20 October 2011

Tin đáng chú ý

Học giả Tàu chối bỏ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển

Vào hôm qua, 17/10/2011, Quỹ Hòa bình và Phát triển Carlos P. Romulo (CPRFPD) tại Philippines và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore đã phối hợp tổ chức tại Manila một hội nghị khoa học về Biển Đông. Vào lúc đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh trên Biển Đông, thể hiện qua tấm bản đồ hình « lưỡi bò », tiếp tục bị đả kích vì không dựa trên cơ sở luật pháp nào, đại diện Trung Quốc đã công khai phủ nhận giá trị của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Tham gia cuộc hội thảo, có hơn 20 nhân vật bao gồm cựu viên chức chính phủ và nhà nghiên cứu đến từ các thành viên ASEAN, cũng như từ Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Canada, Hoa Kỳ, và Châu Âu. Mục tiêu hội nghị là nhằm « làm sáng tỏ toàn bộ các vấn đề liên quan đến Biển Đông » và « giúp các chính phủ đối thoại chính thức với nhau ». Theo ban tổ chức, đối thoại giữa các bên liên can đã trở nên cần thiết, vì căng thẳng đã gia tăng trong khu vực Biển Đông trong những tháng gần đây, sau một loạt sự cố giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam.

Theo các nguồn tin báo chí, như tại các hội nghị khác về Biển Đông trong thời gian gần đây, hầu hết các diễn giả cũng như người tham dự đều đề cập đến tính mơ hồ, cũng như tính bất hợp pháp của các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, nằm trong tấm bản đồ đường « lưỡi bò » của họ. Có lẽ vì đuối lý, đại diện Bắc Kinh tại cuộc hội thảo Manila, vào hôm qua, đã công khai phủ nhận giá trị của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, trong vấn đề xác nhận chủ quyền.

Theo nhật báo Philippine Star, ông Trần Sỹ Cầu, giáo sư tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, đã nhất mực bảo vệ quan điểm của Bắc Kinh, khi cho rằng, các cứ liệu lịch sử đã chứng minh rằng Trung Quốc là nước đầu tiên khám phá ra vùng quần đảo Trường Sa, đã đến cư trú và phát triển khu vực đó từ thế kỷ thứ 16, 17. Do đó, vị giáo sư này, nguyên là Đại sứ đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, đã cho rằng : « Trường Sa đã trở thành vùng lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ thời đó ».

Điều đáng nói là cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc nói trên đã công khai phủ nhận giá trị của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, khi cho rằng văn kiện mà chính Bắc Kinh đã ký kết « không thể nào là nền tảng cho đòi hỏi lãnh thổ của một nước ».

Đối với ông : « UNCLOS không thể thay đổi vị thế pháp lý không chối cãi được của Trung Quốc, đó là có chủ quyền trên quần đảo Nam Sa [tên Trung Quốc của Trường Sa]. »

Trong báo cáo tại cuộc hội thảo, giáo sư Trần Kỷ Cầu đã cho rằng, các thế lực bên ngoài không nên can dự vào tranh chấp Biển Đông, vì quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, theo ông « chỉ làm tình hình phức tạp thêm ».

**

Muammar Gaddafi đã chết

Muammar Gaddafi, cựu lãnh tụ Libya bị quân NTC (Hội Đồng Chuyển Tiếp) bắt sau một cuộc giao tranh tại thị trấn quê hương của ông ta. Tin cho hay ông ta bỏ trốn nên đã bị bắn chết.

Hội Đồng Chuyển Tiếp dự định công bố Libya được giải phóng và chuẩn bị bước kế tiếp là bầu cử dân chủ.

Hình: Trích từ một khúc tin của Đài truyền hình TV Al-Jareera nói là thi thể Gaddafi.   (theo BBC)

No comments:

Post a Comment