt Dzũng‏



Suốt buổi sáng tôi ngồi trước màn hình theo dõi hết ba phần của chương trình  nầy

Trong khi theo dõi chương trình phát hình, dù chưa hề gặp gỡ, chưa hề quen biết với người nhạc sĩ nầy, tôi không thể cầm được xúc động mỗi khi được nghe nhắc lại những hoạt động, những đấu tranh cho đất nước dân tộc Việt Nam, của Anh .

Sự ra đi đột ngột của Anh đã để lại biết bao đau buồn cho những người ở lai, gia đình Anh, bạn bè Anh, đồng chí Anh và nhất là đồng bào Anh ở hải ngoại cũng như nơi quê nhà. Có thể nói một cách thẳng thắn rằng đó là một mất mát lớn cho dân tộc trong công cuộc chống Cộng để giành lại Độc lập cho Đất nước Quê hương

Không biết bao nhiêu người đã tiếc thương thốt lên rằng chúng ta đã mất đi một ca nhạc sĩ tài hoa, một người bạn, một đồng nghiệp ...một Thiên tài. Tất cả những điều đó đều đúng. Riêng tôi, đối với những người bạn đã cùng Anh tranh đấu cho nền Độc lập Tự do của Việt Nam đã mất đi một người đồng chí kiên cường, một con chim đầu đàn; đất nước Việt Nam mất đi một người con đáng được trân quý. Và trên hết, dân tộc Việt Nam đã mất đi một người chiến sĩ chống Cộng anh hùng.

Tôi viết những dòng nầy như tâm tư của một người có cùng ý chí với Anh về tinh thần chống Cộng, như một nén nhang thắp muộn gửi đến người đã vĩnh viễn ra đi . Xin kính cẫn nghiêng mình chào Anh lần cuối để tiễn đưa anh linh của một người chiến sĩ về bên kia thế giới

Thành kính cầu nguyện hương linh Anh được an nghỉ chốn Vĩnh hằng .

Nhân cách đây mấy hôm, khi nghe bài "Mời Em Về" của Anh, tôi có viết vội mấy dòng cảm xúc, xin gửi kèm nó theo đây để gọi là chút quà tặng muộn người quá cố. Trong một ngày gần đây, khi quê hương sạch bóng quân thù, ở nơi chốn nào đó hẳn Anh sẽ nở nụ cười chiến thắng.

                                  
                                ANH MUỐN VỀ

                                Anh muốn về thăm Em
                                Để nhìn lại quê xưa
                                Để nghe năm tháng cũ
                                Thoảng đưa chút hương thừa

                                Nhưng Em hỡi !
                                Xin hãy hiểu giùm anh
                                Nơi quê người
                                Tóc giờ chẳng còn xanh
                                Bên cuộc đời lận đận
                                Anh mỏi mòn mong ngóng

                                Anh đâu phải là người
                                Không quê hương xứ sở
                                Anh đâu phải là người
                                Không đất nước quê hương

                                Sao anh laị ở đây
                                Ăn gửi , sống nhờ
                                Vào chính quê hương người
                                Đã gián tiếp
                                Đưa đất nước , dân tộc anh
                                Vào con đường lầm than , thống khổ

                                Em ơi,
                                Anh chưa thể về
                              
                                Không phải vì quê hương anh
                                Quá xa
                                Bên kia bờ Thái bình
                                Mà Em ơi ,
                                Vì giờ đây
                                Nó không còn là quê hương
                                Đích thực của chúng ta
                             
                                Người ta đã
                                Xé nó rách nát tan
                                Người ta đã , xé nó rách tan hoang
                                Và giờ đây
                                Người ta sắp biến nó thành bãi chiến trường
                                Để thực hiện mộng Bá quyền , Bá chủ !

                                Em yêu dấu
                                Anh muốn về thăm chốn cũ
                                Dù vượt mấy đại dương
                                Dù bao nhiêu cách trở
                                Lòng anh luôn vấn vương

                                Nhưng Em hỡi ,
                                Anh chưa thể về
                              
                                Ngày nào dân tộc ta
                                Còn lầm than thống khổ
                                Ngày nào đất nước ta
                                Còn in bóng giặc thù
                      
                                Anh không thể về
                                Khi dân tộc anh
                                Vẫn còn
                                Bị dầy xéo dưới bàn tay bạo quyền

                                Anh không thể về
                                Để nhìn thân nhân anh
                                Quằn quại đau thương
                                Rên xiết
                                Dưới gót chân Cộng đỏ

                                Anh không thể về
                                Khi bạo quyền còn đó
                                Để phải nhìn
                                Thấy cảnh đau lòng , máu ứa

                                Anh hứa,
                                Anh sẽ về thăm Em
                                Một ngày không xa lắm
                                Khi quê hương sạch bóng quân thù

                                Anh sẽ về
                                Thăm lại quê hương
                                Để cùng Em
                                Và dân tộc đau thương
                                Xây dựng lại một Việt Nam Thanh bình , Độc lập

                                Để cùng Em
                                Giương cao ngọn cờ Tổ quốc
                                Để cùng dân tộc mình
                                Hãnh diện đứng lên
                                Sánh vai cùng cường quốc năm châu
                                Để không hổ danh là con cháu Lạc, Âu
                                Để không hổ thẹn
                                Với các vị tiền nhân Anh, Liệt

                                Xin Em hiểu
                                Và cũng xin Em biết
                                Dù ở chốn xa xôi
                                Lòng anh vẫn luôn hướng về Tổ quốc

                                Anh hứa
                                Anh sẽ về
                                Để thăm lại quê xưa
                                Ngày mà quê hương đã sạch bóng quân thù
                                Không còn một ai trong chốn ngục tù
                                Mà tất cả đều được Tự do, Hạnh phúc

                                Anh sẽ về
                                Và xin Em , hay chờ anh , Em nhé !

                                Người Tị Nạn Cộng Sản

27 December 2013

Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố mà ông Nguyễn Bá Thanh, cựu chủ tịch Đà Nẵng từng tuyên bố là thành phố không có người ăn xin, không có trộm cắp, không có xì ke ma túy và không có người nghèo… Thế nhưng, không có quan điểm nào đưa ra nhằm khẳng định Đà Nẵng không bị Trung Quốc xâm thực. Chính vì thế, ngay trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc.
Đâu rồi Đà Nẵng xưa?

Đó là chưa muốn nói rằng hai con đường với bãi cát vàng trải dài, rừng dừa xanh miên man theo gió biển đã hoàn toàn không còn mang dáng dấp nguyên sơ của nó bởi mùi hôi thối nồng nặc của cống rãnh cộng với mùi thức ăn Tàu vốn chặt to kho mặn bốc ra từ các nhà hàng Tàu đã khiến cho bất kì người Việt nào đi qua hai con đường này cũng phải bụm mũi và ngỡ ngàng không biết mình đang đi lạc vào khu phố ổ chuột nào đó ở nước Trung Quốc xa xôi.

Một người dân Đà nẵng bức xúc nói: “Chuyện cũ thời xưa, tối tối ra đường, nó đi đầy đường. Tất cả các quán ven ven đều có bảng hiệu Tàu hết rồi mà, thực đơn cũng chữ Tàu hết mà!”

Khách sạn của người Tầu
xây trên bờ biển ĐN.

Vào vai những du khách xứ Bắc ghé thăm xứ Quảng, chúng tôi dạo một vòng trên đường Hoàng Sa, con đường mà theo một người dân sống lâu năm ở đây nói rằng ông Nguyễn Bá Thanh thời còn làm chủ tịch thành phố đã dành riêng cho việc tiếp đón và lưu trú của khách cấp nhà nước Trung Quốc nhằm khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có riêng tên đường và có riêng đơn vị hành chính hẳn hoi. Chuyện này hư thực ra sao chưa rõ.

Thế nhưng chưa đầy một năm sau khi ông Nguyễn Bá Thanh rời chức vị chủ tịch thành phố Đà Nẵng để ra Hà Nội nhậm chức Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương thì mọi việc đã hoàn toàn thay đổi, con đường này trở thành biệt khu của người Tàu, mọi hoạt động ở đây đều mang dáng dấp của một thành phố Trung Hoa thu nhỏ.

Biệt khu Trung Quốc 
ở Đà Nẵng. RFA PHOTO.

