17 August 2012

Hạt Điều Máu

HẠT ĐIỀU MÁU    
(08/14/2012)

Cuốn phim trinh thám chính trị nổi tiếng Blood Diamond (Kim Cương Máu) với tài tử nổi danh Leonardo DiCaprio thủ vai chính, được thực hiện vào năm 2006 với ngân sách cả trăm triệu mỹ kim, được nêu danh 5 lần trong Giải Oscar và đoạt huy chương vàng trong một số giải điện ảnh nổi tiếng khác, đã lột tả ý nghiã ghê rợn của chữ “máu” đi liền với một số những viên đá quý mà quý vị phụ nữ nâng niu trang điểm. Vào thập niên 1990, khi các cuộc nội chiến đẫm máu lan tràn tại các quốc gia Phi Châu như Angola, Sierra Leone, Cote d'Ivoire, Liberia,

Congo , các lực lượng nổi loạn đã khai thác các mỏ kim cương để lấy tiền mua vũ khí và tài trợ cho các cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền tại các quốc gia đó. Trong tiến trình sản xuất kim cương, họ bắt cóc nông dân và dân chúng, kể cả trẻ em, và lùa họ vào các mỏ kim cương. Ở đó họ bị đối xử tàn nhẫn và làm việc như những kẻ nô lệ, bị áp dụng những biện pháp thô bạo nhất để trừng phạt khi làm việc chậm chạp hay giấu trộm kim cương như chặt tay thậm chí chặt đầu hoặc bắn bỏ.

Cuốn phim Kim Cương Máu đã trình bày những hình ảnh hãi hùng, ghê rợn tại những mỏ khai thác kim cương kể trên. Vì có nguồn gốc, mục tiêu và tiến trình khai thác dính đầy máu đó mà những hạt kim cương này đã bị thế giới đặt tên là những “kim cương máu”, khác với những kim cương được sản xuất bởi những công ty đá quý bình thường. Vì mối quan tâm ngày càng gia tăng và gần đến mức tẩy chay của thế giới về “kim cương máu” nên các quốc gia sản xuất “kim cương lương thiện” đã họp lại tại thành phố Kimberley ở nước Nam Phi vào năm 2000 để tìm giải pháp ngăn chặn việc phổ biến kim cương máu.

Vào Tháng 12 năm 2000, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết quan trọng. Theo đó, kim cương khi bán ra phải có chứng minh nguồn gốc để không bị nhầm lẫn với kim cương máu mà cả thế giới khinh tởm và tẩy chay. Vào tháng 9 năm 2011, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) công bố một bản phúc trình chi tiết về tình trạng cưỡng bức lao động trong các trại cải huấn ở Việt Nam --  nơi giam giữ không chỉ những người nghiện ngập, những người bị nhiễm HIV , những tù thường phạm, mà còn cả những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm. Cũng theo báo cáo của HRW thì dù mang danh là “cải huấn” và “cai nghiện” nhưng thực tế đây chỉ là những trại tù, trong đó tù nhân bị cưỡng bức làm việc tới kiệt lực, bị hành hạ, tra tấn tàn nhẫn, và một trong những việc đáng sợ mà các tù nhân phải làm là bóc hạt điều.

Phim Blood Diamond.

Các tù nhân bị bắt lột vỏ hạt điều từ 6 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Mỗi tù nhân bị buộc phải làm từ 20 ký tới 40 ký hạt điều mỗi ngày để nạp cho ban quản lý trại giam -- so với khả năng sản suất bình thường của một công nhân bên ngoài chỉ khoảng 10 ký mỗi ngày. Ai không đạt chỉ tiêu thì bị đánh đập. Có người khi phản đối đã bị xiềng chân và biệt giam. Báo chí ở Việt Nam từng loan tin các vụ trốn trại tập thể ở nhiều nơi từ Hải Phòng, Sài Gòn, Bình Dương, Cần Thơ và một số nơi khác. Một trong những lý do chính là không chịu nổi sự hà khắc của ban giám thị.

Vỏ và mủ hạt điều chứa chất acid Cardol độc hại và càng thêm đậm đặc sau khi sấy. Mủ  làm lở loét tay chân và đặc biệt rất nguy hiểm cho mắt. Các tù nhân không được cung cấp đầy đủ găng tay, một phần vì tốn kém và một phần vì đeo găng tay sẽ làm giảm năng suất. Có người đã bị mù sau một thời gian làm hạt điều. Những nhà máy sấy hạt điều thường nằm cạnh các trại giam. Hàng ngày các nhà máy này thổi ra những cột khói vàng khè. Khi thuận gió khói này bay vào buồng giam khiến tù nhân bị cay mắt và khó thở khiến họ phải dùng khăn mặt để che.

Những bàn tay rỉ máu và ghẻ lở, bên dưới những dòng mồ hôi và nước mắt, của hơn 300.000 tù nhân tại 123 trại tù và “trung tâm cai nghiện” ở Việt Nam hàng ngày vẫn đang tiếp tục sản xuất ra những hạt điều thơm tho và béo ngậy được xuất cảng đi khắp thế giới.

