23 July 2012

Lá thư Canada tháng 7

Nguyên Trần

 1) Canada, thiên đường của phụ nữ: 

Theo cuộc thăm dò quốc tế mới đây nhất của cơ quan Trust Law được đều hành bởi công ty Thomas Reuters Foundation trụ sở chính  tại Luân Độn (Anh Quốc)thì Canada được xếp hạng nhất trong khối G20 –có thể xem như  đồng nghĩa cả thế giới- là nơi tốt nhất cho người phụ nữ. sinh sống mà rõ nét nhất là người phụ nữ Canada được nghỉ hộ sản tới mộtv năm và có lúc chính phủ dự địng gia tăng thêm thời gian nầy.

Cuộc thăm dò căn cứ trên nhiều yếu tố bình đẳng giới tính, ít bạo lực, chống nạn buôn người, hệ thống bảo hiểm sức khỏe, tự do nhân bản, phát triển kinh tế giáo dục, cơ hội làm việc, tham gia sinh hoạt chính trị…

Theo bản thống kê nầy thì tiếp sau Canada là Đức, Anh, Úc, Pháp. Nước láng giềng Mỹ  đứng hạng 6  nhưng ý kiến chưa đồng nhất vì mối quan tâm về quyền sinh đẻ và nền y tế thích nghi.

Nước áp chót là nước rất giàu Saudi Arabia, nơi người phụ nữ có học thức nhưng 65 % bị thất nghiệp vì hãng xưởng ít chịu mướn họ. Ngoài ra, phụ nữ Saudi Arabia  bị cấm lái xe và chỉ mới được quyền bầu cử vào năm 2011.

Nước đứng chót là nước nghèo Ấn Độ, nơi mà theo ông Gulshun Rehman chuyên viên phát triển y tế của tổ chức  Save the UK, phụ nữ và thiếu nữ được mua bán như động sản, tảo hôn khi mới 10 tuổi, bị thiêu sống vì những tranh chấp về của hồi môn, nhiều bé gái bị khai thác và bốc lột như lao nô trong nhà.

Thứ hạng thấp kế tiếp là Nam Dương (nơi 90% phụ nữ bị lạm dụng tình dục) Nam Phi và Mễ Tây Cơ (quốc gia có khuynh hướng trọng nam khinh nữ).

Countries From Best To Worst:

1. Canada
In Canada, 62 per cent of university graduates in 2008 were women.
2. Germany
In Germany, 83 years of age is the average life expectancy for women.
3. Britain
In the United Kingdom, 22.3 per cent of judges are women.
4. Australia
Almost 36 per cent of parliamentary seats in Australia are held by women.
5. France
In France, new moms get 16 weeks of full paid maternity leave.
6. United States
At least 60 per cent of masters degrees earned in 2008 were by women.
7. Japan
The average life expectancy of women in Japan is 87.
8. Italy
In Italy, 57.7 per cent of students enrolled in tertiary education are female.
9. Argentina
Moms in Argentina get 90 days of full paid maternity leave.
10. South Korea
In South Korea, 6 out of 10 men say they have more of a right to work when jobs are scarce.
11. Brazil
At least 250,000 children are believed to be involved in prostitution.
12. Turkey
In Turkey, 3.8 million women are illiterate.
13. Russia
At least 14,000 women die every year from domestic violence in Russia.
14. China
In 2008, 1.09 million girls were dead or "missing" at birth due to infanticide.
15. Mexico
In Mexico, 1 out of 4 women experience sexual abuse by a partner.
16. South Africa
In South Africa, 42.3 per cent of seats held in politics are by women.
17. Indonesia
At least 90 per cent of women claim to be sexually assaulted in the workplace.
18. Saudi Arabia
Women in Saudi Arabia were given the right to vote in 2011.
19. India
Almost 45 per cent of girls in India are married before they turn 18.