Một người dân khác, tên Oanh, sống ở Đà nẵng lâu năm, chia sẻ với chúng tôi thêm về người Tàu ở thành phố này, bà Oanh cho biết, những năm trước 1980, thành phố Đà Nẵng vốn có rất nhiều người Tàu sống ở đây, họ là hậu duệ của những vị tướng Tàu “phản Thanh phục Minh”, xuôi thuyền sang Thuận Hóa, tức Huế bây giờ để xin triều đình nhà Nguyễn cho họ lưu trú, tránh nạn diệt vong trên quê hương của họ. Sống lâu năm, họ tổ chức thành hội, đoàn, có tổ chức Minh Hương hẳn hoi. Thế nhưng, chiến tranh Việt – Trung năm 1979 đã khiến họ đồng loạt quay về Trung Hoa theo lời hiệu triệu của chính phủ Trung Hoa thời bấy giờ.

Điều này cho thấy người Tàu dù đã sống lâu năm ở đất Việt Nam, họ vẫn tôn thờ Mao Trạch Đông, vẫn đau đáu về cố quốc và chưa bao giờ xem Việt Nam là quê hương, là tổ quốc thứ hai của họ giống như người Việt sang Mỹ lưu vong đã xem đất Mỹ là ân nhân, là quê hương yêu dấu thứ hai của mình. Chính vì thế, khi người Tàu xuất hiện dày đặc ở Đà Nẵng, điều này khiến cư dân Đà Nẵng cảm thấy lo ngại và bất an bởi chính sách bành trướng của họ.

Thả con tép câu con tôm

Một người dân Đà Nẵng khác tên Dũng, chia sẻ với chúng tôi rằng ông thấy người Tàu quá nguy hiểm, họ đã dễ dàng qua mặt nhà cầm quyền cũng như qua mặt nhân dân ở đây. Ông này nói thêm là thực ra, người Tàu trở lại Đà Nẵng không phải mới mẽ gì, họ sang đây đã ngót nghét mười năm trên danh nghĩa đi đầu tư kinh doanh, và hệ quả là những mảnh đất vàng, những điểm trọng yếu dọc bờ biến Đà Nẵng nhanh chóng trở thành khu xây dựng bí mật của họ, có hẳn tên mới China Beach. Không có người Việt Nam nào được đến gần khu vực xây dựng của họ.

Theo ông Dũng phân tích, để có được những diện tích trọng yếu này, chắc chắn họ đã lót tay cho các quan chức không phải ít. Vì nhiều người dân Đà Nẵng mong mỏi được mua ở khu vực này nhưng không bao giờ có đủ cơ hội để mua. Nhưng người Trung Quốc đã khéo bỏ tiền ra để lấy trọn một khu vực đẹp nhất, trọng yếu nhất của Đà Nẵng để biến thành biệt khu của mình.

Và việc mua được những diện tích đất vàng ở Đà Nẵng cũng nhanh chóng kéo theo hệ quả là người dân ở khu vực này bị Tàu hóa vì động cơ kiếm tiền, không ít các cô gái ở đây sẵn sàng làm phục vụ ở các bar, nhà hàng của người Tàu vì theo họ, các ông chủ người Tàu trả tiền rất mát tay và xài rất sang. Hơn nữa, nếu không chọn làm việc cho các ông chủ người Tàu vốn sống gần nhà mình, các cô gái này phải đi làm việc trong khu công nghiệp cách nơi họ ở quá xa và đồng lương cũng còm cỏi.

Thuyền, biệt danh là “Thuyền Ba đờ ghe”, từng làm việc lâu năm với người Tàu trên đường Hoàng Sa, cho chúng tôi biết: “Họ qua mình họ ở thì đầu tiên cũng thiện cảm với mình. Nhưng khi mình đã làm việc cho họ rồi thì mình cũng không khác chi người ở cho họ thôi. Cái cách của họ với mình không thiện cảm lắm đâu. Không giống như người mình với người mình, có nghĩa là mình làm lấy lương nhưng người ta quý trọng mình. Còn họ mình làm được thì làm, không làm được thì họ nói khó chịu lắm! Không dễ đâu! Riêng ở Đà Nẵng đây thì nhiều lắm!”

Hiện tại, Thuyền không còn làm việc với người Tàu ở đây nữa, và cô cũng ngậm ngùi nhận ra rằng người chủ Trung Quốc chưa bao giờ đối xử tốt với nhân viên Việt Nam cả, một đồng xu của họ bỏ ra, bao giờ cũng ngầm chứa một phép toán bên trong mà ở đó, nếu là con gái, phải cộng trừ nhân chia cho ra đáp số bằng xác thịt, nhục dục và tiết hạnh. Còn nếu là con trai, cái giá phải trả là những đường dây ma túy, xã hội đen, làm kẻ bưng bô cho ông chủ, phải trả giá bằng sự vong nô tuyệt đối.

Điều này cho thấy các ông chủ Trung Quốc bao giờ cũng biết sử dụng đồng tiền và tùy từng tình huống mà kinh doanh nó, chiêu thức thả con tép để lấy con tôm của họ luôn đắc địa, luôn mang về cho họ phần thắng lợi. Và trên một mảnh đất, một quê hương mà kẻ ăn không hết, người làm không ra, thì những “kẻ ăn không hết” sẽ dễ dàng trở thành những tên Việt gian để đưa kẻ ngoại bang vào làm chủ, còn những “người làm không ra” sẽ rất dễ sa ngã vào những đồng tiền mị dân của kẻ thực dân mới với vỏ bọc nhà đầu tư, ông chủ tốt bụng.

Tạm biệt thành phố Đà Nẵng, chúng tôi ra thẳng sân bay và mua vé quay trở về miền Bắc, một cảm giác buồn xâm chiếm đến nghẹt thở, một nỗi bất an và trĩu nặng khi nghĩ đến chuyện trước đây, Bình Dương, Hà Tĩnh đã dày đặc người Tàu. Không ngờ, chưa bao lâu sau đó, Đà Nẵng cũng dày đặc người Tàu, rồi đây, không biết sẽ đến thành phố nào trở thành phố Tàu trên đất nước Việt Nam nữa đây? Đương nhiên là người Trung Quốc đã có mặt trên khắp ba miền đất nước! Thật là buồn khi mơ hồ nhận ra rằng mình đang lưu vong trên quê cha đất tổ của mình!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

26 December 2013

Kỷ niệm 40 năm, «Quần đảo ngục tù» của Soljenitsyne

Cách nay 40 năm, « Quần đảo ngục tù » của Soljenitsyne được xuất bản ở phương Tây

Ngày 28/12/1973, « Quần đảo ngục tù – L’Archipel du Goulag » của nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, đã được xuất bản tại Paris và được đánh giá là cuốn sách lớn của thế kỷ 20. Tuyển tập về nỗi kinh hoàng dưới chế độ Staline đã làm thay đổi nhãn quan của phương Tây về Liên bang Xô Viết.

Nhà văn Alexandre Soljenitsyne

Các tiết lộ về quy mô các đợt trấn áp dưới thời Staline đã gây sốc mạnh trong công luận phương Tây : Hàng trăm ngàn người bị hành quyết thẳng tay, chính quyền chủ ý gây ra nạn đói, hàng triệu người bị cầm tù, nhiều cộng đồng bị đầy ải, hàng triệu người chết …

Được xuất bản trước tiên bằng tiếng Nga bởi YMCA-Press, một nhà xuất bản của cộng đồng nhập cư, cuốn sách sau đó được dịch ra khoảng bốn chục thứ tiếng và được phát hành với khoảng mười triệu ấn bản trên thế giới. Cũng từ đó, Goulag (từ viết tắt của Ban Lãnh đạo chính các trại lao động khổ sai) đã đi vào ngôn ngữ thông thường.

Theo ông Claude Durand, phụ trách xuất bản sách văn học của Soljenitsyne, « nếu đánh giá theo các tiêu chí hiệu quả của một tác phẩm đối với tiến trình lịch sử thế giới, thì chắc chắn đây là cuốn sách có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20 ».

Chính quyền Kremlin đã có phản ứng mau lẹ : Hai tháng sau khi cuốn sách được xuất bản ở phương Tây, nhà văn Soljenitsyne bị bắt, tước quốc tịch Liên Xô và bị trục xuất. Ông chỉ có thể trở lại Nga vào năm 1994, sau 20 năm sống lưu vong.

