30 October 2011

Thơ zổm A.C.La



Yếm Thu
**

Răng cấm chỏi răng hàm

Cái bể cái bị sâu

Cả hai phương hại

Nhức nhối sưng vù bên má trái

Aha! Năm ngày nữa nha sĩ sẽ nhổ cả hai

Hàm, cấm đều về chầu tiên tổ

Chỉ tội bức họa bị nhỡ, bị sượng

Yếm thắm chẳng có bàn tay năm ngón sờ soạng

Bàn tay mắc bận sờ má an ủi

Thân xác mùa thu như khúc củi

Chỉ đáng chụm lửa sưởi ấm tiết trời...

Lạnh giá!

A.C.La
10.2011


Thơ Ngọc Sương

Con Sông Phụng Hiệp
Chảy Ra Bảy Ngả(1)

ghe anh bán chiếu Cà Mau
bờ kinh Phụng Hiệp cắm sào đợi ai
một năm đâu phải là dài
mà người năm ngoái tìm hoài vẫn không
vườn sau ngõ trước trống không
nặng vai anh đôi chiếu bông mượt mà
* * *
đã quên lời dặn hay là
theo chồng cất bước hóa ra vô tình
đường ra Xóm Rẫy (một mình)
cầu tre tay vịn gập ghình bước chân
năm xưa ai dặn mấy lần
sợi gai cọng lác tần ngần nhớ mong
* * *
ngả bảy là bảy ngả sông:
ngả nào rửa được nỗi lòng nhớ thương?
- "Kinh Xáng"(2) chạy thẳng một đường
Sóc Trăng Long Thạnh ai tương tư sầu?
- "Số Một" Mang Cá là đâu?
đò đưa Kế Sách, ngủ tàu Ba Trinh
* * *
Lục Bình tím cả bờ kinh
- mặn mà cô gái hữu tình "Xẻo Môn"
- hoa Bằng Lăng trắng "Cái Côn"
cá đen đen ruộng, râu tôm đỏ đồng
chơ. Phụng Hiệp nhóm giữa sông
cá, lươn, cúm núm (3), lòng tong, rắn, rùa,
* * *
chuột đồng mập cỏ sa mưa
đọt xoài non chát, nồi cua đỏ càng
tháng ba cá chạy tìm hang
me "giốt" vằm mắm, trê vàng lửa rơm
lẩu lươn chua, (nước) mắm cá cơm
rô- mề kho tộ, (lo dòm quên ăn)!
* * *
- "Kinh Quan Lộ" đi Năm Căn
chèo xuôi con nước trăng Rằm hò ơ
Giá Rai sáng đợi chiều chờ
gái quê Long Mỹ khách ngơ ngẩn nhìn
- đêm đen "Lái Hiếu" giật mình
bầy đom đóm lượn rập rình ma trơi
* * *
gió đưa "đôi chiếu" về trời
còn Anh Bán Chiếu một đời sắt se
thương hồ bảy ngã, chèo ghe
ngược xuôi con nước có nghe chạnh lòng?
dẫu rằng đục, dẫu rằng trong
dẫu rằng dưa muối cũng không chia lìa
sao Cày ba cái nằm... bìa
thương anh từ thuở mình vừa thấy nhau
đường quê mỗi bước một đau
"kêu chiều chim vịt" nao nao cõi lòng

ngọc sương

(1) mượn một câu trong bài Dạ Cổ Hoài Lang "Tình Anh Bán Chiếu" nổi tiếng do Út Trà Ôn ca.
(2) Những chữ trong ngoặc kép("") và có (-) đầu dòng chỉ tên một con sông
(3) Cúm Núm (còn gọi là Gà Nước): loại chim ruộng to bằng con gà tơ, thịt rất ngon.
**
(Dương Quân giới thiệu)

29 October 2011

Ngọc Hạ hỏi NQM:

Paris có gì lạ không anh?

Nhạc: Ngô Thụy Miên
Ca sĩ: Ngọc Hạ:

Để tặng quý anh chị đang sống tại Pháp Quốc
đặc biệt Nguyễn Quan M. ở Paris

NGU-UYÊN-BÁC

Con đừng học văn chương phường Việt Cộng

Chúng vỡ lòng còn chưa hết, dạy ai?

Đảng với đoàn cũng một lũ tay sai

Tỉnh, phường, quận đều ăn mày Lê, Mác

Thường Vụ, Ủy Viên đều ngu… uyên “bác”*

Gian ác trong nhà, ngơ ngác ngoài sân

Để “láng giềng gần” nuốt trửng lương dân

Ngu vẫn cứ đần: -Chẳng quen! Rất… lạ!

Ma không biết, quỷ không hay mọi phía

Nhưng một thây thối rửa lại sống thừa*

Xúm thi đua: biến hóa ma xó nhà

Nguyên xác “bác” khề khà ra tư tưởng*

Ý Nga, 25-10-2011
_________
*Đánh vần thành: “nguyên…bác” = rập khuôn y như Hồ Chí Minh
*Xác HCM vẫn còn trình diễn ở lăng Ba Đình, Hà Nội
*”Tư tưởng HCM”

Hùng Ca Sử Việt

Xin trân trọng giới thiệu DVD:

Hùng Ca Sử Việt

Một chương trình ca nhạc hiếm hoi
của những người Việt yêu nước còn đầy nhiệt huyết

Giữa một rừng CD/DVD ca nhạc nhằm khai thác thương mại ở trong nước và ở hải ngoại, Hùng Ca Sử Việt lại nhằm thức tỉnh lòng người, những người cùng Mẹ Âu Cơ sinh ra, trước nguy cơ đất nước bị mất vì họa xâm lược bắc phương và vì bè lũ Chiêu Thống tân thời mê muội hiện nay.

Cái bất ngờ của Hùng Ca Sử Việt là đã tạo ra được một bầu khí nhất quán. Lời ca, giai điệu, những nét mặt bày tỏ, đã biểu lộ nét nhất quán này.. Điều này dễ đi đến chỗ sa vào lỗi lầm đơn điệu, nhưng không, nhờ nhất quán nó đã biến người thưởng ngoạn thành những người tham dự tích cực vào chương trình, cùng căm hờn, cùng đau xót, cùng hừng chí với các MC và nghệ sĩ trên sân khấu.

Khi xem Hùng Ca Sử Việt, những trái tim nguội lạnh đã bốc lửa, những đôi mắt già nua đã bật khóc. Thành công đạt được, chắc chắn tất cả vì Hùng Ca Sử Việt được thực hiện do những trái tim một lòng hy sinh cho Tổ Quốc và Dân Tộc. (TTR)
 


27 October 2011

Câu chuyện năm xưa

"Chúng ta đã họp với nhau và dùng một bọn giết mướn đáng nguyền rủa để làm việc này” (“So we killed him. We all got together and got a goddam bunch of thugs and assassinated him” (Lyndon B. Johnson)

40 năm sau một cuộc bội phản

Nguyễn Vy-Khanh

Với tư cách hậu sinh và nghiệp-dư nghiên cứu lịch-sử, chúng tôi xin có một số nhận xét về biến cố lịch-sử và chính-trị 1-11-1963 đã xảy ra 40 năm trước, mong độc giả xem đây là những góp ý hướng về tương lai hơn là tranh luận hơn thiệt và biên khảo lịch-sử.

1. Trước hết, cuộc đảo-chánh 1-11-1963 nói chung là một vụ bội-phản có tính toán và vì quyền lợi (1) phe nhóm cá nhân hơn là quốc-gia, của một số sĩ quan cao cấp trong đó phần lớn là thành phần đã được người Pháp đào tạo. Xảy ra như ở một số thuộc địa ở Phi châu mà tình trạng còn mãi đến nay! Cuộc đảo-chánh 1-11 thêm một lần chứng minh và làm nổi bật cái não trạng (mentality) phản trắc, hai lòng và cái não-trạng phục tùng ngoại bang của một số người Việt Nam. Ngay hai đảng viên Cần Lao đã phản là tướng Tôn Thất Ðính và đại tá Ðỗ Mậu: ông Ðính, “con cưng của chế độ”, ngày 25-10 trước đảo-chánh, đã xin cải tổ chính phủ và cho ông chức bộ-trưởng Nội-Vụ nhưng bị từ chối (ông Trần Văn Ðôn thì mong được chức bộ trưởng Quốc-Phòng) ngoài ra ông mang thêm mặc cảm tấn công các chùa đêm 21-8-63 và bị ông Nhu khiển trách họp báo nói tiếng Pháp bồi và cho đi nghĩ Ðà-Lạt, còn đại tá Ðỗ Mậu theo đảo-chánh vì tức đã không được lên tướng trong khi bạn ông (cùng trình độ như ông) được đeo sao. Sau ngày 2-11-1963, lon tướng tá được gắn thoải mái, cả tự gắn, có người (tướng Ðỗ Cao Trí) phải khiếu nại và rồi dù vừa mới lên lon chưa đầy tháng cũng được thêm một lon nữa! Thời Trịnh Nguyễn và phân tranh Gia Long - Tây Sơn được tái diễn trên mảnh đất nhiều ngàn năm văn hiến đó! Những não trạng đáng buồn đó, tiếc thay, hãy còn hiện diện sống động trong cộng đồng người Việt hải-ngoại!

Tin cập nhật

Lụt ở Thái Lan

Hàng ngàn người đang tìm cách di tản khỏi thủ đô Kangkok, Thái Lan để tránh trận lụt khốc liệt kéo đến vào cuối tuần.

Bến xe lửa, xe đò chật ních người tìm đường thoát nạn. Dân cứ các quận phía bắc thủ đô mà nhiều nơi đã chìm gần hết dưới mặt nước, đang tức tốc di tản.

Cho đến nay đã có 360 người chết vì trận lụt khốc hại nhất trong thập niên ở Thái. (TTR)

25 October 2011

Phiếm luận

 Vạn Tuế !

Tiếng vẳng vẳng "Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế" ở phòng khách vọng lên phòng mỗ đang làm việc. Chắc lại có ai coi phim Chệt. Nhà như cái mắt muỗi nên chỗ ngủ cũng là nơi làm việc. Mà có sao đâu, miễn là làm được việc thì tốt rồi. Nhỏ to thì cũng vậy. To rồi cũng hết. Nhỏ rồi cũng hết. Có cái gì là muôn năm vạn tuế đâu. Thế nhưng đại đa số thì thích cái to cái dài, cái lâu bền vĩnh viễn.