2) Mười thành phố đắt đỏ nhất thế giới: 

Theo cuộc thăm dò mới nhất vào ngày 12 tháng 6 năm 2012 của  viện thống kê  nhân lực trụ sở tại Luân Đôn  trên 131 thành phố lớn trên thế giới căn cứ vào giá  thành của  hàng trăm sản phẩm và dịch vụ, y phục, vật dụng, giá thuê nhà, phương tiện chuyển vận… đã liệt kê danh sách  những thành phố đắt đỏ nhất thế giới theo thứ tự như sau:1/: Tokyo (Nhật Bản), 2/: Luanda (thủ đô Angola), 3/:  Osaka (Nhật Bản), 4/: Mạc Tư Khoa (Nga), 5/:Genava (Thụy Sĩ), 6/: Zurich (Thụy Sĩ), 7/: Singapore, 8/: N’Djamena (thủ đô cộng hòa Chad), 9/: Hong Kong, 10/: Nagoya (Nhật Bản)                                       

Điều đáng lưu ý nhất là trong số  10 cái máy chém thế giới thì nước Nhật có tới 3 máy đó là Đông Kinh, Osaka và Nagoya.  Đông Kinh  nổi tiếng là đệ nhất anh hào chặt đẹp quả là danh bất hư truyền. Tôi đã từng du lịch qua đó hai lần thì thấy đúng là ngất ngư con tàu đi . Trước hết là từ phi trường  quốc tế Narita cách thủ đô Đông Kinh  chỉ 70 km về phía Tây Nam. Nếu bạn chịu chơi hay là dân business sang trọng lấy taxi thì phải trả 200 mỹ kim như chơi.  Về ăn uống thì một hôm trong chuyến đi, tôi bỗng thèm thịt heo quay bèn tìm tới khu phố tàu kêu dĩa cơm heo quay mà không để ý tới giả cả, tới chừng tính tiền thì tá hỏa tam tinh: dĩa cơm trị giá 35 mỹ kim vì thịt quay cost 40 mỹ kim /lb. Xin chào thua! (Hình: Khu phố thương mại Ninza sầm uất nhất Tokyo)

Ngoài ra, danh sách top ten các thành phố đắt đỏ trên thế giới có điều buồn cười là thành phố Luanda thủ đô Angola đứng thứ nhì, N’Djamena thủ đô Chad đứng hàng thứ 8. Nếu nói rằng Tokyo là thành phồ đắt đỏ thì còn có thể hiểu được vì nước Nhật tiên tiến giàu mạnh nhưng mà Luanda và N’Djamena là hai thành phố ở những nước chậm tiến mà cũng không khá giả  gì lại cũng đắt đỏ thì là điều chẳng ai ngờ.

Trong số top 50 có: Sydney (Úc) 11, Berne ( Thụy Sĩ) 14, Melboune (Úc) 15, Shanghai (China) 16, Beijing (China)17, Oslo (Na Uy)18, Copenhagen (Đan Mạch) 21, London (Anh) 25, New York (Mỹ) 33, Rome (Ý) 42.

Canada hoàn toàn không có tên thành phố nào trong bản phong thần. Vậy mời du khách hãy cùng nhau tới thăm Canada, trước là mua vui sau tiết kiệm

3) Lực sĩ vinh dự cầm cờ Canada diễn hành trong thế vận hội Luân Đôn 2012:

Lực sĩ huy chương vàng môn thể dục tổng hợp 3 môn triathlon ( bơi lội, đua xe đạp,chay bộ) Simon Whitfield  vừa được vinh dự chính thức đề cử đại diện Canada cầm cờ dẫn dần đầu đoàn lực sĩ Canada diễn hành trong ngày 27 tháng 7 lễ khai mạc và lngày 12 tháng 8 năm 2012   lễ bế mạc thế vận hội hội lần thứ 30 tại thành phố Luân Đôn(Anh Quốc) .

Sinh quán tại thành phố Kingston (Ontario) nhưng sốg ở Vịctoria (BC), người lực sĩ 37 tuồi nầy đã đoạt huy chương vàng môn thể dục ba môn tại thế vận hội Sydney năm 2000. Tiếp theo đó , tại thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, anh đoạt huy chương bạc. Người ta hy vọng rằng với danh dự cầm cờ Canada năm nay, anh sẽ lên đài vinh quang lần nữa.