Các ấn bản in bằng tiếng Nga tại Paris đã được bí mật đưa vào Liên Xô và được truyền tay, đánh máy lại hoặc chụp ảnh lại.

Nhà ly khai nổi tiếng, giải Nobel Hòa Bình Andrei Sakharov, đã viết trong Hồi ký của ông : «Cuốn sách của Soljenitsyne đã gây một cú sốc cho chúng tôi. Ngay từ những trang đầu, đã hiện lên một thế giới độc địa với các trại lao động khổ sai xám xịt có hàng rào dây thép gai quấn quanh, các phòng tra tấn… ».

Vào thời đó, có cuốn sách của Soljenitsyne trong nhà hoặc cho bạn bè mượn có thể bị đưa đi lao động khổ sai, với tội danh « phổ biến tuyên truyền chống Liên Xô ». Năm 1978, nhà ly khai Balys Gaiauskas đã bị kết án 10 năm tù giam vì đã dịch cuốn sách này sang tiếng Litva.

Nhà văn Soljenitsyne đã viết cuốn « Quần đảo ngục tù » với sự giúp đỡ của nhiều cựu tù nhân mà ông đã liên lạc, sau khi công bố cuốn « Một ngày của Ivan Denissovitch » năm 1962.

« Quần đảo ngục tù » là cuốn sách đầu tiên tại Liên Xô nói về các trại giam dưới thời Staline. Soljenitsyne đã khai thác các ký ức về bẩy năm bị đày đọa trong ngục tù của ông.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm 2007, vài tháng trước khi qua đời, Soljenitsyne cho biết: «Hàng ngàn cựu tù nhân đã viết thư cho tôi sau khi xuất bản cuốn Một ngày của Ivan Denissovitch. Lúc đó, tôi đã hiểu rằng số phận đã trao cho tôi thứ mà tôi cần. Tôi đã có được các chất liệu để viết Quần đảo ngục tù là nhờ có họ».

Các lời chứng này đã làm cho nội dung cuốn sách trở nên rất phong phú : Các công trường khổng lồ trong các trại lao động khổ sai, các hình phạt tra tấn đối với những người bị nghi ngờ, các khu trại lao động khổ sai ở vùng Kolyma, các cuộc nổi dậy, trốn trại trong rừng taiga, chết đói, lạnh, lao động khổ sai trong cái rét khủng khiếp – 50° ở Siberi…

Soljenitsyne đã bí mật viết cuốn sách trong vòng 10 năm, vì thời kỳ bài Staline ngắn ngủi đã chấm dứt. Ông là đối tượng bị nghi ngờ, bị KGB theo dõi.

Một mạng lưới các bạn bè trung thành mà ông gọi là « những người vô hình », đã giúp ông tìm kiếm tài liệu, đánh máy, cất dấu bản thảo, chụp thu nhỏ lại và cuối cùng là chuyển các bản thảo sang phương Tây.

Bà Elena Tchoukovskaia, một trong « những người vô hình », kể lại : « Ông ấy làm việc trong các điều kiện rất khó khăn. Ông luôn luôn phải trù tính sẽ cất dấu các bản thảo ở đâu. Ông viết mà không bao giờ có trước mặt tất cả các bản thảo đã viết trước đó. Ông ghi vào trong các cuốn sổ : Đưa các bản thảo này vào chương này, rồi chương này thì cất dấu ở Estonia, chương kia cất dấu ở Matxcơva… ».

Soljenitsyne đã dành toàn bộ số tiền bản quyền cuốn « Quần đảo ngục tù » để giúp đỡ các tù nhân chính trị tại Liên Xô cho đến tận ngày chế độ Cộng sản sụp đổ.

(Nguồn:RFI)

23 December 2013

Tin trước lễ Giáng Sinh: Biểu tình vĩ đại ở Cambodia


PHNOM PENH, Cambodia  -PHNOM PENH, Cambodia  - Hàng chục nghìn người đã đổ về thủ đô Phnom Penh vào một buổi chiều nóng như lửa phản đối chính phủ của đảng cầm quyền lâu dài bị cho rằng tham nhũng và gian lận bầu cử.

Khối biểu tình ủng hộ đảng đối lập "Đảng Cambodia Cứu Nguy Dân Tộc" - Cambodia National Rescue Party (CNRP), - phản đối kết quả cuộc bầu cử ngày 28 tháng Bảy tại Cambodia. Khối người này cho rằng cuộc bầu cử đầy những việc trái luật lệ bao gồm việc rút bỏ quyền đầu phiếu của hàng triệu cử tri.

Đảng CNRP tỏ ra mạnh thế hơn bao giờ hết trong tháng Bảy đã thắng 55 trong tổng số 128 ghế tại quốc hội, thế nhưng đảng này chắc chắn rằng CPP, là đảng cầm quyền 28 năm nay, đã ép tổng số phiếu của họ xuống.

Khối biểu tình đã hát vang "Thay đổi!" và giương cao biểu ngữ "Phiếu bầu của tôi đâu?", và "Dân chủ muôn năm"...

Hướng dẫn cuộc biểu dương là lãnh tụ đảng đối lập Sam Rainsy và đoàn người tiến về trụ sở Cao Ủy Liên Hiệp Quốc. Theo ước tính của đảng đối lập số người biểu tình lên đến 60.000

Được biết Hoa Kỳ và đa số các quốc gia Âu Châu không gửi lời chúc đến phe thắng cuộc trong cuộc bầu cử tháng Bẩy vừa qua.

Giới quan sát cho rằng cuộc biểu dương vĩ đại ba ngày ở Cambodia có thể sẽ có ảnh hưởng đến tình hình ở Việt Nam và khiến Bắc kinh phải suy nghĩ.

Chuyên viên Đông Nam Á Carlyle Thayer cho rằng cần đặt trọng tâm vào các việc xoa dịu các bất mãn do cưỡng chiếm đất, và lạm dụng quyền hành.

Trong bảng xếp hạng 176 nước về mức độ tham nhũng, Cambodia đứng hàng thứ 157.

 (TTR tổng hợp)


Người Bỏ Lễ Đêm Đông

Dạo:
       Đêm nay Thiên Chúa giáng trần,
Xin thương cứu giúp người dân khốn cùng.


Người Bỏ Lễ Đêm Đông

Đêm đất Bắc, gió mài da tím ngắt,
Người giáo dân già mở mắt trân trân.
Đêm nay Con Chúa xuống trần,
Xin thương xót toàn dân đang khốn khổ.

Chuông nhà thờ dồn đổ,
Người xoay trở cố ngồi lên.
Thân bệnh hoạn liên miên,
Đã mấy tuần liền không thuốc.

Bạn bè quyến thuộc,
Cùng gầy guộc như nhau,
Ngày qua ngày, bữa cháo bữa rau,
Ăn không đủ, lấy đâu mà cứu nạn.
                                             
                        **
Xứ đạo lớn, giáo dân nghèo vô hạn,
Chốn phụng thờ lại hào nháng xa hoa.
Mới khánh thành trong ít tháng vừa qua,
Một đền thánh thật nguy nga hùng vĩ.

Riêng vật liệu phải tính bằng bạc tỷ,
Trong khi dân ngày sống chỉ ít ngàn.
Nếu chẳng may thân mắc bệnh nguy nan,
Tiền không có, thuốc thang nào với tới.

Ngày đại lễ cắt băng nhà thờ mới,
Cả làng trên xóm dưới đổ về xem.
Nhưng trót mang lấy thân phận nghèo hèn,
Người chẳng dám mon men vào nơi thánh.

Co ro ngoài gió lạnh,
Thầm cám cảnh thương mình,
Khi nhìn rừng màu đỏ tím lung linh,
Nổi bật giữa đám cùng đinh rách rưới.

Mặt buồn rười rượi,
Lòng hỏi thầm: - Chúa hỡi vì đâu,
Cùng đều là xóm đạo như nhau,
Chỗ may mắn, chỗ sầu đau vất vả?

Kìa Thái Hà, con chiên tơi tả,
Nọ Đồng Chiêm, Thánh Giá vỡ tan,
Nghĩa địa Cồn Dầu, một bãi đất hoang,
Đức Mẹ Đồng Đinh, mình mang thương tích.

