11 June 2010

Quanh bài viết của nhà báo Đỗ Tiến Đức về GS NVB


Hơn 20 năm sau, tôi thấy hình như anh Đức không
còn thiết tha với sự chính xác.

Góp ý của Tôn Thất Tuệ
Bị can: - Tôi giết hắn để tôi có thể hãm hiếp vợ hắn.
Thiếu phụ: - Tôi giết hắn vì khinh khi tôi bị hiếp dâm, đáng lẽ hắn phải bảo vệ tôi.
Người chết (qua xác đồng): - Tôi tự sát vì không thể chịu nhục thấy vợ bị hãm hiếp trước mắt.
Trên đây là ý chính của phim Rashomon* (Lã Sơn Môn) 1950 của Nhật. Không biết đâu là hư thực. Phim nầy tôi chưa xem chỉ nghe kể lại. Tôi có xem một phim Mỹ tên tiếng Pháp là Outrage dàn dựng theo lớp lang rất giống Rashomon. Nhưng có thêm một nhân vật thứ tư là tên cướp đàn em, sau khi nghe hồn ma khai mình tự tử thì nói toạc rằng chẳng có ai giết ai mà khi đôi co, nạn nhân tức là chồng kẻ bị tên cướp hiếp đã mất thăng bằng rơi xuối suối chết ngợp.

Phim Rashomon đã dự phần rất lớn trong phương cách ĐTĐ nhìn NVB, như anh đã nói rõ trong bài. Vì vậy tôi hơi dài dòng ở chỗ nầy.

Sau khi đọc bài của Trần Cao Lãnh, tôi có ghi một comment và sau đó moderator của mt68 đã móc ra trang ngoài. Phần viết ngắn đó hoàn toàn dùng những dữ liệu của TCL; nhất là TCL tin tưởng là một bài viết hoàn toàn mới và do tác giả gởi đi. Nay thì biết ra đó là một bài từ mấy năm trước đọc với sự hiện diện của vợ người quá vãng. Như vậy cái comment của tôi đã trở thành thời tiêu, ví như vụ án thành vô hóa khi bị can đã chết.

**

Tôi ở trong hoàn cảnh thuận lợi hơn để hiểu ĐTĐ dễ dàng và rộng rãi hơn. Đối với anh Đức tôi bị ít "class gap" hơn và tôi có một năm dưới thời NVB. Thời gian tôi học gồm trước và sai biến cố 1.11.63 và thấy trường, như một phần bộ của xã hội, không thể đứng ngoài sự thay đổi. Anh Đức đã hết sức chân thành khi nói tốt nghiệp rồi thì cũng ít lưu luyến mái trường xưa.

Thật vậy như anh viết, quan hệ thầy trò rất lạnh lẽo. Chính các giáo sư cũng không cho trường là nơi chính của họ, nơi làm cho họ hãnh diện là trường luật, trường văn khoa. Sinh viên thì luôn có thêm một thẻ SV trường luật hay văn khoa và không muốn nói mình là trường HC. Ồ, cái trường kiếm cơm mà nó không nằm trong hệ thống đại học mà thuộc Phủ Tổng Thống. Lại còn mang cái tiếng trong mấy năm đầu ở Dalat không cần bằng tú tài nếu có bao nhiêu năm công vụ. Viện trưởng VQ Thông là một nhà khoa bảng cũ, rất quan cách và liên hệ rất nhiều với Phủ Tổng Thống nhưng khi Phật giáo thịnh ông lập ra một đảng PG. Tuy vậy vì một lý do đặc biệt ông được công kênh trên vai khi rời trường vào ngày cuối. Hôm sau gs Bông đến với tất cả sự lạnh nhạt. Chính tôi đã vận động anh chị em tổ chức tiệc trà nhỏ tiếp thầy mới.