Cũng xin nhắc lại gần đây nhất là thế vận hội mùa Đông năm 2010 được tổ chức tại Vancouver (BC), người được vinh dự cầm cờ  Canada là nữ lực sĩ Clara Hughes, người  đoạt huy chương đồng môn trượt băng tốc độ (speed-skating) 5,000m . Cũng trong kỳ thế vận hội nầy, Canada đoạt số huy chương vàng nhiều nhất 14, trong khi nước hạng nhì là Đúc có 10 và Mỹ hạng ba 9 huy chương vàng. Chính vì vậy, ủy ban thế vận hội Canada đã hãnh diện tuyên bố là Canada chiếm lĩnh đài vinh quang (Canada owns the podium) khiến báo chí một số quốc gia nhất là Anh Quốc đố kỵ. (Hình: Lực sĩ  Simon Whitfield)

Trong ba bộ môn Triathlon, Whitfield giỏi nhất là môn chạy bộ còn bơi lộ thì chỉ trung bình.

4) Ngày hội thi cỡi ngựa hàng năm ở Calgary (Calgary Stampede) và tin đồn từ Ottawa: 

Mùa lễ hội thi cỡi ngựa năm nay ở Calgary  ngoài tính cách hào hứng sôi nổi thường lệ lại có thêm một sự kiện giật gân lên quan đến sự cầm quyền của thủ tướng Stephen Harper: đó là tin đồn nữ thủ hiến Alberta Alison Redford đang dòm ngó chiếc ghế của quan tể tướng (Alison Redford eyes Prime Minister’s chair) và bà đang chuẩn bị để thay thế Harper vào năm 2015. Điều nầy có thể là sự thực vì bà Redford là một chính khách có khả năng và nhiều tham vọng. Từ vai trò một luật sư vô danh bà đã lần lượt chiến thắng nhiều đối thủ nặng ký để dành được vị thế ngày hôm nay.  Trong cuộc tranh cử tỉnh bang mới đây, ban đầu bà đã thua xa bà Danielle Smith của đảng Wildrose nhưng dần dần với bản lĩnh và thủ thuật bà đã khai thác những lỗi lầm lớn của các ứng cử viên khác của đảng Wilddrose mà tấn công vào giờ phút chót để giúp bà chiến thắng ngoạn mục.

Ngoài khả năng chính trị xuất sắc, bà còn nói thật lưu loát hai ngôn ngữ Anh-Pháp, điều nầy giúp bà càng củng cố thêm uy tín trên chính trường. Là một lãnh tụ khôn ngoan, bà đặc biệt quan tâm tới mối tương quan với Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh và danh nhiều thời gian đi lại hai nơi nầy để mưu tìm những hiệp thương kinh tế tài chánh. Mới đây, bà đã mở một văn phòng đại diện thường trực tỉnh bang Alberta tại Ottawa trên danh nghĩa là vận động sự ủng hộ của Ottawa qua các công trình khai thác dầu cát tại tỉnh bang.

Nhưng đàng sau đó, ai mà biết được những mưu đồ thầm kín của bà nhằm tạo uy tín cho cá nhân cũng như tìm sự kết nối chính trị cho tham vọng trong tương lai. Điều mà nhiều nhà bình luân thời cuộc tiên đoán là một khi Stephen Harper bị lu mờ thì bà sẽ là ứng viên sáng giá nhất.

Nhân đây cũng xin nói sơ qua về ngày lễ hội truyền thống Stampede (Stampede Festeval) Đây là mùa lễ hội lớn nhất thế giới được tổ chức hàng năm vào tháng 7 tại Calgary, là đại hội biểu diễn và thi tài cỡi ngưạ của các tay chăn bò. Đăc biệt lễ hội năm nay là lễ hội kỷ niệm lần thứ 100 đánh dấu trò chơi kỳ thú nầy  nên được tổ chức hết sức lớn lao, từ ngày 6/7 và kéo dài trong 10 ngày thu hút hơn nửa triêu người từ khắp nơi trên thế giới tới dự khán. Theo lịch sử Stampede thì khởi thủy là do những người  từ miền trung tây hoang dã bên Mỹ di cư sang bày ra trò chơi nầy như cuộc vui mùa Hè và sau đó nó trở thành lễ hội truyền thống mỗi năm. Trong dịp nầy, các nông dân xử dụng những nông trại rộng lớn để tổ chức thi tài cỡi ngựa, ca hát, khiêu vũ, ăn uống ngoài trời thâu đêm suốt sáng. Tới năm 1988, lễ hội trở nên phát triển thật qui mô, nên nhửng nông gia đã góp tiền mua một miếng đất rộng 94 mẫu để làm sân chơi chính thức .