Nói một cách chữ nghĩa thì biểu mọi chuyện là vô thường. Có đó rồi mất đó. Trong cái đồ sộ nguy nga đã hàm chứa những vết vữa nứt như ngôi đền Taj Mahal là một trong những ngôi đền đẹp nhất thế giới., xây cách đây hơn 400 năm bằng cẩm thạch ở Ấn Độ, chạm trổ công phu, tuyệt hảo,  hiên đang được báo động sẽ sụp đổ nếu như không được trùng tu đúng mức.

Mọi sự đều qua đi theo thời gian, cái nguyên lý sờ sờ trước mắt vẫn không có nhiều người tin, vẫn còn nhiều người cố bám vào cái-phải-qua-đi mà tin chắc như bắp rằng đó là vĩnh cửu. Có lẽ vì lợi lộc riêng tư lớn quá, quyền lực mạnh mẽ quá, danh vọng rực rỡ quá không từ bỏ được. Muammar Gaddafi thống trị Libya từ 1969 tính ra đã được 42 năm vậy mà đối với ông ta dường như vẫn chưa đủ. Cái chết của Muammar Gaddafi không biết có làm cho những người muốn cái-phải-qua-đi trở thành vĩnh cửu phải suy xét lại hay không nữa.

Lại có những người cha làm chủ tịch nước thì mình cũng phải làm chủ tịch nước, thâu tóm quyền lực trong tay và nay lại muốn trao truyền ngôi cao cho con sau khi mình chết. Kim Jong-il, lãnh tụ tối cao Bắc Hàn, khi cha chết năm 1994 đã lên kế vị cho đến nay đã được 17 năm và đang chuẩn bị cho con trai nắm những chức vụ then chốt. Ông này kể ra khá hơn Gaddafi vì còn biết có một ngày nào đó mình sẽ chết hay ít ra không còn đủ sức để cáng đáng việc nước, cái việc được ông ta coi như việc nhà.

Có nơi lại coi việc nước như việc đảng, việc của phe nhóm. Lấy tiền của đất nước ra tô thắm cho đảng. Họ biểu "Đảng CSVN quang vinh muôn năm". Đảng tự nhận là người tiên phong của giai cấp công nông, nhưng càng ngày càng xa rời quyền lợi giai cấp công nông. Đảng tự phong mình là người duy nhất có quyền quản trị đất nước dựa vào cái bùa hộ mạng chuyên chính vô sản. Có nhóm nào dám ho hoe tranh quyền lãnh đạo đất nước với đảng, Đảng tìm cách xóa sổ trên bàn cờ chung.

Mà rõ ràng đang có những phản lực chống lại những nhóm người cố đấm ăn xôi. Những phản lực này lớn lên và bộc phát theo từng vùng. Cách đây hơn hai chục năm đã xẩy ra tai Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi và một loạt các nước Đông Âu. Nay phản lực này đã quật khởi  tai Bắc Phi: Tunisie, Ai Cập, mới đây tại Libya, và đang xẩy ra tại Syria ....

Nói về chính trị thì đây là việc sắp xếp lại trật tự mới cho thế giới. Nói về xã hội thì đây là những vận động tất yếu của lịch sử hướng tới việc thiết lập các chế độ dân chủ, một xu hướng tự nhiên của các cộng đồng mà người dân đã ý thức về quyền lợi của mình.

Vùng còn lại sẽ có biến chuyển, trước mắt là Đông Nam Á.trong đó còn ba nước độc tài đảng trị: Tàu Cộng và hai nước bi Tàu nô dịch là Bắc Hàn và Việt Nam CS (Lào và Campuchia không đáng kể). Cuộc vận động đổi mới ở đây khó xẩy ra riêng lẻ. Một cuộc nổi dậy ở VN chẳng hạn, khi Bắc Kinh còn mạnh, sẽ bị dập tắt ngay. Có rất ít cơ may Mỹ ra tay can thiệp. Mỹ chẳng bao giờ đụng thẳng khi quyền lợi trực tiếp của họ chưa bị tấn công. Nhưng Mỹ chắc hẳn đang đứng sau lưng Ấn Độ, nước có nhiều mâu thuẫn với Tàu Cộng từ ngày Mao-Chu xua quân chiếm Tây Tạng năm 1952 và gây cuộc chiến biên giới chiếm một phần lãnh thổ của Ấn năm 1962. Hiện nay Bắc Kinh có nhiều động thái cho thấy Hoa Lục đang tìm cách bao vây Ấn qua đám quân phiệt trước đây ở Miến Điện và nhóm cầm quyền nghiêng ngả thủ lợi ở Pakistan.

Với một suy nghĩ khác có khi không phù hợp với ước mơ của người Việt tự do, thì VN và Bắc Hàn không quan trọng. Nhân tố khởi động và dẫn lực là ở Hoa Lục. Giải quyết xong cái ung nhọt độc đảng ở Hoa Lục thì hai nước nhỏ lệ thuộc tất xong, kể cả Lào, Campuchia.

Có phải là một hão huyền khi nghĩ rằng Hoa Lục một ngày không xa sẽ biến thành một nước dân chủ hay một chùm những nước dân chủ? Câu trả lời là không. Không phải là một mơ mộng hão huyền. Vì:

Một là Đảng CS Hoa Lục đã tạo đầy dẫy những bất công và đang chuốc lấy hận thù ngày càng chồng chất cả từ trong nước và từ các nước láng giềng. Hai là người dân những xứ này đã ý thức về quyền hạn của mình chỉ có thể được đảm bảo trong một thể chế dân chủ. Ba là thể chế độc tài ít có khả năng tự biến chuyển, thế nên phản lực càng lớn sẽ gây nên bão tố. Bốn là Bắc Kinh đang thực sự đụng vào những quyền lợi không thể nhân nhượng của khối tư bản.

Xu hướng dân chủ ví như một dòng sông tự điều hòa lưu lượng có thể có một vài khúc cuồng lưu nhưng nói chung chảy êm xuôi. Áp đặt một chế độ độc tài trên một đất nước tựa như dùng gạch đá cây cối chận lối nước chảy, sẽ có ngày bị nước cuốn phăng đi kéo theo luôn hai chữ quang vinh và muôn năm.

Điền Thảo
10.2011

Giới thiệu bài viết hay

Sự thức thời đang giúp Miến Điển trở về hướng tốt *

Đến nay cuộc đấu tranh cho dân chủ đang ở mùa thu hoạch, theo cách nói của bà Aung San Suu Kyi – mà người dân Miến bà thường gọi thân mật là «Đâu Xiu» (Dow Suu) – Cô Xiu.

Lần đầu tiên trong 21 năm qua, sau khi bị quản thúc từ ngày 20-7-1989 đến ngày 13-11-2010, Cô Xiu mới tỏ ra lạc quan, khi chính quyền quân phiệt tự giải thể vào tháng 4-2011, khi tổng thống mới được bầu, Thein Sein - tuy vốn là tướng, là thủ tướng - cam kết sẽ theo quy chế dân sự, các tuớng lãnh sẽ không làm bộ trưởng kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, ngoại giao… như trước nữa. Ông Thein Sein đích thân gặp bà Aung San Suu Kyi trong bộ cánh dân sự, với lời hứa sẽ xem xét việc trả tự do cho tù chính trị, nới rộng tự do báo chí và mở rộng dân chủ. Sau đó bà Aung San Suu Kyi được tự do đi lại trong thành phố, còn đi thăm một số địa phương, tự do gặp gỡ các thành viên trong tổ chức của bà, không có mật vụ nào bám theo.

Tổng thống Thein Sein đích thân thúc đẩy việc thành lập Ủy ban Quốc gia về Nhân quyền và soạn thảo bộ Luật Lao động mới theo những tiêu chuẩn lao động quốc tế, theo yêu cầu và khuyến nghị xây dựng của các phái viên của Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Việc trả tự do cho 6.000 tù nhân, trong đó có 300 tù chính trị mấy hôm nay chính là do khuyến cáo của Ủy ban Quốc gia về Nhân quyền vừa được thành lập.

Cô Xiu càng tỏ ra lạc quan có cơ sở khi ông Thein Sein và chính phủ thống nhất ý kiến đình chỉ việc xây dựng đập nước khổng lồ Myitsone trên sông Irrawaddy, công trình trọng điểm của quốc gia, trị giá 3,6 tỷ đôla, do 1 hãng thầu quốc doanh Trung Quốc thực hiện từ 5 năm nay. Đây là một thái độ chính trị mạnh mẽ làm Bắc Kinh đùng đùng nổi giận, nhưng ông Thein Sein nói rõ đây là quyết định đặt cuộc sống an toàn của nhân dân Miến Đlện làm trọng.

Bắc Kinh cũng không che dấu thái độ vừa lo âu vừa tức giận khi ông Thein Sein dẫn đầu một đoàn cao cấp có 13 bộ trưởng đi thăm Ấn Độ nhằm thắt chặt quan hệ toàn diện một cách thực chất. Báo chí New Delhi ca ngợi ông Thein Sein khác hẳn ông Than Shwe là người tiền nhiệm ở thái độ chính trị «thức thời và tiến cùng thời đại». Sự gắn bó Ấn Độ - Miến Điện còn ở dựa trên cơ sở có chung nền văn hóa Phật Giáo, xa rời chất cộng sản vô thần của Bắc Kinh.

(*) Đầu đề do TTR.

24 October 2011

Hết . . . Cười tí tỉnh

Bị té

Có một linh mục (LM) già về coi một xứ đạo. Khi ra tòa giải tội, ông nghe nhiều tín đồ xưng tội ngoại tình.

Chán vì con chiên quá bê bối, ông bèn giảng trên nhà thờ rằng: "Kể từ hôm nay, nếu tôi còn nghe ai xưng tội ngoại tình thì tôi sẽ bỏ xứ đạo này để về lại nhà dòng".

Hội đồng giáo xứ (HĐGX) bèn triệu tập các giáo dân tìm biện pháp. Cuối cùng họ đều đồng ý là hễ ai phải xưng tội ngoại tình thì cứ nói là ...bị té. "Thưa cha con bị té …... 4 lần chẳng hạn".

Rồi thời gian trôi qua đi, vị Linh Mục già chẳng còn phải nghe chữ "Ngoại Tình" nên cả xứ vui vẻ , ai đi thì cứ đi, ai té thì cứ...té.

Thế rồi một ngày kia. vị LM già qua đời, một LM trẻ về thay thế coi xứ.

Một hôm ông LM trẻ hỏi ông chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ: “Này ông chủ tịch, xứ ta đường xá thế nào, mà giáo dân cứ bị té hoài vậy ông?”

