31 May 2012

Cười tí tỉnh

Tại một quán ăn

Xong bữa, Bill Gates cho người chạy bàn 5 đô tiền thưởng. Sau khi nhận tiền người chạy bàn lộ nét mặt hơi khác. Bill Gates nhận ra bèn hỏi:
- Có chuyện gì vậy?
Người chạy bàn đáp:
- Cũng ngồi ăn trên chiếc bàn này, con ông đã chi 500 đô tiền thưởng. Nhưng tôi ngạc nhiên thấy cha cậu ta, người giầu nhất thế giới, lại cho có 5 đô.
Gates cười đáp:
- Cậu ta là con một người giầu nhất thế giới, còn tôi chỉ là con một người thợ cưa cây.
(Hồng Hoa lượm lặt)

(After eating, Bill Gates gave $5 to the waiter as a tip. The waiter had a strange feeling on his face after the tip.
Gates realized & asked “What's the problem?”
Waiter: “I'm just amazed because on the same table your son gave a tip of $500. But his father who is the richest man in the world gave only $5.
Gates smiled & replied: "He is son of the world's richest man, but I am the son of a wood cutter")

Ngân Hà, thơ Lan Dàm


30 May 2012

Viết theo lời kể của một cô gái người Bắc.

"Việt Cộng Con"

Đương nhiên, tên của tôi không phải là “Việt Cộng Con” rồi. Và tôi cũng không phải là Việt Cộng, xin bảo đảm một trăm phần trăm.

Tên tôi là Trinh, Trần Thị Ngọc Trinh. Tôi lấy chồng là một người Lính Việt Nam Cộng Hòa. Con trai tôi tên là Nam, cháu nay đã được năm tuổi rồi. Mỗi lần về thăm nhà, cháu luôn luôn hãnh diện khoe với ông bà ngoại:
“Ông ơi, bà ơi, cháu là con của Lính Cộng Hòa đấy.”
Tức là, tôi không có dính dáng gì đến Việt Cộng cả. Vậy thì tại sao tôi lại có cái tên... “Việt Cộng Con”?

Theo lời bố tôi kể lại, bố mẹ tôi quê quán ở Phú Thọ, sau chuyển về Hà Giang. Đến năm 1979 thì mới về Hà Nội ở. Lúc đầu, gia đình tôi không có "hộ khẩu", phải sống tạm bợ ở gầm cầu. Hàng ngày, ba mẹ tôi đi ra chợ, bến xe hàng hay là bến xe lửa xuyên Việt đứng chờ công việc làm, ai nhờ việc gì thì làm việc nấy, thông thường là khuân vác, đẩy xe, cưa cây... Kiếm được việc làm không phải dễ, vì ba mẹ tôi là dân mới tới, thường bị đám người sống lâu năm ở chợ tranh dành đuổi đi đừng ở nơi xa chứ không cho đứng ở gần chợ.

Một hôm, có một đoàn người gồm đa số là đàn bà từ miền Nam vào, nhờ đẩy hàng đi Hà Giang. Hà Giang cách Hà Nội cả trăm cây số, đám đầu nậu không biết địa thế, hơn nữa, vì Hà Giang gần núi, có nhiều sơn lam chướng khí, nên không ai dám nhận đi hàng, bọn chúng mới gọi bố mẹ tôi đến mà bố thí cho việc làm. Tưởng đi đâu chứ Hà Giang thì bố mẹ tôi sống ở đó từ nhỏ, biết từng góc rừng, từng con đường mòn xuyên qua núi. Thì ra đó là những người vợ, con của Lính Cộng Hòa bị đi tù cải tạo. Từ Hà Nội đến Hà Giang thì có xe hàng, nhưng từ Hà Giang tới các trại tù thì phải gánh hàng đi bộ nhiều ngày mới tới.

Bố mẹ tôi chịu cực khổ đưa những người khách hàng đến tận nơi, chờ họ gặp người thân xong xuôi rồi lại đưa họ trở về ga Hàng Cỏ Hà Nội. Những người này cám ơn bố mẹ tôi và tặng tiền nhiều lắm. Sau chuyến đi đó, bọn đầu nậu đứng bến có vẻ nể nang bố mẹ tôi, không dám dành mối như trước nữa. Thực ra, cũng vì không có đứa nào biết đường đi nước bước ở Hà Giang và những vùng xa xôi có trại tù cải tạo, nên bố mẹ tôi hầu như được độc quyền đưa đón thân nhân những người tù cải tạo. Những người này vừa tử tế lịch sự, vừa cho tiền thưởng khá, vì thế, cuộc sống của gia đình tôi mới đỡ vất vả. Nhờ có ít tiền, bố mẹ tôi mới... mua được hộ khẩu ở Hà Nội và cho anh em chúng tôi đi học. Trong thời gian đưa đón những người Miền Nam này, bố mẹ tôi đã được họ tin tưởng, vui vẻ nói chuyện và còn chỉ dẫn cách nấu những món ăn ở Miền Nam, như là bánh xèo, bánh phồng tôm, chả giò... Đã có một lần, một nhóm người vì phải mang theo nhiều hàng, lại già yếu bệnh tật, nên đã nhờ bố mẹ tôi vào Nam để mang hàng từ đó ra ngoài Bắc cho họ. Nhân dịp này, họ đã đưa bố mẹ tôi đi chợ mua những món hàng cần thiết và đãi bố mẹ tôi ăn một bữa no say.

Đến khi những người đi thăm thân nhân tù cải tạo vơi đi dần, bố mẹ tôi liền giải nghệ mà mở một quán ăn nhỏ, chuyên bán những “Món Ngon Miền Nam”. Thời gian đó, bất cứ món hàng nào có xuất xứ "Miền Nam" đều được dân miền Bắc thèm muốn, mua bằng hết, từ cây kim sợi chỉ, nói chi tới những Món Ngon Miền Nam. Cửa hàng của bố mẹ tôi vì thế mà lúc nào cũng đông khách.

Học xong đại học, tôi xin đi làm cho chính phủ, thời gian rảnh thì phụ bố mẹ tôi trông coi công việc. Cửa hàng bán những món ăn Miền Nam của bố mẹ tôi càng ngày càng phát triển, không những chỉ bán hàng ăn, bố mẹ tôi còn mở công ty, mua nhiều loại hàng ở Miền Nam đem ra Bắc bán nữa.

Trong thời gian làm việc, tôi đã được tiếp xúc với một số bạn bè đi du học trở về, đa số đều nói ngoại ngữ rất khá, và đều vào Sàigòn làm việc, chứ không chịu ở lại ngoài Bắc, dù rằng Hà Nội mới là thủ đô. Tôi bắt chước bạn bè, xin bố mẹ tôi cho vào Nam làm việc, nhân tiện làm đầu cầu mua hàng trong Nam đem ra Bắc.

Vào tới Sàigòn rồi, đi làm một thời gian rồi, tôi mới thấy là giữa những người giữ chức vụ cao, được 
gọi là "lãnh đạo cơ quan" mặc dù là học thức kém, tầm mức hiểu biết về việc làm rất là hạn chế, nhưng lại là những người ngồi mát ăn bát vàng, hống hách với dân chúng nhiều nhất. Càng tỏ ra khó khăn, họ càng được hối lộ và lấy đuợc nhiều tiền trong công quỹ. Những người có bằng cấp, biết làm việc và phải tiếp xúc với dân chúng nhiều như chúng tôi thì lại bị đẩy cho làm việc thật là nhiều. Và cũng vì sự hống hách quan liêu của cấp trên, mà chúng tôi bị vạ lây, bị dân chúng miền Nam ghét bỏ. Thậm chí, chỉ nhìn thấy chúng tôi, hoặc chỉ cần nghe giọng nói của chúng tôi thôi, họ đã bỏ đi, không quên nói nhỏ với nhau: "Cái đồ Bắc Kỳ... thấy ghét"

Mặc dù những điều kiện mà chúng tôi giải thích, là do cấp trên đòi hỏi, chứ chúng tôi không hề muốn làm như vậy.

Một vài lần, tôi được dịp may tiếp xúc với những người ngoại quốc tới làm việc chung với chúng tôi, họ có kiến thức rất cao nhưng lại nói chuyện rất lịch sự. Cũng có những lần tôi được tiếp xúc với vài du khách đến nhờ làm thủ tục, tôi thấy họ nói chuyện cũng thật là hòa nhã và rất hiểu biết. Tầm mắt và kiến thức của tôi được mở rộng ra, tôi muốn được đi du học để mở mang trí tuệ, và cũng để có thể giúp cho công việc làm ăn của gia đình tôi được phát triển hơn. Tôi đem việc này ra bàn với bố mẹ tôi, cả hai đều đồng ý, nhất là ông bà nội của tôi. Chọn nơi học mới là điều khó khăn hơn cả. Đa số các bạn bè của tôi chọn đi học ở Mỹ (nhất là những đứa có cha mẹ có quốc tịch đảng), tôi lại thấy Úc là xứ sở hiền hòa có nhiền nét về văn hóa nghệ thuật, nên tôi đã chọn môn học về Tài chánh ở trường Đại Học RMIT (Royal Melbourne Institute of Technology), Melbourne, nước Úc.

Dù là đã có một ít vốn liếng tiếng Anh đã học ở trường học cũng như trường đời, nhưng ngày đầu tiên đến giảng đưởng nghe giảng bài, thú thực là tôi như con vịt nghe sấm, chẳng hiểu ông Giảng viên tóc vàng nói cái gì cả, vì giọng của ông hoàn toàn là giọng Úc, khác xa với những phát âm theo tiếng Mỹ mà tôi đã từng nghe ở Việt Nam. Môn học kế tiếp thì tôi lại còn thua nặng hơn nữa, vì Giảng viên này gốc ngưởi Ấn Độ, tiếng Anh của ông còn pha nhiều âm thanh R R R thật là khó nghe.

Hai năm trời trôi đi thật nhanh, ngoài giờ học, tôi xin đi làm thêm ở những nhà hàng ăn ở đường Victoria, khu vực Richmond. Những nhà hàng này tuy bán món ăn Việt Nam nhưng đa số khách hàng lại là người da trắng, nên nhờ đó mà tiếng Anh của tôi đã khá hơn trước và cách phát âm cũng vì thế mà đổi hoàn toàn theo giọng Úc.

Cuối cùng, tôi đã học xong cái bằng Master và sửa soạn khăn gói về nước. Bạn bè của tôi đa số xin ở lại Úc làm việc và sinh sống, tôi không có ý định ở lại, chỉ muốn về phụ giúp gia đình mà thôi.

Tôi mua vé máy bay về Sàigòn trước, nghỉ ở đó một ngày gặp bạn bè rồi mới về Hà Nội ở luôn. Ngồi bên cạnh tôi là một người đàn ông trung niên, ông không bắt chuyện với tôi mà chỉ ngồi im lặng, lâu lâu lại nhìn vào cái hộp sắt gắn kín đang cầm trên tay. Mãi khi xuống phi trường Changi để nghỉ hai tiếng, ông mới mở miệng nhờ tôi cầm dùm cái hộp sắt để đứng lên lấy hành lý để trên khoang xuống. Cái hộp tưởng là bằng sắt nhưng lại là hộp bằng nhôm rất nhẹ.

Ngồi trên ghế chờ đợi, ông mới cho tôi biết đó là cái hộp đựng tro của vợ ông. Vợ ông mới qua đời tuần trước, đã được hỏa táng và ông đem về Việt Nam để ở nhà mẹ vợ, theo lời trăn trối của vợ ông trước khi chết.

Tới phi trường Tân Sơn Nhất, ông chào và cám ơn tôi một lần nữa rồi ai về nhà nấy. Tôi không biết tên ông là gì và ông cũng chẳng bĩết tôi là ai?