Mỗi năm, lễ hội Stampede là dịp để các lãnh tụ các đảng phái, giới chức cao cấp trong chính phủ tới tham dự và vận động chính trị. Stampedre quan trọng tới mức đội bóng bầu dục (football) của thành phố Calgary thuộc hiệp hội CFL đã lấy tên là Calgary Stampeders.

5) Cơn heat wave Bắc Mỹ:

trong tuần lễ thứ ba của tháng 7, hai nước Canada và Mỹ đã trải qua những cơn nóng khủng khiếp. Trời nắng chói chạn , nóng bức khủng khiếp có lúc nóng trên 40 độ C. Đợt nóng đã trải dài trong 22 tiểu bang và đã có hơn 50 người chết đa số là người già vì bị khô nước (dehydrate). Riêng thủ đô Hoa Thịnh Đốn hứng chịu cơn nóng hơn 42 độ C tới độ nhiều vùng phải chịu cảnh cúp điện vì xử dụng quá nhiều máy lạnh.

Tại Toronto, ngày 17/7 độ nóng lên tới 36.4 độ cộng then đ65 ẩm trở thành 42 phá kỷ lục từ trước đến giờ. Sân cỏ khắp nơi đều bị vàng úa vì hơn hai tháng trời không một giọt mưa mặc dầu người ta đã “lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống…”

 Đã vậy các đài khí tượng còn hăm he  là đây là chưa phải là những ngày nóng nhất trong múa Hè năm nay. Nghe nói mà phát rầu.

6) Dân biểu Frank Wolf yêu cầu giải nhiệm đại sứ Mỹ tại Việt Nam: 

Dân biểu Frank Wolf thuộc tiểu bang Virginia, đồng chủ tịch uỷ ban nhân quyến Hạ Viện Mỹ, người từng sát cánh với cộng đồng Việt Nam trong công cuốc đấu tranh chống Cộng mới đây đã ra thông cáo báo chí là ông đã viết thư gởi tổng thống Obama và bà ngoại trưởng Hillary Clinton để yêu cầu cách chức đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là ông David Shear với lý do là ông nầy không chu toàn nhiệm vụ trong việc cổ súy giá trị nhân quyền tại quốc gia  mang quá nhiều tai tiếng nầy. Ngoài ra, ông than phiền đại sứ Shear trư1ơc đó đã ra thông báo hùng hồn là sẽ tiếp kiến các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam tại Tòa Đại Sứ Mỹ vào dịp lễ Quốc Khánh 4/7 nhưng sau đó thì im hơi lặng tiếng. Ông Shear trong suốt thời gian làm da95i sứ chưa hề có một tiếng nói bênh vực những người Việt Nam bày tỏ lòng yêu nước một cách ôn hòa mà bị nhà cấm quyền Cộng Sản bắt bớ đánh đập.

7) Dự đoán của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế về triển vọng kính tế Canada:

Tổ chức gồm 188 quốc gia-Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF International Monetary Fund) đã công bố hôm 16/7 là mức độ tăng trưởng kinh tế của Canada năm nay là  2.1 và cho năm tới là 2.2.

Tỷ lệ nầy tuy có hơi chậm nhưng vẫn xem như là cao nhất so với các quốc gia phát triển khác giữa lúc mà tình trạng trì trệ kinh tế (recession) còn đang ảnh hưởng trầm trọng nhất là các nước trong khu vực Liên Hiệp Âu Châu vì tính trạng suy thoái gần như là phá sản của Tây Ban Nha và nhất là Hy Lạp.

Kinh tế gia trưởng của IMF, ông Olivuer Blanchard nói rằng giữa lúc sự suy sụp kinh tế của Tây Ban Nha và Ý Đại Lợi đòi hỏi hai quốc guia nầy phải có biện pháp mạnh thắt lưng buộc bụng để cứu vãn nền kinh tế và đồng thời yêu cầu sự tiếp tay mạnh mẻ của Liên Âu mà nước Canada vẫn còn phát tiển kinh tế đuợc thì thật là điều ngạc nhiên.

Trong khi thống đốc ngân hàng Canada, Mark Carney thì tỏ ra quan ngại về mức lải suất thấp kỷ lục sẽ thu hút dân chúng thi nhau vay nợ mua nhà sẽ anh hưởng đến giá nhà tăng vọt nhưng tổng trưởng tài chánh thì trấn an rằng ngân hàng quốc gia sẽ siết chặt thủ tục vay tiền để giải quyết trở ngại trên.