Ông chủ tịch không nín được cười. Ông đã định nói chuyện này với ông LM mới nhưng chưa có dịp.

Thấy ông chủ tịch cứ nhăn răng ra cười, ông LM trẻ bực mình: “Ông cười cái gi? Tuần rồi vợ ông đã nói là bị té ba lần rồi đó!”

(Hương Louisiana lượm lặt)

Một thái độ thẳng thắn và can đảm

Thụy Vi:
Chuyện Phải Nói

Theo dõi những bài viết, những lá thư chống báng ông Liên Thành khiến tôi nhớ lời một nhà văn viết trong cuốn sách cách đây mấy năm: “ Mười mấy năm ở hải ngoại, tôi nhận ra một sự thật rất cay đắng là: Có những nhà báo đứng trên lập trường chống cộng, nhưng khi viết một bài đả kích một người trong cộng đồng, cùng chiến tuyến, thì rất sắc nét, rất nặng nề, ngôn từ cạn tàu ráo máng. Cũng ngòi bút ấy khi viết bài đả kích cộng sản thì nhạt phèo, không có lý luận, đầu đuôi chả ra làm sao cả! Lý do vì thù cá nhân thì quá lớn, mà thù đất nước thì nhẹ như bông. Người mình ghét ở gần, cộng sản thì ở xa, cho nên chửi bạn bao giờ cũng nặng hơn chửi thù. Chưa kể có những kẻ chuyên chụp mũ người khác, rồi cuối cùng lại đổi lập trường trước!” *

Tại sao ông Liên Thành tố cáo tội ác của việt cộng như góp bó nhang thiết thực để làm giỗ cho những cái chết tức tưởi hồi Tết Mậu Thân ** lại bị một số người đánh phá? Bình tâm đọc lại những cuốn sách và những bài viết của ông Liên Thành, tôi không hề thấy ông Liên Thành đả kích Phật giáo dù ông ấy đứng trên bất cứ lập trường nào. Vậy thì rỏ ràng họ đánh phá ông Liên Thành vì chính họ là Việt cộng, là thân cộng, vì những người có xu hướng phe phái, hoặc do những động lực tình cảm khi ông Liên Thành thẳng thắng nêu tên một vài ông Hoà thượng và một số Phật tử bị việt cộng giựt giây.

Chuyện ông Liên Thành “Đụng” tới thầy tu khiến tôi nhớ lại chuyện trong gia đình. Đó là khoảng năm 1969. Bà ngoại tôi là một tín đồ Phật giáo thuần thành; có chân trong ban trị sự của một chùa ở Mộc Hóa. Một hôm vị hôn phu cho tôi biết là những Tịnh xá Khất sĩ nào mà tên có chữ Ngọc là cơ sở của VC. Tôi nói lại cho ngoại tôi nghe thì bà nổi giận, gần như không muốn nhìn mặt vị hôn phu tôi nữa. Tôi cũng còn nhớ, chùa Tưòng V. nơi bà ngoại tôi có chân trong ban trị sự, Hoà thượng trụ trì, Thích Minh Đ., thông dâm với một Phât tử, cô Nguyễn thị R. Để bảo vệ ngôi chùa khỏi bị tiếng xấu nên mọi người dấu biệt tin tức, không cho lọt ra ngoài (!) Và tín hữu vẫn tiếp tục vào ra , vái chào, chấp tay, “bạch thầy”,… cung cung kính kính ông sư trụ trì tội lỗi! Cho đến khi cô R. mang bầu, cái bụng thè lè ra, thì “Đấng hòa thượng” cùng cô R. khăn gói trốn khỏi Mộc Hóa. Người nào có sống ở Mộc Hóa vào những năm đó đều biết chuyện nầy.

Như đã nói, bà ngoại tôi là người sinh ra ở Huế, mà người Huế thì phần đông tôn sùng các thầy, thương quý các thầy. Dân Huế thương ông Thích Đôn Hậu, thường trìu mến gọi thầy là “Ôn”. Ông Liên Thành đụng tới “Ôn” làm nhiều người Huế không vui. Dân Saigon thương ông Trí Quang, ông Liên Thành đụng ông Trí Quang khiến nhiều người Saigon không thích, tình cảnh na ná giống như vị hôn phu của tôi ngày xưa “động” tới các chùa là bà Ngoại bất mãn. Sau ngày 30-4-1975 khi “ Ni sư” Huỳnh Liên, “Tổng chỉ huy” các chùa họ NGỌC, xuất hiện trong vai trò Phó Chủ Tịch Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu Nước thì bà ngoại tôi mới biết là cháu rể mình không hề “Ăn nói tào lao xịt bộp, vu oan giá hoạ” cho thầy, cho sư chút nào!

Cung cách phản ứng thiên về tình cảm đã thấm sâu trong xương trong cốt của nhiều người, ngay như mới đây, người bạn thân của gia đình tôi, anh K. gốc Huế đi du học cách đây 50 năm, hiện đang sống tại Âu Châu, có lập trường chống việt cộng rạch ròi, ấy vậy, mỗi lần nghe ai đề cập tới những tội lỗi của một hoà thượng nào đó, anh cũng cảm thấy…buồn buồn. Có lần tôi hỏi thẳng anh: “ Như vậy anh đặt thầy lên trên sự thật ? Hay anh xem thầy nặng hơn Quốc gia?” Anh trả lời: “ Không, không phải vậy, anh biết thầy làm bậy nhiều rồi, nhưng khi mô đề cập tới thầy, anh thấy tội tội, thấy rẻn…cho thầy mình !”***

Kể lể dài dòng chuyện một số các thầy để nói thẳng vào sự thật, đối diện vào sự thật bằng những dẫn chứng thực tế tôi càng thấy ông Liên Thành lừng lững một tư cách can đảm khi ông dám vạch trần những tội ác, những điều khuất lấp nhập nhằng của một số phần tử được che đậy, được bảo vệ bởi những người cuồng tín, thần thánh hoá… Những người này chỉ hành xử theo cảm tính, cố tình phủ nhận những bài học lịch sử.

Chúng ta quả thật may mắn khi đang sống trong một thời đại thật tân tiến, đang sống trong một môi trường tự do đầy rẫy sách báo, Internet…Chúng ta đọc được vô số tài liệu về thãm sát Mậu Thân, song song đó chúng ta còn đọc được vô số tài liệu giải mã, giải mật được nhiều người trong đó có ông Nguyễn Văn Lục ghi lại cho những người dân ở miền Nam trước 1975 nay đã sinh sống ở nước ngoài. Nhớ lại một bài học. Nhớ lại một dĩ vãng. Điểm những lại những khuôn mặt nằm vùng hoặc tiếp tay với cọng sản gây rối ren khuấy động Saigon dạo ấy:

- Tôn Giáo:  

LM Thanh Lãng, Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu, Nguyễn Phước Đại, Vũ Hạnh,Thích Nhất Hạnh, TT Thích Thiện Hoa… .

- Các sinh viên sau 75 đã lộ nguyên hình:

Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Lê Thành Yến, Phùng Hữu Trân, Trần Khiêm, Đỗ Hữu Ứng, Lê Anh, Võ Ba, Đỗ Hữu Bút, Hồ Nghĩa, Cao Thị Quế Hương, Trương Hồng Liên, Truơng Thị Kim Liên, Võ Thị Tố Nga. Hạ Đình Nguyên , Phạm Phi Long , Đặng Minh Chi, Trịnh Thị Xuân Hồng,Trần Công Sơn,Trần Thị Ngọc Hảo, Đỗ Quang Tỉnh,

- Văn nghệ sĩ:

Trần Thiện Tứ, bác sĩ Trương Thìn, nhạc sĩ Nguyễn Văn Sanh, nhạc sĩ sĩ Tôn Thấp Lập, Võ Thành Long, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phạm Phú Tâm, Trương Thị Hoàng và Trương Thị Anh, Phùng Hữu Trân, Nguyễn Ngọc Phương, Võ Thị Tố Nga, Lê Thành Yến…****

Suốt 36 năm, lịch sử cho thấy chế độ Cọng sản Việt nam không hề có nhân quyền, có tự do, và bọn chó đẻ đó chính là một bè lũ bán nước. Tôi và nhiều người đang tự hỏi với lòng căm phẫn: Những ông sư, những linh mục, những Phật tử, những sinh viên… biểu tình tranh đấu thách thức ngày xưa đâu? Những tiếng thét, tiếng hô hào, tiếng hát lồng lộng “ Diệt đế quốc Mỹ. Đánh tan bè lũ bán nước” đâu? Sao suốt 36 năm nay, họ im hơi, lặng tiếng một cách khó hiểu như vậy? Hay “ Rẻn” rồi chăng?

Kèm theo đây là một trích đoạn dịch ra từ cuốn “The Vietcong Massacre at Hue” của nhà văn người Canada, ông Alje Vennema:

“Ngày hôm sau, du kích và bọn nằm vùng địa phương tỏa ra đi tìm những người có tên trong danh sách viết tay nguệch ngoạc. Họ được đưa về Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Một anh cựu sinh viên chủ tọa phiên tòa với sự hiện diện của một người Bắc Việt và hai sinh viên khác. Hai sinh viên này chúng tôi biết. Các phiên tòa nhân dân mấy ngày trước đã chấm dứt. Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tiểu chủng viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành. Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây. Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do hai sinh viên Nguyễn Ðọc và Nguyễn Thị Ðoan điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc….”