Bị lạnh nhạt lúc đầu như vậy, ông lại gây được sự liên hệ thầy trò đậm đà. Một phần vì ông ít quan cách, một phần ngoài tình thầy trò, còn có thể có sự liên hệ chính trị, ngay trong khi học hay khi đã ra trường. Tôi muốn nói phong trào Cấp Tiến do ông chủ xướng. Những ai ở trong khung cảnh mới nầy sẽ thấy điều anh Đức nói thì hơi khó chịu tưởng anh nói móc. Như chính tôi tuy ở rất gần trường cách nơi gs Bông bi nạn chừng 500 mét, tôi không bao giờ trở lại cho đến một hôm tôi gặp chị Nga (?) chủ sự phòng hành chánh bảo tôi vào lấy cái bằng tốt nghiệp chớ để lâu quá e sẽ phải đốt. Tôi đến lấy thì họ viết sai năm sinh, mà không ai còn trong chính quyền mà ký lại, đại tá Dương Hồng Tuân không còn ngồi trong phủ thủ tướng nữa.


**

Trong tinh thần đối thoại và trong sự cho phép ba chiều của ban biên tập, tôi xin đưa ra vài cái nhìn khác với các bạn đã viết trước, đối với vài chi tiết của ĐTĐ.

Dùng trường hợp cá nhân để hiểu kẻ khác. Kẻ khác đây có thể là một người bạn, một tác giả, một nhân vật, hay cả Phật, Chúa. Ví dụ: sau bao năm chạy theo danh vọng, nhiều lần suýt chết, ê chề và chán nãn, tôi mới thấy lý thuyết của Chúa và Phật về tình thương và vô thường là chân lý. Nhờ so chiếu hoàn cảnh cá nhân của người có học, một giám sự, quan văn ngang chức thiếu tá của quan võ trước sự khinh bỉ của ông sếp nghĩa quân biệt phái, ĐTĐ thấy một cái gì không ổn trong một nền hành chánh với sự kỳ quái là ký tên vô đảng của chính phủ như một lệnh mù, không giải thích không mời mọc. Với kinh nghiệm cá nhân ấy, anh thấy cần thiết có sự thay đổi. Và anh biết có một người muốn làm điều đó: gs NVB. Nếu anh Đức viết rằng anh đã nói trong luận văn ra trường sự cần thiết cải tổ, hoặc những bài báo khác cùng đề tài, hàm ý ông Bông chỉ bắt chước nhưng được người nghe vì có quyền hành hành, nếu có làm như vậy thì anh Đức "vái cây đa", nghĩa là mượn người nói cho mình. ĐTĐ không làm vậy. Nhưng cũng nên ghi nhận phần viết về đời tư quá dài.

Nói ra trường trước khi gs Bông đến và không ở trong phong trào Cấp Tiến chỉ là rào trước đón sau. ĐTĐ muốn nhấn mạnh tính cách khách quan về điều anh nói là ca tụng NVB; lời ca tụng nầy chẳng may nhiều bạn đã cho là che dấu một điều gì đáng ngại. Xem hai sự việc đơn giản trên là điều xách mé, tôi nghĩ người viết hơi khó tính, nói hơi nặng như khi đóng cửa dạy nhau.

**

Tôi không muốn làm mất thì giờ của quí bạn bằng cách không nói đến cái nặng tay trên các nhận xét đã nêu trước tôi. Lý do tôi muốn dùng khoảng nầy để nói những điều tôi không đồng ý với anh Đức, điều tôi xin nói ngay: trong cái nhìn chủ quan của tôi, ĐTĐ đã đeo thêm đá trên vai NVB, trong cái mờ ảo của ngôn từ. Nếu không đeo thêm đá, thì bài viết đã làm chao đảo những nhận định cũ về NVB dưới con mắt của những độc giả chi ly. Còn về phần người viết thì tự đứng trong pháo đài an toàn của ý niệm hư thực, gần giống của phim ảnh và tiểu thuyết.