Một năm sau, tôi quay trở lại Úc để dự lễ phát bằng cấp cho đứa em tôi. Đang đi trên đường Victoria, thật là ngạc nhiên, tôi đã gặp lại ông khách đi chung máy bay hồi nào. Ông cho tôi biết đã đem tro tàn của người vợ về xong xuôi rồi, đã đi làm trở lại. Tôi cũng cho ông hay là tôi đã xin được việc làm và đang làm việc ở Sàigòn, nhân dịp dự lễ phát bằng cấp cho đứa em, tôi xin nghỉ một tháng để đi thăm những thắng cảnh Úc mà trong suốt hai năm đi học tôi không có thì giờ đi đâu cả. Lần này ông cho tôi số điện thoại và nói nếu tôi muốn đi chơi thăm phong cảnh, ông sẽ xin nghỉ đưa tôi đi cho vui.

Thế là chúng tôi quen nhau. Ông tên Thanh, là Lính Cộng Hòa, ngày cuối cùng của cuộc chiến, ông là một Chuẩn Úy 18 tuổi mới ra trường, đánh trận đầu tiên và cũng là trận cuối cùng của đời lính. Ông có hai đứa con nhưng chúng nó đi làm ở Tiểu bang khác, lâu lâu mới về thăm nhà, còn tôi, tôi ba mươi lăm tuổi rồi, và chưa có ý định gì về tương lai cả.

Về lại Sàigòn, chúng tôi vẫn tiếp tục emails qua lại với nhau. Có một lần ông về Việt Nam thăm tro tàn của vợ và nhân dịp đó đi chơi uống cà phê với tôi. Qua năm sau, tôi muốn trở lại Úc một lần nữa để đi thăm Đảo San Hô ở Queensland, Thanh cũng xin nghỉ để đi chơi cùng với tôi.

Thanh đã ngỏ lời muốn cưới tôi làm vợ. Suy đi nghĩ lại, tôi tuy còn độc thân nhưng đã lớn tuổi rồi (so với Thanh thì tôi còn nhỏ lắm), nên đồng ý làm vợ Thanh.

Thanh làm bữa tiệc gia đình để ra mắt tôi với hai đứa con và bạn bè. Hai đứa con của Thanh nói toàn tiếng Anh, tụi nó không có ý kiến gì, miễn thấy ba nó vui là được rồi. Lần đầu tiên gặp những người bạn của Thanh, tôi vui miệng kể lại cuộc đi chơi ở Đảo San Hô: “Thật là... Hoành Tráng chưa từng thấy. Đi xem đảo xong, chúng em đi phố mua hàng, chỗ nào cũng bán Khuyến mãi, thích ghê..”

Cả nhà đang ồn ào, tôi chợt thấy không khí có vẻ im lặng sau khi tôi nói chuyện, những người bạn của Thanh nhìn tôi có vẻ e dè lắm, họ vẫn nói chuyện, nhưng hình như không có nói chuyện với tôi. Một bà vợ của người bạnthân của Thanh đã hỏi thẳng tôi:
“Cô là... du học sinh hả? Lấy chồng già để... được ở lại Úc hả?”
Khi vào trong bếp lấy thêm đồ ăn, tôi thoáng nghe một người nào đó nói nhỏ với Thanh:
“Mày lấy... Việt Cộng Con đấy à?”
Tôi nghe Thanh trả lời:
“Đâu phải ai nói giọng Bắc cũng đều là Việt Cộng hết đâu!”
Tiệc cưới của chúng tôi mới là phiền phức, mặc dù chúng tôi chỉ tổ chức đơn giản thôi, nhưng bạn bè của Thanh nhận thiệp mời, họ đều có vẻ ngại ngùng, không muốn tham dự. Thanh nói với tôi:
“Ông Hội trưởng của anh họp cả hội lại để lấy quyết định... có dự tiệc cưới của anh hay không? Họ quyết định... đi với tư cách cá nhân mà thôi, vì dù sao cũng là bạn bè.”

Tôi ngần ngừ nói với Thanh:
“Anh ơi... nếu thấy khó khăn quá, hay là... mình đừng có lấy nhau nữa... Sao họ lại... kỳ thị với em như vậy? Em nói tiếng Bắc, vì em sinh đẻ ở ngoài Bắc, chứ em đâu có tội tình gì đâu?”
Thanh an ủi tôi:
“Em cũng phải hiểu cho họ, họ cũng như anh, đều là những người bị bọn Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm đất nước, bắt tù bắt tội sống chết đủ điều. Suốt ngày họ nghe cái giọng Bắc kỳ mạt sát họ, nó thấm vào đầu, nên không thể có cảm tình với cái giọng Bắc được. Anh hiểu em, nhưng họ chưa hiểu và chưa thông cảm cho em. Cứ để một thời gian, họ sẽ hiểu em đó mà.”
Tôi sinh đứa con trai đầu lòng, đặt tên cháu là Nam. Ngày thôi nôi, anh chị nó đến dự, vui vẻ thay phiên ẵm em, đứa con gái út của Thanh ẵm em vừa cười vừa nói: “My... baby brother” Những người bạn chúc mừng Thanh... “Đáo Mã Thành Công”.

Khi tôi tháo chiếc dây chuyền hộ mạng của tôi đeo vào cổ cho Nam, một bà ngạc nhiên nhìn sợi giây mà hỏi tôi:
- “Cái gì vậy?” 
- “Dây chuyền hộ mạng của em đấy.” 
- “Đẹp quá nhỉ! Ai khắc mà đẹp quá, hình như là hai cái mặt chữ khắc trên gỗ đen thì phải.”
Chồng tôi biết tôi có sợi dây chuyền này, nhưng coi đó là đồ nữ trang của tôi thôi, nên chẳng để ý đến. Khi thấy ai cũng nhìn vào nó, tôi vui miệng kể lại lai lịch của sợi giây chuyền cho tất cả cùng nghe:

Tôi sinh ra ở Hà Giang. Nói là Hà Giang chỉ để cho có nơi có chốn trên bản đồ mà thôi, chứ thực ra, nơi tôi sinh ra không có tên trên bản đồ miền Bắc. Đó là một nơi ở giữa rừng núi âm u không có vết chân người.

Theo bố tôi kể lại, vào thời năm 1954, khi mọi người dân đều muốn di cư vào Nam, gia đình tôi gồm có ông bà nội, ba mẹ tôi và gia đình của các bác các chú đã gồng gánh từ quê lên Hải Phòng, để xuống tầu di cư vào Nam. Khi đang ở trên đường thì gặp một đám người khác cũng nhận là đi di cư và biết có một con đường tắt đi Hải Phòng rất gần, thế là cả bọn theo chân đám người này. Đến chiều tối thì có xe hàng tới chở tất cả, nói rằng đi xe cho chóng đến nơi. Xe chở đi tới một vùng rất xa, tài xế cho mọi người xuống mà nói rằng, nghỉ đỡ đêm nay, sáng mai sẽ có xe khác tới chở thẳng đến Hải Phòng. Ai cũng vui mừng trải chiếu ra ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, có xe tới đón thật, nhiều xe lắm, xe nào cũng chở đầy người. Mọi người vui mừng kéo nhau lên xe đi Hải Phòng. Xe đi cả ngày trời vẫn không tới vùng biển như mọi người mong đợi, trái lại, xe chở mọi người tới một nơi đầy lính canh có súng. Những người lính này chĩa súng bắt tất cả ngồi im không dược hỏi han gì cả, họ khiêng từng miếng vải nhà binh tới phủ kín xe rồi bắt đầu chạy suốt đêm. Đến sáng mới tói nơi, cả bọn được đẩy xuống xe để bị chỉa súng bắt đi bộ vào trong rừng. Tới nơi, cán bộ tập họp mọi người lại, kết tội cả nhóm là đã phạm tội phản lại nhân dân, bỏ trốn vào miền Nam, bị đầy vào đây đến bao giờ được cách mạng và nhân dân khoan hồng, sẽ được về với nhân dân.

Đến lúc đó, mọi người mới biết rằng đã bị bọn Cộng sản đưa người ra dụ dỗ đi theo chúng để rồi bị đi đầy vào vùng rừng núi âm u không biết ngày về. Lâu lâu lại có từng đoàn người khác hoặc được xe chở, hoặc bị xiềng xích đi bộ ngang qua để tới những nơi xa xôi hoang vắng khác được gọi là “Cổng Trời”.

Vào khoảng năm 1960, có thêm một nhóm tù nữa được đưa tới Cổng Trời, đám người này thỉnh thoảng được ra ngoài làm rừng, họ tự xưng là “Biệt Kích Miền Nam” được thả ra Bắc để hoạt động, chẳng may bị bắt.

Tôi sinh ra vào năm 1973 ở cái vùng rừng núi âm u, trại tù của những người muốn di cư vào Nam năm 1954 và trải qua thời thơ ấu ở giữa nơi núi rừng trùng điệp không bóng người này. Khi tôi được năm tuổi, một hôm đi theo cha chặt mây, đã bị ngã xuống hố sâu. Bố tôi bất lực nhìn thân xác của tôi mà không có cách nào để cứu. May thay, một nhóm Biệt kích đi ngang, thấy vậy đã thòng dây đu xuống tận vực xâu mà cứu tôi lên và đưa cả hai bố con tôi về tận nhà. Từ đó, lâu lâu những người Biệt Kích này lại đi ngang vào thăm gia đình tôi. Người Biệt kích cứu tôi nhận tôi làm con nuôi và đã gỡ sợi dây chuyền ông đang đeo để đeo vào cổ tôi mà nói: “Tặng cho cháu cái bùa hộ mạng đó.”
Ông giải thích cho bố tôi biết, sợi dây chuyền này do ông đẽo gỗ trong rừng mà khắc thành hai chữ BK tức là Biệt Kích. Các chú này đã khuyên bố mẹ tôi nên tìm cách về thành phố mà sống, chứ đừng ở mãi nơi rừng hoang cô quạnh này mà bỏ phí cuộc đời của những dám con cháu.

Năm 1979, khi Trung cộng bắt đầu đánh Miền Bắc, những Biệt Kích đã bị đem đi nơi khác, bố mẹ tôi nhớ lời các Biệt Kích mà tìm đường trốn về Hà Nội, vì thế, tôi mới được đi học và sống cho đến ngày hôm nay.

Khi tôi kể xong câu chuyện, mọi người đều thay nhau cầm lấy sợi dây chuyền của con tôi một cách trân trọng và quý mến. Người bạn mà trước đây gọi tôi là “Việt Cộng Con” là người đầu tiên hỏi tôi:
“Gia đình của chị bị đưa đi... vùng kinh tế mới Cổng Trời đấy à?Chỉ vì muốn di cư mà bị đầy ải suốt hơn hai mươi năm trời đấy sao? Bọn Việt cộng chúng mày sao mà tàn ác thế! Cám ơn Trời Phật đã phù hộ cho gia đình chị, những người Việt Nam yêu Tự Do, còn sống được cho đến ngày hôm nay.”

Tôi mỉm cười nói thêm vào:

“Tôi cảm ơn Trời Phật và cảm ơn Chúa nữa. Ông bà chúng tôi không đi tìm Tự Do vào năm 1954 được, thì đến đời cháu tức là đời của chúng tôi, chúng tôi đã tìm được Tự Do rồi đấy. Nhờ các anh Biệt Kích Miền Nam mà tôi được cứu sống, nhờ lời khuyên của các anh mà bố mẹ tôi mới dám trốn vùng cải tạo để về được tới Hà Nội. Cũng nhờ những bà mẹ, bà vợ của những người Lính Miền Nam bị tù cải tạo mà bố mẹ tôi mói có cuộc sống đáng sống. Các anh chị thấy không, nhờ tình người, nhờ những người Miền Nam mà chúng tôi mới sống đến ngày hôm nay, chứ đâu có bác nào đảng nào cứu giúp chúng tôi đâu? Cũng vì thế mà dù có ai nói gì thì nói, tôi cũng cứ lấy người Lính Cộng Hòa mà tôi quý mến.”

Từ hôm đó, tôi thấy tất cả bạn bè của Thanh đã thay đổi thái độ với tôi. Các anh đã gọi tôi là “Chị Thanh” và các bà đã gọi tôi bằng “Trinh” hoặc là “Cô Em Gái Bắc Kỳ”.