8) Ottawa chấp thuận cho công ty bán lẻ Mỹ Target thay thế toàn bộ công ty Zeller của Canada: 

Chính phủ Canada đã phê chuẩn dự án của công ty Target trụ sở chính tại Minnesota (Mỹ) mua đứt 220 cửa hàng bán lẻ Zeller với tổng trị giá 1.83 tỷ gia kim và được mở thêm 135 cửa hàng với số vốn 3.5 tỷ  với điều kiện  phải bán những sản phẩm sản xuất nội địa Canada.

Lisa Gibson, phát ngôn viên Target nói: “Kế hoạch chúng tôi là sẽ bán những sản phẩm liên quan đến văn hóa như sách, báo, DVD, CD âm nhạc, họa phẩm…đã được chính phủ Canada chuẩn thuận”

Ông James Moore, bộ trưởng di sản Canada tuyên bố là việc Target mở rộng doanh thương sang Canada sẽ mang lợi ích cho công nhân, giới tiêu thụ của gia đình Canada và cho cả chính phủ.

9) Ăn nhằm cây kim chích ngừa bệnh Aids trong bánh sandwich: 

Một hành khách trên chuyến bay Delta Airlines từ Ansterdam (HòaLan) tới St. Paul, Minnesota Mỹ)  đã cắn phải miếng sandwich trong đó có cây kim dài một inch (2.5cm). Ngay sau đó mốt số chuyến bay khác cũng phát giác ra trường hợp nguy hiểm chết người tương tự và cơ quan FBI đang điều tra 4 chuyến bay của hàng Delta.

Ông James Tongue, tên người hành khách hạng business sang trọng nói ông ta  ngay lần nhai thứ hai đã cắn nhằm cây kim chích của loại thuốc chống Aids tên Truvada đã được cơ quan kiểm soát thực phẩm thuốc men (FDA) xác nhận. Cũng trong ngày đó có 6 cây kim chích khác cùng loại cũng đã được phát giác trên 4 chuyến bay Delta Airlines  mà ông James Tongue và một hành khác khác rủi ro cắn phải và cả hai cùng bị thương. Ngay sau đó, giới chức Quan Thuế và Bảo Vệ Biên Giới (CBP:Customs and Border Protection) Mỹ  cũng đã tịch cây kim thứ ba cũng nằm trong chiếc bánh sandwich. Ngoài ra, tiến sĩ Jack Drogt - một hành khách mà James tình cờ gặp nhau mấy ngày trước khi đi chung chuyến bay từ Mỹ đi Âu Châu mấy ngày trước- cũng tìm thấy cây kim trên miếng sandwich.

 James nói với phóng viên tờ Good Morning America là cây kim đã đâm vào phần trên miệng  ông làm chảy nhiều máu phải được trị thương ngay trên máy bay và bây giờ ông đang chờ kết quả xét nghiệm xem cây kim có nhiễm chất độc hại gì không.

Drogt cũng nói với Good Morning America là con trai ông đáp chuyến bay Delta khác từ Amsterdam về Atlanta cũng gặp phải trường hợp nguy hiểm như vậy. Và cậu bé nầy không giao cây kim cho giới chức thẩm quyền mà nói là sẽ dùng nó để truy tố  những ai liên hệ.

Chính phủ liên bang kể cả FBI đang điều tra xem từ phi trường Amsterdam, ai đã làm những chiếc bánh sandwich của hảng airlines catering  Gate Gourmet . Gate Gourmet là hảng cung cấp thức ăn cho máy bay lớn nhất thế giới mà địa bàn hoại động bao gồm 28 quốc gia (trong đó toàn bộ Canada) và trung bình hàng năm gồm 9,700 chuyến bay với số lượng hành khách trên 300 triệu người.

10) Xưởng đúc tiền Royal Canadian Mint sẽ lưu hành đồng kim loại 1$ may mắn (Lucky Loonie):

Một trong những xưởng đúc tiền lớn nhất thế giới là Royal Canadian Mint (RCM) của Canada vừa cho phát hành  loại tiền kim loại 1$ may mắn đợt mới nhất vào ngày 19/7 tại Calgary với sự có mặt của toàn hể hội đồng quản trị RCM. Việc công bố nầy nhằm mục đích cầu chúc thành công cho phái đoàn lực sĩ Canada  tham dự thế vận hội mùa Hè lần thứ 30 tại Luân Đôn kể từ ngày 27/7 tới 12/8.