Tôn giáo bị giặc xem như thù địch,
Chúng ngang nhiên chiếm đất tịch thu nhà.
Nhưng sao riêng đền thánh xứ đạo ta,
Được lộng lẫy mấy ai mà sánh kịp?

Phải chăng đó chỉ là trò lừa bịp
Của bạo quyền để được dịp gào to,
Rằng dân mình đang sung túc ấm no,
Rằng nước Việt có tự do tôn giáo!
                                                    
                            **
Lòng son sắt vững tin vào phép đạo,
Người giáo dân già lảo đảo đứng lên,
Thầm dặn lòng dù bệnh hoạn còn nguyên,
Quyết không bỏ lễ trong đêm cực thánh.

Gió từng cơn buốt lạnh,
Xuyên qua manh áo cánh vá sai màu,
Người cố nén cơn đau,
Chân khập khiễng lần sâu vào bóng tối.

Tiếng đàn ca dẫn lối,
Từng bước nhọc nhằn, nhức nhối toàn thân.
Nhà thờ xa, lết mãi cũng đến gần,
Người thở dốc, dừng chân nhìn ngoảnh lại.

Chợt mừng như điên dại,
Khi từ xa thấy những mái nhà tranh
Của xóm nghèo đang rực rỡ long lanh,
Dưới tia sáng từ trời xanh chiếu rọi.

Giơ tay làm dấu vội,
Quỳ gối xuống nhìn trời,
Đôi mắt thau như cất tiếng reo cười:
- Chúa đã xuống chính ngay nơi nghèo khổ!

Rồi quay ngắm ngôi giáo đường đồ sộ,
Muôn sắc màu sặc sỡ rộn tung bay,
Buồn thở dài: - Chúa nào có ở đây!
Con kiệt sức, đêm nay đành bỏ lễ.
                          
                           **
Đêm quá nửa, vài giáo dân đến trễ,
Đứng chôn chân, mắt ứa lệ sững sờ,
Khi nhìn ra, trước tam cấp nhà thờ,
Một cái xác cứng đờ nằm úp mặt.

       Trần Văn Lương
Cali, mùa Giáng Sinh 2013

22 December 2013

Xã hội dân sự, nhìn lại năm 2013

Năm 2013 là năm có nhiều hoạt động chính trị xã hội với sự tham gia ngày càng tăng của người dân. Kính Hòa điểm lại sự phát triển của xã hội dân sự Việt nam trong năm qua.

Khái niệm về xã hội dân sự đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ khai sáng, sau khi một phần nhân loại thoát ra khỏi sự độc đoán quyền lực của giới quý tộc. Những hoạt động dân sự đã liên tục phát triển trong hai thế kỷ qua, trở thành nơi đối trọng với quyền lực của nhà cầm quyền, song cũng là nơi chia sẻ gánh nặng xã hội với họ. Xã hội dân sự được xem như là những cộng đồng cùng mục đích và lý tưởng, giải quyết những vấn đề của chính mình và của xã hội thông qua những biện pháp hòa bình, không ép buộc, giúp những nhà hoạch định chính sách cân bằng lợi ích của các nhóm trong xã hội.

Có phép và không phép

Năm 2013 được nhiều người xem là có nhiều tiến triển về xã hội dân sự tại Việt Nam. Khởi đầu có lẽ là khởi xướng việc sửa đổi Hiến pháp 1992 bởi nhóm 72 vị nhân sĩ trí thức, trong kiến nghị này các điều qui định về sự độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản, cũng như sở hữu toàn dân về đất đai được công khai kêu gọi hủy bỏ. Tuyên bố này đánh dấu một sự độc lập với nhà cầm quyền của các trí thức Việt Nam.

Một đặc điểm quan trọng của các nhóm dân sự là sự độc lập của nó với các định chế nhà nước. Và đây chính là điều mà nhiều thể chế độc tài còn sót lại trên hành tinh này e ngại. Thế cho nên ở Việt nam đảng cộng sản cầm quyền cũng lập ra các định chế về hình thức cũng giống như các hội, các tổ chức dân sự. Đáng kể nhất trong số ấy là Mặt trận Tổ quốc. Nhưng các tổ chức này hoàn toàn nằm trong tay của đảng cầm quyền. Luật gia Lê Hiếu Đằng, một thành viên quan trọng của Mặt trận Tổ quốc, công khai phê bình hình thức này để cổ vũ xã hội dân sự. Ông nói,
“Mặt trận Tổ quốc nằm trong hệ thống chính trị của nhà nước hiện nay, nó không phải thuộc về xã hội dân sự, không độc lập đối với đảng và nhà nước, tôi ở trong đó nhiều năm tôi biết, chỉ đặt vấn đề dè dặt mà thôi, mọi thứ đều theo quan điểm của đảng và nhà nước.”
Các nhóm dân sự Việt Nam trong năm 2013 đã liên tục cố gắng thoát ra khỏi sự kiềm tỏa của đảng cộng sản Việt Nam. Có thể kể đến các hoạt động loại này, nhằm vào việc điều chỉnh luật pháp tại Việt nam theo hướng dân chủ hơn, là các nhóm Công dân tự do, yêu cầu viết lại Hiến pháp, nhóm 258 yêu cầu xóa bỏ điều luật 258 trong hình luật Việt Nam được cho là tạo điều kiện cho sự lạm quyền. Còn có thể kể đến các nhóm được thành lập vào khoảng cuối năm như nhóm Phụ nữ nhân quyền, nhóm dân oan Hà Nam, Hội anh em dân chủ…

Bên cạnh đó cũng có nhiều hoạt động chia sẻ gánh nặng của cộng đồng do sáng kiến độc lập của những cá nhân mà ra. Có những hoạt động đã được sự cho phép của chính quyền Việt Nam như chương trình sách hóa nông thôn của anh Nguyễn Quang Thạch. Ông Thạch đã sử dụng các tổ chức tôn giáo có sẳn trong xã hội như nhà thờ và chùa chiền để đưa sách đến vùng nông thôn xa xôi, trong đó có sự hợp tác của luật sư Lê Quốc Quân, hiện đang bị cầm tù vì hoạt động dân chủ, và các giáo xứ ở Nghệ An.

Nhưng cũng có những hoạt động không có giấy phép. Có một nhóm tên là NO-U được thành lập lúc ban đầu là để phản đối đường hải giới hình chữ U của Trung quốc chiếm gần trọn biển Đông, sau đó đã chuyển sang những hoạt động từ thiện dù không có giấy phép, như xây đập cho vùng núi, quyên góp cứu trợ tẻ em nghèo. Anh Lã Việt Dũng, thành viên của một nhóm NO-U nói:

“Chúng tôi bắt đầu là những người yêu chuộng tự do và dân chủ, khi chúng tôi nghĩ là chúng tôi làm đúng thì chúng tôi không xin phép. Họ chỉ đàn áp khi chúng tôi biểu tình chống Trung Quốc thôi, chứ các hoạt động khác không khiến họ lo ngại gì.”

Ba bạn trẻ Phạm Trần Quân, Trương Quỳnh Như và Bùi Thị Diện, chụp ảnh tại Philippines khi đang theo học về Xã hội dân sự hồi đầu tháng 10. Citizen photo.

Một hoạt động dân sự khác có tầm vóc lớn hơn là một nhóm các trí thức trẻ vận động cứu lấy rừng Nam Cát Tiên bị đe dọa bởi hai dự án thủy điện trên sông Đồng Nai. Họ thành lập nhóm Những người yêu mến Nam Cát Tiên để hoạt động. Và cho đến nay nhóm này vẫn không có giấy phép. Tuy vậy họ đã gặt hái được những thành công lớn vì cuối cùng chính phủ Việt Nam đã chính thức tuyên bố hủy bỏ dự án hai nhà máy thủy điện trên sông Đồng Nai. Kỹ sư Nguyễn Huỳnh Thuật, người sáng lập nhóm này nói với chúng tôi về xã hội dân sự:
“Các hoạt động dân sự với những người có tâm huyết có thể bù đắp được những khiếm khuyết của nhà nước, những nơi mà nhà lãnh đạo không quan tâm tới được.”
Sự quan tâm của giới trẻ và nghi ngại của chính quyền

Hoạt động dân sự cũng được các công dân trẻ ý thức một cách sâu sắc trong năm 2013. Sau khi tham gia một lớp học về xã hội dân sự tại Phillipines, một thanh niên là Bùi Tuấn Lâm đã nói với các viên chức an ninh ở sân bay tân sơn Nhất khi anh bị giữ ở đó lúc về nước:
“Tôi tham gia lớp học này không phải để lật đổ chính quyền, mấy anh bên chính quyền thì mấy anh cứ lo chuyện chính quyền, tôi là người dân, tôi lo chuyện người dân, đây là xã hội dân sự mà.”
Bên cạnh sự quan tâm của tầng lớp trẻ, cơ quan công quyền cũng quan tâm, nhưng với nhiều lo lắng.