Con tôi đã được năm tuổi rồi, cháu đã đi học mẫu giáo, tôi có thì giờ đi tìm một công việc tạm thời. Tôi tìm đến một văn phòng Luật Sư của người Việt để xin làm Điện Thoại Viên. Ông Luật Sư phỏng vấn tôi xong, nói với tôi:

“Để chú sắp xếp cho cháu làm hồ sơ nhé, còn công việc nghe điện thoại, chú sẽ tìm người khác”
Tôi thông cảm với ông Luật sư, mọi người vẫn còn... ác cảm, còn... kỳ thị với giọng nói Bắc Kỳ của tôi.

Tôi xin lỗi đã nói như vậy, nhưng thật sự tôi không biết dùng chữ gì để nói về hoàn cảnh của tôi.
Chồng tôi đã thông cảm với tôi, anh Thanh đã nói với tôi:

“Người ta nói “Cái áo không làm nên ông thầy tu” Nhưng thực sự cái áo đã làm cho người ta nhìn lầm nguời mặc nó là thầy tu. Em không những nói giọng Bắc, em còn dùng những từ ngữ mà cái đám Việt cộng thường dùng, ngay cả những người Miền Nam hay những người Lính Cộng Hòa mà nói cái giọng đó, cũng bị ghét, nói chi là Bắc Kỳ rặt như em.

Em cứ giữ cái giọng Bắc Kỳ của em, nhưng em đừng... Hoành Tráng, đừng... Bức Xúc nữa, có được không?”

Tôi suy nghĩ... Đúng! Chồng tôi nói đúng.

Nhập Gia Tùy Tục – Nhập Giang Tùy Khúc.

Tôi đã lấy chồng Lính Cộng Hòa rồi, mà tôi lúc nào cũng có cái giọng Bắc Kỳ Hai Nút (75, Bắc kỳ chín nút tức là Bắc kỳ 54) thì ai mà chịu nổi.

Bây giờ, tôi không còn... “Xử Lý” nữa, mà tôi phân tích, tôi tìm hiểu từng trường hợp mà giải quyết cho thỏa đáng. Mỗi khi đi ra ngoài đường, nghe tôi nói chuyện, không còn ai quay lại nhìn tôi rồi bỏ đi chỗ khác nữa.

Đôi khi, những ông bà bạn của anh Thanh vẫn gọi tôi là “Việt Cộng Con”

Nhưng họ nói chỉ để mà đùa dỡn mà thôi, chứ không còn châm chọc như trước nữa.

Riêng phần con tôi, cháu Nam, lúc nào cháu cũng khoe:
“Con là con của “Lính Cộng Hòa” mà!”
NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, LÀ THẾ ĐẤY.

NGUYỄN KHẮP NƠI

Lời bàn:

Thật đúng là cái thiên đường CS do chính một người thổ công miền Bắc kể lại . Những người miền Nam bại trận 1975 đã xơ xác rạc rầy rồi mà khi ra thăm nuôi thân nhân tù cải tạo tại miền Bắc còn được người dân miền Bắc coi là giầu có khá giả. Thật tôi nghiệp cho cái kiếp ngựa trâu bị đọa đầy đói khát hơn nửa thế kỷ, cũng may mà Mỹ bãi bỏ cấm vận 1992, may mà các nước Tư bản xúm vào đầu tư và Việt Kiều gửi tiền về cho thân nhân họ mới ngóc đầu dậy để được thấy tí ánh sáng văn minh. Chúng ta phải mừng cho họ. Người dân miền Bắc họ biết là bị lừa bịp mà cũng phải cắn răng chịu đựng vì chúng có lưỡi lê, chúng cai trị bằng lưỡi lê. Nay người miền Bắc hiện nắm giữ hết các chức vụ béo bở tại miền Nam , họ làm chủ hầu hết các cơ sở dịch vụ thương mại công cũng như tư lớn tại miền nam VN, đa số là đảng viên hoặc có họ hàng hang hóc với cán bộ sao vàng bảng đỏ (sang vào, bỏ đảng). Người miền nam cũ phần nhiều đi ngoại quốc hoặc bán nhà cửa đi nơi khác, chịu lép vế trước kẻ chiến thăng Winner takes it all. (TĐ)

29 May 2012

Vận Dộng Phục Hồi Sinh Hoạt Tổng Hội

Thư của Anh Chủ Tịch Hội CSV/QGHC Texas
Houston ngày 25 tháng 5 năm 2012

    Kính thưa quý Anh Chủ tịch,
    Kính thưa quý Đồng môn,

Truớc hết, nhân danh Chủ tịch Hội CSV/QGHC Texas tôi xin gởi đến quý Anh lời chào thân ái trong tình đồng môn QGHC.

Vì phải đãm nhận vai trò Chủ tịch Hội CSV/QGHC Texas trong một tình thế bất khả kháng nên chúng tôi đã phải mất chút ít thời gian chấn chỉnh nội tình. Nay mọi chuyện đã yên ổn và để tiếp nối công việc của các Chủ tịch Hội CSV/QGHC Texas tiền nhiệm về việc vận động phục hồi sinh hoạt Tổng Hội, chúng tôi xin đuợc tóm luợc diễn tiến các sự việc như sau:

Hội HC/TX với đề nghị và khuyến khích của một số hội và đồng môn đã xúc tiến vận động cho sự phục hồi Tổng Hội bằng cách gởi ra nhiều bảng hỏi ý kiến cho các Hội/Chi hội về sự nên hay không nên phục hồi sinh hoat Tổng Hội. Sự vận động này đã được các Hội/Chi hội CSV/QGHC đáp ứng tích cực và sau đây là tóm luợc ý kiến của các Hội/Chi hội trên thế giới tính đến ngày 30/8/2011 là thời hạn Hội HC/TX khóa sổ như sau:

a/ Hội/Chi hội đã đồng ý việc phục hồi sinh hoạt Tổng Hội,
1. Hội Texas
2. Hội Nam Cali
3. Hội Miền Đông (với điều kiện không theo nội quy cũ)
4. Hội Florida
5. Hội Boston
6. Hội Oregon
7. Hội Washington State
8. Hội Ontario/Canada
9. Hội Liên bang Úc châu
10. Hội Victoria/Úc châu
11. Hội New South Wales/Úc châu
12. Hội Queenland/Úc châu
b/ Hội không đồng ý:
1. Hội Vancover, Canada.
2. Hội Montreal, Canada
c/ Hội không phúc đáp nên không biết ý kiến như thế nào:
1. Hội Minnesota
2. Hội San Diego(Cali)
3. Hội Sacramento(Cali)
4. Hội Bắc Cali
d/ Theo danh sách Hội/Chi Hội có từ truớc thì các Hội sau đây đã không còn hoạt động:
1. Hội North Carolina
2. Hội Oklahoma
3. Hội Đức quốc
Như vậy, tổng số Hội/Chi hội đồng ý phục hồi sinh hoạt Tổng Hội là 12 hội trên tổng số 18 hội, là quá bán tổng số các hội còn hoạt động trong Tổng Hội trước kia. Điều này cho thấy Hội HC/TX hiện nay có một túc số ủng hộ rõ rệt để tiếp tục sứ mạng hãy còn dang dở của các BCH tiền nhiệm.

Trong khi vận động cho việc phuc hồi sinh hoạt Tổng Hội, Hội HC/TX cũng đã thu nhận được ý kiến của các hội về thể thức hoạt động của Tổng Hội là:
1. Hoạt động của Hôi/Chi Hội địa phương được độc lập nhưng không biệt lập,

2. Hoạt động chung cho tập thể CSV/QGHC cần phải được tổ chức nhe nhàng, và điều hành một cách minh thị, tự nguyện, và đồng thuận,

3. Văn bản đồng ý hoạt động chung không nên quá phức tạp mà ngắn gọn, hướng thẳng về hai điểm 1 và 2, thể hiện ý muốn, lập trường chung của tập thể.
Để thể hiện ý nguyện chung đó đồng thời để thỏa mãn nhu cầu tương thân tương trợ và bày tỏ lâp trường chung của tập thể CSV/QGHC khi cần thiết, Hội HC/TX đã đề cữ một Ủy ban Phục hồi Sinh hoạt Tổng Hội (UBPHSHTH) gồm quý đồng môn Vũ Dương Cử, Nguyễn Kim Tùng, Nguyễn Hữu Nghiệp, Peter Trần Dũng, Đinh Quang Tuệ, Đỗ Thanh Quang, Trần Ngọc Cường, Đặng Quốc Oanh, Tống Châu Khôi, Võ Thành Thật, và Nguyễn Minh Triết. UBPHSHTH đã thảo luận và đúc kết các ý kiến đồng thời soạn thảo bản Dự thảo Quy Chế Điều Hành (QCĐH) ngắn gọn đính kèm xin được gởi đến quý Anh Chủ tịch và tất cả đồng môn để duyệt xét và đóng góp thêm ý kiến để Hội HC/TX sẽ theo đó mà kiện toàn văn bản hầu chúng ta có được một QCĐH hoàn chỉnh.

Theo bản dự thảo QCĐH thì Văn Phòng Điều Hợp sẽ do các Hội luân phiên đảm nhiệm nên chúng tôi cũng mong quý Hội tình nguyện đứng vào bản danh sách luân phiên đảm nhận vai trò Văn Phòng Điều Hợp Tổng Hội cho cơ chế mới này.

Mọi ý kiến đóng góp xin quý anh Chủ tich và quý đồng môn khắp nơi gởi về cho chúng tôi trước ngày 31 tháng 7 năm 2012 theo địa chỉ điện thư của Hội HC/TX là: hanhchanhtexas@gmail.com

Rất mong quý Anh Chủ tịch và quý Đồng môn đáp ứng tích cực để chúng ta sớm có lại những sinh hoạt chung thân tình thể hiện tinh thần đoàn kết của tập thể CSV/QGHC.

Kính thư,

Nguyễn Văn Thảo
Chủ tich Hội CSV/QGHC Texas
Email: hanhchanhtexas@gmail.com

Chống cướp đất bằng mọi cách kể cả khoả thân.

Cần Thơ: 

 Trưa ngày 22-5-2012, tại lô số 49, Dự án Khu dân cư Hưng Phú (do Cty Cổ phần Xây dựng số 8 – thuộc Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư) đã xảy ra vụ việc gây chấn dộng dư luận. Hai người phụ nữ một trung niên – một trẻ đã khỏa thân, ngăn cản xe máy công trình vào thi công trên phần đất của họ. Tất nhiên chính quyền CS đã dùng bạo lực để cưỡng chế. Công an đã lôi kéo hai phụ nữ chống đối ra khỏi hiện trường và ít nhất cũng sẽ bị sách nhiễu trong một thời gian. (Tin phổ biến rộng rãi trên Internet)

28 May 2012

Việt Ngữ trước và sau 1975

Theo yêu cầu của một số thân hữu, Diễn Đàn xin đăng lại một bài viết rất hay về Việt Ngữ kiểu XHCN của tác giả Tâm Thanh. (TTR)

CHIÊU HỒI NGÔN TỪ
Tâm Thanh (Na-Uy)
Dưới một bề mặt bình yên giả tạo, Việt Nam ngày nay thực chất là một xã hội đại loạn – loạn chính, loạn pháp, thương luân bại lý và loạn ngữ.
Người tỵ nạn ra đi không mang theo hành lý nào ngoài chút di sản tinh thần, trong đó có ngôn ngữ. Trong gia đình, ta vẫn nói tiếng Việt, suy nghĩ như người Việt, và vì lý do nọ lý do kia, vẫn tiếp xúc với tiếng Việt nơi quê cũ. Người yêu tiếng Việt và để ý một chút các hiện tượng ngôn ngữ, sẽ đau lòng thấy tiếng Việt nơi đất Việt xuống dốc thê thảm. Hình bên cho thấy 10 người làm văn hóa tại Việt Nam tươi cười giữa màu đỏ chói cách mạng dưới khẩu hiệu “bánh trưng”. Một lỗi chính tả như thế trước hằng trăm (hay ngàn?) con mắt mà không ai thấy, tố cáo sự ngu dốt, nhưng ngu dốt không phải là một tội lỗi. Coi thường di sản tinh thần dân tộc mới là tội lỗi. Ráng vận động cho Vịnh Hạ Long được liệt vào hàng kỳ quan thế giới, trong khi bỏ bê tiếng mẹ đẻ, là phô trương cái cành mà hủy lấp cái gốc của văn minh – tiếng nói. Họ cử cán bộ ra ngoại quốc mở lớp Việt ngữ cho con em “Việt kiều”, trong khi cán bộ nói tiếng Việt sai, ngọng, chứng tỏ họ không định bảo tồn tiếng Việt, mà chỉ để đầu độc con nít.