Mời quý vị vào Google gỏ “ Wikipedia Massacre at Hue” để đọc hàng trăm bài về tội ác của Việt Cộng giết dân Huế do chính những người ngoại quốc viết:
· Arnold, James R., Tet Offensive 1968: Turning Point in Vietnam, London: Osprey 1990
· Bullington, James R. "And Here, See Huế," Foreign Service Journal, November 1968.
· Christmas, G. R. "A Company Commander Reflects on Operation Huế City," Marine Corps Gazette, April 1971.
· Davidson, Phillip B. Vietnam at War: The History, 1946-1975. Novato, CA: Presidio Press, 1988.
· Hammel, Eric. Fire in the Streets: The Battle for Huế, Tet 1968. Chicago: Contemporary Books, 1991.
· Harkanson, John, and Charles McMahon. "USMC & Tet ’68: There’s a Little Trouble in Huế …," Vietnam Combat, Winter 1985.
· Krohn, Charles A., The Lost Battalion: Controversy and Casualties in the Battle of Huế, Praeger Publishers, 1993.
· Larson, Mike, Heroes: A Year in Vietnam With The First Air Cavalry Division, Barnes & Noble, 2008.
· Nolan, Keith William. Battle for Huế: Tet 1968. Novato, CA: Presidio Press, 1983.
· Oberdorfer, Don. Tet!: The Turning Point in the Vietnam War. New York: Doubleday & Company, 1971.
· Palmer, Dave Richard. Summons of the Trumpet: U.S.-Vietnam in Perspective. Novato, CA: Presidio Press, 1978.
· Phan Van Son. The Viet Cong Tet Offensive (1968). Saigon: Republic of Vietnam Armed Forces, 1969.
· Pike, Douglas. PAVN: People’s Army of Vietnam. Novato, CA: Presidio Press, 1986.
· Secrets of the Vietnam War. Novato, CA: Presidio Press, 1990.
· Smith, Captain George W., USA. "The Battle of Huế," Infantry, July–August 1968.
· Stanton, Shelby L. Anatomy of a Division: 1st Cav in Vietnam. Novato, CA: Presidio Press, 1987.
· Tolson, Major General John J., 3rd. Airmobility: 1961-1971. Washington, D.C.: Department of the Army, 1973.
· Truong Sinh. "The Fight to Liberate the City of Huế During Mau Than Tet (1969)," Hoc Tap, December 1974.
· Tucker, Spencer, Vietnam. London: UCL Press, 1999
· Vietnam Order of Battle. New York: U.S. News and World Report, Inc., 1981.
· Young, Marilyn B., The Vietnam Wars, 1945-1990 (New York: Harper Perennial, 1991)
· Vennama, Alje, The Viet Cong Massacre at Huế. New York, Vantage Press, 1976.
Ngày xưa có câu “ Bút sa, gà chết” Ngày nay, viết không đàng hoàng, Google giữ lại. Khi lịch sử sang trang. Con cháu đọc lại, mắc cỡ nghĩ thầm: “ Không ngờ Ông/ Bà mình viết bậy quá?”
. thụyvi
(Hầm Nắng tháng 10 – 2011)
*Nhìn lại một thập niên
** Chữ của NC
*** Giọng địa phương
**** Mặt trận văn hoá và những thủ tiêu ám sát trí thức miền nam VN. 
___
(Trung Hoàng giới thiệu)

23 October 2011

Tin ngắn: Động đất lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ


Một trận động đất mạnh 7.2 đã xẩy ra gần thành phố Van, phía đông Thổ Nhĩ Kỳ vào chủ nhật, 23 tháng Mười làm vong mạng ít nhất 138 người, 300 bị thương và có thể hàng ngàn người hiện bi kẹt dưới đổ nát. Trời bắt đầu tối, các toán cấp cứu vẫn tiếp tục đào bới để giúp những người bị kẹt thoát ra trong đó có ngôi nhà ngủ của sinh viên trọ học.

Thiệt hại nhân mạng đặc biệt cao tại thành phố Ercis sát biên giới Iran là nơi hàng chục cao ốc bị sụp đổ.

Đăng hơn một năm rồi, vẫn còn người đọc và khen


Ngô Lê, bút hiệu của một thân hữu , hiện đang sống với gia đình tại Toronto. Trước 1975 anh là một giáo chức "chuyên trị" chức hiệu trưởng của nhiều trường tại Thừa Thiên - Huế. Văn thơ anh ôm cả một bồ. Từ từ chúng ta sẽ có dịp thưởng thức những vần thơ lãng mạn và trữ tình của anh đặc biệt những bài thơ anh sáng tác khi còn trẻ... TTR vui mừng gặp lại cố tri.
****
Anonymous said...

TAY AI NĂM NGÓN, ngón nào cũng THƠ !!

Đúng thế ! Cà bài thơ chỉ có 5 câu, như 5 ngón tay, mà câu nào cũng thi tứ tuyệt với, vừa Đạo vừa Đời, trong Đời có Đạo, trong Đạo có Đời !

HAY TUYỆT.
October 22, 2011 7:44 PM

Cựu SVQGHC Victoria, Úc châu, hội ngộ anh Đặng Văn Thạnh

Click to enlarge

Bức ảnh chụp nhân dịp Anh Đặng Văn Thạnh (ĐS10) từ Santa Anna, California thăm gia đình con gái tại Melbourne.

Hàng đứng từ bên trái: Võ Đại Sinh, Nguyễn Ngọc Diệp, Lý Ngọc Cương, Vũ Quang Dũng, Phạm xuân Phong, Phan Khắc Thành, Quách Nguyệt Minh, Huỳnh Ngọc Sương, Trần Thế Độ, Nguyễn Duy Nhạc, Nguyễn Như Liên.

Hàng ngồi từ bên trái: Trần Kim Thái, Đặng Văn Thạnh, Tôn Thất Ký, Trần Mẫn.

(Nhan Tử Hà)

Điểm mặt những nhà độc tài

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới
nêu đích danh Nguyễn Phú Trọng là Hung Thần của Tự do Báo chí

source: http://en.rsf.org/maghreb-et-moyen-orient-thirty-eight-heads-of-state-and-03-05-2011,40204.html

(Lê Minh phỏng dịch)

TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng là Hung thần của tự do báo chí

Đại hội đảng tổ chức từ ngày 10 đến 19 tháng Giêng năm 2011 đã bầu Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí Thư ĐCSVN. Trước đây Trọng từng chuyên ngành công tác đảng từ năm 1967 đến 1996, và từng là biên tập rồi Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN.

So với vị tiền nhiệm, người mà chỉ trong vòng mấy tháng đã có thành tích kết án cả trăm năm tù đối với các Bloggers, và những ai lên tiếng chỉ trích chế độ, thì Trọng có lẽ sẽ không thua kém gì. Công điểm đầu tiên của Trọng là bản án 7 năm tù dành cho TS.Cù Huy Hà Vũ trong phiên tòa chóng vánh ngày 4/04/2011 với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước, trong khi ông Vũ chỉ có mỗi tội là cổ súy hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng thông qua các ý kiến đóng góp trên mạng và hệ thống thông tấn báo chí nước ngoài.

Tổng cộng có 18 công dân mạng bị bắt giam với tội danh tương tự. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một phóng viên độc lập hiện đang đối mặt với khả năng có thể bị cầm tù vì đã kêu gọi hưởng ứng tinh thần đấu tranh dân chủ của Cách mạng Hoa Lài lan rộng ở nhiều nước Trung Đông. Linh mục Nguyễn Văn Lý, một tu sĩ công giáo và cũng là một chiến sĩ đấu tranh nhân quyền, có thể bị đưa trở lại nhà tù vì những hoạt động báo chí trên mạng của ngài. Trọng nắm quyền tối thượng, có thể phủ quyết cả Thủ tướng và Chủ tịch nước để đưa ra những điều luật ngăn cản, bắt bớ, kiểm duyệt, bất chất những lời khuyên can của cộng đồng quốc tế.

http://en.rsf.org/spip.php?page=predateur&id_article=37304

Trung Đông: các hung thần của tự do báo chí bắt đầu bị lật đổ

Các nhân vật trụ cột của những guồng máy đàn áp, các lãnh đạo chính trị của các chế độ thù địch với các quyền dân sự và thành viên các tổ chức vận động chống lại việc sử dụng bạo lực đối với nhà báo - Họ đều là những hung thần của tự do báo chí. Họ kiểm duyệt báo chí.

Năm nay có tất cả 38 hung thần báo chí. Nổi bật nhất là nhóm ở Bắc Phi và Trung Đông, nơi đã có những biến động dữ dội xảy ra trong những tháng gần đây. Những thay đổi quan trọng trong danh sách hung thần báo chí năm 2011 là do những biến động tại các quốc gia Ả-Rập. Các đầu lãnh đều rơi rụng. Trước tiên là Tổng thống Tunisia Zine el-Abidine Ben Ali, bị buộc phải từ chức hôm 14 tháng Giêng, tạo cơ hội cho dân chúng Tunisia tìm kiếm cho mình những chọn lựa dân chủ.

Hung thần khác là Ali Abdallah Saleh, Tổng thống Yemen, bị người dân nước mình xuống đường chống đối bằng hằng loạt các cuộc biểu tình, hoặc Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã phản ứng lại các cuộc biểu tình bằng những cuộc đàn áp đẫm máu, thì cũng sẽ rơi rụng thôi. Còn lãnh tụ cách mạng Muammar Gaddafi của Libya giờ đây là lãnh tụ của bạo lực, trấn áp dân mình thẳng tay mà không cần biết lý do. Còn vị vua của Bahrain là Ben Aissa Al-Khalifa thì sao?, một ngày nào đó cũng sẽ phải trả lời trước nhân dân mình về cái chết của bốn nhà hoạt động nhân quyền đã chết trong trại tạm giam, kể cả một người sáng lập tờ báo đối lập, và những hoạt động đàn áp những người biểu tình đòi dân chủ.

Tự do báo chí vẫn luôn là mối ưu tư hàng đầu của người dân trong khu vực này. Mặc dầu rất mong manh nhưng đó là những nhân nhượng đầu tiên của các chính quyền chuyển tiếp và cũng là những thành công đầu tiên của cuộc cách mạng.

Danh sách các tội danh liên quan đến tự do báo chí trong suốt cuộc cách mạng mùa Xuân của khối Ả Rập cứ tăng dần lên: tìm cách ngăn chận các phóng viên nước ngoài, bắt bớ và giam cầm, trục xuất, ngăn cấm liên lạc kết nối, đe dọa và trù dập. Những kẻ quyết tâm ngăn cấm tự do báo chí tại 4 quốc gia Syria, Libya, Bahrain và Yemen, không chỉ dừng lại ở việc giết người. Những người thiệt mạng gồm có Mohamed Al-Nabous bị những tay bắn sẻ của chính phủ bắn chết tại thành phố Benghazi của Libya hôm 19/03, và hai nhà báo bị lực lượng an ninh giết chết tại Yemen hôm 18/03.

Hiện đang có hơn 30 trường hợp bị tạm giam tùy tiện tại Libya và cũng khoảng chừng ấy số phóng viên nước ngoài bị trục xuất. Những phương pháp tương tự cũng được áp dụng tại Syria, Bahrain và Yemen bởi vì nhà cầm quyền các quốc gia này ra sức ngăn cấm, giữ một khoảng cách để các nhà báo không thể tường thuật gì được.

Báo chí không thể nào đóng góp gì được trong các cuộc xung đột này, bởi vì những chế độ độc tài này hiện thân đã là đối nghịch với tự do báo chí, đã kiểm soát tin tức và thông tin bởi vì đó là kế sách sống còn của chế độ.