Giới hạn của tôi là không biết cuốn Di Cảo xanh hay trắng thế nào. Cứ như cái tên tôi hiểu là những bài viết ngắn dài xuất bản sau khi tác giả đã quá vãng như kiểu Mémoire d'Outre Tombe của Chateaubriand. Đã chết rồi thì ngắn dài có bấy nhiêu thôi. Các bài bình ghép vào nhiều gấp đôi phần chính; chuyện nầy chẳng có sao vì tác giả không còn nữa. Thực tế trên thị trường sách ở hải ngoại chúng ta thấy rất nhiều cuốn sách rất đồ sộ mà hơn một nửa toàn những bài ra mắt từ đông qua tây. Tình trạng nầy đã bị mỉa mai bởi Cao Xuân Huy qua truyện Thố Ti. Nhưng không áp dụng cho các loại xuất bản sau mộ bia.

Lần đầu tiên tôi nghe tên Di Cảo, nên tôi xem bài của ĐTĐ như một loại điểm sách với những tin tức của một bản tin. Bản tin ấy viết: trích

- Về câu hỏi tại sao Cộng sản Việt Nam cố tình ám hại Giáo sư Nguyễn Văn Bông thì trong sách Di Cảo, các bài viết nêu ra bốn nguyên nhân :
1.- Vì Giáo sư Bông sắp hay sẽ làm thủ tướng.
2.- Vì giáo sư Bông là CIA của Mỹ.
3.- Giết Giáo sư Bông để gây nghi ngờ cho phe quân nhân cầm quyền, hậu qủa là gây chia rẽ quân dân, làm giảm khí thế chống cộng.
4.- Và, cộng sản Việt Nam giết giáo sư Bông vì ông từng theo Việt Minh, nhận học bổng Hồ chí Minh, nay thành tài, Giáo sư Bông ly khai cộng sản. ngưng

Nếu chỉ đóng khung con mắt trong những dòng trên, đây là lời xác nhận. Bản tin không ghi thêm gì khác. Anh Đức ngay dưới cho biết một yếu tố phụ ngoài lề: bà Bông nêu ra hai lý do chồng bị sát hại. Tuy ngôn ngữ khác, nội dung nằm trong điều 1 và 3 của 4 điểm trên. Tôi hết sức ngạc nhiên những điều nầy được trình làng một cách trang trọng với sự hiện diện của bà Bông. Hoặc anh Đức quên viết những ý kiến hay tài liệu trái ngược ở điểm NVB là cựu đảng viên CS.

Ước gì tôi đọc được cuốn Di Cảo xem tại sao ĐTĐ say mê nó như phim Rashomon. Cho đến nay đa số đều quan niệm phim nầy nói lên cái gọi là sự thật chẳng có gì thật, cùng một sự kiện mà ba người nói khác nhau, ai cũng nói tốt cho mình. Ngoài ra Hoàng Hải Thủy cho biết năm 1960 đạo diễn Kurosawa nói mục đích của phim nhắm vào đàn ông Nhật: Đừng khinh những người đàn bà Nhật (đi với lính Mỹ), chính các anh mới đáng khinh.. Anh Đức nghiêng về với đa số trên và mong có nhà ngoại cảm (hay hồn cô xác cậu v.v...) làm cho gs Bông nói lý do chính vì sao bị VC sát hại. Đến đây phải chăng tôi được phép nói rằng anh Đức đã đặt toàn vẹn cuốn sách, chính văn và phụ lục, trong sự hoài nghi, không biết đâu là sự thật. Hoài nghi là một yếu tố quan trọng trong phương pháp luận, tra hỏi có tính cách triết lý như cái ngã của ta có thật hay giả v.v... Nhưng chấm dứt công việc với hoài nghi mà cho việc làm của mình đã xong thì xét ra không phải lẽ.

Lại càng phải cẩn trọng khi có người đặt một lời khen dựa trên cái hoài nghi ấy. Như anh Đức sau khi hoài nghi đã khen gs Bông mà cô Tạ Oanh cho là khen quá chừng.