Mục đích của bài này là trình bày sự bê bối của tiếng Việt tại Việt Nam bây giờ; sau đó, đặt vấn đề nên ứng xử như thế nào, trong đó tôi chủ trương “chiêu hồi” – không vất bỏ những chữ ta quen đóng dấu là “từ Việt cộng”, mà trả chúng về vị trí ngôn ngữ nguyên thủy của chúng, và sử dụng chúng một cách đúng đắn.

Nhưng trước hết những chữ nào đã bị đóng dấu lầm?

1. NHỮNG TỪ NGỮ BỊ ĐÓNG DẤU LẦM

Tôi chọn bảng “Đối chiếu từ ngữ VC và từ ngữ VNCH” (trong bài Nỗi buồn tiếng Việt sau 1975, Diễn đàn Điện tử Việt Nam) của tác giả Trần Văn Giang, làm khởi điểm bàn luận, vì nó phong phú nhất, tác giả là người nghiên cứu và viết nhiều về văn hóa, chính ông đã kêu gọi góp ý cho bảng đối chiếu công phu của ông.

Đôi khi tôi bắt chước ông, dùng chữ “VC” và “VNCH”. Nhưng tôi thích ý niệm “miền ngôn ngữ” hơn – để chỉ một bên là tiếng Việt, bên kia là đặc ngữ XHCN. Tôi cũng xin cáo lỗi trong phần chú thích ngoại ngữ tôi dùng tiếng Na-uy là tiếng quê hương mới của tôi, nhưng để độc giả ở xứ khác cũng thông cảm, tôi thêm tiếng Anh là tiếng tôi biết lõm bõm.

Trong hơn 200 cặp từ ngữ của ông TVG, tôi trích 25 cặp gồm 10 cặp đầu tiên, sau đó nhặt tình cờ

Từ ngữ VC Từ ngữ VNCH
ấn tượng - đáng ghi nhớ, đáng nhớ
bác sỹ, ca sỹ - bác sĩ, ca sĩ
bang tiểu - bang
bảo quản-  che chở, giữ gìn
bài nói - diễn văn
bèo - rẻ tiền
bóng đá - túc cầu
bổ sung - thêm, bổ túc
bồi dưỡng (hối lộ?) - nghỉ ngơi, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủ
bức xúc - dồn nén, bực tức
bất ngờ - ngạc nhiên
cách ly - cô lập
cảnh báo - báo động, lưu ý
chất xám - trí tuệ, thông minh
chế độ - quy chế
động thái - động lực
động não - vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩ
hoành tráng - nguy nga, tráng lệ, đồ sộ
huyện - quận
lý giải - giải thích (explain)
nâng cấp - nâng hoặc đưa giá trị lên
nhà khách - khách sạn
nhất quán - luôn luôn, trước sau như một
thị phần - thị trường
xác tín - chính xác
Nhận xét:

Tham luận chính trị: Quyền sở hữu đất đai ở VN

Đất: Nguồn Bất Ổn Chính Trị.
Nguyễn Quang Duy

Ổn định chính trị là một chiêu bài luôn được dùng để thu hút đầu tư quốc tế và trấn an cán bộ đảng viên về sự vững mạnh của đảng Cộng sản Việt Nam. Thế tại sao ngày 2/5/2012, Nguyễn Tấn Dũng đã phải nhìn nhận các vụ khiếu kiện đất đai tạo ra những điểm nóng là những mầm mống gây bất ổn chính trị - xã hội ? Đến ngày 7/5/2012, trong bài diễn văn khai mạc Hội Nghị Trung Ương Đảng Lần Thứ 5 về việc “sửa sai Hiến Pháp”, Nguyễn Phú Trọng yêu cầu khi bàn về vấn đề đất đai phải theo hướng “giữ vững ổn định chính trị” ?

Đất là nguồn sống của nông dân, nắm được nguồn sống của người dân là đảng Cộng sản nắm được quyền lực kinh tế và chính trị. Chả thế sáu mươi năm về trước, năm 1952, Hồ Chí Minh đã phải nhiều lần sang Tàu sang Nga xin phê chuẩn Chương Trình Cải Cách Ruộng Đất nhằm tước đọat quyền tư hữu ruộng đất của nông dân. Trong sáu mươi năm qua, phương cách độc quyền quản lý đất đai đưa Việt Nam và cả Trung Hoa, từ bế tắc này sang bế tắc khác dẫn đến bất ổn chính trị dấu hiệu cáo chung của thời đại cộng sản.

Dưới chế độ cộng sản, đảng và nhà nước quản lý đất, người dân chỉ là những người thuê đất. Theo luật do nhà nước cộng sản đặt ra năm 1993 thì nông dân chỉ được giao đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trong vòng 20 năm. Như thế năm 2013 sẽ là năm kết thúc 20 năm giao đất.

Cứ mỗi lần phân chia lại ruộng đất là mỗi lần cán bộ đảng viên địa phương có tòan quyền quyết định. Để được giữ đất nông dân phải cầu cạnh hối lộ, tạo cơ hội tham nhũng lạm quyền. Ngay cả đựơc hối lộ nhà cầm quyền địa phương có tòan quyền lấy lại đất giao cho gia đình, bà con hay những người có thể trả cho họ những khỏan tiền cao hơn.

Cứu người bị rắn độc cắn

Một phương pháp rất đơn giản
nhưng cứu người bị rắn độc cắn công hiệu cấp thời.

- Người biết phương pháp chữa trị nầy nhờ có thời gian làm việc chung với những người lính Thượng ở tỉnh Bình Long. Những anh lính nầy nói cho biết lý do tại sao người Thượng đi rừng lúc nào cũng có người đàn bà đi theo bên cạnh (để cứu cấp khi lỡ bị rắn cắn).

- Khi rủi ro bị rắn độc cắn (bất cứ loại rắn nào), nhờ người đàn bà dùng miếng bông gòn quẹt vào cửa mình, (khong dùng khi có kinh nguyệt), rồi đắp lên chỗ rắn cắn sẽ hết nọc độc ngay tức khắc. (Nếu không có bông gòn thì lấy ngón tay quẹt). Chất nhờn trong cửa mình người đàn bà làm tan biến ngay nọc độc của rắn, hay bất cứ nọc độc nào như rết, bò cạp, ong ong... đót.

- Chính bản thân Tâm Bền, mùa nắng năm 1984, trong lúc làm cỏ mía, bị rắn hổ cắn, thằng con trai tôi chạy đến nhà bà chị dâu cho hay (vì chạy về nhà tôi đường xa gấp đôi): "Bác ơi ba con vừa bị rắn hổ cắn, ba con biểu chạy đến bác, bác làm thuốc cứu ba con" (bà chị đâu đã được tôi mách trước đây khi chị cũng bị rắn cắn. Khu ruộng nhà tôi rất nhiều rắn hổ), là bà chị dâu biết ngay nên vội lấy miếng bông gòn lớn cỡ ngón tay quẹt và đưa cho con tôi cầm về và đấp ngay vào vết rắn cắn. Nhờ phương pháp chữa trị nầy mà khoảng 5 phút sau tôi tỉnh táo như không có việc gì xảy ra.

Ở địa phương tôi (xã Phước Lưu, Quân Gò Dầu Hạ (Hiếu Thiện), tỉnh Tây Ninh), nhiều người bị rắn hổ cắn nhưng được cứu sống nhờ tôi đã chỉ phương pháp nầy.

Phương pháp trị rắn cắn nầy có phổ biến trong Đặc San GỌI ĐÀN số 4 (trang 62) phát hành tháng 3 năm 2009.

Tâm Bền

27 May 2012

Giới thiệu một bài viết hay

Bài viết “Ông giáo sư dạy Sử” của Vương Mộng Long

Tháng Tư 24, 2012 bởi nguyenchan

Đôi giòng:  Thân thế và tâm tình của lão sinh viên Vương Mộng Long này khác hẳn nhiều cậu ấm sinh viên VN du học ở Pháp vào những thập niên 50,60.  Vào giai đoạn này nhiều cậu ấm du học  đã dễ dàng bị huyễn hoặc bởi những ông thầy, hoặc bạn học ở trường ( những người chịu ảnh hưởng nặng nề của học thuyết Mác!) . Một số người trong những cậu này sau này đã trở thành thân cộng, hoặc đã trở thành đảng viên hoạt động tích cực trong phong trào phản chiến ở Pháp, Canada ( vùng nói tiếng Pháp). Nhiều người trong số họ,  vài chuyến về VN sau 1975 đã có dịp cọ xát trực tiếp với các quan lại đỏ, đã nhìn ra nhiều vấn nạn xã hội, đã giúp họ nhìn ra bản chất của  chế độ, giúp họ tỉnh cơn mê muội thảm hại , như trường hợp nhà văn Nam Dao ( tiến sĩ kinh tế Nguyễn Mạnh Hùng ở Canada) mà quý vị có thể đọc bài của ông trên Blog này.

Cũng nên ghi nhận nơi đây câu viết của nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp Raymond Aron  ”Học thuyết Mác(xít) là thuốc phiện của giới trí thức Pháp sau Thế chiến II”.
ÔNG GIÁO SƯ DẠY SỬ*

26 May 2012

The Milky Way, tranh A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh


Ngân Hà
Oil on canvas
(24x24 inch (61x61 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
*

Comment của thân hữu về bức tranh Ngân Hà:

Ta đang chờ mực nước ròng
Để ta cảm thấy cõi lòng nôn nao


DQ/ 5.2012
**

Lâu quá không thấy Thi bá lên tiếng trên diễn đàn, hôm nay đọc
được ý kiến của Ngài, nhái thơ Ngài một chút để có được nụ cười

Dù cho nước lớn hay ròng,
Ta đây đều thấy cõi lòng nôn nao


MLN
**
Người Họa Sĩ Thầm Lặng

Chẳng biết ông có tốt nghiệp ở một trường cao đẳng mỹ thuật nào không. Mà nếu có cũng không biết đó là trường cao đẳng nào. Nhưng những hình ông vẽ thì không chê vào đâu được ít ra là đối với tôi một đứa bé không có tiền đi xe buýt hay xe ngựa mà cuốc bộ hai cây số tới rạp chiếu bóng Nam Quang, Chợ Đũi, hàng tuần để xem phim. Trong túi thường chỉ có 2 đồng: Một đồng năm cắc mua vé còn lại năm cắc mua một ly nước mía thơm ngon mát rượi giữa cái nóng bức tứ thời bát tiết của Sài Gòn là vừa chẵn boong. 

Phim chiếu ở rạp đủ loại, loại nào cũng mê, chẳng phải như bây giờ, phim phải hay, đạo diễn cự phách, tài tử kiệt xuất, dàn dựng tỉ mỉ, cốt truyện đặc biệt hấp dẫn mới chịu đi coi! Kỹ thuật phim ảnh và cách dàn dựng đơn sơ hơn nửa thế kỷ trước như phim thần thoại Tề Thiên Đại Thánh Hạ Trần Gian của Nhật cũng làm cho những khối óc đơn sơ của một đứa bé như tôi mê mệt.  Phim phương tây có vẻ sản xuất công phu hơn. Trẻ em đặc biệt thích những phim khoa học giả tưởng hay những phim phiêu lưu như "Sau Hồi Trống Trận", có cưỡi ngựa bắn súng trên những cánh đồng hoang dại mênh mông.