Việc các phóng viên bị nhà cầm quyền ngăn cấm hoặc bị kẹt giữa lằn đạn từ những người đấu tranh và từ các lực lượng an ninh, đã nhắc nhở chúng ta rằng họ luôn phải đối diện với hiểm nguy để hoàn thành trách vụ trong việc đưa tin.

Do yêu cầu của công việc cần phải có mặt tại địa đầu và nhiều khi là ngay tại nơi xảy ra bạo động, đã khiến cho nhiều nhà báo thiệt mạng kể từ đầu năm nay. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới chia sẻ sự ra đi của phóng viên người Đức anh Lucas Melbrouk Dolega. Anh bị cảnh sát bắn trái lựu đạn cay trúng người hôm 17/01 và đưa đến tử vong 3 ngày sau đó; và anh Tim Hetherington, một nhiếp ảnh gia người Anh làm việc cho Vanity Fair và Chris Hondros một nhiếp ảnh gia người Mỹ làm việc cho Getty Images đã bị đạn pháo giết chết tại thành phố Misrata của Libya hôm 20/04.

Phần còn lại của thế giới

Ở Á Châu, một số nhà lãnh đạo các chế độ độc tài được thay thế nhưng vẫn là bình mới ruợu cũ. Tại Miến Điện, tướng Thein Sein thay thế tướng Than Shwe lãnh đạo chính phủ (ở xứ này hiện có 18 phóng viên bị cầm tù). Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản chọn Nguyễn Phú Trọng lên thay thế Nông Đức Mạnh (ở quốc gia này hiện có 18 công dân mạng bị giam cầm). Trong trường hợp tại 2 quốc gia này, hung thần mới lên thay thế hung thần cũ. Họ là lãnh đạo của những chế độ chuyên sử dụng biện pháp tù đày để kiểm duyệt và không mong gì có cởi mở chính trị. Những chế độ độc tài sắt máu này đeo đuổi một thể chế độc đảng để duy trì quyền lợi phe cánh, cũng đang bắt đầu lo sợ trước các cuộc cách mạng dân chủ hiện đang xảy ra trên thế giới.

Làn sóng cách mạng từ mùa Xuân Ả Rập hiện đang ảnh hưởng đến các chính sách mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc và Tổng thống Ilham Aliyev của Azerbaijan vẫn đang theo đuổi bây lâu nay. Họ sợ rằng những "con vi trùng" này có thể lây lan nhanh. Hơn 30 nhà đối kháng, luật sư và hoạt động nhân quyền đã bị bắt giam biệt tích ở Trung Quốc. Không ai có thể biết họ đang ở đâu và cái gì đang xảy ra đối với họ. Một trong những nạn nhân mới nhất là nghệ sĩ nổi tiếng Ai Wei Wei. Chẳng ai biết ông ta bị giam ở nơi nào. Nhà cầm quyền Azerbaijan cũng áp dụng chiến thuật tương tự để trấn áp phe đối lập và báo chí vì họ theo gương các nước Ả Rập dự trù tổ chức những cuộc biểu tình tại thủ đô Baku. Các nhà hoạt động trên mạng .

Facebook bị bắt giam. Các phóng viên của tờ báo đối lập Azadlig bị bắt cóc và bị đe dọa. Nhiều phóng viên tường thuật cuộc biểu tình bị bắt và bị đánh đập. Mạng internet bị cắt đứt.

Những hung thần khác cũng không hổ danh với thâm niên của mình. Issaias Afeworki ở Eritrea, Gurbanguly Berdymukhamedov ở Turkmenistan và Kim Nhất Chính ở Bắc Hàn vẫn là lãnh đạo của những xứ độc tài toàn trị trên thế giới. Sự tàn ác của họ càng ngày càng tăng. Đó là những chế độ trung ương tập quyền sắt máu, với các cuộc thanh lọc và khẩu hiệu tuyên truyền khắp mọi nơi, tuyệt đối không có chỗ dung thân cho bất kỳ sự tự do nào.

Những hung thần của Iran: Mahmoud Ahmadinejad, được tái cử chức tổng thống vào tháng 6 năm 2009, và Ali Khamenei, vị lãnh tụ tối cao, chính là kiến trúc sư của những cuộc đàn áp đối lập thẳng tay theo kiểu nhà độc tài Stalin.

Hơn 200 phóng viên và Bloggers đã bị bắt kể từ tháng 6 năm 2009. 40 người vẫn còn bị cầm tù và khoảng 100 người đã phải trốn khỏi quốc gia này. Khoảng chừng 3,000 nhà báo hiện đang thất nghiệp bởi vì nhiều tòa soạn bị đóng cửa hoặc bị ép buộc không thuê mướn họ. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc cử một đặc sứ nhân quyền đến Iran ngay lập tức, để theo dõi việc thực thi nghị quyết do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) được biểu quyết hôm 24/03.

Ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương cũng có thêm một khuôn mặt mới vào danh sách các Hung Thần của Tự do Báo chí. Đó là Miguel Facussé Barjum, nhà độc tài quân sự của xứ Honduras, có gốc địa chủ, đã liên tục trấn áp báo chí đối lập kể từ sau cuộc đảo chánh vào tháng 6 năm 2009. Trong số đó phải kể đến một đài radio địa phương, đã từng can đảm chống lại các thế lực làm ăn và chính trị trong một cuộc chiến không cân sức được ví như người hùng tí hon chống lại anh chàng khổng lồ.

Hồi quốc và Cote d'Ivoire - 2 quốc gia sắp được vào danh sách trong năm tới

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới sẽ tiếp tục đi sâu vào vấn đề các tổ chức tội phạm có liên can đến việc vi phạm quyền tự do báo chí. Báo cáo đầu tiên trong vấn đề này của ấn bản ra tháng 3 năm 2011, sẽ đề cập đến chuyến đi sắp tới đến Mexico của Cao Ủy Nhân Quyền LHQ Navanethem Pillay. Trong năm 2010, có 7 phóng viên đã bị giết tại Mexico.

Bạo động cũng là một vấn đề chính ở Hồi quốc, đã khiến cho 14 phóng viên thiệt mạng chỉ trong vòng chỉ hơn một năm. Quốc gia này vẫn là nơi hành nghề nguy hiểm nhất trên thế giới của báo chí. Các tổ chức thông tin báo chí tại những khu vực nguy hiểm nhất cần phải có những cơ chế thích hợp để giúp các phóng viên tránh khỏi những hiểm nguy luôn rình rập đe dọa.

Ở Mexico và Hồi quốc, cũng như tại Phi Luật Tân, việc bảo vệ báo chí rất lỏng lẽo vì kẻ vi phạm không hề bị phạt. Thái độ dửng dưng của các quan chức địa phương, sự tự tung tự tác của các băng đảng và nạn tham nhũng đã khiến cho những vụ vi phạm không bao giờ được điều tra tới nơi tới chốn. Tự do báo chí không thể tiến triển nếu người ta không kiên quyết đấu tranh triệt để với nạn dung dưỡng.

Đối với hoạt động mạng Internet, tổ chức Phóng viên Không Biên giới sẽ kiên quyết bảo vệ tính độc lập của nó vì hiện có nhiều quốc gia dự tính đưa ra các điều luật kiểm soát. Phóng viên Không Biên giới cũng rất quan tâm đến những áp lực đang gia tăng, với những cường độ khác nhau tùy theo từng chế độ, đang toan tính áp đặt một chế độ kiểm duyệt và điều phối lên các công ty internet, nhất là các nhà cung cấp dịch vụ mạng.

Tin tức gần đây cho thấy, Côte d'Ivoire tiếp tục trở thành trung tâm điểm đáng lưu ý của Phóng viên Không Biên giới bởi vì nhà cầm quyền đã liên tục theo dõi, kiểm soát báo chí trong suốt 2 vòng bầu cử ở xứ này vào tháng 10 và 11 năm ngoái. Từ những cuộc tấn công cánh phóng viên nhà báo ủng hộ ứng viên tổng thống Alassane Ouattara cho đến việc đe dọa những ủng hộ viên của Laurent Gbagbo. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã theo dõi tình hình và vẫn tiếp tục giám sát sau khi ứng viên Alassane Ouattara lên nắm nhiệm sở từ đầu tháng 4 năm nay.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ (là quốc gia mà Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã có một cuộc viếng thăm vào tháng 4 năm nay), vấn đề không chỉ nằm ở chỗ là những luật lệ hà khắc, đặc biệt là bộ luật chống khủng bố và an ninh quốc gia, mà còn có cả những thói quen làm bậy của các ông tòa, thẩm phán, do thiếu kiến thức về điều tra báo chí. Điển hình mới nhất là trường hợp nhốt tù Ahmet Sik và Nedim Sener, là hai phóng viên đã điều tra và tường thuật vụ Ergenekon và việc điều hành của lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp.

Ở khu vực tự trị người Kurd phía bắc Iran, các lực lượng an ninh của chính phủ lưỡng đảng cầm quyền đã mạnh tay đối với những người biểu tình mới đây và trong số đó phóng viên vẫn là những nạn nhân đầu tiên.

Ở Việt Nam, càng ngày càng có nhiều phóng viên, công dân mạng bị bắt giữ và truy tố. Nhà cầm quyền Việt Nam đang rập khuôn người anh cả Trung Cộng trong cách cai trị và đàn áp. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới tiếp tục giám sát tình hình tại Trung Quốc và Iran, là hai quốc gia đang đày đọa các phóng viên nhà báo.

Sự im lặng của cộng đồng quốc tế đối với nhiều quốc gia như Azerbaijan, Việt Nam, Eritrea và các chế độ độc tài Trung Á (đặc biệt là Turkmenistan và Uzbekistan) là một sự đồng lõa và là điều đáng trách. Chúng tôi thúc giục các chính thể dân chủ hãy chấm dứt việc giấu mình đằng sau bức bình phong quyền lợi kinh tế và chính trị.

http://en.rsf.org/maghreb-et-moyen-orient-thirty-eight-heads-of-state-and-03-05-2011,40204.html

(Lê Minh phỏng dịch)

22 October 2011

Tượng Mao Sám Hối



Hai nghệ sĩ táo bạo người Hoa trưng bày những tác phẩm ở Mỹ mà không bao giờ người ta có thể được thấy ở Hoa Lục. Các mạng Hoa ngữ ủng hộ cuộc triển lãm nồng nhiệt qua những lời bình luận chính trị sắc bén kèm theo tác phẩm. Triển lãm  "Anh em Gao: Cao quý và Phấn chấn“, đã được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Kemper, (Kemper Museum of Contemporary Art), Kansas City, Missouri từ giữa tháng 9 năm 2010 đến 02 tháng 1 năm 2011.