Gần cuối năm 2013, sau khi Hiến pháp được Quốc hội thông qua mà không có sửa đổi quan trọng nào, một diễn đàn lại được công khai thành lập mang tên Diễn đàn xã hội dân sự do một số nhân sĩ trí thức thành lập. Ngay sau đó đã có nhiều bài trên báo chí chính thống chỉ trích hoạt động này.

Ông Nguyễn Quang Thạch, người thực hiện thành công dự án sách hóa nông thôn nói với chúng tôi rằng các hoạt động dân sự là mô hình duy nhất cho sự phát triển của quốc gia. Tuy thế có vẻ như từ phía nhà cầm quyền vẫn còn rất nhiều nghi ngại, như lời Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, một trong những người khởi xướng trang mạng Bauxite Vietnam, rằng cơ quan công quyền nghi ngại vì những hoạt động dân sự không nằm trong sự kiểm soát của họ dù các hoạt động ấy là có lợi cho quốc gia.

Dù có sự lo lắng và cản trở của nhà cầm quyền, sự hình thành các nhóm dân sự trong năm 2013 thực sự tăng lên rất nhiều. Trong tất cả các nhóm được nêu trong bài này có Tủ sách nông thôn của ông Thạch và trang Bauxite Việt Nam là hình thành từ trước, nhiều nhóm chỉ mới được thành lập trong năm 2013 này. Nếu trước đây chi là những hoạt động mang tính chất từ thiện. thì nay các nhóm dân sự đã dấn thân nhiều hơn trong các hoạt động dân quyền, tranh đấu đòi quyền lợi cho nông dân, bảo vệ môi trường…

Trong bài tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày một ý kiến cá nhân về việc thực thi các hoạt động dân sự trong tình hình hiện tại ở Việt Nam.

Kính Hòa, phóng viên RFA 
(Nguồn: RFA)

21 December 2013

Những cuộc xử tử của Cộng Sản Bắc Hàn

 - Trúc Giang MN
1* Mở bài
    
"Triều Tiên vẫn là một quốc gia bí ẩn và ít được biết tới, nơi có đủ không gian cho người ta tưởng tượng", nhà phê bình điện ảnh Kim Sun-Yub phát biểu, vì thế tin tức của Bắc Hàn được thu nhận từ Nam Hàn, Nhật, Hồng Kông và Trung Cộng, do đó có những điều trái ngược nhau.

Cộng Sản Bắc Hàn cai trị bằng khủng bố, nên những vụ xử bắn làm gương được dùng như biện pháp làm ổn định trật tự xã hội.

Có điều kỳ lạ là quần chúng nhân dân lại tôn vinh những tên bạo chúa, đồ tể, tay đã vấy máu của chính đồng bào của họ.

2*Vụ xử tử gây chấn động thế giới của Cộng Sản Bắc Hàn

          
Jang Song-thaek bị 2 cảnh vệ lôi khỏi phiên họp Bộ Chính trị mở rộng đảng Lao động Triều Tiên ngày 8/12/2013.

Ngày 13-12-2013, báo nhà nước Bắc Hàn đưa tin, người dượng của Kim Jong-un bị xử tử ngày 12-12-2013 ngay sau một phiên tòa ngắn ngủi. Theo thủ tục thì tử tội bị bắn 90 viên đạn từ 3 khẩu súng máy, mỗi khẩu 30 viên.

Vụ xử tử làm kinh động truyền thông thế giới bởi hai điểm đáng chú ý, trước hết tử tội là người dượng đã từng được giao phó trách nhiệm làm “nhiếp chánh” và bảo vệ người cháu Kim Jong-un. Kế đó, tử tội là một đệ nhất công thần, một đại tướng nắm quyền lực thứ hai sau “Lãnh tụ xuất sắc” họ Kim.

Chỉ mấy tháng trước ông là một nhân vật đầy quyền lực, nay bị buộc những tội tày trời không thoát khỏi cái chết. Tội danh được liệt kê là: phản bội tổ quốc, phản đảng, phản cách mạng, tham nhũng, “cờ bạc rượu chè trai gái, xì ke ma túy” sống xa hoa trụy lạc kiểu tư sản.

Bắc Hàn là một quốc gia khép kín nên nguyên nhân phạm tội được báo chí nêu ra khác nhau, chung quy là về quyền lực, tranh giành và bảo vệ quyền lực đưa đến thanh trừng nội bộ thường thấy ở các đảng Cộng Sản.

Cũng có ý kiến cho rằng Jang Song-thaek có chủ trương đổi mới về kinh tế, muốn bắt chước theo mô hình kinh tế của Trung Cộng, từ đó gây thế lực chống lại Kim Jong-un.

3* Bản di chúc bí mật của Kim Jong-il

3.1. Jang Song-thaek bị lộ chân tướng

Ngày 11-12-2013, giới chuyên gia Nam Hàn tiết lộ, theo di chúc của cha, Kim Jong-un đã lên kế hoạch trừ khử người dượng Jang Song-thaek vào năm 2011.
Tờ Chosun Ilbo cho biết, năm 2008, khi Kim Jong-il bị đột quỵ thì Jang Song-thaek đã ra tay loại bỏ một số đối thủ trong đảng và cài cắm người của ông vào những vị trí trọng yếu.

3.2. Kế độc của Kim Jong-il

Thấy được mưu đồ của người em rể, Kim Jong-il liền phong cấp tướng 4 sao và đưa Jang vào nắm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, quyền lực thứ hai sau lãnh tụ tối cao, với nhiệm vụ hướng dẫn và bảo vệ Kim Jong-un. Bị sa vào bẫy mà không biết, nên Jang không ra tay hành động ngay khi đang có nhiều quyền lực trong tay, khi đứa cháu vợ Kim Jong-un chân ướt chân ráo kế thừa quyền lãnh đạo.

3.3. Di chúc bí mật của Kim Jong-il

Chuyên gia Lee Yun-keol thuộc Trung tâm Chiến lược Hàn Quốc tiết lộ, Kim Jong-il để lại một chúc thư bí mật, cảnh báo về “những kẻ lập bè phái ở hậu trường” và nhấn mạnh “cần phải ứng phó với những phần tử nầy”. Di chúc không nói thẳng tên Jang Song-thaek nhưng gia đình đều biết rõ người đó là ai. Do đó, Kim Jong-un cùng với anh trai Kim Jong-chol, chị gái Kim Sul-song và người cô Kim Kyong-hui (vợ của Jang Song-thaek) đã có kế hoạch bắt giữ ông dượng từ năm 2012.

3.4. Lập đội đặc nhiệm
               
                Kim Jong-chol, người chỉ huy
vụ bắt giữ ông Jang Song-thaek.

Kim Jong-un đã đề bạt và trọng dụng Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Choe Ryong-hae để gây thế lực. Jong-un cùng anh trai gặp gỡ hàng tuần để thiết lập kế hoạch. Một đội đặc nhiệm được thành lập do anh trai Kim Jong-chol chỉ huy, gồm sĩ quan và binh lính trong đội cận vệ.

Đầu tháng 11 năm 2013, đặc nhiệm đã đúc kết bản luận tội và trình lên Kim Jong-un.

Ngày 8-11-2013, Kim Jong-chol dẫn toán đặc nhiệm đến bắt Jang ngay trong buổi họp của Bộ chính trị. Việc bắt người không do cơ quan hữu trách của nhà nước thực hiện, mà do Kim Jong-un thi hành cuộc thanh trừng.