Tôi mê xem phim đã vậy lại mê cả những hình vẽ quảng cáo lớn có nhỏ có thay đổi hàng tuần dựng ở ngoài rạp, và ở trên tường hành lang mua vé. Rạp chiếu bóng quảng cáo trên báo tương đối mờ nhạt có chăng chỉ có một hoặc hai cột báo giới thiệu những phim chiếu tại các rạp trong tuần. Thế nên những tấm hình to lớn dựng trước rạp mới là phương tiện gây chú ý cho người đi xem. Riêng đối với tôi những tấm hình này còn là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác.

Lối vẽ chân dung của người họa sĩ Rạp Nam Quang xưa kia rất mới. Bây giờ khi lấy hội họa làm thú tiêu khiển, bắt đầu đào sâu tôi mới thấy rằng ông là một thiên tài đi trước nhiều họa sĩ tài ba của Bắc Mỹ. Hội họa có nhiều thể loại, riêng về chân dung, cuốn sách tôi thích nhất, lại chính là cuốn mô tả cách vẽ chân dung theo lối ấn tượng họa sĩ Rạp Nam Quang đã vẽ. Đại đa số những hình chụp lấy từ cuốn phim rửa ra đen trắng ông dùng làm mẫu ông đã đổi thành những bức họa màu: Ông đã dùng màu để diễn tả hình tượng. Từ những hình chụp halftone (giữa các sắc độ không có biên giới) ông đã tách biệt giải sắc độ liên tục này thành những mảng sắc độ khác nhau và ngoạn mục hơn nữa, dùng mầu để diễn tác các sắc độ mà ông đã tách biệt (break down) trong tâm trí.

Thật sự mà nói, theo như những hiểu biết giới hạn của tôi, thời đó chưa thấy họa sĩ Việt Nam nào học và áp dụng được kỹ thuật này. Thường thì khi vẽ chân dung (chân dung chính danh hay hình tượng nghệ thuật), người ta vẽ tóc thì đen, môi thì đỏ, má thì hồng. Thế thôi. Nhưng Người HS Rạp Nam Quang đã đi trước một bước trước khá dài mà ít ai để ý, mặc dù ai cũng công nhận những tác phẩm "chóng qua" của ông rất đẹp.

Vẽ chân dung, ông là họa sĩ bậc thầy. Một tài năng mình hằng ngưỡng mộ như thế mà tôi không biết tên. Tiếc thay!

A.C.La

Tác phẩm mới của nữ sĩ Thụy Khê

"Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc"
Nhà Xuất Bản Tiếng Quê Hương: Giới-Thiệu Tác-Phẩm Nhân Văn Giai Phẩm Của Thuỵ Khuê

Tác giả : Tâm Việt

Khoảng hơn 100 khách hằng quan-tâm đến văn-học nghệ-thuật trong vùng đã có mặt chiều Chủ-nhật 20/5 vừa qua tại Ernst Cultural Center của Trường Đại-học NOVA, khuôn-viên Annandale, để dự một sinh-hoạt khá ý nghĩa, đó là việc giới-thiệu nhà xuất bản Tiếng Quê Hương do nhà văn Uyên Thao chủ-trương với sự tiếp tay của nhà văn Trần Phong Vũ ở Cali và một số bạn thiết thân ở trong vùng.

Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương

Phần đầu, theo MC Nguyễn Văn Khanh, được dành cho việc giới-thiệu nhà xuất bản Tiếng Quê Hương.  Lên giới-thiệu người chủ-trương nhà xuất bản đó là nhà thơ Hoàng Song Liêm.  Theo ông, nhà văn Uyên Thao và chính ông là những người hiếm có còn lại ở trong vùng mà đã bắt đầu sinh-hoạt viết lách và chữ nghĩa từ những năm đầu thập niên 1950 ở Hà-nội.  Tình bạn gắn bó này đã theo cho đến ngày nay và ông Liêm rất hãnh diện được thấy bạn mình vẫn kiên trì trên con đường làm văn-hoá cho tới ngày nay khi ông đã ở tuổi trên 70, gần 80.

Đến lượt nhà văn Uyên Thao lên, ông cho biết là Tiếng Quê Hương đã hoạt-động được trên 10 năm và tính đến nay, đã ra được 53 đầu sách.  Mặc dầu vậy, ông cho rằng đó mới chỉ là một hạt muối bỏ biển trong nỗ lực của người Việt hải-ngoại đưa ra sự thật về đất nước.  Ông đưa ra trường-hợp của một người đàn bà thật đáng thương tên Trần Thị Hằng, vì bị xã-hội Cộng-sản ở quê nhà hoàn-toàn bỏ rơi, đã phải làm nghề bốc bùn lên làm gạch đến nỗi các ngón tay bị hư hỏng.  Cuối cùng, Trần Thị Hằng đã phải lấy dao, cắn răng để mà chặt những ngón tay hỏng của mình.  Ông cho rằng những trường-hợp như vậy đầy dẫy ở Việt-nam hôm nay và cần phải được nói lên.  Đó là động-cơ thúc đẩy ông bao nhiêu năm nay nhằm ra những cuốn sách đứng đắn nói lên thực-trạng của đất nước.

Ra mắt sách "Nhân Văn-Giai Phẩm và vấn-đề Nguyễn Ái Quốc"

Cái đinh của buổi ra mắt hôm Chủ-nhật là sự hiện diện của nhà phê-bình, nhà biên khảo Thuỵ Khuê đến từ Paris với ông chồng là kỹ-sư Lê Tất Luyện.  Sở dĩ bà có mặt ở Mỹ lần này là để ra mắt một tác-phẩm đồ sộ mà bà đã bỏ ra 20 năm trời để hoàn-tất: cuốn Nhân Văn-Giai Phẩm và vấn-đề Nguyễn Ái Quốc, một tác-phẩm gần 900 trang và cũng là tác-phẩm thứ 53 của nhà xuất bản Tiếng Quê Hương.
Theo lời mở đầu của MC Nguyễn Văn Khanh thì cuốn sách không thể chỉ gọi là một cuốn sách bình-thường, nhà văn Tưởng Năng Tiến đã gọi đó là một "pho sách" và chính anh Nguyễn Văn Khanh muốn gọi đó là một "thư-viện về Nhân Văn-Giai Phẩm."

Người được mời lên giới-thiệu nội-dung cuốn sách là ông Nguyễn Minh Diễm, cựu-giám-đốc Ban Việt-ngữ Đài Á Châu Tự Do.  Theo ông Diễm, đây là một cuốn sách lý-tưởng, đầy đủ nhất về phong trào các nhà văn, nhà thơ, và một số bộ mặt trí-thức nổi của miền Bắc (cộng-sản) nổi lên vào những năm 1956-58.  Sớm nhất trình bầy về phong trào này ở miền Nam là một cuốn sách rất giá trị, cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc của tác-giả Mặc Định, bút-hiệu của học-giả Hoàng Văn Chí, ra năm 1959 ở Sài-gòn.  Nhưng phải đợi đến nay ta mới có được một cuốn lịch-sử cặn kẽ về phong trào này dựa lên không những các tài-liệu "đánh" phong trào này như cuốn Bọn Nhân Văn-Giai Phẩm trước Toà án Dư luận (Nhà xb Sự Thật, Hà-nội, 1959) gồm 83 bài viết bỉ ổi, xuyên-tạc nhằm đánh cho tan tác cái phong trào này; tác-giả Thuỵ Khuê, để tìm cho đến ngọn nguồn của vấn-đề đã phỏng vấn được một số người then chốt trong cuộc vận-động cho tự do của người cầm bút này như nhà thơ Lê Đạt, người tổ-chức Nguyễn Hữu Đang, nhà văn và hoạ-sĩ Trần Duy, nhà thơ Hoàng Cầm, nhạc-sĩ Văn Cao.  Bên cạnh đó, Thuỵ Khuê cũng đã nói chuyện và đọc thật kỹ mấy tác-phẩm cuối đời viết bằng tiếng Pháp của luật-sư Nguyễn Mạnh Tường.  Tổng-kết hết cả những thông tin này, nhà biên khảo Thuỵ Khuê đã dựng lại được cho lịch-sử văn-học nước nhà một kỷ-niệm-đài mà không gì có thể bôi xoá được dù như đó là âm-mưu, là ý muốn của Đảng CSVN.

Phần cuối của chương-trình là dành cho chính tác-giả Thuỵ Khuê.  Bà lên cám ơn các bạn bè của bà, nhất là nhà văn Lê Thị Nhị, một người bạn từ tiểu-học ở tuổi lên 10, và nhà sách Tiếng Quê Hương đã cho bà cơ-hội đến trình bầy về những động-cơ nào bà đã đeo đuổi việc viết nên cuốn sách này.  Từ rất sớm, khi còn ngồi ở ghế nhà trường bà đã thắc mắc về phong trào này rồi quyết tâm tìm cho ra manh mối.  Cơ may đến với bà là trong một chuyến đi về VN vào năm 1993, bà đã gặp được Văn Cao và một số người.  Rồi trong thời-gian làm việc với Đài phát thanh RFI (Radio France Internationale), bà đã có dịp phỏng vấn Lê Đạt khi ông được sang Pháp.  Rồi chuyện này dẫn đến chuyện kia và bà đã hoàn-tất được cuốn sách như ta có ngày hôm nay.

Được biết, bên cạnh phần dành cho phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, cuốn sách còn dành hơn 100 trang để đào sâu việc ai là tác-giả cuốn Procès de la Colonisation française (Bản án Thực-dân Pháp) và một số bài trong báo Le Paria (Người cùng-khổ) mà sau này được gán cho Hồ Chí Minh.  Theo Thuỵ Khuê, đây là một sự tiếm danh trắng trợn khi ta biết là tiếng Pháp của Hồ Chí Minh trong thập niên 1920 rất kém, không thể nào viết nổi những bài mà tác-giả đích-thực là những người như Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền.

Có thể nói buổi ra mắt đã rất thành công.  Nói với Nguyễn Thành Công của Đài SBTN Hoa-thịnh-đốn, Thuỵ Khuê cho là đã không ngờ sự chú ý và tham-dự đông đảo đến như thế của rất nhiều bộ mặt văn-hoá và văn nghệ ở trong vùng.  Buổi ra mắt hoàn-toàn không có văn nghệ phụ diễn.

Tâm Việt
(NT giới thiệu)

Kính thông báo: Tin Buồn


Vừa được tin chuyển tiếp từ Huynh trưởng Trần Huỳnh Châu (ĐS5) cho hay:

Đồng môn BÙI NHƯ SƠN
(Cựu Sinh Viên Học Viện QGHC Sài Gòn, Khóa ĐS11)
Vừa mãn phần lúc 6:30 sáng (giờ bên Đức) ngày 24 tháng 5 năm 2012.

Kính thông báo đến quý đồng môn khắp nơi.
Cám ơn ơn Huynh trưởng Châu đã thông báo
.**
Nguyễn Văn Sáu

25 May 2012

Thơ Ý Nga

Lý Tống bị toà kết luận có tội

SAN JOSE (theo báo San Jose Mercury News) – Anh hùng Lý Tống bị bồi thẩm đoàn ở San Jose hôm Thứ Năm, 24 tháng 5 n ăm 2012,  kết luận có tội trong 4 tội danh, 2 đại hình và 2 tiểu hình, nhưng được tha bổng trong tội danh nặng nhất, trong vụ xịt hơi cay vào ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng khi ca sĩ này trình diễn ở Santa Clara năm 2010.