Cuộc triển lãm bao gồm một loạt các hình ảnh tội phạm cam kết theo cộng sản ở Hoa Lục, nhưng nó đã được bức tượng kích thước khá lớn của Mao Trạch Đông trong cuộc triển lãm, được gọi là "Tội lỗi của Mao," lôi cuốn một khối lượng lớn quan tâm theo dõi trực tuyến từ cư dân mạng Hoa Lục.

Cuộc triển lãm bao gồm một loạt các bức ảnh nói về tội ác của chế độ cộng sản bên Tàu, nhưng đáng chú ý nhất là bức tượng lớn cỡ thật của Mao Trạch Đông, mang tên “Tội lỗi của Mao”, đã gây xôn xao dư luận không ít.

Thông điệp này có lẽ đã không loan truyền ra khỏi bảo tàng nếu như một blog Hoa ngữ không đưa tin và đặt cho cái tiêu đề “Hãy Sám Hối! Mao Trạch Đông !” 

(Nguyễn Minh T.)

21 October 2011

Màn vũ tuyệt vời



(Vũ Long H. giới thiệu)

Thơ Trần Văn Lương

Dạo:
Trách ai lỡ gọi thu về,
Lê thê sắc lá, não nề tiếng đêm.

Lỡ Gọi Thu Về

Rừng quen nếp cũ gọi thu về,
Rặng lá say màu đứng ủ ê.
Khói rách não nề ôm gió muộn,
Nắng già luộm thuộm quét đường quê.

Bóng vạc lê thê ngược bước chiều,
Nát lòng bỏ lại mái nhà xiêu.
Cố quận tiêu điều, cây đổi gốc,
Trằn trọc đêm mơ một bóng diều.

Dập dìu đất lạ ánh sao rơi,
Tóc trắng lơ ngơ chặng cuối đời.
Lếch thếch lưng đồi, trăng lấm bụi,
Sương ngàn lủi thủi bám ngày rơi.

Đốm lửa trên môi tắt vội vàng,
Nỗi buồn biệt xứ mãi mênh mang.
Lang thang gót giẫm màu hoa rụng,
Tiếc nuối chi chăng cũng lỡ làng.

Kiến vàng mất tổ lụy mo cau,
Quay quắt chia nhau một mảnh sầu.
Ngắm lá thay màu, tim quặn thắt,
Đêm dài siết chặt khối buồn nâu.

Phượng đỏ năm nao đã nhạt dần,
Đất người, hoa tím lót mềm chân.
Ngại ngần kỷ niệm tìm nơi ẩn,
Một trận Ngâu xưa tạnh mấy lần.

Âm thầm cánh nhạn trốn ra khơi,
Từng chuỗi hoàng hôn vắng tiếng cười.
Chim chết theo người, ai có biết,
Trên bờ ly biệt máu còn tươi.

Dăm bóng ma trơi nổi vật vờ,
Lời kinh đưa tiễn trổi vu vơ.
Nấm mồ đắp vội chờ nhang khói,
Le lói trong mây đốm nguyệt mờ.

Thẫn thờ thao thức đợi chiêm bao,
Chăn gối nhăn nheo cất tiếng gào.
Mộng ước nôn nao chèn giấc ngủ,
Đêm dài lệ đỏ, mắt xanh xao.

Quạ lẻ cây cao cất tiếng sầu,
Nghẹn ngào lá đáp lại từng câu.
Nhịp cầu sớm gãy ngày chia cách,
Lữ khách trăm năm lỡ chuyến tàu.

Dàu dàu cỏ dại ngóng sương sa,
Hiu hắt thôn khuya một tiếng gà.
Côi cút trăng tà soi giếng cạn,
Chim trời thiếu bạn ngại đường xa.

Biển động, hồn ma cũ nhấp nhô,
Ngậm ngùi quê mẹ biết nơi mô.
Thân cô, thế bạc, thôi đành mặc,
Dằng dặc bao năm chẳng nấm mồ.

Cây khô trần trụi đứng ê chề,
Nhìn xác lá vàng, tỉnh giấc mê.
Đêm tối rầm rì câu sám hối,
Ăn năn trót lỡ gọi thu về.

Trần Văn Lương
Cali, 10/2011

Cười tí tỉnh

Tiền bạc

Có một anh chàng kia bỏ cả cuộc đời kiếm tiền và để dành tất cả tiền bạc kiếm được. Anh ta là một người hà tiện thứ thiệt. Anh không thích bất kể thứ gì ngoài bạc tiền. Anh làm việc hùng hục và cất kỹ tiền vào tủ sắt, chẳng hề tiêu pha.

Một hôm anh ta bị đau nặng, kêu vợ lại dặn dò: "Khi anh chết em hãy lấy tất cả tiền bạc bỏ vào quan tài cho anh để có mà tiêu xài ở thế giới bên kia". Chàng ta bắt vợ phải thề hứa làm việc này trước khi yên tâm nhắm mắt.

Ngày anh chết được đặt nằm trong quan tài và người vợ ngồi bên cạnh khóc lóc. Rồi giây phút vĩnh biệt tới, những người lo hậu sự chuẩn bị đóng nắp hòm. Người vợ chợt kêu lên "Xin đợi một chút", chị ta đi vô phòng, rồi trở ra với một cái hộp, đến bên quan tài đặt chiếc hộp vào trong áo quan. Khi quan tài được đóng lại và đẩy đi, người bạn ghé vào tai góa phụ nói nhỏ: "Chắc bạn không điên bỏ hết tiền vào áo quan đấy chứ?".

Góa phụ đáp:

- "Mình đã làm đúng lời hứa. Mình đã bỏ tất cả vào áo quan cho anh ấy đem theo. Mình là tín đồ của Chúa mà".

- "Hử? Bạn nói sao? Có phải bạn nói bạn bỏ tất cả vào, không thiếu một cent?"

- "Đúng vậy. Mình đã thu lượm tất cả tiền bạc bỏ vào trương mục ngân hàng của mình và ký cho anh ấy một cái chi phiếu, không thiếu một cent".

(Jessica và A.C.La)
***
Lời bàn (ẩn danh)
Bà vợ này là nguời có TRÍ đó !

20 October 2011

Cười tí tỉnh

Nước Mỹ một buổi sáng thức giấc bỗng nhận ra rằng:

Mười năm trước đây họ có  Steve Jobs, Johnny Cash and Bob Hope... Hôm nay họ không còn  Jobs, không còn  Cash và không còn Hope nữa !!
(Nguyễn Đắc Đ lượm lặt)

Tin đáng chú ý

Học giả Tàu chối bỏ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển

Vào hôm qua, 17/10/2011, Quỹ Hòa bình và Phát triển Carlos P. Romulo (CPRFPD) tại Philippines và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore đã phối hợp tổ chức tại Manila một hội nghị khoa học về Biển Đông. Vào lúc đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh trên Biển Đông, thể hiện qua tấm bản đồ hình « lưỡi bò », tiếp tục bị đả kích vì không dựa trên cơ sở luật pháp nào, đại diện Trung Quốc đã công khai phủ nhận giá trị của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Tham gia cuộc hội thảo, có hơn 20 nhân vật bao gồm cựu viên chức chính phủ và nhà nghiên cứu đến từ các thành viên ASEAN, cũng như từ Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Canada, Hoa Kỳ, và Châu Âu. Mục tiêu hội nghị là nhằm « làm sáng tỏ toàn bộ các vấn đề liên quan đến Biển Đông » và « giúp các chính phủ đối thoại chính thức với nhau ». Theo ban tổ chức, đối thoại giữa các bên liên can đã trở nên cần thiết, vì căng thẳng đã gia tăng trong khu vực Biển Đông trong những tháng gần đây, sau một loạt sự cố giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam.

Theo các nguồn tin báo chí, như tại các hội nghị khác về Biển Đông trong thời gian gần đây, hầu hết các diễn giả cũng như người tham dự đều đề cập đến tính mơ hồ, cũng như tính bất hợp pháp của các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, nằm trong tấm bản đồ đường « lưỡi bò » của họ. Có lẽ vì đuối lý, đại diện Bắc Kinh tại cuộc hội thảo Manila, vào hôm qua, đã công khai phủ nhận giá trị của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, trong vấn đề xác nhận chủ quyền.

Theo nhật báo Philippine Star, ông Trần Sỹ Cầu, giáo sư tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, đã nhất mực bảo vệ quan điểm của Bắc Kinh, khi cho rằng, các cứ liệu lịch sử đã chứng minh rằng Trung Quốc là nước đầu tiên khám phá ra vùng quần đảo Trường Sa, đã đến cư trú và phát triển khu vực đó từ thế kỷ thứ 16, 17. Do đó, vị giáo sư này, nguyên là Đại sứ đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, đã cho rằng : « Trường Sa đã trở thành vùng lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ thời đó ».

Điều đáng nói là cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc nói trên đã công khai phủ nhận giá trị của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, khi cho rằng văn kiện mà chính Bắc Kinh đã ký kết « không thể nào là nền tảng cho đòi hỏi lãnh thổ của một nước ».

Đối với ông : « UNCLOS không thể thay đổi vị thế pháp lý không chối cãi được của Trung Quốc, đó là có chủ quyền trên quần đảo Nam Sa [tên Trung Quốc của Trường Sa]. »

Trong báo cáo tại cuộc hội thảo, giáo sư Trần Kỷ Cầu đã cho rằng, các thế lực bên ngoài không nên can dự vào tranh chấp Biển Đông, vì quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, theo ông « chỉ làm tình hình phức tạp thêm ».

**

Muammar Gaddafi đã chết

Muammar Gaddafi, cựu lãnh tụ Libya bị quân NTC (Hội Đồng Chuyển Tiếp) bắt sau một cuộc giao tranh tại thị trấn quê hương của ông ta. Tin cho hay ông ta bỏ trốn nên đã bị bắn chết.

Hội Đồng Chuyển Tiếp dự định công bố Libya được giải phóng và chuẩn bị bước kế tiếp là bầu cử dân chủ.