Bài viết chú trọng rất nhiều về NVB và CS. Khi lên khi xuống. Với lối hành văn xác định như đã trích, gs Bông là cựu CS. Rồi đến cái hàng hai "dẫu sao" của nghị sĩ Hào trong cái thích thú của anh Đức, rồi đến chuyện phim. trích

Ông Hào đưa ra một giả thuyết lấy từ nhiều nguồn tài liệu, nói rằng ông Bông “có thể” là cựu Việt cộng. Ông đã được học bổng Hồ chí Minh để đi du học Ba lê (trang 187). Một ký giả cộng sản người Ý là Tiziano Terzani cũng viết : “Nguyễn Văn Bông là cựu cán bộ Việt Minh, đã tham gia tình báo CIA khi đảng cộng sản Việt Nam gửi ông đi công tác (đi học) ở Ba Lê”.
Rõ ràng là Nghị sĩ Hoàng Xuân Hào rất dè dặt, rất e ngại dư luận sẽ bảo ông Bông đã từng theo Việt Minh.
Vì thế nghị sĩ Hào bào chữa rằng chuyện ông Bông là cựu cán bộ Việt Minh “đều là những lời đồn đại và phỏng đoán, thiếu kiểm chứng, không có tinh xác thực”.
Dù thế, cuối cùng thì Nghị sĩ Hào cũng hạ bút rằng : “Nếu lúc trước ông có thực sự tham gia Việt Minh đi nữa thì ông vẫn là một người quốc gia yêu nước”.
Vâng, cũng như ông Hào, tôi không thể kiểm chứng được chuyện này. Thế nhưng chết nỗi, tôi lại hào hứng với sự kiện này. Bèn làm một scenario hư cấu, ngưng

Người đọc khó tìm thấy anh Đức hào hứng về điều gì. Sự không kiểm chứng được? việc ông Bông tham gia Việt Minh? việc ông Bông là người quốc gia? Nhưng đi xuống nữa, đọc thêm phần mà anh Đức gọi là kịch bản (scenario?) thì thấy anh thích cái gọi là nét in của HCM trên con người NVB, điều mà anh nhấn mạnh nhiều lần là hư cấu, là phim, như anh đã làm phim khi tại chức. Toàn bộ kịch bản cho thấy CS đã nuôi dưỡng cậu bé quê NVB vật chất và tinh thần cho đến khi thành tài. Cuốn phim chưa thành nầy không đề cập hoàn cảnh nào NVB không còn là CS nữa. Mục đích của cuốn phim là chỉ cho khán giả biết: "Cái chết của ông mang tính khí phách và lý tưởng hơn nhiều, đó là ông đã nhìn rõ bản chất phi nhân của cộng sản nên dứt khoát đương đầu với cộng sản".

Tôi tự hỏi tại sao anh Đức phải dùng hình thức hư cấu để giải quyết một vần đề rất hệ trọng, không phải riêng cho gs Bông, mà liên quan đến cả khối người chống cọng. (Người đời và đời người là hai khia cạnh dính liền như hai mặt của đồng tiền).Và dùng cái hư cấu để khen tặng một con người có thật. Tôi không hiểu được vì không biết điện ảnh là gì.

Tạm giải lao bằng vài câu về phim Amadeus về cuộc đời của Mozart. Phim nầy có thể minh chứng lời của nhà văn Pháp thế kỷ 18 Voltaire, đại khái là cái chó má tinh yêu của con người không có giới hạn (Pas de limite pour la bêtise humaine). Kẻ tinh yêu đó là nhạc sĩ triều đình Antonio Salieri. Hắn chèn ép Mozart đến cái chết trẻ lúc 36 tuổi và nghèo nàn, không có cái hòm chôn. Trên thực tế hai người quen biết nhau có giao dịch mức trung bình. Salieri còn dạy nhạc cho con của Mozart. Mozart bệnh hoạn từ bé, và sức khỏe sa sút khi người cha đưa cậu bé thần đồng lưu diễn khắp Âu châu. Phim có 40 giải thưởng, nhưng xây dựng trên cái chó má giả tưởng hư cấu theo kịch bản của Peter Shaffer. http://en.wikipedia.org/wiki/Amadeus_(film). Danh tiếng và địa vị của Mozart không cần cái vinh danh qua lối vô đạo của hư cấu về một Salieri ghanh tỵ. Và lời khen tặng cũng bị tỳ ố, nếu dùng tiêu chuẩn rốt ráo của luân lý thường tình.