Dân biểu liên bang Deepak Obhrai do8n vị Calgary East nói: “Đồng tiền lucky looney thể hiện lòng vinh danh của chúng ta đối với sự khổ luyện của các lực sĩ nhằm quyết tâm  mang chiến thắng về cho đất nước. Ông Ian Bennett, chủ tịch tổng giám đốc công ty RCM nói: “để chúc họ may mắn với danh nghĩa đại diện nước Canada trong các cuộc tranh tài, chúng tôi sẽ tặng mỗi lực sĩ  một đồng lucky loonie khi họ vừa tới Luân Đôn”

11) Câu chuyện của Helene Campbell hay Canada xứ của thiên đường: 

Câu chuyện bắt đầu cách nay hơn 6 tháng, cô Hélène Campbell 21 tuổi, người Ottawa trong chuyến đi Âu du thì bỗng thấy khó thở dữ dội, được chở tới nhà thương thì sau những cuộc thử nghiệm kết quả là hai buồng phổi của cô đã chai cứng nên đường hô hấp không hoạt động bình thường. Bác sĩ nói rằng cô phải thay thế cả hai lá phổi bằng không thì “so sorry, your life counts down”.

Thật không có gì đáng buồn khổ cho bằng khi tuổi thanh xuân mà tử thần đang chờ trước mặt. Ngay lúc đó cô- với sự giúp đở tích cực của  bộ y tê Canada- đã vận động trong nước Canada và cả thế giới hiến tặng mỗi người một  lá phổi trong lúc cô đã bị nghẹt thở thường xuyên phải chuyền oxygen và cô cầm bằng như đã chết. Nhưng  mầu nhiệm thay là chỉ sau thời gian ngắn là đã có rất nhiều người từ tâm trên thế giới tình nguyện ký tên hiến tặng kể cả những nơi xa xôi nhất là Úc Đại Lợi và tiểu bang Louisianna. Thế là vào ngày 6/4/2012 có nghĩa là chỉ sau 10 tuần chờ đợi, Hélène lên bàn mổ để thay hai lá phổi và cas mổ mặc dầu khó khăn nhưng đã thành công mỹ mãn.

Trả lời trước báo chí, cô Hélène rưng rưng xúc động nói qua nước mắt“ Thiệt là cả một phép mầu huyền diệu cho tôi còn sống sót. Tôi chỉ biết nói câu đa tạ muôn vàn đa tạ những ân nhân đã cứu sống tôi, cảm ơn chính phủ Canada đã tận  tình giúp đở tôi. Xin cầu nguyện ơn trên ban phước lành cho quý vị. Và tôi xin đặt tên hai lá phổi của tôi là  “lá phổi TRI ÂN” ( lungs GRATITUDE).

Qua câu chuyện của Hélène , tôi bỗng nghĩ ra nếu cô sống tại một quốc gia khác thì chưa chắc cô có hy vọng sống còn và Canada quả là thiên đường của hạ giới.

12) Thành phố Vancouver kẹt xe nhất Canada: 

Theo thống kê của hảng Tom Tom, hảng chuyên sản xuất  máy định vị toàn cầu (GPS:Global Positioning) trụ sở tại Amsterdam (Hòa Lan) đã xếp hạng chỉ số kẹt xe (congestion index) thì thành phố Vancouver kẹt xe nhất ở Canada và thứ hai ở Bắc Mỹ chỉ sau Los Angeles. Cuộc nghiên cứu dựa trên tốc độ di chuyển của các xe trong giờ cao điểm (rush hours) và giờ có thật ít xe di chuyển.

Trả lời cuộc phỏng vấn từ Luân Đôn, Nick Cohn của hảng Tom Tom nói: “ khi lái xe trên trên đường phố ở Vancouver, thời gian di chuyển sẽ tăng hơn 30% khi có ít xe cộ”.

Cũng trong bảng nghiên cứu trên, Toronto đứng hạng thứ 9, Ottawa thứ 10, Calgary 16, Edmonton 23.