Ngày 9-12-2013, hãng thông tấn nhà nước KCNA (Korean Central News Agency) loan báo ông Jang bị tước hết mọi chức vụ vì những trọng tội: phản bội tổ quốc, phản đảng, phản cách mạng, lạm dụng quyền lực, tham nhũng, phá hoại kinh tế và “bài bạc, rượu chè, trai gái, hút xách, xì ke ma túy, dâm ô, trụy lạc”…

3.5. Dự đoán có hơn 10,000 thân tín sẽ bị thanh trừng

Những phụ tá thân cận của Jang Song-thaek bị xử tử.

Ngày 29-11-2013, Viện Nghiên Cứu Sejong (Nam Hàn) cho biết, hai nhân vật thân tín của ông Jang là hai thứ trưởng Bộ Hành chánh, Ri Young-ha và Jang Su-jin bị xử bắn với tội danh lạm quyền, kéo bè cánh và phủ nhận quyền lãnh đạo của đảng.

Hôm 1-12-2013, đại sứ Bắc Hàn ở Malaysia, ông Jang Yong-chul bị triệu hồi về nước, nhưng ông và gia đình gồm vợ và hai con trai học đại học đã biến mất ở ngôi nhà của họ tại thủ đô Kuala Lumpur.

Để tránh bị thanh trừng nhiều phụ tá thân tín của ông Jang đã đào thoát.

Căn cứ vào vụ cụu Chủ tịch đảng Lao Động Triều Tiên, Hwang Jang-yop, đã đào tỵ sang Nam Hàn và sau đó 3,000 thân tín bị xử tử hoặc giam cầm, trong vụ nầy có thể trên 10,000 thân tín của ông Jang Song-thaek có thể bị thanh trừng. Tin cho biết, ông Jang đã thu nạp khoảng 20,000 thuộc hạ trung thành khi ông nắm quyền lực.

Những người đầu tiên bị thanh trừng có thể là:

-        Đại sứ Bắc Hàn ở Trung Cộng, ông Ji Jao-ryong
-        Bộ trưởng An ninh, ông Choe Pu-il
-        Phó Thủ tướng, Roh Du-chol
-        Bộ trưởng Văn hoá Thể thao, Ri Jong-mu
-        Cựu đại sứ Thụy Sĩ, Ri Su-yong.

3.6. Tóm tắt về Jang Song-thaek

Jang Song-thaek

 Jang Song-thaek (hay Jang Sung-thaek, Chang Sung-taek) sinh ngày 2-2-1946. Jang Song-thaek giữ chức Phó Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng, nhân vật thứ hai sau Kim Jong-un. Sau khi Kim Jong-il chết, ông nầy xuất hiện lần đầu tiên mang lon tướng 4 sao. Tháng 12 năm 2013 bị khai trừ ra khỏi quyền lực. Bị bắt ngay tại phiên họp của Bộ Chính trị, trói tay đưa ra toà và bị xử bắn ngay sau khi tuyên án vào ngày 12-12-2013 với một loạt các tội danh, nặng nhất là phản cách mạng, phản đảng, tham nhũng, đồi trụy, xì ke ma túy, cờ bạc và quan hệ bất chánh với phụ nhiều phụ nữ…

3.7. Tóm tắt về bà Kim Kyong-hui

Kim Kyong-hui sinh ngày 30-5-1946, con gái của Kim Nhật Thành (Kim Il-sung), em của Kim Chánh Nhật (Kim Jong-il), và là bà cô của Kim Jong-un.

Ngày 27-9-2010, bà nầy cùng chồng là Jang Song-thaek và cháu là Kim Jong-un, cả ba cùng một lúc nhảy ngang vào quân đội mang lon cấp tướng 4 sao. Ngày hôm sau, 28-9-2010, bà nhảy vào nắm chức ủy viên Bộ Chính trị đảng Lao Động của Cộng Sản Bắc Hàn.

Bà có đứa con gái tên Jang Kum-song (1977-2006) sống ở Paris theo diện du sinh. Cô nầy bị cha mẹ phản đối hôn nhân với chàng trai Bắc Hàn thường qua lại giữa Bình Nhưỡng và Paris. Lý do là người yêu của cô có “lý lịch không rõ ràng” bị xem là hạ cấp, đó là không thuộc gia đình cách mạng, hạ cấp là xuất thân từ giai cấp địa chủ, tư sản, chống đảng và Thiên Chúa Giáo. Jang Kum-song từ chối lịnh triệu hồi về nước, tự tử bằng thuốc ngủ và rượu mạnh vào ngày 15-9-2006. (29 tuổi)

Tháng 8 năm 2012, sức khoẻ bà Kim Kyong-hui sa sút vì nghiện rượu và bịnh trầm cảm.
Bà và chồng Jang Song-thaek không sống chung nhưng không ly dị. Người đảo tỵ Bắc Hàn cho biết bà nầy đã lẹo tẹo với một thanh niên dạy đàn Piano nhỏ hơn bà 10 tuổi, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì chàng trai biến mất vì bị chồng bà thủ tiêu.

4. Những vụ xử tử của Kim Jong-un

4.1. Kim Jong-un ra lịnh bắn chết tại chỗ những người vượt biên

Ngay sau khi nắm quyền lãnh đạo, Kim Jong-un ra lịnh cho lính biên phòng xả súng bắn vào những người vượt biên. Ngoài ra trang mạng Daily NK của người Bắc Hàn tỵ nạn ở Nam Hàn cho biế, cục An ninh Bắc Hàn ra lịnh trừng phạt 3 đời thân nhân những người vượt biên, biểu hiện sự bất mãn và phản bội tổ quốc XHCN.

Lực lượng biên phòng ở biên giới Bắc Hàn-Trung Cộng, lực lượng Hải quân được lịnh xả súng vào người vượt biên và tàu thuyền nghi ngờ vượt biển.

Tờ Chosun Ilbo (Nam Hàn) cho rằng biện pháp tàn khốc nầy là do bè lũ Bảy tên (Gang of Seven) đứng sau lưng vương triều Kim Jong-un.

 “Bè Lũ Bảy Tên” là bảy nhân vật cao cấp nắm giữ những cơ quan quyền lực nhất như ngành an ninh, tuyên truyền và quân đội, mà thế giới được thấy mặt khi họ đi hai bên quan tài của Kim Jong-il, vị trí giành cho nhân vật quyền lực quan trọng, khi họ đi qua đường phố Bình Nhưỡng trong ngày tang lễ.

Báo The Telegraph (Anh) cho rằng đó là lúc 7 nhân vật quyền lực nhất đứng đàng sau ngai vàng của Kim Jong-un, mới bắt đầu bước ra khỏi bóng tối của một quốc gia mà mọi việc đều chìm trong bí mật.

4.2. Số vụ xử tử gia tăng

Ngày 7-12-2013, trang mạng Soha.vn đưa tin một nghị sĩ Nam Hàn, ông Cho Won-jin, tiết lộ số vụ xử tử ở Bắc Hàn gia tăng gấp đôi so với số vụ của năm 2012.  Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) và Nhân Quyền Quốc Tế (International Federation for Human Rights) đưa ra thống kê như sau: năm 2013: 80 vụ, năm 2012: 40 vụ, năm 2010: 60 vụ. 
   
4.3. Xử bắn ở nơi công cộng.

Án tử hình ở Bắc Hàn được thi hành bằng xử bắn bằng súng máy ở nơi công cộng, bắt buộc dân chúng phải đến chứng kiến, mục đích răn đe làm gương.

Ngày 13-11-2013, theo báo JoongAng Ilbo thì 80 người bị xử bắn ở nơi công cộng vì những tội nhỏ nhặt như: lén xem truyền hình Nam Hàn, phổ biến hình ảnh khiêu dâm, lưu giữ và phân phát Kinh Thánh. 10,000 người dân ở tỉnh Wonsan bị bắt buộc phải đến sân vận động địa phương Shinpoong đế chứng kiến vụ hành quyết nầy.

Trước đó, một giám đốc 74 tuổi bị xử bắn trước mặt 170,000 người ở sân vận động Suncheon vì ông nầy đã khai gian lý lịch, là trước kia cha ông cũng có tham gia cách mạng và chính ông cũng là một người yêu nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Hãng Fox News cho biết thêm, ông nầy đã đưa mấy đứa con vào làm trưởng ban trong công ty của ông, đồng thời ông dùng điện thoại dưới hầm của công ty liên lạc đường dây quốc tế.