Hình: Trích từ một khúc tin của Đài truyền hình TV Al-Jareera nói là thi thể Gaddafi.   (theo BBC)

Thơ VLH

Tranh không lời

19 October 2011

Tranh lụa họa sĩ Ngọc Mai



Nữ họa sĩ Ngọc Mai đã miệt mài nghiên cứu và sáng tạo 12 năm trời để vẽ nên 28 bức tranh lụa tuyệt đẹp kể về cuộc đời đầy gian truân của Thúy Kiều. (Tiếng Sông Hương)

17 October 2011

Giới thiệu bài viết trên Saigon Echo

Vì sao Trung Quốc sẽ không chinh phục được thế giới
Tác Giả: Xue Xinran (Trần Ngọc Cư dịch)
Chúa Nhật, 16 Tháng 10 Năm 2011 13:32

Những khó khăn này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng trong công nghiệp chế tạo và các nhà kinh doanh đã bắt đầu rút lui.

Người trẻ thì bất lực, người già thì kiệt sức, và giới hành chính thiếu sáng kiến chỉ biết hành dân là chính. Trung Quốc, một siêu cường ư? Trước tiên, nó cần phải trưởng thành cái đã, nhà văn nổi tiếng Xue Xinran nói vậy.

Liệu Trung Quốc (TQ) có thay thế địa vị siêu cường thế giới của Hoa Kỳ được không? Liệu TQ có thực sự sẵn sàng thống trị thế giới được không? Gần mười năm nay, trên những chuyến đi giới thiệu sách của mình khắp thế giới, đây là một đề tài tôi luôn luôn chắc mẩm sẽ bị độc giả chất vấn.

Tôi thông cảm vì sao người ta hỏi tôi. Tôi tên là Xinran, sinh ra tại Bắc Kinh năm 1958. Hiện nay tôi vừa là xướng ngôn viên Anh-Hoa vừa là nhà văn, và tôi sống ở London kể từ năm 1997, nơi mà tôi bắt đầu sự nghiệp bằng nghề quét dọn. Mặc dù chân tôi đứng cả trong hai nền văn hóa, nhưng mỗi lần độc giả hỏi tôi liệu những nỗi lo sợ của người phương Tây rằng quyền lực đang chuyển dịch một cách không nương nể về phương Đông là chính đáng hay không, tôi vẫn lúng túng khi tìm cách trả lời.

Trung Hoa là một con sư tử đang ngủ, Napoléon đã có lần cảnh báo. “Cứ để cho nó ngủ yên, vì khi nó thức dậy nó sẽ làm rung chuyển thế giới”.

Con sư tử thức dậy rồi và đang rống lớn

Gần hai thế kỷ sau, con sư tử này không những thức dậy mà còn đang rống lớn. Các công ty nước ngoài tại châu Á, hãng xưởng tại châu Phi, và thậm chí cả làng mạc tại Ý và những con phố tại Pháp cũng bị các doanh nhân khôn lanh của TQ chụp giựt. Tăng trưởng kinh tế có lẽ đã khựng lại tại các nước nằm vào trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ nần trên thế giới, nhưng TQ vẫn là nước sản xuất hàng hóa ít ốn kém và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, khiến một viện nghiên cứu chính sách tại Washington gần đây đã tiên đoán đồng Nguyên (yuan) có thể giành lấy địa vị của đồng đôla như là một trữ kim chính của thế giới trong vòng 10 năm tới.

Trong khu tôi ở tạiLondonhiện nay, một loạt trường còn đưa ra các bài học tiếng Quan thoại cho trẻ em từ 3 tuổi.

Trước đây, khoảng năm 2008, báo Daily Telegraph đã tường thuật việc các “phụ huynh thành đạt” lũ lượt đi mướn các chị giữ trẻ biết nói tiếng Quan thoại nhằm “đầu tư cho tương lai con cái”. Nhìn vào đâu, hình như bạn cũng tiên cảm sự khống chế của TQ là tất yếu. Nhưng có đúng vậy không?

Ít ra cứ mỗi năm hai lần, tôi trở về TQ để cập nhật sự hiểu biết của mình về quê hương kỳ diệu đang thay đổi từng phút từng giờ. Là một nhà văn, tôi cố gắng đào xới những gì thực sự diễn ra đằng sau những siêu thị đồ sộ, những yết thị lóe lên chỉ số giao dịch của Thị trường Chứng khoán Luân đôn, cũng như thăm viếng các vùng quê, nơi cuộc sống thay đổi hơn bao giờ hết.

Đông đúc hơn năm 1997 rất nhiều

Chuyến đi TQ gần đây nhất của tôi diễn ra trong tháng Chín. Bắt đầu bằng 10 ngày bận rộn kinh khủng tại Bắc Kinh nơi mà chồng tôi, trong vai trò tư vấn cho Tổ hợp Xuất bản TQ (China Publishing Group), đang tham dự Hội chợ Sách quốc tế (International Book Fair). Trước đó tôi đã đi Nam Kinh để nghiên cứu tư liệu cho cuốn sách mới của mình về hậu quả của chính sách một-con của TQ, qua cái nhìn của thế hệ thứ nhất.

Rồi chúng tôi đi Thượng Hải, nơi mà cả hai vợ chồng tôi đều đến thuyết trình tại Đại học Fudan [Phúc Đán]. Phần lớn thời gian của chúng tôi đã bị tiêu phí trên đường đi, và lúc đó chúng tôi rất ước ao được ra khỏi dòng xe cộ nối đuôi nhau và những con phố đông đúc, tất cả đều chìm dưới mắt của những dãy nhà chọc trời dài bất tận, trong đó có hơn 16 triệu người cư ngụ.

Một người bạn đề nghị chúng tôi đi Tô Châu, “để có thể đi bộ và uống trà tại một vài vườn trà cổ xưa còn lại, như Làng Guhan chẳng hạn. Không xe hơi, không du khách”.

Trước khi rời quê hương để sang Anh Quốc vào năm 1997, thường thì tôi chỉ mất một giờ ngồi xe hơi trên đoạn đường thú vị này. Lần này chúng tôi phải mất đến 5 giờ và sau một bữa ăn trưa vội vã, người tài xế cảnh báo chúng tôi cần phải ra đi ngay – “nếu không, quí vị sẽ không trở lại Thượng Hải kịp giờ ăn tối, thậm chí theo tiêu chuẩn phương Tây”. (Người TQ ăn tối sớm hơn nhiều). Khi chúng tôi đến ngoại ô Thượng Hải và bắt đầu nhập vào đoàn xe cộ bò lúc nhúc, tất cả đều giành nhau để vào đườmg cao tốc (đài phát thanh sáng đó đã đưa tin số xe hơi tại TQ vừa mới lên tới 100 triệu chiếc, chỉ đứng sau con số 285 triệu chiếc của Mỹ), nhân cơ hội này tôi hỏi chuyện với người tài xế. Xem thử anh ta có tiết lộ điều gì liên quan tình hình của nước Trung Hoa hiện đại và liệu nó sẽ đi đâu về đâu?

Trạc ngoài 30, anh tài đã được làm cha và trước đó anh học lái xe trong quân đội. Nhiều thanh niên vùng quê cố gắng hết sức để vào quân đội, vì đây là cơ hội để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn cha mẹ và ông bà của họ, những người đã lớn lên ở vùng quê nghèo khổ hoặc có vào sống ở thành thị thì cũng chỉ làm lao động chân tay ở tận đáy xã hội.

Tuy nhiên, mặc dù còn lâu anh ta mới vươn tới giới thượng lưu trong xã hội, nhưng cũng chưa hẳn là anh đang sống một cuộc đời mộc mạc, thiếu thốn: “Tài xế không có cơ may để làm nhiều tiền như các lãnh đạo chính trị và các bí thư tỉnh, nhưng chúng tôi cũng cần tiền như mọi người khác. Tất cả mọi người chỉ có tối đa một đứa con và vì thế chúng tôi muốn đáp ứng cho con mình những gì tốt đẹp nhất.

“Trường mầm non của con gái tôi không một mảy may nằm trong danh sách thượng thặng nhưng cũng tốn trên 10 nghìn Nhân dân tệ (tức 1.600 Mỹ kim) một năm. Cháu sẽ vào bậc tiểu học năm nay, và tôi cũng phải tốn cho cháu [gần 5.000 Mỹ kim] gọi là ‘phụ phí nhập học’ (entrance donation), một món quà bắt buộc phải đóng góp cho một trường rất trung bình”.

Khi tôi hỏi bao lâu anh mới gặp con gái một lần, anh cho biết, “Không ai có thì giờ cho gia đình, mọi người chỉ túi bụi kiếm tiền để lo cho con cái. Tôi lợi dụng mọi cơ hội để ngủ lấy sức cho ca tiếp theo”.

Tài xế chết đường

Chẳng ngạc nhiên chi: Anh cho tôi biết thường thường anh làm việc mỗi ngày 15 giờ và nhiều tài xế taxi Thượng Hải làm 18 tiếng mỗi ngày không nghỉ ngơi. “Nhiều tài xế tôi quen đã chết vì ngủ gục trên tay lái. Thật uổng mạng”.

Tôi đã gặp những nhân viên phục vụ tại các khách sạn ở Thượng Hải và Bắc Kinh, hầu hết đều trong lứa tuổi ngoài 20 một chút, họ cho tôi biết họ sẽ vui vẻ làm trên 12 tiếng một ngày, bảy ngày một tuần, không cần nghỉ lễ, nếu có thể kiếm thêm một ít tiền phụ trội. TQ đã trở thành một cỗ máy tạo ra của cải và cơ hội, nhưng liệu đất nước của những công nhân kiệt lực này có thể là một quốc gia một ngày nào đó sẽ lãnh đạo thế giới không?

Và thế hệ do chính sách một-con sản sinh thì sao? Nhiều thanh thiếu niên từ 40 đô thị lớn nhất đang sống trong thế giới ba-màn-ảnh (truyền hình, máy vi tính và điện thoại di động), mặc hàng hiệu toàn cầu, đi đây đi đó bằng vé hạng nhất, và mua nhà sắm xe cho một hay hai năm du học ở nước ngoài.
Đối với giới trẻ “siêu giàu” (superrich) này, giá cả không thành vấn đề đối với họ, có kẻ thậm chí bay đi bay về Hồng Kông chỉ để mua sắm nội trong một ngày.

Thật khó quan niệm nổi họ có thể trở thành thế hệ doanh gia tiếp theo của TQ, khi, khác với cha mẹ và ông bà họ, nhiều em chưa bao giờ đụng đến bếp núc và chỉ biết qua loa cách dọp dẹp chỗ ngủ của mình.
Mặc dù giới trẻ này có thể được đào tạo trong những trường tốt nhất, nhưng nhiều nhà phê bình cho rằng hệ thống giáo dục TQ – quá đặt nặng thi cử và học thuộc lòng – chỉ bóp nghẹt chứ không thể khuyến khích óc sáng tạo.