Bồi thẩm đoàn   tuyên bố Lý Tống có tội trong 2 tội đại hình: Sử dụng hơi cay, và đột nhập với ý đồ gây tội phạm. Cũng bị có tội là 2 tội tiểu hình: Tội tấn công, và tội chống cự khi bị bắt.
Theo yêu cầu của công tố, tòa cho đưa Lý Tống vào tù ngay.

Mức án tối đa cho tội này là 3 năm 8 tháng tù, nhưng có thể ông Tống chỉ bị một ít thời gian tù. Ngày tuyên bố mức án được ấn định là 22 tháng 6.

Bồi thẩm đoàn không quyết định được là chất mà Lý Tống xịt vào Đàm Vĩnh Hưng là gì. Bên công tố cho là hơi cay, nhưng Lý Tống biện hộ tại tòa là nước hoa trộn với nước mắm. Tuy nhiên, họ kết luận là dù là chất gì thì cũng không phải là vũ khí chết người.

Vụ án khởi đầu với một buổi đại nhạc hội tại Santa Clara Convention Center ngày 18 tháng 7, 2010, với hai ca sĩ chính là Mỹ Tâm và Đàm Vĩnh Hưng.

Lý Tống mua vé ngồi hàng ghế thứ hai, và tới dự buổi ca nhạc trong bộ đồ phụ nữ, đội mũ. Khi Đàm Vĩnh Hưng trình diễn bài “Trái tim không ngủ yên,” Lý Tống, vẫn trong bộ đồ phụ nữ, tới sát sân khấu, cầm bó hoa vẫy chào Đàm Vĩnh Hưng.

Ngay đúng lúc ca sĩ này cúi xuống nhận hoa, Lý Tống xịt hơi cay vào mặt ca sĩ

24 May 2012

Tại Cuộc Họp Của NATO

Cựu Chiến Binh Ném Trả Huy Chương

By Mary Wisniewski | Reuters

CHICAGO(Reuters) - Gần 50 cựu chiến binh Hoa Kỳ trong buổi biểu tình chống cuộc họp của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã ném huy chương xuống đường để bày tỏ sự chống đối của họ đối với cuộc chiến Iraq và Afghanistan do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Một vài cựu chiến binh đã khoác binh phục bên ngoài chiếc áo thun mặc bên trong có in chữ phản đối chiến tranh, nghẹn ngào khóc khi giải thích hành động của họ. Còn những cựu chiến binh khác thì gấp cờ trong khi kèn đồng trổi nhạc chiêu hồn tử sĩ “Taps”, lễ nghi quân cách dùng trong các đám tang binh sĩ. Cựu chiến binh Zach LaPorte đã phục vụ ở Iraq năm 2005 & 2006 nói “Huy chương là tiêu biểu cho sự anh hùng. Nhưng tôi không cảm thấy anh hùng. Tôi cảm thấy không xứng đáng với những huy chương này.” Zach LaPorte 28 tuổi là chuyên viên cơ khí ở Milwaukee nói rằng anh xin vào lính bộ binh năm 19 tuổi vì anh cảm thấy rất ít cơ hội tiến thân. Lúc bấy giờ anh không đủ phương tiện để tiếp tục ở lại đại học. Anh nói “ Tôi mục kích thường dân thương vong và bị bắt trong một cuộc chiến tranh mà tôi coi như sự chiếm đóng bất hợp pháp một quốc gia có chủ quyền.” Anh bày tỏ sự vui mừng vì Hoa Kỳ đã rút lui khỏi Iraq, nhưng anh không tin đồng minh quân sự NATO sẽ rời Afghanistan.

Vào ngày Chủ Nhật, Tổng Thư Ký NATO Fogh Rasmussen đã khai mạc cuộc họp thượng đỉnh 2 ngày gồm 26 đồng minh, tuyên bố rằng sẽ không có sự rút lui khỏi Afghanistan một cách vội vã.

Một cựu chiến binh từ New York chỉ cho biết tên mình là Jerry nói rằng “ Tôi không còn muốn dính líu tới những thứ đó nữa. Tôi chọn lựa đời sống của con người hơn là chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc.”

Các cựu chiến binh hy vọng sẽ trao những tấm huy chương đó cho đại diện của NATO nhưng họ chỉ có thể đến gần hàng rào cản ngoài trung tâm sinh hoạt cộng đồng McComick Place, cách nơi họp của TT. Obama và các vị lãnh đạo khác một dãy phố. Các cựu chiến binh đã ném huy chương của họ về phía trung tâm sinh hoạt cộng đồng.

Matt Howard 29 tuổi, đã phục vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến từ 2001 tới 2006 - phát ngôn viên của Tổ Chức Chống Chiến Tranh Iraq - nói rằng tỷ lệ tự tử trong số cựu chiến binh trở về rất cao. Và anh cho rằng “Những tấm huy chương này không đáng giá bằng mảnh vải và sắt in trên đó. Nó là hình ảnh của những chính sách thất bại.”

Còn trung sĩ Bộ Binh Hoa Kỳ giải ngũ Alejandro Villatoro ở Chicago, đã phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược Iraq năm 2003 và Afghanistan năm 2011 nói rằng anh đang phải chịu đựng những căng thẳng (stress) và suy nhược (depression) sau cuộc chiến và trả lại ba tấm huy chương – một huy chương “Chống Khủng Bố”, một do tham gia chiến tranh Iraq và một huy chương của NATO do tham gia vào chiến tranh Afghanistan. Anh mong cuộc chiến Afghanistan chấm dứt. Trước khi ném những tấm huy chương này đi, anh nói “ Chẳng danh dự gì trong những cuộc chiến này. Chỉ là điều tủi hổ.”

(Editing by Greg McCune and Stacey Joyce)
Bản dịch của Đào Văn Bình

Tìm Ai, thơ cảm đề

"Non Nước Hữu Tình", sơn dầu, A.C.La

TÌM AI

Tình anh thác đổ cuồng lưu,
Trắng trong dòng nước,suối reo lưng đèo,
Đá sừng sững, cây cheo leo,
Tìm ai, ẩn khuất, hắt hiu, mịt mù.
*
Có ai không - mãi đợi chờ?
Thời gian lẫn với hững hờ không gian,
Tìm ai trong buổi chiều tàn,
Cho lòng hoang dại, ngút ngàn nhớ nhung!

Pt Minh Hưng

23 May 2012

Tin đáng chú ý

Kinh tế Hoa lục có dấu hiệu suy yếu

Tú Anh

Khủng hoảng thế giới gây thiệt hại cho Hoa Lục. Chính quyền Bắc Kinh giám sát giá cả nhu yếu phẩm đang leo thang. Vụ Thống kê cho biết lạm phát giảm đôi chút nhưng sản xuất công nghiệp cũng tăng chậm, khoảng 9%, tỷ lệ thấp nhất trong ba năm nay. Mức tăng trưởng của nền kinh tế hạng nhì thế giới đã yếu hơn dự báo.

Trước hết , về phần tin vui cho Bắc Kinh là vật giá tăng chậm lại. Giá cả sụt 0,1% trong tháng qua so với tháng ba 2012. Tuy nhiên, tính trên một năm, giá cả tại Hoa Lục vẫn tăng đến 7% và tác động đến sức mua của các gia đình có mức thu nhập khiêm tốn. Đa số ngân sách của thành phần này là để dùng mua thức ăn. Do mãi lực thấp, dân chúng cũng bớt mua sắm làm cho khối lượng hàng bán ra cũng bị giảm theo.

Nếu vấn đề lạm phát được xem là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ổn định xã hội tại Hoa Lục, thì đây không phải là mối lo duy nhất của chính quyền. Mức sản xuất công nghiệp chỉ tăng 9% trong tháng tư là tỷ lệ thấp nhất trong ba năm qua.

Chính hai chỉ số tiêu dùng và sản suất cùng suy giảm làm tan vỡ hy vọng của chính phủ muốn thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng cho Hoa Lục lên cao trong năm nay. Tỷ lệ này đã từ 9,7% trong quý một 2011 đã xuống còn 8,1% trong quý một năm 2012.

Đại Hội Duy Ngô Nhĩ toàn thế giới tại Tokyo gây căng thẳng Nhật-Hoa

Tú Anh

Trong vòng năm ngày kể từ thứ hai 14/05/2012, Tokyo đón tiếp đại hội toàn thế giới của phong trào Tân Cương đòi độc lập. Chủ tịch «Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới» bà Rebiya Kadeer đến Nhật Bản hôm nay. Động thái của Tokyo cấp visa cho thành viên một tổ chức chính trị ly khai gây bất bình cho Bắc Kinh.

Theo tổ chức Duy Ngô Nhĩ tại Nhật bản, chính phủ Nhật đã cấp visa cho lãnh đạo phong trào Duy Ngô Nhĩ, bà Rebiya Kadeer, từ thứ năm tuần trước. Bị Hoa Lục lên án là «khủng bố và phá hoại đoàn kết dân tộc», nhiều người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị truy bức, bị tù đày và một số phải lưu vong.

Những năm trước đây, Đại Hội Duy Ngô Nhĩ thế giới, có cơ sở tại 20 quốc gia, tổ chức hội nghị hàng năm tại Hoa Kỳ và Đức. Đây là lần đầu tiên phong trào Tân Cương ly khai chống Bắc Kinh kéo về một thủ đô Á Châu tổ chức đại hội .

Ngày hôm qua, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Lục, Hồng Lỗi, lên án Tokyo cho phép lãnh đạo một phong trào «có liên hệ với khủng bố và chống lại Hoa Lục» công khai tổ chức hội nghị.

Bà Rebiya Kadeer, xuất thân là một doanh nhân, hiện sống lưu vong tại Hoa Kỳ từ khi gia đình bị an ninh Hoa Lục truy bức tịch thu tài sản . Tổ chức do bà lãnh đạo bị Bắc Kinh quy tội «xúi giục» cuộc nổi dậy tại Tân Cương vào tháng 7 năm 2009 làm hơn 200 người chết.

Sự kiện bà Rebiya Kadeer đến Tokyo vào ngày hôm nay còn trùng hợp với hội nghị thượng đỉnh Nhật-Hoa-Hàn tại Bắc Kinh gồm các Thủ tướng Yoshihiko Noda, Ôn Gia Bảo và Tổng thống Lee Myung Bak.

Vì sao Nhật Bản đón tiếp một tổ chức ly khai chống lại chính quyền Trung Quốc? Trả lời phỏng vấn của RFI tiếng Pháp, chuyên gia quan hệ quốc tế Thierry Antoin Kellner từ Bruxelles giải thích : «Tokyo muốn cho quốc tế thấy rằng Nhật Bản là một quốc gia thật sự bảo vệ các quyền dân chủ, trái với Hoa Lục là một chế độ nơi mà quyền tự do ngôn luận bị cấm đoán».

Quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh hiện nay cũng có một số căng thẳng do tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Đông và Nhật nghi ngờ Hoa Lục trả đũa bằng biện pháp kinh tế, giảm xuất khẩu đất hiếm, nhu cầu sinh tử của ngành công nghiệp điện tử của quần đảo Phù Tang.


22 May 2012

Hồi ký trong trại tập trung CS

Lương Y Như Từ Mẫu

Tác giả : Chu Tất Tiến

(Viết cho tháng của Mẹ)

Ngày trước, các cụ thường nói: “Có gian nan mới biết mặt anh hùng.” Trong cuộc đời thường, ai cũng giống ai, nghĩa là người nào việc nấy, mỗi người đều có những bổn phận riêng tại các vị trí riêng nên khó phân biệt ai thực sự là người tốt, ai khoe khoang, ai “nổ”, ai thích làm ác, hại bạn bè. Nhưng đến khi vào chỗ hung hiểm, gian nguy, thì các đức tính cũng như thú tính đều bộc lộ ra rõ rệt, không thể dấu diếm.