Sau vụ xử bắn, 170,000 người tranh nhau ra về, tạo ra hỗn loạn, dẫm đạp lên nhau làm chết 6 người và 34 người bị thương.

4.4. Giết người còn tệ hơn giết thú vật (Worse than animal slaughter)

Hãng tin Associated Press thuật lại lời của một tù nhân, một người tên Choe Kwang Ho lén rời khỏi nơi đang lao động khoảng 15 phút để bẻ trái cây, bị phát hiện và bị xử tử bằng cách nhét mảnh đá vụn vào người qua cửa miệng.

Một nữ tù nhân mang thai, cô và người yêu bị xử tử ở nơi công cộng. Sau đó, bọn cai tù mổ tử cung lấy bào thai ra đem cho chó của bọn họ ăn.

4.5. Những án tử hình tàn khốc ở Bắc Hàn

Ở Bắc Hàn, những quan chức bị xử tử một cách tàn khốc vì những tội danh rất khó hiểu.

Tội gì cũng có thể bị xử bắn. Bắc Hàn có 19 loại tội tử hình. Ngoài 17 tội được quy định trong bộ luật hình sự như “tội phản quốc”, “tội phản dân tộc” thì chắc chắn không tránh khỏi bị xử bắn. Ngoài ra, bên cạnh những loại tội bình thường mà có ghi thêm cước chú là “sẽ bị tử hình nếu tình tiết gia trọng, ví dụ như tội buôn lậu, làm tiền giả…

Các cán bộ cao cấp thì khi bị ghép vào tội “thất bại trong cải cách” hay “tham ô”, đều có lý do để đem ra xử bắn, đặc biệt là tội “bất kính hay xúc phạm lãnh tụ”.

Tội danh chỉ ghi chung chung không biết thế nào là bất kính, là xúc phạm, vì thế các đại tướng già nua, mang đầy huy chương từ trái qua phải, từ ngực xuống tới chân tỏ ra khúm núm, cúi đầu gập lưng, thái độ hết mực tôn kính, lễ phép vâng lời …trước một ông trời con, miệng còn hôi sữa chỉ vì anh ta mang họ Kim của thiên tử.

Một sinh viên nhảy vào căn nhà đang cháy chỉ để lấy cái khuôn hình của lãnh tụ Kim Jong-un ra khỏi ngọn lửa. Đó là hành động bày tỏ lòng kính trọng lãnh tụ.

Tóm lại, không ai biết rõ chi tiết có bao nhiêu loại tội tử hình, chỉ biết rằng xử bắn là việc thường thấy ở Bắc Hàn.

4.6. Cải cách tiền tệ thất bại Bộ trưởng bị xứ bắn

Hồi tháng 11 năm 2009, Bắc Hàn tiến hành cuộc cải cách tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 1959, nhưng sau cải cách, toàn bộ giá cả thị trường nội địa gia tăng chóng mặt. Nội bộ đổ trách nhiệm cho nhau và chỉ trích lẫn nhau kịch liệt, cuối cùng Bộ trưởng Tài chánh Park Nam-gi bị cách chức, bị chửi bới và đem ra xử bắn vì tội “con trai địa chủ xâm nhập vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại”.

4.7. Anh hùng dân tộc cũng bị ăn 99 phát đạn

Thượng tướng Ryu Kyong là người được xem là anh hùng dân tộc khi ông nầy lập kế bắt giữ hai nữ phóng viên Hoa Kỳ ở khu vực sông Tumen bên biên giới Trung Cộng. Đây là vụ việc đã khiến cho cựu tổng thống Bill Clinton phải đích thân tới Bắc Hàn thương lượng nạp tiền và viện trợ mà báo chí Bắc Hàn gọi là “cúi đầu xin lỗi” trước lãnh tụ Kim Jong-il. Công lao của tướng Ryu Kyong lập tức được phong hai danh hiệu Anh hùng dân tộc.

Đến tháng 11 năm 2010, Ryu Kyong được cử làm đại diện Bắc Hàn đến thương thuyết với Nam Hàn về việc Bình Nhưỡng đã phóng 100 quả đạn đại bác vào hòn đảo Yeonpyeong của Nam Hàn. Thoả thuận hoàn tất, mở đầu cho bước hội đàm cao cấp kế tiếp.

Tưởng rằng sẽ được thưởng công, nhưng khi vừa về nước thì bị kết tội “tiết lộ bí mật quốc gia” cộng thêm một loạt tội danh “trời ơi đất hởi” mù mờ, vị anh hùng dân tộc trở thành kẻ phản quốc và ra pháp trường lãnh 99 phát đạn súng máy.

Thế giới bên ngoài không rõ nguyên nhân chính xác nên cho rằng đó là đòn thanh trừng nội bộ thường thấy trong các đảng Cộng Sản về tranh giành quyền lực.

4.8. Tử hình bằng đạn súng cối để “sợi tóc của tử tội cũng không còn”    

Sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền, các vụ tử hình cán bộ cao cấp gia tăng đáng kể. Trong thời gian cả nước để tang Kim Jong-il thì Kim Jong-un đã xử tử 10 tướng lãnh trong quân đội.

Báo chí Nam Hàn đưa tin, ngay trong thời gian quốc tang, Kim Jong-un đã ra lịnh xử bắn Thứ trưởng Quốc phòng và những tướng lãnh khác trong quân đội, lý do là “vi phạm kỷ luật, bất kính trong tang lễ của lãnh tụ”

Thứ trưởng QP Kim Chol bị xử bắn với chỉ thị là “không được để sót một sợi tóc của tử tội”, cho nên phải xử dụng đạn súng cối, chỉ vì ông nầy đã uống rượu và vui cười trong thời gian để tang. (Hãng Associated Press thuật lại như sau: He was sentenced to die in such manner that his body should be completely obliterated, without any trace remaining, not even hair.). Ông bị buộc vào một vị trí mà tọa độ đã được xác định, sau một loạt súng cối, không còn gì cả, kể cả một sợi tóc. Sáng kiến của Kim Jong-un độc thiệt! Hàng ngàn người khác bị bắt giam và chịu những hình phạt do những cáo buộc vi phạm khác nhau, ví dụ như đã không tỏ ra vẻ hoàn toàn ủ rủ đau thương khi xuất hiện nơi công cộng.

5* Kim Jong-un “xử tử người tình cũ để che giấu quá khứ của vợ”

5.1. Tiết lộ quá khứ của đệ nhất phu nhân.

Kim Jong-un và vợ Ri Sol-ju

Ngày 23-9-2013, tờ báo Asahi Shimbun (Nhật) thuật lại lời của một quan chức chính phủ Bắc Hàn đào tỵ cho biết, mật vụ Bắc Hàn đã bí mật ghi lại các cuộc nói chuyện giữa những vũ nữ trong đoàn Unhasu thuộc “Lữ đoàn phụ nữ giải trí”, trong đó có tiếng nói của vũ nữ Hyon Song-wol, được cho là “người tình cũ” của Kim Jong-un. Qua cuộc đàm thoại, họ phê bình đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju như sau: “Ri Sol-ju cũng đã từng hành xử giống như chúng ta mà thôi”. “Hành xử” của đoàn phụ nữ giải trí là giúp vui cho lãnh tụ.

Câu nói tiết lộ bí mật về quá khứ của Ri Sol-ju độc hại nầy đưa đến cái chết của 12 thành viên trong đoàn ca vũ Unhasu, trong đó có “người tình cũ” Hyon Song-wol và người trưởng đoàn Mun Kyong-ju.

Người tình cũ bị xử tử - 
Hyon Song-wol 

Ngày 29-8-2013, tờ Chosun Ilbo (Nam Hàn) đưa tin, bạn gái của Kim Jong-un là Hyon Song-wol cùng 11 thành viên của đoàn Unhasu đã bị xử bắn vào ngày 20-8-2013 tại một sân bắn quân sự bằng 3 khẩu súng máy, mỗi khẩu 30 viên đạn.

90 viên đạn của 3 khẩu súng máy là tiêu chuẩn xử bắn ở Bắc Hàn. Trong cuộc xử bắn, tất cả những thành viên của đoàn Unhasu và gia đình của những tử tù bị bắt buộc phải chứng kiến cuộc hành hình. Thân nhân của những người bị bắn sau đó bị xử phạt, đưa đến trại lao động.