Gần đây, nhân cuộc điều tra về tình trạng sức khỏa của bà Trần Thị Thúy, -- một tù nhân lương tâm bị nhà nước Việt Nam kết án 8 năm tù vì là đã đứng ra giúp nhiều dân oan cùng cảnh ngộ khiếu kiện đòi lại nhà đất -- thảm trạng tù nhân bị cưỡng bức bóc hạt điều lại một lần nữa bị phanh phui trước công luận. Cũng theo báo cáo của các tổ chức nhân quyền thì các ban quản lý trại giam ký hợp đồng với các công ty xuất cảng hạt điều và bắt tù nhân ngày đêm sản xuất cho đủ chỉ tiêu. Kỹ nghệ hạt điều đem lại cho nhà cầm quyền Việt Nam khoảng 1,5 tỉ Mỹ kim mỗi năm.

Giám đốc đặc trách Y tế và Nhân quyền của Human Rights Watch, ông Joe Amon tuyên bố: “Hàng chục ngàn người, nam, nữ và trẻ em bị cầm giữ trái với ý muốn của họ trong các trung tâm cưỡng bức lao động. Đó không phải là điều trị cai nghiện, cần đóng cửa những trung tâm này và trả tự do cho những người đó”. Tạp chí Time cũng mô tả “hạt điều máu” là một trong những hình thức cưỡng ép lao động, khai thác các nạn nhân và bệnh nhân trong các trại cải huấn ma túy của nhà cầm quyền, bên cạnh các việc khác như may quần áo, làm gạch … Phúc trình của HRW viết: “Ở Congo bên Phi Châu có kim cương máu. Ở Miến Ðiện có vòng cẩm thạch máu. Việt Nam có hạt điều máu”.

Vào ngày 13/6/2012 vừa qua, tổ chức Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ (CAMSA) mở chiến dịch báo động công luận và kêu gọi tẩy chay “hạt điều máu” và đã điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Theo CAMSA thì chiến dịch tẩy chay “hạt điều máu” từ Việt Nam gồm có các mục tiêu sau đây:

(1) Tạo ý thức trong giới tiêu thụ trên thế giới về chính sách cưỡng bách lao động của nhà cầm quyền Việt Nam;

(2) Kêu gọi giới tiêu thụ không ăn hạt điều xuất phát từ Việt Nam, và thông tin cho nhau biết những cửa tiệm nào bán hạt điều từ Việt Nam để tránh;

(3) Áp lực các công ty quốc tế ngưng nhập cảng, phân phối, hay bán hạt điều xuất phát từ Việt Nam; và

(4) Vận động các chính quyền trong thế giới tự do và các cơ quan Liên Hiệp Quốc áp lực nhà nước Việt Nam bãi bỏ chính sách cưỡng bách lao động và chấp nhận cho các cơ quan quốc tế kiểm tra các trại cải huấn và trại tù.Mục đích tối hậu của chiến dịch là giải thoát cho hàng trăm ngàn nạn nhân và bệnh nhân  khỏi tình trạng nô lệ trong các trại cải huấn và các trại tù. CAMSA kêu gọi cộng đồng người Việt tại hải ngoại đẩy mạnh chiến dịch này và vận động công chúng quốc tế nhập cuộc, và cũng kêu gọi các tổ chức cộng đồng và cơ quan truyền thông ghi danh yểm trợ chiến dịch này.

Là người Việt Nam, chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ khi mỗi ngày hàng mấy trăm ngàn những dòng nước mắt, mồ hôi, máu và mủ của đồng bào chúng ta tiếp tục đổ xuống, hòa lẫn vào những hộp hạt điều mà chúng ta đang thưởng thức. Là người tiêu thụ, điều tối thiểu mà mỗi chúng ta có thể làm để góp phần giảm thiểu nỗi khổ đau của đồng bào, đặc biệt là những tù nhân lương tâm tại Việt Nam, (cũng như những nạn nhân tương tự tại Trung Quốc) là ngưng mua hạt điều từ Việt Nam và Trung Quốc. Đây là bước đầu tiên cần làm trong các cộng đồng người Việt khắp nơi, để từ đó chúng ta có thể vận động một cách hiệu quả sự tiếp tay của cả thế giới về thảm trạng này./.
___________________
Dưới đây là một bài viết liên hệ đăng trên tạp chí TIME

From Vietnam's Forced-Labor Camps:'Blood Cashews'

By Andrew Marshall
Tuesday, Sept. 06, 2011

First there were blood diamonds from the Congo. Then blood rubies from Burma. Could blood cashews from Vietnam be next?

That's one implication of a new Human Rights Watch (HRW) report that claims cashew nuts and other Vietnamese exports are produced by drug addicts detained in forced-labor camps across the country. Those who refuse to work are beaten with truncheons, given electric shocks, locked in isolation, deprived of food and water, and obliged to work even longer hours, the report says. Joseph Amon, director of the New York City–based organization's health and human-rights division, says what's happening at the centers "constitutes torture under international law."