Tháng 4 Đen xẩy đến như một giấc mơ kinh hoàng cho người miền Nam. Tất cả các suy tư, việc làm, đời sống đều bị xáo trộn. Riêng với các Sĩ Quan, Công Chức cao cấp, thì cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn. Tất cả đều bị tập trung vào các trại tù khổ sai mà người ta, với chủ trương muốn tiêu diệt các tù nhân từ từ, đã đặt tên là “trại Học Tập Cải Tạo”. Tại đó, các cấp bậc Tướng, Tá cũng như Bác Sĩ, Kỹ Sư, Giáo Sư, hay Sĩ Quan cấp Úy đều bị cào bằng trong một môi trường đói khổ, lao động triền miên. Nhiều người đã gục ngã vì bệnh tật, vì bị xử bắn, hay tự sát. Những người còn lại cố gắng sống sót để chờ ngày phục hận. Và cũng từ chốn khổ sai đầy ải mà nhân cách con người nổi lên rõ nét. Có những anh hùng, sống hiên ngang, chết cũng lẫm liệt, ngược lại, cũng có những người trở thành yếu đuối, biến chất thành những tên “ăng ten” hèn hạ, bán đứng anh em. Trong số những người vẫn giữ bản chất trí thức của mình, có nhiều vị y sĩ lúc nào cũng thực hiện đúng lời thề Hypocrate khi xưa, đem hết khả năng của mình để cứu đồng đội, thực hiện đúng câu “Lương Y Như Từ Mẫu” trong khi điều kiện làm lương y, có thể nói là vô cùng hạn hẹp hoặc chẳng có chi.  Cá nhân người viết bài này đã được cứu sống vài lần từ một số bạn bè y sĩ trí thức đó cho nên mỗi lần đi khám bệnh tại xứ Mỹ đầy tiện nghi này, đặc biệt là ở California với rất nhiều y sĩ Việt Nam, tôi lại nhớ tới những tháng ngày còn ở trong tù, và so sánh những người y sĩ ở đây với những y sĩ trong tù để nhận ra những vị đầy lương tâm chức nghiệp đáng quý trọng hay chỉ làm việc để trả nợ học hành và tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong giới thượng lưu.

21 May 2012

Tin bóng đá

Giải EURO 2012

Giải vô địch Âu Châu EURO 2012 sẽ được tổ chức từ 8 tháng 6 tới 1 tháng 7 tại hai nước Balan và Ukraine. Trân khai mạc giữa Ba Lan và Hy Lạp sẽ thi đấu tại sân vận động National Stadium, Warsaw (Ba Lan) vào ngày thứ sáu 8 tháng 6 và trận chung kết bế mạc sẽ diễn ra tại sân Olympic Stadium,Kiev(Ukraine) vào ngày chúa nhật 1 tháng 7. Hiện nay, việc sắp toán đã xong như sau:
* Toán A: Ba Lan, Nga, Hy Lạp, Tiệp Khắc

* Toán B: Hòa Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Đan Mạch

* Toán C: Tây Ban Nha, Ý, Ái Nhĩ Lan, Croatia

* Toán D: Anh, Pháp, Thụy Điển, Ukraine
Bây giờ hãy còn quá sớm để tiên đoán kết quả cuộc thi tài nhưng

các nhà bói toán Âu Châu đã sờ mu rùa mà nói rằng: dẫn đấu toán A là Nga, toán B là Hòa Lan, toán C Tây Ban Nha và toán D là Anh Quốc.

Tôi cũng bắt chước làm thầy rùa đoán rằng cổ xe tăng Đức sẽ vào chung kết với lực lượng xung kích Tây Ban Nha. Chờ xem nha.

Euro là giải bóng tròn lớn thứ hai chỉ sau World Cup và cũng được tổ chức 4 năm một lần. Vô địch Euro năm 2008 là Tây Ban Nha thắng Đức 1-0.

Canada tổ chức giải World Cup phụ nữ 2015

Canada chính thức được giao tổ chức giải bóng tròn thế giới phụ nữ 2015 . Cũng như giải World Cup và Euro Cup, Women’s World Cup cũng tổ chức 4 năm một lần. Women’s World Cup năm 2011 đã được tổ chức tại Đức mà Nhật đội underdog hoàn toàn nhờ may mắn thắng đội favorite Mỹ bằng penalty shoot out sau khi hòa nhau 2-2 ở giờ thi đấu chính thức và extra time.

Đặc biệt trong kỳ 2015 nầy, số đội tuyển tham dự sẽ gia tăng từ 16 lên tới 24, và tổng số trận đấu cho giải tăng từ 32 lên 52. Như vậy cuộc tranh tài chắc chắn sẽ hào hứng sôi nổi hơn.

Đề cập tới Women’s World Cup, ông Sepp Blatter, chủ tịch Liên Đoàn Bóng Tròn Quốc Tế FIFA (Fédération Internationale de Football Association) nói tại Quốc Hội Canada khi công bố chấp thuận cho Canada tổ chức Women’s World Cup 2015: “ Vào một ngày năm 1995, khi chúng ta tổ chức giải bóng tròn thê giới phụ nữ lần thứ nhì là tôi đã liều lĩnh.Và tôi đã nói tương lai của nền bóng tròn là ở phụ nữ. Đó là sự liều lĩnh.Nhưng nếu ai không dám liều thì không bao giờ có cơ hội. Kỳ World Cup tới đây sẽ vô cùng vĩ đại.Một hiện tượng quốc tế chưa từng có sẽ được diễn ra tại Canada”

World Cup 2015 sẽ bắt đầu trong tháng 6 tại 6 thành phố Edmomnton, Montreal, Ottawa, Vancouver, Winnipeg và Moncton(NB).

Thành phố Toronto không tham gia giải nầy vì bận tổ chức giải Pan American Games 2015.

Viết xong tại Toronto 20/05/2012

Nguyên Trấn

20 May 2012

Cười tí tỉnh

Adam và Eva là người nước nào?

Một người Pháp, một người Mỹ và một người Viêt Nam tranh luận xem Adam và Eva là người nước nào.

Người Pháp nói: “Họ trần truồng và hoan lạc ngay trước mặt Thượng Đế, lãng mạn như thế, chỉ có thể là dân Pháp”.

Người Mỹ nói: “Họ tự do luyến ái. Lẽ ra có thể sống hạnh phúc, chỉ cần đừng đụng đến điều cấm, nhưng với khát vọng tự do, họ vẫn không chịu sự cấm đoán đó, thì chỉ có thể là dân Mỹ”.

Cuối cùng, người Viêt Nam nói: “Không áo, không quần, nhà cửa chẳng có, thậm chí đến ăn một trái táo mà cũng bị cấm, thế mà vẫn luôn miệng bảo là đang sống nơi Thiên Đường, thì rõ ràng là dân ... Việt Nam thời CS là cái chắc!”

Giai Thoại Văn Chương

Từ Một Câu Thơ, Tìm ra hai ông Tư Mã

Trần Mộng Lâm.
Tặng các bạn Chu Văn An, B1B2 57-60.

Làm thơ rất khó, mà nhiều khi đọc thơ cũng không dễ gì.

Gần đây, tôi có phóng bút viết một bài về cà phê, nhân khi nhận được một bài thơ rất hay của thi sĩ Lan Đàm, người bạn tài hoa của chúng ta. Bài thơ có tên: Ở Quán Trưa, Một Ngày Đông. Hai câu cuối của bài thơ có thể coi như gói ghém tâm sự của thi sĩ khi nhớ về dĩ vãng và ngậm ngùi cho hiện tại đau buồn. Xin chép lại 2 câu cuối nếu như có bạn nào chưa được đọc :
Quán trưa, chợt nhớ người xa.
Lạnh vai Tư Mã, mình ta ngậm ngùi.
Bài viết của tôi, không hiểu nhờ một cơ duyên nào , đến tay một cô bạn cũ học Couvent des Oiseaux. Dĩ nhiên dân Couvent thì , nếu nói về thơ của Lamartine, Beaudelaire được, chứ thơ Tầu thì chắc họ không thể nào “thấm” như mấy đứa CVA chúng mình. Bởi vậy cô bạn viết cho tôi và hỏi : Vai Tư Mã nghĩa là gì ?

Lẽ ra, tôi phải hỏi anh Lan Đàm trước khi trả lời, nhưng vốn hay láu táu, lại thấy hai chữ “người xa”, tôi nghĩ ngay đến một chuyện tình. Mà một trong các chuyện tình lừng danh thế giới, không thể không nhắc tới chuyện tình Tư Mã Tương Như và giai nhân Trác Văn Quân. Bởi vậy tôi trả lời cô bạn tôi, là câu thơ nói đến người thi sĩ phóng lãng hào hoa nhất mực, Tư Mã Tương Như.

Tư Mã Tương Như tự Tràng Khanh ra đời trước công nguyên. Ông đa tài, văn hay, đàn giỏi. Khi lìa quê lên Tràng An để đi tìm công danh, sự nghiệp, đến con sông đầu làng, đi qua chiếc cầu, ông viết trên cầu câu thơ :
Bất thừa cao xa tứ mã, bất phục quá thử kiều.
Có nghĩa là :
Không ngồi xe cao 4 ngựa, không qua lại cầu này nữa.
Lên đến Tràng An, ông chẳng làm được chuyện gì ra hồn, chỉ rong chơi khi nước Lương, khi ngước Thục. Đến đâu cũng chỉ dùng ngọn bút với cây đàn để giao thiệp với bằng hữu, khét tiếng ăn chơi. Một hôm, được mời đến dự tiệc tại nhà một viên ngoại tên là Trác Vương Tôn. Mọi người đã nghe tài Tư Mã Tương Như nên yêu cầu ông đàn cho mọi người thưởng thức một bản đàn. Vốn Tư Mã Tương Như đã được nghe biết là Trác Vương Tôn có một cô con gái sắc nước hương trời, một giai nhân có một không hai. Hôm đó, nàng cũng lấp ló sau rèm để nghe Tư Mã Tương Như đàn. Ông này muốn trêu ghẹo và quyến rũ nàng Trác Văn Quân, nên gẩy khúc Phượng Cầu Hoàng nghĩa là con chim trống khẩn cầu con chim mái ban bố chút tình yêu. Sau đây chúng ta thử đọc bài Phượng cầu Hoàng này :
Phượng hề, phượng hề quy cố hương.
Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng.
Thời vị ngộ hề vô sở cương.
Hà ngộ kim tịch đăng tư đường,
Hữu diệm thục nữ tại khuê phường.
Thất nhĩ ngân hà sầu ngã trường
Hà duyên giao cánh vi uyên ương.
Tương hiệt cương hề cộng cao tường
Câu đầu là lời con chim trống gù con chim mái: Em ơi, em ơi, về với cố hương. Nhưng ăn tiền nhất có lẽ là 2 câu cuối :
Ước gì giao kết uyên ương.
Hai ta rồi sẽ bốn phương vui vầy.
Trác Văn Quân nghe tiếng đàn, mê mẩn. Đang đêm thu xếp hành lý cuốn gói đi theo Tư Mã Tương Như. Hai vợ chồng lúc đầu vất vả, nhưng sau cùng cũng được áo gấm, phong lưu trong đời nhà Hán. Chuyện Tình hai người còn ghi dấu tích trong văn học VN.

Bích câu Kỳ Ngô viết :
Cầu Hoàng tay lực nên vần,
Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào.?
Đoạn Trường Tân Thanh:
Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu,
Nghe ra như oán như sầu phải chăng?
Nguyễn Bính, trong bài thơ “Hoa với Rượu”, cũng có câu :
Như truyện Tương Như và Trác thị.
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng,
Vườn cam trắng xóa hoa cam rụng.
Tôi với em Nhi kết vợ chồng.
Ông Nguyễn Bính cặp bà Nhi và ví hai người như chàng Tư Mã Tương Như và nàng Trác Văn Quân.

Bây giờ trở lại với lá thư giải đáp của tôi cho người đẹp Couvent, tôi ba hoa chích choè về cặp tài tử giai nhân này cũng được mấy trang giấy và lấy làm đắc chí, gởi email qua Lan Đàm để lấy điểm, hy vọng ông thi sĩ này sẽ khen ngợi tài thưởng thức và làm đẹp thơ ông. Nhận được email, Lan Đàm gữi lại tôi nguyên văn như sau:

Bạn hiền.