Tom cho biết lý do Vancouver bị xếp hạng tệ như vậy là vì có quá ít xa lộ xuyên qua hay vòng quanh thành phố. Tuy nhiên bằng một cách thẩm định khác thì Vancouver cũng chưa hẳn tệ hoàn toàn. Tại Vancouver vào giờ cao điểm, tài xế bị trễ lối 34 phút mỗi tiếng lái xe trong thành phố , ít hơn tại  Los Angeles, Seattle và Ottawa.

Congestion Index
1. Los Angeles.
2. Vancouver.
3. Miami.
4. Seattle.
5. Tampa.
9. Toronto.
10. Ottawa.
12. Montreal.
16. Calgary.
23. Edmonton.
(Source: TomTom)
13) Khủng hoảng chính trị trầm trọng tại Ai Cập:

Chỉ một thời gian ngắn sau khi dân chúng Ai Cập thành công trong việc đứng lật đổ chê độ tổng thống Mubarak thì đất nước nầy đang lại  trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị có thể dẫn tới nội chiến. Cuộc tranh chấp quyền lực đang diễn ra cao độ giữa nhóm tướng lãnh cầm quyền lâm thời qua Hội Đồng Tối Cao Lực Lượng Võ Trang-HĐTCLLVT (Supreme Coucil of the Armed Forces) và tổng thống tân cử Mohammed Mursi thuộc tổ chức  Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brothehood) theo phái Hồi Giáo Bảo Căn (Islamic Fundamentalism).

Tổng thống Mohammed Mursi ngay sau đắc cử đang nói chuyện nước non với hai tướng lãnh chỉ huy HĐTCLLVT: tướngMohamed Hussein và tướng Samy AnanSCAF-Morsi

Câu chuyện khởi đầu từ ngày 14/6 , HĐTCLLVT ra quyết định giải tán Quốc Hội dân cử căn cứ vào một phán quyết của Tòa Án Hiên Pháp tối cao-TAHPTC (SCC-Supreme Constitution Court) là một số dân biểu đắc cử đã vi hiến. Thực ra ai cũng biết là lý do chính là quốc hội đương nhiệm có nhiều dân biểu thuộc nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo chung với tổng thống Mursi. Hơn thế nữa, HĐTCLLVT sau đó còn thừa thắng xông lên đã tự ban hành thêm luật cho họ cái quyền truất phế cả tổng thống dân cử.

Cũng không chịu kém, ông tổng thống nầy ngay sau khi nhậm chức một tuần đã ban hành sắc lệnh hủy bỏ quyết định giải tán Quốc Hội của HĐTCLLVT để triệu tập các dân biểu nhóm họp trở lại.

Như vậy đất nước vừa mới hoàn thành cuộc cách mạng lớn thì nay lâm vào tình trạng xâu xé nhau giữa một bên là phe quân đội HĐTCLLVT và TAHPTC còn một bên là  cầm đầu bởi tổng thống Mahammed Mursi và phe nhóm Hồi Giáo của ông. Và xự xung đột lần nầy xem ra còn nguy hiểm hơn thời tổng thống Mubarak nhiều.

Tình trạng căn thẳng nghiêm trọng tới độ mới đây, tổng thống Obama đã đăc cử bà ngoại trưởng Hillary Clinton tức tốc bay sang Ai Cập để gặp gỡ các phe phái để tìm cách giải quyết.

Cũng nên nói thêm  Mỹ là đồng minh quan trọng và lâu đời của Ai Cập (từ đời tổng thống Abdel Nasser vào thập niên 50). Ai Cập như là tiền đồn của Mỹ tại Trung Đông chính thế những biến động tại nước nầy luôn là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ. Mỗi năm, Mỹ vẫn viện trợ cho Ai Cập hàng tỷ đô la để giữ thế cân bằng quân sự ở Trung Đông

Chúng ta hãy chờ xem Mỹ sẽ phải đương đầu ra sao với tình trạng nhức đầu nầy.

Lá thư Canada tháng 7 đến đây chấm dứt. Xin kính chúc quý độc giả một mùa Hè vui tươi hạnh phúc bên gia đình và bạn bè. Hẹn quý vị Lá Thư Canada tháng 8.

Nguyên Trần-Toronto

No comments:

Post a Comment