Mozart, hậu bán thế kỷ 18, thuộc về lịch sử với những mờ ảo của thời gian. Câu chuyện âm nhạc không đè nặng lên thời cuộc. Câu chuyện NVB là hiện tại, và rất hiện tại. Chỉ trong bài tóm lược nầy, độc giả đã rối trí, đâu là thực hay giả. Bom thiếu cân là một răn đe, nằm trong quyền sáng tạo của nhà viết phim (nghệ sĩ sáng tác như Thượng Đế, cho ai chết là chết, cho yêu là yêu) làm cho Trần Cao Lãnh giật mình phải đem những sự kiện ra đối chiếu, đem Vũ Công thoát chết ra làm chứng. Hư cấu Nguyễn Ngọc Huy dạy chính trị cũng được so sánh với thực tế. Đến như chuyện quan Pháp khoái chí thuế nạp đủ "bông bông" cũng làm nhứt đầu về cái tên Bông.

Khi nói đến đoạn (trong kịch) thư sinh NVB được CS cho học bỗng, anh Đức cẩn thận nại chi tiết NVB có học bỗng trong cuốn rất Rashomom (Rashomonesque) mang tên Di Cảo. Trong Di Cảo tôi còn thấy chi tiết này : Cậu Nguyễn Văn Bông được học bổng để học tiểu học. Rồi học bổng để học trung học. Tôi không hiểu học bổng này là cửa ai ?

Nếu không bị quở trách, tôi xin nói việc trích dẫn nầy cho thấy rằng anh Đức vẫn một mặt nhắc là hư cấu, một mặt muốn nói nó rất gần với sự kiện khách quan.

Lại giải trí (xin đừng dùng chữ thư giản). Bùi Hữu Thăng, tự Năm Râu, sinh 1941 tại Quảng Nam đã từng đi theo lính con nít trước 1954, tự xưng một thời làm phó quận trưởng ở Cao Nguyên. Tôi được người dẫn mối vượt biên dấu chung một chỗ với bác Thăng râu ria nhưng thật ra trẻ hơn tôi. Lên xuống Rạch Giá đến mười lần không chuyến đi. Tôi hết tiền nên ở lỳ tại Kiên Giang mà đi được. Gần năm sau, tại trại Sikiw Thái Lan tôi thấy Năm Râu lò mò vào trại với cô mối Rạch Giá năm xưa nay thành "già nhân nghĩa non vợ chồng". Năm râu ngủ nơi hành lang building 5, kề lưng với anh Mân, con thầy trợ Phát, Huế. Thầy Phát là cậu hay dượng của người đẹp Thu Sương. Anh Mân là cựu trung úy úy. Năm râu học những danh từ quân sự từ vị sĩ quan Thủ Đức nầy để ngụy tạo những trận đánh gởi qua thư cho người thân ở Oceanside, San Diego. Khi thấy tôi thông dịch cho nhân viên phòng tỵ nan tòa đại sứ Mỹ, bác Năm đã yêu cầu tôi cho họ biết "thành tích phục quốc". Dĩ nhiên tôi không làm. Khoảng 1986, tôi gặp anh chị Đức ở Bolsa. Không phải lần đầu. Trước đó mươi lăm phút tôi gặp tờ Thời Luận in hình Tướng Năm Râu rất lớn với hàng tít phục quốc. Tôi nói với anh Đức câu chuyện như trên và thông cảm với anh rằng hầu hết các báo Việt Ngữ dùng những tin của vài người tự cho là hảng tin bỏ túi như CBA của ông Chữ Bá Anh. Người đàn anh đồng môn của tôi tỏ ra quan ngại về sự chính xác và hứa sẽ cho nó chìm xuống, laissez passer. Chuyện nầy cho thấy anh Đức không phải là người tào lao, tuy gặp những hạn hẹp trong nghề.