5.2. Tội phát tán “clip sex”

Những người bị xử bắn có liên quan đến vụ tiết lộ quá khứ không trong sạch của đệ nhất phu nhân, là Ri Sol-ju đã từng ở trong đơn vị phục vụ niềm vui cho lãnh đạo. Tội danh được công bố chính thức là đã vi phạm luật chống khiêu dâm (anti-pornography law), cụ thể là đã phát tán một “clip sex”.

Thật ra, “Clip sex” chỉ là một màn ca múa do ba vũ nữ trình diễn. Họ ăn mặc không quá hở hang lắm: quần ngắn có tua ren che phủ, ngực cũng được che kín đáo. Những bước nhảy theo nhạc ngoại quốc Aloha Oe với những cái đá chân lên cao để lộ quần lót bên trong.

Bị tội là do đã phổ biến sinh hoạt tình dục bí mật giành riêng cho lãnh tụ mà thôi. Báo Trung Cộng cho biết, đoạn video đó là lý do đưa 12 thành viên của đoàn Unhasu đến cái chết.

Để hiểu rõ quá khứ của đệ nhất phu nhân Bắc Hàn, cần thiết phải nói đến Lữ đoàn Kippumjo.

5.3. Lữ đoàn phục vụ niềm vui với 2,000 tuyệt sắc giai nhân

Phóng viên Firoze H. của đài CNN, trích dẫn lời của cựu nhân viên tình báo CIA cho biết, “Ông (Kim Jong-il) tuyển các cô gái trẻ đẹp, hấp dẫn ở tuổi học sinh trung học để tham gia vào Lữ đoàn giúp vui, phục vụ các lãnh đạo”. (He recruited attractive young girls of junior high school age to take part in “Joy Brigades” whose function was to help relax his senior officials)

Nhóm Tiếng Nói Phụ Nữ Quốc Tế (A Woman’s Voice International)  cáo buộc nhà nước Bắc Hàn tuyển chọn những gái đẹp tuổi từ 14 đến 20 để đưa vào “Lữ đoàn phục vụ niềm vui” gọi là Kippumjo, mà thực chất là phục vụ tình dục cho lãnh tụ Kim Jong-il và các lãnh đạo cao cấp. Cũng có nhiều trường hợp phục vụ cho các quan khách đặc biệt từ Trung Cộng sang. Đến 25 tuổi, các cô gái nầy được gả cho những binh sĩ hoặc cận vệ của các lãnh đạo.

Kippumjo được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Pleasure Brigade, Joy Brigade, hoặc Joy Division.

Sở dĩ gọi là lữ đoàn, vì những gái đẹp nhất nước nầy được biên chế như một đơn vị quân đội là lữ đoàn.

Lữ đoàn hộ lý phục vụ niềm vui chia làm 3 nhóm:

-        Nhóm phục vụ tình dục (Manjokjo): Satisfaction Team which provides sex

-        Nhóm phục vụ đấm bóp (Haengbokjo): Massages Team

-        Nhóm ca vũ bán khỏa thân. (Gamujo): Dance semi-nude

Kim Chánh Nhật tin tưởng rằng việc làm tình với các thiếu nữ trẻ sẽ làm gia tăng sức sống.

Vương triều của họ Kim có một căn cứ bí mật chìm dưới lòng đất, để khi có chiến tranh thì dời bộ chỉ huy xuống đó để tránh bom nguyên tử. Ở đó có hồ bơi rộng 50 m, có sân tennis và một lữ đoàn gồm 2,000 giai nhân tuyệt sắc để phục vụ “niềm vui” cho lãnh tụ.

Năm 2002, tạp chí Time có cuộc phỏng vấn cựu vệ sĩ của Kim Jong-il, vệ sĩ Lee Young Kuk nói rằng ông không thể quên được một cung điện niềm vui 7 tầng, được trang bị bằng những bar, phòng chiếu phim mini, karaoke…nơi diễn ra những tiệc tùng, nhậu rượu, tìm khoái cảm bên những cô gái xinh đẹp của Lữ đoàn phục vụ niềm vui.

5.3.1. Nhân chứng kể lại bí mật về Lữ đoàn phục vụ niềm vui ở Bắc Hàn

Ngày thứ năm 28-1-2010, lần đầu tiên cô Mi Hyang chính thức kể lại đoàn nữ hộ lý ở trong tư dinh của Vị Cha Già Dâm Tặc, sau khi cô vượt biên sang Nam Hàn.

Câu chuyện của cô Mi Hyang được giới truyền thông đánh giá là đáng tin cậy.

Cảm tưởng ban đầu của cô Hyang đối với lãnh tụ , “Ông ấy chẳng khác gì bất cứ người hàng xóm nào của tôi, mặt ông đầy những vết đốm nâu và răng thì vàng khè…Tất cả những cảm tưởng của tôi về vị lãnh tụ vĩ đại đã sụp đổ”.

Ông Joo Sung-ha, một người tỵ nạn ở Seoul, đến phỏng vấn cô Hyang và đã phổ biến câu chuyện của cô trên blog của ông, vốn được nhiều người theo dõi.

Nhật báo điện tử The National viết “Lữ đoàn văn nghệ hay lữ đoàn giúp vui gồm 2,000 cô gái xinh đẹp, được tuyển chọn cẩn thận, có nhiệm vụ “chiêu đải” vừa trong lãnh vực giải trí, vừa là dịch vụ tình dục, không chỉ riêng cho cá nhân Kim Chánh Nhật, mà còn cho các lãnh đạo chóp bu khác của Bắc Hàn.

5.3.2. Kim Jong-il rất tình cảm trong cơn say xỉn

Vị Cha Già Dân Tộc Kim Jong-il thường trở nên đa cảm trong những cơn say xỉn, và có nhiều khi tình cảm dạt dào đến nổi loạn “không can nổi”. Lãnh tụ bắt đầu khóc thút thít, sau đó nức nở, rồi gào thét lớn tiếng. Ông ta có một đam mê sâu đậm, là thích ăn bộ phận sinh dục của cá mập.

Lữ đoàn nữ binh được dành riêng một hồ bơi dài 50m, rộng 30m ngay dưới tư dinh của lãnh tụ. Kim Chánh Nhật có thể nổi tam bành với các nhân viện thuộc hạ, nhưng thường rất dịu dàng, thân thiện với những cô giúp vui.

5.3.3. Trốn thoát sau 2 năm

Mi Hyang khi đúng 15 tuổi thì có 2 người trung niên của Bộ Chính Trị đến trường nữ trung học của cô, chiêu mộ những cô giúp vui cho lãnh tụ.

Cô Hyang kể lại “Hai người nầy đứng quan sát như thôi miên vào đám con gái chúng tôi. Rồi thì, những cô diện mạo xinh xắn được đưa qua phòng kế bên để tuyển lựa cẩn thận, chỉ lấy vài người thôi, trong số đó có tôi. Sau đó, họ ghi lại chi tiết từng người về lý lịch, về điểm học. Họ còn trắng trợn hỏi tôi, là đã có ăn nằm với một người con trai nào chưa. Tôi rất xấu hổ khi bị hỏi như thế”.

Do lý lịch tự khai của Hyang, mà gia đình cô bị tố cáo là phản quốc, bị tống vào ngục chờ ngày hành quyết. Tuy nhiên, chủ tịch Kim Chánh Nhật đã trực tiếp ra lịnh che chở cho Mi Hyang. Cô không hiểu nguyên nhân, nhưng cô quả quyết rằng Vị Cha Già Dân Tộc chưa bao giờ ra lịnh cho cô phục vụ cách mạng qua công tác thỏa mãn tình dục cho lãnh tụ. Trước khi chính thức được biên chế vào lữ đoàn, các thiếu nữ phải viết bản tuyên thệ, nguyện hết lòng phục vụ và trung thành với lãnh tụ, lấy máu đầu ngón tay in vào tờ tuyên thệ.

Mặc dù Hyang tỵ nạn ở Nam Hàn, nhưng cô vẫn còn lo sợ vì nguy hiểm tánh mạng. Chính quyền Nam Hàn cũng đã cảnh giác ông Joo Sung-ha khi ông cho phổ biến câu chuyện động trời của vị Lãnh tụ kính yêu của Bắc Hàn.

Trúc Giang
Minnesota ngày 20-12-2013