Thật vậy, kỳ thi vào các trường đại học TQ hiện nay, còn gọi là “gaokao” [cao khảo], có nguồn gốc từ một kỳ thi tuyển quan lại được triều đình đặt ra ở thế kỷ thứ VI, và theo Jiang Xueqin [Giang Tuyết Cầm], một nhà quản trị học đường (school administrator) được đào tạo ở Đại học Yale hiện làm việc tại Bắc Kinh, loại thi cử này dành ưu thế cho “ký ức tốt, khả năng phân tích và lý luận cao; nhưng không đòi hỏi óc tưởng tượng và tham vọng chất vấn giới thẩm quyền”.

TQ có thể được coi là có khả năng bắt chước tài tình, nhưng óc sáng chế của TQ thì nghèo nàn – TQ có tài làm hàng nhái của bất cứ sản phẩm nào do phương Tây sản xuất, khả năng này được chứng minh bằng vụ phát hiện gần đây 22 cửa hàng bán sản phẩm Apple giả hiệu tại Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Cách vận hành của những cửa hàng này có sức thuyết phục đến nỗi ngay cả nhân viên của họ cũng lầm tưởng rằng mình đang làm việc cho hãng Apple.

Trong một cách nào đó, có thể gọi khả năng này là thiên tài. Nhưng là một thiên tài lầm lạc.

Nếu TQ muốn khống chế các công nghiệp sáng tạo (creative industries) như TQ đã và đang khống chế các ngành chế tạo (manufacturing), TQ cần phải mượn một châm ngôn từ ngành tiếp thị của công ty Apple: “Suy nghĩ khác đi” (Think different).

Liu Jun [Lưu Quân], một doanh nhân vừa được vinh danh là một trong “50 cá nhân có óc sáng tạo nhất TQ”, nói rằng việc này cũng khó như chiến đấu để chiếm một ngọn đồi.

“Sở dĩ người TQ không có những công ty toàn cầu là vì chúng tôi không có một viễn kiến toàn cầu”, ông ta tuyên bố gần đây. “Các nhà thiết kế TQ chỉ nghĩ về sở thích của mình, chứ không mấy quan tâm đến sở thích của khách hàng. Đó là một vấn đề hết sức to lớn”.
Cơ cấu của các tập đoàn công nghiệp TQ vẫn còn rất cứng nhắc, và, theo Daniel Altman, một nhà tư vấn của Tố chức Cố vấn Phát triển toàn cầu Dalberg, các sáng kiến “phải được sàng lọc qua quá nhiều tầng lớp trong hệ thống tôn ti trật tự TQ đến nỗi chúng khó có thể tồn tại để lên đến chóp bu”. TQ còn một khoảng cách rất xa mới tiến đến trình độ của Mỹ trong khả năng nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh”.

Chẳng có gì giống Mỹ

Hẳn nhiên, những tham vọng khống chế toàn cầu của các tập đoàn TQ là quá xa vời đối với đời sống của nông dân TQ, thành phần chiếm 70% dân số cả nước. Và nhiều tầng lớp thấp kém hơn trên nấc thang xã hội ngày càng trở nên phẫn nộ việc TQ đáp ứng nhu cầu vay nợ của Mỹ.

Như người tài xế của chúng tôi diễn tả: “Tại sao, trong khi người TQ tưới mồ hôi xuống đất đai của chúng ta, làm lụng vất vả ngày đêm, thì người Mỹ lại ung dung thoải mái, mang kính râm đi tắm nắng và tắm biển? Tại sao chúng ta phải giúp họ giải quyết các vấn đề tài chính của họ? Tôi không dám nói với anh ta rằng vào tháng Bảy năm nay, tổng số trái phiếu Mỹ mà TQ nắm giữ đã lên tới trị giá 1.173 nghìn tỉ rưỡi đôla Mỹ, nói cách khác Chính phủ Mỹ nợ mỗi công dân TQ 900 đôla. Tôi nghĩ rằng, là người dân TQ, chúng tôi biết núi nợ này đã được tích lũy như thế nào, bằng việc chúng tôi đã oằn lưng lao động cật lực qua nhiều năm, nhưng không mấy ai dám nói ra.

Lý do là, một phần vì hầu hết người dân TQ không hiểu được tầm mức nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và một phần vì chúng tôi không quen chất vấn các vị lãnh đạo đất nước.

Larry Hsien Ping Lang, một người sinh ra ở Đài Loan và hiện là một Giáo sư môn Tài chính ở Đại học Hồng Kông, được nhiều người biết đến nhờ những bài phê bình của ông đối với nền kinh tế TQ. Vào đầu tháng này, ông cảnh báo rằng những lo ngại về tình hình kinh tế Mỹ đã bị thổi phồng, và rằng chính địa vị tài chính bấp bênh của TQ mới thực sự cần phải được đối phó.

“Nền kinh tế của chúng ta không được lành mạnh”, ông viết, “và công nghiệp chế tạo sẽ là điểm cuối của sự phát triển kinh tế TQ. Con số các công ty bị đóng cửa sẽ lên tới 30% hay 40% vì khu vực chế tạo đang gặp hai khó khăn. Một là, môi trường đầu tư nói chung đã bắt đầu thoái hóa và, hai là, TQ đang sản xuất dư dôi nghiêm trọng.

“Những khó khăn này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng trong công nghiệp chế tạo và các nhà kinh doanh đã bắt đầu rút lui”.

Ông Lang cho rằng giá nhà tăng vọt tại TQ, được nuôi dưỡng do lượng tiền được bơm vào từ khu vực chế tạo, đang gây thêm bất ổn cho “nền kinh tế bong bóng” của TQ.

Và liệu kinh tế TQ có sắp bể bóng hay không? Ông Lang sợ rằng nó sắp. Theo ông, TQ cần phải giảm bớt tốc độ tăng trưởng kinh tế để hệ thống giáo dục và xã hội TQ có đủ thời gian theo kịp; để cải thiện cán cân chênh lệch giàu nghèo, và để có đủ thời gian cân nhắc những gì TQ cần đến nhằm tạo ra một tương lai vững mạnh.

Một quốc gia hỗn loạn

Sau nhiều năm nghiên cứu các vấn đề được tạo ra bởi một xã hội theo chính sách một-con, tôi không thể không đồng ý với Giáo sư Lang. Thật vậy, lắm lúc tôi có cảm tưởng quê hương tôi là một quốc gia đang hỗn loạn.

Lấy con số tử vong do tai nạn giao thông làm ví dụ. Trong 5 năm qua (2006-2010), trung bình mỗi năm có đến 76.000 người chết vì tai nạn giao thông tại TQ, chiếm hơn 80% tổng số người chết trong trong tất cả các tai nạn công nghiệp.

Kể từ năm 2001, tỷ số ly dị cũng tăng vọt. Tỷ số ly dị cao nhất của TQ là tại Bắc Kinh (39%), tiếp sau đó là Thượng Hải (38%).

Ngày nay, hơn nửa số vụ ly dị diễn ra trong lứa tuổi 20 và lứa tuổi 30, hầu hết nằm trong thế hệ thứ nhất của chính sách một-con.

Nhiều người trong thế hệ này thậm chí không muốn có con. Một số người không muốn mất vị trí của mình trong gia đình; một số người khác nói giản dị là họ không có đủ thì giờ để chăm sóc cho dù chỉ một đứa con.

Ít ra họ biết được khả năng giới hạn của mình. Trong 5 năm qua, có nhiều trường hợp tử vong vì trẻ em 2, 3 tuổi bị chết ngột trong xe. Tại sao? Tại vì cha mẹ chúng vì bận quá nhiều việc, giao con cho tài xế trông coi và những người này lại khóa cửa xe bít bùng khiến trẻ em thiếu dưỡng khí trong khi họ chạy đi lo các việc lặt vặt khác.

Thật là đau lòng, nhưng tai nạn vẫn cứ xảy ra.

TQ đang thay đổi từng phút từng giờ, nhưng đối với một số người, hậu quả là khó chấp nhận. Khi tôi đến thăm vài người bạn cũ ở Nam Kinh, những người này đã nhắc đến con cái mà lâu ngày họ không thấy mặt. Họ không hiểu được làm sao cuộc đời có thể tốt đẹp hơn trong khi cơ cấu gia đình đang biến mất.

Không ai nghi ngờ TQ đã tiến bộ trong 30 năm qua. Tôi không nghĩ ra một quốc gia nào trong lịch sử nhân loại có thể cải thiện được mức sống của 1,3 tỉ người trong một thời gian ngắn ngủi như vậy. Hầu hết ông bà chúng tôi từng chắt chiu dành dụm vài ba hạt đậu mỗi ngày để đẩy đưa gia đình cho qua nạn đói. Cha mẹ tôi thường phải xếp hàng hàng giờ để chờ mua một chai dầu ăn.

Nhưng liệu chúng tôi có thể thực sự trở thành siêu cường kế tiếp hay không? Liệu chúng tôi có khả năng tương tác với những nước phát triển nhất thế giới hay không khi nền kinh tế thị trường tự do của TQ chỉ được 30 năm tuổi?

Cho dù chúng tôi có trở thành một siêu cường đi nữa, thì liệu siêu cường đó có ngằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ trung ương hay không?

Liệu chúng tôi có mất bản sắc của mình – các giá trị gia đình và văn hóa của chúng tôi – cho đến khi chúng tôi không còn phân biệt được con rồng Tàu (như cách người TQ nghĩ về chính mình) và con sư tử Tàu (như người phương Tây đã ví chúng tôi)?

Hỡi Trung Quốc, con sư tử ngủ yên bây giờ đã thức dậy rồi, Người phải tìm cách mà lo cho nó ăn và nuôi nó sống.

Trở lại Thượng Hải, sau chuyến đi 10 giờ vất vả gian nan với chỉ một đoạn đường giữa Thượng Hải và Tô Châu, Toby, chồng tôi, đã than rằng: “Anh sẽ không bước lên ô tô tại TQ thêm một lần nữa”.

Anh nói vậy, nhưng cả hai chúng tôi đều biết rồi chúng tôi cũng đi xe hơi tại TQ. Đây là một đất nước có quá nhiều điều kỳ thú và nhiều màu sắc mà chúng tôi không thể từ bỏ và điều kỳ thú nhất là lịch sử của nó vẫn chưa được viết xong.