Hơn 20 năm sau, tôi thấy hình như anh Đức không còn thiết tha với sự chính xác. Người anh bàn đến không mơ hồ như tướng Năm Râu mà một nhân vật thời đại. Rất nhiều khả thể để dựng một phim tài liệu, không cần qua con đường hư cấu kịch bản, nếu không muốn trút trách nhiệm cho sự tưởng tượng.

Xin tha tội cho tôi nếu có vị nào nói tôi có ác ý qua sự kiện sau đây. Năm 1964, lần đầu tiên Saigon tổ chức Giổ Tố Hùng Vương. Đại diện nhiều đoàn thể tôn giao chính trị đọc những bài diễn văn như CS không dân tộc, hay nói xiêng xỏ đoàn thể kia không dân tộc v.v...Nhưng tất cả đều xem triều đại Hùng Vương là sự kiện có thật và sử viết cũng khởi từ đó. Ngoại trừ một diễn giả: giáo sư Bùi Xuân Bào bộ trưởng văn hóa giáo dục. Ông hoài nghi Hùng Vương, chắc gì đã có. Gs Bào, lớn lên trong nền giáo dục Tây Phương, đã hiểu lầm một điều không có: Hùng Vương thay thế cho thượng đế, vị sáng tạo muôn loài. Không ai quan niệm Hùng Vương lấy đất sét nung thành người. Sùng thượng Hùng Vương không làm nguy hại tín ngưỡng của bất cứ ai. Ông Bào quan ngại thái quá cho tôn giáo của mình.

Tôi vừa gặp phần đóng góp ý kiến của anh Nguyễn Công Lượng, ĐS 16 nên được biết thêm về Di Cảo rằng anh Đức chỉ đề cập phần phụ, lời bàn của đệ tam nhân mà không nói tới phần chính mang quan niệm và dự phóng chính của ông Bông. Anh Lượng người tổ chức buổi ra mắt nói có nhiều diễn giả. Nếu ban tố chức phân công anh Đức nói phần phụ, thì anh Đức không cố tình bỏ qua. Tôi lại phải áp dụng, ngoài ý muốn, phương pháp Rashomon, nghĩa là không biết đường mô mà mò. Anh Lượng nói anh rất thất vọng vì anh Đức bỏ qua phần chính văn, gồm những điều mà hậu sinh phải biết để dùng trong mọi trường hợp.Trái với anh Đức, anh Lượng nói rõ bà Bông phàn nàn lối nói lung tung của diễn giả nầy. NCL nói anh Đức chỉ đi thâu thuế với ông sếp là nghĩa quân chỉ một năm, và không phải bị đì liên miên.

Tôi tin sự kiện một năm nầy. Lương Lệ Huyền Chyêu, con gái của ông Lương Trấp, trưởng ty hành chánh Phú Yên, kể lại cô được nhà văn Đỗ Tiến Đức, trưởng đài phát thanh Tuy Hòa chỉ cách đọc một truyện ngắn trên đài và nhờ làm xướng ngôn viên ngoài giờ học. Cô nhút nhát nên từ chối vì lúc ấy chỉ 14. Huyền Chyêu sinh 1949. Như vậy anh Đức ít nhất đã vào ngành thông tin từ 1963 (1949+14), anh ra trường 1962 và thăng tiến không ngừng trong ngành.