Bạn“bé cái lầm rồi”. Tư Mã đây không dính dáng gì đến Tư Mã Tương Như của Trác Văn Quân đâu. Đây là một chức quan mà vua Đường phong cho Bạch Cư Dị khi ông bị tội, phải biếm ra đất trích Giang Châu, nơi mà ông sáng tác bài hành tuyệt tác Tỳ Bà Hành . Trong hai câu cuối của bài hành , ông tự xưng  mình là Giang Châu Tư Mã,  cái tên từ đó theo ông suốt cuộc đời và cho tới tận bây giờ, khi người ta nhắc đến ông:
Tọa trung khấp hạ thùy tối đa.
Giang Châu Tư Mã Thanh Sam Thấp.
Phan Huy Vịnh dịch là :
Lệ ai chan chứa hơn người.
Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh.
LĐ tôi mượn hình ảnh Tư Mã này để nói đến cái thân phận của mình sau 30 tháng 4 mà thôi. Ông Tư Mã Bạch Cư Dị bị biếm ra Giang Châu, "Từ xa kinh khuyết bấy lâu, Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai", nhưng vẫn hy vọng có ngày  được trở lại đế kinh rộn ràng xe ngựa, còn mình ???

Thơ của bạn đến với tôi như một gáo nước lạnh, Nhà thơ có những tư tưởng cao quý thế mà mình vô tình giải thích ý thơ một cách trần tục, khiến câu thơ kém hay.

Bạch Cư Dị khác với Tư Mã Tương Như ở chỗ thơ ông nghiêm trang, không nhảm nhí, có chiều sâu hơn nhiều. Ông người Thiểm Tây, 5 tuổi đã học làm thơ. Ông lớn lên trong thời khói lửa, binh đao. Lớp vua chúa thì cao sang, lớp dân lao động thì đói rách. Ông phản đối sự bất công này nên bị dèm pha, phê phán nên đang làm quan trong triều, ông bị biếm đi làm một chức quan nhỏ tại một nơi khỉ ho cò gáy, tuy ông đỗ Tiến Sỹ năm 20 tuổi. Ở chốn lưu đầy này, ông viết bài Tỳ Bà Hành và bài này đã được phổ biến rộng rãi.

Thơ Bạch Cư Dị gắn bó với đời sống, với xã hội. « Làm thơ thì phải vì thực tại mà viết, làm văn thì phải vì thời thế mà làm ». Bài Tỳ Bà Hành của ông gửi gấm tâm sự, những nỗi buồn thầm kín, riêng tư của tác giả. Một người mang tâm sự hẩm hiu,bất đắc chí, thông cảm và xót xa người ca nữ trong câu chuyện, gặp cảnh éo le, bị đời vùi giập.

Một bữa ở Giang Châu, Bạch Cư Dị  xuống bến Tầm Dương, là một thắng cảnh, trong một đêm trăng sáng, vầng trăng thu vằng vặc, sóng nước bập bềnh, ông ngồi trong thuyền, nghe văng vẳng một tiếng đàn, khi lâm ly, lúc dào dạt, lúc xúc động xao xuyến, vẳng ra từ một chiếc thuyền gần đó. Ông ghé thuyền, gặp người kỹ nữ, và cảm thấy 2 người cùng tha phương lưu lạc như nhau, nên đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, người kỹ nữ xuất thần gẩy nên những tiếng đàn tuyệt diệu, nói lên được cái cảm xúc, cái bồi hồi của con tim. Nghe tiếng đàn, thốt nhiên Bạch Cư Dị cảm xúc lai láng, tình cảm tuôn tràn. Ông sáng tác ngay bài thơ, đọc cho cô nghe. Nghe xong, cô xúc động, đưa những ngón tay mềm mại bấm trên các phím đàn. Mỗi tiếng đàn là một giọt lệ rơi. Trăng vẫn sáng trên cao, sóng nước vẫn bập bềnh, bầu trời vẫn khi tỏ, khi mờ vì sương khói, nhưng những tiếng nhạc vẫn rơi xuống trong vắt như những giọt mưa rơi, làm giông bão trong lòng người. Tôi dùng bản dịch của Phan Huy Vịnh :
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách.
Quạnh hơi thu, lau lách đìu hưu.
Người xuống ngựa, khách dừng chèo.
Chén Quỳng mong cạn, nhớ chiều trúc ti.
Say những luống ngại khi chia rẽ.
Nước mênh mông đượm vẻ gương trong.
Đàn ai nghe vẳng bên sông.
Chủ khuây khoả lại, khách dùng dằng suôi
Tiếng đàn là tiếng đàn của người kỹ nữ :
Tay ôm đàn che nửa mặt hoa.
Vặn đàn mấy tiếng dạo qua.
Dẫu chưa nên khúc, tình đà thoảng bay.
Nghe não nực mấy giây buồn bực.
Dường than niềm tấm tức bấy lâu
Mày chau, tay gẩy khúc sầu.
Dãi bầy hết nỗi trước sau muôn vàn
Tiếng đàn người kỹ nữ thật điêu luyện :
Dây to nhường đổ mưa rào.
Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng.
Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy.
Mâm ngọc đâu bỗng nẩy hạt châu.
Trong hoa oanh ríu rít nhau.
Nước tuôn róc rách chẩy mau xuống ghềnh
Nước suối mạnh, dây mành ngừng đứt.
Ngừng đứt nên phút bật tiếng tơ.
Ôm sầu, mang giận ngẩn ngơ.
Tiếng tơ lặng ngắt, bây giờ càng hay.
Đánh đàn mà như vậy, thế gian hiếm thấy.
Người nghe đàn buồn. Người đánh đàn ôm nhiều tâm sự. Cuộc đời đầy dẫy những bất công, những khổ ải. Nỗi đau này biết tỏ cùng ai. Đêm nay, hữu tình ta lai gập ta, nhưng chúng ta không thể mãi mãi gần nhau được. Sẽ có lúc phải chia tay, em đã khổ, mà ta cũng không hơn gì nơi đất trích. Khi chia tay lệ rơi xuống , sướt mướt :
Lệ ai chan chứa hơn người.
Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh.
Thi Sĩ Lan Đàm đã mượn hai câu cuối này để nói lên tâm trạng của mình: Cuộc lưu đầy nơi đất trích này bao giờ thì chấm dứt. Khi nào ta tìm lại được Quê Hương, đất nước của chúng ta. Lời thơ cao siêu, ý tưởng trầm buồn. Một mùa đông, trong quán cà phê, ghế trống sắp đầy để đợi bạn đến để tâm sự. Bạn không đến, quanh đi, quẩn lại, ta lại mình ta, cô đơn với nỗi buồn xa xứ :
Quán trưa, chợt nhớ người xa.
Lạnh vai Tư Mã, mình ta ngậm ngùi!
Ông Tư Mã này không thể là ông Tư Mã kia đuoc. Tôi đã lầm,và xin lỗi Lan Đàm. Nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao trong lúc ngậm ngùi về cuộc lưu đầy như thế, ông vẫn còn nhớ tới người xa. Thì ra, trái tim người thi sĩ bao giờ cũng có những ngăn dành cho tình yêu. Và khi thi sĩ nghĩ tới đất nước sau 30 tháng tư, như ông đã viết, ông vẫn còn nghĩ tới một bóng hồng nào đó của dĩ vãng.

Già rồi, ông nên quay về với mấy cây lan đi.Trồng lan là một thú vui tao nhã lắm, nghe lời tôi di, bạn hiền.

TRẦN MỘNG LÂM

18 May 2012

Thơ Trần Văn Lương

Dạo:
     Quê hương vẫn mãi đọa đày,
Sao người đành đoạn tiếp tay bạo tàn.
Thư Không Niêm Gửi Bạn
(Thay lời một vị thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang kẹt ở VN gửi người bạn cũ ngày xưa đã vượt biên nhưng nay lại viện dẫn đủ mọi lý do để về vui chơi)
Gửi nhờ tập vé số trên tay,
Chống nạng đến đây để gặp mày.
Hụt hẫng thấy mày ngồi giữa quán,
Đang cùng bầy cán bộ vui say.
Không muốn bị mang tiếng quấy rầy,
Khi lòng đang thất vọng chua cay,
Nên đành mượn tạm vài trang giấy,
Viết bậy đôi câu gửi tới mày.
                 *

Mày hãy cùng tao nhớ lại ngày,
Cùng mày trong bóng tối chia tay,
Mày thề rằng nếu Trời cho thoát,
Mày ắt không quên mối hận này.
Từ đó, trong đau đớn dập vùi,
Bọn tao mòn mỏi đợi tin vui.
Ngờ đâu hạnh phúc lùi xa mãi,
Nghĩ đến quê hương lại ngậm ngùi.
Mày trở về chơi đã lắm lần,
Lúc thì viện cớ gặp người thân,
Lúc theo "từ thiện" tìm danh vọng,
Hí hửng vô tròng bọn ác nhân.
Hàng vạn hàng trăm các hội đoàn,
Tranh đua làm thiện thật gian nan.
Hân hoan vì chút hào quang giả,
Họ đã an nhiên giúp bạo tàn.
Mày cũng lần theo đóm múa may,
Hết quà lại cáp phát rền tay.
Tiền Tây, tiền Mỹ xài như rác,
Lầu các thi nhau mọc dẫy đầy.
Mày biết dân đây được những gì,
Khi đoàn cứu trợ đã ra đi?
Đất đai ngập lụt, nhà tan nát,
Ngơ ngác trên tay một gói mì!
Biết chăng vì những đứa như mày,
Sự thật quê nhà chẳng chịu hay,
Hãnh diện ta đây về "cứu viện",
Nên bầy quỷ đỏ hiện còn đây.
Mày có biết mày đã tiếp tay,
Nuôi dân cho chúng để rồi nay,
Chúng càng thêm có đầy phương tiện,
Để khiến dân ta mãi đọa đày.
Cả bầy chúng vẫn sống xa hoa,
Xuất ngoại đầu tư, sắm sửa nhà,
Con cái tiêu ra hàng bạc triệu,
Đồng tiền đó liệu lấy đâu ra?
Mày so với chúng được bao lăm,
Tỷ phú tiền Tây chúng cả trăm.
Của cải một thằng trong Bắc phủ,
Thừa nuôi dân sống đủ nhiều năm.
Phải chăng vì cật ấm cơm no,
Mày lại mơ màng chức vị to,
Nên mới trở cờ o bế giặc,
Qua sông ngoảnh mặt với con đò?
Tao xót xa nhìn lũ bạn thân,
Ngày xưa vượt biển lắm gian truân,
Nay khuân tiền bạc về quê cũ,
Góp sức nuôi bè lũ hại dân.
Bạn mình giờ lắm kẻ giàu sang,
Áo gấm xênh xang rộn xóm làng.
Có đứa vênh vang bằng cấp lớn,
Hùa theo lũ ngợm chống Cờ Vàng.
Có thằng may mắn lắm đồng ra,
Thơ thới về đây, bỏ vợ nhà.
Có đứa làm sui gia với giặc,
Ra ngoài trở mặt líu lo ca.
Thấy miệng mày thoa mỡ nói năng,
Lòng tao chua xót chợt hay rằng,
Xuống thuyền mấy đứa đêm hôm đó,
Giờ đã "vinh quy" đủ bấy thằng!
Tao tưởng bao năm ở nước ngoài,
Chúng mày phải biết rõ hơn ai,
Ngày ngày đọc thấy nhiều tin tức,
Sao lại vô tâm được thế này?
Lần cuối cho tao nói một lời:
Nếu còn người trở lại ăn chơi,
Đua đòi danh lợi, buôn "từ thiện",
Thì chớ mơ chi chuyện vá trời.
                     *

       Nắng chiều cuốn xác lá trôi,
Bóng đôi nạng gỗ đơn côi ngược dòng.
Trần Văn Lương, CH8
Cali, 5/2012