Titled The Rehab Archipelago, the report could potentially embarrass foreign companies doing business in Vietnam. The country is the world's largest exporter of processed cashews and the U.S.'s top supplier of the nut. China and the European Union are also major buyers. (See pictures of the 1979 China-Vietnam border war.)

Some 40,000 people are detained at the country's 123 drug-rehabilitation centers. Most must perform so-called labor therapy, which can involve sewing garments, making bricks or — most commonly — processing cashews. "If cashew importers want to ensure that their supply chains are not tainted with forced labor and abuse, they need to very closely scrutinize where they source their products," says Amon.

HRW's investigation has already compelled two companies — one Swiss, one American — to do just that. The Lausanne-based firm Vestergaard Frandsen terminated its relationship with five Vietnamese subcontractors after learning that thousands of its mosquito bed nets had been produced by drug detainees. "We take labor issues very seriously and would never condone nor accept what has happened," Vestergaard Frandsen said in a statement. "To us, even one bed net made under these conditions is one too many."

Meanwhile, Oregon's Columbia Sportswear Co. cut its ties to a Vietnamese factory after HRW alerted the firm that the factory had subcontracted work to a nearby drug-detention center without permission. "Involuntary labor of any kind violates our written contracts and policies and also our values," says Peter Bragdon, senior vice president of legal and corporate affairs at Columbia Sportswear. "We do not and will not tolerate it." (Read why being forced into military labor can be a death sentence for convicts in Burma.)

For Vietnam's drug detainees — mostly young men battling heroin addiction — cashew processing is hardly therapeutic. They spend six to 10 hours a day husking and skinning nuts. It is drab and unhealthy work: cashew oil is caustic and burns the skin. "I would sometimes inhale the dust from the skins, and that would make me cough," one man told HRW. "If the fluid from the hard outer husk got on your hands, it made a burn." For their labor, detainees are paid nothing or a few dollars a month. Even this pittance is whittled away, says HRW, since some centers charge detainees for food, lodging and what they term "managerial fees."

Vietnam's system of drug-detention centers has dramatically expanded over the past decade. There are now 123 centers nationwide, up from 56 in the year 2000, according to the report. Drug users are usually detained for two years on the authority of police and local officials, with no judicial oversight. HRW interviewed 34 people recently detained in 14 of 16 centers administered by the Ho Chi Minh City authorities. None had seen a lawyer, judge or court before or during their detention.

When those two years are up, the same officials and the center's director can — and usually do — confine them for a further two or three years for "postrehabilitation management." One former detainee tried to escape after his two-year detention had been extended by another three years. He was captured, beaten and shocked with an electric baton. Women and children are also confined: boys of 16 or 17 "were beaten the same as adults," a former detainee told HRW. (Read why Vietnam's political reshuffling won't fix a struggling economy.)

The U.S. Embassy in Hanoi acknowledged "forced labor by convicted prisoners and drug users" in a 2008 diplomatic cable published by WikiLeaks. "The practice is not widespread, however, and represents an insignificant portion (less than 0.3 percent) of Vietnam's cashew industry," says the cable. But the practice could be more widespread than U.S. officials believe. The embassy cable refers only to the cultivation of cashew trees. It doesn't include cashew processing, which is done in 11 of the 16 centers run by Ho Chi Minh City authorities and in at least four centers in the cashew-producing province of Binh Phuoc, say former detainees interviewed by HRW. Nor does the cable account for the fact that Vietnam imports far more cashews than it grows. In 2011, it will import 450,000 metric tons of raw cashews, mostly from Africa, estimates the Vietnam Cashew Association (VINACAS).

VINACAS members have never used drug detainees as laborers, insists Dang Hoang Giang, the association's secretary-general. "Vietnam is the world's largest cashew-nut exporter, and some people don't like that," he says. "Thus false allegations are made to harm our reputation." Giang invited the foreign media to witness how Vietnamese companies processed their nuts. "Nowadays factories use all kinds of modern machines. There's not much room for manual labor." The government has yet to respond to the report. Nguyen Van Minh, the Vietnamese official who heads the Department of Social Evils Prevention, told TIME he had drafted a letter in response to the report but could not talk to the media until it was approved by the central government.

Whatever the response, one fact is harder to deny: Vietnam's detention centers are terrible at rehabilitating drug addicts. Relapse rates are "officially between 70% and 80%, but most regard 95% as being closer to the real situation," reported the World Health Organization in 2009. Substitution therapy with a prescription drug like methadone is the most effective way to treat heroin addiction. But none of those interviewed by HRW received "any form of scientifically or medically appropriate drug dependency treatment," says the report. Methadone programs will certainly improve relapse rates, but they won't stop forced labor, says Amon, not while drug-detention centers profit from it. "The solution to heroin use is methadone," he says. "The solution to the centers is to close them down."

No comments:

Post a Comment