http://ninh-hoa.com/llhc-NuocChayHoaTroi.htm

Tôi thật tình không muốn moi móc đời tư, dù chuyện làm trưởng đài đâu có gì xấu. Điều tôi muốn nói - tuy tình cờ giống ý của anh Lượng - là anh Đức có phương tiện trong nghề đề hiểu rõ câu chuyện hơn nhiều người khác. Thông thường những người lãnh đạo (tôi không nói là leader, nhưng là những khuôn mặt trội yếu hướng dẫn dư luận) có những ý kiến, có những thông đạt rõ ràng, ví như nói rõ tôi không thể kết luận A hay B, tôi nghiêng về A hơn B nhưng còn chờ chứng liệu. Biện pháp trông chờ một nhà ngoại cảm hay lên đồng kiểu nhảy vọt ở Huế hoặc là bế tắc tư tưởng hoặc dễu cợt, hoặc là quá méo mó nghề nghiệp trong ngành điện ảnh.

Thành thật mà nói tôi ít biết về ông Bông, ít tha thiết mặn nồng về tình người hay chiến hữu. Cho nên phản ứng của tôi còn chừng mực, chỉ nằm trong phạm vi lý. Nhưng lối suy luận của anh Đức đã khơi dậy một mối thương cảm, một vết thương trong lòng các đồng môn đã xem gs NVB như bậc thầy, một người bạn, một người chia xẻ những ước vọng của tuồi trẻ. Đó cũng là lý do họ xem những lời ca tụng của anh Đức có tính cách giả tạo, che dấu một dự trù tương lai.

Dự tính tương lai của một bài từ ba năm trước? Cái nồi cám heo hôm nay đã hình thành khá lâu, không chờ đến "36 phố phường náo loạn". Mà anh lại vô ý không nói rõ bài cũ cùng vài hiệu đính. NCLuong chỉ nói anh thay vài đoạn, còn có người nói đến 20%. Anh đã ở trong nghề báo thì biết, cái tin xe cán chó có thể thành big news trong một nơi, một lúc nào đó. Tin anh Ả rập bị đánh ở cây xăng có thề thành mấy cột lớn sau vụ 9/11.

Chúng ta đang ở trong một thời đại kỳ khôi. Chỉ qua đêm (overnight) có kẻ thành CS và CS hơn cả CS chính gốc. Anh nhân viên quèn Nhật cần có tiếng súng đảo chánh mới đeo lon đại úy; gã ăn mày điên đầu ngõ cần có pháp lệnh của gs Nguyễn Văn Hảo mới đội nón cối vào nhà đem bạn đi tù. Nhưng đây thì yên lặng mà vẫn xẩy ra như vậy. Chúng ta hằng ngày sống với những nhị trùng văn hóa. Không biết họ muốn giết lũ gái điếm để bảo vệ thần bạch mi nếu không thì cả hai đều bị càng quét; hay họ muốn giết thần bạch mi cho lũ gái điếm đổi danh xưng là môn đệ của hồng mao vương. Cả hai, hoặc một trong hai đều có thể đem lại hoa liễu và xi đa.

Theo tôi, những điều sơ phát nầy tạo thành bối cảnh xã hội và chính trị đề Trần Cao Lãnh chấm dứt bài viết với một câu ngắn nhưng mở đầu một góc cạnh mới: Hay tại có hơi hám gì của Vẹm chúng nó chăng ???!!! Là một người đọc của cả hai bài, và là cùng trường với hai tác giả, tôi không đứng ngoài hay trong, nên tôi chỉ nói cái cảm nhận, tuy rất có thể cảm nhận đó bị điều kiện hóa bởi tình thế.

Phần thứ hai, tức đoạn nói cốt truyện giả tưởng, khen ngợi HCM một cách tế nhị nhưng đậm nét. Cậu đã được phe kháng chiến tuyên truyền, đã được đọc chuyện Hồ Chi Minh xuống tầu thủy làm bồi bàn, sang Pháp để tìm đường cứu nước. Tôi không gian lận bằng cách bỏ chữ tuyên truyền. Nhưng cái gọi là tìm đường cứu nước là tinh thần, là động lực của cậu bé tên Bông từ một vùng quê nghèo ở Gò Công. Chuyện ông HCM xuống tàu tìm đường cứu nước được nói trong một cuốn sách của chính CSVN: Bông Sen Xanh. Nguyễn Tất Thành bỏ quê vô Nam vì ông bị "vu oan" (lời trong sách) làm mang bầu người con gái của một viên chức chính quyền địa phương và bị truy nã. HCM xin làm phu khuâng vác và ở trọ tại Khánh Hội, mỗi bữa cơm có bốn món canh, kho, xào, trộn. Qua đến Pháp ông xin vô học trường bảo hộ để về làm quan (chức vụ có việc thu thuế cho ông Tây nói: bông bông).

Ý niệm ra khỏi quê nhà tìm đường cứu nước thật sự là trốn vụ bụng to. Đây là cái không thực đầu tiên; và nó được dùng trong cái hư cấu scenario. Như vậy hai cái không thực chồng lên nhau. Xin tạm dùng một chữ trong Phật học là "ảnh trùng ảnh" tuy không chính xác. Hai cái đó được móc lên người NVB. Tôi có thể nói quá là đeo đá trên vai ông viện trưởng yểu mệnh. Phần anh Đức thì phủi tay nhờ cái màn ảnh của phim trường. Không ai quên phần chống cọng trong lời phát biểu nhưng nhiều người, chủ quan, cân đo thì có sự bất quân bình.

Theo tôi, TCL nghi anh Đức là vẹm vì môi trường chính trị ô nhiễm. Trong môi trường nầy, người thì xỉ vả những khuôn mặt chống cọng, những khối chống cọng như quân cán chính VNCH. Người thì được nghe chuyện sai trái ngoài da, lầm lỗi của thuộc cấp như vụ Mậu Thân là một lỗi lầm nhỏ. Bác Hồ vĩ đại rất tiếc đã chết cho nên sau 30.4 mới ra thế nầy. Vâng, ít ra bác Hồ sống thêm một năm sau mẩu thân, và bác ra lệnh xử bắn Nguyễn thị Năm để vừa lòng cố vấn Tàu. Bác và Pol Pot cùng chung lò của Mao. Bác nói bác không có tư tưởng vì Mao và Staline đã suy nghĩ thay. Pol Pot đã làm gì?

Sự cố ý hay vô ý của anh, sự chọn lúc (timing) có những tác lực bất lợi. Tôi tin ở luật nhân quả. Anh Đức đã bị TCL nghi là vẹm vì anh đã ghép một cái nghi vào một nhân vật có thật. Sự nghi ấy là gs Bông thành người từ một bào thai cọng sản. Cảm ơn các thân hữu và xin biết rằng tôi không có cái nghi ấy.
---------
(*)
Rashomon (羅生門 Rashōmon?) is a 1950 Japanese crime mystery film directed by Akira Kurosawa, working in close collaboration with cinematographer Kazuo Miyagawa. It stars Toshirō Mifune, Masayuki Mori, Machiko Kyō and Takashi Shimura. The film is based on two stories by Ryūnosuke Akutagawa — ("Rashomon" provides the setting, while "In a Grove" provides the characters and plot).
Rashomon can be said to have introduced Kurosawa and Japanese cinema to Western audiences, albeit to a small and discerning number of theatres, and is considered one of his masterpieces. The film won the Golden Lion at the Venice Film Festival, and also received an Academy Honorary Award at the 24th Academy Awards.

The film depicts the rape of a woman and the murder of her samurai husband, through the widely differing accounts of four witnesses, including the bandit/rapist, the wife, the dead man speaking through a medium (Fumiko Honma), and lastly the narrator, the one witness that seems the most objective and least biased. Whilst the stories are mutually contradictory only the final version is unmotivated by other factors. Accepting the final version as the truth (the now common technique of film and TV of only explaining the truth last was not a universal approach at that time) explains why in each other version "the truth" was worse than admitting to the killing, and it is precisely this assessment which gives the film its power, and this theme which is echoed in other works. (Wikipedia)

No comments:

Post a Comment